Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

“Xây dựng kế hoạch EMarketing nhằm quảng bá và tăng nhận diện thương hiệu ngành marketing trường UEL đối tượng học sinh THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.12 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MARKETING ĐIỆN TỬ
Bài tập 2: “Xây dựng kế hoạch E-Marketing nhằm quảng bá và tăng
nhận diện thương hiệu ngành marketing trường UEL đối tượng học
sinh THPT”

Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: Phan Mạnh Cường

Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2020


NHÓM TIẾN HÀNH

1.

Trần Thị Hồng Vân

K174101217

2.

Lê Gia Thảo Nguyên

K174101194

3.

Võ Văn Ri



K174101204

4.

Nguyễn Hồng Lan Trinh

K174101213

5.

Huỳnh Bích Tuyền

K174101214


BƯỚC 1: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
1.1 Đánh giá mơi trường bên trong


Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ tiện nghi, khơng gian học tập rộng rãi thống
mát.
Đội ngũ giảng viên được đào tạo chun mơn, nhiệt huyết, có kinh nghiệm trong
nghề.
Giảng viên là các PGS, thạc sĩ có nhiều thành tích trong nghề.
Chương trình học được thiết kế phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên vừa học tập hiệu quả vừa được
rèn luyện các kỹ năng mềm.






1.2 Đánh giá mơi trường bên ngồi


Là một thành viên của Đại học quốc gia thành phố HCM, vì thế chất lượng giảng
dạy được đảm bảo.
Đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm lâu năm trong việc đào tạo các khối ngành
liên quan.
Theo thống kế của Bộ giáo dục & đào tạo, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển
vào đại học có xu hướng giảm vào năm 2019. Cụ thể là hơn 2,5 triệu, giảm 6,37%
so với năm 2018. Tương tự, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là
653.278, giảm 5,14% với cùng kỳ năm ngối. (Theo Edu2Review).




1.3 Phân tích SWOT
Cơ hội (Opportunities)



Ngành Marketing đang trở nên sôi
nổi trên thị trường.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho
sinh viên tốt nghiệp ngành
Marketing với mức lương cao.

Điểm mạnh (Strengths)



Chất lượng đào tạo ngành Marketing
được đảm bảo với điểm chuẩn đầu
vào thuộc top của trường.

Thách thức (Threats)




Đối thủ cạnh tranh có kinh
nghiệm
đào
tạo
ngành
Marketing lâu năm.
Số lượng thí sinh đăng ký xét
tuyển đại học năm 2019 giảm so
với năm trước đó.

Điểm yếu (Weaknesses)



Marketing là một ngành mới
xuất hiện.
Hệ đào tạo đại trà với số lượng
lớn khiến lớp học khó đạt hiệu
quả như mong muốn.





Chương trình học được thiết kế phù
hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành.

1.4 Mở rộng SWOT
Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): phát huy yếu tố về chất lượng đào tạo
“Chất lượng đào tạo ngành Marketing được đảm bảo với điểm chuẩn đầu vào thuộc top
của trường” nhằm theo đuổi, tận dụng cơ hội “Ngành Marketing đang ngày càng trở
nên sôi nổi trên thị trường”.
Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu “Hệ đào tạo đại trà với
số lượng lớn khiến lớp học khó đạt hiệu quả như mong muốn” để tận dụng cơ hội “Cơ
hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing với mức lương
cao”.
Chiến lược ST (Strengths - Threats): Sử dụng lợi thế “Chương trình học được thiết kế
phù hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành” để giảm thiểu rủi ro “Đối thủ cạnh tranh
có kinh nghiệm đào tạo ngành Marketing lâu năm”.
Chiến lược WT (Weaks - Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho điểm
yếu “Marketing là một ngành mới” bị tác động nặng nề hơn từ yếu tố “Số lượng thí sinh
đăng ký xét tuyển đại học năm 2019 giảm so với năm trước đó”.

BƯỚC 2: CHIẾN LƯỢC E-MARKETING CẤP 1
2.1 Phân tích cơ hội thị trường
Với sự phát triển công nghệ hiện đại, Internet ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với đời sống cũng như là sự phát triển của xã hội. Các hoạt động thương mại, dịch
vụ cũng chuyển dần từ truyền thống sang hiện đại, và để hỗ trợ, đáp ứng cho những
hoạt động này thì khơng thể thiếu được vai trò của Marketing. Tất cả các doanh nghiệp

dù là lớn hay nhỏ thì cũng đều cần đến các Marketer, từ các hoạt động sale, content,
truyền thông, quảng bá sản phẩm thương hiệu đều cần Marketing.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM,
khoảng năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết
quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing
vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Qua đó
ta thấy được cơ hội thị trường dành cho ngành Marketing là khá lớn.
2.2 Phân tích nhu cầu thị trường


Từ phân tích cơ hội của thị trường có thể nhận ra rằng sức hút ngành Marketing khá
lớn nên dẫn đến việc nhu cầu của việc học chuyên ngành Marketing cũng khá cao, thu
hút một lượng lớn các bạn học sinh muốn tham gia trau dồi kiến thức, trang bị thêm
những kỹ năng nghề, kỹ năng mềm về chuyên ngành mang tính cạnh tranh cao. Chính
vì thế, việc tìm hiểu trau dồi về chuyên ngành Marketing đanh có nhu cầu khá cao đối
với các bạn học sinh hiện nay.
2.3 Phân khúc thị trường
Theo độ tuổi: Từ 16-20 tuổi
Theo học vấn: Tập trung các bạn học sinh cấp 3 (lớp 10, lớp 11, lớp 12) có ý định tham
gia đại học và những bạn học xong cấp 3 có ý định thi lại đại học.
Theo nghề nghiệp: Học sinh
Theo địa lý: Miền Nam Việt Nam
2.4 Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu được tập trung vào học sinh khối 11 và 12, đặc biệt là học sinh
khối 12 chuẩn bị thi kì thi trung học phổ thơng Quốc Gia, ở độ tuổi này, các em rất cần
một định hướng về khối ngành Đại học, khối nào là phù hợp với tính cách và niềm đam
mê của các em. Đối với học sinh khối 11, ở độ tuổi này các em đã bắt đầu nghĩ đến việc
tìm hiểu và định hướng về khối ngành u thích của mình, đây là thị trường tiềm năng
nên nắm bắt. Ngoài ra, thị trường mục tiêu cịn tập trung vào những thí sinh có ý định
thi lại đại học ở độ tuổi 18 đến 20, đôi khi họ cần một sự thay đổi về ngành học mà

mình đang theo đuổi sau khi đã bỏ lỡ ngành học mà họ vừa thi. Lý do lựa chọn các thị
trường nêu trên là vì đa số lượng tuyển sinh hằng năm của trường là từ độ tuổi này tạo
nên.
2.5 Định vị và sự khác biệt sản phẩm/dịch vụ (Ngành Marketing)
Ngành Marketing của ĐH Kinh tế Luật có thể tận dụng hình ảnh của trường là thành
viên của Ðại học Quốc gia được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất
Việt Nam. ĐHQG-HCM nhiều năm liên tiếp được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli
Symonds Asia xếp hạng thuộc top 150 ĐH hàng đầu châu Á. Ngoài ra trường ĐH Kinh
Tế - Luật là một trong những trường top có điểm chuẩn cao về Khối ngành Kinh Tế tại
TP. HCM.
Điểm khác biệt của ngành Marketing tại Đại học Kinh tế - Luật so với các trường
khác:


Lấy sự sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm và sự tương tác của sinh viên làm
trung tâm







Năm trong top những trường có học phí thấp ở TP.HCM, học phí ổn định qua
các năm.
Có câu lạc bộ riêng về chuyên ngành Marketing (MUC) giúp các sinh viên
có thể phát triển sâu về lĩnh vực này.
Trường thường xuyên liên kết với các công ty mở các cuộc thi về Marketing
để sinh viên có thể trải nghiệm thực tế.
Tích cực mời các giảng viên có uy tín trong ngành Marketing đến giảng dạy,

mời các cá nhân, các chuyên gia về lĩnh vực Marketing đến thuyết giảng và
chia sẽ kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp.

2.6 Phân tích nguồn cung ứng
Nguồn cung ứng được thể hiện qua:





Sinh viên thể hiện nguồn lực qua học phí
Đội ngũ giảng viên trong và ngồi nước có năng lực chun mơn trong giảng
dạy và nghiên cứu, có kiến thức, có kỹ năng truyền thụ
Các cơng ty lớn hoặc chính phủ cung cấp học bổng, hỗ trợ học phí, cơ sở vật chất
Các nhà cung cấp các dự án đầu tư liên quan đến ngành Marketing

BƯỚC 3: XÂY DỰNG MỤC TIÊU







Tăng số lượng hồ sơ sinh viên nộp nguyện vọng vào ngành Marketing lên khoảng
30% so với năm ngoái
Tăng độ nhận diện thương hiệu ngành Marketing trường ĐH Kinh Tế - Luật
Tăng số lượt like ở fanpage
Giảm chi phí tư vấn tuyển sinh offline ở các trường THPT
Xây dựng một kênh thơng tin hữu ích về chuyên ngành Marketing cho các em

học sinh
Mang hình ảnh sinh viên năng động đến các em học sinh THPT

BƯỚC 4: CHIẾN LƯỢC E-MARKETING CẤP 2
4.1 Chiến lược Marketing Mix
Product: Đầu tiên, xây dựng chiến lược đánh mạnh vào chất lượng giảng dạy của
trường ĐH Kinh Tế - Luật thông qua các chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế về chương
trình học như AUN (ASEAN University Network) và CDIO. Từ đó, giúp các bạn tuyển
sinh cảm thấy yên tâm cũng như quan tâm hơn về ngành học Marketing thông qua danh
tiếng của ngành nói riêng và của Trường nói chung.
Xây dựng hình ảnh quảng bá ngành học Marketing nhấn mạnh vào các yếu tố như
chất lượng đầu ra của sinh viên, sức nóng của ngành Marketing, có nhiều cơ hội việc


việc làm ngồi thị trường, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp,… Đưa ra những
thông tin chi tiết và chính xác về chuyên ngành Marketing tại trường ĐH Kinh Tế - Luật
để các bạn tuyển sinh có thể nắm rõ và hiểu bản chất của ngành một cách tường tận và
rõ ràng để các bạn có lựa chọn đúng đắn.
Ngoài ra, ngành Marketing tại ĐH Kinh Tế - Luật có các loại chương trình phù hợp
với từng phân khúc và nhu cầu của sinh viên:





Chương trình chuẩn: đáp ứng các nhu cầu về kiến thức ở mức căn bản, và dành
cho sinh viên có mức thu nhập ở mức trung bình, khá
Chương trình chất lượng cao: Đào tạo chương trình bằng tiếng Anh 30% và
có cơ hội kiến tập ở các doanh nghiệp thực tế, có cơ sở vật chất tốt, được mượn
các loại sách trong thời gian dài, phù hợp với sinh viên có mức thu nhập khá.

Chương trình hồn tồn bằng Tiếng Anh: Bao gồm các điều kiện tại chương
trình Chất Lượng Cao, ngồi ra đào tạo sinh viên hoàn toàn bằng tiếng anh giúp
nâng cao kĩ năng và có cơ hội làm việc tại cơng ty nước ngồi, hợp với sinh viên
có thu nhập khá cao

Price: Học phí tại Trường Đại học Kinh Tế - Luật được cơng khai trên website chính
thức, trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Chiến lược về giá cụ thể là học
phí của Trường Đại học Kinh tế – Luật thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ
năm học 2019 - 2020 đến năm học 2021 – 2022.
Ngoài ra, trường còn minh bạch trong các khoản chi tiêu về cơ sở vật chất, chương
trình đào tạo và các khoản chi phí khác để tạo lịng tin đến các phụ huynh và học sinh
có thể so sánh mức học phí với các trường cùng tiêu chí, an tâm để con em học tập và
rèn luyện tại UEL. Với chiến lược về giá, đã đưa UEL có những lợi thế về mức học phí
thấp từ các chương trình đào tạo (hệ đại trà, CLC,...) so với các trường cùng khối ngành.
Place: Đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng marketing điện tử ở 3 lợi thế đó là KTX
Đại học Quốc gia, cơ sở của trường và vị trí của trường trong bảng xếp hạng các trường
đại học.
UEL là thành viên duy nhất giảng dạy Marketing của đại học Quốc gia TP.HCM,
do đó cơ sở đào tạo đặt trong khuôn viên Khu đô thị ĐHQG TP.HCM, gần KTX Khu
B và Khu A ĐHQG sẽ thuận tiện cho các bạn sinh viên ở xa có thể học trong một khn
khổ đa phần là các bạn sinh viên, chi phí hợp lý, đi lại thuận tiện và an tồn hơn ở trọ.
Chất lượng khơng khí thoải mái ít ngột ngạt, xe cộ trong khn viên ít hơn nếu các bạn
học các ngành kinh tế ở các quận khác, nếu các bạn là dân tỉnh lên chưa quen với sự
nhộn nhịp của thành phố thì đây là một điểm cộng. Nếu bạn là sinh viên UEL ở KTX,
thì bạn chỉ tốn 3 ngàn đi xe bus một vòng để đến trường hoặc là 5 phút đi xe máy, nhanh
gọn tiện lợi. KTX của ĐH Quốc Gia TP.HCM là KTX hiện đại nhất Đơng Nam Á, có



phòng máy lạnh, quán ăn, khu sinh hoạt chung, phòng giặt ủi, phịng gym, sau lưng
KTX có BigC,... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Trong khuôn viên đô thị có rạp chiếu
phim, chợ, khu mua sắm,... Đối diện UEL là siêu thị Co.op Extra,...
Trường chỉ có một cơ sở duy nhất dành cho các bạn sinh viên hệ Đại học nói chung
và sinh viên ngành marketing nói riêng, sẽ khơng có chuyện các bạn phải di chuyển từ
chi nhánh này đến chi nhánh khác, thuận tiện trao đổi giữa học sinh và ban giám hiệu,
khuôn viên trường rộng rãi sạch đẹp nhiều cây xanh. Trong trường cũng có nhiều tiện
ích như qn cà phê chỉ được nói tiếng anh, canteen, ATM, thư quán,...
Place còn được hiểu là vị trí xếp hạng trong chất lượng đào tạo của Nhà trường đang
ở vị trí nào trong xã hội, chiến lược bứt phá vị trí ra sao, tầm nhìn chiến lược có khả
quan và sát thực tế hay khơng, cần điều chỉnh thế nào. (Thông thường mục tiêu này
dành cho cấp vĩ mô Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu xây dựng chiến lược và tổ chức
điều hành thực hiện). Nhưng hiện tại có thể sử dụng lợi thế là ĐHQG-HCM nằm trong
top 701-750 bảng xếp hạng các đại học thế giới QS WORLD.
Dựa trên cơ sở những phân tích và các nguyên tắc được lập, dưới đây là các chiến
thuật có thể được lựa chọn cho các hình thức quảng bá cho ngành Marketing đối với
học sinh THPT như:





Liên tục nhấn mạnh, nhắc nhiều lần những thế mạnh này trên những kênh truyền
thông như Fanpage, Youtube, Mail,... Quảng bá trên website, quan hệ với
blogger, tham gia mạng xã hội, phát triển.
Lập các Fanpage nhỏ về ngành marketing UEL ở các cụm địa phương. Để dễ
dàng tư vấn trực tiếp với các em THPT.
Liên kết với Fanpage của CLB Marketing của khoa để đẩy mạnh độ nhận diện.

Promotion: Đẩy mạnh truyền thông giới thiệu về CLB GPA, CLB Marketing, Liên chi

hội, Đoàn khoa, Đội văn nghệ,... đây là những sân chơi sáng tạo trải nghiệm trước khi
các em đi làm sát với cơng việc Marketing thực tế:





Chương trình “Khởi nghiệp Kinh doanh”
Trại Amigo của Liên chi hội.
Các chương trình về Đồn, về Đảng.
Các chương trình tình nguyện thường niên: Xn tình nguyện, Mùa hè xanh,
UP,…

Khơng chỉ vậy, đẩy mạnh về hình thức khen thưởng, khuyến khích học tập, cấp học
bổng, giảm học phí và thưởng cho các thành tích hoạt động phong trào hoặc thành tích
hoạt động học tập của sinh viên trong khóa học.
Chiến thuật: Cơng bố các số liệu chính xác về các hình thức hưởng chế độ đãi ngộ cho
người học các ưu tiên chế độ chính sách xã hội, các chế độ của trường Đại học Kinh tế


- Luật, đưa ra các số liệu thống kê gần đây (ngay các khóa đang theo học và các thơng
tin hấp dẫn tin cậy về các chương trình hỗ trợ liên quan...), tiền học bổng,...
Miêu tả cụ thể trên Fanpage chính thức những trải nghiệm mà các anh chị khóa trên trải
qua trong CLB, CLB của Khoa giúp các anh chị những gì?
4.3 Chiến lược truyền thơng E-marketing












Lập một Fanpage, Youtube cho ngành Marketing - UEL, nhờ các kênh khác
trong trường kéo lượt like Page lên bằng cách nhờ HTTT, nhờ chia sẻ, nhờ giới
thiệu,...
Tạo nội dung trên Fanpage giới thiệu về ngành, tư vấn, giới thiệu các hoạt động
trong khoa. Chạy ads có chọn lọc đối với những bài đăng có lượt tương tác cao
tự nhiên.
Nhờ sự hỗ trợ truyền thông từ Fanpage các tổ chức trong Khoa: Liên Chi Hội
Khoa QTKD, FBA Presents (Đoàn Khoa QTKD), Khởi nghiệp Kinh Doanh
GPA, Marketing UEL, ĐVN Khoa QTKD để tạo cho các bạn cái nhìn mới mẻ,
thú vị và chi tiết về hoạt động sinh viên trong khoa QTKD.
Sử dụng Email Marketing để truyền tải thông tin tuyển sinh đến các trường, học
sinh là đối tượng mục tiêu của trường, của khoa, của ngành.
Đăng tải thông tin tuyển sinh trên website trường, cập nhật trang web thường
xuyên và liên tục cung cấp nội dung hữu ích.
Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm Google.
Tổ chức Livestream trực tuyến hỏi đáp với các anh chị, thầy cô.

4.4 Chiến lược quản lý mối quan hệ
Chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng là hai yếu tố cơ bản trong chiến
lược CRM. Hình vẽ dưới đây là ma trận chiến lược CRM, thế hiện các cấp độ khác nhau
của chiến lược CRM mà doanh nghiệp có thể áp dụng theo thời gian.
Đơn giản nhất và cũng là cấp độ thấp nhất là bán hàng dựa trên sản phẩm.
Chúng ta sẽ tập trung vào chất lượng của ngành Marketing và hồn tồn khơng quan
tâm tới khách hàng. Có lẽ đây là cấp độ của hầu hết các doanh nghiệp ở ta hiện nay.

Cấp độ thứ hai là cung cấp thêm các dịch vụ và hỗ trợ cho khách hàng. Ở giai
đoạn này chúng ta tập trung vào việc hỗ trợ cho Học sinh THPT nhiều hơn và bắt đầu
có sự đối xử khác biệt giữa các khách hàng khác nhau. Chúng ta có thể lựa chọn xây
dựng các hệ thống call center, thực hiện telemarketing,... tại tư vấn tuyển sinh riêng
ngành Marketing.


Cấp độ thứ 3, theo hướng thông tin khách hàng ngày càng chi tiết hơn, chất
lượng hơn. Có thể dựa vào dữ liệu sinh viên đang và đã theo học để phân tích ra những
mong muốn, nhu cầu mà chưa được đáp ứng để kịp thời thay đổi, thích ứng và cải thiện
nâng cao chất lượng, tạo ra một mô hình trường học thoả mãn nhu cầu sinh viên: về cơ
sở vật chất, về chất lượng giảng dạy, về các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, các
hoạt động xã hội,… Từ đó truyền thơng những yếu tố đó để thu hút các em.
Cấp độ cuối cùng của CRM là cá nhân hoá. Đây là mục tiêu cuối cùng của việc
triển khai một hệ thống CRM vào doanh nghiệp, ở đây nói riêng là ngành Marketing
khoa QTKD. Mỗi sinh viên khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, nhận những giá trị
khác nhau từ cán bộ, thầy cô trong khoa. Các ứng dụng phải xây dựng trong giai đoạn
này là: One-to-One marketing, các hệ thống tích hợp (tích hợp hệ thống điện thoại, tích
hợp các quy trình đăng ký giấy phép xác nhận, đăng ký phúc khảo, quản lý các hoạt
động liên quan tới sinh viên, các công cụ cho phép sinh viên tương tác trực tiếp với nhà
trường, quản lý tất cả các mối hoạt động từ bên trong ra bên ngoài như các cuộc hẹn,
các cuộc gọi, các email,...) Triển khai các hệ thống này chúng ta sẽ có cái nhìn tồn
cảnh về khách hàng của mình, về lịch sử làm việc của họ với doanh nghiệp, thông qua
đó phản ảnh các hoạt động của từng nhân viên, từng bộ phận và chất lượng của các hoạt
động này. Ngồi ra, các bộ phận ln sẵn sàng giải đáp trực tiếp thơng qua email các
phịng ban riêng biệt: phịng Cơng tác sinh viên, phịng Đào tạo, phịng Quan hệ đối
ngoại,…
BƯỚC 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN


PHỤ
TRÁCH

THỜI
GIAN


GOOGLE

CRM

ĐA
PHƯƠNG
TIỆN

SEO: Ba kết quả hàng đầu cho tìm
kiếm “Marketing, Trường Đại học
Kinh Tế - Luật” ở TP.HCM.

Bộ phận
Digital
Marketing

SEM: Chạy 3 website của
Khoa/Ngành/Trường trên cơng cụ tìm
kiếm.

Bộ phận
Digital
Marketing


Google Adwords: Đưa thơng tin của
Ngành Marketing lên các website của
Google Adsense.

Bộ phận
Digital
Marketing

Tháng
7/2020 8/2020

Xây dựng dữ liệu học sinh cuối cấp
Phòng kế
bằng cách mua thông tin từ các trường hoạch
cấp 3.

Tháng
4/2020

Xây dựng hệ thống các Doanh nghiệp
về Marketing.

Phòng kế
hoạch

Quý
III/2020

Tạo kho dữ liệu về cựu sinh viên

ngành Marketing UEL

Phòng kế
hoạch

Tháng
8/2020

Fanpage: Xây dựng hệ thống Chatbox, Bộ phận
thiết kế trang, truyền thông,.. về ngành Social Media
Marketing UEL
Facebook Ads: Chạy bài cho các đối
tượng phụ huynh và học sinh quan
tâm tới Ngành Marketing.

Bộ phận
Digital
Marketing

Youtube: Chạy ads cho video giới
thiệu về ngành Marketing.

Bộ phận
Marketing và
Digital

Email: Gửi mail đến các học sinh khối Phòng kế
12 về phương thức tuyển sinh và
hoạch
ngành Marketing UEL.


Tháng
5/2020 8/2020

Tháng
8/2020

SMS
Website: Thiết kế lại trang web
trường và ngành Marketing.

BƯỚC 6: LẬP DỰ TRÙ NGÂN SÁCH

Bộ phận thiết
kế

Tháng
4/202 8/2020


STT PHƯƠNG TIỆN

MƠ TẢ

GIÁ

1

SEO


30.000.000
VNĐ

2

SEM

Gói dịch vụ tối ưu hóa cơng cụ tìm
kiếm, chạy quảng cáo website, nội
dung,...

3

Google Adwords

4

Database của học
sinh (Email, SMS)

Mua từ các trường cấp 3 trọng điểm tại
UEL bao gồm Email, số điện thoại và
thông tin cá nhân

10.000.000
VNĐ

5

Facebook


Đội ngũ quản lý fanpage (hỗ trợ)

3.000.000
VNĐ

Thiết kế IMC

3.000.000
VNĐ

Gói dịch vụ Facebook Ads

5.000.000
VNĐ

Gói dịch vụ và thiết kế Chatbox

4.000.000
VNĐ

Nhóm media

4.000.000
VNĐ

6

Website


Đội ngũ quản lý và thiết kế website

8.000.000
VNĐ

7

Youtube

Đội ngũ quản lý kênh Youtube (hỗ trợ)

1.000.000
VNĐ

Gói dịch vụ Youtube Ads (video,
poster,..)

12.000.000
VNĐ

TỔNG:

80.000.000
VNĐ

BƯỚC 7: KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Theo kế hoạch đã đề ra, lãnh đạo, các phịng ban và cá nhân có liên quan, chịu trách
nhiệm cho toàn bộ kế hoạch sẽ liên tục giám sát, theo dõi sát sao tiến triển và kết quả
từng bước của kế hoạch để có biện pháp khắc phục cũng như cách xử lý kịp thời:





Xem xét đánh giá kết quả mỗi tháng một lần về hiệu quả truyền thông, hiệu suất,
khối lượng công việc bằng cách yêu cầu báo cáo kết quả công việc hàng tuần,
yêu cầu cập nhật thông tin thường xuyên trên hệ thống giám sát, quản lý.



Sử dụng các công cụ đo lường để đo lường hiệu quả truyền thông trên Internet
(Google, Facebook,...) như: số lượng người ấn tìm kiếm, số người theo dõi
fanpage, số lượt người xem bài viết, số lượng tương tác bài viết (like, share,
comment),...



Xem xét đánh giá về chất lượng bài viết có đạt như mục tiêu đã đề ra khơng?
(mang lại thơng tin hữu ích cho học sinh về ngành nghề Marketing, mang lại
hình ảnh đẹp về đời sống sinh viên cho các em học sinh,...)



Xem xét kết quả cuối cùng ở số lượng hồ sơ nộp vào ngành như mục tiêu đề ra.

Kiểm soát những rủi ro mà kế hoạch dễ gặp phải trong quá trình thực hiện cũng như
tương lai của kế hoạch:


Kiểm sốt rủi ro khi thực hiện chạy Ads, những chính sách của chính phủ Việt
Nam về bảo mật thơng tin, các thay đổi của luật pháp có thể ảnh hưởng đến

ngành Marketing trong tương lai.



Sử dụng ROI để đo lường tỷ lệ hồn vốn đầu tư từ những gì kế hoạch mang lại
được so với chi phí phải bỏ ra.

ROI = (Doanh thu - Chi phí) : Chi phí
Dựa vào ROI, nhà trường, khoa nhận ra được có nên tiếp tục đầu tư cho dự án
này nữa hay không. Để tối ưu hóa ROI, nhà trường xem xét, tìm hiểu những biện pháp
cần làm để tăng doanh thu và giảm chi phí. Giảm chi phí bằng cách sử dụng nguồn lực
một cách thơng minh hơn để hạn chế được chi phí bỏ ra. Tận dụng tốt việc chạy quảng
cáo từ các nhân viên trong nhà trường sẽ dùng chi phí thấp hơn so với việc thuê doanh
nghiệp bên ngoài chạy quảng cáo. Để tăng doanh thu cho một doanh nghiệp thì cần nhất
là sự trung thành của khách hàng và đối với nhà trường thì khách hàng chính là sinh
viên đang học theo học tại trường trong ngành Marketing. Lòng trung thành của sinh
viên biểu hiện ở việc sinh viên muốn gắn bó với ngành học tại trường trong suốt 4 năm
đào tạo và đồng thời sinh viên sẽ giới thiệu với bạn bè, anh chị em, những người quen
biết về chất lượng đào tạo của ngành Marketing tại trường ĐH Kinh tế- Luật. Từ đó,
trường nói chung và ngành Marketing nói riêng sẽ tăng được một khoản doanh thu lớn.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển nhanh chóng của Internet như hiện nay, cơ hội mà nó mang tới
đang ngày càng to lớn hơn. Và E-marketing với những ưu thế vượt trội về mặt cơng
nghệ và tiết kiệm chi phí sẽ là lựa chọn hàng đầu của các trường đại học trong việc phát
triển hoạt động marketing, bên cạnh đó các hoạt động E-marketing có thể dễ dàng theo


dõi và đánh giá khác với các hoạt động marketing truyền thống mà hiệu quả phải được
đo đếm trong một thời gian dài. Việc nghiên cứu và áp dụng các phương tiện của Emarketing cần phải được quan tâm ngay từ khi lập chiến lược marketing của trường bên
cạnh các yếu tố kỹ thuật trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh trường Đại học Kinh

tế - Luật nói chung và ngành Marketing nói riêng.



×