Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn tập làm văn lớp 3 tại trường tiểu học THCS lộc thịnh – ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 22 trang )

1
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng trong việc dạy học phân mônTập làm văn cho học
sinh lớp 3 trường Tiểu học và THCS Lộc Thịnh trước khi áp dụng
sáng kiến.
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.3. Thực trạng của vấn đề.
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân
môn Tập làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc Thịnh, Ngọc
Lặc.
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Giúp học sinh nắm vững các bước viết
được một đoạn văn hoàn chỉnh
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh viết đoạn văn đủ ý bằng cách
đặt các câu hỏi gợi ý.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ, mở
rộng vốn từ khi học sinh dùng từ ngữ chưa chính xác. Mở rộng vốn
từ, bồi dưỡng vốn sống, luyện nói, dạy tích hợp giữa các môn học.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ
thuật để viết đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc
2.3.5. Giải pháp thứ năm: Giúp học sinh viết đoạn văn bằng cách liên
kết đoạn chặt chẽ. Xây dựng kế hoạch bài học linh hoạt, sáng tạo.


2.3.6. Giải pháp thứ sáu: Xây dựng các tiết dạy, lấy ý kiến đóng góp
của tổ chun mơn về nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy
học phân môn Tập làm văn lớp 3.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
2

2
2
3
3
3
4
6
6
6
7
9
11
12

14

15
17
17
18


2
DANH MỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có vị trí đặc biệt
quan trọng. “Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ,… và các kĩ năng cơ bản
để các em học tập tốt lên Trung học cơ sở” [1].
Tiếng Việt là một trong những mơn học giữ vị trí quan trọng hàng đầu
trong trường Tiểu học. Tiếng Việt được dạy ở trường Tiểu học với tư cách vừa là
môn khoa học nghiên cứu về Tiếng Việt, vừa là môn học trang bị cho học sinh
một công cụ giao tiếp để phát triển tư duy tạo cơ sở cho việc học tập các môn
khác. Một trong những mục tiêu cơ bản của Tiếng Việt là giúp học sinh sử dụng
thành thạo các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Ngồi nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản, mơn Tiếng Việt cịn tạo cho
học sinh tiếp cận với văn hoá dân tộc, văn hố địa phương. Học sinh biết cách sử
dụng ngơn ngữ trong giao tiếp: cách nói, cách dùng câu trong khi nói và viết cho
đúng ngữ pháp…Ngồi ra học sinh cịn được mở rộng vốn hiểu biết về môi
trường, tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Mơn Tiếng Việt cịn góp phần phát
triển năng lực tư duy, óc sáng tạo và tình cảm yêu thiên, con người, cuộc sống
xung quanh. Qua học môn Tiếng Việt, học sinh tự hào về truyền thống cha ơng,
lịng u Tổ quốc qua các chủ đề, chủ điểm được học. Từ đó giáo dục tình cảm

trong sáng, tư tưởng lành mạnh để phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, giáo viên cần lưu ý học sinh
một số kĩ năng cơ bản, trong 4 kĩ năng thường được sử dụng trong Tiếng Việt
bản thân nhận thấy kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm văn
là quan trọng nhất. Đặc biệt, là đối với học sinh lớp 3.
Qua việc tìm hiểu thực tế việc dạy viết đoạn văn trong dạy học phân môn
Tập làm văn của học sinh trường TH&THCS Lộc Thịnh, tôi nhận thấy một số
giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy học sinh cách viết một đoạn văn
hoàn chỉnh, đa số học sinh chưa biết cách viết. Các em còn nhiều lúng túng
trước một đề văn, chưa biết cách để diễn đạt điều mà mình muốn kể (tả). Các
đoạn văn của các em hầu hết cịn rập khn theo một dạng quen thuộc, lời văn
còn nhợt nhạt, xơ cứng, thiếu hình ảnh và rất nghèo nàn. Các em cịn rất lúng
túng trong việc sử dụng ngôn ngữ để viế một đoạn văn. Khi viết, các em thường
lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết khơng đúng u cầu của đề bài hoặc
có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý. Vậy làm thế nào để
giúp học sinh thực hiện tốt phần viết đoạn văn ? Làm thế nào để tất cả học sinh
đều tham gia u thích mơn học?
Với trách nhiệm của một giáo viên, bản thân ln mong muốn tìm ra các
giải pháp thiết thực nhất trong việc giúp đỡ học sinh cách viết một đoạn văn
hoàn chỉnh. Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy và qua học hỏi rút kinh nghiệm


3
[1] Trích từ “Điều 28 - Luật Giáo dục Tiểu học”

từ tài liệu tham khảo và đồng nghiệp tôi đã nghiên cứu, tìm tịi và mạnh dạn đưa
ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân
môn Tập làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc Thịnh – Ngọc Lặc”.
Đây là vấn đề mà bản thân thấy tâm đắc và đã vận dụng vào thực tế giảng dạy
một cách hiệu quả.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn
văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc
Thịnh – Ngọc Lặc góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiêu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn
văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc
Thịnh – Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn và vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thứ nhất: Nghiên cứu tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3, nghiên
cứu các nội dung, tài liệu có liên quan đến việc dạy học sinh cách viết một đoạn
văn nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm
văn lớp 3 và tra cứu qua mạng Internet để tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận
cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thứ hai: Quan sát, tìm hiểu thực tế kết quả của việc học
sinh lớp 3 thực hiện cách viết đoạn văn trong nhiều năm ở trường.
- Phương pháp thứ ba: Điều tra khảo sát thực tế học sinh lớp 3 thực hiện
các yêu cầu cần đạt, để xác định thực trạng trong việc dạy học sinh cách viết
đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 đối với lớp bản thân trực
tiếp giảng dạy trong năm học 2020 - 2021.
- Phương pháp thứ tư: Thống kê, xử lý số liệu để phục vụ cho q trình
phân tích, dự đốn và ra quyết định đề ra các giải pháp dạy học phù hợp, nhằm
đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học sinh lớp 3 cách viết đoạn văn.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình Tập làm văn ở lớp 3, học sinh được học các nội dung
cơ bản: Viết văn bản thông thường; kiểu bài kể chuyện; kiểu bài tả cảnh. Với
kiểu bài viết văn bản thông thường, học sinh được hướng dẫn viết theo mẫu có

sẵn như: Đơn xin nghỉ học; giấy mời,…..Kiểu bài kể chuyện, học sinh được
nghe thầy cô kể cho nghe hoặc các câu chuyện ngắn được giới thiệu trong sách.
Các câu chuyện ở đây ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi với học và mang tính hài hước
khiến học sinh thích thú. Kiểu bài tả cảnh học sinh viết đoạn văn theo các chủ
đề, chủ điểm các bài văn của học sinh là những bài kể ngắn, tả ngắn. Vì chương


4
trình lớp 3 chưa yêu cầu các em viết những bài văn miêu tả trọn vẹn mà cho các
em bước đầu làm quen với kiểu bài văn miêu tả bằng những đoạn văn có yếu tố
tả như nói, giới thiệu về quê hương, về thành thị, nông thôn, những chủ điểm mà
học sinh đã được học trong các bài Tập đọc. Học sinh khi viết đoạn văn áp dụng
theo cấu trúc Tổng – phân – hợp, tức là định hướng cách viết đoạn văn theo cấu
tạo ba phần: Mở bài, thân bài và kết luận theo đúng chủ đề học sinh được học ở
lớp 3. Các chủ đề được luyện tập xun suốt chương trình học mơn Tiếng Việt
lớp 3, trong đó có những chủ gần gũi với học sinh (Chủ đề Thiếu nhi, Trường
học, Gia đình). Một số chủ đề lại trừu tượng với học sinh (Tổ Quốc, Cộng đồng,
Sáng tạo, lễ hội ). Mỗi đoạn văn học sinh viết được là phải có kiến thức tổng
hợp giữa sự kết hợp của từ, câu. Một đoạn văn của học sinh khi viết hoàn chỉnh
là sự kết hợp giữa kỹ năng quạn sát, tư duy trừu tượng và tính sáng tạo từ trong
đời sống thường ngày.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3 nhiều năm, tôi nhận
thấy rằng, dạy cho học sinh thực hiện tốt phần viết đoạn văn là rất quan trọng,
tạo tiền đề cho các em phát triển về các năng lực và các kĩ năng cơ bản. Chính vì
vậy bản thân đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm
năng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở
tiểu học.
2.2. Thực trạng trong việc dạy học phân mônTập làm văn cho học sinh
lớp 3 trường Tiểu học và THCS Lộc Thịnh trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thuận lợi

Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong công
tác chỉ đạo nâng cao chất lượng các môn học, đặc biệt là dạy học phân môn Tập
làm văn.
Cơ sở vật chất của Nhà trường đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy học và nâng
cao chất lượng mơn học. Có đủ các phương tiện phục vụ cho việc soạn giảng
của giáo viên bằng giáo án điện tử.
Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao,
nhiệt tình giảng dạy, ln quan tâm đến việc tập trung nâng cao chất lượng, đặc
biệt là chú trọng rèn luyện các năng lực và kĩ năng cơ bản cho các em.
Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của học sinh, chuẩn bị tốt cho
các em có đầy đủ sách vở, các tài liệu, đồ dùng học tập. Phụ huynh đã biết kiểm
tra bài học của học sinh ở nhà, trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm
về việc vận dụng các kĩ năng cơ bản vào bài học khi thực hiện các yêu cầu về
viết các đoạn văn.
Nhiều học sinh chăm ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện, các em
đã có sự u thích học phân mơn Tập làm văn.
2.2.2. Khó khăn.
Giáo viên ở xa trường, điều kiện địa lý đi lại khó khăn, thời gian dành cho
việc nghiên cứu các tài liệu giảng dạy chưa nhiều, thiếu bề dày kinh nghiệm
trong vận dụng các phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn.


5
Vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các
em, cịn phó mặc trách nhiệm cho thầy cô giáo với trăm sự “nhờ thầy, nhờ cô”.
Một số phụ huynh đi làm ăn xa, con ở nhà với ông bà nên việc nhắc nhở sinh
học bài ở nhà, cũng như công tác phối hợp chưa thường xuyên, chưa có sự
chuẩn bị tốt sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh, do vậy ảnh hưởng ít nhiều
đến việc nâng cao chất lượng phân môn.
Một số học sinh do bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà, việc đôn đốc,

nhắc nhở các em trong học tập chưa thường xuyên. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều
em khả năng tiếp thu bài còn chậm, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa thật sự
tự tin.
2.2.3. Thực trạng của vấn đề.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3, tôi
đã trình bày nội dung nghiên cứu với Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn, giáo viên chủ nhiệm khối 3 và tiến hành khảo sát thực tế học sinh khối 3
để so sánh, đối chứng cách vận dụng sáng kiến:
* Nội dung khảo sát:
Khảo sát việc vận dụng các kiến thức đã học phân môn Tập làm văn vào
thực tế thông qua bài kiểm tra.
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học&THCS Lộc
Thịnh - Ngọc Lặc (Tổng số 55 học sinh)
- Thời gian khảo sát: Tháng 10 năm 2020
Bài làm học sinh lớp 3A:


6

Bài làm của hoc sinh lớp 3B


7

- Kết quả điều tra, khảo sát:
Số HS
được
Kết quả khảo sát
ST Lớp khảo sát Hoàn thành tốt
Hoàn thành Chưa hoàn thành

T
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
3A
27
2
7,4
16
59,3
9
33,3
2
3B
28
2
7,2
16
57,1
10
35,7
Tổng
55
4
7,3
32

58,2
19
34,5
Qua kết quả khảo sát, tôi thấy học sinh thường mắc một số lỗi như: Đoạn
văn viết cịn khơ khan, sơ sài, nghèo nàn về ý; liên kết đoạn chưa chặt chẽ; Sự
cảm nhận về văn học và lối sống của học sinh cịn ít ỏi, từ và câu chưa rõ ràng:
Học sinh chỉ đơn giản là trả lời những câu hỏi gợi ý mà giáo viên đã đưa ra hoặc


8
các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa. Vì vậy đoạn văn các em viết còn ngắn
ngủi, sơ sài chưa có hình ảnh nổi bật.
2.2.4. Ngun nhân của vấn đề nghiên cứu:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thể kể một số
nguyên nhân sau:
* Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến môn học, chưa mạnh dạn trong việc
vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới;
chưa tích cực nghiên cứu, tìm tịi các tài liệu phục vụ cho mơn học; chưa mạnh
dạn đăng kí các tiết dạy cho đồng nghiệp dự giờ và góp ý; chưa tạo được hứng
thú cho học sinh trong các giờ học Tập làm văn, dẫn đến còn nhiều học sinh ngại
học, ngại viết văn, không biết cách vận dụng các kiến thức vào cuộc sống hằng
ngày.
* Về phía học sinh:
Nhiều em còn hạn chế về vốn từ, tư duy cịn non nớt, vốn sống của các
em cịn ít ỏi. Học sinh chưa có thói quen đọc sách để tích lũy vốn từ và học
cách viết văn từ sách.
* Về phía phụ huynh:
Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của học sinh,
đa số chú trọng nhiều về toán học, chưa biết cách dạy con ở nhà, chưa quan tâm

đến việc mua thêm các loại tài liệu tham khảo cho học sinh đọc và tìm hiểu về
cách viết văn.
Xác định được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, bản thân đã tìm
tịi, nghiên cứu và tìm ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn
văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân
môn Tập làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc Thịnh, Ngọc Lặc.
Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 3, năm học 2020 - 2021
tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3B, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy trong
nhiều năm về dạy học phân môn Tập làm văn, bản thân xin đưa ra một số giải
pháp dạy học cụ thể như sau:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Giúp học sinh nắm vững các bước viết được
một đoạn văn hoàn chỉnh
Để giúp học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh cần hướng dẫn học
sinh thực hiện theo các bước sau:
- Tìm hiểu yêu cầu đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm miệng bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý, sắp
xếp các câu hỏi theo trình tự.
- Học sinh thực hành làm bài (giáo viên cần quy định thời gian, giúp đỡ
kịp thời đối với số học sinh tiếp thu chậm, khuyến khích số học sinh viết tốt).
- Nhận xét, sửa lỗi (yêu cầu học sinh đọc bài viết, học sinh khác nhận
xét). Giáo viên giới thiệu một số bài hay ở các lớp trước các bài sưu tầm.
Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý học sinh khi viết đoạn văn:


9
+ Các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau, thể hiện nội
dung đã nêu ở câu mở đoạn và sắp xếp theo thứ tự hợp lí, tránh trường hợp chỉ
liệt kê trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
+ Mỗi câu hỏi gợi ý, giáo viên có thể cho học sinh diễn đạt từ 2 – 3 câu.

+ Khi viết các câu liền mạch đoạn văn từ các câu, giáo viên cần nhắc học
sinh có thể thêm vào trước một số câu từ nối, từ thay thế cho hợp lí.
+ Các câu hỏi gợi ý cần đưa về dạng câu hỏi Ai thế nào ???
+ Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi rõ ràng.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
+ Chú trọng việc thể hiện tình cảm, sáng tạo tự nhiên của học sinh, tránh
rập khuôn, khuôn mẫu trong đoạn văn.
+ Cần chú ý sửa lỗi kịp thời cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau
để học sinh khắc sâu, ghi nhớ được nội dung.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh viết đoạn văn đủ ý bằng cách
đặt các câu hỏi gợi ý.
Ở lớp 2,3 học sinh mới làm quen với viết đoạn văn. Khi viết đoạn văn
yêu cầu đối với học sinh còn đơn giản là kể, tả ngắn về một chủ đề, chủ điểm mà
học sinh đã được học. Các đề bài thường ra cho học sinh: Viết từ 5 - 7 câu về
một chủ đề, chủ điểm liên quan đến câu chuyện, bài tập đọc mà học sinh đã
được học. Vì vậy để giúp học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh, Giáo viên đặt các
câu hỏi gợi ý để giúp học sinh dựa vào các câu hỏi nhằm phát triển tư duy, óc
quan sát. Từ đó học sinh nói được những gì các em đã quan sát được để viết
được đoạn văn.
Ví dụ 1 : Kể về buổi đầu em đi học ( TV 3- Tập 1, trang 52)
Học sinh khơng có câu hỏi gợi ý. Giáo viên sẽ đặt các các câu hỏi sau để
hướng dẫn học sinh làm bài:
1. Hơm đó em đến trường một mình hay có ai đưa đi ?
2. Trên đường đến trường em nhìn thấy những cảnh vật gì ?
3. Buổi đầu đi học điều gì làm em lạ lùng bỡ ngỡ?
4. Điều gì ở trường khiến em thích nhất ?
Trong khi hướng dẫn học sinh kể miệng về buổi đầu đi học, một số học
sinh trả lời chưa thành câu và ý chưa đầy đủ, cụ thể như sau: Em Lê Thị Kim
Yến kể: Cứ đến mùa thu em lại nhớ ngày đầu đi học của em. Hằng ngày ông đưa
em đến trường. Học sinh kể hai câu lặp lại, khi nghe ta thấy ý văn lủng củng,

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý chi tiết, cụ thể cho nhọc sinh trả lời câu mở đoạn
như sau: Khi nào em thường nhớ đến buổi đầu đi học của mình? Học sinh nêu:
Khi mùa thu đến, khi nghe tiếng trống tựu trường, khi nhìn thấy các em lớp 1 đi
học, khi nghe bài hát “ Ngày đầu tiên đi học.”, …
Sau khi hướng dẫn học sinh kể bằng lời cho bạn nghe, kể cho cả lớp nghe.
Giáo viên và các bạn cùng sửa để học sinh sẽ kể được câu giới thiệu hoàn chỉnh
như sau: Em Lê Thị Kim Yến đã viết “Hằng năm cứ đến mùa thu, lá ngoài
đường rụng nhiều lòng em lại nhớ đến ngầy đâu tiên đi học của em.”; Em Bùi
Ngọc Hân viết “ Năm nay em đã học lớp 3, nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên đi


10
học vẫn không phai mờ trong em.”; Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang lại viết thể
hiện cảm xúc của mình “ Mỗi năm học nhà trường tổ chức đón các em học sinh
vào lớp một, thì ký ức ngày đầu tiên đi học lại ùa về trong em.”
Hướng dẫn học sinh kể thêm một số cảnh vật trên đường đi học. Các em
chỉ kể lể một số hình ảnh mà chưa có đặc điểm nổi bật. Em Quỳnh Trang kể: “
Em đi qua một cánh đồng lúa.”. Vì vậy giáo viên cần gợi ý để học sinh nêu được
cảnh vật hai bên đường như: Cây cối, các loài vật, cảnh nhộn nhịp vui tươi của
mọi người. Cảnh vật có điểm mới lạ trong ngày đầu em đi học. Sau khi hướng
dẫn, Quỳnh Trang đã viết “Cảnh vật hôm nay lạ quá, cây lá đu đưa, chim ca líu
lo.”; Khi đến trường cảnh vật trong sân trường có những gì khiến em bỡ ngỡ ?
Học sinh sẽ viết được “Sân trường rộng, có nhiều học sinh đang chơi đùa vui vẻ
hoặc sân trường trồng nhiều cây xanh, có cả hoa và lá cờ tung bay”,.…Như vậy
từ những câu hỏi gợi ý gần gũi với học sinh, giáo viên sẽ giúp học sinh viết được
đoạn văn đủ ý đạt được mục tiêu đề ra.
Ví dụ 2:
Em hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu kể về một cảnh đẹp ở quê hương em
hoặc nơi em ở.
Khi ra yêu cầu của đề bài thường học sinh được gợi ý vài câu hỏi gợi ý:

1. Quê em ở đâu ?
2. Em thích nhất cảnh vật nào ở quê em ?
3. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
4. Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào ?
Khi viết về quê hương, từ câu gợi ý “ Quê em ở đâu ?”, học sinh Bùi
Kiều Trang viết: “ Quê em ở Thọ Xuân”; Em Hà Anh Thương viết ”Quê em ở
Cẩm Thủy”. Đó là câu trả của câu hỏi gợi ý, một câu văn ngắn ngủi. Vì vậy, để
giúp học sinh viết câu văn có cảm xúc hơn giáo viên có thể gợi mở cho học sinh
bằng các câu hỏi sát với đời sống của các em hơn. “ Quê em ở đâu? Đó là nơi
em sinh ra và lớn lên quê ngoại hay quê nội của em?”. Từ câu văn ngắn học sinh
Bùi Kiều Trang đã viết “Thọ Xuân là quê ngoại của em”; Hà Anh Thương
“LộcThịnh là quê hương thứ hai của em”; Em Lê Thị Kim Yến viết “Lộc Thịnh
là nơi em sinh ra và lớn lên.”. Khi học sinh tả cảnh đẹp của quê hương. Giáo
viên có thể gợi mở thêm: Quê em có những cảnh đẹp nào? Cảnh đẹp đó như thế
nào? Cảnh đẹp đó có đặc điểm gì nổi bật và em hãy nói về màu sắc, âm thanh,
mùi vị…? Học sinh Lê thị Kim Yến đã viết “ Q em có dịng sơng xanh mát.
Cánh đồng lúa trải dài mênh mông…”. Học sinh Cao Hà Diệu Linh viết “ Quê
em có dãy núi sừng sững chạy dài theo dịng sơng xanh mát.” ; Hà Anh Thương
tả “Cánh đồng lúa quê em chín vàng rực. Hồ sen tỏa hương thơm ngát.” Đối với
câu hỏi: “ Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?”. Học sinh Cao Hà
Diệu Linh trả lời: Em rất yêu quê hương em. Vì vậy giáo viên cần gợi ý thêm
cho học sinh tình u q hương, lịng tự hào về quê hương đất nước như sau:
Em có ước mơ gì ? Em có mong muốn gì sau này lớn lên em trở về quê hương?
Từ câu hỏi này học sinh Cao Hà Diệu Linh viết thêm: Sau này lớn lên em sẽ
xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. Từ những gợi ý trên học sinh đã như bổ sung


11
vốn từ ngữ ít ỏi của các em, giúp các em viết đoạn văn có hình ảnh và giầu cảm
xúc hơn.

Đối với học sinh lớp 3 vốn từ, tư duy của các em cịn rất non nớt. Vì vậy,
khi dựa vào các gợi ý này học sinh sẽ viết đoạn văn rất ngắn, vì các em chỉ dựa
vào câu hỏi để trả lời. Giáo viên cần gợi mở thêm cho các em, bằng cách phát
triển trí tưởng tượng của các em. Giáo viên tách thành nhiều câu hỏi nhỏ, thêm ý
từ các câu gợi ý trên để học sinh dễ quan sát và tư duy.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ, mở
rộng vốn từ khi học sinh dùng từ ngữ chưa chính xác. Mở rộng vốn từ, bồi
dưỡng vốn sống, luyện nói, dạy tích hợp giữa các môn học.
2.3.3.1. Phần mở rộng vốn từ
Phần mở rộng vốn từ cho học sinh, nằm chủ yếu trong nội dung “Luyện
từ và câu”. Vì vậy khi dạy Luyện từ và câu với nội dung mở rộng vốn từ, giáo
viên cần đặc biệt quan tâm tới việc “khai thác” tối đa vốn từ sẵn có theo chủ
điểm học tập và thực tế.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ về trường học thì ngồi việc giúp học
sinh đưa ra một số từ ngữ rất dễ thấy đó là: giáo viên, học sinh, trường, lớp, bàn
ghế,... giáo viên cần giúp học sinh tìm ra được những từ ngữ chỉ tình cảm thầy
trị, bạn bè như: u thương, đồn kết,... bằng cách đặt câu hỏi: “Em hãy nêu
tình cảm mà thầy, cô dành cho em?”. Học sinh sẽ nêu ra một số từ ngữ: chăm
sóc, yêu thương, chỉ bảo, dạy dỗ,... (chú ý học sinh tìm được nhiều từ đặc biệt từ
gần nghĩa, cùng nghĩa). Vì vậy khi viết đoạn văn kể về buổi biểu diễn nghệ
thuật, học sinh Lê Thị Kim Yến đã viết : Khi tiếng hát cất lên khơng gian lắng
đọng, là tình cảm của các bạn dành cho thầy cô. Câu kết em ngắn gọn mà chứa
đầy tình cảm: Em rất vui và mong thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc.
Khi dạy các bài Tập đọc (trong chủ điểm) như bài “Nhớ lại buổi đầu đi
học” giáo viên cần liên hệ thực tế bản thân từng học sinh. Ngoài câu hỏi trong
sách giáo khoa giáo viên cần có thêm câu hỏi:
Ví dụ: Tìm một số từ ngữ trong bài nói về trường học ?
Sân trường, lớp học, thầy cô, bạn bè.
Hoặc: Ngày đầu đi học em có tâm trạng như thế nào ?
Học sinh Đỗ Quang Phát đã viết: Ngày đầu tiên đi học em hồi hộp và lo

lắng.
Từ đó học sinh sẽ mở rộng được thêm rất nhiều từ, do vậy khi viết đoạn
văn “Kể về buổi đầu đi học” chắc chắn học sinh sẽ viết tốt hơn.
Thông qua các phần học, bài học, môn học giáo viên phải kích thích được
sự tìm tịi, khám phá của học sinh về cách dùng từ đúng, hay và tác dụng của
việc dùng từ đúng, hay đó.
2.3.3.2. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 3, vốn sống của các em cịn ít ỏi. Có nghĩa là học
sinh chưa hiểu được có những cảnh vật, sự vật, con người, sự việc diễn ra quanh
các em. Chúng ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng đối với học sinh lại cả


12
một thế giới trừu tượng. Nếu ta không hướng dẫn quan sát, nhận xét để ghi nhớ
và có cảm xúc thì khó mà làm giàu thêm vốn hiểu biết của các em. Thông qua
các bài Tập đọc giáo viên bồi đắp thêm vốn từ ngữ cho học sinh. Giờ Luyện từ
và câu giúp học sinh hiểu biết thêm nhiều từ ngữ mà học sinh được học trong
chủ đề, chủ điểm. Ngồi ra giáo viên cần tích cực cho học sinh đọc sách. Đọc
sách ở thư viện hàng tuần theo lịch của lớp vào thứ tư mỗi tuần. Giáo viên có thể
mượn cho học sinh mang sách về nhà đọc thêm. Có đọc sách học sinh mới bết
thêm nhiều từ ngữ và làm giầu thêm vốn từ ngữ ít ỏi của mình.
* Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Đối với chủ điểm đến trường: Thông qua bài tập đọc “ Nhớ lại
buổi đầu đi học”, giáo viên liên hệ thực tế với học sinh:
+ Hôm ấy ai đưa em đi học, em hãy kể lại cảnh vật trên đường đi có gì
thay đổi. Tâm trạng của em khi bước vào trường, lớp học. Tình cảm của em
dành cho thầy cô, bạn bè và ngôi trường của em ?
Em Cao Hà Diệu Ly đã kể: Hôm ấy mẹ đưa em đến trường. Em đi trên
con đường làng mềm như dải lụa.
Ví dụ 2: Khi dạy về chủ đề người lao động trí óc. Thơng qua câu chuyện “

Ơng tổ nghề thêu”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết ai là người lao động
trí óc. Giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát 4 bức tranh và trả lời câu hỏi: “
Những người trong tranh là ai ? Họ đang làm gì ?”. Ngồi ra giáo viên cần liên
hệ với học sinh: “ Trong gia đình em ai là người lao động trí óc hoặc em nói về
một người lao động trí óc nào đó mà em biết.”
Hay để dạy tốt bài “Nói về q hương”, thì giáo viên chọn ngày đẹp trời,
chọn cảnh vật để nâng cao khả năng quan sát cho học sinh . Giáo viên định
hướng và cho học sinh quan sát cảnh vật có gì đẹp, thơ mộng khơng.
2.3.3.3. Dạy tích hợp với các mơn học khác.
Trong chương trình lớp 3, các mơn học Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, học
sinh cũng được học theo các chủ đề chủ điểm hoặc các bài học liên quan đến
kiến thức mà học sinh có thể vận dụng vào viết đoạn văn theo đề đã học.
Ví dụ 1: Khi học sinh viết đoạn văn về chủ đề “ Quê hương”, giáo viên sẽ
hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm qua môn Tự nhiên và xã hội. Các bài “ Cuộc
sống quanh em”. Học sinh được quan sát các bức tranh về làng quê và đô thị và
trả lời các câu hỏi:
+ Em sống ở tỉnh hoặc thành phố nào ?
+ Nơi em sống là làng quê hay đơ thị ?
+ Người dân nơi đây làm nghề gì ?
+ Em đã làm gì để thể hiện lịng u q hương?
Ví dụ 2: Khi kể về người hàng xóm, giáo viên kết hợp với môn Đạo đức:
“ Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng”. Giáo viên có thể liên hệ với học sinh
qua gợi ý: “ Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm của em đối với hàng xóm,
láng giềng?”
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ
thuật để viết đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc.


13
2.3.4.1. Dùng các biện pháp nghệ thuật.

Đây là phần kiến thức mới trong nội dung chương trình mơn Tiếng Việt 3
mới. Trong văn học có rất nhiều biện pháp nghệ thuật, song ở chương trình
Tiếng Việt 3 chỉ đề cập đến hai biện pháp nghệ thuật điển hình đó là: Biện pháp so
sánh và nhân hóa.
Vậy vì sao chúng ta cần dạy tốt và chú trọng đến biện pháp nghệ thuật khi
rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh ?
Biện pháp so sánh có tác dụng: làm cho câu văn cụ thể, có hình ảnh. Tác
dụng của biện pháp nhân hoá giúp cho sự vật được miêu tả sinh động, gần gũi,
dễ hiểu hơn.
Đối với hai biện pháp nghệ thuật này sách hướng dẫn học có nhiều loại
hình bài tập song ta có thể quy về hai dạng bài chủ yếu đó là:
+ Tập cho học sinh viết câu, có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hố. Ở mỗi chủ đề, bài học, giáo viên cần đưa ra các từ ngữ để học sinh đặt
câu. Khi vận dụng vào viết đoạn văn, học sinh đã có sẵn.
Ví dụ: Khi học về chủ đề “ Quê hương”, giáo viên có bài tập: Đặt câu có
hình ảnh so sánh với các từ sau: mặt trời, cánh đồng lúa, lũy tre, dịng sơng.
- Học sinh tập đặt câu có hình ảnh so sánh:
+ Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ.
+ Dịng sơng nước xanh biếc như ngọc.
+Mặt trời như quả cầu lửa.
Đây là những câu văn mà học sinh có thể vận dụng vào viết đoạn văn kể
về cảnh đẹp quê hương.
Học sinh Bùi Ngọc Hân đã viết: “ Cánh đồng lưa quê em như tấm thảm
khổng lồ” . Cao Hà Diệu Linh viết: “Con đường em đi mềm như dải lụa”. Ví dụ:
Khi học về chủ đề “ Người lao động trí óc”, giáo viên có bài tập: Đặt câu có
hình ảnh so sánh với các cụm từ sau: cô giáo, cô y tá….
- HS sẽ đặt các câu có hình ảnh so sánh:
+ Cơ giáo em hiền như cô tấm.
+ Cô y tá như một nàng tiên áo trắng.
Từ đó học sinh sẽ liên hệ tốt trong bài văn kể về người lao động trí óc.

2.3.4.2. Đa dạng hóa các hoạt động học tập và phương tiện dạy học
trên lớp, lồng ghép quan sát thực tế.
Đối với học sinh tiểu học tư duy chưa phát triển, nên quan sát là phương
pháp giúp học sinh tiếp cận nhanh nhất với kiến thức trong thực tiễn.
Khi dạy về cảnh đẹp, giáo viên cho HS quan sát cảnh cánh đồng lúa, dịng
sơng q hương, đầm sen hay cảnh nương lúa, nương ngô. Học sinh sẽ quan sát
được về khung cảnh, màu sắc và những chi tiết có liên quan đến cảnh đẹp của
quê hương. Học sinh không những quan sát bằng mắt mà còn qua sát bằng các
giác khác như: ngửi mùi thơm của cánh đồng lúa, nghe tiếng suối chảy, nghe
tiếng rì rào của gió…Học sinh sẽ ghi chép lại và hồn chỉnh đoạn văn.
Áp dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, giúp học sinh thích thú và
mang lại hiệu quả cao trong dạy hoc. Với bài kể về cảnh đẹp đất nước hay các lễ


14
hội hoặc các trận thi đấu thể thao. Giáo viên có thể trình chiếu để học sinh tiếp
cận nhanh với các kiến thức mà học rất trừu tượng. Trong tiết học giáo viên áp
dụng các phương tiện dạy học để giúp học sinh quan sát, lắng nghe qua các bức
tranh sinh động mà giáo viên đã chuẩn bị. Là đối tượng HS miền núi các em
chưa có điều kiện đi thăm quan hoặc ít khi được xem các trận thi đấu thể thao.
Thông qua các clip ghi lại các cuộc thi đấu thể thao, các lễ hội hay cảnh đẹp của
đất nước mà giáo viên giới thiệu cho học sinh xem là rất bổ ích.
2.3.5. Giải pháp thứ năm: Giúp học sinh viết đoạn văn bằng cách liên
kết đoạn chặt chẽ. Xây dựng kế hoạch bài học linh hoạt, sáng tạo.
Theo mục tiêu của chương trình Tiếng Việt lớp 3. Học sinh tập viết đoạn
văn ngắn theo gợi ý. Vì vậy khi viết văn, học sinh thường trả lời các câu hỏi. Có
những gợi ý trong sách học sinh đơi khi khơng theo trình tự lơ gich. Vì vậy giáo
viên cần hướng dẫn học sinh viết theo trình tự, cấu trúc: Tổng – Phân –Hợp. Tức
là câu mở đầu của đoạn văn là câu khái quát, giới thiệu toàn bộ đoạn văn. Đây
chính là phần mở bài của bài văn khi học sinh học lên lớp 4,5.

Tiếp theo học sinh sẽ viết tiếp đoạn văn kể về sự việc, hiện tượng, Đối với
loại bài kể, tả ngắn về phong cảnh giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết theo
một trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, đối với loại kể về người, học
sinh cần kể từ hình dáng, đến cơng việc, tình cảm của người đó.
Ví dụ: Khi học sinh viết về cảnh đẹp q hương. Giáo viên hướng dẫn học
sinh viết câu mở đoạn giới thiệu quê hương của em ở đâu, sau đó học sinh sẽ kể
về các cảnh đẹp ở quê hương mình: dịng sơng, cánh đồng lúa, dãy núi, đồi, con
suối…Tiếp theo học sinh sẽ viết cụ thể một cảnh đẹp nổi bật của quê hương,
chẳng hạn như: cảnh đầm sen, cánh đồng,….
Phần kết đoạn là phần những gì mà học sinh đã viết ở trên. Lên lớp 4,5,
các em sẽ viết thành kết luận của bài văn. Đối với phần này, học sinh có thể viết
1,2 câu nói lên tình cảm và mơ ước của mình.
Để tiết học Tập làm văn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, tạo cho học sinh hứng
thú, u thích mơn học, giáo viên cần tạo cho các em thói quen đọc sách báo khi
ở trường, ở nhà. Trong các tiết học, cần cho học sinh được nói lên ý kiến của
mình, tăng cường sự khích lệ, động viên học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý
khi xây dựng kế hoạch bài học:
- Nghiên cứu nội dung, mục đích yêu cầu cần đạt của bài học;
- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị (hay vật thật thay thế), tìm kiếm thơng tin, tra
cứu ngữ liệu điện tử dạy học phù hợp;
- Đánh giá đối tượng học sinh (năng lực cá nhân) đối với môn học, bài
học;
* Ví dụ minh họa cụ thể tiết dạy Tập làm văn tuần 11 lớp 3: Bài: Nói về
quê hương.
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (Bài
tập 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :



15
Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương. Tranh ảnh về quê hương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc lá thư đã viết ở tuần 10.
- Cả lớp và GV nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (Khởi động)
- Cả lớp hát bài “ Quê hương tươi đẹp”
- Giáo viên chiếu một số bức tranh chụp về cánh đồng lúa, dòng sông.
- HS quan sát và giáo viên liên hệ gới thiệu bài.
2. Hướng dẫnnói về quê hương.
Đê bài: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau...
- 1HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK trang 92
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
* GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: Em kể về quê hương của em
hoặc nơi chúng ta đang sinh sống.
GV nêu câu hỏi HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét và sửa cho học sinh về cách dùng từ ngữ . Nói câu hồn
chỉnh. Thể hiện tình cảm , cảm xúc của mình.
- 1HS dựa vào câu hỏi gợi ý tập nói trước lớp để lớp nhận xét.
*GV gợi mở cho HS:
+ Quê em ở Thọ Xuân hoặc Ngọc Lặc là nơi em sinh ra và lớn lên hay là
quê ngoại, quê nội của em.
- Giáo viên cho HS quan sát tranh về quê hương: Cánh đồng lúa chín, con
đường, đầm sen…
+ Học sinh kể về một số cảnh đẹp ở quê hương.

+ Kể về những cảnh đẹp gắn liền với đời sống của các em: Ngôi nhà sàn
làm cho làng mạc trở nên đẹp hơn, mỗi ngôi nhà là một kiểu dáng, riêng rất đẹp
hoặc những cánh đồng lúa xanh rờn đã tô điểm cho phong cảnh quê hương em
trở nên đẹp hơn.
- Hướng dẫn học sinh nói về tình cảm của mình dối với q hương.
+ Nói về tình cảm của mình đối với q hương; Em ln u quý và tự
hào về quê hương mình. Em sẽ nhớ mãi hình ảnh thân thương của Ngọc Lặc quê
em (hoặc Thọ Xn q em)…
* HS tập nói theo nhóm đơi. Sau đó trình bày bài trước lớp.
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
*Hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
GV yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn đủ ý và liên kết đoạn chặt chẽ.
- HS viết bài. GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố dặn dò:


16
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS về viết lại những gì em kể về quê hương.
2.3.6. Giải pháp thứ sáu: Xây dựng các tiết dạy, lấy ý kiến đóng góp
của tổ chun mơn về nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân
môn Tập làm văn lớp 3.
Bản thân đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn, đề xuất dự giờ dạy tiết Tập làm văn để trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm về
cách hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, cụ thể bài: Nói về quê hương – Tiết Tập
làm văn lớp 3 tuần 11 (ngày dạy16/11/2021). Sau khi kết thúc dự giờ, tổ đã tiến
hành họp rút kinh nghiệm tiết dạy có sự tham gia của đồng chí Phó Hiệu trưởng
– Phụ trách chun mơn. Các thành viên trong tổ đã đóng góp ý kiến, trao đổi
tiết dạy và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong dạy học phân môn Tập làm
văn lớp 3.

Bản thân nhận thấy rằng, để nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học
phân môn Tập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả, giáo viên cần nắm vững các phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học, tranh thủ sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
tổ chuyên môn và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, mạnh dạn
đăng kí các tiết dạy để đồng nghiệp dự giờ, đóng góp ý kiến, từ đó rút kinh
nghiệm cho bản thân, đồng nghiệp để có cách giảng dạy phù hợp mang lại hiệu
quả cao, góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp
3.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại lớp bản thân đang
trực tiếp giảng dạy – lớp 3B, tôi nhận thấy đa số học sinh đã biết cách viết một
đoạn văn hoàn chỉnh, đủ ý, giàu cảm xúc. Đến thời điểm giữa học kì II
(30/3/2021) tơi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức
khảo sát trực tiếp số học sinh khối 3 hai lớp 3A và 3B để thấy được hiệu quả các
giải pháp bản thân đã đề xuất trong quá trình nghiên cứu và vận dụng.
* Nội dung: Khảo sát thực tế về việc học sinh vận dụng các kiến thức đã
học phân môn Tập làm văn thông qua bài kiểm tra
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học&THCS Lộc
Thịnh - Ngọc Lặc (Tổng số 55 học sinh)
Thời gian khảo sát: Tháng 3 năm 2021
ĐỀ KHẢO SÁT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3
Thời gian làm bài 40 phút
Đề bài: Em hãy viết (từ 5 – 7 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật
mà em đã được xem.
Đây là kết quả bài làm của 2 lớp dùng để đối chứng sau khi áp dụng.
Bài làm học sinh lớp 3A


17


Bài làm học sinh lớp 3B

- Kết quả điều tra, khảo sát:
Số HS
được
Kết quả khảo sát
ST Lớp khảo sát Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
T
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
3A
27
8
29,6
17
63,0
2
7,4
2
3B
28
12

42,9
16
57,1
0
0
Tổng
55
20
36,4
33
60,0
2
3,6
- Tổng hợp số liệu khảo sát:


18
TT
1
2

Thời điểm
Học kì I
Học kì 2

Hồn thành tốt
4
20

Hồn thành

32
33

Chưa hồn thành
19
2

Biểu đồ so sánh dữ liệu khảo sát:

Qua kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy chất lượng viết đoạn văn của
lớp tôi dạy từng bước đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã biết cách trình bày
bài viết, biết cách dùng từ ngữ, liên kết câu trong đoạn văn chặt chẽ,biết sử dụng
các hình ảnh trong đoạn văn, các em đã thực sự u thích mơn học. Kết quả trên
đã được nhà trường, tổ chuyên môn trực tiếp đánh giá, một lần nữa đã giúp tôi tự
tin và khẳng định tính hiệu quả của việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3. Đây là động lực
để tôi cố gắng phấn đấu trong những năm học tiếp theo.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là một phân mơn khó. Bởi ở
lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, việc diễn đạt ngôn
ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ…Điều
này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân mơn Tập làm văn nói
riêng. Để viết được một đoạn văn, bài văn hay ngoài những kiến thức cơ bản,
vốn sống, xây dựng cảm xúc cho học sinh thì việc hình thành câu văn, đoạn văn
là hết sức quan trọng.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng một số giải pháp nâng
cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3, bản
thân đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác dạy học như sau:
- Trong mỗi tiết dạy, GV cần tạo được khơng khí thoải mái, thi đua lẫn

nhau trong học tập, ln động viên khích lệ để các em cố gắng vươn lên, đặc
biệt là những học sinh chậm tiến bộ.
- Thường xuyên thay đổi và vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển năng lực của học
sinh.


19
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp trước khi lên lớp.
- Trong các tiết học, cần chú trọng rèn cho học sinh kỹ năng nói, trình bày
miệng bài nói trước lớp, trước khi làm bài viết, tạo cho các em nhiều cơ hội được
diễn đạt trước lớp, để các em mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt đối với những học sinh
còn hay dụt dè, nhút nhát.
- Giáo viên cần chuẩn bị kĩ hệ thống các câu hỏi gợi mở đối với từng bài
viết. Cần lưu ý học sinh các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong
đoạn văn thêm sinh động.
- Ngoài ra phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố gia đình- nhà trường- xã hội
để giáo dục các em thành những con người phát triển tồn diện.
- Bản thân mỗi GV phải ln tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, nâng cao vốn sống, sự hiểu biết để có kiến thức tốt
truyền đạt cho học sinh.
Do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn nhà
trường cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân giáo viên và học sinh, chất
lượng viết văn lớp chủ nhiệm đến nay đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tất cả những
điều đó đã chứng minh được hiệu quả đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm với lĩnh vực mà bản thân đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất áp dụng.
Bản thân mong rằng sáng kiến sẽ tiếp tục được phát triển, mở rộng hơn nữa.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Tập làm văn ở Tiểu học để giáo viên được tham gia trao đổi, học tập,
rút kinh nghiệm. Ưu tiên cho những cá nhân có ý tưởng đề xuất nghiên cứu về
lĩnh vực, được tham gia đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu và mở rộng phạm vi
ứng dụng của sáng kiến.
* Đối với Nhà trường:
Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm
văn. Tạo điều kiện cho cá nhân được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi
nghiên cứu của sáng kiến.
* Đối với Giáo viên:
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề.
Tiếp tục tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân mơn Tập làm
văn. Có ý kiến trao đổi, thảo luận về lĩnh vực ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
đồng nghiệp đưa ra, đề xuất phạm vi mở rộng của sáng kiến.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc đưa ra “ Một
số giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn trong dạy học phân môn Tập
làm văn lớp 3 tại trường Tiểu học &THCS Lộc Thịnh – Ngọc Lặc ”. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng trình bày, song chắc chắn rằng khơng tránh khỏi những sai
sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường, các tổ


20
chuyên môn, Hội đồng khoa học Ngành để sáng kiến được hồn thiện và áp
dụng rộng rãi hơn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lộc Thịnh, ngày 30 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.
Người viết

Đỗ Thị Thuận


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học NXBGD-BGD&ĐT/2007
- SGV Tiếng việt 3- NXBGD/2010
- SGK Tiếng Việt 3- NXBGD/2010

DANH MỤC


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thuận
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học &THCS Lộc Thịnh

TT

1

2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Một số biện pháp luyện tập
về từ và câu cho học sinh Phòng GD& ĐT
lớp 3 ở trường Tiểu học Cao
Ngọc Lặc
Thịnh.
Một số giải pháp nâng cao
chất lượng viết đoạn văn
trong dạy học phân mơn
Phịng GD& ĐT
Tập làm văn lớp 3 tại
Ngọc Lặc
trường Tiểu học &THCS
Lộc Thịnh – Ngọc Lặc ”

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C


2015 - 2016

A

2020 - 2021



×