Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 khi dạy phân môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.1 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHI DẠY PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hải I
SKKN thuộc môn: Lịch sử và Địa lí

1


THANH HÓA NĂM 2021

2


MỤC LỤC
TT
Nội dung
1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5 Những điểm mới của SKKN


2 PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tính thiết yếu của việc dạy mơn lịch sử.
2.1.2. Đặc điểm môn lịch sử lớp 5.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
2.2.1. Thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn.
2.2.3. Số liệu thống kê.
2.3. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh.
2.3.1. Xây dựng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài.
2.3.3. Sử dụng tối ứng dụng công nghê thông tin vào trong các bài hoc.
(Điểm mới của SKKN)
2.3.4. Kế hoạch bài học minh họa ( Lịch sử lớp 5)
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
2.4. Hiệu quả của SKKN.
2. 4.1. Hiệu quả.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm.
3 PHẦN 3. Kết luân, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

3

Trang
1
1
1
2
2

2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
10
14
19
19
19
20
20
20


4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 lý do chọn đề tài
Bác Hồ từng nói “Có tài mà khơng có đức, là người vơ dụng. Có đức mà
khơng có tài, làm việc gì cũng khó”. Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và
đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức, có tài để phục vụ đất
nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ,
thể ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối chất, thẩm mỹ và kỹ năng

nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học
công nghệ.
- Mơn Lịch sử và Địa lí cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và
quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến
thức đó trong đời sống và sản xuất. Cùng với mơn Tiếng Việt và Tốn học, mơn
Lịch sử và Địa lí là mơn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học. Qua nhiều
năm giảng dạy ở khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nên việc dạy
và học phân mơn Lịch sử cịn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh.
- Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số
tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển
ở học sinh các kỹ năng quan sát, mơ tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ
giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực
tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình u đất nước, hình thành thái
độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết
khoa học của học sinh. Để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả
năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc.
- Với trăn trở hiện nay, tại sao các em có thể hiểu rất nhiều về lịch sử các
nước nhưng lại mù mờ về lịch sử của chính dân tộc mình. Chúng ta khơng trách
các em thờ ơ, mà hỏi tại sao chúng ta không đưa lịch sử dân tộc đến với các em
bằng cách nào đó vừa gần gũi vừa hứng thú, để các em tiếp nhận một cách dễ
dàng hơn, không cứng nhắc khô khan. Phải làm sao để các em tự khám phá, để
biết, để hiểu và chắc chắn khi đã biết đã hiểu thì các em sẽ yêu mến và những
giờ học lịch sử sẽ trở nên hứng thú say mê hơn. Do đó tơi đã chọn đề tài: “Giải
pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 khi dạy phân môn Lịch sử”.
Hy vọng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thật nhỏ bé làm rạng danh những
trang sử vàng dân tộc, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân
tộc Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:

+ Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn khác.
+ Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thơng tin để
giải đáp.
+ Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
+ Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về mơi trường xung quanh các em.


5
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
+ Tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với học sinh.
Từ những giờ học trên lớp, các em biết, hiểu - yêu mến - tự hào hơn về đất
nước, con người Việt Nam. Từ đó các em thấy được trách nhiệm vinh dự của
người đội viên đối với quê hương đất nước, với tổ quốc thân yêu để làm rạng
danh nước Việt trên toàn cầu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Đơng Hải I - Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Khai thác kiến thức từ kênh hình.
- Hình thành khái niệm và biểu tượng lịch sử.
- Kể chuyện lịch sử.
- Phương pháp vấn đáp.
Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với học sinh, giúp
học sinh nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng thái độ. Khơng có phương
pháp nào là vạn năng cả, chính vì vậy trong một tiết dạy để đạt hiệu quả cao
nhất đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự sử dụng phối hợp hợp lý các phương

pháp dạy học khác nhau. Với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ tiếp nhận của
học sinh. Khi dạy lịch sử cần lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với
tình hình giảng dạy chung và đặc trưng riêng của các bài lịch sử.
Một số hình thức dạy học phần lịch sử:
- Dạy trong lớp học:
+ Dạy cả lớp
+ Dạy học theo nhóm
+ Dạy cá nhân
- Dạy ngoài hiện trường:
+ Dạy cả lớp
+ Dạy theo nhóm
+ Dạy cá nhân
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiêm:
- Sử dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các bài học.
- Tăng cường hoạt động trải nghiệm trong dạy học.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tính thiết yếu của việc dạy môn lịch sử
- Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều
mang trong mình dịng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung
một mái nhà nước Việt. Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch
sử nước ta. Cũng như câu nói của Bác: “ Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam.” Khơng biết khơng hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải
làm sao cho các em biết - hiểu - yêu mến - tự hào về lịch sử dân tộc. Trách
nhiệm nặng nề vẻ vang này là của mỗi giáo viên. Người giáo viên là người lãnh


6
sứ mệnh cao cả đó. Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch
sử hào hùng của ơng cha ta. Nhưng làm được điều đó trước hết người giáo viên

phải có kiến thức, am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên đã yêu
mến - tự hào, thì mới thực sự làm trịn trách nhiệm vẻ vang đó.
- Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học, trong đó người giáo viên ln giữ vai trị tổ chức chỉ đạo, học sinh tích
cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách
nhiệm. Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt
động và hợp tác. Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong q trình học
nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả
cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới. Bằng sự khám
phá của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá
ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học
hơn ngàn lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên .
Trên đây là một số cơ sở lí luận và tình hình thực tế dạy học môn lịch sử
lớp 5 mà tôi đã gặp phải. Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn
lịch sử như thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh là một điều mà
tơi và các đồng nghiệp rất quan tâm.
2.1.2. Đặc điểm môn lịch sử lớp 5
- Sách giáo khoa lớp 5 biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh
Tiểu học, không quá tải về kiến thức. Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học. Giúp học sinh tự rèn tại lớp, ở nhà. Nhằm giúp học sinh
có ý thức tự giác trong học tập.
- Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ
bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự thời
gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền
thuyết hay phóng tác, hư cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử,
còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của
các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội.
- Nội dung dạy học: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858-1945): Các
cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam;
Cách mạng tháng tám 1945 và tuyên ngơn độc lập (2/9/1945); Chín năm kháng

chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1946 -1954); thực dân Pháp trở lại xâm lược;
Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến; Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất nước (1954 -1975).
Đất nước thống nhất, cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa (1975 - đến nay).
Thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi thuận lợi cho giáo viên và học sinh
về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện nhà trường hiện có.
- Hiện nay các nguồn thơng tin từ sách báo, truyền hình truyền thanh khá
phong phú, thơng tin mạng cập nhật đầy đủ, phần nào giúp giáo viên tự học hỏi
nâng cao tay nghề. Nội dung sách giáo khoa phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh .


7
- Luôn được sự ủng hộ động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, nhất là
chị em trong khối 5.
- Bản thân là giáo viên ®· trùc tiÕp dạy ở khối lớp 5.
- Đồ dùng dạy học cũng được trang bị, một số đồ dung tự làm đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Khó khăn
- Lớp có nhiều các em có hồn cảnh khó khăn, gia đình chưa có sự quan
tâm nhiều đến việc học của học sinh.
- Học sinh hiểu biết rất mơ hồ về lịch sử. Thậm chí cịn nhầm lẫn giữa nhân
vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không nhớ nhân vật
lịch sử với sự kiện lịch sử hay mốc thời gian lịch sử, không hứng thú tập trung
học tập khi đến giờ học lịch sử.
- Cơ sở vật chất nhà trường cịn thiếu, chưa có phịng chức năng, Đồ dùng
dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đủ và phong phú.
- Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo.

2.2.3. Số liệu thống kê
Khi mới nhận các em lớp của tôi, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy
lịch sử đầu năm, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 8 em học
mơn này một cách tích cực, khoảng 16 em học trung bình, còn lại 10 em học rất
thụ động. Các em chỉ thụ động nghe và biết những sự kiện, nhân vật lịch sử mà
nội dung bài nhắc đến, các em chưa hứng thú tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về
những gì các em cần phải tìm hiểu.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả đạt như sau:
- Lớp chủ nhiệm 5A
Sĩ số: 34 học sinh
Hoàn thành tốt
SL
%
8
23.5

Hoàn thành
SL
%
21
61.8

Chưa hoàn thành
Sl
%
5
14,7

Ghi chú


2.3. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của HS
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân mơn lịch sử lớp 5 thì
việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan
trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với
từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới
sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trị là q trình tự giác, tích cực, tự
vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển.
Dạy môn lịch sử người giáo viên cần sử dụng các phương pháp đặc trưng
của nhiều môn học khác nhau, do chính tính tích hợp của nội dung. Đề cao vai
trò chủ thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt
động học tập. Giáo viên cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn
của học sinh vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học. Qua
thời gian nghiên cứu, tìm tòi và những năm đúc rút kinh nghiệm của bản thân, cá
nhân tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
lịch sử lớp 5, cụ thể:


8
- Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu kiểm tra giao cho học
sinh thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết. Tổ chức các hoạt động như trị chơi
học tập, sắm vai… Qua đó giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
- Dạy học như vậy thực chất là việc tổ chức cho học sinh học trong hoạt
động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo để học sinh tự phát hiện và tự
chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của
cuộc sống. Đó là dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh.
- Người giáo viên cần phải dạy tự học cho học sinh: trong nhà trường học
sinh không thể học hết khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng nhanh
chóng trong mọi lĩnh vực. Việc học tập cần phải diễn ra suốt đời của học sinh.
Nhà trường cần rèn cho các em khả năng tự học ngay trong qúa trình học tập ở
trên ghế nhà trường. Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả dạy tự học. Đề cao vai

trị chủ thể của học sinh trong học tập chính là điều kiện quan trọng cho việc dạy
tự học. Bởi vì học là “sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ
lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngồi”.
2.3.1. Xây dựng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Vận dụng và kết hợp các phương pháp trên nguyên tắc: học sinh được tự
hoạt động để phát hiện, nhận thức kiến thức.
- Tổ chức học sinh thu nhập, tìm kiếm và chọn lựa các thơng tin về lịch sử.
Trên cơ sở các nguồn tri thức (sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phương
tiện nghe nhìn,…) và vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống hố kiến thức bước đầu khái qt hố, tìm
ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
- Tổ chức cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu (hiện vật, tranh ảnh,
bản đồ,…) thơng qua đó học sinh tái hiện được sự việc đã diễn ra. Vì lịch sử là
việc đã xảy ra, có thật và tồn tại khách quan. Nhận thức lịch sử phải thông qua
các “dấu vết” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật đã diễn ra.
- Tổ chức cho học tập cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân với mục đích tăng
cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển
mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò .
- Vận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện ở địa phương để tổ chức cho
học sinh học ngoài lớp, cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, văn hố, các
dấu vết quá khứ ,…
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách học phân môn lịch sử theo từng loại bài
2.3.2.1. Loại bài dạy về sự kiện lịch sử:
Khi dạy dạng bài về sự kiện lịch sử chiếm phần lớn chương trình lịch sử
lớp 5, khoảng 29 bài. Tôi tiến hành như sau:
* Định hướng mục tiêu bài dạy, xác định nhiệm vụ học tập với học sinh
(giới thiệu bài)
- Giáo viên phải nêu được vấn đề vừa có tính khái qt vừa có tính cụ thể
để học sinh tư duy và nhận thức được vấn đề mà giáo viên đưa ra, hướng học

sinh vào vấn đề cần giải quyết.
- Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt, phần nêu
vấn đề của giáo viên phải đạt các yêu cầu:


9
+ Lời dẫn phải xúc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh. Giáo viên có
thể khéo léo liên hệ giữa bài cũ và bài mới. (Đây là một trong những yếu tố lôi
cuốn sự hứng thú của người học)
+ Phải đề cập được cốt lõi của bài học
+ Gợi trí tị mị của học sinh.
Ví dụ: Bài: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Phần giới thiệu giáo viên nói: Đảng ta đã được thành lập trong thời gian
nào? Đảng đã ra đời ở đâu? Trong hoàn cảnh như thế nào? Ai là người giữ vai
trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài học hôm nay
sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi này.
Phần hoạt động tổng kết - dặn dị GV có thể cho học sinh quan sát một số
hình ảnh về Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
* Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu:
- Các sự kiện lịch sử trong chương trình lớp 5 khơng trình bày theo một hệ
thống chặt chẽ như các cấp học sau, do đó vịêc tất yếu khơng thể khơng tiến
hành là phần giới thiệu bối cảnh và dẫn dắt sự kiện: Giáo viên trình bày các sự
kiện các sự việc, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tả hay kể
chuyện - đây là một trong những phương pháp đặc trưng khi dạy lịch sử. Khi kể
chuyện giáo viên cần chú ý:
+ Tơn trọng tính chân thật của lịch sử.
+ Không kể chuyện quá dài, lấn át cả thời gian học sinh tiếp xúc với cứ liệu
lịch sử.
+ Khi giới thiệu về bối cảnh lịch sử tôi thường kể cho học sinh nghe một
câu chuyện mà phần kết thúc là nội dung chính các em sẽ phải tìm hiểu ở trong

bài học nên thời gian kể chuyện chỉ gần 5 phút. Câu chuyện tơi kể khơng địi hỏi
các em phải nhớ toàn bộ nội dung, song yêu cầu các em nắm được những tình
tiết chính và đó là cơ sở để tiến hành những hoạt động kế tiếp.
- Học sinh làm việc với SGK (đọc thầm) để có những hình ảnh cụ thể về sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
- Tổ chức đàm thoại để tìm hiểu mục đích hay ngun nhân diễn ra sự kiện.
Dẫn dắt học sinh đi dần tới nội dung chính của bài. Thường là những câu hỏi
liên quan tới phần mà các em vừa đọc thầm, những câu hỏi tương đối dễ. Vì vậy
giáo viên nên ưu tiên cho những học sinh nhút nhát, học sinh yếu giúp các em
mạnh dạn trong giờ học.
Ví dụ: Bài “ Thu - Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
- Để giảng nguyên nhân xuất hiện chiến dịch, tôi treo bản đồ hành chính
Việt Nam, để học sinh chỉ được 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đó nắm vững
được vị trí của căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, tìm hiểu ngun nhân, mục đích của chiến
dịch. Học sinh trả lời cá nhân.
- Giáo viên chốt và dẫn dắt học sinh tìm hiểu về diễn biến và ý nghĩa lịch
sử của chiến dịch.
* Tổ chức cho học sinh làm việc (Tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà
giáo viên nêu ra thơng qua hoạt động nhóm).


10
- Quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, học sinh tự khám
phá, phát hiện, tự tìm ra chân lý nên việc tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến,
thảo luận trong nhóm để rút ra những ý kiến chung sẽ làm cho học sinh hứng thú
hơn. Qua việc học hỏi, hợp tác mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và
nhớ lâu.
- Để giảng về diễn biến của chiến dịch: Tôi giới thiệu lược đồ của chiến
dịch để học sinh nắm được. Kết hợp khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ,…Vì

đó là những phương tiện giúp học sinh tái hiện những sự kiện lịch sử trong quá
khứ. Nhờ tự các em tìm kiếm, diễn tả bằng lời diễn biến chiến dịch có sự hỗ trợ
của kênh hình sẽ giúp các em nhớ kỹ, hiểu sâu, những kiến thức lịch sử mà học
sinh thu nhận được. Góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lịch sử, đồng thời
cịn phát triển trí óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngơn ngữ của học sinh.
- Phát huy tính tích cực chủ động và độc lập suy nghĩ của học sinh, tạo tính
tự tin trong học tập.
*Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận

Tổ chức dạy học theo nhóm
- Giáo viên cho học sinh nhận xét đánh giá ý kiến của các nhóm, cần bổ
sung gì hoặc học sinh có thể có câu hỏi giao lưu cùng bạn.
- Sau mỗi nhóm thảo luận xong giáo viên nên khéo léo dùng kiến thức mà
học sinh đã biết để liên hệ giữa câu hỏi nhóm này với nhóm khác, giúp học sinh
thấy cơng việc của nhóm mình và của bạn có liên hệ chặt chẽ với nhau không
thể tách rời, công việc mình làm khơng thể thiếu. Điều này giúp các em tự tin và
mạnh dạn hơn trong giờ học và cử đại diện trình bày lại diễn biến theo phiếu học
tập của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu thiếu).
- Có thể cho các học sinh thi đua với nhau bằng cách trực tiếp lên chỉ lược
đồ để nói lại diễn biến của chiến dịch theo lời văn của mình.
- Giáo viên làm trọng tài đánh giá hướng dẫn các em tới nhận định đúng và
chốt lại vấn đề cần nắm chắc. Giáo viên cần có tranh ảnh tư liệu sưu tầm được
để làm bằng chứng cho những báo cáo của học sinh, điều này làm các em sẽ vơ
cùng thích thú, sự khen ngợi của giáo viên cũng tạo hưng phấn giúp học sinh
học tốt hơn.


11
* Liên hệ mở rộng và giáo dục tư tưởng:
- Sau mỗi hoạt động để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đồng thời kiểm tra

xem có bao nhiêu em đã nắm chắc vấn đề, bao nhiêu em chưa nắm chắc được
nội dung cần đạt? Tôi thường cho các em làm một hoặc hai bài tập trắc nghiệm.
Đồng thời chốt nội dung cần nhớ trên bảng, sau các hoạt động thì tồn bộ nội
dung chính của bài đã có sẵn trên bảng lớp. Hình thức này tơi áp dụng cho mọi
loại bài của môn Lịch sử.
- Cuối tiết học, giáo viên có thể đặt những câu hỏi về nguyên nhân thất bại
hay thành công của chiến dịch. Từ bài học, giáo dục học sinh những suy nghĩ và
tình cảm đúng đắn, khơi gợi trong các em lòng tự hào dân tộc và xây dựng cho
các em ý thức học tập để sau này lớn lên em sẽ làm gì để xứng đáng với những
gì mà cha ơng đã để lại cho các em.
Ví dụ : Ở phần củng cố:
- Tơi yêu cầu các em lên thuyết minh về những bức tranh hay những bài
thơ các em đã sưu tầm được theo nhóm có liên quan đến chiến khu Việt Bắc để
các em có thể hình dung được căn cứ địa kháng chiến nơi Bác Hồ - Đảng Chính phủ đã hoạt động lâu dài để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp của ta.
- Để tái hiện lại khơng khí hào hùng của quân và dân ta trên trận đánh sông
Lô gây cho địch tổn thất lớn, tôi đã bật băng catset để các em cùng nghe ca khúc
“Sông Lô” của nhạc sĩ Văn Cao.
- Chính nhờ việc sử dụng phong phú đồ dụng dạy học giúp học sinh gần
gũi với các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn dễ gây cho các em ấn tượng sâu sắc,
hứng thú tìm tịi, học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu phát
triển năng lực chú ý quan sat, óc tị mị khoa học. Đặc biệt, nó phù hợp với đặc
điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em.
2.3.2.2 Loại bài dạy về nhân vật lịch sử
Loại bài này chỉ khoảng 6 bài trong chương trình .
Để học tốt bài Lịch sử dạng này, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh
ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với
đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống
và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp.
Với loại bài này, tôi tiến hành như sau:
* Định hướng mục tiêu bài dạy, xác định nhiệm vụ học tập với học sinh

- Bằng cách dẫn chuyện, giáo viên trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào
đó, cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử
(không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Thường là kết mở rộng bằng một
số câu hỏi gợi sự hứng thú, trí tị mị ở học sinh: Nhân vật đó là ai ? Đã có cống
hiến gì cho đất nước? Những việc Ơng làm có ảnh hưởng gì đến cơng cuộc giải
phóng đất nước?... Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài …
Ví dụ: Bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Ở phần này giáo viên có thể nêu: Ơng sinh năm 1867 mất 1940. Quê Ông ở
làng Đan Nhiệm, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp
xâm lược. Ơng là người thơng minh, học rộng, tài cao, có ý đánh đuổi giặc
Pháp.Với suy nghĩ của ơng: Nhật Bản là một nước châu Á “Đồng văn đồng
chủng”, nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. Vậy Ơng đã làm gì


12
để thực hiện được mong ước đó? Ơng là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài:
Phan Bội Châu và phong trào Đơng Du
* Tìm hiểu về sự nghiệp, thanh thế của nhân vật, những ảnh hưởng của
nhân vật đối với cơng cuộc giải phóng đất nước.
- Giúp học sinh tìm hiểu nội dung sách giáo khoa và hiểu biết đã có của mình
về nhân vật lịch sử đó. Cần nêu rõ những việc nhân vật đã làm. Những việc làm đó
có mục đích gì ? Có ảnh hưởng gì đến nhân dân, đến xã hội lúc bấy giờ.
- Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung,
dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ
ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do
giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Giáo viên cần đối chiếu với
những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để giáo viên và học sinh chủ động
trong bài học, cùng phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc sưu tầm,
đóng góp cho nhà trường. Chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh
khối lớp 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa phương

hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham
quan những nơi đó (học sinh đã được giáo viên tổ chức tham quan tượng đài
chiến thắng Hàm Rồng). Khác với cách dạy học trước đây, giáo viên là người
cung cấp thơng tin, cịn học sinh là đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy
học ngày nay là tổ chức để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự giác
chiếm lĩnh kiến thức đó.
- Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá
thể hiện phẩm chất cao q của nhân vật, có thể cho một hai nhóm tự đóng vai
để diễn lại, hoặc mỗi nhóm có thể có cách trình bày khác nhau như: Nói, viết,
vẽ,…
Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
Giáo viên chốt lại nội dung cần đạt.
* Liên hệ mở rộng: Tổ chức trò chơi học tập
- Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở
rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì: những thơng tin học sinh thu lượm được
cịn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đơi khi sai lệch hoặc
chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng
cho học sinh, gây cho các em sự hứng thú trong giờ học.
- Thơng qua trị chơi học tập giúp các em khắc sâu hơn kiến thức vừa đạt
được, đồng thời phát triển ở các em sự tìm tịi khám phá tri thức mới. Giúp các em
có năng khiếu được thể hiện mình. Tạo cho các em tính tự tin năng động hơn.
Các nhóm sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về nhân vật.
Ví dụ: Bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. Tơi cho các nhóm tự
thể hiện khả năng của mình như :
Nhóm 1: Sắm vai lại cuộc đối thoại giữa Bác và anh Lê.
Nhóm 2: Trưng bày và thuyết minh những tranh ảnh về Bác.
Nhóm 3: Trị chơi phóng viên hỏi - đáp những hiểu biết về Bác: Những địa
danh nào mang tên Bác? Những tổ chức hay giải thưởng nào được vinh dự mang
tên Bác, hoặc nói về Bác...
Nhóm 4: Thi hát, đọc thơ những bài có nội dung về Bác.



13
- Học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Vì vậy, tổ chức cho
học sinh đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài học Lịch sử.
Ví dụ: Bài: “Tiến vào dinh Độc lập”
Ở hoạt động: Tìm hiểu giờ phút đầu hàng của chính quyền Sài Gịn, tơi cho
học sinh trao đổi theo nhóm 6 và đóng vai (vai người dẫn chuyện, Dương Văn
Minh, chiến sĩ cách mạng)

Tổ chức trò chơi học tập - hình thức đóng vai
Qua những tình huống đó, giáo dục lòng biết ơn và tự hào về những anh
hùng dân tộc. Học sinh có thái độ trân trọng, bảo vệ những di tích lịch sử. Một
khi tự mình khám phá các em sẽ hiểu - yêu mến hơn.
Dù dạy dưới hình thức nào khi dạy Lịch sử giáo viên cần chú ý:
- Tập trung vào dạy cách học lịch sử cho học sinh.
- Giúp học sinh có nhu cầu học lịch sử và biết cách học.
- Coi trọng và khuyến khích học tập tích cực mơn lịch sử.
- Tơn trọng sự chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Không biến giờ học lịch sử thành giờ chính trị.
2.3.3. Sử dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các bài
học (Điểm mới của SKKN)
Trong những năm gần đây, việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo
khoa được thực hiện đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình khi thay sách
địi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Và một
trong những công cụ hiệu quả cung cấp cho giáo viên phương tiện làm việc hiện
đại đó là cơng nghệ thơng tin (CNTT ).
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã trở nên đại trà, phổ biến.
Một trong những mơn học thích hợp nhất với việc dùng bài giảng điện tử đó
chính là mơn lịch sử. Việc dùng những bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đoạn phim

trình chiếu lên màn hình chính là kênh hình trực quan, sinh động nhất, đánh


14
mạnh vào sự chú ý của các em học sinh nhất là học sinh tiểu học, giúp học sinh
tiếp thu bài một cách nhanh chóng và thực sự hiệu quả.
Ở trường tiểu học Đông Hải 1, những năm gần đây, nhà trường đã đầu tư
mua sắm máy chiếu, máy tính xách tay, bố trí cho giáo viên học ứng dụng phần
mềm power point, violet… vào soạn giảng. Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy
mỗi khi dùng bài giảng điện tử thì các em vơ cùng hứng thú, hoạt động sơi nổi,
tiếp thu bài tốt, nhất là với môn Lịch sử vốn là mơn học khơ khan thì bây giờ các
em đã có niềm đam mê với mơn này. Vì vậy, tơi tập hợp những kinh nghiệm của
bản thân mình trong q trình soạn giảng mơn Lịch sử bằng cơng nghệ thông tin
để chia sẻ với các bạn bè đồng nghiệp.
* Những bài có sử dụng hình ảnh minh họa.
Tranh ảnh minh họa là một phần không thể thiếu đối với tất cả các môn
học. Nhất là môn Lịch sử những hỉnh ảnh minh họa là rất quan trọng trong quá
trình dạy học, nó giúp cho học sinh khắc sâu bài học và hình dung được các sự
kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Trong mỗi bài lịch sử, giáo viên cần sử
dụng nhiều tranh nhưng đồ dùng dạy học hiện có khơng đáp ứng đủ. Cịn nếu
sưu tầm rồi in ra giấy thì cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Đối với trình
độ CNTT phát triển như hiện nay thì tất cả các bài lịch sử chúng ta đều có thể
sưu tầm được các tranh minh họa cho bài dạy của mình và lồng vào bài giảng
một cách dễ dàng mà không tồn thời gian và kinh phí.
* Ví dụ: Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Học xong bài này, học sinh biết:
+ Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
+ Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trong đại, đánh dấu thời kì cách mạng
nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

Do vậy giáo viên cần cung cấp cho học sinh về hình ảnh của Lãnh tụ
Nguyễn ái Quốc (năm 1930) và cuộc hành trình đi tìm con đường cứu nước suốt
30 năm của Người. Các hình ảnh, tư liệu lịch sử về bối cảnh ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.


15

Những hình ảnh liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng
* Một số bài có sử dụng phim tư liệu.
Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (phim tư liệu Bác Hồ đọc tuyên
ngôn Độc lập 2/9/1945)
Bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” (đoạn
phim tư liệu)
Bài 14: Thu - đông 1947, Việt Bắc “ Mồ chôn giặc Pháp” (đoạn phim Bom
trong chiến dịch Miền Bắc)
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. (đoạn phim tư
liệu)
Bài 17: Chiến thắng Điện Biên Phủ (đoạn phim tư liệu TW đang họp bàn
chiến dịch, đoạn phim tư liệu cuộc tiến công đợt 3)
Bài 26: Tiến vào dinh độc lập (đoạn phim cắm cờ trên Dinh Độc lập)
* Những bài có sử dụng lược đồ, bản đồ minh họa.
- Nhằm giúp cho học sinh hiểu, tiếp thu nhanh về mơn Lịch sử. Ngồi
những dụng cụ trực quan: bản đồ, lược đồ … yêu cầu người giáo viên dạy giáo
án điện tử, cần phải biết vận dụng hiệu ứng vào trong bài giảng khi sử dụng
lược đồ, bản đồ.
- Đối với học sinh tiểu học, phần đông các em đang ở độ tuổi hiếu động, tị
mị, thích sự mới lạ. Chính từ tâm lý đó, khi các em học phần lược đồ, bản đồ
bắt gặp phần hiệu ứng sẽ thu hút sự tập trung chú ý, ham thích học tập của các
em. Từ đó các em sẽ khắc sâu kiến thức và nhớ bài rất lâu.

Lịch sử lớp 5: Gồm có 3 bài thể hiện được tốt nhất.
Bài 14 : Thu - đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ


16

2.3.4. Kế hoạch bài học minh họa (Lịch sử lớp 5)
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, học sinh biết:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX .
- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống
thực dân Pháp.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án điện tử.
- Máy tính, máy chiếu …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU


17

1. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
+ Câu 1: GV chiếu hình chân dung của một nhà yêu nước và hỏi “Người trong
ảnh là ai”. HS giơ tay trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét và đưa ra dáp án.
(Nguyễn Trường Tộ)
+ Câu 2; câu 3 làm tương tự câu 1.

Giáo viên nhận xét, đánh giá chung cả lớp.

2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
GV u cầu hs đốn xem ơng là ai? và lần lượt trình chiếu các dữ kiện 1; 2;
3; ảnh chân dung. Hs giơ tay trả lời (Phan Bội Châu). GV nhận xét  đưa ra đáp
án. Và giới thiệu: Đầu thế kỉ XX, ở nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu
biểu do hai chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Trong
bài học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào yêu nước Đông du do
Phan Bội Châu lãnh đạo.
Và để các em hiểu rõ hơn về Phan Bội Châu chúng ta cùng nhau đi vào
hoạt động thứ nhất.
* Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thơng tin, tư liệu tìm hiểu được về Phan
Bội Châu. (Lần lượt từng học sinh trình bày thơng tin sưu tầm được của mình
trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi )
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thơng tin để viết thành tiểu sử của
Phan Bội Châu. (Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thơng tin và
ghi vào phiếu học tập của nhóm mình)
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp. (Đại diện 1 nhóm
trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến)


18
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, qua đó nêu những nét chính về
tiểu sử Phan Bội Châu: Ơng sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo,
giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi cịn rất
trẻ, ơng đã có nhiệt huyết cứu nước. Năm 17 tuổi Ông viết hịch “ Bình Tây thu
Bắc”- đánh thắng Pháp lấy lại xứ Bắc - để cổ động nhân dân chống Pháp. Năm

19 tuổi lập đội “ Thí sinh quân” để ứng nghĩa khi kinh thành Huế thất thủ nhưng
sự việc không thành. Năm 1904 ơng bắt đầu hoạt động đấu tranh giải phóng dân
tộc bằng việc khởi xướng và lập Hội Duy Tân một tổ chức yêu nước chống Pháp
chủ trương theo cái mới tiến bộ. Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai
trị trọng yếu trong phong trào Đơng du. Từ năm 1905 đến 1908, phong trào này
đã đưa được nhiều thanh niên ra nước ngoài học để trở về cứu nước.
Sau khi phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại Trung
Quốc, Thái Lan. Năm 1925, Ông bị Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về Việt Nam, giam
ở Hỏa Lị và định bí mật thủ tiêu ông. Song do phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Việt
Nam đòi thả Phan Bội Châu nên Pháp đưa ơng về giam lỏng ở Huế.
Ơng mất ngày 29-10-1940 tại Huế.
Vậy phong trào Đơng du là gì, nó diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau
đi vào hoạt động thứ hai.
* Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đơng du

GV chiếu bản đồ (có hiệu ứng)
thể hiện phương hướng từ Việt Nam đến Nhật Bản. Cho học sinh tìm hiểu
về phong trào Đơng du. (hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức đưa
thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước phương Đông nên gọi là
phong trào Đông du)
Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để dánh Pháp?
(Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước
âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật
Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật
Bản cũng là một nước châu Á “ đồng văn, đồng chủng” (tức là cùng chung nền
văn hóa Á Đơng, cùng chủng tộc da vàng) nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật
để đánh Pháp)
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng đọc SGK và tìm hiểu những nét
chính về phong trào Đơng du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo?

Mục đích của phong trào là gì?


19
(Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu
lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến
thức về khoa học ki thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước
để hoạt động cứu nước.)
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng
phong trào Đông du như thế nào?
(Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để
có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày, rửa bát trong các
quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ
thứ. Mặc dù vậy họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nơ nức
đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.)
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
(Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm
1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đơng du. Ít lâu sau
chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội
Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan dã.
Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho
đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta)
* Hoạt động 3: Tổ chức cho hs trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét về kết qủa thảo luận của học sinh, sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam
vẫn hăng say học tập?
(vì họ có lịng u nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước)
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
(Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đơng du)
- GV hỏi HS: Vì sao phong trào Đông du thất bại?

- Phong trào Đông du thất bại là vì thực dân Pháp câu kết với Nhật, đồng ý
cho Nhật vào bn bán ở Việt Nam, cịn Nhật thì cam kết khơng để cho nhà u
nước Việt Nam trú ngụ và hoạt động trên đất Nhật. Sự thất bại của phong trào
Đông du cho chúng ta thấy rằng đã là đế quốc thì khơng phân biệt màu da,
chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta.
* Hoạt động 4: Củng cố , dặn dị.
Tổ chức cho hs chơi trị chơi “ Ơ chữ kì diệu”
GV đưa ra 5 từ hàng ngang, cho học sinh lựa chọn, học sinh chọn hàng nào
thì sẽ có gợi ý tương ứng, học sinh trả lời đúng sẽ cho ô chữ hiện lên. Lần lượt
hết 5 câu hàng ngang cho học sinh đoán câu chủ đề. (giáo viên gợi ý, động viên,
khích lệ các em đặc biệt là những em có học lực trung bình để các em hăng hái
tham gia)


20

GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu quê hương và thời
niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
2.3.5. Học sinh trải nghiệm các nội dung bài học thông qua hoạt động
tham quan, dã ngoại: Thăm các khu di tích lịch sử, Bảo tàng lịch sử, viếng
nghĩa trang liệt sĩ; Mời cựu chiến binh về nói chuyện Lịch sử,...
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,
cơng trình…nơi lưu giữ, nơi đã diễn ra các sự kiện lịch sử giúp các em có được
những kinh nghiệm thực tế, từ đó để lưu nhớ hình ảnh, sự kiện. Năm học vừa
qua, tôi đã áp dụng hoạt động trải nghiệm này vào dạy các bài:
- Bài 7 (Tiết 2): Từ sau chiến thắng Biên giới đến chiến thắng Điện Biên
Phủ (1954) (tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng tỉnh).
Để tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm khi học Lịch sử, tôi đã thực

hiện một số bước sau:
- Nghiên cứu bài học để lựa chọn địa điểm tham quan, hình thức trải
nghiệm.
- Xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết (về thời gian, thành phần tham gia,
kinh phí, nội dung,...), phối hợp với các lớp trong khối để cùng tổ chức.
- Xây dựng các hoạt động cụ thể để hướng dẫn học sinh trong q trình
tham gia trải nghiệm.
Ví dụ: Khi tổ chức cho HS đi tham quan Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, tôi đã
phối hợp cùng HDV bảo tàng để hướng dẫn học sinh các nội dung sau:
+ Tìm hiểu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (yêu cầu HS quan sát sa
bàn, thảo luận và nêu nhận xét, kết luận).
+ Tìm hiểu về sự chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ
năm 1954 (yêu cầu HS quan sát các hình ảnh quân và dân ta chi viện cho chiến
dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ, ... để nhận xét về tinh thần chuẩn bị của quân
dân ta cho chiến dịch. HDV kết luận và mở rộng thêm về những hi sinh, mất mát
của quân dân ta trong việc chi viện cho chiến trường (sốt rét, bom đạn,...).
+ Tỉm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và ý nghĩa của chiến dịch
Điện Biên Phủ (yêu cầu HS quan sát sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, HDV thuyết


21
minh cho các em nghe về chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, tơi đặt ra một số câu
hỏi giúp các em tìm hiểu về chiến dịch này và ý nghĩa của chiến dịch.)

- Bài 9: Đường Trường Sơn huyền thoại (mời Cựu chiến binh về nói
chuyện cho học sinh nghe).

Mời cựu chiến binh về nói chuyện khi học xong bài: Đường Trường Sơn
huyền thoại


Tham quan trải nghiệm: Viếng nghĩa trang liệt sỹ của phường; thăm khu
nhà tưởng niệm Bác Hồ
Sau buổi tham quan trải nghiệm, tôi nhận thấy các em rất hào hứng, tiếp
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với công lao của
những người đã tham gia chiến đấu để giải phóng đất nước.


22
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1. Kết quả: Kết quả về chất lượng thu được
- Trước đây, lớp tôi các em rất ng¹i khi đến giờ lịch sử và khơng thích học.
Cịn đến nay, các em chờ đón được học một tiết sử trong tuần với tất cả lịng
nhiệt tình và hào hứng của mình.
- Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ
lịch sử, các em đã coi mỗi tiêt sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm
ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các
em rất lâu. Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước hơn.
- So với đầu năm chất lượng của các em về môn lịch sử trong năm đã tiến
bộ rõ rệt. Tất cả các bài kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra miệng các em đều
hoµn thµnh.
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL

%
20
58,8
14
41.6
0
0
2.4.2. Bài học kinh nghiệm
Tóm lại, để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn kịch sử lớp 5,
người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức
dạy học lịch sử rất đa dạng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện:
- Nắm vững chương trình. Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc
dạy học.
- Giáo viên cần hướng dẫn khích lệ động viên các em học còn yếu, nhút
nhát bằng sự yêu thương gần gũi và cái tâm của người thầy.
- Tạo hứng thú và niềm tin cho các em trong quá trình học tập
- Nêu cao những tấm gương điển hình về tinh thần cố gắng vươn lên trong
học tập để học sinh noi theo. Có như vậy thì học sinh mới hứng thú, tạo hiệu quả
cao trong những tiết lịch sử.
- Qua thực hiện phổ biến toàn khối 4,5 và tiết thực hành thao giảng (Hội thi
GV dạy giỏi cấp thành phố năm học 2020 - 2021) tại trường Tiểu học Đông
Cương, tôi nhận thấy mỗi tiết dạy lịch sử áp dụng phương pháp này: tiết học sôi
nổi, hứng thú hơn, các em ham tìm hiểu, yêu mến và tự hào hơn về truyền thống
của dân tộc ta.

Một vài hình ảnh của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Đông Cương nói về
cảm nhận của mình sau tiết học Lịch sử ngày 2/10/2020.



23
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu và vận dụng giải pháp “Giải pháp phát huy tính tích
cực của học sinh lớp 5 khi dạy phân môn Lịch sử” tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm sau:
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề.
Ln chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để khơng ngừng
nâng cao trình độ của bản thân.
- Ln có ý thức trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với
sự hỗ trợ đắc lực của ĐDDH, công nghệ thông tin và tăng cường hoạt động trải
nghiệm trong dạy học phân môn lịch sử để phát huy năng lực của học sinh.
- Quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh
đúng theo quy định, khuyến khích, động viên học sinh kịp thời. Thường xuyên
giúp đỡ, động viên để các em tiếp thu bài học tích cực và nhớ bài học lâu hơn.
Bậc tiểu học là bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của HS, trên cơ sở cung cấp tri thức ban đầu về tự nhiên,
xã hội trong cuộc sống thơng qua các mơn học. Thầy và trị chúng ta là những
lớp hậu sinh trong lịch sử. Người thầy phải khơi dậy và truyền lửa cho học sinh
đảm bảo sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và làm nổi bật được những
đặc trưng riêng của phân môn lịch sử mà những mơn học khác khơng có được.
Để có được những lớp thanh niên trưởng thành đầy đủ nhân cách. Người
giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên mơn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo
đức. Vì “Cây tốt sẽ sinh trái tốt”. Nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, ngành
giáo dục nói riêng địi hỏi chúng ta không ngừng học tập, vươn lên nâng cao tri
thức để xứng đáng với sứ mệnh cao cả “trồng người” của đất nước mai sau .
3.2. Kiến nghị
- Sở và Bộ cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh lịch
sử dạng dùng cho tiểu học, có sách tham khảo lịch sử cho giáo viên, các loại

băng hình, tư liệu về các chiến dịch.
- Phịng GD và ĐT nên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học
sinh “Tìm về cội nguồn dân tộc” hoặc những cuộc thi về sử học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nh÷ng năm
giảng dạy mơn lịch sử lớp 5, phần nào đã đáp ứng được u cầu của bộ mơn nói
chung và phân mơn lịch sử nói riêng. Song những kết quả đạt được chỉ là bước
đầu. Rất mong được sự góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp.
Thµnh phè, ngày 30 tháng 3 năm 2021
Xác nhận của Hiệu trưởng
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Nguyên

Nguyễn Thị Hà


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy học Lịch sử và Địa Lí. (Đại học Quốc gia Trường đại học sư phạm Hà Nội)
2. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003 - 2007. Bộ giáo dục và đaò tạo)
3. Sách giáo viên - Bộ giáo dục và đào tạo. (Sách giáo khoa - Bộ giáo dục và
đào tạo)
4. Phần 2: Địa lý và lịch sử
5. Dạy học lấy học sinh làm trọng tâm (Giáo sư Lê Khánh Bằng).


25


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà.
Chức vụ và n v cụng tỏc: Giỏo viờn
Trng Tiu hc Đông Hải I - Thành phố Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại



×