Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.63 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mơn lịch sử có vai trị rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo
dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước đặc biệt là lịch sử nước nhà. Mỗi học
sinh, sinh viên cần phải có hiểu biết thấu đáo lịch sử nước nhà, thấm nhuần
những tinh hoa lịch sử hào hùng của dân tộc vì nó có liên quan chặt chẽ đến vận
mệnh của đất nước. Chính vì vậy mà trên báo “Việt Nam Độc lập” phát hành
ngày 01/02/1942 tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta”. Bác
đã mở đầu bằng hai câu thơ:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”
Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh
dũng và lao động sáng tạo của ông cha. Học lịch sử để biết q trọng những gì
mình đang có, biết ơn những người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống
hiện tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc. Do vậy, kiến thức lịch sử phải là
một phần hồn cơ bản của dân tộc chứa đựng trong tâm thức của mỗi con người.
Vì thế hệ thanh niên học sinh hiện nay, sau này sẽ là lực lượng nòng cốt xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần dạy như thế nào để giúp các
em biết rõ về lịch sử nước nhà, yêu quê hương đất nước.
Nhưng hiện nay, số đông học sinh chưa thực sự chủ động tích cực trong giờ học
lịch sử: các em xem lịch sử là môn phụ nên không chú ý trong giờ học sử, lười
học bài… nên kết quả học sử cũng thường thấp hơn các môn học khác. Băn
khoăn trước thực trạng đó, là một giáo viên dạy lớp 5, tơi đã tìm tịi, đổi mới
trong dạy học lịch sử và dạy đạt hiệu quả ở phân mơn này. Đó là lí do tơi chọn
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Một vài kinh nghiệm ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử lớp 5".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho mỗi bài dạy phân môn Lịch sử thực sự hấp dẫn thu hút và gây
hứng thú cho học hình, giúp các em tích cực chủ động trong học tập nhằm nâng
cao hiệu quả của từng bài học nói riêng và phân mơn Lịch sử nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.


- Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra - quan sát.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
1


- Tạo hứng thú cho học sinh giúp các em ham học phân mơn, tích cực
trong học tập.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Khi dạy bài giảng điện tử, máy tính được sử dụng trong việc cung cấp
thơng tin bằng hình ảnh, âm thanh, truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, hướng
dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, kiểm tra, đánh giá..., tạo hứng thú cho học
sinh trong học tập lịch sử nói riêng và trong học tập nói chung.
Với kho tư liệu phong phú sẵn có trên Internet, giáo viên dễ dàng tìm cho
mình nhiều hình ảnh đặc sắc minh họa cho bài học, sinh động hơn nữa là các
đoạn phim tư liệu lịch sử. Những điều này sách giáo khoa khó có thể đáp ứng
được. Bên cạnh đó, trong mơn Lịch sử cần rất nhiều bản đồ, lược đồ mà thư viện
trường không thể cung cấp hết được. Giờ đây, giáo viên chỉ cần một cái nhấp
chuột là loại bản đồ, lược đồ nào cũng có. Việc thiết kế biểu đồ trên Power point

cũng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng.
Trong việc cung cấp thông tin, những thông tin hiện lên màn hình với các
hiệu ứng gây chú ý cũng là một cách trực quan rất hiệu quả thu hút sự chú ý tập
trung của các em, làm cho các em dễ nhớ bài hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng
có thể tóm lược được những ý chính của bài hiện lên màn hình cho các em dễ
nắm bài hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Ở phần củng cố bài, chúng ta có thể thiết kế trị chơi ơ chữ hoặc một số
trò chơi trắc nghiệm… sẽ giúp cho giờ học được kết thúc một cách thú vị, hấp
dẫn mà lại khắc sâu vào tâm trí các em.
Đối với giáo viên, việc soạn giảng một bài giảng điện tử là con đường
giúp giáo viên chúng ta tiếp cận với công nghệ thông tin nhanh nhất. Thông qua
việc soạn giảng, những kĩ năng sử dụng phần mềm Word, Excel, Power point…
được nhuần nhuyễn và ngày càng tiến bộ. Đồng thời kiến thức cuộc sống của
mỗi người cũng sẽ được nâng cao, giáo viên thấy yêu nghề hơn, sáng tạo hơn.
Hơn nữa, theo tôi, việc dạy bằng bài giảng điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn cịn
học sinh thích thú nhất là với môn Lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
Trong những năm học vừa qua, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của
giáo viên nói chung đã mang đến những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bản thân
tơi và hầu hết giáo viên thường tập trung cho các mơn Tốn, Tiếng Việt nhiều
hơn mà ít chú trọng đến mơn khác trong đó có phân mơn Lịch sử. Hơn nữa, do
yêu cầu phải nâng cao chất lượng học sinh, nhất là những em học sinh có học
lực yếu nên nhiều khi các tiết học mơn Tốn và Tiếng Việt thường phải kéo dài
hơn quy định làm cho thời gian các mơn học khác trong đó có phân mơn Lịch sử
bị rút ngắn, sự đầu tư vào bài giảng đôi lúc chưa đúng mức, chưa phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồ dùng dạy học chưa phong phú,
3



giờ học còn đơn điệu, tẻ nhạt…. Tâm lý xã hội cũng tác động khá nhiều đến phụ
huynh và học sinh. Với nhiều phụ huynh họ thường chỉ quan tâm đến kết quả
học tập hai mơn Tốn, Tiếng Việt của con em mình chứ ít quan tâm tới Lịch sử,
thậm chí coi Lịch sử chỉ là mơn phụ. Vì vậy để tạo được sự đột biến trong đổi
mới phương pháp dạy học, gây được sự hứng thú học tập cho các em, làm thay
đổi sự nhận thức của gia đình và cả cộng đồng về bộ môn Lịch sử là vô cùng cần
thiết.
* Đối với học sinh:
Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công tiếp tục giảng dạy lớp 5A,
trường Tiểu học .... Lớp tơi có 35 học sinh, phần lớn các em là có bố mẹ làm
nghề nơng và buôn bán nhỏ. Một số em phải ở với ơng bà do bố mẹ đi làm ăn
xa. Chính vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các em. Mặt
khác, trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp này, tôi nhận thấy việc đổi
mới phương pháp dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên,
qua các đợt kiểm tra định kì, lớp tơi vẫn có điểm dưới trung bình, cịn những em
khác thì kết quả chưa cao. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học năm nay, tôi đã
tiến hành kiểm tra một bài để khảo sát chất lượng:
Kết quả khảo sát môn Lịch sử đầu năm học 2020 - 2021 đạt như sau:
LỚP

Tổng số
học
sinh

5A

35

Hoàn thành tốt
SL

3

TL
8,5%

Hoàn thành
SL
23

TL
65.8 %

Chưa hoàn
thành
SL
9

TL
25,7 %

Từ kết quả trên tôi nhận thấy rằng: Học sinh đạt mức hồn thành và chưa
hồn thành ở mơn Lịch sử chiếm tỉ lệ cao mà nguyên nhân chính là các em chưa
u thích phân mơn Lịch sử và bài dạy của bản thân tôi chưa thực sự hấp dẫn,
việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học cịn hạn chế.
Từ thực tế trên, tơi trăn trở là làm thế nào để các em nâng cao chất lượng học tập
phân mơn Lịch sử. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp trong quá
trình thực hiện như sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu, nắm vững nội dung từng bài trong chương
trình mơn Lịch sử lớp 5 để lựa chọn bài giảng hoặc phần bài giảng thích

hợp soạn bài giảng điện tử.
Trong quá trình tìm hiểu sách giáo khoa, để tiện cho việc ứng dụng CNTT
trong bài học, tôi sắp xếp các bài học thành 4 dạng bài sau:
- Những bài có sử dụng hình ảnh minh họa.
- Một số bài có sử dụng phim tư liệu.
4


- Những bài có sử dụng lược đồ, bản đồ minh họa;
- Những bài có sử dụng trị chơi học tập.
Tất nhiên, sự phân chia đó chỉ là tương đối, có những bài giáo viên có thể sử
dụng kết hợp cả hình ảnh minh họa, cả phim tư liệu...
Dạng bài 1: Những bài có sử dụng hình ảnh minh họa.
Tranh ảnh minh họa là một phần không thể thiếu đối với tất cả các môn
học. Nhất là môn Lịch sử những hình ảnh minh họa là rất quan trọng trong q
trình dạy học, nó giúp cho học sinh khắc sâu bài học và hình dung được các sự
kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Trong mỗi bài lịch sử, giáo viên cần sử
dụng nhiều tranh nhưng đồ dùng dạy học hiện có khơng đáp ứng đủ. Cịn nếu
sưu tầm rồi in ra giấy thì cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Đối với trình
độ CNTT phát triển như hiện nay thì tất cả các bài lịch sử chúng ta đều có thể
sưu tầm được các tranh minh họa cho bài dạy của mình và lồng vào bài giảng
một cách dễ dàng mà không tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Ví dụ: Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Học xong bài này, học sinh biết:
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trong đại, đánh dấu thời kì cách mạng
nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
Do vậy giáo viên cần sưu tầm và cung cấp cho học sinh về hình ảnh của
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (năm 1930) và cuộc hành trình đi tìm con đường cứu

nước của Người. Các hình ảnh, tư liệu lịch sử về bối cảnh ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam và những hình ảnh liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng

a) Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh

b) Nguyễn Ái Quốc

c) Các đại biểu dự Đại hội thành lập Đảng.

d) Đại hội Đảng ở Hương Cảng
Dạng bài 2: Một số bài có sử dụng phim tư liệu.
5


Trong sách Lịch sử lớp 5, sau khi nghiên cứu tơi thấy một số bài sau đây
có các phim tài liệu. Giáo viên tải các đoạn phim tài liệu về để thiết kế bài dạy.
Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (phim tư liệu Bác Hồ đọc tuyên
ngôn Độc lập 2/9/1945).
Bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” (đoạn
phim tư liệu).
Bài 14: Thu - đông 1947, Việt Bắc “ Mồ chôn giặc Pháp” (đoạn phim
Bom trong chiến dịch Miền Bắc).
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới (đoạn phim tư
liệu).
Bài 17: Chiến thắng Điện Biên Phủ (đoạn phim tư liệu TW đang họp bàn
chiến dịch, đoạn phim tư liệu cuộc tiến công đợt 3)
Bài 26: Tiến vào dinh độc lập (đoạn phim cắm cờ trên Dinh Độc lập)
Dạng bài 3: Những bài có sử dụng lược đồ, bản đồ minh họa.
- Nhằm giúp cho học sinh hiểu, tiếp thu nhanh về mơn Lịch sử. Ngồi

những dụng cụ trực quan: bản đồ, lược đồ … yêu cầu người giáo viên dạy giáo
án điện tử, cần phải biết vận dụng hiệu ứng vào trong bài giảng khi sử dụng lược
đồ, bản đồ.
- Đối với học sinh tiểu học, phần đông các em đang ở độ tuổi hiếu động,
tị mị, thích sự mới lạ. Chính từ tâm lý đó, khi các em học phần lược đồ, bản đồ
bắt gặp phần hiệu ứng sẽ thu hút sự tập trung chú ý, ham thích học tập của các
em. Từ đó các em sẽ khắc sâu kiến thức và nhớ bài rất lâu.
+ Lịch sử lớp 5 : Gồm có 3 bài thể hiện được tốt nhất
Bài 14 : Thu - đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”.

Bài 15 : Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
Dạng bài 4: Những bài có sử dụng trị chơi học tập.
Khả năng nhớ các sự kiện lịch sử của học sinh lớp 5 ở một số vùng nơng
thơn nói chung và ở địa bàn xã ...... nói riêng đang cịn hạn chế, vì vậy cần có
6


những trị chơi để kích thích lịng ham mê học tập của học sinh, giúp các em nhớ
tốt các sự kiện lịch sử. Trị chơi “Ơ chữ kì diệu” và “ Rung chuông vàng” tổng
hợp kiến thức cơ bản trong mỗi kì học, qua các câu hỏi để giải ơ chữ, học sinh
phải hệ thống được toàn bộ kiến thức về lịch sử mà các em đã được học. Trò
chơi “Ơ chữ kì diệu” và “ Rung chng vàng” gây hứng thú trong học tập cho
học sinh, giúp các em dễ nhớ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Từ đó giáo
viên cũng đánh giá chính xác, khách quan về kết quả học tập của các em, động
viên khích lệ các em học tập tốt hơn. Trên cơ sở đó, sau mỗi kì có bài ơn tập, tơi
đã lập ra một số ô chữ để kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử và tổ chức cho

học sinh giải ơ chữ. Đối với mỗi trị chơi, giáo viên đưa ra các từ hàng ngang,
gợi ý các câu hỏi ở từ hàng ngang, yêu cầu học sinh trả lời, sau đó các em tìm từ
khố hàng dọc nói về các sự kiện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử mà các em đã
được học.
Một số ô chữ tôi đã sử dụng trong dạy tiết ôn tập như sau:
* Nhân vật lịch sử:
Trị chơi : Giải ơ chữ và tìm ra từ khố gồm 9 từ hàng ngang:
Ơ chữ:
Giải đáp ơ chữ
Chú thích từ hàng ngang:
1. 7 chữ cái: Cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong nước, làm ra
Pháp luật.
2. 8 chữ cái: Hồ Hoàn Kiếm cịn có tên gọi khác là gì?
3. 6 chữ cái: Bài hát chính thức của một nước dùng khi có lễ nghi trọng
thể.
4. 6 chữ cái: Nhân dân tỉnh nào cắm chông chống quân Pháp nhảy dù
trong trận Việt Bắc?
5. 8 chữ cái: Người nữ anh hùng bị Pháp xử bắn năm 16 tuổi là ai?
6. 7 chữ cái: Người đội trưởng đầu tiên của Đội nhi đồng cứu quốc là ai?
7. 10 chữ cái: Anh hùng đánh xe tăng thời chống Pháp là ai?
8. 6 chữ cái: Quê hương của cụ Phan Bội Châu.
1
U Ô C H Ộ I
9. 11 chữ cái: Tên căn cứQchống
giặc
nằm
sâu
dưới
lòng
đất.

Đ 1 1 1 1 O 1
2
H Ồ G
Giải đáp ô chữ:
1
1 Ư Ơ M
1
1 1 1 1
2
(Từ khố: Hồ Chí Q
Minh)
U Ố C C A
3
L

* Sự kiện lịch sử:

V
C

1
1 1 1 1
H Â U
A
1 I 21C Ồ1
C1 H1 Íiê1 Mê I1 N1
1
Ỗ T H Ị S Á U 1
1 1 1 1
Ỗ K I1 M

Đ Ồ N G
1
1 1
Ù C H Í N H L A N

N G H Ệ
Đ Ị

A

Đ Ạ

Ọ C Ủ

4
H1
5

A N

6
1
7
18

C H

1
9


I

7


Đối với bài ôn về sự kiện lịch sử, bằng trị chơi này, tơi u cầu học sinh
tìm các chữ cái cho các ô trống để khi ghép lại được câu trả lời đúng cho từng
câu hỏi.
Trò chơi : Giải ơ chữ, tìm từ khố theo hàng dọc
Giải đáp ơ chữ:
Gợi ý:
1. Thành phố nằm bên sông Hàn (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ Đ).
2. Địa danh nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh năm 1428 (gồm 7 chư
cái, bắt đầu bằng chữ C).
3. Danh tướng nào thời Lí lãnh đạo quân ta đánh phá ba châu Khâm, Ung,
Liêm nước Tống (gồm 12 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L).
4. Nhân vật lịch sử dẹp loạn 12 sứ quân (gồm 10 chữ cái, bắt đầu bằng chữ
Đ).
5. Chiến thắng của quân ta chống quân Nam Hán năm 938 (gồm 8 chữ cái,
bắt đầu bằng chữ B).
6. Lê Lợi lên ngơi vua lấy tên nước là gì? (Gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ
Đ).
7. Ai là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (Gồm 5 chữ cái,
bắt đầu bằng chữ L).
8. Ai là người viết “Đại cáo bình ngơ”? (Gồm 10 chữ cái, bắt đầu bằng chữ
N).
9. Tổng bí thư Đảng đầu tiên của nước ta là ai? (Gồm 7 chữ cái, bắt đầu
bằng chữ T).
10. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa diễn ra năm 40 là ai? (Gồm 10 chữ cái).
11. Danh tướng Phạm Ngũ Lão sinh ra ở làng nào? (Gồm 6 chữ cái).

(Từ khoá: Điện Biên Phủ)
2.3.2. Biện pháp 2: Thiết kế bài dạy và áp dụng vào thực tế dạy học.
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, học sinh biết:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX .
- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống
thực dân Pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án điện tử.
- Máy tính, máy chiếu.
8


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh
hơn”.
- Câu 1: GV chiếu hình chân dung của
một nhà yêu nước và hỏi “ Người trong ảnh là
ai ”. HS giơ tay trả lời.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và đưa ra đáp án (Nguyễn
Trường Tộ)
- Câu 2; câu 3 làm tương tự câu 1.

- Giáo viên nhận xét chung cả lớp.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:

GV yêu cầu hs đốn xem ơng là ai. và
lần lượt trình chiếu các dữ kiện 1; 2; 3;
ảnh chân dung. Hs giơ tay trả lời ( Phan Bội
Châu). GV nhận xét  đưa ra đáp án. Và giới
thiệu: Đầu thế kỉ XX, ở nước ta có hai phong
trào chống Pháp tiêu biểu do hai chí sĩ yêu
nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
lãnh đạo. trong bài học hôm nay chúng ta
Vàhiểu
để các
em hiểu
rõ u
hơnnước
về Phan
cùng tìm
về phong
trào
ĐơngBội Châu chúng ta cùng nhau đi vào
hoạt động thứ nhất.
du do Phan Bội Châu lãnh đạo.
* Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
9


+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thơng tin, tư liệu tìm hiểu được về
Phan Bội Châu. (Lần lượt từng học sinh trình bày thơng tin sưu tầm được của
mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi)
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử của
Phan Bội Châu. (Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thông tin và

ghi vào phiếu học tập của nhóm mình).
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp. (Đại diện 1 nhóm
trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến)
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, qua đó nêu những nét chính về tiểu
sử Phan Bội Châu: Ơng sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu
truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi cịn rất trẻ, ơng đã
có nhiệt huyết cứu nước. Năm 17 tuổi, ông viết hịch “Bình Tây thu Bắc”- đánh
thắng Pháp lấy lại xứ Bắc- để cổ động nhân dân chống Pháp. Năm 19 tuổi lập đội “
Thí sinh quân” để ứng nghĩa khi kinh thành Huế thất thủ nhưng sự việc không
thành. Năm 1904 ông bắt đầu hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc bằng việc
khởi xướng và lập Hội Duy Tân một tổ chức yêu nước chống Pháp chủ trương theo
cái mới tiến bộ. Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trị trọng yếu trong
phong trào Đơng du. Từ năm 1905 đến 1908, phong trào này đã đưa được nhiều
thanh niên ra nước ngoài học để trở về cứu nước.
Sau khi phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại
Trung Quốc, Thái Lan. Năm 1925, Ông bị Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về Việt
Nam, giam ở Hỏa Lị và định bí mật thủ tiêu ông. Song do phong trào đấu tranh
mạnh mẽ ở Việt Nam đòi thả Phan Bội Châu nên Pháp đưa ông về giam lỏng ở
Huế.
Ông mất ngày 29 - 10 - 1940 tại Huế.
Vậy phong trào Đơng du là gì, nó diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau
đi vào hoạt động thứ hai.
* Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông du

10


GV chiếu bản đồ (có hiệu ứng) thể hiện phương hướng từ Việt Nam đến
Nhật Bản. Cho học sinh tìm hiểu về phong trào Đông du (hoạt động tiêu biểu
của Phan Bội Châu là tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản

(một nước phương Đông nên gọi là phong trào Đông du).
Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp?
(Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm
mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản
đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản
cũng là một nước châu Á “ đồng văn, đồng chủng” (tức là cùng chung nền văn
hóa Á Đơng, cùng chủng tộc da vàng) nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để
đánh Pháp)
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng đọc SGK và tìm hiểu những nét
chính về phong trào Đơng du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo?
Mục đích của phong trào là gì?
(Phong trào Đơng du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo.
Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về
khoa học kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt
động cứu nước).
11


+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng
phong trào Đông du như thế nào?
(Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có
tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày, rửa bát trong các
quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ
thứ. Mặc dù vậy họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nơ nức
đóng góp tiền của cho phong trào Đông du).
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
(Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908
thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đơng du. Ít lâu sau chính
phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra

khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài
cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta )
* Hoạt động 3: Tổ chức cho hs trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của học sinh, sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam
vẫn hăng say học tập? (Vì họ có lịng u nước nên quyết tâm học tập để về cứu
nước).
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du
học? (Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đơng du).
- GV hỏi HS hồn thành tốt : Vì sao phong trào Đơng du thất bại?
- GV giảng thêm: Phong trào Đơng du thất bại là vì thực dân Pháp câu kết
với Nhật, đồng ý cho Nhật vào bn bán ở Việt Nam, cịn Nhật thì cam kết
không để cho nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ và hoạt động trên đất Nhật. Sự
thất bại của phong trào Đông du cho chúng ta thấy rằng đã là đế quốc thì khơng
phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “ Ơ chữ kì diệu”
GV đưa ra 5 từ hàng ngang, cho học sinh lựa chọn, học sinh chọn hàng
nào thì sẽ có gợi ý tương ứng, học sinh trả lời đúng sẽ cho ô chữ hiện lên. Lần
lượt hết 5 câu hàng ngang cho học sinh đoán câu chủ đề. (giáo viên gợi ý, động
viên, khích lệ các em đặc biệt là những em có học lực ở mức đạt để các em hăng
hái tham gia).
* GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu quê hương và
thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.

12


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Qua một năm thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy một biểu hiện chung là
các em ngày càng thích học mơn lịch sử, kết quả kiểm tra tiến bộ rõ rệt. Khơng
có học sinh chưa hồn thành mơn này.
Cụ thể:
Kết quả kiểm tra cuối năm môn lịch sử năm học 2020 - 2021 đạt kết quả
như sau:
Tổng số
Chưa hoàn
LỚP
học
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
thành
sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
35
22
62,8 %
13
37,2 %
0
0 %
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:

Trên đây là sáng kiến "Một vài kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học môn Lịch sử lớp 5" mà tôi đã thực hiện và đạt được một số
kết quả nhất định trong phạm vi giảng dạy của mình. Đề tài gồm một số cách
thức, quy trình thiết kế một bài giảng điện tử và một số bài dạy hoặc phần bài
dạy ở mơn lịch sử thích hợp dùng công nghệ thông tin để khai thác nội dung bài
một cách hiệu quả. Đặc điểm học sinh Tiểu học hiện nay là năng động, sáng tạo,
ưa thích cái mới nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn
Lịch sử đã mang lại hứng thú cho học sinh, giúp các em chủ động, tích cực khai
thác và nắm vững kiến thức. Kết quả thể hiện bằng điểm số đã minh chứng điều
này.
13


3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Qua thực hiện đề tài này, tơi có một số đề nghị như sau:
- Giáo viên chúng ta cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học
cho mình.
- Nếu những gì mà bảng đen phấn trắng thể hiện được thì khơng nên lạm
dụng cơng nghệ thơng tin.
- Máy móc chỉ là phương tiện hỗ trợ còn chủ đạo vẫn là người thầy.
Người thầy cần nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc
điểm lớp, với từng nhóm đối tượng học sinh để dẫn dắt học sinh tích cực lĩnh
hội kiến thức.
- Các cấp lãnh đạo cần tập trung đầu tư hơn nữa về mặt trang bị máy móc
đến từng lớp học để việc sử dụng CNTT của giáo viên trong tiết dạy có hiệu
quả, tránh việc mất thời gian lắp đặt không cần thiết.
- Đề tài này giới hạn ở mơn lịch sử. Bên cạnh đó ở Tiểu học có rất nhiều
mơn cũng rất thích hợp ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học như Khoa
học, Địa lí,…Bản thân rất mong các thầy cô đồng nghiệp cùng tham gia nghiên
cứu để đóng góp thêm những kinh nghiệm cho mơn Lịch sử cũng như tất cả các

môn học ở Tiểu học.
Trong quá trình thực hiện, dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng chắc
chắn vẫn cịn có chỗ thiếu sót. Vì vậy, rất mong các cấp lãnh đạo trong ngành và
bạn bè đồng nghiệp đọc cùng trao đổi, để tơi hồn thiện thêm sáng kiến này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

........ , ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Trương Thị Thủy

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 5.
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng ( chủ biên )
Sách giáo viên lịch sử lớp 5.

Tác giả: Nguyễn Anh Dũng ( chủ biên )
Thiết kế bài giảng Lịch sử 5.
Tác giả: Nguyễn Trại ( chủ biên )
Lịch sử Việt Nam
Nhà xuất bản Giáo dục
Danh nhân Đất Việt
Nhà xuất bản Giáo dục
Internet

15


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

16


Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .......
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử

THỌ XUÂN NĂM 2021

Mơc lơc


TT

1

2

Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu, nắm vững nội dung từng bài
trong chương trình môn Lịch sử lớp 5 để lựa chọn bài giảng
hoặc phần bài giảng thích hợp soạn bài giảng điện tử.
Dạng bài 1: Những bài có sử dụng hình ảnh minh họa.
Dạng bài 2: Một số bài có sử dụng phim tư liệu.
Dạng bài 3: Những bài có sử dụng lược đồ, bản đồ minh họa.

Trang

1
1

1
1
1
3
3
4
4
5
6
7
17


3
4

Dạng bài 4: Những bài có sử dụng trị chơi học tập.
2.3.2. Biện pháp 2: Thiết kế bài dạy và áp dụng vào thực tế
dạy học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
3.2 Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
12
16
17
17


18



×