Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.04 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN
CHO HỌC SINH LỚP 2

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2021

NHA TRANG :
11/2005


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

1
1.1

PHẦN MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài

2
2

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2
2.1

NỘI DUNG

2


Cơ sở lý luận của việc dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh
lớp 2.

2

Thực trạng của việc dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp
2.

3

Các giải pháp đã sử dụng để dạy viết đoạn văn ngắn cho học
sinh lớp 2.

5

Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung cần viết
và định hướng quan sát.

5

2.3.2

Giải pháp 2: Giúp học sinh luyện nói hằng ngày.

6

2.3.3

Giải pháp 3: Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh khi luyện
nói, viết đoạn văn.


10

Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong dạy viết
đoạn văn.

10

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13

2.2

2.3
2.3.1

2.3.4

2.4
3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mỗi mơn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những yếu

tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần;
phẩm chất và năng lực. Cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết, góp phần
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng : hình thành và và phát triển ở học sinh các kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp; cung cấp những kiến thức Tiếng Việt
và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người; hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dạy học Tiếng Việt giúp học sinh hình thành 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Phân mơn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng trên. Đối với
học sinh lớp 2, vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, việc
trình bày, diễn đạt ý cịn ở mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng quan sát,
miêu tả.Việc viết 1 đoạn văn ngắn là một yêu cầu mới và khó.
Đứng trước vai trị, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn nói
chung và dạy viết đoạn văn nói riêng, tơi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh
có kĩ năng viết một đoạn văn ngắn là hết sức cấn thiết. Là giáo viên đang trực
tiếp dạy lớp 2 tôi rất quan tâm đến việc giúp các em tự tin học tốt phân môn Tập
làm văn đặc biệt là việc viết một đoạn văn ngắn theo yêu cầu. Tôi luôn trăn trở
làm thế nào để giúp các em thực hiện tốt việc viết một đoạn văn đúng với yêu
cầu đề bài và chứa đựng cảm xúc chân thực, hồn nhiên của các em. Từ trăn trở
đó qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 tôi đã nghiên cứu và áp dụng biện
pháp “Dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu thực trạng dạy học Tập làm văn – viết đoạn văn ngắn của giáo
viên và học sinh lớp 2, trên cơ sở yêu cầu thực tế dạy học, nghiên cứu và đề xuất
các biện pháp dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
1.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
1.4.4. Phương pháp luyện tập, thực hành, thực nghiệm.

1


2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC “DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN”
CHO HỌC SINH LỚP 2.
Sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của đất nước, địi hỏi sự phát triển
không ngừng về mọi mặt của đời sống xã hội, con người, giáo dục cũng khơng
nằm ngồi u cầu đó. Tiến tới mục tiêu mỗi cơng dân cần có đóng góp tích cực
cho sự phát của đất nước và nhân loại.
Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo địi hỏi người giáo
viên phải khơng ngừng đổi mới và sáng tạo. Dạy học luôn dựa trên cơ sở phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Chính vì thế địi hỏi người giáo viên
phải ln có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy học. Mơn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với học sinh bởi nó là mơn học cung cấp những kiến thức cần thiết
trong giao tiếp hằng ngày. Giúp học sinh phát triển tồn diện, hình thành ở các
em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thơng minh, hình
thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do
các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hồn thiện
chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết người làm cần vận dụng cả bốn kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết ngồi ra cịn phải vận dụng linh hoạt các kiến thức về
tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kĩ năng và kiến thức được hoàn
thiện và nâng cao dần. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng sản sinh văn bản. Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc

được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một cơng cụ
sinh động trong q trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác phân mơn
Tập làm văn đã đóng góp hiện thực hóa mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy
học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong
quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
Sản phầm của phân môn Tập làm văn là các đoạn, bài văn nói hoặc viết
theo chương trình quy định. Để sản sinh được các đoạn, bài văn này, học sinh
phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngồi các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng
dùng từ, đặt câu. Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lựa chọn ý, lập dàn ý,
viết đoạn văn và liên kết đoạn. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh
văn bản, phân môn Tập làm văn đồng thời góp phần cùng các mơn học khác rèn
luyện tư duy, phát triển ngơn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn lớp 2 giúp học sinh có những hiểu biết đơn giản,
những kĩ năng ban đầu về giao tiếp cơ bản và sản sinh văn bản ở mức độ đơn
giản là các đoạn văn kể, tả ngắn trên cơ sở hình thành và phát triển các kĩ năng
cần thiết tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC “DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN”
CHO HỌC SINH LỚP 2.
2.2.1. Thực trạng học của học sinh:
2


Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, Tập làm văn là phân mơn mới, rất
khó với học sinh lớp 2. Ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn
văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình học
sinh học và làm bài, tôi nhận thấy chất lượng viết đoạn văn của học sinh lớp 2
chưa tốt: đa số các em cịn lúng túng, khơng biết bắt đầu và phát triển đoạn văn
như thế nào, viết các câu văn chủ yếu là trả lời các câu hỏi gợi ý. Kĩ năng quan
sát, dùng từ, diễn đạt của học sinh cịn hạn chế, có nhiều từ các em chưa hiểu
nghĩa nên khi dùng từ để đặt câu chưa phù hợp. Một số em thường lặp lại câu đã

viết, dùng từ sai, cách chấm câu cịn hạn chế, có em viết khơng đúng u cầu
của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý,
chưa biết sắp xếp ý; câu văn rời rạc, một số học sinh bắt chước văn mẫu viết câu
văn thiếu chân thực, sáo rỗng, hình thức….
Nhận thấy thực trạng như trên, sau tuần học thứ 8, tôi tiến hành cho học
sinh làm bài kiểm tra sau:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 6 câu) nói về cô
giáo (thầy giáo) đã để lại nhiều ấn tượng trong em.
Gợi ý:
1. Cô giáo (thầy giáo) đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong em là ai?
2. Trông cơ (hoặc thầy) như thế nào?
3. Điều gì ở cơ (hoặc thầy) làm em nhớ nhất? Để lại nhiều ấn tượng nhất?
4. Tình cảm của em đối với cơ giáo (thầy giáo) như thế nào?
Học sinh viết đoạn văn trong vịng 20 phút. Trong q trình kiểm tra, tất
cả học sinh đều làm bài nghiêm túc, không sử dụng tài liệu. Sau khi chấm bài,
tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1:
TỔNG SỐ HS Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
44
12
27,3
29

65,9
3
6,8
Qua bài làm của học sinh tôi nhận thấy: Một số em đã biết vận dụng các
bài học của chủ điểm “Thầy cô”, biết sử dụng vốn từ, vốn hiểu biết để đặt câu và
viết đoạn văn đảm bảo nội dung yêu cầu, các chi tiết được sắp xếp theo trình tự
hợp lí. Các câu văn mạch lạc, rõ ý, chứa cảm xúc chân thực. Bên cạnh đó còn
nhiều đoạn văn đã đảm bảo nội dung cơ bản của đề bài nhưng các em viết theo
kiểu trả lời lần lượt các câu hỏi gợi ý, dẫn đến nhiều đoạn viết có những ý giống
nhau, viết câu văn chưa đủ ý hoặc rườm rà. Nhiều đoạn viết mắc lỗi dùng từ
thiếu chính xác, khơng phù hợp, lặp từ. Cũng có học sinh viết được câu văn có
hình ảnh nhưng thiếu chân thực, sáo rỗng. Ngồi ra cịn có 3 học sinh không
chịu tư duy, không biết viết như thế nào dẫn đến chưa hoàn thành đoạn văn.
Qua mấy năm học bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy ở lớp 2,
tôi rất băn khoăn và trăn trở trước thực trạng học và viết văn của học sinh. Bởi
vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn, đặc biệt là chất
lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 là một vấn đề đặt ra và cần sớm
được giải quyết.
3


2.2.2. Thực trạng dạy của giáo viên:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy lớp 2, trong các tiết học Tập làm văn,
cũng như trong việc chấm bài tập làm văn cho học sinh, việc dự giờ và trao đổi
với đồng nghiệp; việc sinh hoạt chuyên môn trong tổ khối; cùng với việc nắm
bắt tình hình giáo dục chung trong cả nước tôi nhận thấy:
Phân môn Tập làm văn là một phân mơn khó bởi thế nhiều giáo viên ln
trăn trở, dành nhiều thời gian, công sức, mang nhiều tâm huyết để tìm tịi, vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo hứng
thú học Tập làm văn, từ đó nâng cao chất lượng viết đoạn, bài văn cho học sinh.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên chưa chú trọng vào việc dạy học
phân mơn Tập làm văn; chưa tìm được các biện pháp dạy học phù hợp để nâng
cao chất lượng làm văn cho học sinh; giáo viên chưa thật đầu tư, chuẩn bị cho
bài dạy, việc rèn cho học sinh cách viết được đoạn văn đảm bảo yêu cầu đề bài,
chứa đựng cảm xúc chân thực, hồn nhiên của chính các em đâu đó cịn mang
tính hình thức, dạy theo văn mẫu, cách dạy của giáo viên có phần khn mẫu,
đơn điệu, lệ thuộc sách giáo viên. Việc định hướng cho học sinh quan sát, tìm
hiểu thế giới xung quanh và xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở chưa được thực
hiên thường xuyên. Vì thế làm giảm khả năng tư duy sáng tạo và tăng tính lười
suy nghĩ, tìm tịi của học sinh, đơi khi giáo viên cịn áp đặt học sinh làm theo tư
duy khuôn mẫu của giáo viên, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước làm văn
dẫn đến giọng văn của các em khô cứng, dập khuôn lời lẽ trong bài viết của học
sinh na ná nhau. Bên cạnh đó có những học sinh thiếu tích cực giáo viên cịn cho
học sinh học thuộc đoạn văn để đối phó khi làm bài kiểm tra…Chính vì thế tỉ lệ
học sinh u thích mơn Tập làm văn cịn q ít ỏi.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ “DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN
NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2”
2.3.1. Hướng dẫn học sinh xác định nội dung cần viết và định hướng
quan sát.
Để học sinh viết được đọc văn đúng yêu cầu của đề bài thì việc “Xác
định yêu cầu của đề bài” là việc làm hết sức cần thiết. Qua đó giúp học sinh
hình dung được “cần viết cái gì?”
Với đề bài: “Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về gia đình em”
Tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài bằng các câu hỏi:
- Đề bài yêu cầu các em làm gì?
- Em hiểu thế nào là gia đình?
- Em hãy kể tên các thành viên trong gia đình em.
Sau khi học sinh đã “Xác định được yêu cầu của đề bài” tôi sẽ giúp học
sinh hiểu rõ hơn yêu cầu bằng việc “Cụ thể hoá yêu cầu của đề bài” qua việc
xây dựng bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng.

Ví dụ:
1. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
4


2. Nói về từng người trong gia đình em? (Từng người trong gia đình em
có điểm gì nổi bật?)
3. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? (Em mong
muốn điều gì cho gia đình của mình?)
Sau khi học sinh nắm rõ được yêu cầu của đề bài, tôi “Định hướng quan
sát cho học sinh”:
Đối với học sinh lớp 2 vốn từ và khả năng quan sát còn rất hạn chế. Ngay
từ những tiết học đầu tiên tôi gợi ý cho các em quan sát và chuẩn bị tư liệu để
nói, viết về đối tượng được tả (kể) bằng cách định hướng quan sát theo các câu
hỏi gợi ý.
Ví dụ :
Với đề bài :“Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về gia đình em”
Tơi giao nhiệm vụ quan sát, chuẩn bị cho học sinh :
- Quan sát những người trong gia đình em.
- Mỗi người trong gia đình em có đặc điểm gì nổi bật?
- Quan sát (ghi lại) sự quan tâm của mỗi người trong gia đình dành cho
em.
- Em yêu quý mọi người trong gia đình mình như thế nào?
Từ việc hướng dẫn học sinh quan sát tốt đối tượng được viết, học sinh sẽ
nắm được những đặc điểm nổi bật của riêng cá nhân đối tượng và trên cơ sở đó
đoạn văn của học sinh sẽ có nét riêng, độc đáo.
2.3.2 Giúp học sinh luyện nói hằng ngày.
Luyện nói là cơ sở quan trọng góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh,
giúp các em sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt. Tôi tận dụng tối đa cơ hội, thời
gian và mơi trường để học sinh được luyện nói một cách tự nhiên nhất. Cụ thể:

- Luyện nói trong giờ học: Tạo mơi trường cho học sinh được luyện nói
thường xuyên, liên tục.
Ví dụ : Trong tiết Tập làm văn “Kể về gia đình” sau khi học sinh đã được
quan sát và chuẩn bị tôi tổ chức cho học sinh thi kể về gia đình mình.
- Học sinh dùng ảnh chụp gia đình và kể cho bạn nghe, kể trước lớp.
- Trong quá trình học sinh kể, giáo viên định hướng để học sinh nói theo
trình tự hợp lí, làm cơ sở cho việc viết đoạn văn:
+ Nói câu mở đoạn: Tôi gợi ý để học sinh nhận thấy cần lựa chọn từ ngữ
để nói câu mở đoạn gây hứng thú và lơi cuốn người nghe.
Ví dụ: Nhiều học sinh chọn câu giới thiệu về gia đình “Gia đình em có 4
thành viên đó là bố, mẹ, chị Hải và em.” Trước tiên tơi nhận xét: em đã nói
được câu mở đoạn đúng, phù hợp tuy nhiên em có thể thêm bớt từ ngữ để có câu
mở đoạn cuốn hút hơn, ví dụ: “Gia đình là tổ ấm thân thương của em ở đó có
bố, mẹ, chị Hải và em.” Hoặc “Gia đình nơi tràn ngập niềm vui và tiếng cười ở
đó có bố, mẹ cùng chị em chúng em.”
5


+ Nói phần thân đoạn: Giáo viên cần hướng học sinh biết sắp xếp ý
trong phần thân đoạn cho hợp lí.
Ví dụ: Khi kể về người thân, học sinh nói phần thân đoạn: “Mẹ thường
dậy rất sớm nấu ăn cho cả nhà rồi chở em đến trường. Dáng người mẹ nhỏ, mái
tóc ngắn rất đẹp.”
Giáo viên gợi ý cho HS sắp xếp lại để phần thân đoạn đúng trình tự:
“Dáng người mẹ nhỏ, mái tóc ngắn rất đẹp. Mẹ thường dậy rất sớm nấu
ăn cho cả nhà rồi chở em đến trường.”
Như vậy khi học sinh nói theo một trình tự hợp lí là cơ sở quan trọng để
học sinh sắp xếp ý khi viết đoạn văn.
+ Nói câu kết đoạn:
Câu kết đoạn và câu mở đoạn thường dễ để lại ấn tượng cho người nghe, người

đọc. Bởi thế khi nói được câu mở đoạn và phần thân đoạn hợp lí thì câu kết đoạn
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thơng thường tơi hướng dẫn học sinh nói, câu kết
đoạn chứa đựng tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu
trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với mọi người, với cuộc
sống. Thơng thường nhiều học sinh nói câu kết đoạn đơn điệu như :“Em rất yêu
gia đình em.”; “Em rất yêu cô giáo cũ của em”… Đối với những câu kết đoạn
như thế này giáo viên cần gợi ý để học sinh lựa chọn thêm từ ngữ, tư duy để sửa
được câu kết đoạn sáng tạo hơn như:“Em mong mọi người trong gia đình em
ln sống vui vẻ bên nhau.”; “Em rất yêu gia đình của mình, em mong đây luôn
là tổ ấm để mọi người cùng nhau trở về.” ;“Em luôn biết ơn cô, em coi cô như
người mẹ thứ hai của mình.”
Ngồi việc luyện nói trong giờ Tập làm văn, học sinh cịn luyện nói trong
giờ học các môn học khác như: Tập đọc, kể chuyện, LTVC, Đạo đức, TNXH...

6


Học sinh luyện nói trong giờ Tập làm văn

Học sinh nói về con vật trong giờ Tự nhiên và xã hội
- Luyện nói ngồi giờ: Hằng ngày, đầu buổi học, giờ ra chơi, trước giờ
ngủ,... tôi thường tổ chức cho các con luyện nói với nhiều hình thức, như: trả lời
câu hỏi của cô giáo, kể cho cô và bạn nghe,...
Tổ chức cho học sinh nói theo chủ điểm bằng hình thức thi kể hoặc chơi
trị chơi sắm vai: Tơi là ai?
Ví dụ: Tiết sinh hoạt tập thể của chủ điểm “Cha mẹ”, tôi tổ chức cho học
sinh “Thi kể về gia đình mình”.
Cách chơi:
+ Mỗi tổ chọn 2 - 3 đại diện tham gia.
+ Học sinh dùng ảnh gia đình mình và kể về gia đình mình trước lớp.

+ Sau mỗi lần kể học sinh khác có thể trao đổi thêm (hỏi thêm) về các
thành viên hoặc tình cảm của những người trong gia đình bạn.
+ Sau khi học sinh đã thi kể, giáo viên tổ chức cho học sinh bình chọn bạn
kể hay, ấn tượng nhất.
Ví dụ: Chủ điểm “Sông biển” tôi tổ chức cho học sinh chơi trị chơi sắm
vai: Tơi là ai?
Cách chơi:
+ Học sinh sắm vai là “Biển” tự giới thiệu về mình
+ Học sinh khác lắng nghe và cùng nhau chia sẻ thêm những hiểu biết của
mình về biển.

7


Học sinh sắm vai là quả dâu tây để giới thiệu về loại quả em thích
- Luyện nói ở nhà: Khơng chỉ tổ chức cho học sinh luyện nói ở trường,
tơi cịn định hướng và giao nhiệm vụ cho học sinh luyện nói ở nhà. Ví dụ “Hãy
kể cho bố, mẹ nghe về những điều mà em được học hôm nay”, “Hãy kể cho bố,
mẹ nghe về trường của chúng ta” ...
Với cách làm “Mỗi ngày một câu chuyện” tôi đã hướng dẫn cho học sinh
được luyện nói hàng ngày qua đó các em có vốn từ phong phú, trình bày lưu
lốt, tự tin..
2.3.3. Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh khi luyện nói, viết đoạn
văn.
Trong dạy học tập làm văn nói chung, việc viết đoạn, bài văn nói riêng,
việc sáng tạo trong khi nói, viết văn là yếu tố rất quan trọng, tạo nên cái hay, cái
riêng cho mỗi đoạn, bài văn.
+ Khuyến khích học sinh sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ.
Trong quá trình học sinh nói, viết tơi ln khuyến khích, động viên khi
học sinh biết dùng từ ngữ.

Ví dụ: Khi kể về mẹ học sinh viết câu : “Mẹ em chuyên nấu ăn cho cả
nhà.”
Tôi gợi ý cho học sinh: “nấu ăn” người ta còn gọi bằng tên gọi nào khác?
Học sinh nêu được đó là “đầu bếp”
Từ đó học sinh sửa thành: “Mẹ em là một đầu bếp tài ba, món ăn nào mẹ
nấu cũng rất ngon.”
+ Khuyến khích học sinh sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh.
Ví dụ :
Khi học sinh viết câu văn: “Bố em cao to và rất khoẻ.” Tôi gợi ý cho học
sinh: Người đàn ông cao, to và khoẻ thường được so sánh với ai?
8


Khi đó học sinh có thể sửa câu văn thành: “Bố có thân hình như lực sĩ”.
Khi học sinh viết câu văn: “Bộ lơng của chú chó rất mượt”. Tơi gợi ý để
học sinh có thể so sánh bộ lơng của chú chó mượt “như nhung”, “như tơ” từ đó
HS có thể viết được câu văn hay hơn như: “Bộ lơng của chú chó mềm mượt như
tơ”.
Khi viết về sóng biển, có thể gợi ý cho HS coi các con sóng như người
bạn nơ đùa cùng với mình. Từ đó HS có thể viết được câu: “Những con sóng
đua nhau chạy vào bờ” hoặc : “Những con sóng xơ nhau, đùa giỡn như trẻ con.”
Như vậy khuyến khích học sinh dùng từ ngữ thích hợp, viết câu văn có
hình ảnh sẽ phát huy được sự sáng tạo, năng lực viết văn cho học sinh. Từ đó
học sinh viết được những câu văn, đoạn, bài văn hay hơn.
2.3.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong dạy viết đoạn văn.
Trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh, tơi ln đề cao vai trị của
phụ huynh, chính vì thế liên hệ với phụ huynh trên nhiều kênh thông tin khác
nhau là việc làm thường xuyên trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ
nhiệm của tôi. Với việc dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 2, tôi tuyên
truyền đến phụ huynh nội dung phân môn Tập làm văn (đây là phân mơn mới và

khó đặc biệt với học sinh vừa bước qua lớp 1), giúp phụ huynh hiểu: đối với
phân mơn này cần có sự quan sát và vận dụng thực tế cuộc sống của học sinh.
Học sinh cần được thực hành quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Bởi vậy
khi học về chủ điểm nào đó tôi thường giao nhiệm vụ quan sát về đối tượng cần
kể, tả trong tiết Tập làm văn của chủ điểm đó trước từ 1 đến 2 tuần. Khi giao
nhiệm vụ quan sát cho học sinh (có định hướng quan sát kèm theo); tôi thường
trao đổi và phối hợp với phụ huynh, qua đó phụ huynh tạo cơ hội, điều kiện để
con mình được quan sát, khơng những thế phụ huynh cũng đồng hành quan sát
cùng con để có những trao đổi, nhận xét thậm trí là tranh luận giúp học sinh đạt
kết quả quan sát tốt nhất. Khuyến khích phụ huynh và học sinh tiếp tục trao đổi
với cô giáo qua tin nhắn zalo về nhiệm vụ quan sát, luyện nói.
Ví dụ 1: Hãy kể cho bố mẹ nghe:
- Về bạn thân của em.
- Về việc làm tốt của con trong tuần qua.
- Về một mùa trong năm mà em thích.
Ví dụ 2: Hãy kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì...) theo
các câu hỏi gợi ý sau:
1. Bố (mẹ, chú, dì,…) của em làm nghề gì?
2. Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì…) làm những việc gì?
3. Những việc làm ấy có ích như thế nào?
(Đây là 1 đề bài được đánh giá là khó và chưa phù hợp với HS lớp 2.)
Với đề bài này, cùng với gợi ý trên nếu khơng có sự đồng hành của cha
mẹ học sinh thì các em khơng thể hình dung hết cơng việc hằng ngày bố, mẹ,
chú, dì … làm ở cơ quan là gì. Qua thực tế giảng dạy hầu như những học sinh có
9


bố, mẹ, chú, dì… là bác sĩ, giáo viên hay lái xe thì các em kể tốt về cơng việc đó
của người thân, nhưng với những học sinh có bố, mẹ, chú, dì…làm các nghề
khác như cán bộ ngân hàng, kế toán, các bộ ở các cơ quan ủy ban, các sở, ban,

ngành… thì các em rất khó hình dung hằng ngày bố, mẹ, chú, dì… làm những
cơng việc gì. Trước khi học viết đoạn văn này khoảng 2 tuần, tơi trao đổi nội
dung của bài học này, qua đó đề nghị phụ huynh kể cho con nghe về công việc ở
cơ quan của mình, nếu có điều kiện cho con được tận mắt chứng kiến khi bố, mẹ
làm việc. Không những giúp con biết về công việc của bố, mẹ ... mà các em cịn
hiểu về cơng việc ấy, nhận ra được ích lợi của cơng việc mà cha mẹ mang lại. Từ
đó học sinh có nhiều thơng tin cho việc viết đoạn văn, ngồi ra học sinh có cơ
hội hiểu sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ mà yêu thương cha mẹ nhiều hơn.
Phối kết hợp với phụ huynh để học sinh được tham gia nhiều hoạt động
trải nghiệm, được trực tiếp quan sát và quan sát theo định hướng. Qua mỗi hoạt
động trải nghiệm học sinh được tiếp xúc, được quan sát, được hoạt động, được
biết thêm nhiều điều mới mẻ… Nhờ đó vốn từ, vốn hiểu biết và vốn sống của
các em cũng được tăng thêm đáng kể. Đó là cơ sở, là nền móng để các em vận
dụng vào học tập nói chung vào việc viết những đoạn văn, những bài văn hay
nói riêng. Đây cũng là điều kiện góp phần vào hình thành, phát triển nhân cách
cho học sinh.

Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm

10


Học sinh trải nghiệm hoạt động đào khoai, trồng cây.

Phụ huynh hướng dẫn con quan sát cây hoa
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2 tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp ở
trên là điều hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong việc dạy học viết

đoạn văn ngắn cho học sinh. Sau quá trình thực hiện thường xuyên, triệt để các
biện pháp tôi nhận thấy học sinh đã u thích phân mơn Tập làm văn, nhiều học
sinh đã biết vận dụng và viết được đoạn văn ngắn không chỉ đúng nội dung yêu
cầu mà đoạn văn của các em còn thể hiện tốt các kĩ năng sắp xếp ý theo một
11


trình tự hợp lí, biết khai thác một đặc điểm nổi bật của đối tượng, làm nổi bật
trọng tâm khi kể, tả. Nhiều học sinh đã biết sử dụng các câu văn có hình ảnh, có
cảm xúc chân thực, tự nhiên. Đến thời điểm cuối học kì 1 của năm học, kết quả
học tập môn Tiếng Việt đạt được của học sinh lớp 2C như sau:
Bảng 2:
TỔNG SỐ HS Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
44
31
70,5
13
29,5
0
Sau khi được nhận bài kiểm tra của học sinh, tôi kiểm tra, đọc lại đoạn
văn và thống kê điểm đạt được của phần Tập làm văn như sau:
Đề bài: “Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về một người thân trong

gia đình em.”
Gợi ý:
- Trong gia đình, người gần gũi, thân thiết nhất với em là ai?
- Người thân của em năm nay bao nhiêu tuổi?
- Người thân của em làm nghề gì?
- Người thân của em yêu quý và chăm sóc em như thế nào?
- Tình cảm của em đối với người thân như thế nào?
Với thang điểm 6, học sinh lớp 2C đạt được kết quả của phần viết đoạn
văn như sau:
Bảng 3:
Điểm 5, 5 – 6,0 Điểm 4,5 – 5,0
Điểm 4
Điểm dưới 4
TỔNG SỐ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HS
(%)
(%)
(%)
(%)
44
30
68,2

12
27,3
2
4,5
0
0
Kết quả ở 2 bảng trên cho thấy kết quả học tập môn Tiếng việt nói chung
và kết quả viết đoạn văn của học sinh nói riêng đã được nâng lên rất cao so với
thời điểm nửa đầu học kì 1. Riêng phân mơn Tập làm văn tỉ lệ học sinh đạt điểm
5,5 - 6 chiếm tới 68,2%.
Sau học kì 1 tơi tiếp tục áp dụng tích cực các biện pháp đã nêu ở trên,
đồng thời tơi ln khích lệ, động viên và phát động phong trào đọc sách, đọc
báo trong học sinh. Thời điểm giữa học kì 2 tơi tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra Tập làm văn với đề bài như sau:
Đề bài: Trong chúng ta ai cũng đã từng được đến biển, em hãy viết một đoạn
văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả về một cảnh biển mà em u thích.
Gợi ý:
- Đó là cảnh biển ở đâu?
- Cảnh biển ở đó có gì đẹp? (Bãi biển trơng như thế nào? Mặt trời ở biển thế
nào? Sóng biển, nước biển ra sao?)
- Hoạt động của con người trên bãi biển như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào trước cảnh đẹp của biển?
12


Học sinh làm bài nghiêm túc, không trao đổi, không sử dụng tài liệu trong
vịng 20 phút. Tơi tiến hành chấm bài và thu được kết quả như sau:
Bảng 4:
TỔNG SỐ HS Hoàn thành Tốt
Hoàn thành

Chưa hoàn thành
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
44
34
72,3
10
22,7
0
0
Bài kiểm tra lần này tôi mạnh dạn ra đề khơng có trong sách giáo khoa,
với một đề bài mở, học sinh được tự chọn đối tượng để miêu tả. Qua bài làm của
học sinh tôi nhận thấy 100% học sinh hồn thành u cầu của bài kiểm tra.
Trong đó số lượng đoạn văn hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ cao. Các em rất tự tin khi
được khám phá, viết đoạn văn theo cách riêng của mình.
Với kết quả đạt được như trên, tôi đã mạnh dạn trao đổi các biện pháp,
kinh nghiệm dạy học sinh viết đoạn văn ngắn với các giáo viên trong tổ khối,
với chuyên môn nhà trường và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao. Tôi thiết
nghĩ các biện pháp đã nêu ở trên không chỉ áp dụng trong dạy học Tập làm văn
ở lớp 2 mà còn áp dụng được ở các khối khác.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN:
Đọc đoạn văn của học sinh với những dòng chữ đều, sạch sẽ, diễn đạt đủ
số câu, ý phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc thì cả cha mẹ và thầy cơ đều
dấy lên một niềm vui, sự hãnh diện và thiện cảm. Quá trình dạy học là quá trình

hình thành, phát huy năng lực học tập, làm việc một cách khoa học cho học sinh.
Đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề giúp học sinh tư duy và phát huy tính
tích cực, tìm tịi để phát triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách
ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Sử dụng nhiều hình thức thi đua, động viên khen
thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập. Việc hướng dẫn học sinh viết
đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao, nhưng hướng dẫn để học
sinh viết được đoạn văn hay thì giáo viên cần vận dụng linh hoạt các biện pháp:
- Hướng dẫn học sinh xác định nội dung cần viết và định hướng quan sát.
- Giúp học sinh luyện nói hằng ngày.
- Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh khi luyện nói, viết đoạn văn.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh trong dạy viết đoạn văn.
Dạy học viết đoạn văn ngắn cho học sinh không chỉ đơn thuần để học sinh
viết được đoạn văn đúng và hay mà qua đó rèn luyện các thao tác tư duy, khơi
gợi ở các em niềm đam mê tìm tịi, khám phá cái hay, cái đẹp của thế giới tự
nhiên, xã hội và con người… góp phần vào sình thành và phát triển hoàn thiện
nhân cách con người mới.
3.2 KIẾN NGHỊ:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải có lịng nhiệt tình, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm.
13


- Giáo viên muốn phát huy tính sáng tạo của học sinh thì bản thân người
giáo viên phải ln phải sáng tạo, luôn trau dồi, mở mang kiến thức.
- Thường xun tìm tịi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu
các tài liệu, sách giáo khoa, khơng ngừng tìm tịi các phương pháp dạy học tích
cực để nâng cao chất lượng dạy học.
- Tích cực hố được hoạt động học tập của học sinh, phải tạo điều kiện để
học sinh chủ động, tự do thể hiện cái "tôi" của mình một cách rõ ràng, bộc lộ cái
riêng của mình một cách trọn vẹn. Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng năng

lực của học sinh và ghi nhận kết quả học tập của các em dù là một tiến bộ rất
nhỏ, phát hiện những em học sinh có năng khiếu viết văn để bồi dưỡng thêm
năng lực cho các em.
- Giáo viên dạy các em với tất cả cái tâm của một nhà giáo. Khéo léo, động
viên, khuyến khích các em khi có tiến bộ dù rất ít giúp các em cảm thấy vui, tự
tin hơn trong giao tiếp, trong học tập, tạo cho HS cảm giác đến trường như là
ngôi nhà thứ hai của các em.
- Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh tạo cơ hội cho các em được tham gia
nhiều hoạt động trải nghiệm, được trực tiếp quan sát và được hướng dẫn quan
sát theo định hướng bằng các giác quan khác nhau và sự cảm nhận riêng của bản
thân học sinh.
* Đối với nhà trường:
- Đẩy mạnh phong trào thi đua về“Đổi mới phương pháp dạy học” trong
giáo viên, trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tạo điều
kiện cho học sinh được trải nghiệm, được tham gia hoạt động, được tự do khám
phá thế giới xung quanh.
* Đối với Phòng GD&ĐT:
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề về kinh nghiệm dạy viết
đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
- Xây dựng và tổ chức các tiết dạy minh họa phân môn Tập làm văn lớp 2, chú
trọng những bài dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 để giáo viên toàn thành phố
có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau, từ đó giúp nâng cao chất lượng dạy
viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng khá thành công
trong việc dạy học viết đoạn văn ngắn cho học sinh. Trong q trình nghiên cứu,
viết sáng kiến sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, bổ
sung của quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG


Thanh Hóa, ngày 1 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

14


Nguyễn Thị Hồng

15


Tài liệu tham khảo
1. Ngô Trần Ái (2004), Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt Tiểu học,
NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), (2010), Dạy và học Tập làm văn ở Tiểu
học, NXB Giáo dục Việt Nam.



×