Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học qua bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính (SGK ngữ văn 9 tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 22 trang )

1.MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau năm 2018 đã nêu rõ: Một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình
theo định hướng năng lực. Hơn nữa Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người
học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực
hiện thành cơng việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra
trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, đặc biệt
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi trọng cả kiểm tra
đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong q trình học tập để có thể tác
động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm
gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực
con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được nâng cao để có
được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách – đó
là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất nước. Bởi vậy việc
chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn
cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều
thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi
mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu
cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”,
chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết đã dần thay thế bởi năng lực ra
những quyết định sáng tạo trong các tình huống khơng ngừng biến động của đời sống
xã hội...
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì
đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Nền giáo dục mới địi hỏi khơng chỉ
trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà cịn phải bồi dưỡng cho học


tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người
không chỉ biết mà phải có năng lực hành động. Bởi vậy, để các em chủ động lĩnh hội
kiến thức Văn học là thực sự cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự
tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Thực tiễn ở trường tôi - Trường THCS Đông Thọ, năng lực chủ động tiếp thu
kiến thức về môn Văn của các em còn hạn chế (đặc biệt là Văn 9). Cụ thể qua các kì
khảo sát chất lượng mơn Văn của học sinh chưa cao.
Là một giáo viên dạy Văn 9 tôi hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tôi thường suy
nghĩ: Làm thế nào để nâng cao kết quả mơn Văn tại lớp mình? Làm thế nào để các em
1


học sinh u q cơ giáo dạy Văn của mình? Làm thế nào để các em say mê với môn
Ngữ văn? Làm sao cho các em đạt kết quả cao trong học tập thì khơng gì khác hơn là
thực hiện bằng việc hướng dẫn các em phát huy năng lực của mình vào một bài cụ thể.
Để căn cứ từ đó các em định hướng làm các bài khác.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Đông Thọ,
nhận thấy nghiên cứu thơ chống Mỹ luôn là một đòi hỏi của bạn đọc, và đặc biệt là nhà
thơ, chiến sĩ như Phạm Tiến Duật, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm, tôi đã
thực hiện Sáng kiến “Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học qua bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”- SGK Ngữ Văn lớp 9 Tập 1”. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn
Văn học 9, nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THCS
Đông Thọ và đáp ứng yêu cầu thi tuyển sinh vào THPT.
1.2. Mục đích của sáng kiến
Một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục
trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Muốn làm được việc này thật khơng dễ. Nó địi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không
biết mệt mỏi của những người làm cơng tác giáo dục nói chung và tồn thể đội ngũ giáo
viên chúng ta nói riêng. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao về học tập và rèn luyện của học sinh , nhiều năm qua bản thân

luôn phấn đấu khơng ngừng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh.
Trong đó, việc tìm tịi, vận dụng phương pháp dạy học rất được nhà trường chú trọng,
nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình.Vậy bản chất thực
sự của phát triển năng lực học sinh trong mơn Ngữ văn là gì? Điều này sẽ được làm rõ
hơn qua mục đích của Sáng kiến này là làm sáng tỏ vấn đề dạy học theo định hướng
phát triển năng lực người học trong chương trình Ngữ Văn THCS qua bài “Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính”- SGK Ngữ Văn lớp 9- Tập 1.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tế dạy và học môn Ngữ Văn của trường tôi nên đề tài này tôi
chỉ nghiên cứu giới hạn ở học sinh khối 9 trường THCS Đông Thọ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện Sáng kiến này, phạm vi khảo sát chủ yếu là văn bản
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”- SGK Ngữ Văn lớp 9- Tập 1- NXB tôi áp dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra
-Phương pháp đối chứng: So sánh, đối chiếu kết quả trước khi vận dụng.
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên
quan: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo...
-Phương pháp kiểm tra: đưa một số bài tập, câu hỏi trắc nghiệm...yêu cầu học
sinh làm để lấy kết quả.
2


2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 – Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Trung ương đã nhiều lần khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các cấp học, bậc học “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.” Qua việc học
tập và nghiên cứu tôi đã nhận thấy việc đổi mới chương trình giáo dục hiện nay khơng
chỉ là việc đổi mới chương trình sách giáo khoa mà thực sự là một cuộc cách mạng về

phương pháp dạy học.
Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định tương đối
phù hợp với sự phát triển của thời đại nhằm đào tạo những con người lao động tự chủ,
năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết mọi vấn đề thực tiễn. Muốn đào tạo được
những con người như vậy thì phương pháp giáo dục phải hướng vào khơi dậy, rèn luyện
và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, sáng tạo ngay trong học tập và lao
động ở nhà trường. Bên cạnh đó , theo quan điểm giáo dục hiện nay là lấy người học
làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh trong q trình học tập.
Đó là những mục tiêu và quan điểm chung trong nhà trường hiên nay.
Ngoài những mục tiêu chung của nhà trường phổ thông , bộ môn Ngữ văn ở nhà
trường THCS có mục tiêu cụ thể của nó.Mơn Ngữ văn trước hết là một mơn học thuộc
nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan
điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Mơn Ngữ văn cịn là một mơn học thuộc nhóm
cơng cụ, vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn học khác. Học tốt
mơn Ngữ văn sẽ có tác động tích cựcđến kết quả học tập của các môn học khácvà
ngược lại các mơn học khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Hơn nữa,
như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”.
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vô cùng
phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc
phản ánh.Vì vậy mơn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là thứ vũ
khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi
đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Goóc- Ki nói :
''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân
mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý".Văn học "Chắp đôi cánh"
để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em
niềm tin vào cuộc sống, con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới
đỉnh cao của chân, thiện, mỹ.
Tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của
nhân vật, cùng vui buồn, sướng khổ với các nhân vật ...Thế giới hình tượng, tiếng lịng
của nghệ sĩ qua đó như khơi dậy, khích lệ các em từ năng khiếu văn chương đến năng

khiếu sáng tạo nói chung. Vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học trong chương trình Ngữ Văn THCS nói chung là việc làm đúng đắn, cần thiết có
tầm quan trọng.
3


2.2.Thực trạng:
2.2.1.Thuận lợi:
- Trường THCS Đông Thọ trong những năm qua là một trường luôn đứng trong
tốp đầu của thành phố về chất lượng dạy và học.
-Các giáo viên luôn nhiệt huyết và say mê với sự nghiệp trồng người, có nhiều
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.
-Phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học tập của con em mình.
-HS có nhiều cố gắng trong học tập, đã có HS đạt giải cấp tỉnh về mơn Ngữ văn.
2.2.2. Khó khăn:
- Từ thực tế giảng dạy tại Trường THCS Đông Thọ, tôi nhận thấy sự sáng tạo
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở
môn Ngữ văn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ
năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan,
chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh
giá q trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi
giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang tính
hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện chương trình
SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia,
các thành viên cịn lại cịn dựa dẫm, ỷ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo
luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói
quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi cách
thức tổ chức giờ nhằm đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho

học sinh song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên nhân là:
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi mới
song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác kiến thức
một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung và năng lực
chuyên biệt ở môn Ngữ văn ở một vài GV vẫn cịn hạn chế.
+ Về phía học sinh: Học sinh ở trường chủ yếu bố mẹ là lao động tự do, nên việc
tiếp cận và tìm tịi những thơng tin phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh
chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tịi nghiên cứu bài
học nên chưa đảm bảo các năng lực.
Hơn nữa, nói đến vấn đề nghiên cứu thơ chống Mỹ ln là một địi hỏi của bạn
đọc, và đặc biệt là nhà thơ chiến sĩ như Phạm Tiến Duật, chắc chắn sẽ thu hút được
nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên, cho đến nay đã có một số bài viết về tác phẩm và tác giả Phạm Tiến
Duật đăng trên các tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí văn học hoặc các bài viết trong
một số giáo trình, sách tham khảo về văn học giai đoạn 1945 - 1975. Nhiều bài viết đã
4


đi vào tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật trên mọi phương diện. Thơ Phạm Tiến Duật đã
được chọn vào giảng dạy trong nhà trường THCS với bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính”- lớp 9 để bồi đắp kiến thức văn chương cho học sinh. Nhưng việc dạy học bài
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” ở trên lớp trong chương trình THCS cịn nhiều điều
bất cập. Hơn nữa trong bối cảnh trường THCS dạy học hướng tới phát triển năng lực
học sinh nên việc dạy học bài này là vơ cùng cần thiết.
Đồng thời, Có thể nói Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu
của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên qua tìm hiểu tơi thấy có khá ít
cơng trình nghiên cứu về con người và thơ của ông. Chưa có một cuốn sách nào mà
tồn bộ cuốn sách chỉ để viết về ông và bài “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”.
Chúng ta chỉ có thể tìm một số bài viết tương đối ngắn về ông trong những cuốn sách

viết chung với các nhà thơ, nhà văn khác, cụ thể như sau:
Từ các bài viết trên, một điều dễ nhận ra là các nhà nghiên cứu, nhà phương pháp
đã có nhiều ý kiến định hướng gợi ý bổ ích và thiết thực cho việc dạy học thơ Phạm
Tiến Duật và bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”. Tuy nhiên vấn đề này chưa hẳn
đã giải quyết triệt để, đặc biệt trong bối cảnh dạy học nhiệm vụ theo định hướng phát
triển năng lực như hiện nay.
Cụ thể qua điều tra thực tế học sinh ở các lớp 9 các năm trước, tôi nhận thấy ý thức
học tập bộ mơn Ngữ văn cịn chưa cao và kết quả cụ thể qua khảo sát chất lượng về kĩ năng
làm văn của học sinh được đánh giá như sau:


Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
số
9A
37
2
5%
9
24% 18

49% 8
22%
9B
40
4
10% 11
28% 19
47% 6
15%
9C
39
3
8%
11
28% 20
51% 5
13%
Qua số liệu trên, tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, kĩ năng
viết văn, cảm thụ văn chương nghệ thuật của các em đang cịn nhiều hạn chế. Vì thế,
thiết nghĩ q trình dạy học phát triển năng lực( cảm thụ, sáng tạo trong văn bản nghệ
thuật) cho học sinh lớp 9 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để
có hiệu qủa tốt nhất.
Trên đây là những lý do thúc đẩy tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: Một số kinh
nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong chương trình Ngữ
Văn THCS qua bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- SGK Ngữ Văn lớp 9 - Tập 1.
Hơn thế nữa cịn do lịng u thích cá nhân về tác giả Phạm Tiến Duật nói chung và về
bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” nói riêng. Hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu được
đầy đủ hơn về một nhà thơ - chiến sỹ Phạm Tiến Duật, “Con chim lửa của Trường Sơn
huyền thoại”, “Cây xăng lẻ của rừng già”, “Nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”...
Lớp


2.3.

Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5


Trên cơ sở rút kinh nghiệm và kế thừa những giải pháp cũ, từ thực tế giảng dạy
của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mới để nâng cao hiệu quả
giờ học, tăng cường tính tích cực, nhằm hướng tới năng lực của người học. Nhưng sự
đổi mới không phải là thay đổi các phương pháp đặc thù vốn có của mơn Ngữ văn mà là
cách vận dụng các phương pháp ấy sao cho hiệu quả.
Trước hết cần hiểu năng lực là gì? Đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng
hiệu quả của một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Đối với
mơn Ngữ văn THCS thì năng lực cần hình thành và phát triển cho người học gồm có
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản
thân, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thẩm mỹ. Hay nói cách khác các năng lực
hình thành cho các em chính là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Năng lực nghe, đọc được
gọi là năng lực đọc, hiểu, năng lực nói, viết chính là năng lực tạo lập văn bản. Để
hướng tới hình thành các năng lực trên, người thầy phải vận dụng các phương pháp bộ
môn trong dạy đọc hiểu.
Dạy đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn. Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những
cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà hướng tới cho HS cách đọc, cách tiếp
cận, khám phá những vấn đề về nội dung, nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành
năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc hiểu
của HS cũng cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải
qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng
tạo, khi hình thành năng lực đọc hiểu cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm

mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.Năng lực đọc hiểu của học sinh còn
được hiểu là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân mơn cũng như tồn
bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học sinh. Sau khi học sinh được tiếp xúc với văn
bản, khám phá được các giá trị của văn bản, sẽ vận dụng những hiểu biết về các văn bản
đã đọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau cùng thể loại, giải quyết những tình
huống đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Cụ thể chúng tôi đề xuất một số giải pháp mới
trong dạy học bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật theo phương
pháp phát triển năng lực người học như sau:
2.3.1. Để phát triển năng lực người học người giáo viên cần thông qua việc tổ
chức các hoạt động phong phú, đa dạng.
- Hoạt động khởi động.Trước khi tiếp xúc với văn bản thơ, giáo viên cho học sinh tìm
hiểu những thơng tin, kiến thức ngồi văn bản nhưng có liên quan đến văn bản.
Ví dụ như đầu tiết học giáo viên cho HS xem đoạn băng Video: "Tiểu đội xe Trường
Sơn" để HS hình dung ra khơng khí, bối cảnh ra đời và nội dung của bài thơ, từ đó tạo
sự lơi cuốn và giúp các em hiểu sâu sắc về bài thơ
GV có thể giảng thêm: Để hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, chúng ta cùng
nhắc lại một thực tế: Trong 16 năm, từ 1959 đến 1975, trên đường Trường Sơn chúng
6


ta đã chở vào chiến trường miền Nam hơn một triệu tấn hàng và vũ khí nhưng cũng bị
máy bay Mỹ đốt cháy và phá hủy mất 90 nghìn tấn hàng và 14.500 xe, máy. Chính
Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn
ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa
địa ô tô đó. Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn xe. Và tất nhiên, người ta phải
chắp nhặt những bộ phận sót lại ở những chiếc xe khác nhau để làm nên một chiếc xe
có thể chạy được. Đã có biết bao những chiếc xe như thế hoạt động trên đường
Trường Sơn
-Hoạt động tiếp xúc văn bản bằng việc đọc- hiểu văn bản.Đọc- hiểu văn bản không
chỉ nhằm tiếp nhận giá trị riêng của một văn bản cụ thể. Với vị trí tiêu biểu cho một thể

loại nào đó, việc tiếp nhận văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận
kiến thức của thể loại hoặc kiểu bài.
Việc đọc văn bản thơ diễn ra thường xuyên trong giờ học: đọc cả bài, đọc từng phần,
từng khổ, thậm chí đọc 1,2 câu thơ khi phân tích. Với phương pháp đọc sáng tạo cũng
đã bước đầu có sự phân loại năng lực cho học sinh: các em năng lực trung bình chỉ cần
đọc đúng, đọc hay đã là các em có cảm nhận bước đầu về tác phẩm và đọc diễn cảm tốt
là các em đã có sự hiểu và cảm nhận phần nào giá trị của văn bản. Trên cơ sở đọc, giáo
viên nắm bắt năng lực của các em và uốn nắn được cho từng đối tượng học sinh.
Trong văn bản, giáo viên cho học sinh tìm hiểu giọng điệu thơ của bài thơ để học
sinh cảm nhận được những câu thơ giản dị như khẩu ngữ, với giọng điệu thản nhiên,
ngang tàng hóm hỉnh, cấu trúc: “khơng có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại,
các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười
của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu.
Cái tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt
ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hồn cảnh
của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh
vẫn “cười”, sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao. Các anh lấy cái bất biến của lòng
dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử
gian khổ, ác liệt.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối...
thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản thơng qua việc vận dụng dạy học
tích hợp.
Trước hết là tích hợp phân mơn giữa văn học với tiếng Việt và làm văn trong các
bài học. Khi dạy các tác phẩm thơ bao giờ chúng ta cũng cho HS tìm hiểu các giá trị
nghệ thuật ngơn từ ( biện pháp nghệ thuật được sử dụng, tác dụng của nó hay giá trị
biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh thơ...). Đó là tích hợp với phân mơn tiếng Việt để từ đó
hình thành cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận văn bản. Kiến thức
từ văn bản, tiếng việt lại có tác dụng trở lại giúp học sinh tạo lập được các văn bản theo
từng thể loại nhất định( tích hợp với phân mơn làm văn).
7



Ví dụ giáo viên nêu câu hỏi: Khổ thơ cuối gợi lại hình ảnh chiếc xe khơng kính có
tác dụng gì? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật ý thơ ?
Việc tích hợp cịn được thể hiện với sự liên môn kiến thức Ngữ văn với các môn
học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành khoa học khác.Chẳng hạn có
thể vận dụng tích hợp kiến thức với các mơn có mối liên hệ gần gũi như: Lịch sử, Địa
lí, Âm nhạc...nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kĩ năng thực hành tồn diện, góp
phần giáo dục đạo đức cơng dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội.
Ví dụ GV cho HS nghe bài hát " Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" ( Tân Huyền), tích
hợp kiến thức mơn Âm nhạc 9 để các em được sống trong không khí hào hùng của dân
tộc, cảm nhận được phong thái hiên ngang, tâm hồn trẻ trung, lạc quan của các anh
chiến sĩ, từ đó tạo tâm thế tốt để cảm thụ văn bản.
Hay khi GV hướng dẫn cảm nhận hình ảnh "trái tim", từ đó tích hợp kiến thức mơn
giáo dục công dân 9- bài 17 " Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc" để giáo dục các em những
phấm chất cao đẹp:u nước, dũng cảm, ý chí kiên cường, đồn kết, nâng cao trách
nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tích hợp mơn giáo dục công dân 9, bài 4 " Bảo vệ hịa bình", tích hợp kiến thức xã
hội, quốc phịng về vấn đề Biển Đông và những hành động phi nghĩa của Trung Quốc.
Từ đó giáo dục các em nâng cao tinh thần cảnh giác, niềm tự tôn dân tộc, đấu tranh
sáng suốt để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Nhìn chung, Việc giải nghĩa của từ ngữ, phân tích tác dụng của từ ngữ, hình ảnh,
chi tiết, biện pháp tu từ...trong các tác phẩm thơ và chỉ ra được mối liên hệ giữa các
thông tin trong văn bản( chính là chúng ta đã thực hiện thao tác tích hợp với phân mơn
tiếng Việt). Phần này, học sinh có thể làm việc cá nhân.
2.3.3. Phản hồi, đánh giá thông tin trong văn bản
Từ việc hiểu biết chung về văn bản, học sinh tiếp tục đánh giá các thông tin: là các
từ ngữ, hình ảnh hay các biện pháp nghệ thuật...dùng trong văn bản như thế nào? ở mức
nào?( thành công hay không thành công?). Đánh giá cảm xúc của người viết như thế
nào và nhận ra khuynh hướng của người viết hoặc tư tưởng, quan điểm của người viết.

Giáo viết có thể vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo sự tham gia tích
cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi,
bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đè mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm cịn
là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm,
tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan
điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ( cắp đơi hoặc cặp
ba), nhóm trung bình( bốn đến sáu người) hoặc nhóm lớn( tám đến mười người trở lên)
tùy vào từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu
nhiên hay có chủ định, được duy trì hay thay đổi từng phần của tiết học, được giao
cùng nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
8


Khi thực hiện nhiệm vụ, trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần.
Trong nhóm có thể phân công mỗi người một việc , các thành viên đều phải làm việc
tích cực, khơng thể ỷ lại một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên
trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm
khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả
lớp.
Để tổ chức một hoạt động theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần tiến hành các
bước như sau:
Bước chuẩn bị: ( giao nhiệm vụ): chuẩn bị đề tài, mục tiêu bài học thơng qua thảo luận
nhóm, câu hỏi, hình thức trình bayfm vận dụng thời gian cho thảo luận
-Nội dung thảo luận nhóm: là những câu hỏi bài tập gắn với những tình huống dạy học
mang tính phức hợp và có vấn đề , cần huybđộng sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều học
sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết.
Bước hai: thực hiện nhiệm vụ: chia nhóm theo u cầu nhiệm vụ, các nhóm tự phân
cơng vị trí của các thành viên.

Trong q trình thảo luận nhóm, giáo viên quan sát, điều chnhr chỗ ngồi, nhắc nhở hay
hỗ trợ khi nhóm nào cần.
Bước 3, trình bày kết quả: đại diện các nhóm trình bày kết quả, các thành viên của
nhóm có thể bổ sung thêm hoặc các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Giáo viên là người đúc kết, bổ sung ý kiến nhấn mạnh nội dung quan trọng...chú ý các
nhóm thảo luận, giáo viên khơng dừng lâu ở nhóm nào.
-Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, khơng nhất thiết các nhóm đều trình
bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các quan điểm mà khác với nhóm trước. Với các tác
phẩm thơ hiện đại lớp 9, chúng tơi có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng dưới
dạng những bài tập, câu hỏi nhỏ:
Ví dụ: trong tiết học khi cho học sinh tìm hiểu về hình ảnh người lính lái xe, giáo viên
có thể chia theo 4 nhóm như sau:
-Mỗi nhóm tương ứng với một câu hỏi
-Thời gian làm việc của cả nhóm là 3 phút
-Phương tiện là phiếu học tập.
Câu 1(Nhóm 1) :Hãy tìm các chi tiết, hình ảnh nói về tư thế của người lính lái xe?
Câu 2 (Nhóm 2): Trên những chiếc xe khơng kính, người lính lái xe gặp phải những
khó khăn gì?
Câu 3( Nhóm 3): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả những
khó khăn của người lính ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4( Nhóm 4): Tình cảm, thái độ của người lính trước những khó khăn đó như
thế nào?
Các nhóm làm việc trong thời gian 3 phút, kết quả của các nhóm sẽ tập trung làm nổi
bật quan điểm, tư tưởng của người viết hoặc cảm xúc của người viết ...
9


Như vậy các nhiệm vụ giao cho các nhóm được phân chia theo mức độ năng lực,
tạo điều kiện cho các em trong lớp đều được tham gia làm việc.
2.3.4. Rèn kĩ năng bình những chi tiết nghệ thuật đặc sắc và vận dụng liên hệ

- Trước hết GV cho HS phát hiện và bình những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của
văn bản.
Chẳng hạn học sinh cảm nhận về hình ảnh " trái tim" trong câu thơ cuối của bài thơ?
“Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của
họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước
bị chia cắt thành hai miền. "Trái tim" ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như
mẹ cha, như vợ như chồng… "Trái tim" ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo
tàn=> u thương, căm thù chính là động lực thơi thúc những người chiến sĩ lái xe
khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện
thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vơ lăng. Vì thế thử thách
ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
-Tiếp theo, Học sinh vận dụng những hiểu biết về văn bản đã học để đọc các loại
văn bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong
đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
Ví dụ như giáo viên đặt câu hỏi: Tác giả muốn gửi đến chúng ta chân lí gì qua câu thơ
cuối ?
HS trả lời đảm bảo các ý sau: Câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại
của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng khơng phải là vũ khí mà là con người
giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Câu thơ kết biểu dương cao độ sức mạnh
tinh thần, tơn vinh tầm vóc của những người chiến sĩ lái xe anh hùng
+Hay HS có thể thảo luận vấn đề: Từ hai bài thơ :“Đờng Chí” của Chính Hữu và “Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật, nêu lên sự vận động, phát triển
của thơ ca kháng chiến và sự trưởng thành tôi luyện của người lính cụ Hờ. Đó là: Từ
sự mộc mạc đến sự trẻ trung, ngang tàng, tếu táo. Từ những người nông dân cần lao”
anh- tơi” nhỏ nhoi, đơn lẻ đến khí thế cả một đoàn quân. Từ việc chiến đấu và chiến
thắng với kẻ thù thực dân Pháp( hùng mạnh) đến đế quốc Mỹ( hùng mạnh nhất thế
giới). Từ tư thế” đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đến tư thế chủ động “ lại đi, lại đi,
trời xanh thêm”.
+GV tích hợp kiến thức mơn Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp 9 - Chủ điểm " Câu
Lạc Bộ hướng nghiệp" để định hướng cho các em.

Thời chiến tranh, các anh bộ đội đã chọn con đường cho lẽ sống của đời mình, đó là
đấu tranh giành độc lập. Nay thời bình, nhiệm vụ của các em là học tập để xây dựng đất
nước giàu mạnh. Các em cần lựa chọn cho mình một hướng phấn đấu, một trường, một
nghề phù hợp với sức học và phải quyết tâm thực hiện khát vọng ấy.
Tiết 47 + 48: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
10


I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS có những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và
tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: vẻ
đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những con người
làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngơn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
-Tích hợp: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
-Liên hệ : Sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
- Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu.
3. Thái độ : Cảm phục, yêu mến anh bộ đội cụ Hồ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGV, SGK, giáo án điện tử, tư liệu.
2.Học sinh: - Đọc bài, soạn bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Sưu tầm tài liệu liên quan.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Đờng chí” của tác giả Chính Hữu và nêu cảm

nhận của em về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Bài mới: Dẫn vào bài :- GV trình chiếu PowerPoint đoạn clip hình ảnh máy bay
Mĩ ném bom và hình ảnh những chiếc xe trên đường Trường Sơn
Đồn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết chớ lui.
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng.
Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ
trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Khơng biết đã có bao nhiêu bài thơ nói
về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi và tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ
cứu nước là Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung:
Dựa vào chú thích em hãy nêu những nét chính 1. Tác giả:
về nhà thơ ?
- Sinh ngày (14/1/1941- 4/12/2007)
GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh tác giả.
- Quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời
chống Mỹ.
- Thơ ơng thường viết về người lính và
cơ thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn.
- Phong cách thơ: sôi nổi, trẻ trung, hồn
11



nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

GV: Có một nhà thơ từng được ví như “Con
chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây Săng
lẻ của rừng già, viên ngọc quý của thơ ca”, nhà
thơ đó chính là Phạm Tiến Duật. Thơ ông thời
chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh
của một sư đồn”.Ơng được mệnh danh là nhà
thơ của Trường Sơn, thi sĩ huyền thoại của
đường mịn Hồ Chí Minh những năm chống
Mỹ.
Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong
những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm
Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực
của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách
tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm
Tiến Duật một giọng điệu sơi nổi, trẻ trung, hồn
nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc. Thơ
Phạm Tiến Duật tràn đầy nhiệt huyết của
con người luôn đi tới và hành động; Tràn đầy
yêu thương của trái tim luôn hướng về cuộc đời.
? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
GV:Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go,
ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng
ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường
đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường
Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền
hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, khơng lực Hoa
Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn

sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền
Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù,
đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ
và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại
những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa
Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng
vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn

2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ:
- Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn
nghệ 1969.
- In trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
1970.

12


hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh
ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã
thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành
tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời
kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe
khơng kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc
họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe:
ung dung tự tại, lạc quan sơi nổi, bất chấp mọi
khó khăn gian khổ, tình đồng chí đồng đội gắn
bó, tình u đất nước thiết tha…
HD đọc:- Giọng khoẻ khoắn, sôi nổi, hào hứng,
tinh nghịch

- GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu-> Gọi HS đọc> HS nhận xét -> GV nhận xét.
Chú thích: Kiểm tra việc nắm chú thích của HS
Bài thơ thuộc thể loại thơ gì ?
Cho biết đề tài của bài thơ ?
GV: Thơ Phạm Tiến Duật khơng lơi cuốn người
đọc bằng những hình ảnh lãng mạn hay ngôn
ngữ mượt mà, trau chuốt, âm điệu du dương…
Ngược lại, người đọc thích thơ anh bởi sự sống
động, tự nhiên, gân guốc, táo bạo và độc
đáo.Giäng th¬ rất gần với lời nói thờng
ngy, có những câu nh văn xuôi tởng
nh khó chấp nhận trong một bài thơ
Không có kính không phải vì xe
không có kính Không có kính, ừ
thì cói bi, Chung bát đũa nghĩa là
gia đình đấy Nhng đây lại
chính là nét độc đáo tạo nên một
giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, sôi
nổi, tinh ngịch, tự nhiên, thể hiện cái
hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn,
nguy hiểm của các anh lính lái xe Trờng Sơn.
Hot ng 2. HDHS Tìm hiểu chi tiết:
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ?
GV: Bài thơ không dài nhưng nhan đề khá
dài,tưởng có chỗ thừa nhưng vì thế mà thu hút
sự chú ý của người đọc.Nhan đề ấy làm nổi bật
hình ảnh của cả bài – hình ảnh những chiếc xe
khơng kính – một biểu tượng độc đáo.Đây là sự
phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó
và am hiểu hiện thực khốc liệt của đời sống


b) Đọc - Giải thích từ khó:
-Đọc
-Giải thích từ khó:
- Tiểu đội: đơn vị nhỏ khoảng 7- 12
người.
- Chơng chênh: ko vững chắc, đu đưa,
chao đảo.
c) Thể thơ: tự do
d) Đề tài: Đề tài về người lính và chiến
tranh.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nhan đề bài thơ.
- Nhan đề lạ, độc đáo. thể hiện cách
nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện
thực khốc liệt của chiến trường.

13


chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai
chữ “Bài thơ” cho thấy rõ cách nhìn, cách khai
thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về
những chiếc xe không kính,viết về hiện thực
khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn
khám phá chất thơ từ hiện thực ấy- chất thơ của
thế hệ trẻ Việt Nam hiên ngang, dũng cảm,lạc
quan vượt lên mọi gian khó,hiểm nguy. Như
vậy, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định 2.Hình ảnh những chiếc xe không

cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực kính
đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi,
Khơng kính
khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, - Xe
khơng đèn
có xước
ác liệt của chiến tranh.
Khơng mui
Hình ảnh nổi bật trong tồn bài thơ đó là những
hình ảnh nào ?
Những chiếc xe được miêu tả có gì đặc biệt ?
Nguyên nhân nào làm cho những chiếc xe lại có
sự biến dạng như vậy ?
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử
dụng ? tác dụng ?
- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh chiếc xe
khơng kính.

- Vì : + Bom giật.
=> Kính vỡ.
+ Bom rung
- Nghệ thuật: đối lập, điệp ngữ, liệt kê
->Giọng thản nhiên, tả thực, lời thơ
mang tính khẩu ngữ, hình ảnh độc đáo
=> Khơng khí ác liệt của chiến tranh
làm cho những chiếc xe ấy biến dạng
khác thường.

GV bình: Hình ảnh những chiếc xe khơng kính
vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có

một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch,
ngang tàng như Phạm Tiến Duật mới phát hiện
ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng
độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
Tác giả miêu tả những chiếc xe không kính chạy
trong mơi trường và hồn cảnh khốc liệt nhằm
làm nổi bật hình ảnh nào? -> chuyển ý: Nếu
người lính trong bài " Đờng chí" ( Chính Hữu)
là những người nơng dân mộc mạc, hiền hậu, ít
nói thì những người lính trong " Bài thơ về tiểu 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
14


đội xe khơng kính" là những thanh niên, sinh
viên trí thức trẻ trung, vui nhộn, tếu táo.
- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh người
chiến sĩ lái xe Trường Sơn trên chiếc xe khơng
kính.

Hoạt động nhóm:(Thời gian 5 phút. Hết thời
gian, HS nộp sản phẩm của nhóm. Đại diện
nhóm lên trình bày.
GV chiếu sản phẩm hoạt động học của HS
trên màn hình camera vật thể)
Câu 1(Nhóm 1) :Hãy tìm các chi tiết, hình
ảnh nói về tư thế của người lính lái xe?
Câu 2 (Nhóm 2): Trên những chiếc xe khơng
kính, người lính lái xe gặp phải những khó
khăn gì?
Câu 3( Nhóm 3): Tác giả đã sử dụng biện

pháp nghệ thuật gì để miêu tả những khó
khăn của người lính ? Tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đó?
Câu 4( Nhóm 4): Tình cảm, thái độ của người
lính trước những khó khăn đó như thế nào?
GV bình: Cái tài của Phạm Tiến Duật trong
đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực
nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói
lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hồn cảnh
của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt.
Xe khơng kính nên “bụi phun tóc trắng như
người già” là lẽ đương nhiên, xe khơng có kính
nên “ướt áo”, “mưa tn, mưa xối như ngồi
trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy
hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm,
lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách,
gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy
cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên
ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường

a) Tư thế:
- Ung dung, nhìn đất, nhìn trời, Nhìn
thẳng...
- Điệp từ, liệt kê, đảo ngữ.
-> Hiên ngang , bình tĩnh, tự tin và
thanh thản, chủ động.

b/ Những khó khăn và Tinh thần, thái
độ của họ:
* Những khó khăn:

-Gió – “xoa mắt đắng”
-Bụi- “phun tóc trắng”
-> Nghệ thuật: Liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ,
so sánh, động từ mạnh.
=> Khó khăn, khắc nghiệt của thiên
nhiên, của chiến trường máu lửa.
*Tinh thần, thái độ của họ:
- Khơng có kính :
+Thấy:con đường, sao trời,Cánh chim
-Khơng có kính: + ừ thì có bụi
+ cười ha ha.
+ ừ thì ướt áo ...
- Điệp cấu trúc câu, giọng thơ ngang
tàng, nghịch ngợm, hình ảnh độc đáo.
-> Các anh là người lính dũng cảm, có
tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ.

15


sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những vần thơ này
giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người
lính ngồi chiến trường những năm tháng đánh
Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác
liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui
sôi nổi, yêu đời.Tất cả là hiện thực nhưng qua
cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình
ảnh lãng mạn.
GV liên hệ, tích hợp bài " Đồng chí" ( Chính
Hữu), đó là hình ảnh " Miệng cười buốt giá" và

" Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" (PTD)
GV chuyển ý: Sâu sắc hơn, bằng ống kính điện
ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những
khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng
đội của những người lính lái xe khơng kính
HS đọc khổ thơ 5,6
? Sinh hoạt thời dã chiến của những người lính
được tái hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?
Trong gian lao, tình đồng chí, đồng đội thể hiện
như thế nào?

c) Tình đồng chí, đồng đội:
- Bắt tay- qua cửa kính vỡ.
- Bếp Hồng Cầm.
- Chung bát đũa, gia đình...
- Võng mắc chơng chênh.
-> Thể hiện niềm vui ấm áp tình đồng
chí, đồng đội gắn bó, u thương, chia
sẻ.

-Lên đường :
+ Lại đi, lại đi ( ĐT): đồn xe khơng
ngừng tiến tới
+Trời xanh thêm (AD): hứa hẹn tương
? Hình ảnh " lại đi, lại đi trời xanh thêm" có gì lai tươi sáng.
đặc sắc?
GV :Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh ẩn dụ “trời
xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ
nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của
người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến => Tình đồng đội thiêng liêng, gắn bó

chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người keo sơn, cùng chung lí tưởng.
chiến sĩ, như khát vọng, tình u họ gửi lại cho
cuộc đời.
Em cảm nhận gì về tình đồng đội của người
chiến sĩ lái xe ?
GV bình: Họ thương nhau như anh em, ruột
thịt, cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước. Tình cảm ấy đã
16


sưởi ấm lòng chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh, chắp
cánh cho tâm hồn họ bay bổng.
"Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
là nắm cơm bẻ nửa
d) Ý chí chiến đấu :
là chia nhau 1 trưa nắng, 1 chiều mưa
Khơng kính
chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"
- Xe
không đèn
Trái tim
( Chính Hữu)
Khơng mui
Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành
động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy
hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức
mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ
đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện

thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình
tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của
thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).
-Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
? Khổ thơ cuối gợi lại hình ảnh chiếc xe khơng
kính có tác dụng gì?
-“Một trái tim” - Hốn dụ: người lính
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm
-> Khát vọng giải phóng miền Nam,
nổi bật ý thơ ?
thống nhất Tổ quốc.
Cảm nhận về hình ảnh " trái tim" ?
GV cho HS bình hình ảnh “trái tim”.GV nhận
xét.
GV:“Trái tim” là một hốn dụ nghệ thuật tu từ
chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa.
Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân
miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất
nước bị chia cắt thành hai miền. Trái tim ấy dào
dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha,
như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục
sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thơi
thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước
mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy
nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vơ lăng. Vì
thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và
hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn

muốn hướng con người về chân lý thời đại của
chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng
không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí,
anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
17


GV bình: Câu thơ kết như một lời khẳng định,
một lời hứa quyết tâm sắt đá: Trái tim người lái
xe- linh hờn của đồn xe vẫn hướng về miền
IV. Tổng kết:
Nam phía trước bất chấp hiển nguy, coi thường
1.Nghệ thuật:
bom đạn. Chiếc xe có thể thiếu nhiều thứ,
+ Giọng điệu: Ngang tàng, dí dỏm, hóm
nhưng trong xe khơng thể thiếu một trái tim
hỉnh mà chân thật, bộc trực.
“Một trái tim cầm lái”. Bài thơ khơng chỉ nói
về quyết tâm của tiểu đội xe khơng kính mà cịn + Thể thơ: Tự do, lời thơ gần với lời nói
là quyết tâm của cả dân tộc để giải phóng miền thường, lời văn xuôi mà vẫn thấm đậm
chất thơ.
Nam.
GV: Điều làm lên sức mạnh để người lính vượt 2.Nội dung: Qua hình ảnh những chiếc
xe khơng kính, tác giả ca ngợi vẻ đẹp
qua khó khăn, gian khổ là gì ?
hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, ý chí
à Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
quyết tâm của các chiến sĩ lái xe trên
-> Những khó khăn gian khổ ngày càng tăng, tuyến đường Trường Sơn thời chống
nhưng nhiệm vụ vẫn là trên hết, tất cả vì Miền Mĩ.

Nam khơng có khó khăn, gian khổ nào cản nổi
Ghi nhớ: SGK ( T. 133)
xe đi vì trong xe có một trái tim u nước của
người chiến sĩ lái xe anh hùng, một ý chí chiến
đấu giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Hoạt động 3. Tổng kết
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
GV: Cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người
chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và
hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh
thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta,
nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình
ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh
nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ
nói về tiểu đội xe khơng kính,nó phản ánh cả
khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của
tồn qn và tồn dân ta,khẳng định rằng ý chí
của con người mạnh hơn cả sắt thép.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
1. Đối với tiết học này:
- Thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm tên một số ca khúc cách mạng được phổ từ lời thơ của Phạm Tiến Duật và có
thể hát một trong số các ca khúc ấy ?
- Viết đoạn văn từ 10-12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe
Trường Sơn
2. Đối với tiết học sau:
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

18


a) Phân tích cảnh hồng hơn trên biển và đồn thuyền đánh cá khởi hành.
b) Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ NỘI DUNG BÀI HỌC
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến
2.4.1. Thực nghiệm
Sau khi dạy xong theo phương pháp trên tôi đã cho HS làm bài kiểm tra.
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Tìm điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính ở hai bài thơ : “Đồng chí”
và “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” ?
Câu 2:
a) Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên đường Trường Sơn
trong những năm chống Mĩ cứu nước?
b) Được sống trong hịa bình như ngày hơm nay và đặc biệt sau khi học xong bài thơ
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật, em có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay?
2.4.2.Kết quả
Từ việc áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học như đã trình bày ở trên tơi thấy kết quả học tập môn Ngữ văn của các em học sinh
lớp 9A và 9D sau khi học xong bài: “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” vừa qua cũng
tương đối tốt:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TT
Lớp

SL
TL % SL
TL % SL
TL % SL
TL %
1
9A(43) 11
26
20
47
10
23
2
4
2
9D(40) 10
25
18
45
10
25
2
5
Tổng 83
21
25
38
46
20
24

4
5
Từ kết quả học tập ở trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
19


với học sinh. Chúng tôi, đã cho áp dụng ở tất cả các khối lớp 6, 7, 8 và các em đều rất
hứng thú với giờ học văn, xóa bỏ được tâm lí”ngại học văn”.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận
Sau khi khảo sát, nghiên cứu vấn đề: Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng
phát triển năng lực người học qua bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”- SGK Ngữ
Văn lớp 9- Tập 1, tơi rút ra được những kết luận sau:
- Để có giờ dạy tốt bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thì chúng ta phải nắm
vững cơ sở lí thuyết thể loại, cơ sở lí thuyết phương pháp.Nhất là phương pháp dạy học
hướng tới phát triển năng lực người học.
-Về cơ sở tư liệu cần theo hệ thống: Văn hóa ,thời đại, tác giả; đặc điểm phong cách
sáng tác; tập thơ “Vầng trăng quâng lửa”; các sách tham khảo...đặc biệt là thời đại và
cách hiểu bài thơ.
-Định hướng dạy học:Trong việc thiết kế giờ dạy tôi đặc biệt lưu ý phát triển những
năng lực cho học sinh như: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.......
3.2. Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu đề tài này cho phép tơi có một vài đề nghị sau :
Thứ nhất, đối với giáo viên, ngay trên lớp học truyền thống nhưng hoạt động này
vẫn được tổ chức và có hiệu quả: thay vào lối truyền thụ kiến thức một chiều thì giáo
viên tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ, học sinh tương tác, hoạt động nhóm, trình bày
báo cáo sản phẩm; vận dụng kiến thức từ bài học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thứ hai, đối với nhà trường, trên cơ sở những bài/tiết học có liên quan đến bộ mơn

nhà trường cần tổ chức thành lập các câu lạc bộ để vận dụng và nâng cao những hiểu
biết, khuyến khích năng khiếu, sở trường cho học sinh về các thể loại tiêu biểu đã học
trong chương trình liên quan đến các chủ đề: chủ đề người lính, chủ đề gia đình,...Đồng
thời, tổ chức các hội thảo, diễn đàn để các học sinh có dịp tìm hiểu, nghiên cứu, các em
được dịp chia sẻ, trao đổi với nhau liên quan các vấn đề về văn học. Đặc biệt hoạt động
trải nghiệm dưới hình thức hội thảo, diễn đàn sẽ giúp các em làm chủ trước đám đông,
bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của riêng mình, phát triển kĩ năng thuyết trình hùng biện.
Thứ ba, Phịng, cụm thường xun tổ chức sinh hoạt chun mơn hơn nữa nhằm
đưa ra những giải pháp, phương pháp dạy học tích cực, trao đổi những chun đề khó,
vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mỗi chuyên đề, mỗi phương pháp dạy - học mới
cần thiết phải được áp dụng và có sức " sống" lâu bền và có đánh giá, rút kinh nghiệm.
Trên đây là một số vấn đề về phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển
năng người học qua bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm tiến Duật mà bản
thân tơi nghiên cứu và tìm hiểu. Vấn đề tơi nêu ra khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được đồng nghiệp, quý thầy cơ giáo góp ý để vấn đề nghiên cứu của tơi được
hồn thiện hơn và được vận dụng có hiệu quả hơn trong giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 202
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

LÊ THỊ DIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Hương Bưởi (2015), Ơn thi vào lớp 10 mơn Ngữ văn, NXB Quốc gia Hà Nội;
2. Trần Đình Chung (2005), Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo
dục;
3. Nguyễn Giao Cư, Hồ Quốc Nhạc, Thơ ca cách mạng từ 1945-1975 (những tác giảtác phẩm được giảng dạy trong nhà trường), NXB Đồng Nai;
4. Đại học quốc gia Hà Nội - Trường viết văn Nguyễn Du - Tạp chí văn nghệ quân đội
(1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, NXB Đại học quốc gia;
5. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo
dục;
6. Nguyễn Văn Đường (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Hà Nội;
7. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục;
8. Nguyễn Văn Long (1999), Ôn tập văn học 9, NXB Giáo dục;
9. Nguyễn Văn Long (2016), Các chuyên đề chọn lọc Ngữ văn 9, NXB Giáo dục;
10. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập II, NXB
ĐHSP.
11. PGS.TS Vũ Nho (2006), Để học tốt Ngữ văn 9, NXB Giáo dục;
12. Hoàng Trung Thông (chủ biên), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, NXB Khoa
học xã hội;
13. Phạm Tiến Duật (1983), Vầng trăng và những quầng lửa, NXB Văn học Hà Nội.
14. Phê bình, bình luận văn học Bằng Việt- Phạm Tiến Duật- Nguyễn Duy, NXB báo
Văn nghệ;

21


22




×