Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “ôn tập truyện” tiết 155 ngữ văn 9 ở trường THCS đông văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.86 KB, 24 trang )

1

Mục
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.3.1
2.3.2

Nội dung

Trang
MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu


2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của nhà trường
4
Thực trạng của chương trình Ngữ Văn THCS.
4
Thực trạng đối với giáo viên.
4
Thực trạng đối với học sinh
5
Các giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
Giải pháp 1: Tổng hợp, lựa chọn kiến thức trọng tâm cần ôn tập
7
Giải pháp 2: Xây dựng BĐTD trên phần mềm
8
BuzansMindMap.

2.3.3 Giải pháp 3: Dự kiến phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học
và định hướng hệ thống câu hỏi:
2.3.4 Áp dụng vào thiết kế bài dạy.
2. 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1

Kết luận
3.2
Đề xuất
MỤC LỤC

8
10
16
17
18
19


2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT

Chữ cái viết tắt

Nội dung

1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2


THCS

Trung học cơ sở

3

HS

Học sinh

4

GV

Giáo viên

5

BĐTD

Bản đồ tư duy

6

SGK

Sách giáo khoa



3

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thơng hiện nay, mơn Ngữ
văn là mơn học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tâm lí, tình cảm cho học
sinh, hình thành ở các em tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất
nước... Đồng thời môn học cịn rèn giũa cho các em khả năng nói, viết, nhất là
giúp các em có những quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, chuẩn mực, hồn mỹ. Để
đạt được mục đích đó, địi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải ln tìm tịi
những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm thu hút các em trong các tiết học, tạo
sự hứng thú, say mê, u thích mơn học ở mỗi học sinh. Chính vì vậy, trong q
trình giảng dạy và tự học tập phấn đấu, tôi thấy phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy trong các tiết học Ngữ văn đã tạo được hứng thú, say mê cho các em, giúp
các em u thích mơn học văn hơn. Cách học này còn phát triển được năng lực
riêng của từng em hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần quan trọng trong
bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận dụng
kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Vì những lí do trên, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ để nâng cao chất
lượng giờ học Ngữ văn là: Nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử
dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết 155 - Ngữ văn 9 ở
trường THCS Đông Văn.
Nằm trong cấu trúc chung của chương trình Ngữ Văn THCS, chương trình
Ngữ văn lớp 9 có một vị trí đặc biệt. Chương trình học vừa giúp hình thành từng
bước về trình độ học vấn phổ thông tạo tiền đề cho người học có nền tảng học tiếp
ở bậc cao hơn. Bởi vậy ngoài các tiết học cung cấp kiến thức mới cho học sinh thì
cịn có các tiết ơn tập, tổng kết. Riêng với phân mơn Văn, có 12 tiết ơn tập, tổng
kết. Trong đó Ơn tập phần văn (Học kì I): 2 tiết, Ôn tập về thơ: 1 tiết, Ôn tập về
truyện: 2 tiết; Tổng kết văn bản nhật dụng: 2 tiết; Tổng kết văn học nước ngoài: 2
tiết; Tổng kết văn học: 3 tiết. Qua đó cho ta thấy các tiết ơn tập, tổng kết có vai trị

vơ cùng quan trọng. Vì đây là các bài ơn tập, tổng kết cho một mảng, hoặc một bộ
phận văn học trong chương trình…. cho nên các tiết học này vừa nhằm giúp học
sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học đồng thời vận dụng những kiến thức
đó vào giải quyết một số bài tập mà sách giáo khoa đề ra. Tuy nhiên, khối lượng
kiến thức cho một tiết ôn tập, tổng kết không hề nhỏ song phân bố thời lượng cho
tương xứng với các phạm vi kiến thức cịn ít cho nên gặp rất nhiều khó khăn cho
việc dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.
Thực tế khi giảng dạy bài ôn tập, qua việc dự giờ của một số giáo viên, tôi
nhận thấy dạy bài ôn tập cịn mang tính truyền thống, giáo viên đàm thoại và


4

thuyết giảng là chủ yếu. Khi dạy, vì phạm vi kiến thức khá rộng nên giáo viên
đang còn tập trung nhiều vào việc nhắc cho học sinh nhớ kiến thức đã học là
được, chứ chưa thật sự chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh,
chưa kể đến việc trình bày hệ thống những kiến thức nằm rải rác ở các bài học
trước, dẫn đến giờ học cịn khơ khan, nặng nề mà thậm chí vẫn cháy giáo án.
Một số giáo viên đã quan tâm tới vận dụng các bảng biểu hệ thống cho tiết ôn
tập song phần lớn học sinh vẫn còn bị động trong việc lĩnh hội kiến thức dẫn đến
tình trạng học vẹt đơi khi cịn lười nhác, ỷ lại. Từ cách dạy đó cho nên đã dẫn
đến tình trạng các tiết ơn tập thường diễn ra trong khơng khí buồn tẻ, về mặt
nhận thức cũng như kỹ năng, học sinh không lĩnh hội được gì hơn ngồi những
kiến thức trước đây giáo viên đã cho ghi ở các bài học trước. Về phía giáo viên,
sau khi thực hiện xong tiết dạy cũng không tự hài lịng được với mình. Nhưng
đổi mới cách dạy như thế nào đối với các bài ơn tập thì vẫn bế tắc, bởi ngay cả
sách giáo viên cũng chưa hướng dẫn cụ thể chi tiết.
Điều đó đã làm tơi trăn trở mong muốn làm sao tổ chức một tiết dạy ôn
tập mà HS được hoạt động nhiều, chủ động trong việc ôn tập lại kiến thức để giờ
học không nặng nề mà vẫn đảm bảo thời gian theo phân phối chương trình. Đặc

biệt, từ năm học 2011-2012, ngành Giáo dục đã triển khai chuyên đề “Ứng dụng
công nghệ thông tin và bản đồ tư duy (BĐTD) hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy
học” tôi thấy việc vân dụng BĐTD trong dạy học bài ôn tập Ngữ văn là rất có
hiêu quả, giải quyết được những khó khăn trên của giáo viên. Sau khi sử dụng
BĐTD trong nhiều tiết dạy bài mới, đặc biệt là các tiết ôn tập: Tiết 85,86,87: Ôn
tập phần Tập làm văn (kết hợp với phần Văn), và tiết 130,131: Ôn tập về thơ Ngữ văn 9, tơi thấy HS hoạt động rất tích cực, giờ học sôi nổi khác hẳn so với
những năm học trước. Từ đó, trong phạm vi của sáng kiến này, tơi sẽ tiếp tục
vận dụng BĐTD trong việc thiết kế tiết 155: Ơn tập về truyện - Ngữ văn 9 tơi hi
vọng những ý kiến nhỏ này sẽ giúp ích cho các bạn đồng nghiệp trong việc
giảng dạy bài ôn tập Ngữ văn nói chung và bài này nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để giúp cho giáo viên dạy Ngữ văn nâng cao chất
lượng trong các giờ dạy. Đồng thời, giúp học sinh yêu thích học văn, có được
những kiến thức Ngữ văn cơ bản và hồn thiện nhất. Xuất phát từ lí do trên, bản
thân tôi thực sự trăn trở và đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài: Nâng
cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy
bài “Ôn tập truyện” Tiết 155 - Ngữ văn 9 ở trường THCS Đông Văn.
Với việc thực hiện đề tài này, tôi muốn tự nâng cao nhận thức, năng lực
chuyên môn của bản thân. Đồng thời mong muốn bày tỏ, trao đổi với đồng
nghiệp để góp phần cùng tìm cách “ giải mã”, tìm đáp án cho bài toán “ Tạo
hứng thú học Văn” cho học sinh. Mục đích cuối cùng vẫn là mong muốn học
sinh ngày càng yêu thích văn chương, hứng thú học Văn để khơng những có kết


5

quả cao trong học tập mà ngày càng gần với Chân – Thiện- Mĩ để người giáo
viên thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của một “ Kĩ sư tâm hồn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, đề tài tôi sẽ nghiên cứu là

phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy tiết 155 bài “Ôn tập
truyện” cho học sinh lớp 9 năm học 2019- 2020 và năm học 2020-2021Trường
THCS Đông Văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn
Ngữ văn đúc rút được một số kinh nghiệm và những tác dụng của việc sử dụng
sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn để tạo nên những giải pháp nhất định.
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết : Nghiên cứu tài liệu để áp dụng
vào bài học .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Trong công
tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lí, năng lực của từng đối tượng học sinh,
thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, xây dựng sơ đồ tư duy : Phân tích
và xử lý số liệu kết quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài.


6

PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ơn tập là giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học một cách tồn diện
cơ đọng nhất. Với tiết ơn tập truyện ( phần truyện hiện đại Việt Nam) là giúp học
sinh củng cố kiến thức về những tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9
trên các phương diện về thể loại tự sự (nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật,
cốt truyện, tình huống truyện) và cả năng lực cảm thụ, khái quát hóa.
Trong những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học là
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Để phát huy tính tích cực của học
sinh, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều
hơn và thảo luận nhiều hơn... được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm
lĩnh kiến thức. Với định hướng chung đó, từ năm học 2011-2012 ngành Giáo

dục đã triển khai chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy
(BĐTD) hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học”. Đây là một trong những biện
pháp thiết thực góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
BĐTD cịn gọi là sơ đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào
sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt một ý chính của một nội dung, hệ thống hóa
một chủ đề ... bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ
viết.
Đối với bài ôn tập, kiến thức mà các em phải nhớ là rất nhiều. Đặc biệt
đối với phần Văn, yêu cầu các em phải nhớ thông tin, số liệu về tác giả, tác
phẩm và cả khái quát giá trị chung của tác phẩm. Trong khi đó, các tác phẩm
truyện lại học rải rác ở cả học kì I và học kì II, các tiết học theo thứ tự tác phẩm
cũng khơng tn theo tiến trình thời gian, khơng theo chủ đề,... Với thế mạnh
của BĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự
diễn tả mạch logic kiến thức, cộng thêm màu sắc, đường nét sinh động sẽ giúp
các em dễ nhớ và hiểu một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, với hoạt động vẽ
BĐTD, các em được tự do sáng tạo trong việc trình bày kiến thức của mình nên
giờ ơn tập khơng cịn nặng nề mà sơi nổi hơn. Từ đó việc tổ chức tiết ơn tập có
hiệu quả rõ rệt so với trước đây. BĐTD - giúp học sinh học tập một cách tích
cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ
của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực,
huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
2. 2 .Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của nhà
trường.
* Về phía giáo viên:


7


- Nhìn chung đa số giáo viên của trường THCS Đơng Văn có chun mơn
cao, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, ham học hỏi, chăm lo quan tâm đến học
sinh. Đặc biệt được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám hiệu nhà trường.
* Về phía học sinh:
- Học sinh của trường phần lớn là con, em gia đình muốn định hướng cho
học các mơn tự nhiên nên khơng đầu tư cho con, em mình học mơn xã hội nói
chung, mơn Ngữ Văn nói riêng.
- Ngồi ra còn do ý thức học tập của học sinh: Một số học sinh vì lười
học, chán học nên khơng chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. Có nhiều em lười
hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong sách giáo khoa. Điều này có
ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng học tập bộ môn.
2.2.2. Thực trạng của chương trình Ngữ văn 9 THCS.
* Thuận lợi : Chương trình Ngữ Văn lớp 9 theo quy định về chuẩn kiến
thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là khá phù hợp với đa số đối
tượng học sinh.Cách trình bày của sách giáo khoa thuận lợi cho việc thiết kế bài
học thông qua sơ đồ tư duy, theo chủ đề tích hợp.
* Khó khăn : Một số bài ơn tập cịn mang tính dạy lại nên nặng về lý
thuyết, kênh hình ít khiến học sinh khó hiểu.
2.2.3. Thực trạng đối với giáo viên.
* Thuận lợi : Đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy
đối với bài ôn tập để phát huy tính tích cực của học sinh.Trong q trình giảng
dạy, giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách
triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như sử dụng các bảng biểu, máy
chiếu ...
* Khó khăn :Qua dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp còn lúng túng
trong việc đưa ra những cách dạy vừa đảm bảo gói gọn kiến thức ôn tập trong
thời gian quy định vừa cho học sinh có thời gian chủ động ơn tập những kiến
thức trên lớp. Chưa sử dụng triệt để các phương tiện hiện đại vào dạy các bài ôn
tập như máy chiếu, băng hình...
- Một số câu hỏi ơn tập địi hỏi khả năng tổng hợp kiến thức, học sinh

không trả lời được nhưng giáo viên lại khơng có hệ thống câu hỏi gợi mở nên
nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong
hoạt động thảo luận nhóm. Một số giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại
không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào.
- Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học
sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho
nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt
động. Điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm
thấy chán nản trong giờ ôn tập.
2.2.4. Thực trạng đối với học sinh .
* Thuận lợi :


8

- Đa số học sinh đã chú ý đến việc chuẩn bị bài ở nhà nên khi giáo viên tổ
chức ôn tập, các em đã hoàn thành được các bài tập tái hiện kiến thức hay giải
quyết được những vấn đề mang tính khái quát, suy luận.
- Các em đều tích cực tham gia thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả khá
cao trong q trình ơn tập.
- Học sinh các lớp đại trà đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng
tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách
giáo khoa, lập bảng hệ thống kiến thức. Các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu
hỏi hay chịu khó ghi nhớ thơng tin về tác giả, tóm tắt tác phẩm.
* Khó khăn :
- Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn lại
sách hoặc vở rồi đọc mà chưa có sự độc lập tư duy.
- Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (dạng trình bày),
cịn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh … thì các em cịn rất
lúng túng. Giờ học vì vậy trở nên căng thẳng đối với cả thầy và trò.

- Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng.
- Chưa tập trung vào bài giảng , làm việc riêng hoặc ngồi lì trong giờ học.
Về nhà khơng làm bài tập, học bài cũ, không chuẩn bị bài mới
Từ thực trạng về các tiết ôn tập dẫn đến khả năng ghi nhớ kiến thức của
các em về các tác phẩm truyện khá hạn chế. Bởi vậy, trên thực tế hàng năm khả
năng lĩnh hội cũng như kĩ năng làm bài văn ở các em đạt kết quả chưa cao như
mong muốn của người dạy. Trong các bài kiểm tra văn về phần truyện hay các
bài viết nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ
văn 9, xa hơn là kì thi vào Phổ thơng trung hoc chất lượng bài làm chưa cao,
nhiều em bài thi môn Ngữ văn cịn dưới 5.
Khi được phân cơng giảng dạy mơn Ngữ văn 9 trong các năm học 2019 2020, kết quả bài kiểm tra Văn (phần truyện) của học sinh lớp 9 còn chưa được
cao. Cụ thể :
Đề kiểm tra Văn phần truyện - Tiết 155.
Câu 1: Điền tên tác giả cho đúng với từng tác phẩm (đoạn trích) trong
bảng dưới đây:
Tên tác phẩm
Tác giả
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Những ngôi sao xa xơi
Câu 2: Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống truyện trong
truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.


9

Câu 3: Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong
trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

Cụ thể qua việc điều tra, khảo sát kết quả qua bài kiểm tra của học
sinh trường THCS Đông Văn (Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
như sau:
Năm học: 2019-2020
Điểm 9 - Điểm dưới Điểm dưới Điểm dưới Điểm dưới
10
9 đến 6.5
7 đến 5
5 đến 3
3

Lớp
số Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
%
%
%
%
%
số
số
số
số
số
9A

47


4

8,5

13

28,5

20

43

10

21

3

6

9B

46

0

0

9


12,8

17

37

14

32

6

4,6

Tổng

93

4

8,5

22

41.3

37

80


53

9

10,6

24

Từ thực trạng trên, để giúp học sinh lớp 9 học tập có hiệu quả hơn nữa
phần truyện hiện đại Việt Nam qua tiết ôn tập, với mong muốn học sinh lĩnh hội
và tiếp thu kiến thức bài học có chất lượng cao hơn, trong năm học 2020 - 2021,
tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học qua đề tài: Nâng cao
hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài
“Ôn tập truyện” Tiết 155 - Ngữ văn 9 ở trường THCS Đông Văn.
2.3. Các giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trước hết chúng ta phải thấy rằng: Dù áp dụng phương pháp gì thì khi dạy
tiết 155: Ôn tập về truyện người dạy phải dạy theo đúng đặc trưng của một bài
ơn tập. Có nghĩa là không phải "dạy lại" kiến thức mà chỉ dạy làm sao giúp học
sinh củng cố lại kiến thức, khái quát và hiểu kiến thức ở mức độ sâu sắc hơn;
đồng thời rèn kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Sau khi được tiếp thu chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin và bản
đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học" tơi thấy có nhiều ý kiến cho
rằng: BĐTD về bản chất cũng chính là cách vẽ sơ đồ mà lâu nay rất nhiều giáo
viên đã áp dụng. Bản thân tơi, trong q trình giảng dạy tơi đã ln sử dụng
phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trên bảng thông qua các bảng biểu. Với dạng
bài ôn tập thì việc sơ đồ hóa các đơn vị kiến thức đã học là rất cần thiết. Vài năm
trở lại đây, khi công nghệ thông tin được áp dụng trong dạy học thì việc vẽ sơ đồ
được tiện lợi hơn vì có sự hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, việc vẽ trên máy tính
cịn nhiều hạn chế về thẩm mĩ. Và phầm mềm BĐTD đã giúp tôi giải quyết được

hạn chế đó. Khơng những thế, việc vận dụng BĐTD trong dạy học Ngữ văn đã
cải thiện phần nào tình trạng chán học, ngại học môn Ngữ văn của học sinh. Sau
một thời gian tích cực tìm tịi để đưa BĐTD vào trong nhiều bài giảng, đặc biệt
trong các bài ôn tập, tôi thấy học sinh sôi nổi phát biểu xây dựng bài, các em rất
hứng thú trong giờ học, khác hẳn với khơng khí nặng nề như trước đây.


10

Trong chương trình Ngữ văn 9, bài: Ơn tập về truyện (phần truyện hiện
đại Việt Nam) có nhiều đơn vị kiến thức học sinh rất khó nhớ. Vì vậy, tơi đã thiết
kế bài dạy này có sử dụng nhiều BĐTD với mục đích giúp các em được hoạt
động sơi nổi và giờ ơn tập có hiệu quả cao hơn. Để đạt được mục đích đó, với
bài ơn tập này tơi đưa ra 4 giải pháp:
2.3.1. Giải pháp 1:Tổng hợp, lựa chọn kiến thức trọng tâm cần ơn tập.
Với tiết Ơn tập về trun, phân phối chương trình mơn Ngữ văn cho phép
thời lượng 2 tiết ( tiết 155, 156). Trong hai tiết học, học sinh phải ôn tập kiến
thức về phần truyện hiện đại Việt Nam trong cả năm học lớp 9, bao gồm các bài
sau:
Tiết 67, 68,69:
Làng
Tiết 74, 75,76 : Lặng lẽ Sa Pa
Tiết 77, 78,79:Chiếc lược ngà
Tiết 141,142,143: Những ngôi sao xa xôi
Như vậy, HS đã được học 5 tác phẩm truyện của Việt Nam. Đề tài
và nội dung các tác phẩm này rất đa dạng, mở ra những bức tranh phong phú của
đời sống và con người ở rất nhiều vùng, miền, đất nước, trong nhiều hoàn cảnh,
với những tính cách và số phận khác nhau. Việc ơn tập nhằm giúp học sinh có
được cái nhìn bao qt và có tính hệ thống để dễ ghi nhớ kiến thức về các tác
phẩm đã học. Nhưng việc hệ thống hóa các kiến thức khơng có nghĩa chỉ rút ra

những điểm chung của các tác phẩm mà bỏ qua tính độc đáo, riêng biệt của từng
hiện tượng... Như vậy, với số lượng các tác phẩm truyện trên, trong thời lượng
90 phút nếu giáo viên khơng lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
phù hợp thì sẽ không thể hướng dẫn cho học sinh ôn tập hết được tất cả các đơn
vị kiến thức cũng như việc cho học sinh ôn tập kĩ các đơn vị kiến thức đã học.
Đặc biệt các tác phẩm có phạm vi đề tài khác nhau, đối tượng con người ứng với
từng thời điểm khác nhau, học sinh dễ quên hoặc nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và tài liệu để lựa chọn những
kiến thức cơ bản giúp các em có cái nhìn tồn diện, bao qt nhất về truyện hiện
đại Việt Nam. Cụ thể trong tiết 1 - tiết 155, tơi tập trung vào những kiến thức
chính sau:
- Tổng hợp được tên các truyện hiện đại Việt Nam (Chương trình Ngữ văn
9).
- Xác định tác giả của các tác phẩm.
- Thời gian tác phẩm ra đời.
- Giá trị nội dung của tác phẩm.
- Các nhân vật chính, trung tâm của truyện.
- Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh
trong các truyện.
2.3.2.Giải pháp 2:Xây dựng BĐTD trên phầnmềmBuzansMindMap.


11

Để xây dựng BĐTD làm đồ dùng dạy học trên phương tiện dạy học hiện
đại, tôi đã tải và cài đặt phần mềm Buzans MindMap trên máy tính. Sau đó sử
dụng phần mềm này để xây dựng tất cả BĐTD trong bài thiết kế này. Các BĐTD
đều được xây dựng cụ thể qua các bước:
Bước 1:Kích đúp vào biểu tượng
, sau đó cửa sổ chương trình

xuất hiện, chọn OK/close. Khi đó sẽ xuất hiện rất nhiều biểu tượng cho từ khóa
trung tâm. Tơi chọn hình ảnh trung tâm, đặt tên cho biểu tượng hình ảnh trung
tâm và chọn Create.
Bước 2: Từ biểu tượng trung tâm, tôi vẽ các nhánh. Xong, để có một
BĐTD đảm bảo tính khoa học, chính xác và thẩm mĩ, thì tơi cần:
- Lựa chọn từ ngữ để diễn đạt nội dung kiến thức một cách ngắn gọn, dễ
hiểu nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm
- Căn cứ vào mức độ chi tiết của BĐTD, tôi vào thanh công cụ chọn cỡ
chữ và kiểu chữ cho phù hợp để khi đưa lên màn hình, HS dễ quan sát, dễ đọc.
Bước 3: Sau khi xây dựng xong BĐTD, tôi vào File, chọn Save, lựa chọn ổ
hoặc thư mục cần lưu rồi nhấn vào Save. Như vậy BĐTD đã được lưu lại vừa làm
tư liệu vừa có thể mở ra chỉnh sửa nếu trong q trình giảng dạy chưa hợp lí.
Để lấy BĐTD đã lưu chuyển thành một bức tranh để chèn vào giáo án, tôi
làm bằng cách sau: mở file đã lưu BĐTD tiếp theo nhấn phím Print Screen để
chụp tồn bộ màn hình, sau đó mở phần mềm Paint và vào file, chọn pase. Sau
khi ảnh được chụp đã hiển thị trên Paint, dùng thanh công cụ
, lựa chọn phần
muốn cắt vào Edit, chọn Cut. Cuối cùng mở file cần chèn rồi dán (paste) vào vị
trí chèn.
Bước 4: Chỉnh sửa BĐTD (nếu cần): mở file chứa dữ liệu BĐTD cần sửa
và điều chỉnh về hình dạng, kích thước cũng như nội dung theo ý muốn
Sau đó tiếp tục nhấn vào Save để lưu lại.
Như vậy sau khi hoàn chỉnh các BĐTD làm phương tiện tổ chức ôn tập,
tôi sẽ dự kiến phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học và định hướng hệ thống
câu hỏi cho mỗi phần như sau:
2.3.3. Giải pháp 3: Dự kiến phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học
và định hướng hệ thống câu hỏi:
Phần I: Hệ thống các tác phẩm truyện đã học trên các nội dung
kiến thức:
- Tên tác phẩm- Tác giả - Năm sáng tác - Tóm tắt nội dung Đây là

phần bài tập tương ứng với câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 144), giúp
HS hệ thống lại những kiến thức trọng tâm, đáng ghi nhớ nhất về các tác phẩm
truyện hiện đại Việt Nam. Ở phần bài học này đòi hỏi HS phải tổng hợp được
khối lượng kiến thức đã học tương đối nhiều. Để thực hiện mục tiêu đó, tơi sẽ
thay việc lập bảng thống kê trong sách giáo khoa bằng cách dùng BĐTD mở.
Sau đó tơi sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS phát hiện nội dung kiến thức.
Tiếp theo HS sẽ hoàn thiện BĐTD. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phát hiện


12

kiến thức để BĐTD sẽ dần được hoàn thiện trên màn hình khổ lớn với sự hỗ trợ
của máy chiếu đa năng (Hình 1A,B, 2,3). Nội dung trả lời cho mỗi câu hỏi gợi
mở sẽ là một nhánh cho BĐTD. Tuy nhiên để tiết học thực sự sinh động, hấp
dẫn, tơi cho các em hồn thiện BĐTD bằng nhiều hình thức như: phát vấn, tự
hoàn thiện, tham gia thi giữa các đội,...
Phần II: Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được
phản ánh trong các truyện qua các thời kì lịch sử.
Khác với phần I, phần này, nội dung kiến thức khơng nhiều song địi hỏi
kỹ năng vừa phân loại vừa tích hợp, đối sánh kiến thức giữa các tác phẩm tương
đối nhiều. Bởi vậy, với thời gian còn lại nếu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi
mở đơn thuần sẽ không thành công, không hết được bài, học sinh không được
làm việc nhiều. Giờ học muốn đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú sôi nổi phụ
thuộc rất nhiều vào kĩ thuật tổ chức học của giáo viên. Vì vậy ở phần này tơi
cho rằng phương pháp thảo luận hoạt động nhóm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tôi đã
tập trung vào tổ chức hoạt động nhóm và sẽ chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học
sinh phát triển BĐTD dựa trên BĐTD khung (Hình 4) của giáo viên cung cấp
trên máy chiếu theo từng nội dung kiến thức cụ thể:
Nhóm 1: Các tác phẩm đã phản ánh đời sống con người và đất nước gắn
với những thời kì lịch sử nào?

Nhóm 2: Cho biết mỗi tác phẩm có nhân vật tiêu biểu nào?
Nhóm 3: Những nét tính cách nổi bật của mỗi nhân vật tiêu biểu trong
từng tác phẩm truyện?
Sau khi cho học sinh hoạt động nhóm giáo viên ra câu hỏi khái quát
hướng dẫn cho cả lớp chốt lại toàn bộ kiến thức mà các nhóm vừa hình thành.
Song để giờ học đạt hiệu cao, các nhóm lựa chọn kiến thức cơ bản phù
hợp, không mất quá nhiều thời gian, tôi sẽ phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập
trong đó có các câu hỏi gợi mở cũng là định hướng để các em xây dựng các
nhánh của BĐTD. Cụ thể:
Nhóm 1:
- Với 5 truyện ngắn đã học, dựa vào thời gian ra đời của mỗi
truyện, em hãy sắp xếp theo các thời kì lịch sử sau:
+ Thời kì kháng chiến chống Pháp: ..................................................
+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ: .....................................................
+ Từ sau năm 1975: ..........................................................................
- Từ đó, vẽ hồn thiện nhánh cấp 2 cho BĐTD.
Nhóm 2:

- Xác định nhân vật tiêu biểu trong các truyện:

+ Làng: .............................................................................................
+ Chiếc lược ngà:...............................................................................
+ Lặng lẽ Sa Pa: ...............................................................................
+ Những ngôi sao xa xôi:...................................................................


13

- Từ đó, vẽ hồn thiện nhánh cấp 3 cho BĐTD.
Nhóm 3:

- Những nét tính cách nổi bật của các nhân vật trong truyện:
+ Làng, nhân vật ......... : ..................................................................
+ Chiếc lược ngà, nhân vật ......... và nhân vật .........:......................
+ Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật .........: ....................................................
+ Những ngôi sao xa xơi, nhân vật .........:........................................
- Từ đó, vẽ hồn thiện nhánh cấp 4 cho BĐTD.
Riêng nhánh cấp 4 có thể là hình trịn, hình lá cây, đám mây, quả trám...
Với cách gợi mở bằng phiếu học tập, học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra từ chìa
khóa của BĐTD. Cũng như mỗi ý trả lời cho mỗi câu hỏi gợi mở sẽ là một
nhánh của BĐTD.
Sau khi các nhóm hồn thành xong BĐTD, tơi cho các em trình bày lên
bảng kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét, giáo viên chuẩn hóa kiến thức
trên màn hình (Hình 5).
2.3.4. Áp dụng vào thiết kế bài dạy.
Với các giải pháp trên, tôi đã áp dụng thiết kế giáo án như sau:
NGỮ VĂN - TIẾT 155: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
A. MỤC TIÊU
- Hệ thống hóa kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã
học trong chương trình Ngữ văn 9.
- Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện trần thuật, xây dựng nhân
vật, cốt truyện, tình huống truyện.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hiện thực hoá kiến thức.
3. Thái độ:
Yêu quý, trân trọng những con người Việt Nam qua các thời kì được tái
hiện qua các tác phẩm văn học. Từ đó phấn đấu học tập, tu dưỡng để noi gương
theo người xưa.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Máy tính,
máy chiếu đa năng, màn hình khổ lớn.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu

có liên quan đến bài học. Chuẩn bị bút dạ, bút màu, giấy Ao.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc HS chuẩn bị bài ở nhà.
2. Tổ chức cho HS ôn tập lại kiến thức về truyện.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
thống kê tác phẩm truyện hiện đại

Nội dung kiến thức cần đạt
I . Thống kê các tác phẩm truyện
hiện đại Việt Nam


14

Việt Nam
1. Những tác phẩm truyện hiện đại
- GV: chiếu lên màn hình BĐTD mở Việt Nam đã học trong chương trình
và đặt câu hỏi:
Ngữ văn 9:
? Hãy kể tên những tác phẩm truyện
hiện đại Việt Nam mà em đã học
trong chương trình Ngữ văn 9?
+ Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
+ Chú ý trên màn hình, quan sát
BĐTD mở (Hình 1A) và hoạt động cá
nhân đứng tại chỗ trình bày.

Hình 1A


- GV lần lượt hồn thiện BĐTD theo
- Làng
câu trả lời của HS (Hình 1B)
- Lặng lẽ Sa Pa
- Chiếc lược ngà
- Những ngơi sao xa xơi

Hình 1B

GV: Chuyển ý sang mục 2.
- GV chiếu lên màn hình máy chiếu
câu hỏi:
? Dựa vào các dữ liệu sau:
(1) Kim Lân
(6) 1948
(2) Nguyễn Thành Long (7) 1966
(3) Nguyễn Quang Sáng (8) 1971
(4) Lê Minh Khuê
(9) 1985
#. Em hãy điền vào BĐTD tên tác giả,
năm sáng tác cho phù hợp với tác
phẩm truyện đã học?

2. Tác giả, thời gian ra đời tác phẩm
- Làng
+ Tác giả: Kim Lân
+ Năm sáng tác: 1948
- Lặng lẽ Sa Pa
+ Tác giả: Nguyễn Thành Long
+ Năm sáng tác: 1970

- Chiếc lược ngà
+ Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
+ Năm sáng tác: 1966
- Những ngôi sao xa xôi
+ Tác giả: Lê Minh Khuê


15

- GV hướng dẫn HS vẽ BĐTD cần lưu + Năm sáng tác: 1971
ý:
+ Chữ thuộc nhánh nào thì cùng màu
với nhánh đó, suy nghĩ kỹ trước khi
viết.
+ Nội dung viết cần ngắn gọn, viết
phải có tổ chức (Tư duy mang tính
tổng thể).
+ Nên chừa khoảng trống để có thể bổ
sung ý (Nếu sau này cần).
- HS:
+ Quan sát các dữ liệu trên máy chiếu.
+ Lên bảng điền vào BĐTD trong
bảng phụ giấy.
+ Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức trên
màn hình máy chiếu (Hình 2).

Hình 2

GV: Chuyển ý sang mục 3.

- GV cung cấp sẵn các giấy dán có
phần nội dung của các truyện và chia
lớp thành 5 đội lên thi, mỗi đội cử 1
bạn đại diện lên dán phần nội dung
tương ứng với tác phẩm. Cụ thể:
+ Tấm dán 1: Qua tâm trạng đau xót,
tủi hổ của ơng Hai ở nơi tản cư khi
nghe tin đồn làng mình theo giặc,
truyện thể hiện tình u làng q sâu
sắc thống nhất với lịng u nước và
tinh thần kháng chiến của người nông
dân.
+ Tấm dán 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ

3. Tóm tắt nội dung của tác phẩm
- Làng: Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ
của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin
đồn làng mình theo giặc, truyện thể
hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống
nhất với lòng yêu nước và tinh thần
kháng chiến của người nông dân.
- Lặng lẽ Sa Pa: Cuộc gặp gỡ tình cờ
của ơng họa sĩ, cơ kĩ sư mới ra trường
với người thanh niên làm việc một
mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa
Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những
người lao động thầm lặng, có cách sống
đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.



16

của
ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với
người thanh niên làm việc một mình
tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa.
Qua đó, truyện ca ngợi những người
lao động thầm lặng, có cách sống đẹp,
cống hiến sức mình cho đất nước.
+ Tấm dán 3: Câu chuyện éo le và
cảm động về hai cha con: ông Sáu và
bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà
và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca
ngợi tình cha con thắm thiết trong
hoàn cảnh chiến tranh.
+ Tấm dán 4: Cuộc sống, chiến đấu
của ba cô gái thanh niên xung phong
trên một cao điểm ở tuyến đường
Trường Sơn trong những năm chiến
tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm
nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ
mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống
chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng
rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
- HS: + Quan sát dữ liệu GV cung cấp.
+ Cử đại diện dự thi.
+ Các đội thi khác cùng nhận xét bài
thi của bạn.
- GV chuẩn kiến thức trên máy chiếu
(Hình 3) và củng cố chốt lại nội dung

phần I và chuyển sang phần II: đây là
những kiến thức trọng tâm, đáng ghi
nhớ nhất về các tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam. Từ những kiến thức
khái quát này sẽ tiếp tục là cơ sở giúp
các em tìm hiểu sự gặp gỡ tương đồng
giữa các tác phẩm văn học. Đó cũng
nội dung kiến thức phần II mà chúng
ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.

- Chiếc lược ngà: Câu chuyện éo le và
cảm động về hai cha con: ông Sáu và
bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà
và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi
tình cha con thắm thiết trong hồn cảnh
chiến tranh.
- Những ngơi sao xa xơi: Cuộc sống,
chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung
phong trên một cao điểm ở tuyến
đường Trường Sơn trong những năm
chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện
làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu
mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc
sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh
nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.


17

II. Đất nước và con người Việt Nam

qua các tác phẩm truyện
1. Các tác phẩm truyện phản ánh đời
sống con người và đất nước qua các
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm thời kì:
hiểu về đất nước và con người Việt
Nam qua các tác phẩm truyện.
- GV yêu cầu HS quan sát BĐTD
khung (Hình 4) và chia nhóm cho HS
- Thời kì kháng chiến chống Pháp:
thảo luận nhóm:
Làng ( Kim Lân )
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ:
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng);
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long);
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
2. Nhân vật tiêu biểu và nét tính cách
nổi bật của các nhân vật
- Ơng Hai (trong Làng): Tình yêu làng
thật đặc biệt nhưng phải đặt trong tình
Hình 4
u nước và tinh thần kháng chiến.
Nhóm 1: Các tác phẩm đã phản ánh
- Anh thanh niên (trong Lặng lẽ Sa
đời sống con người và đất nước gắn
Pa): Yêu thích, hiểu biết về ý nghĩa
với những thời kì lịch sử nào?
cơng việc thầm lặng của mình, một
Nhóm 2: Cho biết mỗi tác phẩm có
mình trên núi cao, có những suy nghĩ
nhân vật tiêu biểu nào?

và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về cơng
Nhóm 3: Những nét tính cách nổi bật việc và đối với mọi người.
của các nhân vật trong mỗi truyện?
- Bé Thu (trong Chiếc lược ngà): Tính
- GV: Yêu cầu HS lấy giấy A0 và bút cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm
màu, bút dạ đã chuẩn bị và phát phiếu thiết với người cha.
học tập cho từng nhóm.
- Ơng Sáu (trong Chiếc lược ngà): Tình
- HS thảo luận nhóm để vẽ BĐTD với cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn
nội dung và các câu hỏi gợi mở ghi cảnh éo le xa cách của chiến tranh.
trong phiếu học tập (phần phụ lục) vào - Ba cơ gái thanh niên xung phong
Hình 3


18

giấy A0.
- Đại diện nhóm HS trình bày, HS
nhóm
khác nhận xét về nội dung, hình thức
của BĐTD.
- GV chuẩn kiến thức bằng các
BĐTD (Hình 5) để các em quan sát,
đối chiếu và tham khảo và bổ sung
(nếu cần).

- GV cho HS khái quát lại nét chung
giữa các nhân vật được phản ánh trong
các truỵên:
? Từ nét đẹp của các nhân vật trong

tác phẩm truyện hiện đại đã học, em
có nhận xét gì về vẻ đẹp của con
người Việt Nam?
- HS quan sát BĐTD, khái quát.
- GV chuẩn kiến thức trên màn hình
(Hình 5).
- GV chốt ý: Trên đây là những kiến
thức của tiết học về các tác phẩm
truyện hiện đại Việt Nam mà các em
đã học. Bên cạnh nét đẹp về nội dung,
những giá trị về nghệ thuật truyện như
thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở
tiết học tiếp theo của bài Ơn tập truyện

(trong Những ngơi sao xa xơi): Tinh
thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan
trong hồn cảnh chiến đấu ác liệt.
- Nhĩ (trong Bến quê): Suy nghĩ và
chiêm nghiệm về cuộc đời và quê
hương.
3. Vẻ đẹp con người Việt Nam:
- Các tác phẩm trên đã phản ánh một
phần những nét tiêu biểu của đời sống
xã hội và con người Việt Nam với tư
tưởng và tình cảm của họ trong những
thời kì lịch sử có biến
cố lớn lao, từ sau cách mạng tháng tám
1945, chủ yếu là trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Ở các nhân vật đều thể hiện nét đẹp

chung của con người Việt Nam qua các
thời kì: Yêu nước thiết tha, tâm hồn
trong sáng, cao đẹp.


19

Hình 5
3. Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã ôn tập cần nhớ.
- GV hệ thống lại qua bản đồ tư duy.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Ôn tập, nắm vững những kiến thức đã học.
-Tiếp tục chuẩn bị tốt những câu hỏi:4,5,6 trong SGK bài Ôn tập truyện,
tiết 154
IV. RÚT KINH NGHỆM, ĐIỀU CHỈNH
……………………………………………………………………

2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện chúng tơi nhận thấy học sinh hứng thú hơn với
tiết học ôn tập, với bộ môn Ngữ văn.


20

Đồng thời, trong năm học 2020-2021, tôi vẫn tiếp tục vận dụng đề kiểm
tra tiết 156 như năm học 2019- 2020 nhưng kết quả kiểm tra về cảm thụ tác
phẩm văn học của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau khi áp dụng sáng kiến trong
hai năm học như sau:

Điểm
Năm học

9 - 10

số Tổng
%
số

Điểm dưới Điểm dưới Điểm dưới Điểm dưới
9 đến 6.5
7 đến 5
5 đến 3
3
Tổng
số

%

Tổng
Tổng
Tổng
%
%
số
số
số

%


2019 - 2020

93

4

8,5

22

24

38

80

26

53

9

10,6

2020 - 2021

93

14


16

35

37

42

45

2

2

0

0

Như vậy từ số liệu trên, tôi nhận thấy từ khi áp dụng các giải pháp thì
nhận thức về khả năng tiếp thu và ý thức học các tiết ôn tập của môn Ngữ văn
của học sinh trường THCS Đơng Văn có những chuyển biến rõ nét.
Các em có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào việc khái quát, tổng
hợp kiến thức tốt hơn, thông việc nắm vững những kiến thức cơ bản với sự ghi
chép từ BĐTD.Qua việc xây dựng một BĐTD giúp các em có thêm một cách
ghi nhớ đặc biệt, khoa học các kiến thức đã học.
Thơng qua đó giúp các em thấy tự tin hơn trong q trình học tập, qua đó
giúp em phát huy tính tích cực tự nhận thức trong việc phân tích tổng hợp các
kiến thức để giải quyết vấn đề một cách có khoa học.
Rèn luyện cho khả năng tư duy linh hoạt, tự tìm tịi sáng tạo để biến
những tri thức chung, mẫu thành tri thức riêng, sáng tạo của mình.

Hình thành cho các em có tư duy khoa học, tinh thần học hỏi phấn đấu
vươn lên trước những tình huống khó khăn trong học tập.
Và tơi tin chắc rằng khi tổ chức cho các em ôn tập tiết này theo cách thiết
kế mà tơi đã trình bày ở trên, kết quả sẽ rất khả quan. Chính vì vậy, tơi thiết
nghĩ, HS sẽ mong chờ và thích thú hơn mỗi khi được học giờ Ngữ văn.
Là một giáo viên khi đứng trên bục giảng, ai cũng muốn truyền đạt cho
học sinh một cách hay nhất, dễ hiểu nhất. Muốn làm được như vậy địi hỏi giáo
viên ln phải tìm tịi, khai thác và nghiên cứu các phương pháp để truyền đạt
hữu hiệu nhất. Chính vì vậy tơi nghĩ chủ trương của ngành giáo dục tổ chức cho
giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm là một chủ trương đúng đắn vì nó ln thúc
đẩy giáo viên phải nghiên cứu, tìm tịi, đưa ra những phương pháp hữu ích nhất
để phục vụ quá trình giảng dạy. Đồng thời những sáng kiến có tính khả thi cao
sẽ được giới thiệu rộng rãi để đồng nghiệp cùng tham khảo, phục vụ cho mục
đích giảng dạy. Vì vậy tơi đưa ra sáng kiến : “Nâng cao hiệu quả giờ học bằng


21

phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết
155 - Ngữ văn 9 ở trường THCS Đông Văn”. Mặc dù đề tài chỉ mang tính tìm
tịi sáng tạo ở một mức độ nhất định song cũng có phần đạt hiệu quả tiến bộ rõ
nét, tạo được hứng thú học và cảm nhận của học sinh, giúp các em có kĩ năng sử
dụng sơ đồ tư duy và tự tạo ra BĐTD cho mỗi bài học để dễ nhớ bài, hiểu bài
hơn, điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ từng bài làm cụ thể của học sinh.
Tuy nhiên đề tài cịn có nhiều thiếu sót cần bổ sung. Bản thân tơi mong
muốn được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để đề tài được thực thi hơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Qua việc nghiên cứu đề tài này và trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 9, tôi

nhận thấy rằng để đạt được hiệu quả tối ưu cần phải có sự linh hoạt trong q
trình sử dụng tạo được hứng thú học và cảm nhận của học sinh, giúp các em có
kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy và tự tạo ra BĐTD cho mỗi bài học để dễ nhớ bài,
hiểu bài hơn, điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ từng bài làm cụ thể của học
sinh. Tuỳ từng văn bản mà ta áp dụng cho đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng
các giải pháp đồng bộ trên sẽ tạo tâm thế học tập hứng thú ở học sinh, tạo
cho tiết dạy sinh động, khơng cịn nhàm chán. Đồng thời giúp học sinh cảm
nhận sâu sắc hơn về tiết học. Tôi đã thực sự tạo cho học sinh hứng thú trong
học tập. Đặc biệt qua kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh so với đầu
năm nâng lên rõ rệt


22

* Về phía giáo viên: Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tơi
thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp
trồng người.Từ những thành công qua những biện pháp mà bản thân tôi thực
hiện, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:.
- Trong quá trình dạy học cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
như: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tích hợp, thuyết giảng, giảng
bình…nhưng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm được coi là quan trọng
hơn cả. Giáo viên cần chú ý đến công tác thiết kế bài giảng.
- Thiết kế bài giảng cần sát với nội dung sách giáo khoa, tìm tịi vấn đề và
hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp với học sinh. Sau mỗi bài giảng cần có câu hỏi
trắc nghiệm và bài tập kiểm tra kiến thức học sinh, đánh giá điều chỉnh phương
pháp kịp thời, đúng đối tượng.
- Giáo viên phải chuẩn bị tâm thế, tâm trạng, cảm hứng, kể cả mặt hình
thức khi lên lớp. Cần tránh mọi sự bất thường trước và trong khi lên lớp đối với
Giáo viên, đồng thời phải hướng dẫn các em chuẩn bị tốt về mọi mặt khi lên lớp.
- Cần tạo khơng khí giàu cảm xúc trong q trình dạy học trên lớp, bởi

một khơng khí dạy học giàu cảm xúc mới có sự thăng hoa về trí tuệ. Cần xác
định học sinh là chủ thể, học văn là cảm thụ, khám phá cái hay, cái đẹp của hình
tượng nghệ thuật ngơn từ, tạo được sự vận động phát triển về tình cảm, tâm hồn,
trí tuệ học sinh.
- Giáo viên không những chú trọng cung cấp kiến thức đòi hỏi sự hoạt
động của học sinh mà cịn chú ý hình thành nhân cách người học.
- Không ngừng bồi dưỡng nâng cao tri thức kinh nghiệm .
* Về phía học sinh: Học sinh đã rất hứng thú khi giáo viên gợi dẫn để tìm
hiểu vấn đề. Trong giờ học khơng bị gị bó, mà ln chủ động tìm tịi kiến thức,
sơi nổi tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Nhiều em đã biết tìm tịi,
phát hiện những tranh ảnh liên quan đến bài học hay chủ điểm nào đó. giúp các
em vừa phát huy năng lực cá nhân vừa phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức
- trí- thể - mĩ.
2. Kiến nghị
- Cần bổ sung tài liệu hướng dẫn sử dụng BĐTD trong việc đổi mới
phương pháp dạy học vào thư viện nhà trường.
- Cần có hội thảo chuyên đề về sử dụng BĐTD để đúc rút kinh nghiệm
trong thực tế giảng dạy.
Trên đây là ý kiến nhỏ của tôi trong cách dạy - học bài ôn tập trong số
nhiều cách dạy hay, thu hút học sinh. Tuy nhiên dù thiết kế bài dạy theo cách
nào thì điều quan trọng nhất để tiết dạy thành công phụ thuộc không nhỏ vào sự
linh hoạt giữa các khâu, các bước cũng như sự vững vàng về kiến thức của


23

người giáo viên khi đứng trên bục giảng. Mặt khác với việc sử dụng phần mềm
BĐTD, giáo viên cần phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Đồng thời nghành Giáo dục
cần đầu tư hệ thống máy chiếu cố định ở các lớp học để các thầy cô dễ dàng
thực hiện ý tưởng của mình mà khơng mất thời gian chuẩn bị phương tiện phục

vụ cho tiết dạy.
Có thể nói những ý kiến trên là những suy nghĩ nghiêm túc của tơi trong
q trình giảng dạy bộ mơn trong suốt thời gian qua. Tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để đề tài này được hồn thiện
hơn và có tính ứng dụng thực tế cao hơn. Từ đó để bản thân tơi vận dụng có hiệu
quả hơn trong những năm giảng dạy tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave
2. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
Macmillian.
3. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học
sinh học tập môn tốn- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
4. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH
HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009
5. Sách Giáo viên ngữ văn 9 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.


24


6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (NXB
Giáo dục Việt Nam ); Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên).
7.Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 của Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.



×