Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế đề bài tập và vài kiểm tra môn toán online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 20 trang )

1

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Xu hướng thời đại: Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và
nền kinh tế tri thức - đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động
của con người và xã hội . Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi
trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của
CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở
các nước có nền giáo dục phát triển. Nhiều trường đại học đã tổ chức thi kiểm
tra năng lực đầu vào bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính.
Thực tế giảng dạy tại trường: Năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021 do
ảnh hưởng của dịch Covid 19, học sinh trên toàn tỉnh đã phải nghỉ học nhiều lần.
Để không gián đoạn việc học, thầy cô vẫn yêu cầu học sinh làm bài tập tại nhà.
Nhưng việc này rất khó khăn do giáo viên khó kiểm soát được thời gian học và
kết quả bài làm của học sinh. Học sinh cũng vì vậy mà ngại làm.
Bởi vậy, nhằm mục đích hỗ trợ thêm việc kiểm tra bài tập về nhà và đổi
mới hình thức kiểm tra đánh giá, đồng thời tăng hứng thú học tập và bắt kịp xu
thế thi trắc nghiệm trong chương trình THPT tôi mạnh rạn đưa ra “Một số kinh
nghiệm sử dụng công nghệ thông tin vào Thiết kế bài tập và bài kiểm tra
mơn tốn online” cho học sinh các khối 6 và 9 trường THCS Đơng Ninh. Tơi
mong rằng có thể tạo ra một ngân hàng đề thi phù hợp với nội dung chương
trình, trình độ học sinh đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng
giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin vào Thiết kế
bài tập và bài kiểm tra mơn tốn online” áp dụng vào việc giảng dạy mơn
tốn tại trường THCS Đơng Ninh nhằm mục đích tăng hứng thú học tập và nâng
chất lượng giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng đến đối tượng:


- Cách thiết kế một bài tập, đề kiểm tra (gọi chung là đề kiểm tra)
online.
- Sử dụng và vai trò của đề kiểm tra online trong giảng dạy mơn tốn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm khoa học
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Bài tập về nhà
1.1.1. Khái niệm bài tập về nhà:


2

Bài tập về nhà hay công việc về nhà là một hay nhiều nhiệm vụ được giáo
viên giao cho học sinh để hồn thành ngồi giờ học[1] . Trong mơn toán bài tập
về nhà là phần quan trọng bổ sung cần thiết của việc học tại lớp. Nó giúp củng
cố những kiến thức học sinh đã học ở trường (hoặc cần được học), giúp các kiến
thức đó được hiểu sâu sắc hơn và mở rộng kiến thức.
1.1.2. Mục đích cơ bản của việc giao bài tập về nhà là để nâng cao kiến thức,
tập luyện thuần thục một kỹ năng, củng cố kiến thức được học trên trường
lớp, cũng có thể để chuẩn bị cho các bài học hoặc kỳ thi sắp tới.[2]
1.2. Trắc nghiệm khách quan
1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan: (tiếng Anh: Objective test) là một
phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thơng tin.
1.2.2. Một số hình thức trắc nghiệm thường gặp
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Trắc nghiệm điền khuyết
- Trắc nghiệm ghép đơi

1.2.3. Lợi ích của trắc nghiệm
- Khảo sát được số lượng lớn đối tượng.
- Có thể sử dụng công nghệ thông tin trong đánh, kết quả nhanh, tin cậy, công
bằng, không phụ thuộc người chấm
- Cải thiện trí nhớ
- Trắc nghiệm online hấp dẫn người học
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài tập và kiểm trao nline.
Đề thi online sẽ được thực hiện trên nền tảng google – driver. Là dịch vụ
lưu trữ trên đám mây của Google, Google Drive cho phép bạn thực hiện rất
nhiều tác vụ như lưu trữ/chia sẻ dữ liệu, làm việc real-time với người dùng khác
và hoạt động mà không cần phải ở trên cùng một nền tảng. Người dùng chỉ cần
đăng kí tài khoản Google và khơng phải trả một khoản phí nào (do kích thước
tệp đề thi vô cùng nhỏ)
1.4. Một số văn bản hướng dẫn việc dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 về việc Quy định ứng
dụng CNTT trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo


3

viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục. Văn bản số 5807/BGDĐTCNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT; Triển khai giải pháp trường học điện tử,
lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh). Công văn số
4003/BGDĐT-CNTT ngày7/10/2021 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công
nghệ thông tin năm học 2020 – 2021: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi
mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá trong tất cả các
môn học; triển khai phương thức dạy học trực tuyến (tăng cường đảm bảo điều
kiện về cơ sở vật chất, đường truyền Internet, phần mềm, học liệu và tập huấn
giáo viên, học sinh áp dụng dạy học trực tuyến hiệu quả); triển khai các giải
pháp ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá (xây dựng ngân hàng câu hỏi,
phần mềm khảo thí và các điều kiện triển khai)”[1] Thư viện pháp luật

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Khảo sát hứng thú học tập môn tốn của học sinh tại trường THCS Đơng Ninh
trong các năm học 2019 – 2020, 2020 - 2021 cho thấy nhiều em ít hứng thú với
mơn học. Ngun nhân được cho là: học mơn tốn khó, bài tập được luyện ít
dạng nên học sinh không biết làm hoặc biết mà nhanh quên do được luyện ít về
số lượng. Để khắc phục nhược điểm này cần tăng thêm số lượng bài và dạng bài,
trong khi thời lượng khơng đổi. Vì vậy hình thức bài tập trắc nghiệm là giải
pháp phù hợp.
- Khảo sát tình hình học ở nhà của học sinh lớp 6a và 9a trường THCS Đông
Ninh năm học 2019 - 2020 thời điểm giữa kì I, và đầu kì 2 học sinh nghỉ do dịch
covid 19, tôi thấy rằng nhiều em không làm bài, ỉ lại, chờ thầy cô chữa bài hoặc
chờ mượn bài của bạn. Lí do là sợ làm xong không biết đúng hay sai hoặc do
thầy cơ khơng kiểm tra nên né tránh. Điều đó ảnh hưởng đến tiến độ học của các
em trong thời gian nghỉ dịch. Trong khi đó việc tổ chức dạy học trực tuyến ở
những lớp đông học sinh (trên 40 em) chưa thức sự có hiệu quả do thời gian có
hạn và chất lượng mạng không ổn định hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Khắc
phục điều này cần một giải pháp bài tập mà học sinh có thể được chấm điểm và
kiểm tra được bài của mình ngay sau khi làm xong. Bài tập online là giải pháp
đáp ứng được yêu cầu này.
- Về phía giáo viên: Thay vì việc thầy cô phải ngồi cặm cui chấm từng bài, vào
sổ từng con điểm, chúng ta có thể sử dụng một ứng dụng chấm điểm và tổng
hợp kết quả một cách khoa học mà giáo viên vẫn kiểm tra được bài làm của từng
học sinh. Bài tập, bài kiểm tra online là một giải pháp tiết kiệm được thời gian
cho giáo viên, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu số
hóa ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
3.1. Thiêt kế đề kiểm tra online



4

3.1.1 Giới thiệu tính năng của đề trên nền tảng google:
Đề thi online sẽ được thực hiện trên nền tảng google – driver
Trên ứng dụng này học sinh làm các bài tập hoặc kiểm tra bằng cách sử dụng
máy tính hoặc điện thoại smartphone, kết thúc bài làm học sinh bấm nút Gửi,
ứng dụng sẽ tự chấm và báo kết quả sau vài giây. Học sinh có thể xem câu đúng,
sai trên bài của mình và làm lại, hoặc khơng làm lại (tùy yêu cầu cài đặt của giáo
viên)
3.1.2. Tiến trình làm đề
a) Chuẩn bị:
- Chuẩn bị file đề và đáp án: Đề thi cần chuẩn bị bằng file ảnh
Vì dụ:


5

b) Tiến trình làm đề:
Bước 1: Tạo thư mục đề thi ( trên drive) (nên làm trên máy tính):

- Vào google, kích vào biểu tượng

bên góc phải màn hình, chọn drive .

- Tạo thư mục (để thuận tiệncho việc lưu trữ và tìm kiếm sau này): chọn drive
của tơi –> chọn Thư mục mới -> Đặt tên thư mục (TN TOAN 9 TRUC TUYEN
2021) -> chọn Tạo.
Bước 2: Cài đặt đề thi:
- Kích đúp vào thư mục vừa tạo – chọn Mới - chọn > trong Google biểu mẫu –
chọn Biểu mẫu trống.



6

- Đặt tên đề thi , mô tả đề thi (tùy u cầu của giáo viên)
Ví dụ: + Ơ Mẫu khơng có tiêu đề thầy cơ gõ: TN T9 ĐỀ SỐ 1
+ Ơ Mơ tả biểu mẫu thầy cơ gõ: Đề thi gồm 10 câu, thời gian làm 20 phút.

- Cài đặt đề thi: Chọn biểu tượng

góc trên bên phải màn hình.

+ Cài đặt chung: tích vào các ơ phù họp với yêu cầu của thầy cô. Nếu muốn học
sinh xem đáp án sau khi gửi bài thì thầy cơ chọn dịng cuối.
+ Trình bày: Thầy cơ chọn hiển thị thanh tiến độ, và nhập lời cảm ơn, khen hs
vào ô thư xác nhận.


7

+ Bài kiểm tra: Chọn đặt làm bài kiểm tra. chọn Lưu.

Bước 3 : Nội dung đề thi

- Một số phím chức năng hay dùng
- Họ tên học sinh : gõ vào phần câu hỏi 1(có sẵn),chọn Trắc nghiệm,chọn trả lời
ngắn, chọn bắt buộc.


8


- Đề thi : Chọn
thêm ảnh – chọn Tải lên – chọn Duyệt – chọn file ảnh đã
chuẩn bị - chọn Open. Nếu đề có nhiều trang thì tiếp tục làm tương tự như vậy.

- Phần bài làm: chọn
thêm câu hỏi, gõ số thứ tự câu, sử dụng enter sau mỗi ô
đáp án A,B,C. Chọn Bắt buộc (nếu yêu cầu học sinh làm hết tất cả các câu).
Chọn Đáp án – tích vào đáp án đúng (chẳng hạn đáp án C), cho điểm mỗi câu
(vd: 2 điểm) – chọn Xong.
- Các câu còn lại làm tương tự bằng các chọn
cho đến hết.

copy, rồi sửa. Làm như vậy


9

c) Cài đặt thời gian làm bài (nếu cần)
Để cài đặt thời gian làm bài chúng ta sử dụng cần tiện ích bổ xung
Ví dụ: Thầy cơ muốn mở thời gian 60 phút trong khung giờ từ 14h đến 15h ta
làm như sau:
Bước 1: Cài đặt tiện ích bổ xung
- Thầy cô mở một đề đã tạo(thầy cô vào thư mục đã tạo và mở như file word),
kích vào biểu tượng (bên cạnh biểu tượng Gửi) ở góc trên bên phải màn hình,
chọn Tiện ích bổ xung

- Kéo thanh cơng cụ dọc bên phải chọn

- Chọn cài đặt – chọn tiếp tục – chọn tài khoản gmail của bạn- chọn

chọn Xong

-


10

- Đóng ứng dụng bằng cách kích vào dấu X . Khi đó màn hình trở lại đề thầy cơ
đang làm, xuất hiện biểu tượng

ở dòng trên cùng.

Bước 2: Cài đặt thời gian
- Kích vào biểu tượng

, chọn Quản lí (dịng thứ 2), xuất hiện giao diện:

- Thầy cơ gõ ngày/tháng/năm, thời gian bắt đầu và kết thúc vào các ô tương ứng


11

- Chọn chênh lệch múi giờ

, chọn lưu

- Đóng ứng dụng bằng cách kích vào dấu X, màn hình trở lại đề đang làm.
Bước 3: Kiểm tra việc cài đặt: bằng cách kích vào ở dịng trên cùng. Màn
hình xuất hiện (hình dưới) nghĩa tại thời điểm hiện tại học sinh sẽ không vào
làm được.


3.1.3.Một số cách làm khác
a) Đề trộn: Khi học sinh làm đề trộn, thứ tự câu hỏi sẽ thay đổi sau mỗi lần làm.
- Thầy cô chuẩn bị một file đề và đáp án (file word)
-Tiến hành Bước 1, Bước 2 như trên (lưu ý ở bước 2, phần “Trình bày” thầy cơ
tích vào “Xáo trộn thứ tự câu hỏi”)
- Bước 3: Mở file đề đã chuẩn bị, copy câu hỏi 1, dán vào ô “Câu hỏi”, chọn đáp
án như cách làm trên, chọn “Xong”. Làm tương tự cho đến hết.

b) Trắc nghiệm điền khuyết


12

- Để tạo đề trắc nghiệm điền khuyết, thầy cô kích vào mũi tên
chọn

,

.

3.2. Chia sẻ đề thi:
+ Thầy cơ có thể chia sẻ đường line trên gmail, messenger, facebook, Zalo hoặc
trên tin nhắn Edu.
+ Chọn Gửi (ở góc trên bên phải màn hình), chọn biểu tương gim (gửi bằng liên
kết) chọn Rút ngắn, chọn Sao chép. Khi đó chúng ta đã sao chép được đường
line. Thầy cô vào các ứng dụng chia sẻ như messenger, facebook....... dán đường
line vừa copy gửi tới học sinh. Khi đó học sinh chỉ cần kích vào line đã nhận là
có thể vào làm bài. Đường line có thể chia sẻ trên tin nhắn Edu bằng cách tương
tự như trên.



13

Hình ảnh trên điện thoại của học sinh khi nhận được đường line.
3.3. Sử dụng đề thi:
a) Đối với học sinh: Sau khi nhận được đường line đề thi, học sinh chỉ cần kích
vào đường line rồi làm bài, kết thúc bài thi chọn Gửi, kết quả bài làm sẽ có trong
vài giây. Học sinh có thể xem lại những câu sai và sửa lại nếu thầy cô cài đặt
chức năng sửa lại.
b) Đối với giáo viên: Đề thi sau khi thiết kế xong sẽ được lưu trữ trên Driver của
thầy cô, Chỉ cần một điện thoại kết nối mạng thầy cơ có thể sử dụng thuận tiện
mọi lúc mọi nơi.
2.5. Những yêu cầu khi sử dụng đề
a) Đối với giáo viên: Để thiết kế được một đề kiểm tra, thầy cơ cần chuẩn bị:
+ Một file đề, có đáp án. Nếu là file word thì sử dụng phần mềm chuyển ảnh
trên mạng (
). Hoặc chụp một đề
đã có sẵn.
+ Thầy cơ cần có tài khoản gmail để có drive của mình.
+ Cần một một máy tính hoặc điện thoại thơng minh (làm trên máy tính thuận
tiện hơn do giao diện rộng dễ nhìn)
+ Để hạn chế việc học sinh sao chép đáp án của nhau thần cô nên sử dụng thêm
chức năng Trộn đề (Vào Cài đặt – chọn Trình bày – chọn Xáo trộn thứ tự câu
hỏi)


14

+ Để hạn chế việc học sinh sử dụng điện thoại vào những việc khơng có lợi khi

làm bài tập và đề thi online thầy cô nên dùng chức năng cài đặt thời gian làm
bài.
b) Đối với học sinh: Để làm đề thi online học sinh cần có
+ Một điện thoại thơng minh, hoặc máy tính có kết nối mạng.
+ Có tài khoản gmail, hoặc google
4. Hiệu quả đạt được
4.1. Đối với yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy:
+ Đề thi online là một trong những ứng dụng CNTT trong dạy học, phù hợp với
yêu cầu đổi mới PPDH theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sử dụng đề thi online
giúp giáo viên có kết quả nhanh chóng về bài làm của học sinh. Khi có học sinh
hồn thành bài, kết quả chi tiết bài làm của học sinh: Tổng điểm, câu đúng, sai,
thời gian làm, số lần làm, ......đều được hiện trên driver dưới dạng bảng Excel,
và thống kê số câu sai, đúng của tất cả các bài làm dưới dạng biểu đồ, từ đó giáo
viên có thể đưa ra nhận xét toàn diện về bài làm của học sinh cả lớp, và điều
chỉnh phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của
mình.


15

+ Sử dụng hợp lí đề thi online giáo viên có thể chủ động được thời gian cho học
sinh làm bài mà không cần coi thi hoặc chấm thi
+ Sử dụng đề thi online không giới hạn về số học sinh làm bài. Các thầy cơ có
thể chia sẻ cho đồng nghiệp một cách dễ dàng, nhanh chóng.
+ Đặc biệt trong tình hình học sinh nghỉ do dịch bệnh như năm học 2019 – 2020
và sau tết trong năm học này, việc làm bài online thực sự phát huy hiệu quả. Nó
giúp giáo viên có thể kiểm sốt phần nào việc học ở nhà của các em.
4.2. Đối với học sinh:
+ Thay vì phải hồi hộp chờ đợi ngày cơ trả bài, làm đề thi online học sinh biết
được kết quả bài làm ngay sau khi hoàn thành bài, điều này tạo hứng thú rất lớn

cho học sinh. Học sinh không ngại làm bài online và thường nạp bài đúng thời
gian quy định, nó cũng góp phần giúp học sinh biết chia thời gian học cho từng
môn một cách phù hợp.
+ Làm đề thi online giúp học sinh tiếp cận dần với cách học và thi ở cấp PTTH,
nó góp phần định hướng phương pháp học cho học sinh, đặc biệt là khối 9.
+ Làm đề thi online giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tin học, đồng thời tạo thói
quen làm việc khẩn trương, đúng giờ đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng
lực của học sinh trong thời đại mới.
4.3. Đối với thực tiễn nhà trường, và địa phương
+ Ngày nay khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến, thì việc làm đề thi với
một chiếc điện thoại là một công cụ đơn giản, phụ huynh cũng rất tạo điều kiện
cho con học và làm bài. Sau khi thử nghiệm cho học sinh làm bài tập và đề thi
online trong thời gian nghỉ do dịch covid tháng 2 năm 2020 tôi nhận được phản


16

hồi rất tốt từ phía học sinh và cả phụ huynh. Tỉ học sinh tham gia tăng dần và đạt
93% sau tuần đầu, và đạt 100% sau khi hết nghỉ dịch.
+ Trường THCS Đơng Ninh có đủ phịng máy đảm bảo cho 20 em/ca làm bài
trực tuyến. Đây là một điều kiện thuận lợi để tiến hành bài kiểm tra tại trường
nếu cần.
+ Lợi ích về kinh tế:
Trung bình mỗi em sẽ được làm khoảng 40 đề/năm/môn(mỗi tuần 1 đề, các
tuần ơn thi học kì khoảng 2 đến 3 đề).
Số tiền poto đề : 40 x 300e x 350đ = 4 200 000
Nếu cả ba mơn văn Văn,tốn,Tiếng anh đều thực hiện đề online thay cho đề
trên giấy thì sẽ tiết kiệm chi phí poto là hơn 12 triệu/năm.
Chỉ tỉnh riêng 3 tháng (từ cuối tháng 1 đến tháng 4 năm 2020 nghỉ dịch) ở
hai lớp 6a và 9a mỗi em cũng đã được làm đến 30 đề gần bằng số cả năm.

Như vậy việc sử dụng đề online sẽ tiết kiệm được rất nhiều về chi phí.
5. Minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi sử dụng phương pháp.
5.1. Thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với mơn Tốn
a) Lớp 6a trường THCS Đơng Ninh năm học 2019 – 2020
Thời điểm thống kê
Tháng 12/2019 (trước)
Tháng 5/2020 (sau)

SL
7
10

Rất thích
%
17,1
24,4

SL
10
20

Thích
%
24,4
48,8

Bình thường
SL
%
14

34,1
11
26,8

Khơng thích
SL
%
10
24,4
0

Đáng giá
Tăng
Tăng
Giảm
b) Lớp 9a trường THCS Đơng Ninh năm học 2019 - 2020

Khơng cịn

Thời điểm thống kê

Khơng thích
SL
%
10
27,0
0
0

Tháng 12/2019 (trước)

Tháng 5/2020 (sau)

Rất thích
SL
%
5
13,5
7
18,9

Thích
SL
%
10
27,0
16
43,3

Bình thường
SL
%
12
32,5
14
37,8

Đáng giá
Tăng
Tăng
Tăng

5.2. Chất lượng mơn Tốn
a) Lớp 6a trường THCS Đơng Ninh năm học 2019 - 2020

Khơng cịn

Thời điểm thống kê

Yếu – kém
SL
%
4
9,8
0
0,0

Học kì I (trước)
Học kì II (sau)

SL
9
14

Giỏi
%
22,0
34,1

SL
21
22


Khá
%
51,1
53,6

SL
7
5

TB
%
17,1
12,3

Đáng giá
Tăng
Tăng
Giảm
b) Lớp 9a trường THCS Đơng Ninh năm học 2019 - 2020

Khơng cịn

Thời điểm thống kê

Yếu – kém
SL
%
3
8,1


Học kì I (trước)

SL
9

Giỏi
%
24,4

Khá
SL
%
15
40,5

SL
10

TB
%
27,0


17

Học kì II (sau)

11


Đáng giá

Tăng

29,7

16

43,3

Tăng

10

27,0

Khơng đổi

0

0

Khơng cịn

III. Kết luận
1. Những bài học kinh nghiệm
Qua tìm hiểu thực trạng và tiến hành thực nghiệm cho học sinh làm bài tập
và bài kiểm tra trắc nghiệm online tôi rút ra bài học cho bản thân để nâng cao
chất lượng giảng dạy môn tốn tại trường THCS Đơng Ninh như sau:
- Cần thường xuyên học hỏi, trau rồi kĩ năng tin học.

- Cần phân nhóm học sinh theo năng lực của các em để có yêu cầu phù họp với
từng nhóm đối tượng,quan tâm đến hứng thu học tập mơn tốn của học sinh.
- Ở mỗi đề bài tập hoặc đề thi cần cân đối tỉ lệ câu hỏi với các mức độ nhận
biết, thông hiểu, Vận dụng (thấp, cao).
- Luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn của ngành về đổi mới PHDH, học hỏi
đồng nghiệp, tìm hiểu những ứng dụng mới phù hợp về CNTT để phục vụ công
tác giảng dạy
2. Ý nghĩa của đề tài
- Đi sâu nghiên cứu những ứng dụng công nghệ thông tin là cơ sở để bản thân
tôi tiếp tục thực hiện tốt những kĩ thuật dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới về
phương pháp.
- Đề tài có những điểm mới:
a) Đối với học sinh
- Học sinh khơng cần trình bày bài trên giấy như cách truyền thống.
- Học sinh nạp bài bằng cách ấn nút “Gửi”, máy tự động chấm điểm sau vài
giây.
- Học sinh có thể xem đáp án ngay sau khi gửi bài.
b) Đối với giáo viên
- Giáo viên không phải chấm bài, khơng phải vào điểm.
- Giáo viên có ngay thống kê điểm cao nhất, thấp nhất, những câu học sinh
thường làm sai, số em làm sai.
- Giáo viên có thể xem bài của từng học sinh ngay sau khi học sinh làm xong.
- Giáo viên không cần mất thời gian coi thi, chấm thi. Có thể cho học sinh làm
bài kiểm tra ngồi thời gian ở lớp. Nhờ đó có thêm thời gian để dạy, hướng dẫn
bài cho học sinh ở lớp.
- Những điểm mới trên đây đáp ứng yêu cầu số hóa của ngành phù hợp với đổi
mới phương pháp dạy học.


18


3. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài
- Trên cơ sở tính hiệu quả của đề tài khi áp dụng tại trường trong thời gian qua,
đề tài này có thể trao đổi với đồng nghiệp ở các bộ môn khác, các trường khác
đặc biệt là với môn Tiếng anh.
IV. Cam kết
Tôi xin cam đoan nội dung biện pháp trên là do bản thân tự viết và đã thực
nghiệm tại trường, không sao chép của người khác!
Ngày 20/03/2021
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người làm báo cáo

Lê Bá Mai

Trịnh Thị Hồng Phượng


19

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HỌC SINH LÀM ĐỀ ONLINE TẠI NHÀ

Em Hà Bảo Trâm – lớp 6a

Em Lê Thị Trâm- lớp 6b

Em lê Thị Hương – lớp 6b


20




×