Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 9 ở trường THCS điền lư, huyện bá thước, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.29 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS ĐIỀN LƯ,
BÁ THƯỚC, THANH HÓA

Người thực hiện: Trần Hải Nam
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Lư, Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HOÁ, NĂM 2021


STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4

MỤC LỤC


Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với hoạt động giáo dục.
Đối với bản thân.
Đối với đồng nghiệp.
Đối với nhà trường.

2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
3
Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Phụ lục


Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
5-15
16
16
17
18
18
18
18
18


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực,phẩm chất cho
học sinh thì đồ dùng dạy học nói chung và hệ thống kênh hình trong SGK lịch
sử lớp 9 nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị minh hoạ cho hệ thống kênh chữ,
mà chính các thiết bị, đồ dùng dạy học này cịn là cơng cụ, là phương tiện cung
cấp kiến thức, bởi chính nó cũng là nguồn kiến thức cần phải khai thác.
Nhưng trong thực tế hiện nay,nhiều giáo viên vẫn dạy học hoàn toàn
bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động
học tập của học sinh, nhiều học sinh vẫn cho rằng môn lịch sử thật khô khan,

nhàm chán với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Muốn khắc phục
được vấn đề này thì việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học
tích cực với việc sử dụng thường xuyên các thiết bị đồ dùng dạy học trực
quan như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh… vào giảng dạy là vơ cùng cần thiết, để
tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác, giúp học sinh dễ hình thành
khái niệm lịch sử, hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học. [2].
Một số bài viết trong sách giáo khoa cịn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ,
yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tịi,
khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài
ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một khơng gian sinh động trong giờ
học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu
hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, cịn góp phần phát triển kĩ năng quan
sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngơn ngữ cho học sinh...
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
Lịch sử nói riêng, bản thân tơi xin trình bày kinh nghiệm: Một số giải pháp
khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Điền Lư,
huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Đây cũng là lí do tơi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Cung cấp tư liệu về thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử ở Trường THCS.
- Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề
tài: tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ mơn, thái độ
tư tưởng của học sinh đối với bộ môn…
- Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học
sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 9, nâng cao
chất lượng dạy và học bộ mơn.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả
năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ, sơ
đồ, về các nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế
giới, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các

em có những hiểu biết nhất định về lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới,
thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và
ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói


2
riêng.
- Đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc sử dụng đồ dùng trực quan
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học “Bài 8- Nước Mĩ
và Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ
và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu, khai thác kênh hình và đồ dùng trực
quan, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình, đồ dùng trực quan trong sách
giáo khoa và cả những kênh hình sưu tầm bên ngồi có liên quan vào bài học
lịch sử một cách phù hợp để tăng tính hấp dẫn trong giờ học, góp phần phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử 9 trung học cơ sở.
- Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh minh họa để phân
tích về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử mà giáo viên
đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, hướng các em đến với nội
dung của bài học. Học sinh u thích bộ mơn, hứng thú và tích cực học tập hơn,
như vậy sẽ cho kết quả cao hơn.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp khối 9 của trường
THCS Điền Lư học kì II năm học: 2018-2019 và năm học: 2019 – 2020; Học kì
I năm học: 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.Tham khảo SGK,
SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Lịch sử.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học
tập của học sinh.

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;
áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình
giảng dạy.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bộ mơn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trị và tác động
to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh
khơng thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều
em cho rằng đây là một mơn học thuộc lịng mất nhiều thời gian lại khô khan,


3
nhàm chán. Nếu thiếu hiểu biết lịch sử là điều vơ cùng nguy hiểm khi văn hóa
Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều
dân tộc trên thế giới.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và khơng thích học Lịch sử ? Cũng
có nhiều ngun nhân, song khơng thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc
dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến
thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh.
Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự
kiện, nhân vật từ quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng
trong dạy học bộ môn.
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, đồ dùng trực quan là một

biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được
quan tâm một cách đầy đủ.
Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà khơng nhận thấy
kênh hình và đồ dùng trực quan khơng những là nguồn kiến thức quan trọng mà
nó cịn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động
và hấp dẫn hơn. Trong các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải
thích về kênh chữ, nội dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về
kênh hình. Có nhiều kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ
cũng như nội dung của nó. [1].
Nhiều giáo viên cịn ngại sử dụng kênh hình và đồ dùng trực quan do sợ
mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng
nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.
Với đề tài này hy vọng sẽ giải quyết một cách toàn diện vấn đề sử dụng
đồ dùng trực quan trong việc dạy một bài cụ thể “ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền
Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS.
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch
sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự
nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: Khai thác kênh
hình và đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 9, trường THCS Điền Lư,
huyện Bá Thước , Thanh Hóa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các
phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra.Tuy
nhiên, các phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trang thiết bị dạy
học trong khi điều kiện học tập ở nhà trường còn chưa trang bị được máy chiếu
cho tất cả các lớp học và một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì khơng đủ thời
gian cho các hoạt động [2].. Đa số giáo viên thường dạy chay ngại sử dụng đồ
dùng dạy học vì sợ mất cơng mượn trả và phải nghiên cứu kĩ đồ dùng trước khi
dạy. Một số giáo viên có sử dụng nhưng chưa nghiên cứu sâu hoặc không hiểu

hết dụng ý của đồ dùng trực quan nên hiệu quả của nó khơng phát huy hết tác


4
dụng.Vì vậy hiệu quả giờ dạy khơng cao, khơng phát huy được tính tự giác tích
cực của học sinh, khả năng phát triển phẩm chất năng lực trong giờ dạy còn hạn
chế. Học sinh cảm thấy chán khi học bộ mơn.
+ Về phía giáo viên:
- Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc sử dụng đồ dùng trực
quan, kênh hình trong sách giáo khoa. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy
thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy đạt hiệu quả
chưa cao.
- Khi chuẩn bị đồ dùng trực quan, kênh hình giáo viên thiếu sự chuẩn bị
kĩ càng, hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các kênh hình và sử dụng đồ dùng
một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp khơng cao.
- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức, minh
hoạ cho bài giảng.
- Có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên
quan đến kênh hình trong sách giáo khoa, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ
chưa mang tính chất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học.
+ Về phía học sinh:
- Tiết học lịch sử thường bị các em coi là giờ học phụ nên rất trầm, ít hăng
hái phát biểu ý kiến mà nếu có xung phong thì chỉ là đọc hoặc nêu những kiến
thức có trong sách giáo khoa hay chỉ có thầy hỏi và trị trả lời. Học sinh ít thảo
luận với nhau khi giáo viên yêu cầu và học sinh gặp khó khăn trong việc đưa ra
các ý kiến của bản thân về một sự kiện lịch sử nào đó. Trong những năm gần
đây phụ huynh học sinh họ chú trọng và hướng cho con em mình theo học các
mơn tự nhiên vì sau này khối tự nhiên thi vào đại học rất nhiều trường lựa chọn.
Vì vậy con em mình học yếu các mơn tự nhiên vẫn muốn cho theo học. Trong

khi đó nhiều học sinh có tố chất cho các mơn khoa học xã hội lại bị cấm không
cho theo học và ôn thi học sinh giỏi các môn đó.
Trong thực tế, q trình giảng dạy bộ mơn Lịch sử lớp 9 ở trường THCS
Điền Lư năm học: 2018- 2019, 2019-2020, trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu
này là :
Bảng số 1. Kết quả điểm kiểm tra học kì 2 năm học 2018- 2019 và năm
học 2019 – 2020:
Điểm dưới
Điểm Tb Điểm Khá Điểm Giỏi

Tb
Năm học
số
Khối
SL
%
SL
% SL1 %
SL
%
Học kì II
78
9
năm học
36
46.2 26 33.3 13 16.7
3
3.8
2018-2019
2019- 2020


84

37

44.0

29

34.5

14

16.7

4

4.8


5
Bảng số 2. Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập môn
Lịch sử của học sinh lớp 9A trường THCS Điền Lư qua các tiết học:
Rất tích
Khơng tích
Tích cực Bình thường
Tổng
cực
cực
Năm học

số
SL
% SL
%
SL5
%
SL
%
2018-2019
78
3
3.9 10 12.8
19
24.4 46
54.8
2019- 2020
84
4
4,7 12 14,3
23
27.4
45
53.6
Qua khảo sát cho thấy số học sinh giỏi bộ mơn rất ít và số học sinh trung
bình, học sinh yếu và yếu cịn nhiều. Có một thực trạng là học sinh khơng và
chưa thích học lịch sử cịn chiếm số lượng đơng. Vì thế vấn đề đặt ra là làm sao
để nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cho học sinh lớp 9 dù là cuối cấp nhưng
những kiến thức của lớp 9 rất cần thiết cho sau này các em học khi học cao hơn,
vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này như sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ , sơ
đồ, tranh ảnh...Được in, phóng to dùng chung cho cả lớp gọi là đồ dùng dạy học
được sử dụng trong mục đích dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác cho
học sinh để phát triển phẩm chất năng lực bộ môn lịch sử.
Đồ dùng dạy học có sẳn và đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên và cách
khai thác, sử dụng cũng khác nhau. Để khai thác hiệu quả kênh hình và đồ dùng
trực quan học sinh phải nắm vững các phương pháp khai thác như sau: [1].
2.3.1. Kỹ năng khai thác kênh hình.
Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử
nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và
tìm hểu thơng tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải
có kế hoạch cụ thể cơng việc của thầy và trị trong quá trình làm việc trên lớp.
Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ
môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng cơ
bản sau:
Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình
Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm
có hai loại chính sau:
Loại 1: Lược đồ, biểu đồ.
Loại 2: Hình ảnh lịch sử.
Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính:
Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình qn sự, kinh tế, văn hố, chính trị,
khoa học kĩ thuật...
Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử.
Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương pháp khai


6
thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là:
- Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn

đề lịch sử đặt ra để đi đến hồn thiện.
- Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình
ảnh để đi đến đến hồn thiện.
- Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử. Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của
nhân vật lịch sử để đi đến hoàn thiện.
Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan
trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh
hình trên lớp.
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như
các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ
năng... thì Internet đang trở thành cơng cụ đắc lực và được phổ biến trong việc
khai thác thơng tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình và những
thơng tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm
thơng tin trên Internet, có nhiều lợi ích, như:
Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo
khoa.Thơng tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính
hiện đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn.Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm
thơng tin...
Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm
tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau
khi khai thác.
Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng những
phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn
giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu...
2.3.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình.
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu
kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn,

súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính u cầu đó sẽ giúp người
giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là: Sử dụng đúng mục đích. VD: Kênh hình được trình bày để minh
họa cho bài giảng thì việc sử dụng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho
bài giảng nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn.
Giáo viên không sử dụng chúng trong việc củng cố hay trong kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh. Với những kênh hình là nguồn cung cấp thơng tin


7
kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thơng qua làm việc với
kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó.
Hai là: Sử dụng đúng lúc. Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử
dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học
hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa,
cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý
của học sinh.
Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục
đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh.
Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên
chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh
điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên
chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những
biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hình để minh họa cho bài
giảng giáo viên khơng nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó vì
điều đó vượt q sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu
thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp
lý mà khơng bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng

được trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có
liên quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có
thể phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận
biết và tiếp thu hơn.
Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết
hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học
sinh.
Sáu là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa lịch sử là. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến
chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thơng qua hệ thống câu hỏi gợi
mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…
2.3.3. Giải pháp luyện kĩ năng thực hành.
Để luyện kỹ năng thực hành, trước tiên giáo viên cần nắm rõ các loại đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Có ý
kiến chia đồ dùng trực quan thành ba nhóm:
a- Hiện vật (các di vật của một nền văn hóa cịn lưu lại )
b- Đồ dùng tạo hình (tranh ảnh, phim nhựa, phim đèn chiếu, video, đồ
phục chế...)
c- Đồ dùng trực quan quy ước ( bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu...).
- Hiện vật quá khứ


8
- Đồ dùng tạo hình và minh họa có tính chất tư liệu (ảnh, phim tài liệu...)
- Đồ dùng tạo hình nghệ thuật (tranh lịch sử, phim truyện...)
- Biếm họa- Bản đồ- Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị...
*Nhóm thứ nhất:
Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng

như (thành Nhà Hồ, hang Pác Pó, nhà số 5D Hàm Long, ...), những di vật khảo
cổ và các di vật thuộc các thời đại lịch sử gần đây như (công cụ đồ đá của núi
Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, trống và cờ thời Xơ viết Nghệ
Tĩnh, truyền đơn cách mạng...)
*Nhóm thứ hai:
Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm các loại phục chế, mơ hình, sa bàn,
tranh ảnh lịch sử... Nó có khả năng khơi phục lại hình ảnh của những người, đồ
vật, biến cố, sự kiện lịch sử cụ thể sinh động.
Đồ dùng trực quan tạo hình gồm:
a, Mơ hình, sa bàn và các loại phục chế khác có khả năng diễn tả khá đầy
đủ về bề ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử như công cụ lao động, vũ khí
một chiến dịch hay một trận đánh...
b, Hình vẽ, phim ảnh lịch sử có giá trị như một tư liệu lịch sử như hình vẽ
(người đi săn hươu, nai), (hình vẽ trên vách hang ), bức ảnh “ Nguyễn ái Quốc ở
Đại hội Tua 1920...
c, Tranh ảnh, phim truyện lấy chủ đề về lịch sử như tranh chân dung các
nhân vật lịch sử, bức tranh “ chiến sĩ Gia Cơ Banh”...có tác dụng tạo biểu tượng
về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội...
*Nhóm thứ ba:
Đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại như: bản đồ lịch sử, đồ thị
sơ đồ, niên biểu... các loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình
ảnh đặc trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch
sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng phát triển kinh tế, chính
tri - xã hội của đời sống.
Trong dạy học lịch sử trường THCS thường sử dụng các loại đồ dùng trực
quan quy ước sau:
a- Bản đồ lịch sử: Nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và
không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử cịn giúp học sinh suy nghĩ và
giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và
trình tự phát triển của q trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những

kiến thức đã học.
Về hình thức, bản đồ lịch sử khơng cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên
nhiên (khống sản, sơng, núi...)mà cần có các kí hiệu về biên giới các quốc gia,
sự phân bố dân cư, thành phố…các minh họa trên bản đồ phải đẹp, chính xác rõ
ràng.


9
Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính: bản đồ tổng
hợp và bản đồ chuyên đề. Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan
trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định,
trong những điều kiện tự nhiên nhất định
Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của
quá trình lịch sử như: diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một
nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, như bản đồ “Chiến dịch Biên giới
thu đông năm 1950”...
b- Niên biểu hệ thống hóa các sự kiện .Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê
các sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh
không những ghi nhớ những sự kiện chính mà cịn nắm được các mốc thời gian
đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một
lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc
để rút ra một kết luận khái qt có tính chất ngun lí.
c- Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển sự vận động của một sự kiện
lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể
biểu diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của
một hiện tượng lịch sử, hoặc được biểu diễn trên các trục hoành (ghi thời gian)
và trục tung (ghi sự kiện).
d- Sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mơ hình, hình học
đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ

giữa các sự kiện lịch sử...
2.3.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý các nguyên tắc
sau: [1].
Phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa
chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống
đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử.
Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày đồ dùng trực quan, đồng thời
rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng
trực quan (đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật...).
Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp
cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mơ hình sa bàn lớn...
Thứ hai, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như
atlat sử, an bum, tranh ảnh lịch sử, minh họa trong sách giáo khoa, báo chí, tài
liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ.
Thứ ba, cách sử dụng đồ dùng trực quan quy ước và hình vẽ trên bảng.
Thứ tư, cách dùng màn ảnh như phim đèn chiếu, phim hình video...
Thứ năm, sử dụng trực quan hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng,


10
các di tích lịch sử khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện.
Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học
lịch sử hiện nay là bản đồ sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu...trước khi sử dụng
chúng, cần chuản bị thật kĩ, nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại
phục vụ cho nội dung nào của giờ học.
Trong tiến trình, xác định đúng thời điểm treo bản đồ (hoặc sơ đồ, đồ thị).
Không nên treo trên bảng, vì bảng cịn dùng để viết. Phải treo ở chỗ cao ở góc
bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên
phải đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác.

SOẠN THỰC NGHIỆM DẠY HỌC MỘT BÀI CỤ THỂ :
Nội dung đề tài tôi thực hiện là “ Một số giải pháp sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử 9 ở trường THCS Điền Lư ", cụ thể áp dụng thực nghiệm
trong bài sau:
Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954- 1965).
- Bài này tơi chủ yếu dùng tranh ảnh kênh hình trong sgk kết hợp máy chiếu.
a. Các loại đồ dùng trực quan có thể dạy của bài:
- Hệ thống các kênh hình trong sách giáo khoa:
+ Hình 57: Đồng bào Hà Nội dẫn bộ đội vào tiếp quản Thủ Đơ
+ Hình 59: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tơn Đức Thắng
(7-1960)
+ Hình 60: Lược đồ “Đồng khởi”
+ Hình 61: Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi – năm 1959)
+ Hình 62: Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng
+ Hình 63: Chiến thuật “ trực thăng vận” của Mĩ
+ Hình 64: Phá ấp chiến lược khiêng nhà về làng cũ
b. Phương pháp sử dụng:
(1). Hình 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ Đô.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục I - Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơne-vơ 1954 về Đông Dương.
a/ Nội dung cần nắm.
Theo kế hoạch đã định, ngày 8-10-1954,các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam
chia làm nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội.
Trong ảnh là đoàn xe cơ giới, xuất phát từ Bạch Mai lúc 9 giờ 30 phút,qua phố
Huế, 11 giờ 15 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đông Xuân,
rẽ sang cửa Bắc và tiến vào thành Hà Nội lúc 13 giờ 15 phút. Nhìn trong hình
ảnh ấy, nhân dân Thủ đơ đứng bên đường rất đơng, nhưng rất trật tự, vẫy cờ hoa
đón trào bộ đội, nhìn khn mặt ai cũng lộ rõ vẻ phấn khởi, hồ hởi…



11
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Sưu tầm các tài liệu nói về ngày giải phóng Thủ đơ, các tác phẩm thơ văn, các
bài hát, các bản nhạc viết về ngày giải phóng Thủ đơ.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước 1: Tổ chức học sinh quan sát sách giáo khoa.
- Giáo viên có thể tổ chức học sinh quan sát bức ảnh này trong SGK. Phóng
phóng to bức ảnh lên phơng để cả lớp thuận tiện, tập chung theo dõi.
Bước hai: Giáo viên nêu các nội dung gợi mở về bức ảnh.
Bước ba: GV tổ chức học sinh kết hợp với tài liệu tham khảo để miêu tả
thật sinh động.
Bước bốn: GV bổ sung và chốt lại theo nội dung trên.
(2). Hình 59 - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tôn Đức
Thắng (7-1960). [3].
Bức ảnh này GV dùng để giới thiệu khái quát mục II, ý 3 (mục này gảm
tải khơng tìm hiểu nội dung) - Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh
tế – văn hóa (1958-1960).
a/ Nội dung cần nắm.
Từ ngày 7 đến ngày 15-7-1960 diễn ra kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa
II. Quốc hội đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước, Tơn Đức Thắng giữ
chức Phó Chủ tịch nước, Trường Chinh giữ chức Chủ Tịch ủy ban thường vụ
Quốc hội, Phạm Văn Đồng giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội bầu hội
đồng Quốc phịng, cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao.
Bức ảnh trên còn thể hiện tình đồn kết Bắc - Nam. Bắc - Nam là
anh em ruột thịt, là con một nhà. Bác Tôn sinh ở miền Nam, Bác Hồ sinh ở miền
Bắc, nhưng đều là con của dân tộc Việt Nam.
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.

Sưu tầm tài liệu, tóm tắt đơi nét về tiểu sử Bác Hồ và Bác Tơn.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước một: GV giới thiệu bức ảnh
- Tổ chức học sinh quan sát bức ảnh trong SGK.
- Nếu trường có điều kiện thì phóng to bức ảnh để treo tường cho học sinh
tập trung trong qúa trình học.
Bước hai: GV giới thiệu bức ảnh và bổ sung ý: “Từ năm 1958 đến 1960
bên cạnh việc thực hiên cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế văn
hóa của đất nước, Đang ta cịn ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
Điều đó được thể hiên qua kì họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã bầu ra những


12
người lãnh đạo cao nhất của đất nước.
(3). Hình 60 - Lược đồ phong trào “ Đồng khởi” .
Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục III, ý 2 - Phong trào đồng khởi
(1959-1960) của bài.
a/. Nội dung cần nắm.
Đây là lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam những năm 19591960.
Tháng 2-1959, nhân dân ở vùng Đông và Tây Bắc Ái (Ninh Thuận) đã nổi
dậy phá tề, trừ gian; tháng 4-1959, nhân dân làng Tà Booc, huyện Đắc Lây (Kon
Tum) và nhiều làng khác ở Kon Tum, Đắc Lắc đã nổi dậy diệt ác, dời làng vào
rừng chống Mĩ- Diệm. Tháng 8- 1959, tại các xã Trà Phong, Trà lãnh, Trà
Quân...thuộc huyện trà Bồng (Quảng Ngãi) nhất loạt chiêng trống, tù và nổi lên
hiệu triệu nhân dân đứng dậy tiêu diệt bọn cảnh sát, bảo an...Phong trào phát
triển nhanh chóng thành cao trào “Đồng khởi”, trong đó tiêu biểu là ở Bến Tre.
Ngày 17-1-1960, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh
thuộc huyện Mỏ Cày với gậy gộc, giáo mác... đã nổi dậy đánh đồn, diệt ác ơn,
giải tán chính quyền dịch, giành lấy chính quyền làm chủ ở thôn xã. Cuộc nổi
dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày, toàn tỉnh Bến Tre và toàn miền Nam...

Đồng khởi dã làm cho hệ thống kìm kẹp của Mĩ - Diêm ở thôn xã bị phá
vỡ từng mảng lớn. Ngày 20-12-1960,Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam - tổ chức đại diện chân chính của nhân dân miền Nam đã ra đời...
b/ Phương pháp sử dụng.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp. Với lược đồ này có nhiều cách sử dung
để phát huy tính tích cực của HS trong giờ học. Giáo viên có thể sáng tạo linh
hoạt theo những hình thức sau.
- Treo lược đồ câm. Sau đó tổ chức học sinh trình bày diễn biến đồng khởi
bằng các tấm đề can nhỏ cắt hình ngọn lửa gián theo tiến trình tường thuật lên
lược đồ. Lúc tường thuật xong thì kí hiệu của nơi nổ ra đồng khởi cũng gián
xong.
Sau đó giáo viên tổ chức học sinh nhận xét về quy mơ, tính chất của cuộc
đồng khởi.
Cũng có thể sử dụng hệ thống đèn nháy thắp sáng những nơi nổ ra đồng
khởi theo tiến trình tường thuật.
Cách thứ ba là sử dụng lược đồ in của nhà xuất bản giáo dục để giảng dạy.
Dù dùng theo cách nào thì giáo viên cũng cần trải qua các bước sau:
+ Bước một: GV giới thiệu lược đồ, các kí hiệu.
+ Bước hai: giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết
hợp với SGK để trả lời các câu hỏi gợi mở:
Quan sát lược đồ, em thấy nhân dân nổi dậy đầu tiên ở đâu? Sau đó phong
trào phát triển như thế nào? Mặt trận dân tộc miền Nam Việt Nam ra đời ở đâu?


13
Quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về phong trào đồng khởi?
+ Bước ba: Sau khi trình bày xong diễn biến của cuộc đồng khởi, GV tổ
chức cho các em thảo luận về ý nghĩa của phong trào.
(4). Hình 61 - Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi – năm 1959)
Bức ảnh này cũng được dùng đẻ dạy mục III, ý 2 - Phong trào “Đồng

khởi”
a/ Nội dung cần nắm.
Đây là bức ảnh được rút ra từ tập ảnh được lưu giữ tại bảo tàng Cách
mạng Việt Nam.
Trong ảnh là cảnh nhân dân người dân tộc Co ở vùng cao huyện Trà
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi mang theo các biểu ngữ kéo nhau ra rẫy, ra rừng nhằm
tẩy chay cuộc bầu cử của Mĩ - Diệm (8-1959). Đồn người biểu tình có cả nam
và nữ. Tất cả mọi người đều mặc quần áo dân tộc đi hàng hai với khí thế hừng
hực, quyết đấu tranh với kẻ thù. Nhân dân các xã Trà Phong, Trà Nham, Trà
Thanh cũng đã vùng dậy dùng vũ khí thơ sơ tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa đã
lan ra 16 xã vùng cao. Tất cả những người Co làm việc trong chính quyền Sài
Gòn cũng tham gia khởi nghĩa. Địch phải rút khỏi huyện lị chuồn về tỉnh. Các
ủy ban tự quản của nhân dân được thành lập. Ngày 3-9-1959, nhân dân xã Trà
Phong mở đại hội bầu ủy ban nhân dân tự quản.
Liên tục trong 8 ngày đêm nổi dậy, nhân dân Trà Bồng đã đập tan bộ máy
ngụy quyền, quét sạch các đồn bốt, tiêu diệt 161 tên địch và làm bị thương hàng
trăm tên khác. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Trà Bồng có ý nghĩa to lớn, mở
đầu một trang sử mới, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở miền Nam.
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà: Kết hợp với lược đồ phong trào
đồng khởi để tập tường thuật phong trào đồng khởi.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bức ảnh này giáo viên sử dụng kết hợp với lược đồ “phong trào đồng
khởi”.
Để làm được như vậy, GV có thể tổ chức học sinh quan sát bức ảnh trong
SGK hoặc dùng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên phơng để học sinh tiện theo dõi.
(5). Hình 62 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Bức ảnh này dùng minh họa khi dạy học mục IV, ý 1. [3].
a/ Nội dung cần nắm.
Đây là ảnh tư liệu của bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Ngày 5-9-1960, tại hội trường Ba Đình- Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng lao động Việt nam đã khai mạc trọng thể. Tham dự Đại hội 525
đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên
trong cả nước và có 20 đại biểu quốc tế đến dự.
Trong ảnh là Chủ tịch đoàn của Đại hội. Trên tấm bình phong lớn treo trên


14
lễ đài là bức ảnh hai vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản quốc tế- Các Mác và
Lê-nin. Chủ tịch đoàn ngồi trên khán đài. Hàng đầu tiên (từ trái sang phải) là Lê
Duẩn, Hồ Chí Minh, Trường Chinh; hàng thứ hai là đại tướng Võ nguyên giáp
và nhiều đại biểu khác đều là những nhà lãnh dạo cao cấp của Đảng lao động
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đứng ) mặc bộ quần áo kaki màu sáng,
cổ áo cài kín, dáng giản dị thanh thản, râu tóc bạc trắng. Người đứng trước
micro đọc Diễn văn khai mạc Đại hội. Trong diễn văn Hồ Chí Minh đã nêu khái
quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nhấn mạnh: “Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước
nhà”.
Đồng thời Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung Ương khóa mới. Hồ Chí
Minh được bầu lại làm Chủ tịch nước, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành Trung Ương Đảng.
b/ Phương pháp sử dụng.Tìm hiểu ý nghĩa của Đại hội.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
- Bước một: GV Tổ chức học sinh quan sát bức ảnh, Gv giới thiêu bức ảnh
cho học sinh biết.
- Bước hai: GV tổ chức học sinh thảo luân về ý nghĩa của Đại hội.
(6). Hình 63 - Chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy học mục V, ý 1 - Chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam.
a/ Nội dung cần nắm.

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” 9/1959-1960) ở miền Nam, Mĩ
chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một chiến lược chiến tranh xâm
lược kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do “cố vấn” Mĩ chỉ
huy. Để thực hiên mưu đồ càn quét và bình định miền Nam, chúng thực hiện
chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Chiến thuật trực thăng vận là chiến thuật quân sự được Mĩ sử dụng trong
chiến tranh xâm lược Việt nam, dùng máy bay lên thẳng vận chuyển vũ khí và
qn lính chiến đấu tấn cơng bất ngờ đối phương. Trong ảnh là cảnh hai trực
thăng Mĩ vừa đổ quân xuống và chuẩn bị bay đi. 5 lính được trang bị đầy đủ
quân phục, giày, mũ sắt, trên lưng đeo ba lơ cịn súng qng vai đưa về trước
bụng, đang chạy vội vã về phía trước. Qua bức ảnh ta thấy đây là một chiến
thuật hiện đại, diễn ra hết sức nhanh chóng bất ngờ nhằm tiêu diệt lực lượng đối
phương.
b/ Phương pháp sử dụng.
Bước một: GV tổ chức quan sát bức tranh bằng cách quan sát bức tranh
trong SGK hoặc dùng đèn chiếu phóng to bức tranh lên phông để học sinh dễ
quan sát.
Bước hai: tổ chức học sinh thảo luận: em nhận xét gì về chiến lược chiến
tranh này? Nó nguy hiểm ở chỗ nào? theo em điểm yếu của nó là gì?


15
Bước ba: GV miêu tả chốt lại nội dung bức ảnh.
(7). Hình 64 - Phá ấp chiến lược khiêng nhà về làng cũ.
Bức ảnh này dược sử dụng khi dạy mục V,ý 2 -“ Chiến đấu chống chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ”.
a/ Nội dung cần nắm.
Trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dựa vào lực lượng
quân sự và những cuộc càn quét, Mĩ - ngụy dáo diết dồn dân lập, “ ấp chiến
lược”, chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16000 ấp trong tổng số 17000 ấp của

toàn miền Nam bằng những thủ đoạn cưỡng bức trắng trợn. Ấp lập đến đâu, địch
giăng đồn bốt, bảo an, dân vệ, chính quyền đến đó để kìm kẹp. Nhân dân trong
các “ấp chiến lược” bị kiểm soát gắt gao, ngột ngạt như trong các trại tập trung.
Mĩ - ngụy coi “ấp chiến lược” là một “quốc sách” và lập “ấp chiến lược” như
một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp,
tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện trương trình “bình định”
miền Nam.
Để chống địch “bình định”, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra dai
dẳng, giằng co nhau quyết liệt giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến cuối năm
1962, mặc dù Mĩ - ngụy đã huy động gần như toàn bộ quân vào cuộc càn quét,
dồn dân, lập ấp chiến lược nhưng chúng cũng chỉ thực hiên được một phần của
kế hoạch bình định. Trên nửa tổng số ấp với gần 70% nơng dân (6,5 triệu) tồn
miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.
Trong ảnh là cảnh nhân dân phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.
Nhà được làm bằng tre, luồng và lợp gianh (rơm, rạ dánh thành từng tấm). Có
đến gần hai chục người cả ơng già và thanh niên tham gia cùng với bộ đội và du
kích. Khơng khí thật khẩn trương, hối hả và tràn đầy quyết tâm, qn với dân
một ý chí. Đó cũng là ý chí của quân dân miền Nam quyết tâm đánh bại chiến
lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Qua đó cũng nói lên phần nào sự thất bại của
Mĩ - ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
b/ Phương pháp sử dụng.
Bước một: GV tổ chức học sinh quan sát SGK bằng cách:
Quan sát ảnh nhỏ - hình 64 trong SGK
Cũng có thể GV sử dụng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên phông để học
sinh tập trung quan sát.
Bước hai: Gv tổ chức học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở:
Quan sát ảnh em thấy nổi bật lên hình ảnh gì?
Tại sao qn giải phóng lại cùng nhân dân khiêng nhà về làng cũ? Qua đó
nói lên điều gì ?
Bước ba: sau khi học sinh trao đổi phát biểu ý kiến, GV bổ sung và chốt lại nội

dung ảnh thể hiện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


16
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Thơng qua kết quả học kì II năm học 2018-2019, năm học 2019-2020 và
học kì I năm học 2020-2021 Khi áp dụng sáng kiến và quan sát thái độ học tập
trên lớp của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tích cực xây dựng bài, biểu lộ tình
cảm, thái độ đúng đắn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đặc biệt các em đã
hứng thú với môn học lịch sử hơn đồng thời liên hệ kiến thức giữa các môn học,
liên hệ bài học với thực tiễn cuộc sống từ đó điều chỉnh thái độ hành vi theo
chiều hướng tích cực. Số học sinh khá giỏi tăng nhiều so với trước khi áp dụng
sáng kiến, số lượng học sinh giỏi huyện của các năm sau cao hơn năm trước
được thể hiện kết quả cụ thể qua các kì thi. Học sinh u thích bộ mơn hơn trong
những giờ lên lớp, được đồng nghiệp và nhà trường đánh giá cao.
- Sau khi áp dụng SKKN trong giảng dạy các tiết Lịch sử ở năm học
2018- 2019 thì kết quả như sau:
Bảng số 1. Kết quả điểm kiểm tra học kì 2, năm học 2019- 2020 và bài
kiểm tra học kì I năm học 2020– 2021:
Điểm dưới
Điểm Tb
Điểm Khá Điểm Giỏi

Tb
Lớp Năm học
số
SL
%

SL
%
SL
% SL
%
Học kì II
6
78
12 15.4 35 44.9 20 25.6 11 14.1
2019-2020
Học kì I
6
84
11 13.1 38 45.2 23 27.4 12 14.3
2020- 2021
Bảng số 2. Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập mơn
Lịch sử của học sinh lớp 9 trường THCS Điền Lư :
Rất tích
Khơng tích
Tích cực Bình thường
Tổng
cực
cực
Năm học
số
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
Học kì II
78
13 16.7 20 25.6 33
42.3
12
15.4
2019-2020
Học kì I
84
15 17.8 23 27.4 34
40.5
12
14.3
2020- 2021
Qua so sánh bảng thống kê điểm kiểm tra Lịch sử lớp 9 trường THCS
Điền Lư học kì II năm học 2018-2019, học kì I năm học 2019-2020, tơi thấy
hiệu quả học tập của học sinh lớp 9 trong học kì II năm học 2019-2020 và học kì
I năm học 2020-2021 được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau: tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá, giỏi đã cao hơn, tỉ lệ dưới điểm trung bình giảm đi rõ rệt (giỏi: từ
3.8% và 4.8% tăng lên 14.1% và 14.3% ; khá: từ 16.7% tăng lên 25.6% và
27.4%; Trung bình từ 33.3% và 34.5% tăng 44.9% và 45.2%). yếu từ 46.2% và
44% giảm còn 15,4% và 13.1%).


17
Bảng 1: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm 2015-2016
STT

Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị
Trường PT Lâm Trường
1
Nguyễn Thị Uyên Nhì
Ba
Trường PT Lâm Trường
2
Lê Thục Chinh
Ba
KK
Trường PT Lâm Trường
3
Nguyễn Thị Chung KK
Trường PT Lâm Trường
4
Lê Văn Nam
KK
Bảng 2: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm: 2016-2017
STT
Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị
Trường THCS Điền Lư
1
Lê Thị Thu
Ba
Trường THCS Điền Lư
2

Vũ Đình Tuấn
Ba
Ba
Trường THCS Điền Lư
3
Bùi Thị Thảo
KK
Bảng 3: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm: 2017-2018
STT
Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị
Trường THCS Điền Lư
1
Hà Phạm Thành Trung Nhì
Ba
Trường THCS Điền Lư
2
Cao Nguyên Bình
Ba
Trường THCS Điền Lư
3
Bùi Phương Nam
Ba
KK
Bảng 4: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm: 2018-2019
STT
Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị

Trường THCS Điền Lư
1
Tào Thị Quỳnh
Nhì
KK
Trường THCS Điền Lư
2
Bùi Thùy Châm
Ba
Trường THCS Điền Lư
3
Trần Thị Nhung
KK
Trường THCS Điền Lư
4
Bùi Thị Thúy
KK
Bảng 5 : Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm: 2019-2020
STT
Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị
Trường THCS Điền Lư
1
Lê Thị Trang
Ba
KK
Trường THCS Điền Lư
2
Trương Thị Hòa

Ba
Bảng 6 : Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi huyện, tỉnh năm: 2020-2021
STT
Họ và tên
Giải huyện Giải tỉnh
Đơn vị
Trường THCS Điền Lư
1
Kiều Xuân Hùng
Nhì
KK
Trường THCS Điền Lư
2
Lê Phương Thảo
Ba
Nguyễn Thị Thương
Ba
2.4.2. Đối với bản thân.
Từ khi áp dụng các giải pháp trong khai thác kênh hình trong dạy học bản
thân thấy tự tin hơn, hứng thú dạy học hơn vì khả năng chủ động tích cực của
học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Phát huy được phẩm chất năng lực cho
học sinh. Từ những giải pháp đó bản thân đã sử dụng rộng hơn trong các khối
lớp và thấy rất hiệu quả.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Đây cũng là một cách thức tổ chức dạy học đạt kết quả tốt được đồng


18
nghiệp ủng hộ và áp dụng trong các tiết dạy của mình. Được đồng nghiệp, ban
giám hiêu đánh giá cao và xem là cách thức cần nhân rộng trong tổ. Thể hiện

qua các kì thi giáo viên giỏi được ban giám khảo hội thi đánh giá cao.
Từ kết quả thu được tơi nhận thấy việc khai thác kênh hình trong dạy học
là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn Lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ
đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới
phương pháp dạy học, làm cho kết quả học tập bộ môn không ngừng được nâng
cao. Qua các lần thao giảng tuyến huyện được ban giám khảo đánh giá cao.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Việc đổi mới cách thức phương pháp dạy học trong đó có phương thức dạy
học sử dụng đồ dùng dạy học và khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử làm
cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà
trường nói chung.
Tơi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều khối lớp khác
nhau, kết quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tơi phân tích, rất
muốn được tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa
ra những câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có
sử dụng nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm
được bài rất nhanh.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Với giáo viên Lịch sử, việc kết hợp kĩ năng khai thác kênh hình sách giáo
khoa và đồ dùng trực quan phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp ứng
u cầu đổi mới giáo dục, phát huy tính tích cực của học sinh trong q trình
học bộ mơn.
Qua thực tiễn dạy học và áp dụng sáng kiến ở đơn vị tôi nhận thấy giờ dạy
học Lịch sử có chất lượng cao hơn, đặc biệt là học sinh rất chủ động, hăng say
trong các hoạt động và hứng thú với môn học. Các em đã biết vận dụng kiến
thức mơn học có liên quan để giải quyết các vấn đề trong bài học và thực tiễn.
Kết quả học tập của các em chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực.

3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên: Để khai thác và hướng dẫn học sinh khai thác tốt kênh
hình và đồ dùng trực quan thành cơng, giáo viên cần phải thường xun tìm tịi,
trau dồi chun mơn nghiệp vụ để có kiến thức chắc chắn, kinh nghiệm bản thân
thì sự giảng dạy sẽ phong phú và hợp lí hơn.
Về phía giáo viên phải chịu khó học hỏi, nắm bắt công nghệ thông tin,
phải trang bị máy tính để chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phải sưu tầm nhiều lược
đồ, sơ đồ và nhiều tài liệu, hình ảnh có liên quan từ các sách báo và mạng
Internet để đưa vào bài giảng. Hơn nữa với mơn học Lịch sử cịn có một ưu thế


19
nữa hơn các mơn học khác là có nhiều tranh ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu
liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho bài giảng làm tăng tính trực
quan sinh động. Vì vậy người giáo viên phải luôn phải cập nhật thông tin, chắt
lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Đối với tổ chuyên môn: Cần đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú
trọng vào các chuyên đề đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tổ chức các
giờ dạy mẫu, các giờ dạy thực nghiệm nói chung và đối với mơn Lịch sử nói
riêng để đúc rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm: Một số giải pháp khai thác kênh hình
trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Điền Lư. Trong quá trình áp dụng
ở đơn vị đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên là kinh nghiệm của cá nhân nên
không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác

NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Xuân Tráng

Trần Hải Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Đình Tùng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
lịch sử trung học cơ sở (phần lịch sử thế giới).
2. Phan Ngoc Liên-Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử.
3. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet.


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN MÀ TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN ĐÁNH
GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN.
Họ và tên : Trần Hải Nam
Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Lư, huyện Ba Thước, Thanh Hóa
Số, ngày, tháng,
Năm Xếp năm của quyết định
STT
Tên đề tài, Sáng kiến
cấp loại công nhận, cơ quan
ban hành QĐ
QĐ số 743/QĐMột số biện pháp giáo dục học
PGD&ĐT ngày
1 cá biệt trường PTCS Lâm

2013 C 16/5/2013 của
Trường .
Trưởng Phòng
GD&ĐT Bá Thước
QĐ số 72/QĐMột số biện pháp giáo dục học
PGD&ĐT ngày
sinh thường xuyên vi phạm đạo
2
2015 B 02/6/2015 của
đức, nề nếp trường THCS Lũng
Trưởng phòng
Cao.
GD&ĐT Bá Thước.
QĐ số 768/QĐUBND ngày
Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy
3
2017 C 24/5/2017 của CT
trong trong dạy học lịch sử 7.
UBND huyện Bá
Thước
QĐ số 945/QĐKinh nghiệm sử dụng một số kĩ
UBND ngày
thuật dạy học tích cực nhằm nâng
3
2019 B 8/5/2019 của CT
cao chất lượng dạy học môn lịch
UBND huyện Bá
sử lớp 9 trường THCS Điền Lư.
Thước
QĐ số 1712/QĐKinh nghiệm khai thác kênh hình

UBND ngày
và đồ dùng trực quan trong dạy
4
2021 B 10/5/2021 của CT
học Lịch sử lớp 9 ở trường trung
UBND huyện Bá
học cơ sở Điền Lư, Bá Thước.
Thước


PHỤ LỤC
(1). Hình 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ Đơ.

(2). Hình 59 - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tơn Đức Thắng
(7-1960).


(3). Hình 60 - Lược đồ phong trào “ Đồng khởi” .


×