Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số biện pháp xây dựng nề nếp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại trường trung cấp nghề nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.16 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NGA SƠN”

Người thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
Tên đề mục

Trang

Bìa
Mục lục
Danh từ viết tắt
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1


2
3
4
4
5
5

I1.4. Phương pháp nghiên cứu

5

1.5. NhỮNG điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

5

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về nhà trường
2.2.2. Thực trạng học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng quy chế hành động
2.3.2. Tổ chức buổi sinh hoạt đầu khóa và sinh hoạt đầu năm
2.3.3. Xây dựng tổ chức nề nếp từ đầu khóa học
2.3.4. Biện pháp phối hợp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị


6
6
7
7
8
9
9
10
10
11
12
14
14
14


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải thích nội dung

1

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa


2

BGH

Ban giám hiệu

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

CBGV

Cán bộ giáo viên

6

CNV

Công nhân viên


7

GVBM

Giáo viên bộ môn

8

TN

Thanh niên

9

TNXK

Thanh niên xung kích

10

TT GDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên

11

THCS

Trung học cơ sở


12

THPT

Trung học phổ thông

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

DD

Dân dụng

15

CN

Công nghiệp

16

KT

Kỹ thuật


17

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

18

TKB

Thời khóa biểu

19

ĐTN

Đồn thanh niên

20

PHHS

Phụ huynh học sinh


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp
giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu” trong q
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người ln nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải

chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã
hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta.
Công cuộc đổi mới giáo dục nước ta đã và đang được chú trọng quan tâm hơn
bao giờ hết. Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo của nước
ta luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu đặt ra. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về
vấn đề giáo dục thực sự đi vào thực tiễn, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội
khóa X, tập trung đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, thực hiện chính sách hỗ
trợ cho giáo dục. Tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã nêu ra một loạt câu hỏi cần được thảo luận và làm rõ những vấn đề sau: Vì sao lúc
này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công
nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, tồn
diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và cơng nghệ? Những chủ trương, chính sách,
biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo
dục - đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ?...Trong công cuộc CNH - HĐH đất
nước hiện nay cũng là một trong những tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người
tồn diện, một trong tư tưởng đó có tư tưởng về giáo dục và đào tạo, đó là cơ sở, là nền
tảng cơ bản và quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội ở nước ta.
Ngồi cơng tác chun mơn, Cán bộ giáo viên, cơng nhân viên, bác bảo vệ…
cịn đảm nhận một trọng trách quan trọng đó là việc quản lý, tổ chức, giáo dục và hình
thành nhân cách cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Nhằm xây dựng trường học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt
động, mang tính chất giáo dục tồn diện, phát huy tính cách mạng của tuổi tre, phát
huy ý thức và trách nhiệm, khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn
của Đoàn Thanh niên, đội thanh niên xung kích, ban bảo vệ, Ban đại diện cha mẹ học
sinh, sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm và sát sao chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhà trường. Công tác xây dựng nề nếp là vấn đề đặt ra hàng đầu trong mỗi gia
đình và Nhà trường, một tập thể mà đặc biệt là tập thể sư phạm phạm mà khơng có nề
nếp thì khơng thể cách nào xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Sự

phối hợp với giữa các tổ chức cá nhân trong nhà trường các giáo viên bộ môn, Ban đại
diện cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, việc thực hiện nội quy của nhà
trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết.
Mọi thành viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy
luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ
năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của
trái tim con người. Sự gương mẫu của người thầy cô giáo như là tia sáng rọi soi


thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn tuổi trẻ mà khơng có gì thay thế được.
Trong ngơi trường việc đưa chất lượng đi lên là trách nhiệm lớn của tất cả mọi
người, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm, tầm
phát triển của Nhà trường. Tất cả những người làm công tác giáo dục đều nhận thấy rõ
mỗi một Nhà trường có chất lượng là cơ sở quan trọng để xây dựng xã hội phát triển
vững mạnh, một Nhà trường tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người
vưa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Vì vậy xây dựng nề nếp có vai trị quan trọng, ảnh
hưởng nhất định đếnviệc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
Là một giáo viên đã tham gia giảng dạy các cấp học nhiều cơ sở giáo dục và đào
tạo như THCS, THPT, Trường trung cấp và bây giờ là Phó Hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn ại trường Trung cấp nghề Nga Sơn. Với ước muốn nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo các thế hệ vừa hồng vừa chuyên như sinh thời Bác Hồ hằng mong
muốn. tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NỀ NẾP ĐẨY MẠNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NGA SƠN”

1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp Nhà trường nâng cao hiệu quả cơng tác xây dựng nề nếp, tìm ra được
những biện pháp để tiếp cận với học sinh, nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng, hồn cảnh gia đình cuả học sinh, điểm mạnh, yếu của học sinh
để tư đó đưa ra phương pháp uốn nắn, giáo dục HS có nề nếp tốt nhất để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Góp phần giáo dục đạo đức, kỹ năng cho HS, để

các em phát triển toàn diện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở HSTrường THCS Nga
Trung, Nga Sơn, Thanh Hóa mà tác giả đã cơng tác và HS vừa học văn hóa kết hợp
trung cấp nghề tại Trường trung cấp nghề Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của HS.
Phương pháp điều tra: Thị sát học sinh trên trường và ở nhà, trò chuyện, trao đổi
với các phịng khoa, tổ chức đồn thể, Đoiàn thanh niê, Hội cha mẹ học sinh, đội TN
xung kích, cá nhân CBGV, CNV, giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên dạy nghề
(GVDN), HS, Ban đại diện cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng
kết hàng năm của nhà trường, đánh giá phân loại vị trí chất lượng của cơ quan quản lý
cấp trên của các nhà trường.
Tham khảo những kinh nghiệm của các cớ sở giáo dục đào tạo khác trong
khu vực.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Chỉ ra các biện pháp xây dựng nề nếp đối với HS của các trường phổ thơng, TT
GDTX

các
trường
nghề

dạy
chương
trình
THPT.
Khơng có tài liệu tham khảo, mà chỉ đúc rút tự kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy và quản lý

2. NỘI DUNG


2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Về lý luận:
Lời Bác dạy: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”; “ Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.
Người coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách
mạng. Trước đây, Khổng Tử đã từng khuyên nhà cầm quyền phải chăm lo đời sống vật
chất cho dân, phải giáo hóa dân để thực hiện đường lối “đức trị”, thì tư tưởng của
Người, Người cũng thường xuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để
chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Trong tư tưởng của Người, tất cả là vì
“con người”. Đối với giáo dục thế hệ trẻ,
Trong nhà trường lấy học sinh làm trung tâm, ta hiểu theo cách là mọi nguồn lực
đều tập trung vào học sinh từ ông Hiệu trưởng đến bác bảo vệ, bà lao cơng..các thầy cơ
ngồi cơng việc giảng dạy, cịn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách xây dựng nề nếp
trường lớp, nhiệm vụ hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân
cách cho HS. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đồn kết, tích cực trong mọi
hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của
HS dưới sự kết nối thực hiện của mọi thành viên trong nhà trường . Việc xây dựng
uốn nắn nề nếp cho học sinh là việc làm hết sức nặng nề, vì trong độ tuổi học sinmh
phổ thơng, cái tuổi ta hay gọi là nửa chín, nửa xanh khó nói, khó bảo, cần sự sát sao,
gần gũi, tâm sự, chia sẽ, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức hội, đội, ban trong nhà
trường để quản lý theo dõi mọi hành vi, việc rèn luyện, việc học tập, tinh thần thực
hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em.
- Về mặt thực tiễn:
Đất nước ta đang chuyển mình với xu thế hội nhập toàn cầu. nhiều vấn nạn xã

hội hội cũng hội nhập theo, văn hóa mỗi Quốc gia mỗi khác nên nhiều năm gần đây
một bộ phận không nhỏ ý chí suy nghĩ của học sinh nhiều phần lệch lạc, bên cạnh với
nên kinh tế thijk trường và công nghệ thông tin bùng nổ, việc giáo dục học sinh, con
cái của các gia đình và Nhà trường đơi lúc có nhiều biến đổi.từ cách ăn mặc, lới nói,
hành động, ý thức vươn lên của học sinh giảm sút, đa phần học sinh và một bộ phận
người lớn theo chủ nghĩa mặc kệ.
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung
tâm dạy nghề huyện Nga Sơn theo Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày
25/12/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập trường Trung
cấp nghề huyện Nga Sơn và theo Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 30/8/2019
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc sáp nhập Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên Nga Sơn vào Trường Trung cấp nghề Nga Sơn và kiện toàn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, trực
thuộc UBND huyện Nga Sơn. Với nhiệm vụ được giao cả giáo dục THPT hệ giáo dục
thường xuyên, cả về Hướng nghiệp giới thiệu việc làm và đào tạo Trung cấp nghề.


Trường đang thực hiện một khối lượng công việc rộng lớn. Trường đang ngày càng
phát triển cả về số lượng và chất lượng, mục tiêu năm 2022 nâng cấp thành Trường
Cao đẳng nghề và khẳng định thương hiệu trong khu vực. Phương pháp đào
tạo cuiar nhà trường vừa dạy văn hóa vừa đào tạo nghề theo phương châm “ Rèn đức,
luyện nghề, lập nghiệp” phát huy tính tích cực trong học tập vưa tạo ra những con
người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Việc hình thành nhân cách nề nếp, tác phong công nghiệp cho các em học sinh
vừa học chữ, vừa học nghề đây là sự nghiệp giáo dục đào tạo mà toàn Đảng, tồn dân
đang quan tâm. Đã có rất nhiều những nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động từ trung
ương đến địa phương về thực hiện phân luồng học sinh, tỷ lệ học sinh hàn lâm, tỷ lệ
học sinh học văn hóa kết hợp với học nghề.
Từ khi mở cửa hội nhập vấn nạn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa ý thức
được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà

trường và xã hội. Việc xây dựng nề nếp tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy, cô giáo và những người làm việc trong
Nhà trường dưới sự chỉ đạo phân công cụ thể của BGH. Ở lứa tuổi học sinh phổ thông
chúng ta chỉ cần buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với trường, với chức
năng nhiệm vụ được giao, với tâm của người làm công tác giáo dục, hay khơng có sự
khơng mềm dẻo, uốn nắn, thiếu hiểu biết tâm lý lứa tuổi cũng dẫn đến phản tác dụng
giáo dục lứa tuổi.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về nhà trường:
Tiền xử của trường được sinh ra từ những năm huyện Hà Trung và huyện Nga
Sơn khi đó gọi là huyện Trung Sơn. Qua nhiều năm chia tách rồi sáp nhập Trường
Trung cấp nghề Nga Sơn được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề
huyện Nga Sơn theo Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 25/12/2008 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập trường Trung cấp nghề huyện Nga Sơn và
theo Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hoá về việc sáp nhập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nga Sơn vào Trường Trung
cấp nghề Nga Sơn và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, trực thuộc UBND huyện Nga Sơn.
Nhà trường thực hiện chức năng của trường trung cấp nghề và chức năng của TT
GDTX huyện Nga Sơn. Về tổ chức có 3 phịng (Phịng Đào tạo; Phòng tổ chức; Phòng
tuyển sinh, Hướng nghiệp; giới thiệu việc làm), có 2 khoa ( Khoa Giáo dục nghề
nghiệp và khoa giáo dục thường xuyên) Hiện tai tổng số 52 CBGV, CNV trong đó có
29 biên chế cịn lại hợp đồng với trường, với số lượng học sinh hiện tại Nhà trường
còn thiếu khoảng 50 CBGV phải hợp đồng thỉnh giảng.
- Hệ Trung cấp nghề trường đào tạo 7 nghề với 25 lớp thuộc khoa GDNN
+ Nghề Điện DDvà CN: 5 GV
+ Nghề KT máy lạnh và ĐHKK: 2 GV
+ Nghề KT chế biến món ăn: 2 GV
+ Nghề nghiệp vụ Nhà hàng: 2 GV



+ Nghề May thời trang: 3 GV
+ Nghề HÀN: 3 GV
+ Nghề Chăn nuôi thú y: 2 GV
- Hệ GDTX có 18 lớp thuộc khoa GDTX.
+ Mơn Tốn: 05 GV
+ Môn Văn: 04 GV
+ Môn Lý: 02 GV
+ Môn Sử: 02GV
+ Mơn Hóa: 03 GV
+ Mơn Địa: 04 GV
+ Mơn Sinh: 02 GV
2.2.2. Thực trạng học sinh
- Thuận lợi:
Học sinh nhà trường cơ bản xác định cho mình được việc học kết hợp giữa văn
hóa và nghề tốt nghiệp ra trường được cam kết giới thiệu việc làm
Các HS cơ bản lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, tích cực tham gia các
phong trào của lớp, của trường, đoàn thanh niên, các hoạt động xã hội. Thái độ học tập
và rèn luyện khá tốt. Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời và tạo điều
kiện tốt về cơ sở vật chất, tranng thiết bị phục vẹ giảng dạy.
Có nhiều chương trình khuyến khích học tập rèn luyện của học sinh như khuyến
học bông hoa điểm 9, 10 hằng tháng, học bổng hằng kỳ…
Sự sát sao quyết tâm của tất cả mọi thành viên trong trường; giữa nhà trường với
phụ huynh về xây dựng nề nếp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Sự ứng dụng và cấp nhật công nghệ thông tin phooius hợp giữa nhà trường với
phụ huynh giữa giáo viên với học sinh được cập nhật kịp thời và đều đặn.
- Khó khăn:
- Đầu vào tuyển sinh: Các em học sinh được tuyển vào trường là những học sinh
không thi vào THPT hoặc thi vào THPT nhưng khơng đậu.
- Hồn cảnh gia đình HS: theo khảo sát thực tế và qua các buổi họp ohuj huynh

đa phần học sinh trong trường nhiều em thì bố mẹ bỏ nhau, nhiều em thì bố mẹ đi làm
ăn xa, nhiều em thì bố mẹ mất, mẹ mất và cúng có nhiều trường hợp mất cả bố mẹ
nhiều những phải sống ở với ông bà cơ, gì chú bác, các em thiếu thốn nhiều về sự quan
tấm uốn nắn từ phía gia đình, thiếu thốn tình cảm yêu thương đùm bộc dạy bảo...dẫn
đến các em mất gốc kiến thức, thiếu sự nề nếp trong cuộc sống, thiếu nhiều đi những lễ
phép trong giao tiếp ứng sử. bên cạnh đó cũng có nhiều những em gia đình bỏ bê lo
làm kinh tế, nhiều những em đua địi ăn chơi theo thói hư tật xấu…
Có một số học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đức cũng
như còn thụ động trong việc tham gia các phong trào của trường cũng như đoàn thể.
Các em còn rụt rè, ngại sinh hoạt tập thể, ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa
tốt, còn ỷ lại,
Học sinh nhà ở xa trường học rất nhiều đã số các em ở vùng giáp ninh bình và
có nhiều em tỉnh khác, huyện khác về học.


Nhiều những em ham chới thậm chí nghiện game online, rồi bị lôi cuốn vào
các tệ nạn xã hội. Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, phó thác con em
cho Nhà trường
- Thực nghiệm vấn đề:
Để đưa các em vào quỹ đạo để rèn luyện, học tập là vấn đề cần tìm tịi suy nghĩ
của tồn thể CBGV, CNV, các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường. trên tình thần chỉ
đạo tất cả lấy học sinh làm trung tâm.
Tổ chức quản lý toàn diện học sinh, nắm vững đặc điểm HS về hồn cảnh, tâm
tư, sức khỏe, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, chơi với ai, hay có những thói
quen nào … chỉ đạo đồn TN, GVCN, GVBM, Đội TNXK, tham vấn hội cha mẹ HS,
hướng dẫn các bác bảo vệ…
Tổ chức giao ban, thường xuyên nắm bắt tình hình của học sinh về thực hiện tại
trường và thực hiện học tập tại nhà theo định kì hoặc đột xuất những vấn
đề cần thiết để nhà trường có hướng khắc phục xử lý kịp thời.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1. Phương thức thực hiện
- BGH Nhà trường thành ban xây dựng nề nếp, thành lập đội TNXK, xây dựng
nội quy, nhiệm vụ thực hiện công tác nề nếp tới tầng phịng khoa, đồn thể, ban, hội
đội thực hiện xây dựng nề nếp trường. các tổ chức thực hiện nghiêm túc các khâu từ ở
nhà đến trong trường của học sinh, ghi chép, nhắc nhở uốn nắn mọi noi, mọi lúc.
Trong đó, phải thật chú ý đến việc ghi chép hết sức chi tiết, đầy đủ các phần
các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý:
Theo dõi về mọi mặt HS theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với tưng em.
Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh.
Lập danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ chính xác).
Danh sách thầy cơ bộ mơn (những thay đổi nếu có).
Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời
khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến phụ huynh về
ngày, giờ, mơn học (cả học văn hóa và học nghề) của HS để phụ huynh biết mà
hỗ trợ với nhà trường quản lý giờ giấc của các em. Cập nhật thường xuyên thời
khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường GVCN gửi lên nhóm lớp
cho HS.
Theo dõi sát sao HS vi phạm. Ghi rõ: Họ và tên học sinh vi phạm. (Bảng
đề nghị hình thức xử lý HS hàng tuần của nhà trường) Căn cứ vào mức độ vi phạm
để xử lý, theo quy định của nhà trường.
Giáo viên cũng cần lưu ý lỗi HS vi phạm, số lần vi phạm, biện pháp xử lý,
hiệu quả sau mỗi lần xử lý. Cam kết giữa HS - Phụ huynh HS - GVCN (Có ý kiến
và chữ ký của phụ huynh học sinh).
2.3.2. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm.
Tiết sinh hoạt lớp đầu năm học mới là rất quan trọng, làm thế nào để xây
dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau,
phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới


phương pháp giáo dục. Cho nên, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch

ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và
tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nền nếp tổ chức lớp
ngay tiết sinh hoạt này như sau:
- Lực chọn ban cán sự cho lớp
* Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọi
mặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổ chức
các hoạt động phong trào cho lớp.
*Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ.
- Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về
toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban
cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận.
- Lớp trưởng: Mai Thị Thuỳ Linh (nữ). Nhiệm vụ: là người đại diện cho
lớp nhận các thông báo, lịch học,…phổ biến cho lớp, quản lý tình hình chung của
lớp, quản lý sổ đầu bài. Giải quyết các tình hình trong lớp khi khơng có GVCN,
là người trực tiếp tham mưu, đại diện cho lớp đề xuất với GVCN các hoạt động
phong trào thi đua do trường, lớp tổ chức. Báo cáo khẩn cấp tình hình lớp với
GVCN. Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp.
- Lớp phó học tập: Lại Thị Thuý (nữ): Nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng trong
việc quản lý nhiệm vụ học tập của các thành viên trong lớp. Tra bài các bạn 15
phút đầu giờ. Nhắc các bạn học yếu mơn nào thì gặp trực tiếp ban cán sự bộ mơn
đó để giúp đỡ. Giải quyết các vần đề liên quan đến lớp khi khơng có lớp trưởng.
- Lớp phó lao động: Lã Đình Ngọc (nam). Làm nhiệm vụ quản lý và phân
các tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc các bạn giữ gìn vệ
sinh chung trong, ngồi phịng học xanh sạch đẹp. Nhận thông báo lao động, phân
công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà trường yêu cầu.
- Lớp phó văn thể mỹ: Lê Thị Minh Huệ (nữ): Tập cho các bạn trong lớp
hát đúng quốc ca và các bài hát về đoàn…Tổ chức cho các bạn tham gia các phong

trào văn hoá văn nghệ do lớp và nhà trường tổ chức.
- Lớp phó trật tự: Nguyễn Thị Thương( nữ): Nhắc nhở việc giữ trật tự
trong lớp học, giữ lớp có trật tự trong các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Báo
cáo với GVCN khi có chuyện đột xuất.
- Thủ quỹ: Trương Thị Hương (nữ): Làm nhiệm vụ: thu, chi, mua sắm các
trang thiết bị cho lớp nhưng phải thông qua GVCN và tập thể lớp, đồng thời công
khai minh bạch hàng tuần trước tập thể lớp trong giờ sinh hoạt.
- Cán sự bộ mơn
Sau khi có kết quả điểm trung bình của tháng đầu tiên, GVCN chọn ra
những em có thế mạnh các mơn học để làm ban cán sự của bộ mơn đó để hổ trợ
các bạn yếu hơn. Danh sách ban cán sự bộ môn:


1
2
3
4
5
6
7

Toán
Vật lý
Hoá học
Sinh học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lý

Nguyễn Thị Thương

Vũ Lý Huỳnh
Ngô Văn Nghĩa
Mai Thị Thuỳ Linh
Trần Kim Chi
Trương Thị Hương
Trần Thị Dung

Nhiệm vụ ban cán sự: Theo dõi tình hình học tập của tưng giờ học để báo cáo kịp
thời đến GVCN. Đồng thời giúp đỡ các bạn yếu học tốt hơn các mơn mà mình
phụ trách.
2.3.3. Sắp xếp chỗ ngồi, lập sơ đồ tổ chức lớp học và chia tổ, phân cơng
nhiệm vụ tổ trưởng tổ phó
Khi sắp chỗ ngồi cho các em giáo viên cần lưu ý như phân bố học sinh namnữ,
học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu được rãi đều ở các vị trí, sau đó GVCN
điều chỉnh dần dần sao cho phù hợp với sự tiến bộ học tập của các em. Tránh việc
xếp những học sinh cá biệt ngồi cạnh nhau.
- Lập sơ đồ lớp:
+ Dựa vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi ngồi
sau.
+ Dựa vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau;
HS mắt yếu, cận thì ngồi gần bảng.
+ Ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
- Chia học sinh theo tổ:
Tổ 1: gồm có 8 HS. Trong đó số nam: 5, Số hs nữ là 3.
Tổ trưởng:Lê Thị Minh Huệ;Tổ phó: Trịnh Việt Hồng.
Tổ 2: gồm có 8 HS. Trong đó số HS nam là 5, Số HS nữ là 3.
Tổ trưởng: Ngơ Văn Nghĩa; Tổ phó: Phạm Thị Thanh
Tổ 3: gồm có 7HS. Trong đó số HS nam là 4, Số HS nữ là 3 .
Tổ trưởng:Trần Thị Nhung; Tổ phó: Mã Văn Trường
Tổ 4: gồm có 7 HS. Trong đó số HS nam là 4, Số HS nữ là 3

Tổ trưởng: Phạm Văn Tiến; Tổ phó: Đỗ Văn Đang
- Nhiệm vụ tổ trưởng và tổ phó
- Tổ trưởng động viên nhắc nhở các bạn trong tổ học tập, trực nhật, đồng
phục….và chịu trách nhiệm của các thành viên trong tổ mình với lớp, với GVCN.
- Tổ phó hỗ trợ tổ trưởng trong việc quản lý các thành viên trong tổ, tổ chức
thi đua học tập giữa các thành viên trong tổ, cũng như trong lớp học. Giải quyết
các vần đề liên quan với tổ mình khi khơng có tổ trưởng.
- Các thành viên trong tổ cố gắng phấn đấu học tập tốt và hỗ trợ tổ trưởng,
tố phó để tổ đạt được thành tích tốt về mọi mặt.


*Tổ chức cho HS học tập nội quy của học sinh, nội quy của nhà trường
* Phác thảo nội dung thi đua của lớp dựa trên cơ sở nội dung thi đua của
nhà trường
* Cơng bố các hình thức khen thưởng của lớp, của trường
Căn cứ vào quy định và quyết định khen thưởng của nhà trường đầu năm
2.3.4. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
Tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là
chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội
nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành
một số công việc sau:
- Viết giấy mời (mẫu của trường) và nhờ học sinh gửi về cho phụ huynh. Yêu
cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, đúng địa điểm trong giấy mời.
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phịng họp, ghi bảng chào mưng.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau:
+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại giấy mời tưng phụ huynh. Cho
phụ huynh kí tên vào danh sách đại diện cho con, em theo danh sách tên HS của
lớp, phụ huynh ghi địa chỉ hoặc số điện thoại để liện lạc nhanh nhất, trong các
trường hợp cần thiết. Lưu ý cho các phụ huynh chữ ký là minh chứng cho việc ký

xin phép cho con em vắng học khi cần thiết.
- Giới thiệu thành phần tham dự của cuộc hợp
- Phổ biến bằng văn bản các quy định về:
+ Nội quy trường.
+ Những thuận lợi và khó khăn của lớp.
+ Thơng báo các khoản thu đầu năm.
+ Phổ biến về nội quy của trường của lớp. Xin ý kiến đóng góp của phụ
huynh học sinh và biểu quyết để thống nhất thực hiện.
+ Thơng qua các bậc phụ huynh, GVCN tìm hiểu và thu thập thêm một số
thông tin về tưng đối tượng HS về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của
các em nhằm có cách cư xử hợp lý đối với tưng cá nhân. Để có những kiến nghị
thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông
tin liên lạc cần thiết của nhà trường gửi đến phụ huynh.
+ Đề cử 2 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham gia
phiên họp phụ huynh của trường.
Chị: Mai Thị Lan – Chi hội trưởng, Phụ huynh em Mai Việt Hoàng
Chị : Trần Thị Hoa – Chi hội phó, Phụ huynh em Nguyễn Đình Phương
+ Thư kí ghi vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp của phụ huynh.
2.3.5. Cơng tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể cũng
như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trị giáo dục khác nhau đối với sự hình
thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan
hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối


hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là mơi trường giáo dục tồn diện, là cơ
quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp cho nên nhà trường
là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể
huy động sức mạnh giáo dục tư phía gia đình và xã hội.
Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như số đề, cờ bạc, nghiện hút

chơi game, … cũng xuất hiện, làm đảo lộn, vẩn đục, môi trường giáo dục đạo đức,
không ngưng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS.
GVCN biết kết hợp để tuyên truyền, giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất
nước, chủ quyền biển đảo, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có
định hướng chính trị rõ ràng), hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và
trách nhiệm công dân...
- Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập
của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp…). Khi đặt
mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở
người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ.
Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụ
huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng như
những HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế
những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong đó có con
em chúng ta.
GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình
một cách chính xác nhất.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nghề
GVCN cịn phải phụ trách các bộ mơn vì thế việc phối hợp với GVBM và
GVDN là hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó GVCN phải chủ động phối hợp
với các GVBM, GVDN để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật
tự, nền nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục
mới đảm bảo được tính chất tồn diện. Đồng thời thông qua GVBM, GVDN cũng
giúp GVCN biết và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách
cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy, giáo dục thích hợp cho lớp nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp cùng Đoàn thanh niên.
Kết hợp với đoàn TN lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong tuần, tháng, học kỳ.

Tổ chức cho HS tham quan dã ngoại, giúp các em tham gia các cuộc thi do đồn
TN tổ chức thi như: Tìm hiểu Điều lệ Đồn, Học tập theo tấm gương đạo đức Bác
Hồ, tìm hiểu Luật giao thông, mỗi tuần một câu hỏi, văn nghệ (20/11), hội trại
mưng Đảng, mưng xuân…
Phát huy sức mạnh của tập thể cán sự lớp, Ban chấp hành chi đồn làm nịng cốt
thúc đẩy phong trào lớp đi lên, phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt.
- Phối hợp cùng BGH nhà trường - Ban cán sự lớp


Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của
HS. Căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, GVCN họp và bình xét thi đua đề nghị
nhà trường khen thưởng cho những HS có thành tích trong học tập và trong hoạt
động đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với HS. Đồng thời
nhắc nhở những HS không tiến bộ và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
Khen trước lớp trong giờ sinh hoạt: Những HS có biểu hiện tốt về hành vi đạo
đức, học tập và các hoạt động văn-thể-mỹ.
Khen thưởng trước toàn trường: Do BGH nhà trường, hội khuyến học, ban đại
cha mẹ học sinh… biểu dương và tặng giấy khen.
Khiển trách trước toàn trường do BGH quyết định: Những học sinh vi phạm
nhiều lần, mắc thái độ sai như: đánh nhau trong và ngoài nhà trường, vơ lễ với
thầy cơ giáo, có hành vi phá hoại tài sản công, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai
phạm khác với mức độ tương đương.
Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao trong hội thi tay
Nghề, trong kỳ thi HSG văn hóa cấp Tỉnh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với bản thân :
Qua q trình tìm hiểu và làm cơng tác chủ nhiệm tôi rút ra được một số
kinh nghiệm thực tế sau:
GVCN cần xác định rõ vai trò của cơng tác chủ nhiệm lớp. Hồn thành và

thực hiện đầy đủ quy chế, hồ sơ sổ sách do Ban giám hiệu quy định. Báo cáo
trường hợp vượt quá thẩm quyền lên BGH và xin ý kiến các vấn đề có liên quan
đến nhà trường để nhà trường có hướng giải quyết kịp thời.
GVCN phải là tấm gương sáng cho HS noi theo. Cho nên, người thầy phải
thật sự hết sức gương mẫu trước HS, chấp hành tốt mọi điều mà mình đã đề ra,
như “Phải tơn trọng kỷ luật”, làm việc đúng giờ, ăn mặc đúng quy định… qua đó
sẽ thuận lợi cho việc giáo dục các em. Nếu các em chứng kiến thầy cơ ln đi
muộn, nghỉ khơng lí do, vi phạm an tồn giao thơng hoặc nói năng thô lỗ thiếu tế
nhị… khiến tư cách, phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng, mất uy tín với đồng
nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, và trước hết là trong mắt học sinh
sẽ mất đi niềm tin đối với người thầy.
GVCN phải có uy tín với HS, đồng nghiệp về chuyên môn cũng như tư cách
đạo đức, tác phong sinh hoạt của người thầy. Có nghệ thuật ứng xử với HS, xử lý
mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình và thấu hiểu tình cảm HS, phương
châm giáo dục của tôi là “lạt mềm buộc chặt”, bởi ở lứa tuổi của các em rất hiếu
động, sẵn sàng cáu gắt, hơn thua với mọi người, kể cả những người lớn tuổi và các
em cũng rất dễ bị sốc khi gặp khó khăn mà khơng thể vượt qua, do đó GVCN phải
thực sự là người thân thiện nhất đối với các em. Xem các em như những đứa con
u q của chính con em mình, để thương yêu, quan tâm, lo lắng và gần gũi động
viên, nhẹ nhàng chia sẻ với các em mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống... đồng
thời tạo cho các em có niềm tin, có động lực, u thích mơn học, u quý nhà


trường, tích cực trong các hoạt động, tư đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối
sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em, bởi có đi học dù ít hay nhiều cũng mở
mang tri thức, góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại.
Chúng ta phải nghiêm túc, liên tục thực hiện đúng quy định kế hoạch trong
tuần, phải làm một khi đã đề ra cho lớp. Đây cũng là một yếu tố giúp GVCN hồn
thành tốt cơng tác “dạy người” trong nhà trường. Luôn trao đổi kinh nghiệm với
các bạn đồng nghiệp, xây dựng phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn,

sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc
phục, nâng cao ý thức tự giác, tự quản của các em.
GVCN phải tìm hiểu HS và biết bao dung, tha thứ cho những HS mắc sai
lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các em cả vật chất lẫn
tinh thần để các em có niềm tin phấn đấu học tập tốt hơn, dân gian có câu “Nhân
vơ thập tồn”. Do đó, người thầy sẽ cảm hóa các em trở thành người tốt.
Dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người
theo hướng dẫn của BGH ban hành việc ứng xử trong học đường của trường.
GVCN phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh HS thông qua số điện thoại, nếu
cần thiết GVCN viết thư mời phụ huynh các em ngay tại lớp, điện thoại báo cáo
tình hình của các em nghỉ học không phép, bỏ tiết, hay vi phạm nội quy nhà
trường,…vì đa phần là các em rất sợ khi GVCN gửi giấy mời phụ huynh hoặc
điện thoại báo cáo các lỗi vi phạm đến gia đình của các em, đồng thời cũng thơng
báo kịp thời tình hình học tập, quá trình rèn luyện của con em họ.
Thường xuyên liên hệ, phối hợp với GVBM, GVDN để nắm tình hình học
tập, rèn luyện của tưng HS trong lớp. Nên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt
phù hợp với yêu cầu thực tế, không nên lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ
nhiệm, làm cho HS bị tâm lý nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ
học sau. Phải đánh giá xếp loại HS chính xác, phản ánh kịp thời tình hình học tập
của các em để có hướng điều chỉnh việc học và việc rèn luyện hạnh kiểm tốt hơn.
Cần tư vấn HS có định hướng ngành nghề cho tương lai ngay cả khi đã có
bằng Trung cấp nghề. GVCN phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ
đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của các em. Thường xuyên giáo dục tư
tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Luôn hướng tới cuộc sống khỏe, đẹp, có ích cho gia đình và xã hội.
Tăng cường tun truyền giáo dục đoàn viên thanh niên hiểu rõ và nhận
thức đúng đắn về tổ chức Đoàn, làm cho đoàn viên thanh niên thực sự tự hào rằng
mình đang được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, cánh tay đắc lực của Đảng.
GVCN cần nắm chắc địa bàn cư trú của tưng HS, chú ý các đối tượng HS
giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... HS ngoan và chưa ngoan, để giúp các em xác

định được mục tiêu học tập và rèn luyện đạo đức tốt hơn.
GVCN giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em HS với nhau, giữa HS
với giáo viên, giữa GVBM, GVDN với GVCN, giữa GVCN với Đoàn Thanh niên,
với cha mẹ học sinh,…biết động viên, thuyết phục HS. Mỗi GVCN phải có tâm,


có tấm lịng vì tình u thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời
phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế.
GVCN hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là những
thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong những điều kiện quan
trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp. Ngồi ra, GVCN phải là người
có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm trước, mạnh dạng đề xuất được
các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là
yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp
học,…đồng thời am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Đối với lớp chủ nhiệm .
Do lớp chủ nhiệm là học sinh lớp 12 nên bước đầu đạt được những kết quả
như: Về phong trào thi hàng tuần, hàng tháng luôn đứng trong tốp đầu của nhà
trường. Về học tập đầu năm đa số là những HS cỏn yếu về nhiều mơn, đạo đức
cịn có vấn đề… Tuy nhiên qua áp dụng những biện pháp của bản thân vào thực
tiển trong công tác chủ nhiệm mà các em có sự tiến bộ rõ rệt về học lực, hạnh
kiểm, kết quả học nghề được phản ở các bảng số liệu sau đây:
Bảng số liệu kết quả Hạnh kiểm của lớp 12H
Phân
loại
Yếu
Trung bình
Khá
Thời điểm
SL

TL
SL
TL
Khảo sát đầu năm học
2
6.6%
7
Kết quả cuối năm học
0
0
1
Bảng số liệu kết quả Học lực của lớp 12H
Phân
loại
Yếu
Thời điểm
SL
TL
Khảo sát đầu năm học
0
Kết quả cuối năm học
0

Trung bình

Khá

SL
0
0


TL
21
11

Lớp 12H, có 2 em vào đội tuyển môn Văn của trường dự thi HSG cấp Tỉnh,
cả 2 em đều có điểm cao nhất trong số học sinh của nhà trường dự thi. Em Lương
Thị Duyên được 13 điểm, em Mai Thị Hồng Gấm được 12, 25 điểm. Cả 2 em đều
được giải học sinh giỏi môn Văn cấp Tỉnh.
Bảng số liệu kết quả Học nghề của lớp 12H
Nghề HS được cấp
Trung bình
TB khá
Khá
bằng
Nghề Nấu ăn: 10
0
7
3
Nghề Nghiệp vụ nhà
0
2
3
hàng: 6
Nghề may: 7
0
1
4



Nghề điện: 7
0
2
5
Tư các bảng số liêụ trên, cho thấy những biện pháp đã áp dụng trong công
tác chủ nhiệm tại lớp 12H có hiệu quả rõ nét trong hoạt động giáo dục và dạy
nghề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường TCN Nga Sơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng công tác tổ chức, quản lý, giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS ở lớp chủ nhiệm có thật sự thành
cơng hay thất bại cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta khơng nên áp dụng
rập khn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây
chính là “con người”.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết đặc điểm riêng của trường,
của lớp, của tưng đối trượng học sinh,…đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục khác trong nhà
trường, cũng như chính quyền, các đồn thể và nhân dân địa phương để tạo sức
mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ.
Đứng trước vai trị, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp
12 tôi ln tìm tịi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp
mình chủ nhiệm ln đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Muốn
duy trì tốt lớp chủ nhiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ với GVBM, GVDN và các
phong trào khác của Đoàn thanh niên, của nhà trường… để tạo sức mạnh đồng
bộ, cùng giáo dục HS, giữ vững định hướng “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy
người” trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như trường TCN Nga Sơn.
Nếu tổ chức, quản lý tốt, mơ hình 9+ sẽ thành cơng, góp phần phân luồng
HS, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người
có uy tín tồn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, tập hợp

được sức mạnh tổng hợp. Với vai trò là con chim đầu đàn, là yếu tố có phần quyết
định, tạo nên sự thành công hay thất bại cho mỗi HS, mỗi lớp học.
3.2. Kiến nghị
- Với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp: phải tận tụy “Hết lịng vì học
sinh thân u”. Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học sinh, kế hoach nhà trường để xây
dựng kế hoạch cụ thể phù hợp cho lớp, hướng dẫn tổ chức các em thực hiện. Luôn
xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa gia đình và nhà
trường. Phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
- Với trường TCN Nga Sơn: cần lựa chọn, phân cơng GVCN cho phù hợp
khả năng và trình độ. Chỉ đạo GVCN kết hợp tốt việc GVBM, GVDN để giáo dục
đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống…; Cần tạo đều kiện và hỗ trợ,
để khuyến khích các giáo viên đúc rút và viết SKKN ở tưng lĩnh vực, đưa qua thư
viện làm tư liệu tham khảo và áp dụng trong việc giảng dạy, giáo dục tại đơn vị.


- Với các lực lượng trong nhà trường có kế hoach cụ thể tạo ra hoạt động
phối hợp để cùng tác động một đối tượng giáo dục để tư đó hiệu quả giáo dục cao
hơn. Không để GVCN “Đơn thương, độc mã”
- Với PHHS làm tốt chức năng giáo dục gia đinh. Phối hợp chặt chẽ, đồng
thuận với nhà trường cùng làm công tác giáo dục con em.
- Với xã hội hóa giáo dục và tổ chức, cá nhân ngồi nhà trường cần thực hiện
đúng chức năng tất cả vì tương lai con em chúng ta, xã hội hóa giáo dục hiệu quả.
- Với Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH: Cần hướng dẫn cụ thể về tổ chức, quản lý
việc giảng dạy văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trên đây là những giải pháp tơi đã thực hiện có hiệu quả và mong muốn sẽ
hoàn chỉnh tốt hơn nữa trong các năm học tới. Tôi rất mong nhận được sự góp ý
quý báu của Hội đồng đánh giá SKKN cùng các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Nga Sơn,ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Nguyễn Văn Mạnh



×