Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 trường THPT lang chánh qua chủ đề dạy học sự biến đổi của địa hình bề mặt trái đất (SGK địa lí 10 chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH QUA CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC-SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Sách giáo khoa Địa lí 10-Chương trình cơ bản)

Người thực hiện:
Phạm Văn Tâm
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực:
Địa lí

THANH HỐ, NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT

TRANG

1

1. MỞ ĐẦU


2

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

6

2. NỘI DUNG


3

7

2.1. Cơ sở lí luận

3

8

2.2. Thực trạng

4

9

2.3. Các giải pháp thực hiện

6

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

21

11

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


22

12

3.1. Kết luận:

22

13

3.2. Kiến nghị

22

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

15

PHỤ LỤC

24

1. MỞ ĐẦU:
2



1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong việc dạy học nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện của các trường THPT miền núi nói
chung và trường THPT Lang Chánh nói riêng cịn có nhiều hạn chế khó khăn
do: Đặc điểm đặc thù vùng miền, kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần
cịn nhiều khó khăn; học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, địa bàn cư trú xa
trường; về cơ sở vật chất của đa số các nhà trường còn thiếu thốn, chưa đáp ứng
được việc dạy và học theo phương pháp đổi mới. Vì những lí do đó nên việc
triển khai, tổ chức dạy học theo phương pháp mới của giáo viên nhằm nâng cao
phẩm chất và năng lực của học sinh cịn gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn.
Năm học 2020-2021 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về "Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế" Nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết đối với nề giáo dục đó là coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, đáp ứng được yêu cầu xã hội phát triển
hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra, việc đổi mới phương pháp dạy học
hết sức quan trọng, là khâu then chốt, khâu quyết định. Trong các phương pháp
dạy học tích cực nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thì dạy học theo
chủ đề là xu hướng dạy học tích cực, phát triển được phẩm chất, năng lực người
học và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.[]
Trong các năm học gần đây, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã mở
nhiều lớp tập huấn về đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy học theo chủ đề
định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh; các văn bản hướng dẫn của
Bộ giáo dục cũng như sách giáo khoa địa lí hiện hành cũng đã có nhiều nội dung
bài học đáp ứng dạy học theo chủ đề; đó là những thuận lợi cho giáo viên đổi
mới việc tổ chức dạy học theo chủ đề.
Tuy nhiên việc tổ chức áp dụng dạy học theo chủ đề ở nhà trường trong các
năm học qua cịn gặp nhiều khó khăn do: Các tài liệu, học liệu, các cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ dạy học theo chủ đề còn thiếu; về phía học sinh cịn gặp
nhiều khó khăn do tiếp thu kiến thức, kĩ năng cơ bản để tạo nền tảng cho nâng

cao phẩm chất, năng lực; do hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, đặc thù học sinh
dân tộc thiểu số...Từ những điều kiện khó khăn hạn chế cơ bản trên nên việc dạy
học theo chủ đề nhằm nâng cao phẩm chất, nang lực học sinh chưa được quan
tâm nhiều. Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, tình hình địa phương,
đặc biệt là yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay thúc đẩy tôi viết sáng
kiến kinh nghiệm với đề tài: "Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
lớp 10 trường THPT Lang Chánh qua chủ đề dạy học: Sự biến đổi của địa
hình bề mặt Trái Đất (SGK Địa lí 10-Chương trình cơ bản)".
3


1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực nhằm nâng cao phẩm chất năng lực học sinh nhà trường, đặc biệt là học sinh
đầu cấp - lớp 10, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tạo hứng thú học mơn Địa lí cho hoc sinh.
- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện
nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua các Nghị quyết, các
văn bản hướng dẫn, các thông tư, kế hoạch...
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua
phiếu đánh giá khảo sát ở các lớp, đi thực tế ngoài thực địa...
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
Việc đổi mới giáo dục đang được tồn xã hội quan tâm. Vì vậy nền giáo
dục nước ta đang đổi mới dựa trên những quan điểm, đường lối chỉ đạo của

Đảng đã và đang đạt được những kết quả tích cực. Nghị quyết số 29-NQ/TW,
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục - đào tạo đã xác định "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực"
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn
cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những
4


hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở
ngồi lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm
bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
nâng cao hứng thú cho người học.
2.2. Thực trạng:
Trong thực tiễn dạy học, giáo viên có sử dụng hình thức, phương pháp dạy
học nào cũng đều nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của người người học.

Chương trình giáo dục phổ thơng mới với mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông
để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực.
* 5 phẩm chất chủ yếu cần có ở học sinh là: Yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ,trung thực, trách nhiệm
* 10 năng lực cốt lõi gồm:(Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực
tính tốn, năng lực khoa học, năng lực Cơng nghệ, năng lực Tin học, năng lực
thẩm mỹ)
* Các năng lực đặc thù của mơn Địa lí:
Thành phần năng
lực

Biểu hiện

NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ
- Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địa bàn để xác
định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí
của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
Nhận thức thế
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát
giới theo quan
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng.
điểm khơng gian
- Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mơ tả nhận thức về khơng
gian...
- Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình
tự nhiên trên Trái Đất; sự hình thành, phát triển và phân bố
của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên…
- Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc

Giải thích các
điểm, q trình phát triển về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia,
hiện tượng và quá
khu vực và ở Việt Nam.
trình địa lí
- Giải thích được các sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế - xã
hội
- Giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con
người tác động đến mơi trường tự nhiên
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ
5


- Tìm kiếm, chọn lọc được thơng tin từ các văn bản tài liệu
Sử dụng các công phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu…
cụ địa lí học
- Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết

- Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được
những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực
Tổ chức học tập ở
địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, vẽ
thực địa
lược đồ, sơ đồ,... trình bày được những thơng tin thu thập
được từ thực địa.
- Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các
Khai thác Internet
thơng tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử
phục vụ môn học
dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
- Tìm kiếm được thơng tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật
Cập nhật thông
số liệu, tri thức về thế giới, khu vực, đất nước, về xu hướng
tin và liên hệ thực
phát triển trên thế giới và trong nước; liên hệ được thực tế địa
tế
phương, đất nước,... để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí.
- Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên
Thực hiện chủ đề
cứu ở địa phương; vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí
học tập khám phá
vào việc nghiên cứu chủ đề, viết được báo cáo hồn chỉnh và
từ thực tiễn
trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau.
Vận dụng tri thức
- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết
địa lí giải quyết
một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng
một số vấn đề
xử phù hợp với mơi trường sống.
thực tiễn
Địa lí là một mơn học đặc thù, vì vậy trong tổ chức dạy học nhằm hình
thành được các phẩm chất, năng lực chung thì giáo viên cịn cần hướng tới hình
thành các năng lực đặc thù của bộ môn.
Trong các năm học gần đây nhóm giáo viên Địa lí chúng tơi có nhiều thuận
lợi hơn trong việc tổ chức dạy học nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh
vì: Đã có nhiều tài liệu, tư liệu, hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục; cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy học của nhà trường được trang bị tốt hơn; đa số học sinh chăm
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên để áp dụng hiệu quả các

phương pháp dạy học tích cực, tổ chức dạy học theo chủ đề còn gặp nhiều hạn
chế do thiếu trang thiết bị, phương tiện dạy học, do đối tượng học sinh miền núi
vùng dân tộc ít người...dẫn đến chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đổi mới
giáo dục, đặc biệt là áp dụng dạy học theo chủ đề. Qua kết quả khảo sát ở một số
6


lớp không thực hiện dạy học theo chủ đề cho thấy học sinh không hứng thú với
bộ môn chiếm hơn 40%, năm vững kiến thức 55%, năng lực tìm hiểu địa lí, nhận
thức địa lí 40% trung bình, 24% yếu.
Trước những thực trạng đó tơi đã mạnh dạn tổ chức dạy học theo chủ đề, áp
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cho học sinh, trọng tâm là học
sinh đầu cấp - lớp 10 nhằm mục đích để các em u thích mơn địa lí hơn, vận
dụng được kiến thức địa lí vào thực tiễn, nâng cao năng lực.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường
địa lí tự nhiên, đồng thời cũng là thành phần bền vững nhất tạo nên diện mạo
cảnh quan trên thực địa. Địa hình tác động mạnh đến các thành phần khác của tự
nhiên như phân phối lại nhiệt, ẩm của khí hậu, điều tiết dịng chảy của sơng
ngịi….Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng và để có dạng địa hình như ngày
nay thì bề mặt Trái Đất của chúng ta đã chịu tác động của các quá trình nội lực,
ngoại lực khác nhau. Tuy nhiên các quá trình ấy không tác động riêng lẻ, độc lập
mà giữa chúng lại có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, bắt đầu của quá
trình này lại là kết thúc của quá trình kia.
Để làm nổi bật được sự thay đổi của địa hình bề mặt Trái Đất cũng như mối
quan hệ giũa các quá trình nội lực và ngoại lực tơi sắp xếp các bài 8,9,10 trong
chương trình Địa lí 10 thành chủ đề: ” Sự biến đổi của địa hình bề mặt Trái
Đất”.

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử
dụng để tổ chức hoạt động học cho HS, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự
kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của
HS, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn
các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học
hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
Đối với bài học nói trên, nội dung bài học gồm:
- Khái niệm nội lực, ngoại lực, nguyên nhân sinh ra nội lực ( ngoại lực).
- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
- Tác động của các dạng địa hình đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng.
7


- Biết được tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề
mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét tác động của nội lực, ngoại lực qua tranh ảnh.
- Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hi-ma-lay-a, An-pơ, Cooc-đi-e,
An-đet), các vùng có nhiều động đất, núi lửa (Thái Bình Dương, Địa Trung Hải,
Đại Tây Dương) và nêu nhận xét.
3. Phẩm chất, thái độ:
- Yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.
- Yêu thiên nhiên Việt Nam cũng như bất cứ nơi đâu trên bề mặt Trái Đất
và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả

kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; Năng lực
giải quyết vấn đề; Năng lực tự học
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh; Năng lực khảo sát thực tế.
5. Nội dung tích hợp:
1/. Tích hợp bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và
giảm nhẹ thiên tai: giáo dục cho học sinh ý thức trong bảo vệ tài ngun, mơi
trường và phịng chống thiên tai
2/.Tích hợp kỹ năng sống mục I,II: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy
nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xun mơn như: phân tích, tổng hợp, so
sánh
3/.Tích hợp tun truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo:
Tuyên truyền tác động của nước biển và đại dương và vai trị của nó tới bề mặt
địa hình trên trái đất.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,
đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong dạy học.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Nội dung Nhận biết
Thơng
Vận dụng
Vận dụng
hiểu
cao
Sự biến Trình bày Biết - Hiểu được mối quan hệ giữa - Đánh giá
đổi của được khái được tác nội lực và ngoại lực.
được tác

địa hình niệm nội động của - Nhận xét tác động của nội động của
bề mặt lực, ngoại nội lực, lực, ngoại lực qua tranh ảnh.
địa hình
Trái Đất lực
và ngoại lực - Xác định trên bản đồ các đến phát
nguyên
đến
sự vùng núi trẻ (Hi-ma-lay-a, An- triển KTnhân của hình
pơ, Cooc-đi-e, An-đet), các XH.
chúng.
thành địa vùng có nhiều động đất, núi
8


hình
bề lửa (Thái Bình Dương, Địa
mặt Trái Trung Hải, Đại Tây Dương) và
Đất.
nêu nhận xét.
Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng
lực tự học
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh; Năng lực
khảo sát thực tế.
Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học
5.1. Chuẩn bị của giáo viên và HS
5.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa Địa lí 10
- Tập bản đồ Địa lí 10
5.1.2. Học sinh chuẩn bị

- Sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình
- Chuẩn bị các clip về một số dạng địa hình
- Thực hiện một số trải nghiệm( thí nghiệm) về tác động của ngoại lực.
5.2. Hoạt động học tập
TIẾT 1 (BÀI 7 VÀ BÀI 10): CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH
QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT,
NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ.
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Sử dụng ứng dụng Kahoot kiểm tra nội dung bài trước.
3. Bài mới
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã được học ở THCS về cấu trúc của
Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác tranh ảnh.
2. Phương pháp dạy học:
- Trò chơi “Tạo thành siêu lục địa PANGEA”
- Hình thức: Nhóm
3. Phương tiện
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu.
- Các mảnh lục địa được cắt rời.
- Học sinh: giấy, keo 2 mặt
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu thể lệ trị chơi
+ Mỗi nhóm sẽ được phát các mảnh lục địa, các em hãy ghép để tạo thành
1 siêu lục địa (lưu ý: các ranh giới cần khớp với nhau)
+ Thời gian: 1 phút
9



+ Nhóm nào hồn thành sớm nhất sẽ chiến thắng, nếu trả lời được câu hỏi
tiếp theo sẽ được điểm cộng trong bài kiểm tra thường xuyên.
- Bước 2: GV phát các bộ mảnh lục địa được chuẩn bị sẵn
- Bước 3: GV đánh giá kết quả của HS
- Bước 4: GV trưng bày sản phẩm hoàn thiện nhất và giới thiệu về siêu lục
địa Pangea; đặt câu hỏi “Tại sao các lục địa lại có vị trí như ngày này?” để dẫn
dắt HS vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Cấu trúc trái đất (10 phút).
(Mặc dù nằm trong phần giảm tải nhưng vì kiến thức liên quan đến phần dưới
nên vẫn đưa vào giảng dạy, chỉ đi sâu vào lớp Manti)
1. Mục tiêu:
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và nêu được sự khác nhau giữa các lớp
(về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái).
- Nêu được khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp phát vấn, đàm thoại gợi mở.
- Kĩ thuật dạy học: đọc và tóm tắt nội dung bài học theo cặp đôi
3. Phương tiện:
Bản đồ, biểu đồ, hình ảnh.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi: đọc đoạn thơng tin SGK
kết hợp với hình ảnh, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Quan sát hình 7.1, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trái Đất gồm bao nhiêu lớp?
- Nêu Vị trí, đặc điểm của lớp vỏ, lớp manti và nhân Trái Đất (về tỉ lệ thể
tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái).
Câu 2. Quan sát hình 7.2, cho biết
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Nêu khái niệm thạch quyển
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đã giao. GV quan sát, trợ
giúp và đánh giá HS hoạt động.
Bước 3. GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả.
Bước 4. GV kết luận và cung cấp thông tin phản hồi. Nhấn mạnh đặc điểm
lớp Manti là nguyên nhân chính gây nên sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Thuyết kiến tạo mảng (15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết kiến tạo mảng, cách tiếp
xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc
10


2. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm
3. Phương tiện, tư liệu
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập,
- Các sơ đồ trong SGK trang 107 và 108, các hình ảnh liên quan.
- Các tư liệu, báo cáo nghiên cứu mà các nhóm đã chuẩn bị
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 12 nhómvà giao nhiệm vụ cụ thể
Nhóm chẵn: Quan sát hình 7.3, em hãy cho biết Trái Đất có mấy mảng
kiến tạo lớn? Kể tên?
Quan sát hình 7. 3 và 7.4 cho biết giữa các mảng nào có kiểu tiếp xúc tách
giãn. Hệ quả của việc tiếp xúc này
Nhóm lẻ: Quan sát hình 7.3, em hãy cho biết Trái Đất có mấy mảng kiến
tạo lớn? Kể tên?
Quan sát hình 7. 3 và 7.4 cho biết giữa các mảng nào có kiểu tiếp xúc dồn
ép. Hệ quả của việc tiếp xúc này
- Bước 2: Làm việc theo nhóm

HS thảo luận trong 3 phút, thống nhất phương án trình bày, GV giúp đỡ các
nhóm gặp khó khăn.
- Bước 3: Báo cáo thảo luận, nhận xét và bổ sung chéo giữa các nhóm
- Bước 4: Đánh giá, tổng kết, nhận xét hoạt động của các nhóm về phong
thái, nội dung trình bày và đúc kết nội dung kiến thức.
- Bước 5: GV mở rộng về Thuyết kiến tạo mảng

Cầu bắc qua thung lũng tách
giãn Álfagjá ở tây nam Iceland,
ranh giới giữa các mảng lục địa
Á–Âu và Bắc Mỹ.

Một nhóm người lặn ở Silfra tại vườn
quốc gia Þingvellir, phía Tây Nam đảo
Iceland. Silfra là một khe nứt giữa
hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á-Âu.

HOẠT ĐỘNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA,
CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ (15 phút)
1. Mục tiêu: Xác định được vị trí các vành đai động đất, núi lửa, các vùng
núi trẻ trên bản đồ.
11


Mặt trời mọc từ 8700m trên
đỉnh Everest.

Dãy núi Andes ở Nam Mỹ là dãy núi
dài nhất thế giới


2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Bản đồ Các mảng kiến tạo, các vùng động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
trên thế giới.
3. Phương tiện
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1, 2, 3: xác định vành đai động đất
Nhóm 4, 5, 6: xác định vành đai núi lửa và vùng núi trẻ.
- Bước 2: HS các nhóm thảo luận trong thời gian 1 phút.
- Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Bước 4: GV tóm tắt và hồn chỉnh nội dung. Nhận xét kết quả làm việc
của các nhóm.
Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ
a) Các vành đai động đất
- Vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á,
Đông Nam Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái Bình Dương.
- Vành đai động đất phía tây châu Mĩ.
- Vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
b) Các vành đai núi lửa
- Vành đai lửa Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa Địa Trung Hải.
- Vành đai lửa phía tây châu Mỹ.
c) Các vùng núi trẻ
- Dãy Himalaya (châu Á)
- Dãy Coocđie, An đét (châu Mĩ)
HOẠT ĐỘNG 4. NHẬN XÉT VỀ PHÂN BỐ CỦA CÁC VÀNH ĐAI
NÚI LỬA, ĐỘNG ĐẤT VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ (18 phút)
1. Mục tiêu:
- Nhận xét được mối quan hệ trong sự phân bố của các khu vực có động
đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.

12


- Thấy được sự liên quan giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi
lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Khai thác kiến thức từ bản đồ,hoạt
động cặp đôi
3. Phương tiện
- Bản đồ Các mảng kiến tạo, các vùng động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
trên thế giới.
- Hình 7.3- Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS bắt cặp và mỗi HS mở 1 bản đồ để đối chiếu vị trí
của của các vành đai động đất, núi lửa và núi trẻ với vị trí các mảng kiến tạo
(Bản đồ 1 là Hình 7.3- Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển – SGK trang
27; bản đồ 2 là Hình 10- các vành đai động đất, núi lửa và núi trẻ – SGK
trang 38)
- Bước 2: HS thảo luận, so sánh vị trí của các vành đai động đất, núi lửa và
núi trẻ với vị trí các mảng kiến tạo và rút ra kết luận.
* GV gợi ý:
- So sánh đối chiếu vị trí của các khu vực có động đất, núi lửa và các vùng
núi trẻ để rút ra nhận xét.
- Lưu ý đường ranh giới của các địa mảng và các dải phân bố động đất, núi
lửa.
- Dựa vào kiến thức của bài 7 để giải thích.
- Bước 3: HS các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm
việc.
- Bước 4: GV tóm tắt và hồn chỉnh nội dung. Nhận xét kết quả làm việc
của các nhóm.
* Tích hợp:Tác động của động đất và núi lửa tới con người và môi trường

sống của con người rất lớn, đây có thể coi là một thảm họa thiên tai lớn, nếu xảy
ra ở đại dương cịn gây ra sóng thần vì vậy ta phải biết quy luật, biện pháp để
phịng tránh thiệt hại thấp nhất.(Liên hệ với Nhật Bản)
C. Luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu: HS luyện tập về kĩ năng
2. Hình thức: cá nhân
3. Tiến trình thực hiện
-Bước 1. GV gọi lần lượt các học sinh lên chỉ tên các dãy núi trẻ, các mảng
kiến tạo, các khu vực xảy ra động đất và núi lửa nhiều trên bản đồ dưới đây.
-Bước 3. HS trình bày kết quả.
-Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và bổ sung.
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (1 phút)
13


1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
2. Hình thức: cá nhân
3. Tiến trình thực hiện
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
+Hồn thiện bài thực hành.
+Tìm hiểu Việt Nam có những nơi nào xảy ra động đất, giải thích ngun
nhân.
+Tìm hiểu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất
- Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
TIẾT 2: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT
TRÁI ĐẤT
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Sử dụng ứng dụng Quizizz kiểm tra nội dung bài trước.
3. Bài mới

A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, định hướng nội dung kiến thức
mới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân/Thảo luận cặp
đôi
3. Phương tiện
Chuẩn bị clip: Thuyết kiến tạo mạng dưới góc nhìn điện ảnh
/>4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Nhắc nhở HS trước khi xem clip “chú ý quan sát, tìm ra các
nội dung chi tiết có thật và các chi tiết hư cấu trong đoạn phim?”
Gv cho HS chọn cặp đôi và tự phân chia nhiệm vụ của từng cá nhân, 1 HS
tìm chi tiết có thật, 1 HS tìm chi tiết hư cấu.
- Bước 2: Mở video cho HS xem, HS note ra giấy nháp nội dung mình
được giao; sau khi xem xong 2 HS thảo luận và cho kết quả trong thời gian 1
phút.
- Bước 3: Mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, mời nhóm khác nhận xét
và bổ sung
- Bước 4: GV đánh giá khả năng liên hệ với kiến thức cũ của HS thông qua
đoạn phim, cho điểm và đặt vấn đề cho bài học hơm nay
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN SINH RA
NỘI LỰC (10 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.
14


2. Phương pháp – kĩ thuật
- Đàm thoại gợi mở, Đặt vấn đề
- Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp
3. Phương tiện:SGK, Hình ảnh hai mảng kiến tạo xơ vào nhau

4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS dựa vào tài liệu SGK tìm câu trả lời :
+ Nội lực là gì?
+ Nguyên nhân sinh ra nội lực?
+ Giải thích các hiện tượng trong hình vẽ “Hai mảng kiến tạo xơ vào nhau”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS xem SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ
sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I/ NỘI LỰC
1. Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
2. Nguyên nhân
- Do năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ
- Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực.
- Năng lượng của các phản ứng hố học.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu VẬN ĐỘNG THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG
(10 phút)
1. Mục tiêu: Hiểu được nguyên
nhân, kết quả của sự vận động
theo phương thẳng đứng của vỏ
Trái Đất
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Đàm thoại gợi mở, Đặt vấn đề
- Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp
3. Phương tiện:SGK
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: HS báo cáo phần Bài tập
về nhà ở tiết trước

NỘI DUNG
“Ngày 26/6, ông Phan Đức
Hiếu, Cục trưởng Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, đơn vị
này đang hồn tất thủ tục để cơng bố kết quả đo độ cao của đỉnh Fansipan thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn. Vị trí cao nhất của đỉnh Fansipan đạt 3.147,3 m, cao hơn
4,3 m so với kết quả do người Pháp đo đạc vào năm 1909.”

15


Các em về nhà tìm đọc thêm thơng tin, vận dụng kiến thức của bài 7 để
giải thích”
Bước 2: Các HS khác bổ sung nếu thấy thiếu.
Bước 3: GV cho HS tính từ năm 1909 đến năm 2019, trung bình mỗi năm
đỉnh Fansipan cao thêm bao nhiêu cm. (Nếu loại trừ khả năng Pháp đo đạc bị sai
số năm 1909) Rút ra được thời gian tác động của nội lực
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS Đọc mục nhanh mực II.1 trang 29 SGK cho biết:
- Hãy trình bày đặc điểm, kết quả, nguyên nhân của vận động theo phương
thẳng đứng?
HS thực hiện nhiệm vụ
HS xem SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 5: GV tổ chức cho HS trình bày. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ
sung.GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hiện tượng biển tiến, mực nước biển dâng và biện pháp để phòng chống.
1. Vận động theo phương thẳng đứng:
- Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn
- Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực
sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
- Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu VẬN ĐỘNG THEO PHƯƠNG NẰM
NGANG (15 phút)
1. Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân và kết quả của sự vận động theo
phương nằm ngang của vỏ Trái Đất.
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Đàm thoại gợi mở, Đặt vấn đề
- Hoạt động : thảo luận nhóm
3. Phương tiện: SGK, Bản đồ tự nhiên , Hình ảnh trên Power Point
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ HS
- Nhóm 1,3,5: Quan sát hình 8.1, 8.2 tìm hiểu về Hiện tượng uốn nếp
(ngun nhân, kết quả).
- Nhóm 2,4,5: Quan sát hình 8.3, 8.4, 8.5 tìm hiểu về Hiện tượng đứt gãy
(nguyên nhân, kết quả)
- Trong quá trình HS thực hiện GV quan sát, điều chỉnh, trợ giúp HS.
Bước: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3:GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp chỉ bản đồ,
các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đại diện HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức
16


C. Hoạt động luyện tập (4 phút)
1. Mục tiêu:Củng cố kiến thức, nội dung bài học
2. Phương pháp – kĩ thuật: Trị chơi “Tớ là Ai?”
3. Phương tiện: các hình ảnh
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Gv cho HS xem hình ảnh giáo viên cung cấp và đặt tên cho hiện
tượng/ hình ảnh cho phù hợp.


Bước 2. Hs chơi trị chơi
Bước 3. Gv nhận xét kết quả trò chơi và mức độ hiểu bài của các em.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (…1..phút)
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu kiến thức mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Tìm kiếm và xử lí thơng tin.
3. Phương tiện: Phiếu học tập.
4. Tổ chức hoạt động
-Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS ở nhà
Sau khi học xong bài 7,8 các em về tìm hiểu thêm về ĐỊA NHIỆT, người ta
dựa vào cơ sở khoa học nào để khai thác nguồn năng lượng này.
-Bước 2: HS tiếp nhận vấn đề và thực hiện ở nhà
TIẾT 3: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT
TRÁI ĐẤT
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Sử dụng ứng dụng Kahoot kiểm tra nội dung bài trước.
17


3. Bài mới
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Khơi gợi cho HS các kiến thức các em được học về ngoại lực từ đó hướng
vào bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Khai thác video/cả lớp
3. Phương tiện
- Video: Lực lượng định hình địa lí Trái Đất.

/>4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV đặt vấn đề: Các em xem video, ghi nhớ và trả lời câu hỏi
sau:
Kể tên các dạng địa hình có mặt trên Trái đất mà các em thấy trong video
- Bước 2: Mở video cho HS xem (1 phút 35)
- Bước 3: GV chọn ngẫu nhiên và cho HS báo cáo vòng tròn (câu trả lời
sau không lặp ý câu trả lời trước)
- Bước 4: GV đánh giá và đặt vấn đề “đâu là các địa hình có được từ bên
trên bề mặt Trái Đất?” và dẫn dắt vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: NGOẠI LỰC (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Nêu được các tác nhân sinh ra ngoại lực.
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Vấn đáp.
3. Phương tiện: - SGK
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV đặt câu hỏi:
- Ngoại lực là gì?
- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực?
- Nêu các tác nhân ngoại lực.
- Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng
lượng BXMT?
Bước 2: HS suy nghĩ (1 phút) và báo cáo vòng tròn.
Bước 3: GV đánh giá và chuẩn KT.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM Q TRÌNH PHONG
HĨA
1. Mục tiêu:
18



- Trình bày được q trình phong hóa (khái niệm, nguyên nhân, cường độ)
- So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong
hóa sinh học.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Thảo luận nhóm/mảnh ghép

3. Phương tiện: SGK; hình ảnh về 3 quá trình phong hóa hoặc video về
các q trình phong hóa.
4. Tiến trình hoạt động
Vòng chuyên gia: thảo luận chuyên sâu
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận chung một q trình phong
hóa
Nhóm 1,2: Tìm hiểu phong hóa lí học.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu phong hóa hóa học.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu phong hóa sinh học.
Bước 2:
Vịng mảnh ghép: thảo luận nhóm mảnh ghép.
GV ghép nhóm và giao nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ mới: So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong
hóa hóa học, phong hóa sinh học.
Bước 3: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung
và chất vấn (nếu có)
Bước 4:
GV kết luận: Các sản phẩm của q trình phong hóa một phần bị gió thổi
hoặc nước chảy cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ
phong hóa, tạo ra vật liệu cho các quá trình ngoại lực tiếp theo.
HS tự đánh giá và cho điểm các nhóm.
C. Hoạt động luyện tập (4.phút)

1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, nội dung bài học
- Trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Nêu vấn đề/cả lớp
19


3. Phương tiện: khơng
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu vấn đề thơng qua các câu hỏi:
Vì sao q trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ?
Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khơ nóng
(hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh?
Hãy kể tên một vài dạng địa hình cacxto mà em biết
- Bước 2: HS suy nghĩ 2 phút
- Bước 3: GV bốc thăm ngẫu nhiên và cho HS báo cáo vòng tròn.
- Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (1..phút)
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn của địa
phương
Yêu cầu:
- Dẫn chứng các hoạt động kinh tế của con người có tác động đến phá hủy
đá tại địa phương em sinh sống.
- Thời gian: về nhà
- Chuẩn bị bài 9 (tiếp theo)
TIẾT 4: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT
TRÁI ĐẤT (TIẾP)
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:

- Sử dụng ứng dụng Kahoot kiểm tra nội dung bài trước.
3. Bài mới
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kết nối kiến thức bài trước.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trị chơi “Đốn từ”
3. Phương tiện
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trò chơi đoán từ: Bốc thăm ngẫu nhiên 5 HS
lên bảng quay lưng vào bảng, nhìn xuống lớp. GV viết, hoặc chiếu lên bảng các
từ cần đoán. GV gọi HS bất kỳ gợi ý cho HS trên bảng đoán.
+ Người gợi ý khơng lặp từ, tách từ có trong khái niệm
+ Người đốn từ đốn nhanh chóng trong 5 tiếng đếm
- Bước 2: Thực hiện trị chơi. Các từ khóa: Ngoại lực; Phong hóa; Rễ
cây; Hóa học; Lí học; Sinh học; Bề mặt Trái Đất; Ma sát; Va đập; Gió;
Cacbonic; Oxi; Hang động; Phá hủy đá; Khoáng vật….
20


- Bước 3: Tổng kết điểm, đánh giá, liên hệ kiến thức mới để vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Q TRÌNH BĨC MỊN – Q TRÌNH VẬN
CHUYỂN – QUÁ TRÌNH BỒI TỤ (27 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm: Bóc mịn, vận chuyển, bồi tụ
- Phân tích được tác động của các quá trình bóc mịn, vận chuyển, bồi tụ
đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Phương pháp – kĩ thuật:Thảo luận nhóm/Trạm
3. Phương tiện:SGK; hình ảnh về 3 q trình bóc mịn, vận chuyển, bồi tụ

Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm theo 2 cụm ( Cụm 1: Nhóm 1,2,3; Cụm
2: Nhóm 4,5,6,). Tại các trạm các nhóm sẽ giải quyết nội dung theo thứ tự trong
thời gian 5 phút. Hết 5 phút di chuyển đến trạm khác theo sơ đồ di chuyển
=>Trạm 1: Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet hồn thành phiếu
học tập
=>Trạm 2:
- Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet
- Xem video: />- Hoàn thành phiếu học tập
=>Trạm 3: Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet hồn thành phiếu
học tập
Bước 2: Các nhóm giải quyết nội dung tại các trạm.
Bước 3: GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BA Q
TRÌNH PHONG HÓA – VẬN CHUYỂN – BỒI TỤ (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình phong hóa, vận chuyển và
bồi tụ.
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Trò chơi/cả lớp
3. Phương tiện: 3 phiếu học tập hoạt động 1, quả bóng nhựa trẻ em
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu vấn đề: 3 q trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ có
mối quan hệ gì với nhau khơng? Nếu có thì tại sao?
- Bước 2: HS suy nghĩ và viết ra giấy nháp
- Bước 3: GV dùng quả bóng ném ngẫu nhiên, trúng vị trí em nào em đó
chia sẻ phần trả lời của mình.
- Bước 4: GV đánh giá và khẳng định:
21



+ Q trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển
thực hiện, quá trình bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là q trình
tích tụ vật liệu phá hủy. Như vậy ba quá trình này nối tiếp nhau trong việc tạo ra,
di chuyển và tích tụ vật liệu phá hủy.
+Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng
gồ ghề. Chúng ln tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt
Trái Đất.
C. Hoạt động luyện tập ( 7 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, nội dung bài học
2. Phương pháp – kĩ thuật
- Trắc nghiệm kiến thức
3. Phương tiện: Bộ câu hỏi trắc nghiệm
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV đọc câu hỏi, HS giơ bảng hoặc bộ đáp án A_B_C_D
- Bước 2: GV nhận xét, chất vấn ngược lại “tại sao chọn” nếu cần.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (1 phút)
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn của địa
phương
Yêu cầu:
- Tìm một vài dạng địa hình ở địa phương em là kết quả của các tác nhân
ngoại lực.
- Thời gian: về nhà
- Chuẩn bị bài thực hành
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
lớp 10 trường THPT Lang Chánh qua chủ đề dạy học: Sự biến đổi của địa
hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 10CB" được áp dụng tại các lớp 10A2, 10A8 tôi
đã thu được những kết quả tích cực. Cụ thể:
* Đối với giáo viên:

- Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, thời lượng
từng bài phù hợp với đối tượng học sinh. Tự xây dựng xây dựng phương pháp
dạy học thích hợp, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức linh hoạt, khơng cịn
máy móc, dập khn.
- Giải quyết được vấn đề thực tiễn của bộ mơn, từ đó định hướng cho các
giái viên trong nhóm bộ mơn thực hiện soạn bài và tổ chức tiết dạy theo chủ đề
bài học.
* Đối với học sinh:
22


- Tạo hứng thú học tập mơn Địa lí và thích mơn học hơn. Thơng qua hoạt
động khởi động, tình huống xuất phát đã tạo ra sự thích thú cho học sinh có tâm
thế tơt để bước vào hoạt động hình thành kiến thức mới; các hoạt động thực
hành, trải nghiệm, phương phát làm việc theo nhóm đã giúp các em hình thành
năng lực tìm hiểu, hợp tác, giao tiếp, tự chủ, thự học hỏi,...
- Học theo chủ đề, hệ thống kiến thức có sự logic, sâu, có mối quan hệ chặt
chẽ nên học sinh dễ nắm bắt, hiểu sâu được kiến thức, dễ vận dụng vào thực tiễn
để giải quyết các vấn đề cụ thể.
- Qua chủ đề bài học này học sinh còn vận dụng được kiến thức liên mơn,
đó là mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học để giải thích các yếu tố tác động đến địa
hình Trái Đất.
* Bảng kết quả kiểm tra khảo sát so sánh hai nhóm lớp:
Lớp khơng
dạy theo chủ
đề

Sĩ số

Thích học

Địa lí

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

10A3
40
64%
0%
32%
44%
24%
10A7
38
47%
0%
28%
45%
27%
Lớp
dạy
theo chủ đề
10A2
41
93%

6%
69%
25%
0%
10A8
40
88%
4%
58%
38%
0%
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Dạy học theo chủ đề bài học là một hình thức tổ chức dạy học mới, có
nhiều ưu điểm và hiệu quả cao trong dạy và học; nó phat huy được các ưu điểm
đó là: Giúp giáo viên tổ cức linh hoạt các hình thức dạy học, linh hoạt trong
phân bố thời lượng về kiến thức, kĩ năng, thời gian. Dạy theo chủ đề sẽ logic về
kiến thức để học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng hơn, liên hệ được thực tiễn và kiến
thức liên môn. Giáo viên dễ áp dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực
vào bài dạy và khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Đối với học sinh sẽ phát
huy được tính chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để từ đó
nâng cao về năng lực, phẩm chất và u thích học địa lí hơn.
Có thể nói, dạy học theo chủ đề đã góp phần nâng cao phẩm chất, năng
lực của người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với Sở giáo dục: Cần tổ chức các lớp tập huấn hàng năm, tổ chức các
hội thảo về dạy học theo chủ đề để trao đổi kinh nghiệm.
* Đối với nhà trường và Tổ bộ môn: Cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ
thể; phân cơng các nhóm bộ mơn thực hiện việc tổ chức dạy học theo chủ đề bài


23


học theo đúng kế hoạch; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ cho từng bộ
môn.
* Đối với giáo viên: Cần nắm vững hình thức tổ chức, phương pháp dạy
học tích cực; lựa chọn chủ đề phù hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các bài dạy
chủ đề.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

TÁC GIẢ

Phạm Văn Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông, sách giáo khoa Địa lí 10, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam –
Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2011.
24


2. Lê Thơng, sách giáo viên Địa lí 10, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam –
Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2011.
3. Nguyễn Lăng Bình, Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
4. Lê Đình Trung, Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng

lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
5. NoMoodunle 2, Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh.
6. Báo giáo dục thời đại.

PHỤ LỤC
1. Nhận xét của giáo viên (hoạt động 4, tiết 1)
25


×