Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN TÍCH hợp GIÁO dục vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO học SINH TRONG CHƯƠNG III bảo QUẢN, CHẾ BIẾN, NÔNG, lâm, THỦY sản CÔNG NGHỆ NN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG III BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN, NÔNG, LÂM, THỦY SẢN - CÔNG NGHỆ NN

Người thực hiện: Hoàng Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ 10

MỤC LỤC
1. Mở đầu…………………………………………………………...………
3
THANH HOÁ NĂM 2021
1


1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...…..
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………….…….....
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….........
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận......................................................
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................
1.5. Những điểm mới của SKKN..................................................................
2. Nội dung………………………………………………………………....
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………


2.2. Thực trạng dạy – học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………
2.2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm trên Thế giới....................................
2.2.2. Thực trạng an tồn thực phẩm ở Việt Nam………………………..
2.2.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm …………………………………...
2.2.2.2. Thực trạng ATVSTP trong sản xuất nông nghiệp……………….
2.2.2.3. Thực trạng ATVSTP trong kinh doanh thực phẩm xuất, nhập
khẩu…………………………………………………………………………
2.2.2.4. Thực trạng ATVSTP trong thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể.
2.2.2.5. Thực trạng ATVSTP trong chế biến thực phẩm…………………
2.2.2.6. Kiến thức, thái độ, hành vi ATVSTP của cộng đồng……………
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề………………………………………………………………...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………………….
2.4.1. Kết quả thực nghiệm..........................................................................
2.4.2.Phân tích kết quả thực nghiệm………………………………………
3. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………….
3.1. Kết luận……………………………………………………………….
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………...
Tài liệu tham khảo……………………………………….....……………….
Danh mục viết tắt............................................................................................

2

3
4
4
5
5
5

5
6
6
7
7
8
8
8
9
10
10
11
11
32
32
34
35
35
35
36
37


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn tài:
Để phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã chú
trọng phát triển giáo dục và Đào tạo, xem Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thực
hiện công cuộc đổi mới giáo dục ở mọi cấp học. Trong đó đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh là trọng

tâm và có ý nghĩa chiến lược. PPDH này khơng chỉ giúp học sinh tích cực khơng
ngừng về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề
vào những tình huống thực tế trong cuộc sống.
Thực trạng cho thấy, với đặc thù môn Công nghệ là môn học mà xã hội, phụ
huynh, học sinh cho đây là môn phụ. Bên cạnh đó với các phương pháp học
truyền thống như thuyết trình, vấn đáp, làm việc với sách giáo khoa , tham khảo
tài liệu…đã tạo nên sự nhàm chán, không gây hứng thú cho việc tiếp thu bài học
của học sinh. Các em học chỉ mang tính chất đối phó , buông lỏng trong ý thức
học tập. Với cách học này đã tạo cho các em có tư tưởng học theo quán tính, chỉ
học những kiến thức trong sách giáo khoa chứ không phải học để nâng cao hiểu
biết, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn. Do đó việc tiếp thu kiến thức
của các em diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, hạn
chế hiểu biết kiến thức khoa học.
Tôi nhận thấy, môn Cơng nghệ 10 có nhiều nội dung gần gũi, gắn liền với đời
sống thực tế như tính chất của đất trồng, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám
bạc màu, đất xói mịn mạnh, những ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực
vật đến quần thể sinh vật và môi trường, đặc biệt là bảo quản và chế biến nơng,
lâm, thủy sản. Đây là vấn đề có liên quan đến thực trạng vệ sinh an toàn thực
phẩm tại Việt Nam đang ở mức “báo động đỏ” vô cùng nguy cấp do vấn nạn
“thực phẩm bẩn” tràn lan khắp thị trường.
Bằng phương pháp lồng ghép, tích hợp thêm về VSATTP vào trong chương
III bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản để giáo dục kiến thức VSATTP cho
học sinh là một việc làm thiết thực. Khi được cung cấp kiến thức về VSATTP thì
học sinh sẽ trang bị cho mình những kĩ năng, thái độ, hành động đúng để bảo vệ
cuộc sống hiện tại và tương lai của chính bản thân, bởi vì các em có thể trở
thành nhà sản xuất, nhà quản lí, đơn giản hơn là người tiêu dùng và các em cũng
chính là những tuyên truyền viên tích cực tham gia trong các q trình truyền
thông đến với mọi người.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ 10, cũng là một người tiêu
dùng nên tơi cần phải có trách nhiệm định hướng và tuyên truyền giáo dục

VSATTP cho học sinh. Đây chính là lí do tơi chọn làm sáng kiến kinh nghiệm
với đề tài: “Lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chương III bảo quản và chế biến nơng, lâm, thủy sản – Cơng nghệ 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
3


Trong nơng nghiệp người ta sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng cho các
loại rau, củ quả, hoa màu…Trong chăn nuôi sử dụng cám tăng trưởng và trong
ngành thủy hải sản cũng lạm dụng các loại thuốc tăng trưởng. Còn trong ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm lại tiếp tục sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa,
hóa chất tạo màu, tạo mùi, và vô vàn những loại thuốc độc hại khác. Tất cả
những thành phần chất độc này đều ngấm vào thực phẩm và chính con người
chúng ta lại dùng để làm thức ăn hàng ngày. Đây là nguyên nhân gây bệnh ung
thu với mức độ cao.
Nghiên cứu đề tài này cho thấy tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn
gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe, giống nịi và mơi trường sống của con
người. Từ đó đề xuất phương pháp dạy học tích hợp nhằm giáo dục cho các em
có kĩ năng, thái độ, hành động đúng đắn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho bản thân, gia đình và xã hội.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Các nội dung giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm thơng qua dạy học của
bộ mơn Công nghệ 10.
Đánh giá thực trạng dạy học, thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề xuất một số biện pháp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua
một số chủ đề bài học ở môn Công nghệ.
Cung cấp kiến thức về an tồn thực phẩm
Tạo khơng khí học tập sơi động, tích cực, phát huy tính tự giác, sáng tạo
của học sinh, nâng cao hiệu quả chiếm lĩnh kiến thức mới của các em. Từ đó bản
thân các em sẽ là những tuyên truyền viên cho người thân, gia đình và xã hội

cùng chung tay bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm.

-

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các tài liệu, văn bản về mơi trường và
ATTP.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra quan sát thực tiễn: Thu thập các thông tin, số liệu, mơ
hình, trị chơi… về an tồn thực phẩm.
Gặp gỡ, trao đổi tổng kết kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp. Tổng
kết các kinh nghiệm làm cơ sở để nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: chọn 2 lớp 10 có lực học gần tương đương
nhau để thiết kế giáo án chia thành lớp để dạy và đánh giá là thực nghiệm (TN)
và lớp đối chứng (ĐC).
4


-

Phương pháp trò chuyện: Gặp gỡ, trò chuyện với người dân, học sinh để nắm bắt
các thông tin liên quan đến đề tài.
1.5 . Những điểm mới của SKKN:
Theo hướng điều chỉnh khung phân phối của Bộ GD&ĐT. Môn Công nghệ
10 được xây dựng theo các tiết, các chủ đề học sao cho phù hợp với từng vùng.
Trong chương III: Bảo quản và chế biến nơng, lâm, thủy sản, có rất nhiều nội
dung gắn liền với đời sống thực tế, gần gũi với đời sống của con người, nhất là ở
vùng nông thôn nơi tôi đang sinh sống và công tác. Thời lượng của chương gồm
8 tiết là quá dài cho lượng kiến thức trong SGK, do đó có nhiều cơ hội để tích

hợp, lồng ghép nội dung vệ sinh an tồn thực phẩm vào các tiết học. Mục đích
nhằm tăng sự hiểu biết của các em về kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm. Từ
đó hình thành cho các em ý thức, nhìn nhận, hành động đúng về nguồn thực
phẩm sạch, đảm bảo sức khẻo cho bản thân, cho cộng đồng.
Nội dung được lồng ghép, tích hợp mang tính chọn lọc, gắn liền với đời sống
thực tế, làm bài học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú cho học
sinh học tập, tạo cơ hội cho học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp
vào giải quyết các tình huống thực tiễn, nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng, hệ
thống lơ gíc của chương trình mà khơng làm nặng thêm về kiến thức sẵn có

5


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hiện tượng ngộ độc thức
ăn ngày càng xảy ra nhiều trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là bệnh
gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm, không chỉ xảy ra trong các tập thể
nhà máy, xí nghiệp, trường học… mà cịn xảy ra ngay tại gia đình, bất kể là
thành thị hay nơng thơn.
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng
cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động mà còn là nguồn tạo độc tố
cho con người nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm.
An toàn thực phẩm (ATTP) được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của
thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói ATTP là khái niệm có nội
dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở
vi sinh vật
ATTP có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, khơng những nó
ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển
của giống nịi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà cịn ảnh hưởng đến kinh

tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ
nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế.
Vệ sinh thực phẩm (VSTP) là 1 khái niệm khoa học để nói thực phẩm
khơng chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm VSTP còn
bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong
thực phẩm. Bệnh do thực phẩm gây ra có thể chia ra làm hai nhóm:
- Bệnh gây ra do chất độc
- Bệnh gây ra do nhiễm trùng
Chất độc trong thực phẩm là các chất hóa học hay hợp chất hố học có
trong nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm ở một nồng độ nhất định gây cho người
hay động vật khi người hay động vật sử dụng chúng.
Trước tình hình thực phẩm khơng đảm bảo an tồn đang gây bức xúc
trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, tác động xấu đến sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, ngày
18/8/2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị Quyết số
04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác đảm bảo vệ
sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị
Quyết là: Phấn đấu đến năm 2020, các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày
như: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn
ngay; rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, nước sinh hoạt được kiểm
sốt chặt chẽ ở tất cả các khâu: Sản xuất, bảo quản, chế biến, nhập khẩu, lưu
thông, sử dụng trên địa bàn tỉnh và cơ bản đảm bảo VSATTP.
6


Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội cũng nhấn
mạnh về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm
giai đoạn 2016 - 2020

Để chung tay cùng với người dân trong cả nước nói chung và người dân
Thanh hóa nói riêng, tơi nhận thấy giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là việc
làm hết sức cần thiết, làm cơ sở cho nhận thức và hành vi cá nhân trong việc tìm
ra nguồn thực phẩm sạch nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã
hội. Giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất trong thời đại ngày nay, khi có những cá nhân, thành phần chỉ xem trọng lợi
ích kinh tế trước mắt mà qn đi sự sống cịn của lồi người.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm trên thế giới
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày
càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của
nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển
nịi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với
xu hướng phát triển của xã hội và tồn cầu hóa, bệnh truyền qua thực phẩm và
ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễn biến mới về cả
tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng. Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các
bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm . Các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) có xu
hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ mỗi năm vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000
người phải vào viện và 5.000 người chết Ở các nước phát triển khác như EU, Hà
Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... có hàng ngàn trường hợp người bị NĐTP
mỗi năm và phải chi phí hàng tỉ USD cho việc ngăn chặn nhiễm độc thực phẩm .
Tại các nước đang phát triển, tình trạng ngộ độc thực phẩm lại càng trầm
trọng hơn nhiều. Năm 1998, khoảng 1,8 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm độc
thực phẩm (tiêu chảy), và đến bây giờ con số đó là hơn 2,2 triệu người tử vong
hàng năm, trong đó cũng hầu hết là trẻ em Tỷ lệ tử vong do NĐTP chiếm 1/3
đến 1/2 tổng số trường hợp tử vong. Ở khu vực châu Phi mỗi năm có khoảng
800.000 trẻ em tử vong do tiêu chảy
Ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệu
trường hợp bị tiêu chảy. Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêu chảy

cấp, 23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca ngộ độc thực phẩm. Trong 9 tháng đầu
năm 2007, ở Malaysia, đã có 11.226 ca NĐTP, trong đó có 67% là học sinh, tăng
100% so với cùng kỳ năm trước. Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị tử vong do tiêu
chảy mỗi năm.
Thực tế cho thấy các bệnh do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm chất độc hoặc tác
nhân gây bệnh đang là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đã phát triển
cũng như các nước đang phát triển và đây là vấn đề sức khỏe của toàn cầu. Cần
phải thiết lập một hệ thống quản lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua
thực phẩm.

7


2.2.2. Thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm
Khơng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ra rất nhiều hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khỏe, giống nịi và mơi trường sống. Tình trạng ngộ
độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng về số lượng và
mức độ nghiêm trọng. Có nhiều người tử vong vì sử dụng thực phẩm khơng đảm
bảo an tồn mà gần đây nhất là vụ patê Minh Chay gây nhiễm độc tố thần kinh
cực mạnh khiến dư luận xơn xao. Ngồi ra tỉ lệ ung thư ngày càng tăng có
nguyên nhân khơng nhỏ từ chính tình trạng thực phẩm bẩn. Chất lượng vệ sinh
an tồn thực phẩm (VSATTP) có liên quan từ khâu sản xuất đến tiêu dùng đang
dần vượt qua tầm kiểm sốt.
Cụ thể: Hàng năm, có khoảng 150 - 250 vụ NĐTP được báo cáo với từ
3.500 đến 6.500 người mắc, 37-71 người tử vong. NĐTP do hóa chất, đặc biệt là
hóa chất sử dụng trong nơng nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), một
số hóa chất bảo quản thực phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ NĐTP. Tuy
nhiên trong thực tế con số này có thể cao hơn nhiều do công tác điều tra, thống
kê báo cáo chưa đầy đủ.

Giai đoạn 2006 - 2010, bình quân hàng năm có 189 vụ NĐTP với 6.633
người mắc và 52 người tử vong, số người mắc và số tử vong do NĐTP chưa
thay đổi nhiều so với giai đoạn trước. Đây là một thách thức lớn với công tác
phịng chống NĐTP ở nước ta. Số vụ NĐTP có nguyên nhân do vi sinh vật có xu
hướng giảm rõ, trong khi đó nguyên nhân ngộ độc do hóa chất có xu hướng tăng
lên.
2.2.2.2. Thực trạng ATVSTP trong sản xuất nơng nghiệp
- Trong trồng trọt: Tình trạng sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều
tiết sinh trưởng thiếu khoa học vẫn còn phổ biến đặc biệt là việc lạm dụng phân
vơ cơ, thuốc kích thích sinh trưởng. Hiện tượng vùng sản xuất rau màu gần khu
công nghiệp, nước tưới khơng đảm bảo vệ sinh vẫn cịn tồn tại. Tại tỉnh Nam
Định (năm 2004), có 52,6% số mẫu rau quả được kiểm tra có dư lượng thuốc
BVTV, trong đó 15% số mẫu vượt giới hạn cho phép. Tại Hà Nội, số mẫu có dư
lượng thuốc BVTV chiếm 69,4%, trong đó 25% vượt mức cho phép; ở TP. Hồ
Chí Minh là 23,66% Nghiên cứu của Nguyễn Sơn Hà cho thấy nhóm rau ăn
lá có tỷ lệ mẫu chứa dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép
(MRLs) cao: rau ngót 23%, nho 24% [12].
- Trong chăn ni, giết mổ: Hoá chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi
là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tới sức khoẻ của con người. Phần lớn các lò mổ tập
trung thiếu mặt bằng cho giết mổ, các công đoạn giết mổ không được phân chia
riêng rẽ; nguồn nước sử dụng, đặc biệt là nước thải không bảo đảm vệ sinh thú
y. Cơng tác kiểm dịch động vật cịn kém hiệu quả, trang thiết bị cho các chi cục
thú y, trạm, chốt kiểm dịch còn hạn chế. Nghiên cứu của Đào Tố Quyên cho
thấy dư lượng kháng sinh Enrofroxacin chiếm 31,4%, tỷ lệ nhiễm Ecoli trong
thịt lợn là 40%, có 25,7% mẫu thịt lợn không đạt tiêu chuẩn về nhiễm
8


Salmonela. Tỷ lệ nhiễm Salmonella và S.aureus vượt quá giới hạn cho phép
trong thịt lợn tại Hà Nội lần lượt là 4,1% và 5,5%; trong thịt gà là 8,3% và 9,7%.

Tại TP. Hồ Chí Minh trong thịt lợn là 5,8% và 53,6%; trong thịt gà là 8,7% và
59,4%. Tồn dư hóa chất và hóa chất bảo quản thực phẩm trong thịt và sản phẩm
động vật tươi sống là vấn đề rất cần được quan tâm, Salbutamol và Clenbuterol
là chất cấm sử dụng do có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng vẫn cịn
tồn dư trong thịt. [5].
- Trong ni trồng thủy sản: Thực trạng ô nhiễm môi trường nuôi do
thuốc BVTV, sử dụng thuốc thú y và tình trạng tiêm chích tạp chất vào thuỷ sản
vẫn là nguy cơ đối với an tồn thực phẩm có nguồn gốc thuỷ sản. Nguyễn Lan
Phương nghiên cứu với 300 mẫu thủy hải sản đông lạnh và chế biến sẵn tại
Hà Nội năm 2006 - 2008 có 27% mẫu khơng đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Nghiên cứu của Trịnh Bảo Ngọc năm 2009 cho thấy 100% mẫu thủy sản bị
nhiễm kim loại nặng As, Cr, Hg, Pb, Cd, Ni. Mức độ nhiễm E.coli rất cao, cao
hơn hàng trăm đến hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép . Thực trạng
ô nhiễm hóa chất, kháng sinh trong các sản phẩm trên khơng những tác động
xấu tới hoạt động xuất khẩu thủy sản mà cịn có thể gây ra nhiều loại bệnh với
người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các sản phẩm này
sang Hoa Kỳ và nhiều nước khác. [6].
2.2.2.3. Thực trạng ATVSTP trong kinh doanh thực phẩm xuất, nhập khẩu.
Trong xu thế tồn cầu hóa, việc sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm
ngày càng mở rộng, đem đến nhiều lợi ích lẫn nhiều mối nguy cho người tiêu
dùng. Việc quản lý nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, phát hiện, phịng chống
bn lậu chưa được kiểm sốt chặt chẽ. Ở nước ta, tình trạng nhập khẩu thực
phẩm, phụ gia thực phẩm khơng có giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu của cơ
quan kiểm tra nhà nước..., nhập lậu động vật và sản phẩm động vật, hoa quả tươi
không qua kiểm dịch còn xảy ra. Việc kiểm tra chất lượng ATVSTP chủ yếu dựa
vào cảm quan. Vấn đề ATVSTP đã có những quy định cụ thể nhưng vấn đề hàng
giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ về quy định nhãn mác, hàng không
đạt tiêu chuẩn chất lượng đang là vấn đề rất phổ biến. Việc kiểm dịch động vật
nhập khẩu qua đường bộ, đường hàng không cịn khó khăn do chưa có khu cách
ly kiểm dịch động vật. Trong tổng số lượng/lô thực phẩm đã qua kiểm tra nhà

nước năm 2008 là 165.672.936 kg/13.684 lơ thì số lượng/lô thực phẩm không
đạt yêu cầu nhập khẩu là 116.963 kg/32 [3].
2.2.2.4. Thực trạng ATVSTP trong thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể.
Tình trạng an tồn vệ sinh thức ăn đường phố (TAĐP) đã được cải thiện
nhờ việc triển khai xây dựng phường điểm về ATVSTP thức ăn đường phố theo
quy định của Bộ Y tế. Điều kiện ATVSTP tại các bếp ăn tập thể của cơ quan,
trường học đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, đa số các cơ sở kinh doanh
dịch vụ TAĐP được đầu tư ít vốn, triển khai trong điều kiện mơi trường chưa
đảm bảo vệ sinh, thiếu hạ tầng cơ sở và các dịch vụ nước sạch, và kiến thức
ATVSTP của người trực tiếp chế biến, kinh doanh còn nhiều hạn chế. Nghiên
cứu của Lê Văn Giang năm 2006 ở huyện Gia Lâm cho thấy có 20% số cơ sở
9


không đạt về điều kiện ATVSTP. Nghiên cứu của Lý Thành Minh ở thị xã Bến
Tre cho thấy tỉ lệ nhiễm S.aureus là 49,6% và Ecoli là 23,6%. Năm 2007, nghiên
cứu của Trần Việt Nga cho thấy còn 18,2% bếp ăn tập thể không đạt tiêu chuẩn
về vệ sinh cơ sở, 9% mẫu thức ăn chính khơng đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu
Coliforms. Tại Thanh Hóa, tỷ lệ ơ nhiễm chung của các mẫu thức ăn đường phố
và dụng cụ chế biến là 57,74%. Năm 2008, kết quả nghiên cứu tại Nha Trang
cho thấy có 39,5% món ăn hải sản sống khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh về VSV.
Có tới 31,8% bàn tay của nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị nhiễm
S.aureus. [13].
2.2.2.5. Thực trạng ATVSTP trong chế biến thực phẩm
Đa số các cơ sở chế biến thực phẩm ở nước ta có quy mơ vừa và nhỏ với
đặc điểm thiếu vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất hẹp, chế biến thủ công, thiết bị cũ
và lạc hậu... nên việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm, kiểm
soát nguồn nguyên liệu đầu vào theo quy định .. còn nhiều hạn chế và chưa đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP. Trong 2 năm gần đây, thực phẩm chế biến
thủ cơng có nhiều tiến bộ nhưng độ an toàn của thực phẩm chế biến thủ công

thấp hơn thực phẩm chế biến công nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Hùng Long trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhận thức, thái độ, hành vi ATVSTP
của người quản lý cơ sở đúng chỉ đạt 57,6 - 97% của thực phẩm chế biến thủ
công thấp hơn thực phẩm chế biến cơng nghiệp. Nghiên cứu của Hồng Cao Sạ
năm 2009 cho thấy các nhóm ơ nhiễm vi sinh vật nhiều nhất là thịt lợn qua chế
biến, nước đá và các loại rau sống. Điều này cho thấy thực trạng ATVSTP tại các
cơ sở chế biến thực phẩm còn nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải
quyết trong thời gian tới. [7].
2.2.2.6. Kiến thức, thái độ, hành vi ATVSTP của cộng đồng
Kiến thức, thái độ và hành vi của người kinh doanh, chế biến thực phẩm,
người tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thực hiện ATVSTP. Hầu hết
các nghiên cứu về kiến thức, thực hành ATVSTP của các nhóm đối tượng cịn rất
thấp (chung cho các nhóm đối tượng mới đạt khoảng 50%). Cịn nhiều phong
tục canh tác, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu là mối nguy ngộ độc thực phẩm và bệnh
truyền qua thực phẩm.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thể ở tỉnh Bắc Giang năm 2008 cho thấy có 60%
thực hành đúng về ATVSTP. Một nghiên cứu khác của Hoàng Thị Điền cho
thấy tỷ lệ biết chọn thực phẩm chín ăn ngay ở địa bàn vùng cao tối đa chỉ chiếm
31,33%, vùng thấp là 81,3%, chỉ có 7,67% người dân ở vùng cao quan tâm đến
nhãn hàng hóa thực phẩm và 14,33% người ở vùng cao, 78,33% người ở vùng
thấp biết 9 loại thực phẩm thường gây ngộ độc. Nguyễn Thanh Phong cho thấy
kiến thức của người tiêu dùng về ô nhiễm thực phẩm đạt 49,5% (Hà Nội 49,9%,
Hà Tĩnh 46%, Thái Bình 53%).[5].
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Dựa vào thực trạng, nguyên nhân gây ra thự trạng trên, để đạt hiệu quả
cao trong đề tài của mình, bản thân tơi cần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm giảng
dạy, nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định kiến thức trọng tâm, bài nào, mục nào cần
10



tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với các em. Từ đó mà xây dựng giáo án, lập
kế hoạch giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh đồng thời cũng tránh hiện tượng quá tải, gượng ép gây ra sự căng thẳng
làm giảm hiệu quả tiếp thu của các em. Do đó tôi đã xác định và tiến hành các
bước như sau:
- Bước 1: Xác định rõ những nội dung chính cần lồng ghép tích hợp, từ đó xây
dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp.
- Bước 2: Thu thập những kiến thức thực tế như: hình ảnh, video, các hiện tượng
xảy ra xung quanh trong đời sống, các tư liệu tham khảo qua các phương tiện
thông tin đại chúng, công nghệ thông tin.
- Bước 3: Phân loại những thu thập để áp dụng vào bài học cho phù hợp.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch bài dạy.
Nội dung VSATTP được tích hợp vào các bài sau:
Bài
Mục được tích hợp
Kiến thức tích hợp
Bài 40: Mục Mục I: Mục đích, ý Thực phẩm.
đích, ý nghĩa nghĩa của công tác Hậu quả của bảo quản, chế biến
của công tác bảo quản, chế biến, không đúng cách.
bảo quản, chế nông, lâm, thủy - Hậu quả khi sử dụng thực phẩm bẩn.
biến, nông, sản.
Nguyên nhân xuất hiện thực phẩm
lâm, thủy sản.
bẩn.
Biện pháp giải quyết vấn nạn thực
phẩm bẩn
Bài 42: Bảo Mục II. Bảo quản - Cách bảo quản thực phẩm trong tủ
quản lương rau, hoa quả tươi.
lạnh

thực,
thực
phẩm
Bài 44:Chế Mục III. Chế biến Các nguyên tắc cần thiết khi chế biến
biến lương rau, quả.
thức ăn.
thực,
thực
phẩm.
Cụ thể:
Trong bài 40: Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo quản, chế biến, nơng, lâm,
thủy sản.
Ở mục I: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến, nông, lâm, thủy
sản.
GV cho các em hiểu sâu sắc về vai trò ý nghĩa của thực phẩm đối với đời
sống con người. Đồng thời cũng cho các em nhận thức được vì lợi ích kinh tế
mà có một số bộ phận, cá nhân đã bất chấp mọi thủ đoạn nhằm trục lợi cho bản
thân. Do đó cần tích hợp nội dung về VSAT thực phẩm để các em có ý thức, thái
độ, hành động đúng nhằm đảm bảo sức khẻo cho bản thân, gia đình và cộng
đồng xã hội.
Cách thực hiện:
- GV cho HS tự độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi sau (thời gian 5 phút):
Câu1: Thực phẩm là gì? Thực phẩm có vai trị gì đối với đời sống con người?
11


Câu 2: Khi thực phẩm không được bảo quản, chế biến đúng cách gây ra những
hậu quả gì?
- HS độc lập suy nghĩ, liên hệ với những kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
-GV chỉ định 1 số ý kiến của HS về nội dung trên

- HS góp ý kiến .
- GV tổng kết.
Câu 1:
- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến, bảo quản.
- Vai trò, ý nghĩa của thực phẩm: Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể
hoạt động và làm việc hiệu quả
Câu 2: Thực phẩm sẽ phát huy được cơng dụng của nó khi được đảm bảo về
chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến, nếu khơng nó
cũng là nguồn gây bệnh cho con người.
Tiếp theo, GV trình chiếu cho HS xem những hình ảnh về sản xuất, bảo
quản, chế biến thực phẩm không đúng cách của người dân.

Thực phẩm bảo quản không đúng cách.

Rau muống trồng trong môi trường nước thải

12


Sử dụng hóa chất cấm trong chế biến thực phẩm đơng lạnh
giúp thực phẩm trắng hơn

Sử dụng hóa chất để khử mùi.

13


Sử dụng hóa chất cấm đối với thực phẩm tươi sống


Sử dụng hóa chất làm tươi

Kết hợp với việc cho HS đọc tư liệu sau: Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng
đầu năm 2017, toàn quốc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.869 người
mắc, 3.700 người đi viện và 24 trường hợp tử vong.
Đầu năm 2016, Phòng Cảnh sát Môi trường TP HCM (PC49) phát hiện
hàng loạt cơ sở chế biến măng chua ở quận 12, số lượng lên đến hàng chục tấn,
sử dụng chất vàng ô (Auramine). Chất này được mua tại chợ Kim Biên với giá
26.000 đồng một kg được sử dụng cho sản xuất giấy, nhuộm.
Những hộ trồng rau ở khu vực phường Thạnh Xuân, quận 12 đều đặn mỗi ngày
pha thuốc trừ sâu tăng trưởng, thậm chí cả dầu nhớt để tưới rau giúp cho rau lớn
nhanh, xanh mướt, lá đẹp.
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung sau:
Câu 1. Từ những hình ảnh và tư liệu ở trên, em hãy nêu những cảm nhận của
em về cách bảo quản, chế biến thực phẩm của người dân.
Câu 2. Hậu quả gì có thể xảy ra sau khi sử dụng những sản phẩm này.
Câu 3. Nguyên nhân thực phẩm bẩn xuất hiện trên thị trường là gì.
Câu 4. Biện pháp giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay là gì.
- Nhóm 1, 2: Thảo luận nội dung 1 và 2.
- Nhóm 3, 4: Thảo luận nội dung 3 và 4.
Thời gian thảo luận diễn ra trong 5 phút, đại diện từng nhóm sẽ trình bày kết quả
của nhóm mình, nhóm cịn lại góp ý kiến.
Cuối cùng, GV tổng kết.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Học sinh tự nêu ảm nhận
14


Câu 2. Hậu quả gì có thể xảy ra sau khi sử dụng những sản phẩm này?

Trả lời: Tác hại của những thực phẩm bẩn như thế này có lẽ nhiều người tiêu
dùng đã biết quá rõ. Khi ăn những thực phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, chất
tạo nạc, hóa chất tăng trưởng… tai biến đầu tiên sẽ là ngộ độc, gây ra các bệnh
mạn tính về tiêu hóa. Từ đây, con đường ung thư rất có thể hiện hữu khi người
dân không ý thức trong việc cần thay đổi chế độ ăn sạch và đủ dinh dưỡng.
Những căn bệnh bắt nguồn từ ăn không đúng cách gồm ung thư dạ dày, vịm
họng và đại trực tràng Trong đó, ung thư dạ dày và đại trực tràng là ung thư
phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi, gan.

149 công nhân nhận viện nghi ngộ độc thực phẩm

Câu 3. Nguyên nhân thực phẩm bẩn xuất hiện trên thị trường là gì?
- Lịng tham lợi nhuận của một số con người đã dẫn tới sự tràn lan thực phẩm
bẩn

15


- Nguyên nhân từ sự hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng

- Cơ quan quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm cịn yếu
Câu 3. Biện pháp giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay là gì?
- Biện pháp tuyên truyền:

- Cần tăng mức độ xử phạt đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất rau quả mất
vệ sinh an toàn thực phẩm.

16



- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn rau, củ, quả từ trồng trọt,
thu mua tại các chợ đầu mối đến các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa
hàng rau an toàn…

Tủ đựng thịt tươi
Trước khi kết thúc phần tích hợp này, GV trình chiếu cho HS xem một số
hình ảnh về phương pháp trồng rau sạch rất đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp,
17


có thể tiến hành ngay tại gia đình và bản thân các em cũng đều có thể tham gia
được. Qua đó hình thành niềm u thiên nhiên, u lao động.

Góc tận dụng các chai nhựa để trồng cây.

Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
Ở mục II. Bảo quản rau, hoa quả tươi.
GV Chia nhóm cho HS thảo luận về đề tài: Cách bảo quản thực phẩm trong
tủ lạnh
Câu 1. Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách gây ra hậu quả
gì?
Câu 2. Bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh có ý nghĩa gì? Nêu một vài
phương pháp bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.
- Nhóm1, 2: Thảo luận câu hỏi 1
- Nhóm 2, 3: Thảo luận câu hỏi 2.
- Thời gian thảo luận trong 5 phút.
- Kết thúc thảo luận, đại diện của từng nhóm lên trình bày nội dung của nhóm đã
thảo luận. Các nhóm cịn lại lắng nghe và bố sung ý kiến.
- Kết thúc, GV gợi ý đáp án .
Gợi ý trả lời:

Câu 1:- Khi bảo quản không đúng cách: Khi cho thực phẩm vào tủ lạnh, những
vi sinh vật chỉ ngừng hoạt động. Vì vậy, nếu khơng bảo quản đúng cách, các vi
sinh vật này sẽ di chuyển đến các loại thực phẩm khác, đến khi chúng ta sử dụng
có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
18


Câu 2:
- Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách giúp thực phẩm tươi ngon
lâu hơn và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Dưới đây là cách bảo quản một số loại thực phẩm thường gặp.

Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm.
Mục III: Chế biến rau, quả.
GV tích hợp nội dung về nguyên tắc cần thực hiện khi tham gia chế biến thức
ăn qua câu hỏi: Khi chế biến thức ăn cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Bản
thân em và gia đình đã thực hiện đúng những nguyên tắc đó chưa?
19


Với nội dung này, HS sẽ chủ động tìm hiểu, rút ra được kết luận đây chính là
thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt đều áp
dụng được trong đời sống hàng cho tất cả mọi người.
Bước 1: GV nêu câu hỏi.
Bước 2: HS tự lực làm việc kết hợp với việc liên hệ thực tế của bản thân và gia
đình đã thực hiện để nêu ra các nguyên tắc cần tuân thủ khi chế biến thức ăn.
Gợi ý đáp án:

20



.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả thực nghiệm.
Để đánh giá hiệu quả sáng kiến tơi chọn dạy tích hợp, lồng ghép nội dung
ATTP vào 3 trong chương Bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản ở mỗi lớp
TN(10A13) và ĐC (10A12) đó là:
Bài
Tên bài
40
Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo, chế biến quản
nông, lâm, thủy sản
42
Bảo quản lương thực, thực phẩm
44
Chế biến lương thực, thực phẩm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm từ tháng 1 đến tháng 5/2021
Trong 3 bài đều có sử dụng CHCL đã thiết kế kết hợp với hoạt động dạy
nhằm phát huy khả năng tư duy, đồng thời giúp HS nhận thức được ý thức, trách
nhiệm của bản thân từ đó mà các em có những hành động, việc làm thiết thực có
ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kết thúc bài học tích hợp, GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá sau (10
phút):
21


Câu 1: Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?
a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm.

b) Từ cơn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh.
c) Từ nguyên liệu bị ô nhiễm.
d) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
e) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
Câu 2: Nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm là do yếu tố nào?
a) Hóa học. b) Sinh học.
c) Vật lý
d) Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3: Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm
có phải mặc trang phục bảo hộ riêng khơng?
a) Có.
b) Khơng.
Câu 4. Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải
thực hiện? a) Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm
b)Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 5. Khi chia, gắp thức ăn, người trực tiếp chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn
uống sử dụng?
a) Tay không bốc trực tiếp
b) Đũa, kẹp gắp, găng tay nilong sử dụng 1 lần
Câu 6. Khu vực chế biến thực phẩm không cần cách biệt với với nguồn ơ nhiễm
như cống rãnh, rác thải, cơng trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu
vực nuôi gia súc, gia cầm?
a) Đúng
b) Sai
Câu 7: Biện pháp nào sau đây dùng để tiêu diệt vi khuẩn thông thường?
a) Sử dụng nhiệt độ cao ( nấu ở nhiệt độ sôi100 độ C)
b) Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0 - 5 độ C).
Câu 8: Bảo quản thực phẩm không đúng quy định có thể gây nên những tác hại
gì?

a) Ơ nhiễm thực phẩm
b) Giảm chất lượng thực phẩm
c) Cả a) và b)
Câu 9: Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm?
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm khơng đúng đói tượng sử dụng.
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
d) Tất cả các hành vi trên.
Câu 10: Có cần sử sụng dụng cụ, đồ chứa riêng cho thực phẩm sống và thực
phẩm chín khơng?
a) Có
b) Khơng.
Kết quả thực nghiệm

22


Sau khi xử lí số liệu, kết quả như sau:
Lần
kiểm tra
1
Phươn
g án
ĐC
TN

Số Điểm số Xi
bài 4
5
6

7
8
9
ĐC 41 6
8
12 6
4
4
TN 41 0
2
7
8
9
10
Bảng 1 thống kê điểm số bài kiểm tra.
Số Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi
bài 4
5
6
7
8
9
29.2 14.6
41 14.6 19.5
9.76 9.76
7
3
17.0
21.9 24.3
41 0

2.47
19,5
7
5
9
Bảng 2 Phân phối tần xuất HS đạt điểm X
Lớp

10
1
5
10
2.48
14.6
2

2.4.2.Phân tích kết quả thực nghiệm
Quan sát diễn biến các giờ trong q trình thực nghiệm tơi nhận thấy tinh thần
và thái độ học tập của HS:
- Trong giờ thực nghiệm số HS phát biểu ý kiến và đưa ra dự đoán ở lớp TN
chiếm tỉ lệ từ 50 -55% so với lớp ĐC 25-30%.
- Khi tham gia giờ học thiết kế các em học tập tích cực, hăng hái phát biểu ý
kiến hơn, nắm bắt vấn đề một cách phổ quát hơn.
- Càng về sau quá trình thực nghiệm khả năng lập luận của các em càng tốt. Đây
là cơ hội để các em phát huy được thế mạnh của bản thân.
- Đặc biệt qua q trình tích hợp, lồng ghép, các em đã trang bị được phần nào
về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều đáng mừng để các em có
thể tạo nền tảng bước vào cuộc sống một cách chủ động.

23



3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm, đối chiếu với
các nhiệm vụ đặt ra tôi đã thu được một số kết luận sau:
- Thông qua phương pháp dạy học tích hợp, lồng ghép, tơi nhận thấy HS
học tập hết sức hăng say. Các em chủ động tìm hiểu, phân tích, nhận xét,
đánh giá đưa đến kết luận cuối cùng.
- Cũng thơng qua việc lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh an tồn thực
phẩm này, tơi nhận thấy các em đều sẵn sàng trang bị cho mình lượng kiến
thức nhất định về ATTP tạo niềm tin, cơ sở vững chắc để bước vào tương
lai
- Kết quả tham khảo cho thấy đây là mơn học phụ nên cịn ít GV sử dụng
phương pháp dạy này trong dạy hiện nay. Sự quan tâm của GV đến phương pháp
dạy học tích hợp, lồng ghép là rất lớn, tuy nhiên vẫn còn e ngại trong việc thiết
kế vì chưa thực sự hiểu rõ bản chất và việc áp dụng còn mất nhiều thời gian
trong phạm vi tiết học.
- Việc sử dụng tích hợp, lồng ghép trong dạy học đã đem lại hiệu quả thiết
thực, giúp HS không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được 1 số kĩ năng
như quan sát, phân tích hình vẽ, làm việc độc lập với SGK, liên hệ với thực tế…
Giúp HS khắc sâu kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo, tìm tịi trong học tập,
tăng hứng thú học tập và đặc biệt giúp HS có tầm nhìn bao qt hơn đối với tồn
bộ chương trình mơn học.
3.2. Kiến nghị.
- Phương pháp tích hợp, lồng ghép đã xây dựng bước đầu cho thấy có hiệu
quả ở các lớp thực nghiệm. Tuy nhiên phạm vi tiến hành còn hạn chế, để đánh
giá với độ tin cậy cao hơn cần thực nghiệm ở nhiều trường khác nhau và ở nhiều
khâu của quá trình học nhằm khẳng định hiệu quả và tiến tới khuyến cáo sử

dụng.
- Phương pháp này là 1 hướng ứng dụng mới trong dạy học hiện nay.
Phương pháp này đã tạo động lực, thúc đẩy sự ham mê tìm tịi, sáng tạo, vận
dụng vào đời sống thực tiễn. Vì vậy cần triển khai hướng nghiên cứu này trên
các nền kiến thức khác nhau để hình thành bộ CH đầy đủ, dật chuẩn, làm tài liệu
tham khảo cho GV THPT.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do
mình viết ra, khơng sao chép của người khác
Người thực hiện

Hoàng Thị Oanh

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009), Báo cáo về cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm, số 213/BC-BYT
ngày 30/3/2009, Hà Nội
2. Cục an toàn thực phẩm (2013) Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm,
BYT
3.Cục An tồn thực phẩm (2011), Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia an toàn
thực phẩm giai đoạn 2006-2010, Hà Nội
4.Cục Thú y-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn (2004), Báo cáo về an tồn thực
phẩm, số 166TY/CV ngày 16/2/2004, Hà Nội
5. Nguyễn Công Khẩn (2009), “Đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam- Các thách
thức và triển vọng”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà

xuất bản Hà Nội,tr 11- 26
6. Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường (2006), Dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm, NXB Y
học.
7. Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm (2005), Vệ sinh và An toàn thực phẩm, NXB
Đại học quốc gia thành phố HCM.
8. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản
lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình, Luận án tiến
sỹ dinh dưỡng
9. Đoàn Thị Hường và cộng sự (2008), “Đánh giá tình trạng ơ nhiễm hóa học trong
một số loại rau bán ở cửa hàng rau sạch và thực phẩm khác trên địa bàn Hà Nội năm
2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà
Nội, tr 158 – 63
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), “Một số vấn đề liên quan đến công tác nhập lậu thực
phẩm qua biên giới”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007,
Nhà xuất bản Y học, tr 31 – 38]
11. Lâm Xuân Thanh (2004), Dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà
Nội.
12. Lê Ngọc Tú (2006), Độc tố học và An toàn thực phẩm, NXB Khoa học kỹ thuật.

25


×