Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.83 KB, 14 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các PPDH độc lập, chúng là
những thành phần của PPDH, kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của PPDH.
Trong mỗi PPDH, có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau. Ví dụ: Trong phương
pháp đàm thoại có kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao tiếp với người được hỏi…
Trong phương pháp thảo luận có kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ
thuật điều khiển học sinh thảo luận…Kỹ thuật dạy học khác với PPDH, tuy
nhiên vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy
học và PPDH có những điểm tương tự nhau.
Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học được xem là hết sức quan trọng đối
với giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới PPDH hiện nay ở trường phổ
thông. Rèn luyện để nâng cao nhiệm vụ này là nhiệm vụ quan trọng của mỗi
giáo viên.
Bộ môn địa lý là mơn học có nhiều phương tiện dạy học và đồ dùng dạy
học như: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh…Mỗi một loại phương tiện và đồ dùng dạy
học đều yêu cầu giáo viên phải biết cách sử dụng các kỹ thuật dạy học khác
nhau. Vì lẽ đó mà kỹ thuật dạy học trong địa lý rất đa dạng và phức tạp. Thực tế
cho thấy không những trong những năm học gần đây đề thi của Sở GD&ĐT
Thanh Hóa thường sử dụng hình thức phiếu học tập cho học sinh làm bài. Vì thế
mà phiếu học tập đang là một công cụ đánh giá một cách khách quan và đang
được các thầy cô giáo ở các bậc học quan tâm. Nhưng thực tế đó, trong các nhà
trường phổ thơng chưa có tài liệu nào quy định về tiêu chuẩn và quy tắc sử dụng
phiếu học tập trong dạy học địa lý nói chung và các mơn học khác nói riêng.
Trên thực tế đó, đồng thời tham khảo các cuốn sách về địa lý, ý kiến của
nhiều đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy và
chấm thi… Tôi đã chọn đề tài “Kỹ thuật sử dụng phiếu học tập trong dạy học
địa lý ở trường THCS&THPT Quan Sơn”
1.2. Mục đích yêu cầu.


- Biết được tầm quan trọng của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học
địa lý.
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản về sử dụng phiếu học tập
trong việc học tập và làm bài thi địa lý.
- Góp phần tạo nên một cẩm nang tri thức địa lý cho giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh các khối 6; 7; 8; 9 trường THCS&THPT Quan Sơn
- Kỹ thuật sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin địa lý.
- Phương pháp khảo sát và điều tra (trực tiếp trên lớp).
- Phương pháp cho học sinh trực tiếp thực hành trên lớp.
- Phương pháp thảo luận.


2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm phiếu học tập.
- Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học
tập…kèm theo gọi ý, hướng dẫn, dựa vào đó, học sinh thực hiện; hoặc ghi các
thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sung kiến thức bài học.
- Nội dung phiếu học tập trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như:
chữ viết, con số, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, ảnh, lát cắt…
- Phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học đơn giản tự giáo
viên xây dựng, được sử dụng thuận tiện và phổ biến trong nhiều hình thức tổ
chức dạy học, trong nhiều bài học khác nhau.
2.1.2. Các bước thiết kế phiếu học tập
- Xác định trường hợp cụ thể sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học. Giáo

viên phân tích nội dung bài học và các định hướng về PPDH cụ thể, về các hình
thức tổ chức dạy học, sự kết hợp các phương tiện dạy học, từ đó định hướng về
sử dụng phiếu học tập trong những bài học cụ thể của bài học.
- Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung học tập và
hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Dựa vào mục tiêu bài học, kiến thức cơ
bản của bài học sinh cần phải nắm, phân bố thời gian tuỳ theo đơn vị kiến thức
và đối tượng học sinh, phương pháp và phương tiện dạy học, môi trường lớp
học, giáo viên xác định nội dung của phiếu học tập, khối lượng và cách biểu đạt
công việc trong phiếu học tập cho phù hợp.
- Nội dung của phiếu học tập phải bám sát vào nội dung của bài học, chứa
đựng một (hay một số) nhiệm vụ nhận tức phù hợp với khả năng của học sinh.
Cách biểu đạt của phiếu học tập có thể bằng câu hỏi, bài tập, bài thực hành, yêu
cầu giải quyết vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ. Các hình thức trình bày có thể
bằng văn bản bình thường, hay bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê…
hoặc kết hợp nhiều hình thức cụ thể với nhau.
- Viết phiếu học tập, các thông tin, yêu cầu, câu hỏi, bài tập…trên phiếu
học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dể hiểu, khơng tạo ra nhiều
cách hiểu khác nhau. Phần dành riêng cho học sinh điền các thơng tin vào phiếu
phải có các khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính
thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.1.3. Chức năng của phiếu học tập.
Phiếu học tập có ba chức năng:
2.1.3.1. Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện.
- Phiếu học tập chứa đựng một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện.
Ví dụ: Một đoạn văn miêu tả thiên nhiên dãy núi Bạch Mã, một ảnh về
động Phong Nha – Kẻ Bàng, một bản đồ tự nhiên Việt Nam, một sơ đồ về hệ
thống các ngành công nghiệp ở Việt Nam.


3


PHIẾU HỌC TẬP
BẠCH MÃ
Bạch Mã có khí hậu núi cao mát mẻ, nhiệt độ mùa hè vào tháng nóng
nhất cũng không vượt quá 200C. Từ sáng sớm đến chiều tối, ta trải qua thời
tiết cả 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Đây là một khu vực tự nhiên độc đáo hội
tụ nhiều giống loài động, thực vật của cả hai miền đất nước; có thể gặp ở đây
nhiều loài động vật quý hiếm như trĩ, sao, gà lơi đen, gà lơi trắng…Phổ biến
ở đây có hai kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới với hàng trăm loại gỗ q và
hàng mn lồi hoa đẹp, đặc biệt có hoa phong lan nổi tiếng. Ngồi ra ở đây
cịn nhiều cảnh đẹp như Thác Bạc, Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ…
(Theo “Sổ tay địa danh các tỉnh BTB”
Nxb GD, tái bản lần thứ 7 năm 2004).

Các thông tin này dùng để bổ sung, mở rộng kiến thức trong bài học, hoặc
làm cơ sở tiền đề cho hoạt động nhận thức nào đó…
Chẳng hạn như: Học sinh dựa vào thơng tin ở phiếu học tập trên để trả lời
câu hỏi: “Tại sao Bạch Mã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở miền trung nước
ta?”.
Từ đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học trong các bài “Vùng Bắc
Trung Bộ - địa lý 9” sẽ chứng minh và giải thích được vấn đề: “Tại sao nói du
lịch là thế mạnh kinh tế của Vùng Bắc Trung Bộ?”.
- Phiếu học tập chứa đựng nội dung thông tin cần thiết về một vấn đề nào
đó dựa vào đó học sinh trả lời được câu hỏi cần giải quyết.
Ví dụ: Cho các phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất, làm cho Trái Đất
nóng lên; sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại khơng khí, làm cho khơng
khí nóng lên. Mặc dù khơng khí nóng lên cịn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp
một phần bức xạ mặt trời, nhưng nhiệt truyền từ mặt đất có tác dụng rất lớn

(người ta thấy khơng khí nhận được lượng nhiệt do loạn lưu – là sự chuyển
động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt nóng khơng đều gây nên
- đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức sạ).
(Theo “Tìm hiểu Địa lý 6”
Nxb GD, tái bản lần thứ 2 năm 2004).

Học sinh dựa vào thông tin của hai phiếu học tập trên để trả lời câu hỏi:
“Trong một ngày đêm lúc nào thì nhiệt độ khơng khí cao nhất? lúc nào thì nhiệt
độ khơng khí thấp nhất? Tại sao”.
Như vậy với các phiếu học tập này học sinh có thể thấy một phần nội dung
của bài “Lớp vỏ khí - địa lý 6”.
2.1.3.2. Chức năng là hoạt động giao tiếp.
Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những
vấn đề và công việc để học sinh giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn,
gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, phiếu học tập thực hiện chức năng
là công cụ và giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh.


4

2.1.3.3. Phiếu học tập có chức năng tổng hợp.
Chức năng này có thể cùng được thể hiện trên một phiếu học tập, nhưng
cũng có thể được thể hiện ở các phiếu học tập độc lập với nhau: Phiếu có chức
năng cung cấp thơng tin riêng, phiếu có chức năng cơng cụ hoạt động và giao
tiếp riêng. Trong trường hợp này, các phiếu chứa đựng câu hỏi, bài tập… được
gọi là phiếu học tập tổng hợp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thuận lợi và hạn chế:
*Thuận lợi:
- Việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý làm phong phú thêm tri

thức địa lý, khai thác được những kiến thức hay từ học sinh, tạo hứng thú cho
học sinh học tập và có tính sáng tạo của học sinh.
- Việc sử dụng phiếu học tập yêu cầu giáo viên cũng phải có những kỹ
năng, kỹ xảo, đặc biệt có kỹ thuật sử dụng phiếu học tập một cách khoa học, phù
hợp với nội sung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hầu hết các giáo viên bộ môn khác thường sử dụng phiếu học tập nhưng
mới sử dụng ở hình thức kẻ khung lên bảng cho học sinh lên điền nội dung cần
thiết. Vì vậy, mơn địa lý càng thuận lợi hơn trong việc sử dụng phiếu học tập, vì
có nhiều loại phiếu học tập khác nhau.
* Hạn chế:
- Hiện nay hầu hết các giáo viên giảng dạy địa lý do tuổi đời và tuổi nghề
còn non trẻ. Mặt khác chưa được tập huấn sâu rộng về cách sử dụng phiếu học
tập trong dạy học nên khi sử dụng sẽ đưa giáo viên vào tình huống máy móc,
rườm rà, khơng khoa học.
- Trong các nhà trường phổ thơng nói chung, trường THCS&THPT Quan
Sơn nói riêng chưa có những cuốn sách tham khảo hướng dẫn về kỹ thuật sử
dụng phiếu học tập trong dạy học.
- Đối tượng học sinh nói chung, học sinh các khối lớp THCS ở trường
THCS&THPT Quan Sơn nói riêng sự tư duy lơgíc của các em học sinh còn hạn
chế, nên việc phát huy vai trò trong việc học tập cịn khó khăn.
- Trường THCS&THPT Quan Sơn là một trường vùng cao biên giới của
huyện Quan Sơn. Điều kiện cịn nhiều khó khăn, đa số các em ở bản xa, đường
xá đi lại khó khăn, vất vả, hồn cảnh gia đình nghèo khó, chưa đủ điều kiện cho
các em học tập. Chính vì lẽ đó mà phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng và kết
quả học tập của các em.
2.2.2. Thực trạng của phiếu học tập trong dạy học địa lý.
* Trước đây.
Phiếu học tập chưa được sử dụng rộng rãi, các giáo viên vẫn còn dùng
phương pháp đọc – chép, truyền thụ kiến thức theo một chiều. Nhưng cũng có
một vài giáo viên sử dụng phiếu học tập chỉ ở mức độ đơn giản, mang tính chất

tự phát của một số giáo viên.
Ví dụ: Trong địa lý 7- so sánh sự giống và khác nhau của sườn đông và
sườn tây dãy An - đét thì giáo viên chỉ lập bảng so sánh sự khác nhau…mà giáo
viên không cho học sinh làm trên phiếu học tập như thế nào?
* Hiện nay.


5

- Phiếu học tập được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học và kỹ thuật
sử dụng phiếu học tập cũng có sự khác nhau giữa các mơn học đó.
- Trong mơn địa lý, phiếu học tập được sử dụng rộng khắp, rất trực quan,
khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục sâu sắc. Vì thế, mà có nhiều giáo viên đã
thành cơng sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý, nhưng bên cạnh đó nhiều
giáo viên vẫn chưa hiểu phiếu học tập là các gì?
- Phiếu học tập hiện nay được viết tay hoặc đánh máy trên tờ giấy A4. Từ
đó giáo viên dần dần biết cách sử dụng phiếu học tập; mặt khác, trong cách sử
dụng phiếu học tập thì giáo viên cũng có nhiều kỹ thuật dạy học khác để bổ trợ
cho kỹ thuật dạy học bằng phiếu học tập.
- Từ năm 2012 trở về trước giáo viên Trường THCS&THPT Quan Sơn
chưa có máy vi tính nên giáo viên ít chưa sử dụng phiếu học tập trên tờ giấy A4
nhiều. Sau năm 2012 đến nay tôi liên tục sử dụng phiếu học tập vào các bài dạy
và đã có một số kinh nghiệm về kỹ thuật sử dụng phiếu học tập trong dạy học
địa lý.
* Kết quả trước khi sử dụng:
Trong quá trình giảng dạy địa lý ở trường THCS&THPT Quan Sơn tôi đã
sử dụng phiếu học tập cho nhiều bài, nhiều phần và đã thu được kết quả khả
quan ban đầu:
Kết quả trước khi sử dụng phiếu học tập (thời điểm đầu học kỳ I năm học
2020 – 2021 các khối lớp 6, 7, 8, 9 với tổng số 166 học sinh như sau:

Kỹ năng
Xếp loại

Giỏi (tốt)
Khá
Tb
Yếu (kém)

Đọc phiếu học tập

SL
5
20
61
80

%
3,01
12,04
36,74
48,19

Làm theo phiếu

SL
0
5
50
106


%
0
3,01
30,12
63,85

Vận dụng kiến thức

SL
0
5
40
121

%
0
3,01
24,08
72,89


6

2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Sử dụng phiếu học tập dựa vào mục đích sử dụng: Xếp thành các
phiếu:
- Phiếu củng cố.
- Phiếu ôn tập.
- Phiếu kiểm tra.
2.3.1.1. Kỹ thuật sử dụng phiếu củng cố.

Sau mỗi một tiết học, bài học, một chương, một phần của chương trình địa
lý ta có thể sử dụng phiếu học tập để củng cố kiến thức địa lý đã học.
Ví dụ: Bài ơn tập địa lý 9 – “Các vùng kinh tế Việt Nam”.
PHIẾU HỌC TẬP
Bằng kiến thức địa lý đã học về các vùng kinh tế Việt Nam - địa lý 9,
hãy hoàn thành nội dung kiến thức cơ bản vào bảng sau:
TD,
MNBB

ĐBSH

BTB

DHNTB

TN

ĐNB

ĐBSCL

Đặc điểm
VTĐL
ĐKTN
TNTN
Đặc điểm
dân cư XH
Đặc điểm
phát triển
KT

Vùng
KTTĐ

2.3.1.2. Kỹ thuật sử dụng phiếu học tập để ôn tập.
Cũng như sử dụng phiếu để củng cố sau 1 tiết, 1 phần hay một chương,
phiếu sử dụng để ơn tập có thể sử dụng rộng hay hẹp tuỳ theo nội dung của tiết
học, bài học hay một chương.
- Phiếu học tập để ôn tập hẹp thì giống như phiếu củng cố sau 1 tiết học.
- Phiếu học tập rộng như sau một phần hay một chương.
Ví dụ 1: Tiết 27 - địa lý 7, Ôn tập chương II, III, IV, V
Cả 4 chương dùng phiếu học tập để vừa ôn tập vừa so sánh như sau:
PHIẾU HỌC TẬP

Bằng kiến thức địa lý đã học từ chương II đến chương V em hãy hoàn thành
kiến thức vào bảng sau:
Đặc điểm
Vị trí địa lý
Đặc điểm của
mơi trường
Hoạt động
kinh tế

Chương II
Mơi trường đới
ơn hồ

Chương III
Mơi trường
Hoang mạc


Chương IV
Môi trường đới
Lạnh

Chương V
Môi trường
Vùng núi


7

Ví dụ 2: Bài ơn tập cuối học kỳ I của chương trình địa lý lớp 9. Ta lập một
phiếu học tập để vừa ôn tập vừa so sánh giữa các vùng như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Bằng kiến thức địa lý đã học các bài vùng TD – MNBB, ĐBSH,
BTB, DHNTB hãy hồn thành nội dung vào bảng sau:
Vùng
Vị trí địa lý
(Vị trí đặc biệt)
Điều kiện tự
nhiên và tài
nguyên thiên
nhiên
Điều kiện dân cư
– xã hội
Kinh tế

TD – MNBB

ĐBSH


BTB

DHNTB

Đánh giá tiềm
năng

2.3.1.3. Kỹ thuật sử dụng phiếu học tập để kiểm tra.
Trong mỗi 1 tiết học, bài học chúng ta đều có thể sử dụng được phiếu học
tập, tuỳ theo yêu cầu và nội dung của bài học. Ngoài ra phiếu học tập cịn là
cơng cụ để kiểm tra, đánh giá học sinh một cách nhanh về chất lượng học tập và
việc nắm vững kiến thức của học sinh.
Ví vụ: Địa lý lớp 7 có thể sử dụng phiếu học tập sau để kiểm tra học sinh:
PHIẾU HỌC TẬP
Cho các dữ kiện sau:
1, Chủ động tưới tiêu, thâm canh tăng vụ.
2, Đốt rừng làm nương rẫy.
3, Canh tác trong các trang trại, dồn điền lớn.
4, Công cụ lao động thô sơ.
5, Áp dụng tiến bộ KH – KT, máy móc, phân bón..
6, Trồng cây CN, phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
7, Sản xuất nông sản với quy mô lớn.
8, Lao động nông nghiệp dồi dào.
Hãy sắp xếp các đặc điểm, biện pháp trong sản xuất nơng nghiệp ở đới
nóng trên vào các cột trong bảng cho phù hợp:
Làm nương rẫy

Thâm canh lúa nước


Sản xuất nơng sản hàng hố theo
quy mơ lớn


8

Hoặc thông thường chúng ta hay dùng phiếu học tập để kiểm tra học sinh
như nối kiến thức ở cột A sao cho phù hợp với cột B.
Ví du: Trong địa lý 9 ta có thể dùng phiếu học tập sau để kiểm tra:
PHIẾU HỌC TẬP
Sắp xếp sao cho phù hợp thế mạnh về du lịch với thành phố nước ta
bằng cách nối cột A với cột B.
A
Thế mạnh về du lịch
a, Du lịch di sản thiên nhiên thế giới
b, Du lịch biển
c, Du lịch vùng núi, cao nguyên
d, Du lịch di sản văn hoá thế giới
e, Du lịch văn hoá, lịch sử, nghiên cứu,
học tập

B
Thành phố

Nối

1, Đà Lạt
2, Nha Trang
3, Hạ Long
4, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

5, Huế

2.3.2. Sử sụng phiếu học tập dựa vào nội dung được trình bày ở phiếu.
Có các kiểu phiếu như sau:
2.3.2.1. Phiếu thông tin.
- Nội dung gồm những thông tin bổ sung, mở rộng, minh hoạ cho kiến thức
cơ bản của bài:
- Ví dụ: Các phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
BẠCH MÃ
Bạch Mã có khí hậu núi cao mát mẻ, nhiệt độ mùa hè vào tháng nóng
nhất cũng khơng vượt q 200C. Từ sáng sớm đến chiều tối, ta trải qua thời
tiết cả 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Đây là một khu vực tự nhiên độc đáo hội
tụ nhiều giống lồi đơng, thực vật của cả hai miền đất nước; có thể gặp ở đây
nhiều lồi động vật quý hiếm như trĩ, sao, gà lôi đen, gà lôi trắng…Phổ biến ở
đây có hai kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới với hàng trăm loại gỗ quý và
hàng mn lồi hoa đẹp, đặc biệt có hoa phong lan nổi tiếng. Ngồi ra ở đây
cịn nhiều cảnh đẹp như Thác Bạc, Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ…
(Theo “Sổ tay địa danh các tỉnh BTB”
Nxb GD, tái bản lần thứ 7 năm 2004).

PHIẾU HỌC TẬP
Các tia bức sạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất, làm cho Trái Đất
nóng lên; sau đó, mặt đất sẽ bức sạ ngược trở lại khơng khí, làm cho khơng
khí nóng lên. Mặc dù khơng khí nóng lên cịn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp
một phần bức sạ mặt trời, nhưng nhiệt truyền từ mặt đất có tác dụng rất lớn
(người ta thấy khơng khí nhận được lượng nhiệt do loạn lưu – là sự chuyển
động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt nóng khơng đều gây nên
- đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức sạ).
(Theo “Tìm hiểu Địa lý 6”

Nxb GD, tái bản lần thứ 2 năm 2004).


9

PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệt độ khơng khí gần mặt đất chịu ảnh hưởng của cả bức sạ mặt trời
lẫn bức sạ mặt đất. Ban ngày, cường độ bức sạ mặt trời lớn nhất vào lúc 12
giờ, còn bức sạ mặt đất cao nhất vào khoảng từ 13h đến 15h. Ban đêm, bức
sạ mặt đất yếu dần, thấp nhất vào khoảng 4- 5 giờ.
(Theo “Tìm hiểu Địa lý 6”
Nxb GD, tái bản lần thứ 2 năm 2004).

2.3.2.2. Phiếu bài tập.
- Nội dung gồm các bài tập.
- Sử dụng phiếu học tập này chúng ta có thể sử dụng cho bài thực hành,
hoặc một bài tập nào đó cuối bài học, rèn luyện kỹ năng tính tốn địa lý cho học
sinh.
- Ví dụ: Địa lý 8 – bài Khu vực Đông Á dùng phiếu bài tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
a, Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy tính cán cân xuất – nhập khẩu
(Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu) của các nước và lãnh thổ Đông Á năm
2004. Đơn vị: triệu USD
Nước
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân xuất –
nhập khẩu

Nhật Bản

419.367
311.621

Trung Quốc
195.150
165.788

Hàn Quốc
144.745
199.750

Đài Loan
121.496
110.975

b, Xếp thứ tự các nước và lãnh thổ theo giá trị cán cân xuất – nhập
khẩu từ nhỏ đến lớn:
1……………………………….
2……………………………….
3……………………………….
4……………………………….

2.3.2.3. Phiếu yêu cầu.
Nội dung gồm các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết. Loại phiếu này
có tính chất yêu cầu học sinh phải nhớ thật nhanh kiến thức đã học để giải quyết
một vấn đề nào đó.
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm những kiến thức cơ bản ở mục khu vực đồi núi bài: “Đặc điểm
các khu vực địa hình - địa lý 8” để giải thích câu thơ:
“Suốt miền trung núi choài ra biển”


Hoặc trong bài 9 - địa lý 6 “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa” ta
có thể dùng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Bằng kiến thức địa lý đã học ở bài 9 “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn
theo mùa - địa lý 6”. Hãy giải thích:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

2.3.3.4. Phiếu thực Ngày
hành.tháng mười chưa cười đã tối”


10

Nội dung là những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kỹ năng. Nội dung trong
chương trình địa lý THCS có rất nhiều bài thực hành, vì vậy khi giảng dạy bài
thực hành giáo viên có thể dùng phiếu thực hành cho học sinh tự thực hành trên
phiếu.
Ví dụ: Bài thực hành địa lý 8 “Đọc bản đồ địa hình Việt Nam” ta dùng
phiếu thực hành sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Bài thực hành: Đọc bản đồ địa hình việt nam
Đọc, phân tích, đo tính trên hình 28.1 và hình 30.1 SGK địa lý 8 (hoặc
át lát Việt Nam), ghi kết quả vào bảng sau:
1, Đi theo vĩ tuyến 20 0B từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt –
Trung, ta phải vượt qua:
a, Các dãy núi
b Các dịng sơng lớn

………………………………….

………………………………….

2a, Đi dọc kinh tuyến 1080Đ, từ dãy núi bạch mã đến bờ biển Phan Thiết,
ta phải vượt qua các cao nguyên (tên và độ cao của chúng).
Kon Tum (400m).
………………….
………………….

b, Các cao ngun này có bề mặt địa hình …………………………………..
c, Nham thạch chủ yếu của các cao nguyên này là………………………….
3, Đi dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau, ta phải vượt qua:
a, Các đèo lớn
b, Ý nghĩa của các đèo này đối với giao thơng Bắc –
Nam
c, Các dịng sông lớn

…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với học sinh.
- Giúp cho học sinh trong tiết học địa lý có hứng thú học tập để tìm tịi,
khám phá kiến thức mới.
- Từ phiếu học tập đó giúp học sinh tự chủ động, phát huy được tính tích
cực chủ động sáng tạo trong học tập.
- Thông qua phiếu học tập giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và khắc sâu được
kiến thức của môn học.

- Giúp học sinh làm quen với việc thể hiện và sử dụng biểu đồ trong học
tập địa lý nói riêng cũng như các mơn học khác nói chung.
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết như phân tích, so sánh,
chứng minh, giải thích và tổng hợp.
2.4.2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên có thêm vốn kiến thức đặc biệt là biết cách khai thác một cách
triệt để các kiến thức địa lý từ phiếu học tập vào dạy học địa lý.


11

- Rèn luyện cho giáo viên có kỹ năng, kỹ sảo về cách sử dụng và khai thác
phiếu học tập trong dạy học địa lý. Từ đó thấy được tầm quan trọng của phiếu
học tập trong môn học địa lý.
- Giáo viên rút ra được một số kinh nghiệm.
- Thông qua đề tài này, người giáo viên phải luôn luôn tự học hỏi, tự rèn
luyện các kỹ năng vào dạy học địa lý.
2.4.3. Kết quả sau khi sử dụng:
Kết quả sau khi sử dụng phiếu học tập (thời điểm cuối học kỳ II năm học
2020 – 2021 của các khối lớp 6, 7, 8, 9 với tổng số 166 học sinh như sau:
Kỹ năng
Xếp loại
Giỏi (tốt)
Khá
Tb
Yếu(kém)

Đọc phiếu học tập

SL

70
30
66
0

%
42,16
18,07
39,75
0

Làm theo phiếu

SL
34
70
62
0

%
20,48
42,16
37,34
0

Vận dụng kiến thức

SL
21
55

75
15

%
12,65
33,13
45,18
9,03

2.4.4. Một số lưu ý khi sử dụng phiếu học tập:
Phiếu học tập là công cụ của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động học
tập một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học
thường được thực hiện theo các bước:
- Giao phiếu học tập cho học sinh: Tuỳ theo hình thức tổ chức dạy học (cá
nhân/nhóm), hay bài mới, bài thực hành, bài ôn tập…Giáo viên giao cho học
sinh các phiếu thích hợp.
Ví dụ:
+ Đối với hình thức dạy học cá nhân, mỗi học sinh được phát một phiếu.
+ Đối với dạy học nhóm, mỗi nhóm được phát một phiếu.
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động học tập của
học sinh.
+ Quan sát và hướng dẫn học sinh làm việc với phiếu học tập, kịp thời gợi
ý, hướng dẫn, hoặc bổ sung thêm những thông tin cần thiết với đối tượng học
sinh khác nhau, đặc biệt các em trung bình và yếu. Động viên khích lệ, khuyến
khích học sinh làm việc với phiếu học tập.
+ Giám sát kết quả hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên có thể luân
phiên tham gia, hoặc cộng tác với một số học sinh cụ thể, hay một nhóm học
sinh trong quá trình các em làm việc với phiếu học tập, từ đó nắm được tiến độ
hoạt động của học sinh để tiến hành hoạt động toàn lớp một cách hợp lý và có

hiệu quả.
- Tổ chức cho học sinh: (đại diện nhóm, hoặc một số các nhân) trình bày
kết quả làm việc với phiếu học tập; hướng dẫn học sinh toàn lớp trao đổi, bổ
sung hoàn thành phiếu học tập; tổng kết hoạt động. Trong bước này có thể yêu
cầu học sinh/nhóm này đọc, đánh giá, sữa chữa…phiếu học tập của học
sinh/nhóm khác trên cơ sở các ý kiến kết luận của giáo viên.


12

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong một môn học có nhiều PPDH và trong mỗi PPDH lại có nhiều kỹ
thuật dạy học khác nhau. Việc sử dựng phiếu học tập đã và đang được sử dụng
rộng rãi trong tất cả các bộ môn, nhưng do đặc trưng ở mỗi bộ môn kỹ thuật sử
dụng phiếu học tập cũng khác nhau. Tuỳ theo trình độ và kỹ năng của từng giáo
viên mà việc sử dụng phiếu có phát huy vai trị, tính chất, chủ động của học sinh
hay khơng? Vì vậy trong quá trình trực tiếp giảng dạy các khối lớp, trao đổi với
đồng nghiệp, bạn bè tôi đã thử nghiệm kỹ thuật sử dụng phiếu học tập trong dạy
học địa lý, bước đầu đã có những kết quả khả quan và đã đúc rút được nhiều bài
học kinh nghiệm về kỹ thuật sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lý cho bản
thân. Vì thế, qua sáng kiến của mình, tác giả mong muốn góp một phần kinh
nghiệm nhỏ về việc nâng cao chất lượng sử dụng phiếu học tập địa lí nói riêng
và chất lượng dạy bộ mơn địa lí nói chung.
Qua sử dụng đề tài này trong năm học 2020 - 2021 tôi đã rút ra một số bài
học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
- Phiếu học tập có thể được sử dụng cho tất cả các bài học, các tiết học…
Nhưng không nhất thiết bài nào cũng có thể sử dụng được, mà giáo viên phải lựa
chọn, chọn lọc những bài có nội dung cần thiết cần thảo luận cá nhân/nhóm để
học sinh làm việc với phiếu học tập.

- Việc biên soạn phiếu học tập giáo viên phải có kỹ năng soạn thảo sao cho
phiếu học tập là một công cụ hoạt động và đánh giá học sinh một cách chính xác
và khách quan. Phiếu học tập phải ngắn gọn, dể hiểu, không gây cho học sinh
nhiều cách trả lời khác nhau.
- Phiếu học tập phải được sử dụng một cách thích hợp, khoa học và phù hợp
với từng nội dung của bài học, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thời
lượng của một tiết học. Tránh tình trạng sử dụng lan man không đúng trọng tâm,
tránh lạm dụng thời gian quá nhiều vào phiếu học tập (Phiếu học tập phải được
quy định thời gian cụ thể - thời gian cho học sinh thảo luận và báo cáo từ 5 phút
đến 7 phút).
- Việc sử dụng phiếu học tập giáo viên phải có kỹ thuật dạy học theo nhóm
(cá nhân/nhóm), kỹ thuật cho học sinh thảo luận và kỹ thuật tổng kết kiến thức
cơ bản của giáo viên.
- Làm việc với phiếu học tập thì kỹ thuật dạy học theo cá nhân/nhóm (hình
thức thảo luận) là có hiệu quả nhất. Trong đó giáo viên nên dùng hình thức thảo
luận nhóm chun sâu hay nhóm đồng việc sao cho phù hợp với nội dung bài
học.
- Giáo viên phải là người gợi ý và hướng dẫn cho học sinh làm việc với
phiếu học tập, động viên khích lệ, và uốn nắn học sinh hoạt động với phiếu học
tập, phát huy tính tích cực, tự học và sáng tạo của học sinh.
- Việc sử dụng phiếu học tập tránh tình trạng giáo viên quá tham kiến thức
làm cho thời gian tiết học kéo dài, lan man, học sinh khó hiểu. Trong một tiết
học khơng nên sử dụng quá nhiều phiếu học tập làm cho tiết học bị nhàm chán,
khơng có hiệu quả và gây nặng nề cho học sinh.


13

- Trong một tiết học có sử dụng phiếu học tập tức là giáo viên đã sử dụng
kỹ thuật dạy học mới. Bấy lâu nay ta đang sử dụng phương pháp đàm thoại và

thuyết trình, bây giờ ta sử dụng thêm kỹ thuật khác thì tiết học sẽ sơi nổi và có
hiệu quả hơn, học sinh hứng thú học tập, tạo tâm lý thoải mái phù hợp với
PPDH mới “Học sinh là trung tâm – Giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý…).
- Sử dụng phiếu học tập vào dạy học địa lý giáo viên sẽ khai thác được rất
nhiều tính tích cực tự học và sáng tạo của học sinh. Làm cho học sinh có kỹ
năng thực hành và nắm vững kiến thức từ tiết học đó.
Do thời gian đề tài có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của q thầy, cơ giáo, các em học sinh và quý bạn đọc gần xa góp
ý để đề tài được hồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
- Cần xây dựng một cuốn sách giáo khoa về kỹ thuật sử dụng phiếu học tập
trong dạy học địa lý cho giáo viên tham khảo.
- Cần tập huấn cho giáo viên địa lý về phương thức và cách sử dụng và
phiếu học tập trong dạy học địa lý.
- Cần có những buổi hội thảo về chuyên đề kỹ thuật sử dụng phiếu học tập
trong dạy học địa lý.
- Cần trang bị cho mỗi trường học có phịng đa năng để giáo viên áp dụng
CNTT vào dạy học địa lý.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 10 tháng 5 năm2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Lê Huy Hậu


14


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Địa lý 6, 7, 8, 9 Nxb GD năm 2005.
2. Những vấn đề chung về đổi mới GD THCS môn địa lý, Nxb GD năm
2007.
3. Đổi mới PPDH địa lý THCS, PGS – TS Nguyễn Đức Vũ - Nxb GD năm
2005
4. Đổi mới PPDH địa lý THPT, PGS – TS Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen
- Nxb GD năm 2004.
5. Lý luận dạy học địa lý: Nguyễn Dược – Nguyễn Trong Phúc: Nxb ĐHQG
Hà Nội năm 1997.
6. Sổ tay thuật ngữ địa lý: Nguyễn Dược – Trung Hải: Nxb GD năm 2000.
7. Sổ tay địa danh các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb GD năm 2004.
8. Tìm hiểu địa lý 6, Nxb GD năm 2004.
9. Những điều lý thú về địa lý 6, 7, 8, 9, Nxb GD năm 2004.
10. Hướng dẫn học và ôn tập địa lý 8, Đặng Văn Đức - Đặng Văn Phương,
Nxb GD năm 2007.
11. Phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội: PGS – TS Nguyễn Đức Vũ Nxb GD năm 2000.
12. Các đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I và II môn địa lý của Sở GD -ĐT
Thanh Hố và của phịng GD - ĐT Huyện Quan Sơn.
13. Để học tốt địa lý 6, 7, 8, 9: PGS – TS Nguyễn Đức Vũ – Nxb GD năm
2010



×