Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN sử dụng phiếu học tập trong hoạt động đọc hiểu văn bản người trong bao của a p sê khốp, ngữ văn 11 tập hai, nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “NGƯỜI TRONG BAO”
CỦA A.P. SÊ-KHỐP, NGỮ VĂN 11-TẬP HAI, NHẰM TĂNG
HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Phạm Viết Cương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU ………………………………..………………….………..………………..
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………….………………………………..…….
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………...
1.3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………….…………….…
1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………….…………...
2. NỘI DUNG ………………………………………………..……….…………………
2.1. Cơ sở lí luận ………………………..……………………………….……………..
2.1.1. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập ………………….
2.1.2. Khái niệm phiếu học tập …………….…………………….………………..
2.1.3. Vai trò phiếu học tập …………………………………………………………
2.1.4. Phân loại phiếu học tập ……………………………………………………..


2.1.5. Các bước thiết kế phiếu học tập …………………………………………
2.1.6. Sử dụng phiếu học tập ……………………………………………………….
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Khảo sát hứng thú học tập văn bản văn học nước ngồi nói chung, văn
bản “Người trong bao” của A.P. Sê-khốp nói riêng …………
2.2. 2. Kết quả khảo sát ……….……………………………………………….……..
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ….……….………………….………..
2.3. Thiết kế hệ thống phiếu học tập trong hoạt động đọc hiểu văn bản
“Người trong bao” của A.P. Sê-khốp nhắm tăng hứng thú học tập cho học
sinh.………….……………………………………………..…….…………….
2.3.1. Trước khi đọc văn bản ……………………………………………….………
2.3.2. Phần tiểu dẫn.…………………………………………………………………….
2.3.3. Phần đọc hiểu văn bản ……………………………………………………….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm …………………………………
2.4.1. Nhìn từ tiết học.…………………………………………………………………
2.4.2. Kết quả vận dụng kiến thức của học sinh như sau …….…………
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………...………………………………….
3.1. Kết luận ……………………………………………………………………………..
3.2. Kiến nghị …………………………………………………………………………..
CHÚ THÍCH ……………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………..………………………

Trang
1
1
2
2
2
3
3

3
4
4
4
4
4
5
5
6
7

8
8
9
10
15
15
15
16
16
17
18
19


1. MỞ ĐẦU
N1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

ghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện bảo đảm thực hiện” [1] với mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản,
mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống
tốt và làm việc hiệu quả”.[1]
Để hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra, bên cạnh
việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới cịn phải chủ động đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, phát huy tính tự chủ và
sáng tạo của học sinh trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức bài học.
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học nhằm phát huy năng lực của học sinh
đặt ra như một nhu cầu tất yếu cho giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.
Với mong muốn cải tiến phương pháp để hiệu quả giảng dạy được tốt hơn, tơi
nhận thấy cần tích cực hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học
hiện đại, một trong những phương pháp tổ chức dạy học được áp dụng là phát
triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập.
Từ thực tiễn giảng dạy, chúng ta nhận thấy việc đọc hiểu các văn bản văn
học Việt Nam ở các khối lớp được chú trọng nhiều hơn, một phần do thói quen,
một phần do tâm lí cho rằng văn bản văn học Việt Nam gắn với tính cách con
người Việt, văn hóa Việt nên dễ đọc và dễ tiếp nhận; Mặt khác do đây là trọng
tâm trong chương trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá thường xun, đánh giá
cuối kì … mà ít chú tâm đến văn bản văn học nước ngoài. Rất nhiều văn bản văn
học nước ngoài được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông là những
tác phẩm thuộc hàng kiệt tác hoặc chí ít đã có sức lan tỏa giá trị về nội dung, tư
tưởng, tình cảm … góp phần định hướng sự phát triển nhân cách nhưng sự tiếp
nhận ở cả phía người dạy và người học cịn mang tính đối phó. Lí giải cho sự
tiếp cận ấy nhiều người cho rằng văn bản văn học nước ngoài khó dạy, khó học
do có nhiều sự khác biệt văn hóa; trích đoạn q ngắn chưa lột tả được hết giá trị

nội dung, tư tưởng và nghệ thuật … nên không tạo được sự hứng thú, chủ động
của học sinh… nhưng sự thật chưa hẳn đã là như vậy. Ta chỉ cần một chút đổi
mới sáng tạo trong cách tiếp cận, khéo léo tổ chức giờ học theo hướng mở,
những khó khăn trên sẽ được giải quyết.
3


Chính vì thế, tơi lựa chọn đề tài “Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động
đọc hiểu văn bản “Người trong bao” của A.P. Sê-khốp, Ngữ văn 11- tập hai,
nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh” như một minh chứng cho nhận
định trên của mình.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Văn bản văn học “Người trong bao” của A.P. Sê-khốp – Ngữ văn 11 tập
hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2018.
-

Học sinh lớp 11B1, 11B4 Trường THPT Triệu Sơn 4 – Triệu Sơn – Thanh Hóa.
Lớp 11B4 – lớp đối chứng, lớp 11B1 – lớp thực nghiệm.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hạn chế tâm lí nhàm chán, ngại học các văn bản văn học nước ngoài
trong chương trình Ngữ văn phổ thơng nói chung, văn bản “Người trong bao”
của A.P. Sê-khốp nói riêng; Tạo khơng khí sơi nổi, hứng thú trong giờ học văn
học nước ngồi.
- Hiệu qủa của việc đổi mới phương pháp dạy học trong thực tiễn giảng
dạy, thu hút sự quan tâm và hứng thú học tập của học sinh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hồn thành SKKN, tơi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo.
* Phương pháp khảo sát.
* Phương pháp xây dựng phiếu học tập theo hướng phát huy tính chủ động

sáng tạo của người học.

4


2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập
Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002, định nghĩa
“hứng thú là sự ham thích” [2].
Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [3]
Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú trong bất kì cơng việc gì con
người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, thành cơng hơn. Hứng thú cịn có tác dụng
chống lại sự mệt mỏi, giảm căng thẳng. Bất kì mơn học nào cũng cần phải có
hứng thú thì HS mới có thể tiếp cận bài học một cách tốt nhất. Đặc biệt với môn
Ngữ văn, một môn học thiên nhiều về cảm xúc và tâm hồn, thì tạo sự hứng thú
cho học sinh là một trong những điều đầu tiên giáo viên cần làm. Vì vậy khi lên
lớp, giáo viên khơng phải chỉ truyền tải kiến thức mà quan trọng hơn chính là
phải khơng ngừng tìm tịi đổi mới các phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho
các em. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo
của học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện nay.
2.1.2. Khái niệm phiếu học tập:
Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học
tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học
sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung
kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học.[4]

2.1.3. Vai trò phiếu học tập:
- Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu
hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.
- Cơng cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài
tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết, hoặc thực
hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm...
2.1.4. Phân loại phiếu học tập:
- Dựa vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ơn tập, phiếu kiểm tra.
5


- Dựa vào nội dung:
+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa
cho các kiến thức cơ bản của bài.
+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố.
+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết.
+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn
luyện kĩ năng.
2.1.5. Các bước thiết kế phiếu học tập:
- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong
bài dạy học.
- Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của
phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.
Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục
tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và PTDH,
môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học
tập cho phù hợp.
- Bước 3: Viết phiếu học tập:
Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn
gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có

khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm
mĩ.
2.1.6. Sử dụng phiếu học tập:
Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một
cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy
kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra... và thường được diễn ra theo quy trình sau:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo
hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay
mỗi nhóm một phiếu.
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học
sinh.

6


- Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm
việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu
học tập. Giaó viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh
giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo
viên.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2.2.1. Khảo sát hứng thú học tập văn bản văn học nước ngoài nói
chung, văn bản “Người trong bao” của A.P. Sê-khốp nói riêng.
a. Mục đích khảo sát.
- Có cái nhìn bao qt về thực trạng dạy và học văn bản văn học nước
ngồi nói chung, văn bản “Người trong bao” của A.P. Sê-khốp nói riêng trong
phạm vi trường THPT Triệu Sơn 4, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá được hứng thú, nhu cầu và mức độ tiếp nhận kiến thức, đánh giá

được năng lực nhận thức và cảm thụ của học sinh trong dạy học tác phẩm
Người trong bao; Đồng thời tiếp thu những nguyện vọng, đề xuất của chính
bản thân các em để giờ học đạt kết quả tốt hơn.
- Tổng quát lại, kết quả của việc khảo sát và đánh giá trên là cơ sở thực tiễn để
người viết có cơ sở khẳng định, từ đó sử dụng phiếu học tập một cách có hiệu quả
trong giảng dạy văn bản văn học nói chung, văn bản “Người trong bao” nói riêng.
b. Đối tượng khảo sát.
Khảo sát học sinh lớp: 11B1, 11B2, 11B3, 11B4, 11B5, 11B6, 11B7
Trường THPT Triệu Sơn 4.
(Phát phiếu điều tra cho học sinh 11B1, 11B2, 11B3, 11B4; trao đổi với học
sinh 11B5, 11B6, 11B7 Trường THPT Triệu Sơn 4)
c. Hình thức khảo sát.
- Trao đổi trực tiếp với học sinh các trường THPT Triệu Sơn 4.
- Sử dụng hình thức phiếu điều tra với học sinh.

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
Nội dung phiếu điều tra

7


Câu 1: Em có thích học tác phẩm văn học nước ngồi nói chung và văn
bản Người trong bao của A.P. Sê-khốp khơng? Vì sao?
Câu 2: Theo em, điểm khó nhất khi tự học văn bản trên là gì?
Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi
soạn xong bài học?
Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi thầy cô sử dụng phiếu học tập vào thực
tiễn dạy học văn bản Người trong bao thay thế cho một số phương pháp dạy
truyền thống?
2.2.2. Kết quả khảo sát.

a. Sử dụng hình thức phiếu điều tra:
Câu 1: Em có thích học tác phẩm văn học nước ngồi nói chung và văn
bản Người trong bao của A.P. Sê-khốp khơng? Vì sao?
Có đến 98 học sinh trả lời là “Có” (27 học sinh trả lời là “khơng”).
Như vậy có thể khẳng định tác phẩm văn học nước ngồi nói chung, văn
bản Người trong bao nói riêng vẫn có một sức hấp dẫn khá lớn đối với lứa tuổi
học sinh lớp 11 THPT. Đa số các em thích học tác phẩm trên vì hay và hấp dẫn,
nó giáo dục thế hệ trẻ bài học về cuộc sống, cách xây dựng các mối quan hệ tích
cực, dám chủ động, sáng tạo ... thay vì rập khn, máy móc, giáo điều.
Trả lời vì sao mình khơng thích học tác phẩm trên, các em cho rằng: Vì thi
THPT Quốc gia không thi phần này nên các em không học chứ khơng phải
khơng thích học.
Câu 2: Khi được hỏi điểm khó nhất khi tự học tác phẩm trên là gì?
Có 92/125 học sinh trả lời là bài học chứa đựng nhiều triết lí xã hội, ngơn
từ đa tầng nghĩa nên các em khơng nhớ, khơng hiểu hết được, vì thế bài học trở
nên trừu tượng.
Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi
soạn xong bài học?
Phần lớn các em đều nêu được giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm thể
hiện cái nhìn châm biếm, giễu cợt, mỉa mai của tác giả qua hình tượng Bê-li-cốp
đồng thời phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ, ích kỉ của một
bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: Khi được hỏi: Em cảm thấy thế nào khi thầy cô sử dụng phiếu
học tập vào thực tiễn dạy học văn bản Người trong bao thay thế cho một số
8


phương pháp dạy truyền thống? 125/125 học sinh được hỏi đều đồng ý, bởi nó
giúp các em chủ động hơn, hứng thú hơn, tự tin hơn trong việc thể hiện quan
điểm của mình về nội dung bài học.

b. Trao đổi trực tiếp.
Qua trao đổi, thấy các em rất hứng thú với việc sử dụng phiếu học tập vào
dạy học văn bản văn học nói chung, tác phẩm Người trong bao nói riêng.
Khi đưa ra câu hỏi: Em thấy phần bài soạn ở nhà của mình đúng được
bao nhiêu phần trăm so với lời thầy cô gợi ý ở trên lớp?. Đối với những học
sinh khá giỏi: Các em cho rằng được khoảng 70% vì các gợi ý trong sách giáo
khoa là khá rõ ràng. Phần cịn lại thì cho rằng mình may ra thì đạt được 40%.
Một phần vì các sách tham khảo đã có sẵn câu trả lời, mặt khác vì cách soạn
tương đối giống nhau nên cũng khơng cuốn hút được các em.
Như vậy để thúc đẩy tốt hơn việc học của các em không chỉ là việc truyền
thụ đầy đủ tri thức về tác phẩm mà quan trọng hơn phải xuất phát từ hứng thú,
nhu cầu của các em mà giảng dạy.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Trước những kết quả trên tôi đã giành thời gian tìm hiểu những nguyên
nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh vẫn có hứng thú học văn nhưng lại ngại
phần văn học nước ngồi trong đó có bài Người trong bao, từ đó đề ra những
giải pháp phù hợp. Qua tìm hiểu ở 04 lớp 11B1, 11B2, 11B4 và 11B5 tôi thu
được kết quả như sau:
Nguyên nhân

Lớp


số

Do học sinh
không theo
khối C chỉ
tập trung học
các mơn khối

A,A1,B

Do kiến
thức SGK
khơ khan,
khó hiểu

Do phương pháp
giảng dạy khô
khan, buồn tẻ,
cứng nhắc

Ý kiến
khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


11B1

44

21

47.7%

13

29.5
%

10

22.8%

0

0

11B2

45

18

40%


12

26.6

15

33.4%

0

0%
9


%
11B4

40

02

05%

08

20%

28

70%


02

05%

11B5

42

0

0%

09

21.4
%

29

69.4%

04

9.2%

Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh có
hứng thú học văn nhưng ngại học các tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó
nguyên nhân quan trọng nhất đó là phương pháp giảng dạy cịn khơ khan, buồn
tẻ, cứng nhắc.

2.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG HOẠT
ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA A.P. SÊKHỐP NHẮM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
2.3.1. Trước khi đọc văn bản.
- Phiếu học tập số 1.
+ Hãy liệt kê những điều trong cuộc sống làm cho anh/chị thấy sợ hãi
theo hướng dẫn của sơ đồ sau.
+ Nỗi sợ hãi có thể đè bẹp con người hay làm cho con người có cơ hội
lớn lên? Hãy trao đổi với mọi người quan điểm của anh/chị về điều này.

10


2.3.2. Phần tiểu dẫn.
Phiếu học tập số 2.
- Đọc phần kết quả cần đạt và Tiểu dẫn trong SGK để hồn thành ơ chữ
theo các gợi dẫn dưới đây.
1. Đây là đánh giá về vai trò của Sê-khốp (A.P.Chekhov) đối với thể loại
truyện ngắn và kịch nói.
2. Đây là xuất thân của Sê-khốp.
3. Một sự kiện diễn ra vào năm 1887 với nhà văn Sê-khốp.
4. Môi trường xã hội Nga cuối thế kỉ XIX đã đẻ ra lắm…
5. Một nghề mà Sê-khốp từng làm sau khi tốt nghiệp đại học.
6. Đây là thành phố nơi nhà văn Sê-khốp vừa dưỡng bệnh vừa sáng tác.
7. Đây là thị trấn nơi nhà văn Sê-khốp sinh ra và lớn lên.
8. Tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra các vấn đề có …
11


9. Một đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn Sê-khốp.
10. Lối sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

11. Một đặc điểm nổi bật của môi trường xã hội Nga cuối thế kỉ XIX.
12. Tên một vở kịch nói tiêu biểu của Sê-khốp.
13. Tên một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Sê-khốp.

- Dựa vào kết quả đọc phần Tiểu dẫn và ô chữ đã hoàn thành, anh/chị
hãy giới thiệu bằng lời về tác giả Sê-khốp và truyện ngắn “Người trong bao”.
2.3.3. Phần đọc hiểu văn bản.
- Phiếu học tập số 3 – Tóm tắt tác phẩm Người trong bao.
+ Hãy đọc văn bản Người trong bao trong SGK. Ghi tóm tắt các sự việc
chính của văn bản vào mỗi bức tranh dưới đây:
2.

1.

3.

12


5.

4.
6.

7.

+ Hãy nhìn vào mỗi bức tranh và các sự việc chính
anh/chị vừa ghi tóm tắt bằng lời văn bản Người trong
bao. Phát biểu bằng lời ấn tượng ban đầu của anh/chị
về tác phẩm.


- Phiếu học tập số 4 - Tìm hiểu về chân dung, lối sống của Bê-li-cốp
theo các gợi dẫn dưới đây:

13


hình dung Bê-li-cốp đang ở trước mặt mình. Anh/chị có nhìn rõ con người anh ta khơng? Anh/chị có

- Phiếu học tập số 5 – Tìm hiểu những ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp
theo gợi dẫn dưới đây:
1

14


Lối sống của Bê-li-cốp
ảnh hưởng như thế nào
đến những người xung
quanh?

Trước khi xảy ra cuộc
nói chuyện với Cơ-va-lencơ, lối sống ấy ảnh hưởng
như thế nào đến chính
Bê-li-cốp?

2
3

Lối sống trong bao của Bê-li-cốp tạo ra xung đột như thế nào với

chị em nhà Cô-va-len-cô?

3a. Hành động, ngôn ngữ
của Bê-li-cốp trong câu chuyện
với Cơ-va-len-cơ:

3b. Hành động, ngơn ngữ của
Cơ-va-len-cơ trong cuộc nói
chuyện với Bê-li-cốp:

4
.
4a. Ghi lại lời bình của người kể chuyện
về tiếng cười của Va-ren-ca

4b. Cái chết của Be-li-cốp có điều gì vơ lí? Sự vơ lí này nhằm thể
hiện điều gì?

4c. Cái chết của Be-li-cốp có điều gì hợp lí? Sự hợp lí này nhằm thể
hiện điều gì?

4d. Sau khi Bê-li-cốp chết chưa đầy một tuần, mọi việc lại diễn ra
như cũ. Chi tiết này gửi gắm thơng điệp gì?

-

Phiếu học tập số 6 – Thế nào là “Người trong bao”?
15



“Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng
hiện còn bao nhiêu là người trong
bao, trong tương lai cũng sẽ còn
bao nhiêu kẻ như thế nữa!”

Anh/Chị hiểu “người trong bao”
là kiểu người như thế nào? Hãy nhìn vào
chính mình và bức tranh hiện thực xã hội anh/chị đang sống để
trả lời xem tiên đoán của nhà văn Sê-khốp về sự hiện diện của
những kiểu người trong bao liệu có cịn chính xác. Có những
kiểu “người trong bao” nào đang tồn tại xung quanh chúng ta?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

- Phiếu học tập số 7 – Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật và chủ đề của tác
phẩm theo các gợi dẫn sau:
16


1. Nghệ thuật trần thuật.

1a. Người kể câu chuyện về Bêli-cốp là ai?

1b. Việc lựa chọn ngôi kể này
đem lại hiệu quả như thế nào?

2. Nghệ thuật xây dựng nhân
vật Bê-li-cốp.
2a. Bê-li-cốp có phải là nhân vật
điển hình khơng? Vì sao?

2b. Chỉ ra các chi tiết biếm họa,
hài hước và hiệu quả của nó trong
việc khắc họa chân dung nhân vật.

1c. Giọng điệu của
người kể chuyện ra sao?

2c. Ghi lại các chi tiết
mang tính biểu tượng
tác
giả chọn để khắc họa
nhân vật.

3a. Ghi lại câu văn thể hiện rõ
nhất chủ đề của tác phẩm.
3c. Hãy tìm nghe bài hát “Nhắn
tuổi 20” của Lê Tâm. Anh/Chị thấy
bài hát này có điểm gặp gỡ gì với
3b. Anh/Chị có thích cách tác giả
truyện ngắn “Người trong bao” của

bộc lộ trực tiếp chủ đề qua câu văn
Sê-khốp?
đó khơng? Vì sao?

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.4.1. Nhìn từ tiết học.
17


Tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn trong các tiết học. Khơng cịn tình
trạng học sinh uể oải hay lơ là. Các tổ, nhóm hoạt động hăng say, nhiệt tình và
thể hiện nhận thức về vấn đề văn hóa ứng xử, vấn đề đời sống rất sâu sắc. Đặc
biêt, các kiến thức về bài học được các em ghi nhớ nhanh chóng.
2.4.2. Kết quả vận dụng kiến thức của học sinh như sau:
- Để kiểm chứng bài dạy tôi đã sử dụng ở hai lớp mình dạy, trong đó 01 lớp
thực nghiệm để thực hiện tiết dạy theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn
bản văn học qua hệ thống phiếu học tập. Sau tiết dạy, tôi đã cho học sinh kiểm
tra bài viết. Sau khi chấm bài của học sinh tôi đã phân loại kết quả học tập của
học sinh như sau:
- Điểm giỏi - xuất sắc: 8 – 10, điểm khá: 7 – 8, điểm trung bình: 5 - 6 ,
điểm yếu: dưới 5.
* Phiếu kiểm tra sau bài học.
PHIẾU KIỂM TRA SAU BÀI HỌC
Họ và tên: ………………………………………………….. Lớp: ………………..
Đề bài:
Anh/Chị hiểu “người trong bao”là kiểu người như thế nào? Có những kiểu
“người trong bao” nào đang tồn tại xung quanh chúng ta?
* Kết quả kiểm tra.
Trên cơ sở phân loại kết quả học tập của học sinh theo các thang điểm như
trên, tôi đã thu được kết quả như sau từ bài viết của học sinh:


Lớp

Ghi
Ghi
chú

Kết quả

Sĩ số
học
sinh

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

40

0

0%

18

45%

22

55%

0

0%

44

16

36.4

%

21

47.7
%

07

15.9
%

0

0%

11B4
Đối
chứng
11B1
Thực
nghiệm

* Đánh giá kết quả thực nghiệm.
18


Từ kết quả trên cho thấy, việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Người
trong bao của Sê-khốp qua hệ thống phiếu học tập đã đem lại kết quả tích cực.
Các em học sinh tích cực chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, nắm được những

nội dung cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, biết liên hệ thực tế để
thấy được tính thời sự của văn bản. Cùng với việc sử dụng có hiệu quả các thiết
bị dạy học như Tivi, máy chiếu Projector,... kết hợp với hoạt động dạy học tích
cực đã đem lại hiệu ứng tốt cho giờ học, tạo khơng khí sôi nổi, giờ học trở nên
cuốn hút đối với học sinh.
Từ đó, chúng tơi cho rằng việc lựa chọn phương pháp phù hợp với đối
tượng dạy học và bài học là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả giờ
dạy mơn Ngữ văn nói riêng, hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Từ kết quả thực nghiệm ở trên tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Phiếu học tập là một phương pháp rất thông dụng trong dạy học qua các
sản phẩm của quá trình làm việc của học sinh, giáo viên có được nguồn thơng
tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được cách dạy học của mình.
- Sử dụng phiếu học tập trong dạy học văn bản văn học nói chung, văn bản
Người trong bao của Sê-khốp nói riêng, kết hợp với phương pháp hoạt động
nhóm nhỏ học sinh được làm việc nhiều, phát huy được tính sáng tạo, năng
động, tích cực, linh hoạt phù hợp với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung
tâm; xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và xây dựng niềm tin về
bản thân cho mỗi học sinh.
- Kích thích sự phát triển tư duy lô gic, rèn luyện kỹ năng học tập và nhiều
kỹ năng sống bổ ích khác cho học sinh.
- Khơi gợi hứng thú, kích thích, bồi dưỡng tình u đối với môn Ngữ văn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác dạy học nói chung và mơn
Ngữ văn nói riêng.
Sáng kiến kinh nghiệm này được viết với mục đích góp thêm một tiếng nói
trong việc giảng dạy tác phẩm đã quá quen thuộc nên không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của của đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn trong thực tiễn dạy học.

19


3.2. Kiến nghị.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tơi có một số kiến nghị sau:
- Khi vận dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học cần có sự hỗ
trợ tích cực về cơ sở vật chất, trang thiết bị từ phía nhà trường.
- Các tổ nhóm chun mơn cần tích cực nghiên cứu, xây dựng ngân hàng
phiếu học tập để có thể sử dụng có hiệu quả vào q trình dạy học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Viết Cương

20


CHÚ THÍCH
1. Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Hoàng Phê (Chủ biên). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr 473.
3. Luật Giáo dục Việt Nam 2005.
4. Bùi Túy Phượng. Thiết kế phiếu học tập cho các bài dạy văn nghị luận
Việt Nam trung đại ở trung học phổ thơng. Tạp chí Giáo dục ngày 15 tháng 9

năm 2016.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 11 Tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2018
2. Sách giáo viên Ngữ văn 11 Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2006
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ
văn – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2007
4. Bùi Túy Phượng. Thiết kế phiếu học tập cho các bài dạy văn nghị luận
Việt Nam trung đại ở trung học phổ thơng. Tạp chí Giáo dục ngày 15
tháng 9 năm 2016.
5. Các trang web, mạng xã hội.

22



×