Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN ứng dụng nền tảng học tập trực tuyến microsoft education trong giảng dạy tin học văn phòng cho học sinh khối 11 trường THPT cầm bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.41 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
2. Phần nội dung....................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................2
2.2. Thực trạng.................................................................................................3
3. Ứng dụng nền tảng giáo dục online của Microsoft – Microsoft education.......5
3.1. Ứng dụng nền tảng giáo dục online Microsoft Education như một dự
án học tập tại nhà............................................................................................6
3.2. Ưu, nhược điểm của Microsoft education...........................................10
4. Hiệu quả mang lại............................................................................................11
4.1. Đối với giáo viên......................................................................................11
4.2. Đối với học sinh.......................................................................................12
5. Kết luận, khuyến nghị.....................................................................................12
5.1. Kết luận...................................................................................................12
5.2. Khuyến nghị............................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14


1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, học sinh buộc
phải dừng đến trường để phòng ngừa dịch bệnh, dạy học trực tuyến đã trở thành
phương án tối ưu để thực hiện chủ trương “dừng đến trường nhưng không dừng
học”. Dạy học trực tuyến còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp
nâng cao hiệu quả cơng tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và
khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.


Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động
tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet để giảng dạy và học tập. Thông qua
dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy học, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ
hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như “tự chủ và tự học”, “năng lực tin
học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây cũng là 4
trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thơng mới đặt mục
tiêu hình thành và phát triển cho người học.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng ta nhìn thấy rất rõ những yêu
cầu từ thực tiễn đặt ra cũng như những tình huống phải lường trước đối với việc
dạy học trực tuyến. Qua đó, cũng cho thấy việc tương tác giữa giáo viên và học
sinh lâu nay cịn lỏng lẻo, mang nặng tính truyền thống, chưa tận dụng hết
nguồn cơng nghệ đang có.
Xuất phát từ những lí do trên, với mục đích chia sẻ với các thầy cô một vài
kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương thức dạy học online trong việc giao
nhiệm vụ và quản lí học sinh học trực tuyến, đặc biệt đối với bộ mơn Tin học
Văn phịng, tơi chọn: “Ứng dụng nền tảng học tập trực tuyến Microsoft
education trong giảng dạy Tin học văn phòng cho học sinh khối 11 trường
THPT Cầm Bá Thước” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Chia sẻ những kinh nghiệm giúp giáo viên:
+ Quản lí học sinh thông qua mạng xã hội.
+ Giao nhiệm vụ online
+ Dạy học tin học văn phòng online
+ Kiểm tra, chấm trả bài online
+ Tạo trò chơi online.
- Đề xuất cách phối hợp quản lí học sinh online



2
- Hướng dẫn các đăng ký và tạo tài khoản cá nhân trên phần mềm dạy học
trực tuyến Microsoft education. Sau đó cài các chức năng trên phần mềm để tạo
một phòng học online nhằm tương tác giảng dạy cũng như trao đổi với học sinh
một cách thuận tiện nhất. Từ đó chia sẻ một số kinh nghiệm ơn tập, cũng cố kiến
thức cho học sinh trên phần mềm khi dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Các công cụ, công nghệ hỗ trợ dạy học online.
- Phương pháp tiếp cận, quản lí học sinh và dạy học online
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11D và lớp 11A6 trường THPT Cầm Bá
Thước
- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Cầm Bá Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD;
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
a. Cơ sở pháp lí.
- Cơng văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường dạy học qua internet, dạy học qua truyền hình trong
thời gian học sinh nghỉ đến trường để phịng, chống Covid-19.
- Cơng văn số 2214/UBND-VX Thanh Hóa, ngày 22/02/2021của UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc giao tham mưu giải quyết đề nghị triển khai ứng dụng
dạy học trực tuyến ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19.
b. Một số khái niệm về dạy học và giáo dục trực tuyến.
- Theo Wikipedia, giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương
pháp học ảo thơng qua máy vi tính, điện thoại thơng minh nối mạng đối với một

máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có
thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền
tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền qua băng thông rộng hoặc kết nối
không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay
các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó
vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường
học khác.
- Theo Tiến sĩ Vũ Thế Dũng (báo Thanh Niên ngày 12/02/2020) có thể chia
giáo dục trực tuyến theo năm bậc như sau:


3

- Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Ở bậc 2, E-Learning chỉ là nền
tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Ở, bậc 3, E-Learning được sử
dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
- Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục, và trở
thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý
như lớp học đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có
sự hiểu biết và đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-Learning vẫn chỉ
là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mơ hình vận hành của nhà
trường.
- Theo những quan điểm trên thì phần lớn các trường cơng lập hiện nay,
giáo dục trực tuyến đang ở cấp độ 1 và 2, điều này chưa tương xứng với thời đại
cơng nghệ 4.0.
2.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
- Thuận lợi:
+ Mạng internet, Wifi tốc độ cao có giá cả hợp lí và phủ sóng rộng khắp
+ Mạng xã hội như Face book, Zalo, YouTube …kết nối dễ dàng, tạo điều

kiện để giáo viên và học sinh tự trang bị kiến thức, kĩ năng và công nghệ để phù
hợp với yêu cầu
- Khó khăn:
+ Cách tương tác truyền thống trong dạy học còn quá nặng nề, giáo viên và
học sinh chưa chủ động tiếp cận và cập nhật kiến thức
+ Kết quả học tập online chưa được công nhận và đánh giá đúng.


4
+ Phương tiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh cịn hạn chế.
b. Thành cơng - hạn chế
- Thành cơng:
+ Tạo các nhóm “Học tập xã hội” của mơn Tin học, trong đó cung cấp cho
học sinh nguồn học liêu bao gồm: Video bài giảng theo các chủ đề (bài học); Hệ
thống câu hỏi và bài tập theo chủ đề, theo bài; Hệ thống các đề ôn tập theo bài,
theo chương, theo chủ đề, theo mức độ. Ngoài ra, nhóm “Học tập xã hội” cũng
là kênh để chuyển giao nhiệm vụ và nhận các sản phẩm học tập của học sinh.
+ Tạo hệ thống đề thi thử online trên ứng dụng Shub Classroom, ứng dụng
Testbank và được học sinh tham gia tích cực. Kết quả được chấm tự động, thống
kê, phân tích và đánh giá rõ ràng. Các ứng dụng này hồn tồn miễn phí và học
sinh truy cập dẽ dàng.
+ Tạo câu hỏi đánh giá sau mỗi bài học dưới hình thức trị chơi trực tuyến
(thi giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm học sinh) trên ứng dụng Kahoot, tạo
được sự hứng thú học tập của học sinh.
+ Tạo các buổi học online trên phần mềm Microft education để giảng bài
mới, sửa bài tập và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Các buổi học được sắp xếp
lịch cố định 2 buổi/tuần, mỗi buổi kéo dài từ 60-90 phút.
+ Chấm trả bài tự luận của học sinh hàng ngày bằng hình thức gửi ảnh qua
messeger.
- Hạn chế:

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa tốt nên việc quản lí
học sinh chủ yếu dựa vào tích tự giác và tích cực của học sinh.
+ Việc xếp lịch dạy online mang tính tự phát nên thiếu sự ràng buộc, đôi
khi chồng chéo các lịch khác của học sinh.
+ Chương trình giáo dục phổ thơng được phát triển với một trong các mục
tiêu là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến
thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; trong đó, chương trình
giáo dục trung học phổ thơng có mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những
phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công
dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp
tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng
với những đổi thay trong bối cảnh tồn cầu hố và cách mạng công nghiệp mới.
Mục tiêu phát triển khả năng tự học và ý thức tiếp tục học lên, học nghề và ý
thức học tập suốt đời là một trong các mục tiêu quan trọng.


5
+ Trong tình hình dịch bệnh covid 19 đang hồnh hành, thực hiện tốt
phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, người giáo viên và
học sinh phải thay đổi và thích ứng một cách nhanh chóng với phương pháp học
tập và giảng dạy mới – phương pháp dạy học trực tuyến. Phương pháp này địi
hỏi học sinh tính tự giác cao trong học tập.
+ Năm học 2020-2021, trường THPT Cầm Bá Thước có tổng số 30 lớp học
chính khóa buổi sáng và 10 lớp 11 học Nghề Tin học văn phòng buổi chiều(3
tiết/ tuần); việc sắp xếp thời khóa biểu gặp nhiều khó khăn, các lớp học thường
xuyên đụng giờ nhau và thường xuyên phải luân phiên học tại lớp.
+ Ngoài ra, cơ sở vật chất nhà trường có tổng cộng 2 phịng máy vi tính
trong tình trạng hư nhiều, một số học sinh thường xuyên phải thực hành chung
máy – 2 học sinh thực hành 1 máy. Vì vậy, kỹ năng thực hành cũng như khả

năng ghi nhớ các thao tác sử dụng ứng dụng của học sinh chưa cao.
+ Từ thực trạng trên, học sinh bắt buộc phải tự tìm hiểu và tự học thêm tại
nhà. Điều nay dẫn đến nhu cầu tìm kiếm phương pháp học tập tích cực, hiện đại,
cập nhật liên tục và tạo cảm giác hứng thú cho học sinh.
3. Ứng dụng nền tảng giáo dục online của Microsoft – Microsoft education
Chương trình học Nghề Tin học văn phịng lớp 11 hiện nay, học sinh đang
học tập và thực hành Microsoft office Word và Excel. Đây cũng là nội dung lấy
điểm thực hành nghề của học sinh.
Microsoft education là nền tảng giáo dục online hiện đang được giáo viên
và học sinh, sinh viên ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới sử dụng.
Ngồi những ứng dụng được sử dụng như cơng cụ tương tác giữa giáo viên
và học sinh, Microsoft education cịn xây dựng các khóa học tập hỗ trợ người sử
dụng nghiên cứu sử dụng các ứng dụng được Microsoft phát triển như Word,
Excel, Powerpoint.
Các khóa học được Microsoft education xây dựng dựa trên phiên bản ứng
dụng mới nhất. Các ứng dụng của Microsoft ngoài bản down về cài trực tiếp trên
máy, cịn có phiên bản online. Phiên bản online này cho phép học sinh sử dụng
ứng dụng thẳng trên nền tảng web và không cần quan tâm vấn đề bản quyền của
ứng dụng.
Các khóa học sử dụng ứng dụng này được xây dựng có video minh họa
cũng như có kiểm tra đánh giá người học, ngoài ra, sau khi học xong khóa học,
người học được Microsoft cấp chứng chỉ hồn thành khóa học.
Việc cấp chứng chỉ này tạo động lực và hứng thú tìm hiểu cho người học.
Chứng chỉ Microsoft cũng hỗ trợ giáo viên kiểm tra học sinh có học và tìm hiểu
ứng dụng tại nhà hay khơng.


6
3.1. Ứng dụng nền tảng giáo dục online Microsoft Education như một dự án
học tập tại nhà

3.1.1. Tạo tài khoản Microsoft
Bước 1: Vào trang web để đăng ký tài khoản.
Bước 2: Nhập thơng tin đăng ký, khuyến khích học sinh sử dụng số điện
thoại để thay thế tên tài khoản:
Bước 3: Làm theo hướng dẫn của trang web để đăng ký tài khoản.

3.1.2. Chọn khóa học trong Microsoft education
Bước 1: Vào trang web login tài
khoản vừa tạo lập.
Bước 2: Tìm và học các khóa học:
Trong ví dụ dưới đây, khóa học được hướng dẫn tìm học là tìm và học về
ứng dụng excel:


7
Bước 3: Tìm và chọn ứng dụng cần học – Excel trong mục Product bên trái
cửa sổ:

Bước 4: Chọn khóa học Excel cần học – trong minh họa là Excel cơ bản:


8
3.1.3. Tham gia khóa học trong Microsoft education
Các khóa học của Microsoft được thiết kế theo từng bước, người học chỉ
cần làm theo từng bước hướng dẫn, theo dõi video hướng dẫn là có thể hồn
thành khóa học một cách dễ dàng
Ví dụ: trong khóa học minh họa Introduction Excel:

Từng bước tiếp cận excel kèm theo đường link đính kèm được mơ tả cụ
thể, ngồi ra, Microsoft Education cịn cung cấp video hướng dẫn minh họa bên

dưới với các bước thao tác được Microsoft quay lại.
Đường link Open excel đính kèm ở trên dẫn người sử dụng thẳng đến trang
web sử dụng excel online:


9
Trong bản thân trang web excel online, đường link Welcome to Excel
hướng dẫn những bước rất căn bản về phần mềm này.
Sau khi học xong các thao tác căn bản, Microsoft education cịn có những
gợi ý mẹo sử dụng phần mềm ở link phía dưới bài viết:

3.1.4. Chứng chỉ khóa học
Microsoft education có một hệ thống chứng chỉ / huy hiệu đồ sộ. Mỗi huy
hiệu là bằng chứng chứng minh người dùng đã học xong một khóa học của
Microsoft. Hệ thống chứng chỉ / huy hiệu này tạo động lực sưu tầm và là động
lực học tập của người dùng.
Khi bấm vào My profile góc trên bên phải:


10
Người dùng sẽ được chuyển tiếp đến trang hiển thị chứng chỉ/ huy hiệu đã
nhận:

3.2. Ưu, nhược điểm của Microsoft education
3.2.1. Ưu điểm
Cách thức sử dụng phần mềm được hướng dẫn cụ thể, chi tiết và bài bản từ
chính nhà sản xuất phần mềm.
Ngoài các phần mềm của Microsoft, Microsoft education là một trang tự
học rất tốt cho những học sinh đam mê tri thức. Người sử dụng cịn có thể kết
nối với những người dùng đam mê học hỏi, học tập nhiều môn học ở nhiều lĩnh

vực khác nhau.
Đây là trang web hồn tồn miễn phí.
Học sinh có thể học ở bất cứ đâu và sử dụng bất cứ thiết bị nào
3.2.2. Nhược điểm
Trang web được phát triển và chạy tốt nhất trên nền tảng Win 10 và ứng
dụng duyệt web Microsoft Edge
Hầu hết các khóa học được thiết kế bằng tiếng Anh, rào cản ngơn ngữ có
thể làm học sinh nản lòng.


11
4. Hiệu quả mang lại
4.1. Đối với giáo viên
Sử dụng nền tảng giáo dục online này như một khóa học tự làm mới mình,
tự cập nhật kiến thức, vượt qua sức ỳ của bản thân và tiếp xúc với các công nghệ
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Rèn luyện và trau dồi vốn tiếng Anh tự có, cập nhật vốn tiếng Anh chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực giảng dạy.
Học tập phương pháp giảng dạy online cũng như cách thức tạo lập các khóa
học elearning. Học tập tác phong tự tin, ngôn phong rõ ràng trong các video clip
hướng dẫn online được học.
Kiểm tra, đánh giá được quá trình tự học của học sinh một cách khách
quan.
Lấy lại căn bản cho học sinh một cách tích cực.
Trình độ học sinh trong lớp tăng trưởng đồng đều hơn so với trước khi sử
dụng phương pháp.

Tạo nhóm lớp và quản lý học sinh trên nền tảng Microsoft education
4.2. Đối với học sinh
Học tập chủ động, tốc độ học tập phù hợp với khả năng của bản thân.

Lấy lại căn bản sử dụng ứng dụng một cách tích cực.
Biết đúng và hiểu rõ tên gọi của các thành phần trong Word và Excel Phát
triển khả năng nghe và hiểu tiếng Anh.
Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã đối
chiếu so sánh phương pháp dạy học trực tuyến sử dụng phần mềm Microsoft
education cho học sinh với phương pháp thông thường khác. Cụ thể như sau:
Tiến hành thực nghiệm tại lớp 11D (40 học sinh), 11A6 (41 học sinh) và Lớp 11
A1 (38 học sinh), 11 A2 (40 học sinh) không dạy thực nghiệm (đối chứng).


12
Sau chuyên đề tôi tiến hành kiểm tra kiến thức cả 4 lớp (ban cơ bản) đã
nêu trên với cùng một nội dung.
Kết quả được thống kê theo bảng sau:
Lớp
Tổng số Điểm 8 trở lên
Điểm 5 trở lên và < 8 Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
11D
40
25
62.5%
15
37.5%
0

0.0%
11A6
41
27
65.85%
14
34.15%
0
0.0%
11A1
38
7
18.4%
26
68.4%
5
13.2%
11A2
40
14
35%
23
57.5%
3
7.5%
Trong q trình dạy học tơi sử dụng phương pháp dạy học trực tuyến trên
nền tảng Microsoft education để tổ chức cho HS các lớp 11 học Tin học văn
phịng. Kết quả trong q trình dạy cho thấy: HS ở lớp thực nghiệm có số điểm
cao hơn cịn ở lớp đối chứng thấp và khơng thay đổi nhiều đã thể hiện qua các
bài kiểm tra, điều này chứng tỏ dạy học trực tuyến trên nền tảng Microsoft

education đã có tác động hiệu quả đến việc lĩnh hội kiến thức của HS. Mặt khác
HS ở lớp thí nghiệm ln tỏ ra tích cực, hăng say và sáng tạo trong học tập hơn .
Kết quả này cũng cho thấy, dạy học trực tuyến đã đạt được hiệu quả bước đầu
trong việc nâng cao tinh thần thái độ học tập cũng như việc lĩnh hội kiến thức
của HS đồng thời phần nào khắc phục được những khó khăn trong dạy và học
do tác động của đại dịch Covid-19.
5. Kết luận, khuyến nghị
5.1. Kết luận
- Trang thiết bị phục vụ cho dạy học và quản lí học sinh online khơng q
phức tạp và tốn kém.
- Việc ứng dụng công nghệ và sử dụng mạng internet phục vụ cho công tác
giảng dạy là cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
- Sự kết hợp giữa dạy học trực tiếp trên lớp và dạy học online sẽ tăng tính
tương tác, mang lại nhiều cơ hội học tập cho học sinh hơn.
5.2. Khuyến nghị
- Cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp quản lí về vấn đề đưa giáo dục
trực tuyến vào trong công tác giảng dạy học, từng bước thay đổi cách thức tiếp
cận và quản lí học sinh cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội


13
dung của người khác.
Người thực hiện


Nguyễn Xuân Thắng


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách Hoạt động giáo dục nghề phổ thơng nghề Tin học văn phịng 11, biên
soạn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm xuất bản 2019.
[2] .Thông tin trên Internet
-
- />- />


×