Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN tìm hiểu ảnh hưởng của dẫn chất phthalate đến sự dậy thì sớm ở trẻ qua chủ đề este

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.69 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ‘‘DẪN CHẤT
PHTHALATE ’’ ĐẾN SỰ DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ QUA
CHỦ ĐỀ ESTE

Người thực hiện: Trịnh Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành II
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa Học

THANH HỐ, NĂM 2021
PHẦN I: MỞ ĐẦU


MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

Lí do chọn đề tài…………………………………………………………...…1
Mục đích nghiên cứu………………………………………………………....2
Đối


tượng
nghiên
cứu………………………………………………………...2
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….….2
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm……………………………..
….2

Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.

sở

luận
của
sáng
kiến
kinh
nghiệm………………………………………..3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm……………….....3
2.3.
Các
giải
pháp
đã
sử
dụng
để
giải

quyết
vấn
đề………………….......................3
2.3.1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng…………………………………………….
……....4
2.3.2. Chuẩn bị ……………………………………………………………………..5
2.3.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học……………………………………….........5
2.3.4. Tiến trình bài dạy……………………………………………………….........5
2.3.4.1. Hoạt động khởi động…………………………………………………….....5
2.3.4.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới…………………………..…………...6
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” ……………….…6
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của dậy thì sớm và Nhóm hóa chất “dẫn chất
phthalate” có trong dầu gội, mĩ phẩm, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày ……………9
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” xâm nhập vào cơ
thể chúng ta bằng những con đường nào………………………………………......12


Hoạt động 4: Tìm hiểu cách hạn chế mọi rủi ro của nhóm hóa chất este “dẫn chất
phthalate”?................................................................................................................1
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng
nghiệp

nhà
trường.......................................................................................16
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1.
luận..............................................................................................................17


Kết

3.2. Kiến nghị...........................................................................................................17


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, vấn đề dậy thì sớm ở trẻ, đặc biệt là trẻ em gái liên quan đến nhóm
hóa chất “dẫn chất phthalate” là vấn đề được hầu hết các bậc cha mẹ rất quan tâm.
Ơng Kim Harley, tác giả chính của nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng tại
Berkeley cho biết: “Chúng ta biết rằng một số thứ chúng ta đưa vào cơ thể qua da
hoặc qua hơi thở, qua ăn uống. Chúng ta cần biết, những hóa chất này ảnh hưởng
đến sức khỏe của chúng ta như thế nào”
Báo cáo mới này được cơng bố trên tạp chí Nhân sinh và được hình thành từ
dữ liệu được thu thập như một phần của Trung tâm Đánh giá Sức khỏe của Bà mẹ
và Trẻ em Salina (CHAMACOS). Dự án này đã theo dõi 339 trẻ em từ trước khi
sinh vào tuổi thiếu niên và nhận thấy, mức độ phơi nhiễm môi trường sớm có thể
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Trong 20 năm qua, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé gái, và có thể cả bé trai,
đã dậy thì sớm hơn. Đây là một tin đáng lo ngại vì các nhà khoa học cho biết mối
liên kết giữa dậy thì sớm với nguy cơ mắc bệnh tâm thần, ung thư vú và buồng
trứng ở bé gái và ung thư tinh hoàn ở bé trai.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung nghiên cứu nhóm
hóa chất “dẫn chất phthalate” gây dậy thì sớm ở trẻ vào chương trình mơn học cịn
ít, vì vậy việc hiểu biết của các em về nhóm hóa chất “dẫn chất phthalate” gây dậy
thì sớm ở trẻ cịn nhiều hạn chế. Với đặc thù hóa học là một mơn khoa học thực
nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc

nâng cao ý thức về lựu chọn đồ dùng, thực phẩm, mĩ phẩm an tồn cho học sinh.
Trong các cách đó, thì việc trao đổi, thảo luận với học sinh là một trong những cách
gắn liền hóa học với giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe con người, làm cho giờ học
trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu và hứng thú với môn học.
Xuất phát từ lý do nêu trên tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu ảnh
hưởng của “ dẫn chất phthalate” đến sự dậy thì sớm ở trẻ qua chủ đề este”

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
4


Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học có liên quan đến nhóm
hóa chất gây dậy thì sớm ở trẻ có trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm, từ đó giáo
dục cho học sinh có ý thức về việc lựu chọn và sử dụng thực phẩm, mĩ phẩm trong
cuộc sống hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng,
cũng như tạo được sự hứng thú trong học mơn hóa học nhằm nâng cao chất lượng
dạy học hóa học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nhóm hóa chất “dẫn chất phthalate” gây dậy thì sớm ở trẻ có trong đồ dùng, mĩ
phẩm, thực phẩm
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến
đề tài.
Nghiên cứu cơ sở , kỹ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi và lí thuyết cho đề tài.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Nghiên cứu về nhóm chất este “ dẫn chất phthalate”
- Trình bày chủ đề qua giáo án mới theo phát triển năng lực

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5



2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hiện nay, bộ giáo dục đang có những đề án giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh nói chung và học sinh phổ thơng nói riêng. Mục tiêu giáo dục đang chuyển
hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết
và phẩm chất cho người học. Điều đó khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu thiết
yếu đưa giáo dục kĩ năng sống vào trường học cùng với các môn học và các hoạt
động giáo dục.
Trao đổi, thảo luận kiến thức liên mơn hóa học giúp giáo viên đạt được các
mục tiêu về kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình giáo dục phổ thơng.
Thơng qua một số hiểu biết về hóa chất, độc tính của nó đề lựa chọn đồ dùng
và sử dụng thực phẩm, mĩ phẩm trong cuộc sống hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe
cho bản thân, gia đình.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Đối với học sinh phổ thơng thì kiến thức và sự hiểu biết của các em về nhóm
hóa chất “dẫn chất phthalate” đang còn rất hạn chế , đặc biệt là những đồ dùng,
thực phẩm và mĩ phẩm có liên quan đến các chất hóa học. Vì thế việc trao đổi, thảo
luận ngoại khóa cho các em về kiến thức là rất cấp thiết và quan trọng , đặc biệt là
các mơn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như mơn hóa
học.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện
- Đối với bản thân: Trước hết tơi tìm hiểu đặc điểm của học sinh về khả
năng nắm kiến thức về nhóm hóa chất “dẫn chất phthalate” có trong đồ dùng, thực
phẩm và mĩ phẩm, thành phần hoá học của chúng, cũng như tác hại của chúng. Cần
khích lệ các em tinh thần tự nghiên cứu tài liệu, hợp tác trong nhóm.
- Đối với học sinh: yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức, biết phân tích, nhận
dạng và vận dụng phù hợp để lựa chọn đồ dùng, thực phẩm và mĩ phẩm an toàn.


6


GIÁO ÁN: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA “ DẪN CHẤT PHTHALATE” ĐẾN
DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ QUA CHỦ ĐỀ ESTE (1 buổi/3 tiết)
2.3.1. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo phân tử, danh pháp gốc - chức của este (dẫn chất
phthalate)
- Một số este có trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm gây dậy thì sớm.
Hiểu được: Một số hóa chất este có trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm gây dậy thì
sớm từ đó biết cách chọn và sử dụng vật dụng, mĩ phẩm, thực phẩm một cách an
tồn
*Kĩ năng
- Viết được cơng thức cấu tạo và gọi tên của este 2 chức( tạo bởi axit Axit o –
benzendicacboxilic và ancol đơn chức).
- Phân biệt được este(dẫn chất phthalate) là loại chất gây dậy thì sớm ở trẻ có trong
đồ dùng, mĩ phẩm, thực để từ đó học sinh biết cách lựa chọn và sử dụng các đồ
dùng, mĩ phẩm, thực phẩm sao cho an toàn
* Thái độ
- HS hứng thú học tập và u thích mơn Hoá học hơn.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
7



- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính tốn
* Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua hóa học
* Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự
trọng, chí cơng, vơ tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
2.3.2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
- Giáo viên: phiếu học tập
- Học sinh: Chuẩn bị câu trả lời trước, đọc trước ở nhà
2.3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Vấn đáp.
- Đàm thoại, gợi mở
2.3.4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
2.3.4.1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
- Kiểm tra bài cũ: Huy động kiến thức đã có của HS
Phiếu học tập số 1:
Hoạt động cá nhân:
Nêu tính chất vật lý, hóa học của este và hoàn thành các ptpư sau?
8


- Hoàn thành các PTHH sau:
a, o-C6H4(COOH)2 + CH3OH

b, C6H4(COOCH3)2 + H2O
c, C6H4(COOCH3)2 + NaOH
- Hãy cho biết:
+ Các phản ứng trên gọi là phản ứng gì? Nêu đặc điểm của phản ứng.
+ Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên thuộc loại hợp hợp chất hữu cơ gì?
Hoạt động nhóm: Trao đổi kết quả làm việc của các cá nhân trong nhóm.
Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả trước tập thể lớp.
2.3.4.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” .
- Hoạt động cá nhân
Gv yêu cầu học sinh: Dựa vào kiến thức đã biết, đã tìm hiểu trước và hãy thực hiện
các yêu cầu sau:
Phiếu học tập số 2:
+ Khái niệm về este đa chức. CTTQ của este đa chức tạo bởi axit 2 chức và ancol
đơn chức
+ Nêu nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate”?
+ Nhóm nguyên tử nào được gọi là chức este? Phân loại các sản phẩm hữu cơ trên
(theo số lượng nhóm chức và gốc).
Nhóm hóa chất “dẫn chất phthalate”?

9


Cấu trúc hóa học chung của orthophthalates. (R và R' là các trình tự chung)
Các loại Phthalate thơng dụng
Tên

Viết tắt

Cơng thức hóa học


Dimethyl phthalate

DMP

C6H4(COOCH3)2

Diethyl phthalate

DEP

C6H4(COOC2H5)2

Diallyl phthalate

DAP

C6H4(COOCH2CH=CH2)2

Di-n-propyl phthalate

DPP

C6H4[COO(CH2)2CH3]2

Di-n-butyl phthalate

DBP

C6H4[COO(CH2)3CH3]2


Diisobutyl phthalate

DIBP

C6H4[COOCH2CH(CH3)2]2

Butyl cyclohexyl
phthalate

BCP

CH3(CH2)3OOCC6H4COOC6H11

Di-n-pentyl phthalate

DNPP

C6H4[COO(CH2)4CH3]2

Dicyclohexyl phthalate DCP

C6H4[COOC6H11]2

Butyl benzyl phthalate

BBP

CH3(CH2)3OOCC6H4COOCH2C6H5


Di-n-hexyl phthalate

DNHP

C6H4[COO(CH2)5CH3]2

Diisohexyl phthalate

DIHxP

C6H4[COO(CH2)3CH(CH3)2]2
10


Diisoheptyl phthalate

DIHpP

C6H4[COO(CH2)4CH(CH3)2]2

Butyl decyl phthalate

BDP

CH3(CH2)3OOCC6H4COO(CH2)9CH3

Di(2-ethylhexyl)
phthalate

DEHP, DO

P

C6H4[COOCH2CH(C2H5)(CH2)3CH3]2

Di(n-octyl) phthalate

DNOP

C6H4[COO(CH2)7CH3]2

Diisooctyl phthalate

DIOP

C6H4[COO(CH2)5CH(CH3)2]2

n-Octyl n-decyl
phthalate

ODP

CH3(CH2)7OOCC6H4COO(CH2)9CH3

Diundecyl phthalate

DUP

C6H4[COO(CH2)10CH3]2

Diisoundecyl phthalate DIUP


C6H4[COO(CH2)8CH(CH3)2]2

Ditridecyl phthalate

DTDP

C6H4[COO(CH2)12CH3]2

Diisotridecyl phthalate

DIUP

C6H4[COO(CH2)10CH(CH3)2]2

- Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả trước tập thể lớp.
- GV chỉnh sửa, bổ sung và chốt kiến thức.
Hiện tại, có một số loại Phthalate đang bị cấm sử dụng ở thị trường Mỹ gồm:


Butyl benzyl phthalate (BBP)



Dibutyl phthalate (DBP)



Di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) hay cịn gọi là Dioctyl phthalate




Di-n-octyl phthalate (DNOP)



Di-iso-nonyl phthalate (DINP)



Di-iso-decyl phthalate (DIDP)



Dihexyl phthalate (DnHP)
Hàm lượng các chất trên phải nhỏ hơn 0.1% theo mỗi chất. Nhưng đối với
bang California thì có quy định thêm là tổng của 3 chất BBP, DBP và DEHP
hoặc DNOP, DINP và DIDP phải nhỏ hơn 0.1%

11


Ngồi ra, thị trường châu Âu cịn quy định rất nhiều loại Phthalate khác. Các
chất này được xếp vào 1 danh sách gọi là REACH.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của dậy thì sớm và nhóm hóa chất
“dẫn chất phthalate” có trong dầu gội, mĩ phẩm, thực phẩm, đồ dùng hàng
ngày
Phiếu học tập số 3:
Hoạt động nhóm: mỗi nhóm trình bày một nội dung đã được bốc thăm trước
Nhóm 1. Ảnh hưởng của dậy thì sớm :

Theo các chuyên gia, DTS được định nghĩa là phát triển trước 8 tuổi, trong
khi độ tuổi dậy thì trung bình là 11. Bé dậy thì sớm dễ để lại những nguy cơ vơ
cùng lớn, thậm chí có những trẻ có có những vấn đề nghiêm trọng như
- Cơ thể thấp lùn: Nguyên nhân của điều này là do khi dậy thì sớm, các đầu
xương đóng sớm: gây ảnh hưởng ít nhiều đến các yếu tố thúc đẩy chiều cao như
canxi, hormone tăng trưởng… Cụ thể, khi đó, cơ thể khơng cung cấp đủ các yếu tố
này cho sự phát triển chiều cao, dẫn đến tình trạng chiều cao phát triển kém hơn,
thời gian để chiều cao phát triển của bạn sẽ ngắn hơn bạn bè đồng trang lứa, tuổi
của xương cũng già hơn so với tuổi thực.
- Rối loạn nội tiết: Do thiếu kỹ năng chăm sóc cơ thể, lại bị áp lực mà khơng
dám tâm sự hay hỏi han ai, thì việc bản thân các bạn dậy thì sớm sẽ dễ rơi vào các
vấn đề bệnh tật, trong đó điển hình nhất là các bệnh liên quan đến sức khoẻ sinh
sản: bé gái dậy thì sớm cịn có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư
buồng trứng... cao hơn trẻ bình thường; bé trai dậy thì sớm có thể bị vơ sinh.
- Tính cách và cảm xúc thay đổi, bị áp lực, trầm cảm: Dễ hiểu thì có thể nói
rằng bạn đang "lớn" sớm hơn. Điều này tạo nên những tâm lý mặc cảm, tự ti, căng
thẳng do cảm thấy mình khác biệt so với các bạn bè đồng trang lứa. Nghiêm trọng
hơn, một số trường hợp cịn có thể bị bạn bè trêu chọc nên càng xấu hổ, sinh ra
buồn chán và muốn thu mình lại, tự kỷ, không muốn giao lưu, giao tiếp với mọi
người xung quanh. khi cơ thể có những sự phát triển "người lớn" sớm hơn cũng sẽ
tạo cảm giác bối rối, hoang mang, khơng biết phải làm thế nào, thậm chí không
12


dám tâm sự với bố mẹ… Những điều này dễ gây ra ảnh hưởng đến tâm lý, nghiêm
trọng hơn còn có thể dẫn đến các hành vi gây tổn hại, nguy hiểm tới sức khoẻ.
Nhóm 2. Hóa chất trong kem đánh răng, nước gội đầu khiến trẻ dậy thì
sớm:
TPO - Một nghiên cứu mới đưa ra cho thấy, trong vòng 20 năm trở lại đây,
các bé gái dậy thì sớm là do hóa chất trong nước gội đầu, kem đánh răng, xà phịng,

thậm chí nó chỉ được người mẹ mang thai sử dụng. Nhiều bậc cha mẹ đã từng lo
lắng về các hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân mà con cái họ sử dụng,
nhưng một nghiên cứu mới đưa nỗi sợ hãi đó lên một tầm cao mới: sự phơi nhiễm
bắt đầu trước cả khi đứa trẻ chào đời.
Ơng Harley cho biết thêm, các hóa chất như phthalates, paraben và phenol
được gọi là chất gây rối loạn nội tiết. Chúng có thể bắt chước hormone và khiến trẻ
trưởng thành sớm hơn so với trước thời gian tự nhiên. Ông lưu ý, mọi người nên
biết rằng, những chất hóa học trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể phá vỡ
nội tiết tố trong cơ thể chúng ta.
Trên Human Reproduction ngày 3/12, nhóm nghiên cứu từ Đại học
California, Los Angeles (Mỹ) cho biết đã theo dõi một nhóm phụ nữ mang thai và
con của họ suốt 13 năm. Họ đo nồng độ ba nhóm hóa chất gồm phthalates (hay
dùng cho nước hoa), paraben (chất bảo quản mỹ phẩm) và phenol (nguyên liệu xà
phòng) trong nước tiểu.
Kết quả, phụ nữ có nhiều phthalate hoặc phenol trong nước tiểu dễ sinh ra
con dậy thì sớm. Bé gái dậy thì sớm có nồng độ paraben trong nước tiểu cao cũng
phát triển nhanh hơn bạn đồng lứa.
Giải thích hiện tượng này, Karin Michels, giáo sư khoa dịch tễ học tại Đại
học California cho rằng cơ thể có quá nhiều hóa chất điều chỉnh hormone cùng lúc
và "chúng cộng hưởng với nhau".
Đối với những người thường xuyên xức nước hoa, sơn móng tay, dùng thuốc
bơi láng tóc, lượng phtalat có trong máu cao gấp 70 lần so với người bình thường.
Các sản phẩm trên tuy có khả năng nâng cấp sắc đẹp cho người sử dụng
nhưng chúng thực sự khiến phái yếu ngày một "yếu" đi bởi các tác hại như: gây
13


ung thư, đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng khơng có lợi đến hệ hơ hấp, gây
xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh, dẫn đến bệnh
Parkinson. Nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP (dibutylphtalat) và

DEHP (diethylhexylphtalat) trong mỹ phẩm
Nhóm 3. Nhóm hóa chất “dẫn chất phthalate” có trong thực phẩm hàng
ngày
Các chuyên gia đều cho rằng, trong thức ăn hoặc trong thuốc uống hàm chứa
hormone sẽ làm cho trẻ phát triển DTS. Ví như một số thuốc hoặc chất dinh dưỡng
có chứa hormone; hay cơ thể động vật ni, gia súc, gia cầm tiêm quá nhiều
estrogen để tăng nhanh trọng lượng, thu được nhiều thịt, nhiều sữa, rồi đến cá tôm
ăn quá nhiều thức ăn chứa hormone. Các thức ăn nhanh cũng sẽ tăng thêm nguy cơ
làm cho trẻ DTS, ví dụ như các thực phẩm rán nhiều bằng dầu mỡ sẽ làm cho trẻ
béo phì, từ đó làm rối loạn nội bài tiết, gây ra DTS ở trẻ".
Như vậy các chuyên gia đã thống nhất để khẳng định rằng: Thức ăn hoặc
thuốc uống hàm chứa hormone sẽ phá hủy sự cân bằng hormone nội sinh (tự sinh
ra) và ngoại sinh (từ bên ngồi đưa vào) từ đó làm rối loạn nội bài
Hiện nay, sử dụng hormone tăng trưởng vật ni, chất kích thích cây trồng,
chất bảo quản trong các ngành nơng nghiêp, thủy sản dường như nằm ngồi tầm
kiểm sốt của Nhà nước và vì vậy việc trẻ uống sữa, dùng các sản phẩm chế biến từ
sữa bò, ăn thịt và rau quả bị nhiễm estrogen… diễn ra như cơm bữa với ba bận
trong một ngày.
TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm
(Đại học Bách khoa Hà Nội) - đã nhận xét: Hiện chúng ta chưa kiểm sốt hết
những gì mà người ta đã cho vào thức ăn chăn ni. Các gói thuốc tăng trưởng cho
lợn không rõ nguồn gốc vẫn được bán. Cịn thành phần của thuốc có chứa hormone
tăng trưởng hay những hóa chất bị cấm thì chưa thể xác minh được vì đây là thuốc
nhập lậu, khơng được phép sử dụng.
Còn theo thống kê của Ths Phạm Hồng Ngân - Phó Trưởng khoa Thú y, ĐH
Nơng nghiệp Hà Nội: Nhóm thức ăn tăng trọng có khả năng gây chuyển đổi giới
tính là nhóm hormone được sản xuất bởi tuyến sinh dục: Như estrogene,
testosterone và progesterone.
14



Nhóm 4: Nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” có trong đồ dùng
hàng ngày
Các dẫn chất phthalate khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao
bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ em
bằng chất dẻo, nhựa,…
Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phthalate bị thơi
ra và theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người. Trẻ dùng bình sữa, bát nhựa, đồ
chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phthalate sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất
này. Đồng thời cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể
chứa các dẫn chất phthalate. Khơng nên chế biến thức ăn q nóng trong các tơ
chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ (nhiệt độ q nóng các
phthalate dễ thơi ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng
nhựa, plastic...cấm lưu hành các đồ chơi trẻ em làm bằng nhựa dẻo (PVC) hoặc một
phần nhựa dẻo PVC có chứa hơn 0,1% một hay nhiều chất phtalat như DINP,
DEHP, DNOP, DIDP (tính theo khối lượng) và quy định hàm lượng chất phtalat
thơi ra từ bao bì thực phẩm chỉ được dưới 10mg/dm2 diện tích bao bì; tối đa chỉ
được 60mg/kg thực phẩm (trong bao bì có dung tích 0,5-10 lít hay dung tích khơng
xác định được).
Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến nhất để làm cho
nhựa dẻo hơn và khó vỡ hơn. Chúng cũng hoạt động như một chất liên kết hoặc
chất dung môi. Phthalates còn được gọi là chất làm dẻo (plasticizers), chúng được
tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm và lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm
1920 với vai trò là một chất phụ gia trong polyvinyl clorua (PVC) và một số sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như thuốc chống cơn trùng
Hoạt động cả lớp: Các nhóm phản biện lại các vấn đề của nhóm khác và GV chốt
kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” xâm
nhập vào cơ thể chúng ta bằng những con đường nào
Hoạt động cá nhân: HS nghiên cứu trên sách, báo và bằng kiến thức của cá nhân,

tìm hiểu nội dung sau:
15


Phiếu học tập số 4:
Nhóm hóa chất este “dẫn chất phthalate” xâm nhập vào cơ thể chúng ta
bằng những con đường nào:
Phthalates có ở xung quanh chúng ta, và người lớn và trẻ em có nhiều khả
năng để hấp thụ chúng. Sheela Sathyanarayana, một trợ lý giáo sư tại Khoa Nhi tại
Đại học Washington và là tác giả chính của nghiên cứu xem xét mức độ phơi nhiễm
phthalate thông qua các sản phẩm chăm sóc em bé cho biết: “Trẻ em rất dễ bị tổn
thương khi tiếp xúc với phthalate do hành vi cho tay vào miệng, chơi đùa trên sàn
nhà trong khi hệ thần kinh và sinh sản đang phát triển mạnh mẽ”.
Dưới đây là cách tất cả chúng ta tiếp xúc với Phthalates:
Nuốt phải. Khi trẻ mút hoặc nhai đồ vật có chứa chất làm dẻo (như núm ty,
đồ chơi bóp), hoặc trẻ cầm nắm các đồ chơi này rồi mút ngón tay, các chất hóa học
có thể đi vào cơ thể trẻ. Vì trẻ ngậm và đưa đồ vật vào miệng thường xuyên nên trẻ
đặc biệt dễ bị ăn phải phthalates. Cố gắng giữ cho bé không đưa đồ vật vào miệng
không phải là một giải pháp tốt, do đó là một trong những cách bé học về thế giới
của mình và nó rất quan trọng về mặt phát triển. Thay vào đó, cha mẹ có thể loại bỏ
các đồ vật có khả năng gây hại khỏi tầm tay của bé và đảm bảo rằng đồ chơi và các
đồ vật khác được cho vào miệng là hoàn tồn an tồn
Hấp thụ. Phthalates được tìm thấy trong nhiều sản phẩm có mùi thơm và mỹ
phẩm, chúng giúp ổn định hương thơm, tăng khả năng lan tỏa và tăng cường khả
năng hấp thụ. Vì vậy, bạn sẽ tìm thấy Phthalates trong chất khử mùi, sơn móng tay
(để giúp ngăn ngừa nứt nẻ), keo xịt tóc (giúp cứng tóc), nước hoa, kem dưỡng da,
kem và bột (bao gồm kem dưỡng da, kem và bột trẻ em). Các hóa chất từ các sản
phẩm này có thể được hấp thụ qua da và vào máu
Hít phải. Phthalate có thể được hít vào từ bụi hoặc khói từ bất kỳ sản phẩm
nào có chứa nhựa vinyl, chẳng hạn như sàn nhựa vinyl, ghế ngồi bằng nhựa vinyl

(ví dụ: trong ơ tơ) và một số thảm thay tã. Việc tạo ra khói bởi các sản phẩm này
được gọi là q trình xả khí (off-gassing).
Tất nhiên, phthalates cũng là một mối quan tâm đối với người lớn. Ngồi ra,
phthalate có thể đi qua nhau thai, vì vậy chúng có thể truyền sang em bé trong thai
kỳ khi người mẹ tiếp xúc với chất này. Và chúng có thể được truyền qua sữa mẹ, vì
16


vậy điều quan trọng là phải học cách hạn chế sự tiếp xúc của người mẹ để bảo vệ
con mình
Hoạt động nhóm: Trao đổi kết quả làm việc của các cá nhân trong nhóm.
Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả với GV và chốt kiến thức tại nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu cách hạn chế mọi rủi ro của nhóm hóa chất
este “dẫn chất phthalate”?
Hoạt động cá nhân:
Phiếu học tập số 5:
Làm thế nào để người tiêu dùng có thể hạn chế mọi rủi ro của hóa nhóm
hóa chất este “dẫn chất phthalate”?
Để tiệt trừ tác hại của thực phẩm bẩn tới trẻ em, ngay từ lúc sơ sinh cho tới
tuổi lên 2, nên xem sữa mẹ như là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu bởi loại
dinh dưỡng "tự nhiên" trên không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự
phát triển của trẻ em mà cịn là loại "kháng sinh" vơ hại và vô giá do chứa các
thành phần miễn dịch, sinh trưởng và enzime trợ tiêu có chức năng tăng cường khả
năng miễn dịch, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, mỡ trong máu
cao, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch cho con trẻ…
Hầu hết việc tiếp xúc với phthalate đến từ việc ăn và uống thực phẩm nên đã
dẫn đến việc hấp thụ hóa chất này. Phthalates cũng có thể được hít vào qua hơi từ
mỹ phẩm có mùi thơm hoặc các sản phẩm vệ sinh được hấp thụ qua da. Vì chúng
có trong rất nhiều sản phẩm nên việc tránh hồn tồn phthalates là một việc khó.
Giảm thiểu tiếp xúc bằng cách tránh các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa

(nhựa có đánh dấu mã số tái chế 1, 2, 4 hoặc 5 có lẽ là an tồn nhất).
Thay vào đó hãy dùng thủy tinh và khơng bao giờ hâm nóng thức ăn bằng nhựa.
Kiểm tra nhãn sản phẩm, tránh dùng bất kỳ thứ gì có thành phần là
phthalates.
Khi bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc em bé, hãy chọn các sản phẩm
không chứa phthalate. Thật không may, không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra từ
17


danh sách các thành phần trong các sản phẩm. Các nhà sản xuất không bắt buộc
phải liệt kê các phthalate một cách riêng biệt, vì vậy chúng có thể được viết dưới
thuật ngữ "hương thơm (fragrance)".
Chọn các loại thực phẩm thay thế cho thực phẩm đóng hộp, như trái cây và
rau tươi và những loại đựng trong hộp thủy tinh.
Không mua các sản phẩm nhựa vinyl (PVC, polyvinyl clorua), đặc biệt là khi
những sản phẩm đó sẽ đọng lại trong miệng trẻ dưới dạng núm vú giả, núm vú giả
hoặc đồ chơi. Thay vào đó, hãy chọn những món đồ làm từ các sản phẩm tự nhiên
nhất có thể. Khi bạn mua đồ nhựa, hãy tìm những loại làm bằng nhựa polyetylen
hoặc nhựa polypropylen hơn là nhựa vinyl hoặc PVC.
Khi sơn hoặc sử dụng các dung môi khác, hãy đảm bảo khơng gian được
thơng gió tốt và con bạn đang ở nơi khác. Hầu hết các loại sơn đều chứa DBP
(dibutyl phthalate) để giúp chúng có khả năng lan truyền tốt hơn. Bạn có thể tìm
kiếm các loại sơn tự nhiên khơng có thành phần này.
Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả tại nhóm với GV và chốt kiến thức.

18


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIÊP VÀ NHÀ TRƯỜNG

Để kiểm nghiệm kết quả cho đề tài nghiên cứu tơi đã chọn 2 lớp, học sinh đều
có trình độ ngang nhau đó là các lớp 12A2, 12A3( mỗi lớp 45 học sinh) năm học
2020 - 2021 của trường THPT Thạch Thành 2. Lớp thực nghiệm là 12A2, tổ chức
dạy học tìm hiểu ảnh hưởng của “dẫn chất phthalate” đến sự dậy thì sớm ở trẻ
thơng qua chủ đề este. Lớp đối chứng là lớp 12A3 tổ chức theo cách chưa áp dụng
sáng kiến kinh kinh nghiệm.
Trước khi áp dụng đề tài
Kết quả học tập
Mức trung
Mức khá
bình

Lớp

Dưới mức
trung bình

12A2

11,11%

57,78%

31,11 %

0,00 %

12A3

15,56%


55,55 %

28,89%

0,00%

Mức giỏi

Sau khi áp dụng đề tài tôi đã kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức (bằng cách vấn
đáp và giao cùng một hệ thống câu hỏi về nhóm hóa chất gây dậy thì sớm ở trẻ có
trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày ở 2
lớp đó) và thu được kết quả như sau:
Kết quả hoc tập
Mức trung
Mức khá
bình

Lớp

Dưới mức
trung bình

12A2

0,00%

33,33%

48,89 %


12A3

8,89%

62,22 %

28,89%

19

Mức giỏi
17,78 %
0,00%


Qua thống kê chứng tỏ đề tài giúp học sinh hiểu biết hơn về nhóm hóa chất gây
dậy thì sớm ở trẻ có trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm hay sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày để từ đó học sinh biết cách lựa chọn và sử dụng các đồ dùng, mĩ
phẩm, thực phẩm sao cho an toàn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Với kết quả dạy học như trên tôi nhận thấy việc hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh
hưởng của “ dẫn chất phthalate” đến sự dậy thì sớm ở trẻ qua chủ đề este đã giúp
học sinh có nhiều hiểu biết. Nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến
thức của học sinh. Những lớp được dạy nội dung này thì học sinh tiếp thu rất sơi
nổi, tích cực và hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong học tập so với những lớp
không được học.
3.2. KIẾN NGHỊ
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng đề tài trên, tôi thấy rằng để có thể giúp

học sinh biết và hiểu về ảnh hưởng của “ dẫn chất phthalate” đến sự dậy thì sớm ở
trẻ có trong đồ dùng, mĩ phẩm, thực phẩm hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
thì giáo viên dạy bộ mơn hố học ở các trường trung học phổ thơng, cần đổi mới
phương pháp dạy và học hố học, để làm thế nào gắn liền hoá học với thực tế. Để
qua đó, học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Đối với nhà trường : Cần tạo điều kiện trang bị thêm cho giáo viên nhiều tài
liệu tham khảo cần thiết, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học tốt hơn nữa.
Trong q trình thực hiện đề tài này khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong
các đồng nghiệp trao đổi và đóng góp ý kiến để giúp tơi hồn chỉnh sáng kiến này
và có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy trên tinh thần “ Mọi cuộc trao đổi đều có
lợi – trong đó HS hưởng phần lợi nhiều nhất”

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 17 tháng 5 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trịnh Thị Loan

21




×