Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống để tự bảo vệ mình cho học sinh lớp 11b7, trường THPT triệu sơn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.13 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ ĐỐI MẶT VỚI CÁC
VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG ĐỂ TỰ BẢO VỆ MÌNH CHO
HỌC SINH LỚP 11B7 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

Người thực hiện: Trần Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm

THANH HỐ NĂM 2021
MỤC LỤC


NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Lí do chọn đề tài

1


1.2.

Mục đích nghiên cứu

1

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

1

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2

1.5.

Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận

2.1.

2

2

2.2.

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3

2.3.

Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề

4

2.3.1. Nhận biết các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và
sự phát triển nhân cách của HS

4

2.3.1.1.

Nhận thức về các tệ nạn xã hội

4

2.3.1.2.

Nhận thức về các vấn đề trong đời sống tình cảm

6


2.3.1.3. Ý thức về nguy cơ

8

2.3.2. Học cách kìm chế và giải tỏa cảm xúc khi gặp tình huống có
vấn đề

9

2.3.2.1. Kìm chế cảm xúc

9

2.3.2.2. Giải tỏa cảm xúc

11

2.3.3. Học cách đối mặt với các vấn đề khó khăn và chiến thắng nó

12

2.4.

Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

16

17

3.1.

Kết luận

17

3.2.

Kiến nghị

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

20

PHỤ LỤC

21



1. MỞ ĐẦU
1.1.


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc dạy học làm sao cho HS
của mình nên người thực sự là một thách thức. Ở lứa tuổi HS THPT, các em
đang trong thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý phát triển mạnh mẽ. Các em ln có khát
vọng tự bộc lộ bản thân với ý thức cá nhân cao; có nhu cầu nâng cao hiểu biết,
thích tìm tịi, khám phá những cái mới lạ. HS ngày nay luôn bị bủa vây bởi game
online, internet, những video đầy ắp những cảnh quay bạo lực, kinh dị, lập dị,
sex… đi ngược với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Vì vậy các tệ nạn
xã hội đã và đang trở thành vấn đề bức xúc, nóng hổi, gây ảnh hưởng khơng nhỏ
trong xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Mặt khác, áp lực trong học tập
của HS, sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, thầy cơ cũng khiến cho HS có cảm giác
bị ức chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho HS sa vào các tệ nạn xã hội.
Là một người giáo viên, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của
mình những đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Vì HS
ngồi việc học kiến thức nhằm trang bị cho mình những điều kiện để mưu sinh
trong cuộc sống, các em cũng cần phải biết nên sống ra sao, làm thế nào để ứng
phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, phải giao tiếp với mọi
người xung quanh như thế nào, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ ra
sao, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh? Đây thực sự
là một thách thức lớn mà những người làm công tác giáo dục đang phải đối mặt.
Là một GVCN lớp, tơi có điều kiện, thời gian tiếp xúc nhiều với HS lớp
mình chủ nhiệm, theo sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong suốt 3
năm học THPT. Đây là cơ hội tốt để giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn
luyện các KNS cơ bản để các em có thể tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống.
Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài:
“Rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống để tự
bảo vệ mình cho học sinh lớp 11B7, trường THPT Triệu Sơn 4 ” để thực hiện
trong năm học 2020 – 2021 này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản cho HS để các em có
thể nhận biết và ứng phó được với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; tự tin
trong các mối quan hệ xã hội.
- Góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, mang lại môi trường học đường
trong sáng lành mạnh.
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rèn luyện
của HS. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy và học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các vấn đề xã hội cấp thiết đối với HS hiện nay: Các tệ nạn xã hội, bạo lực
học đường, xâm hại tình dục…
- 43 HS lớp 10B7 trường THPT Triệu Sơn 4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

1


Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các cơng trình nghiên cứu…
làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả.
- Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn, trò chuyện với 43 HS lớp 11B7 để tìm hiểu về tình hình HS.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại
khóa, các giờ chơi… để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ về
trình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng
trong thực tế giao tiếp.
- Phương pháp thống kê toán học:
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá

vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Rèn luyện cho HS những kỹ năng và bản lĩnh để giúp các em đối mặt và đối
phó có hiệu quả với những vấn đề cấp thiết đối với HS hiện nay như các tệ nạn xã
hội, bạo lực học đường, xâm hại tình dục…
- Nâng cao một số kỹ năng sống cần thiết cho HS để các em có thể tự tin,
vững bước trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [1]
- Theo Lewis L. Dunnington “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem
đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; khơng phải ở chỗ
điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào” [2].
Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành cơng,
50% cịn lại là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. KNS khơng chỉ góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn xã
hội, các vấn đề xã hội.
- Theo WHO [3], KNS được chia thành 3 nhóm:
+ Kỹ năng nhận thức, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tư duy phê phán,
tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra
quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
+ Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự
điểu chỉnh…

2


+ Kỹ năng xã hội (kỹ năng tương tác), bao gồm: giao tiếp; tính quyết
đốn; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy
sự thiện cảm của người khác…
- Theo UNESCO [3], KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI:
+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhân thức được hậu quả…
+ Học để làm:gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như:
kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
+ Học để chung sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như: giao
tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm
thơng.
+ Học để tự khẳng định mình: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với
căng thẳng, kiểm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Như vậy có thể khẳng định rằng song song với việc học tập kiến thức, HS
cần phải được rèn luyện về các kỹ năng trong cuộc sống. Điển hình trong đó là
Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm
chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều
chỉnh… để các em có thể tự khẳng định mình, bước những buớc đi vững vàng
trong cuộc sống.
2.2.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:

- Ở lứa tuổi HS THPT, tâm sinh lý đang ở giai đoạn phát triển mạnh, ưa tị
mị, thích khám phá nhưng hiểu biết cịn rất hạn chế và đặc biệt là thiếu KNS
nên các em thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, dễ vấp ngã hay bị cuốn
vào các tệ nạn xã hội nếu không được quan tâm kịp thời của người lớn. Thế

nhưng nhiều phụ huynh HS vì hồn cảnh kinh tế gia đình cịn khó khăn nên mải
mê làm ăn hay đi làm xa nhà nên khơng có điều kiện quan tâm nhiều tới cuộc
sống của con cái. Việc học tập và rèn luyện của HS đều “trăm sự nhờ các thầy
cô” đặc biệt là GVCN lớp.
- Mặt khác, HS lớp 11B7 là lớp thuộc top “cuối” của trường đa số là có đầu
vào thấp, lực học trung bình, ít có HS khá giỏi nên thường thích chơi hơn thích
học. Trong khi đó, xã hội ngày càng phức tạp, nhiều vấn đề xã hội đang và đang
đặt ra rất cấp bách đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là HS cần có nhiều kiến thức và
KNS để ứng phó như: Nghiện hút, đánh bạc, mại dâm, bị lạm dụng tình dục,
nghiện mạng xã hội… Nếu khơng thì rất có thể gặp phải nhiều hậu quả đáng
tiếc.
- HS lớp B7 đầu năm học 2019 – 2020, khi mới vào 10 có tổng số 44 HS
gồm có 25 nam và 19 nữ. Trong đó, 03 HS là con mồ cơi, 02 HS là con của
người mẹ đơn thân, 01 HS khuyết tật; HS nghèo và cận nghèo chiếm 28%, 26
HS có bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bàn nên rất cần sự quan tâm của GVCN
lớp. Cuối năm học lớp 10 có 03 HS bỏ học. Trong đó: 01 HS bỏ học vì hồn
cảnh gia đình tan vỡ, bố mẹ ly hơn nên chán nản, mất lịng tin vào tình cảm gia
đình, tình yêu nên bỏ nhà ra đi. 01 HS tạm dừng việc học tập và cưới sớm vì
mang thai ngoài ý muốn mặc dù chưa đủ tuổi để kết hơn. 01 HS do chán học,
sống khơng có mục tiêu lí tưởng, bị bạn xấu lơi kéo đánh bạc vay nợ lãi; gia
3


đình đã nhiều lần trả nợ lãi cho những khơng chừa; cuối cùng bỏ học vào Nam
đi kiếm tiền.
Từ thực trạng trên, khi bước sang năm học 2020 - 2021 tơi đã tìm đọc tài
liệu, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư thời gian, chuẩn bị phương tiện, lập kế hoạch
thực hiện rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề đặc biệt là các
vấn đề xã hội để các em có khả năng tự bảo vệ cho mình, đối mặt được với các
vấn đề trong cuộc sống. Chấm dứt tình trạng bỏ học đáng tiếc như năm học lớp

10 trước đó.
2.3.

CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Việc rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề để giúp HS tự
bảo vệ mình là cả một hành trình dài và vơ cùng gian nan. Thật khơng dễ gì đạt
được. Để giúp các em nhận thức ra vấn đề và rèn luyện KNS tôi đã làm như sau:
2.3.1. Nhận biết các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự
phát triển nhân cách của HS
2.3.1.1. Nhận thức các tệ nạn xã hội
2.3.1.1.1. Lập kế hoạch triển khai hoạt động nhận thức các tệ nạn xã hội
Hiện nay có rất nhiều vấn đề xã hội đã và đang là những vấn đề bức xúc,
gây ảnh hưởng không nhỏ tới tất cả mọi người, làm mất trật tự an tồn xã hội.
Đối với HS, có mấy vấn đề nổi cộm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập cũng
như hình thành đạo đức, nhân cách của các em đó là các tệ nạn xã hội, sức ảnh
hưởng của mạng xã hội và bạo lực học đường.
Để giúp HS nhận thức một cách đúng đắn về các vấn đề này, GVCN khơng
thể nói một cách qua loa, chung chung mà phải lập kế hoạch thực hiện và triển
khai trong một số buổi sinh hoạt cuối tuần của hàng tháng. Cụ thể như sau:
Các vấn
đề xã hội

Chủ đề sinh hoạt

Đánh bạc, trộm cắp

Tệ nạn xã
hội


Nghiện
hút

Thuốc lá,
thuốc lá
mới,
thuốc lào
Ma túy

Mại dâm, xâm hại
tình dục, lạm dụng
tình dục

Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
Học sinh
- Bài nói chuyện về Nắm bắt tình hình
việc đánh bạc, trộm nạn đánh bạc,
cắp.
trộm cắp của các
- Video clip, ảnh về thành viên trong
nội dung trên.
lớp, trong trường.
- Bài giảng về tác - Tác hại của
hại của thuốc lá, thuốc lá, ma túy
thuốc lào, ma túy.
- Tình hình hút
- Tranh ảnh về tác thuốc lá và sử
hại của thuốc lá, dụng ma túy trong

thuốc lào, ma túy.
trường học.
- Nội dung về xâm
hại, lạm dụng tình Tìm hiểu các giải
dục trẻ vị thành pháp chống xâm
hại tình dục
niên.
- Tranh ảnh minh
họa

Thời gian
thực hiện
Tháng 9

Tháng 10
Tháng 11

Tháng 12
và tháng 1

4


Bạo lực
học
đường

Nghiện
game
online


Mạng xã
hội

- Nội dung về bạo
lực học đường
Bạo lực học đường
- Video, ảnh minh
họa
- Nội dung về
game online và
những tác hại của
Nghiện game
việc nghiện game
online
- Tranh ảnh video
minh họa
- Ảnh hưởng của
mạng việc tiếp cận
các trang web độc
hại đối với HS
Mạng xã hội
- Mặt trái của
facebook,
zalo,
Instagram…
- Video, ảnh minh
họa

Nắm bắt tình hình

bạo lực trong lớp,
trường
- Suy ngẫm về các
trị chơi điện tử
online ngày nay
- Các câu hỏi về
chủ đề
Suy ngẫm về việc
sử dụng mạng xã
hội của bản thân
mình

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

2.3.1.1.2. Thực hiện kế hoạch theo chủ đề trong các buổi sinh hoạt tháng
 Bước 1: Dự kiến thời gian tiến hành
Triển khai vào 1 hoặc 2 buổi sinh hoạt cuối tuần trong tháng tùy theo lịch
hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường.
 Bước 2: Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học
- GV chuẩn bị nội dung các chủ đề sinh hoạt, các câu hỏi thảo luận, các kiến
thức có liên quan để trao đổi, đối thoại với HS.
- Thiết bị dạy học: máy tính cá nhân, Tivi kết nối mạng internet…
- HS tìm hiểu trước về nội dung chủ đề, các vấn đề (câu hỏi) để thảo luận…
 Bước 3: Thực hiện

 Thao tác 1: Cho HS tìm hiểu về nội dung chủ đề: Khái niệm, biểu hiện,
ảnh hưởng tới con người…
 Thao tác 2: Thảo luận để khắc sâu nhận thức về chủ đề
2.3.1.1.3. Nhận xét, rút kinh nghiệm
Sau khi kết thúc chủ đề, GV và HS cùng nhận xét, đưa ra kết luận và rút ra
bài học kinh nghiệm
(Nội dung và các bước triển khai các chủ đề xem phần Phụ lục 1)
Nhận xét:
Với hình thức sinh hoạt theo chủ đề tháng này tôi đã từng bước giúp HS
nhân thức được các vấn đề xã hội đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới các em. Có
nhận thức đúng về nguy cơ từ các vấn đề xã hội đó thì các em mới có ý thức và
biện pháp để phịng tránh, khơng tiếp xúc, khơng bị ảnh hưởng bởi nó. Qua hoạt
động này các em sẽ rèn luyện được khả năng đối mặt với các vấn đề trong cuộc
sống để hình thành và phát triển nhân cách của chính mình.

5


2.3.1.2. Nhận thức các vấn đề trong đời sống tình cảm
Cảm xúc tình cảm có vai trị hết sức to lớn trong đời sống. Tình cảm tích
cực là động lực mạnh mẽ kích thích con người vượt qua những khó khăn trở
ngại để đạt mục đích. Ở lứa tuổi THPT, các mối quan hệ phổ biển của HS đó là
quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò và các mối quan hệ xã hội
khác. Tùy theo sự tương tác của HS và các chủ thể, hoàn cảnh xã hội vừa thúc
đẩy sự phát triển hoặc làm phát sinh các trở ngại đối với sự phát triển. Do đó, tơi
nhận thấy việc HS nhận thức đúng về tình cảm trong các mối quan hệ của các
em là điều hết sức cần thiết để HS có thể tự điều chỉnh và xử lí đúng đắn khi gặp
các tình huống có vấn đề. Cụ thể như sau:
 Bước 1: Chia sẻ
Trong bước này tôi để cho HS trong lớp tự kể câu chuyện về mình hoặc là

kể về những chuyện các em gặp phải hay còn vướng mắc trong cuộc sống của
mình để tất cả cùng nghe và thảo luận. Với 44 HS trong lớp thì sẽ có rất nhiều
các vấn đề về tình cảm để GVCN có thể lấy làm bài học để thảo luận rút kinh
nghiệm.
Đối với những em có vướng mắc trong tình cảm từ tất cả các mối quan hệ
khơng dễ dàng gì các em nói ra. GVCN cần động viên khích lệ các em mở lịng,
mạnh dạn chia sẻ với cả lớp; hoặc có thể để HS viết ra và giấu tên gửi lại cho
buổi trao đổi. Cũng có thể lấy trường hợp của 3 HS nghỉ học năm trước để làm
đề tài thảo luận.
Để chia sẻ có hiệu quả, GVCN chia ra các vấn đề thuộc các mối quan hệ:
- Quan hệ tình cảm gia đình
- Tình bạn
- Tình yêu
- Quan hệ thầy trò
Yêu cầu của buổi chia sẻ: Mọi người lắng nghe một cách nghiêm túc; có sự
tơn trọng đối với người chia sẻ.
 Bước 2: Thảo luận
Câu chuyện chia sẻ của N.Đ.Mạnh: Bố nghiện rượu nặng phải điều trị, mẹ
đi làm xa nhà nhiều năm, chị gái cũng đi học trong Nam. Ở nhà em phải lo toan
mọi việc kể cả việc chữa bệnh cho bố. Em rất buồn vì rất lâu rồi khơng được
bàn tay mẹ chăm sóc cho dù mẹ cũng hay gọi điện về. Em thèm được như các
bạn có cả bố mẹ đều làm việc ở nhà và bố không nghiện rượu để em được yêu
thương và bớt đi áp lực mà hiện giờ em đang phải chịu.
Ý kiến chia sẻ của các bạn:
- Bạn vẫn được mẹ u thương đó thơi. Mẹ vẫn quan tâm lo lắng cho bạn nên
hay gọi điện thoại về nhà hỏi han. Vì điều kiện gia đình nên mẹ phải đi làm xa,
bạn nên hiểu và thông cảm cho mẹ. Với lại ở lớp chúng tớ luôn yêu quý bạn.
- Tôi phục bạn khi bạn cùng tuổi với tơi mà có thể tự lập được tốt như thế. Bạn
cịn chăm sóc được cả cho bố bị bệnh mà thành tích học tập vẫn luôn đạt loại
giỏi thật đáng nể.

- Bạn không nên buồn chán nhé. Có cả lớp hiểu bạn và yêu quý bạn.
- Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để tâm sự với mẹ dù là qua điện thoại.
6


-> Mạnh đã rất cảm động trước tấm lòng của các bạn và hứa sẽ làm tốt hơn nữa
cho gia đình và là một lớp trưởng gương mẫu.
Câu chuyện của N.T.T.Linh: Khi bố mẹ còn sống chung với nhau rất hay
cãi vã, thậm chí có lúc cịn xảy ra bạo lực. Khi bố mẹ li hôn, hai chị em sống với
bà nội. Bố đi làm xa ít khi về nhà, mẹ cũng ít khi hỏi han. Lên lớp 10, em có
quen và yêu một người lớn tuổi hơn em nhiều, đã đi làm. Nnhưng khơng lâu sau
đó chia tay. Linh rất thất vọng và cho rằng không ai yêu em cả, em học sút đi,
hay bỏ học đi chơi. Cuối cùng đã quyết định bỏ nhà đi và đến nay vẫn chưa về.
Ý kiến trao đổi của các bạn:
- Bạn Linh thật nông nổi, thật dại. Tuổi nhỏ, lại là con gái bỏ nhà đi có biết bao
nhiêu nguy hiểm.
- Linh nghĩ khơng ai u mình thật khơng đúng. Trước hết có bà nội khơng lúc
nào khơng quan tâm hỏi han. Em ở gần nhà bạn nên biết bà rất lo cho Linh,
nhiều lần đi tìm khi bạn quá giờ mà chưa về.
- Chuyện bố mẹ li hôn đối với con cái là bất hạnh nhưng cũng khơng nên mất
lịng tin vào tình cảm. Mới chia tay người yêu đi chăng nữa mà kết luận mình
khơng được ai u thật đáng giận. Thương bà nội Linh.
- Yêu sớm cũng không phải là tốt.
- Nếu bố mẹ Linh quan tâm nhiều hơn tới tâm lí, tình cảm của con cái thì Linh
đã khơng có suy nghĩ cực đoan, dại dột bỏ nhà đi như thế.
-> Câu chuyện trao đổi đã cảnh tỉnh HS trong lớp khơng nên xem nhẹ tình cảm
trong gia đình. Cần phải thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình với người thân
trong gia đình. Khơng nên nơng nổi mà quyết định dại dột như bỏ nhà đi.
Câu chuyện của N.T.K.Dung: Nhà chỉ có 2 mẹ con nương tựa nhau. Mới
học xong học kỳ 1 năm lớp 10, sau kỳ nghỉ tết dài do dịch bệnh Cororona, Dung

và bạn trai có nhiều thời gian gặp gỡ và gần gũi. Hậu quả là Dung đã mang
thai ngoài ý muốn. Mặc dù mẹ có khuyên nhưng bạn vẫn kiên quyết để sinh con
và cưới ngay sau khi thi xong học kỳ 2. Trước khi chia tay lớp, Dung tâm sự
rằng sẽ cố gắng đi học lại để tốt nghiệp.
Ý kiến trao đổi của các bạn:
- Tuổi bọn em yêu sớm không phải là cái tội nhưng để cho mang thai và cưới khi
chưa đủ tuổi vị thành niên thật không nên. Bạn đã đánh mất nhiều cơ hội cho
bản thân trong tương lai.
- Cần phải biết các kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên để tự bảo vệ
mình.
- Dung thật dại dột và thiếu hiểu biết khi quan hệ tình dục sớm và để cho mình
mang thai. Mới học xong lớp 10, khơng biết bạn có cơ hội và có can đảm để đi
học lại khơng nữa.
- Sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ gặp nhiều nguy hiểm.
- Tình u học trị khơng nên đi kèm tình dục.

-> Câu chuyện của Dung là một bài học đáng nhớ cho cả lớp. GV định hướng
cho HS cần có tình u trong sáng ở lứa tuổi học đường. Biết cách tự chăm sóc
sức khỏe cho mình, tránh nguy cơ do yêu sớm mang lại.

7


Tâm sự kín của một thành viên trong lớp: Hình như em bị giáo viên
mơn… ghét. Cứ mỗi khi có tiết mơn học đó, em đều bị gọi tên hoặc nhắc nhở,
phê bình dù em khơng nghịch nhiều như các bạn. Thầy giáo rất hay kiểm tra bài
tập em, nhìn em với nét mặt không “thân thiện”. Em rất áp lực mỗi khi đến tiết
học môn này. Em không biết làm sao.
Ý kiến trao đổi của các bạn:
- Đa số HS đều cho rằng đây không phải là thầy cô ghét. Hay kiểm tra bài tập

hoặc nhắc nhở là một hình thức thầy cơ quan tâm đới với mình đấy chứ.
- Thầy nghiêm nên nét mặt hay “hình sự” chứ khơng phải là khơng thân thiện.
Thầy cũng có khi đùa tếu đó thơi.
- Có tật giật mình. Do bạn đó lười làm bài tập nên mới hay bị điểm danh.
….
-> Ý kiến của các bạn đã giúp bạn HS đó hiểu hơn về thầy cơ của mình.
Trong tất cả các môn học, môn nào các thầy cô cũng quan tâm và mong muốn
các em sẽ học tập tốt. Sự quan tâm đó đến bằng nhiều cách khác nhau.
Vẫn cịn nhiều câu chuyện mà các em đã chia sẻ, đặc biệt là theo hình thức
“kín”. GV có thể lắng nghe và tư vấn trực tiếp để tháo gỡ vướng mắc cho các
em, giúp các em có được thời gian học tập và rèn luyện lành mạnh, đúng với
mục tiêu giáo dục hiện nay.
 Bước 3: Lắng nghe và tự đánh giá
GV chia sẻ với HS một số câu chuyện trên mạng và báo để HS tự suy
nghẫm.
Có thể tham khảo từ các địa chỉ web sau:
/> /> /> /> />Bước này tôi muốn học sinh tự mình suy ngẫm để rút ra các giá trị cho bản
thân. Có vướng mắc, HS có thể trao đổi với GV. Có nhận thức đúng các vấn đề
trong tình cảm thì các em mới chuyên tâm học tập và có mục tiêu phấn đấu cho
bản thân mình.
2.3.1.3. Ý thức về nguy cơ
Từ nhận thức về các vấn đề xã hội đã và đang ảnh hưởng lớn tới tuổi trẻ học
đường và nhận thức về các vấn đề trong đời sống tình cảm của lứa tuổi học trị,
tơi nhấn mạnh cho HS các nguy cơ các em đang và sẽ gặp phải nếu khơng có sự
“tỉnh táo” và “hiểu biết”:
- Ham chơi, lười học, bỏ học
- Bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo vào các hoạt động chơi bời, đánh bạc, hút hít…
8



- Bị lợi dụng, lạm dụng, xâm hại thân thể…
- Suy sụp tâm lý khi gặp “chuyện”
- Thiếu hiểu biết.
2.3.2. Học cách kìm chế và giải tỏa cảm xúc khi gặp tình huống có vấn đề
2.3.2.1. Kìm chế cảm xúc
Cảm xúc con người ln là vấn đề khó giải thích nhất, vui buồn tức giận có
thể thay đổi một cách nhanh chóng trong mọi tình huống. Để quản lý bản thân
trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ sao cho đúng đắn không phải là điều dễ
dàng khi xung quanh chúng ta có nhiều yếu tố tác động đến. Quản lý cảm xúc
hay biết kìm chế cảm xúc là kỹ năng cần phải trau dồi đối với thế hệ trẻ, đặc biệt
là lứa tuổi HS THPT.
2.3.2.1.1. Vì sao nên kìm chế cảm xúc của bản thân?
VÌ SAO NÊN KÌM CHẾ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN? Đây là câu hỏi tôi
đặt ra cho mình và cho HS của mình. Lấy câu chuyện của Trương Phi làm ví dụ
để HS hiểu được điều này:
“Khi nghe thấy Quan Vũ bị Đông Ngô giết hại, Trương Phi khơng thể kìm
chế được nỗi đau, hận một nỗi không thể lập tức xuất quân tiêu diệt Đông Ngô.
Trong lúc bất lực, Trương Phi ngày ngày đắm chìm trong men rượu. Những lúc
say mèm, Trương Phi khơng kiểm sốt được mình, liên tục trút giận lên binh sĩ.
Hơi một tý vung roi đánh họ, khiến hai thuộc hạ là Phạm Cương và Trương Đạt
không thể chịu được. Nhân lúc Trương Phi say rượu, đã ra tay thích sát rồi
mang thủ cấp của Trương Phi chạy về phía Đơng Ngơ”.
=>Khơng ai có thể phủ nhận khả năng mạnh mẽ của Trương Phi. Nhưng một
người có khả năng mạnh mẽ như vậy cuối cùng lại có một kết thúc lãng xẹt,
khiến người khác phải suy tư: "MỘT NGƯỜI ĐẾN CẢM XÚC BẢN THÂN
CŨNG KHƠNG KÌM CHẾ NỔI, DÙ GIỎI ĐẾN MẤY CŨNG ĐỀU VƠ
NGHĨA".
Từ câu chuyện trên, tơi hướng HS tới các nguyên nhân cần biết kìm chế cảm
xúc như sau:
- Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực

của bản thân.
- Nếu ta đúng, ta không cần phải nổi giận. Nếu ta sai, ta khơng có tư cách nổi
giận.
- Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.
- Nếu ta không làm chủ được cảm xúc của mình, ta sẽ trở thành nơ lệ của cảm
xúc.
- Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết khơng phải là thẳng tính, mà
là thiếu giáo dục.
- Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm
xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.
- Không thể vừa xấu, vừa lùn lại cịn xấu tính đúng khơng? IQ đã thấp thì khơng
thể khiến EQ cũng thấp theo được!
- Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khn mặt, vì đó là một loại
biểu tình khiến người khác chán ghét.
- Có một lần tơi tắm cho con chó nhà tơi, khơng cẩn thận làm nó đau, nó quay
9


đầu lại nhe răng định cắn tôi, nhưng cuối cùng lại quay đầu lại khẽ gừ một
tiếng rồi thôi. Ngay cả động vật cịn biết khống chế chính mình, chẳng lẽ con
người lại không làm được.
- Tất cả những cảm xúc khơng tốt, đơn giản đều đến từ kì thi, mập lên, thiếu tiền
và khơng có người u.
- Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa
được tính cách của ta là người ta yêu, người chịu được tính cách của ta là
người u ta.
- Ta có thể sẽ khơng bao giờ biết được những lúc ta không khống chế được tâm
trạng của mình, ta đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều
như thế nào.
- Vì tôi biết sau này tôi nhất định sẽ hối hận.

=> Khơng ai sinh ra đã biết cách kìm chế và kiểm sốt cảm xúc. Những người
giỏi và thực sự có tài luôn chú ý không để bản thân chết uổng trong cảm xúc tiêu
cực. Do vậy, khi chúng ta tức giận, hãy nghĩ đến Trương Phi và cái chết lãng xẹt
khơng đáng chút nào của ơng mà kìm chế cảm xúc của mình.
2.3.4.1.2. Làm cách nào để kìm chế cảm xúc của bản thân?
Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm
xúc và kiểm sốt chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của
sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”.
Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc khơng
giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nơng nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt
qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.
Làm thế nào để kiềm chế được cảm xúc đặc biệt là sự tức giận, tôi hướng
HS tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời
giải tốt hơn cho cuộc sống
 Một là: Nghĩ đến trách nhiệm bản thân
Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ
ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại
anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập
trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong
chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng…
mình cần giúp đỡ mọi người…”.
 Hai là: Tránh suy nghĩ tiêu cực
Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ
làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái
thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tơi đã làm gì sai?
Tơi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như
mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm
thấy dễ chịu hơn.
 Ba là: Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi


10


Con người khơng ai hồn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù
bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng
không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho
người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế
hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
 Bốn là: Khơng giữ thù hận hay ác cảm
Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, khơng những làm tiêu hao
năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn
xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ,
quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai
hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.
 Năm là: Không gửi email trong cơn giận dữ
Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp
và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí cịn phá hỏng sự nghiệp của
bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết
cơng việc tiếp.
 Sáu là:Viết ra giấy những gì tốt đẹp
Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không
gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn.
Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách
khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.
 Bảy là: Học cách đối mặt với khó khăn
Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách
trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng
Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được
những cảm xúc của mình.
 Tám là: Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với
người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để
tìm cách giải quyết những khó khăn đó.
Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện, đầy đủ nhất. Đừng
bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai
lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
 Chín là: Học cách nhìn nhận lại
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến
bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì.
Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không
hay.
 Mười là: Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân
tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó khơng có cơ hội bùng lên mạnh
hơn.
2.3.2.2. Giải tỏa cảm xúc
 Cách làm của người xưa
11


Cảm xúc tiêu cực bên trong cần phải được khơi thơng giải tỏa. Ta có thể học
tập cách làm của người xưa như sau:
- Phương pháp giải tỏa mà Lincoln sử dụng đó là viết thư.
- Khổng Tử cổ nhân Trung Quốc lại có cảnh giới cao hơn đó chính là "THA
THỨ", tha thứ cho chính mình, tha thứ cho người khác.
- Phương pháp của Lý Ngư tác gia thời Thanh đó là viết chữ: "Ta khơng có
đam mê nào khác ngoài viết lách. Dựa vào viết lách để giải tỏa ưu tư và
phẫn nộ".
- Họa sỹ Trung Quốc Trịnh Ban Kiều càng trực tiếp hơn, khi ông phải chịu
sự áp bức chốn quan trường, u uất mất hết ý chí, ơng sẽ cầm bút vẽ tranh.

Sau khi vẽ xong, trong lòng thanh thản, tài năng vẽ tranh cũng ngày càng
thuần thục, một mũi tên trúng hai đích.
 Cách làm của chúng ta :
- Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của mình với người bạn thực sự
tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não
tập trung, giúp ta kiểm soát được cơn nóng giận. Ngồi ra cịn làm giảm
nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ q mức bình thường.
- Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến
những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua,
hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc
của mình tốt hơn.
- Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định
có thể giúp ta giảm bớt những điều này một cách tối đa.
- Và nếu ta chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật
ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của
bản thân. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực
mà khơng làm tổn thương bất cứ ai. Ta có thể học cách tự “viết ra” trong
tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó
chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc
bản thân.
(Xem Phụ lục 2 đính kèm về các hoạt động của lớp)
2.3.3. Học cách đối mặt với vấn đề khó khăn trong cuộc sống và chiến
thắng nó

12


Những vấn đề khó khăn trong cuộc sống bạn thường gặp phải


GVCN nên giúp HS hiểu rằng: Những điều khó khăn trong ở đời sống
thường ngày thì ai trong chúng ta cũng gặp phải, chúng xảy ra không phải để
đánh gục chúng ta, làm cuộc sống chúng ta thêm khó khăn hơn. Mà sau mỗi
những khó khăn ấy chúng sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm, có thêm sự trải
nghiệm trong cuộc sống.
Thật ra cuộc sống có khó khăn hay khơng là do cách nhìn nhận của chúng
ta về những vấn đề ấy như thế nào. Trước khi để bản thân mình gục ngã trước
những khó khăn thì chúng ta có thể áp dụng những điều sau đây để có thể đối
mặt với khó khăn và chiến thắng nó.
 Chấp nhận sự thật
Khi những vấn đề khó khăn trong cuộc sống xảy ra việc đầu tiên ta nên làm
đó là can đảm, chấp nhận sự thật rằng nó đã xảy ra trong cuộc sống của chúng
ta. Từ đó ta cần chấp nhận và bắt đầu đưa ra cho mình những kế hoạch để giải
quyết vấn đề này.

Suy nghĩ tích cực để vượt qua khó khăn

-> Trong câu chuyện của HS N.V.Mạnh: Mạnh đã thực sự hiểu về hồn
cảnh gia đình mình. Bạn ấy đã nhận ra rằng việc mẹ đi làm xa nhà là vì phải
kiếm tiền trả nợ mà gia đình đã vay để xây nhà và lấy chi phí để 3 chị em Mạnh
13


học tập. Việc bố bị bệnh và khơng có khả năng lao động đã trở thành gánh nặng
hơn cho mẹ. Mạnh đã nhận ra sai lầm của mình, đã chủ động nhận lỗi với mẹ và
tâm sự với mẹ nhiều hơn dù là chỉ được qua điện thoại. Ở nhà Mạnh lo toan hết
mọi việc và chăm sóc bố và tự hứa là sẽ cố gắng nhiều hơn trong học tập để sau
này có được một cơng việc tốt để giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Nhận thức được
điều này đã khiến cho Mạnh cởi mở hơn, vui hơn, gắn bó với các bạn trong lớp
hơn; khơng cịn những suy nghĩ tiêu cực như trước nữa.

 Suy nghĩ tích cực
Khi những vấn đề khó khăn xảy ra chắc chắn sẽ làm chúng ta cảm thấy
buồn và có những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy chúng ta cần phải lấy lại tinh thần,
suy nghĩ rằng đây chỉ là những vấn đề nhỏ mà bản thân hồn tồn có thể giải
quyết và vượt qua.
Ví dụ:
Trong câu chuyện của N.T.T.Linh, tơi hướng HS tới những suy nghĩ tích cực
nếu các em gặp phải những biến cố trong cuộc sống như sau:
Nếu bạn suy nghĩ tích cực thì sẽ khơng có hành động nơng nổi là bỏ nhà đi
như thế. Viếc bố mẹ li hơn có thể là khơng thay đổi được, việc chia tay người
u cũng khơng thể kết luận mình là người khơng được ai u. Bạn nên xem đó
là một bài học kinh nghiệm cho mình trong tình cảm. Nên nghĩ rằng người bạn
đó khơng phải là người phù hợp với mình, sẽ có người tốt hơn, phù hợp hơn.
Bạn nên trân trọng tình cảm, sự quan tâm của ơng bà và bố mẹ mình để vượt qua
những biến cố và tin tưởng vào tình cảm của mọi người nhất là người thân trong
gia đình dành cho mình.
 Thay đổi suy nghĩ của bản thân
Cuộc sống vốn dĩ không phải lúc nào cũng cơng bằng vì vậy chúng ta cần
biết thay đổi để đương đầu với những bất cơng mà mình gặp phải. Không nên cứ
ngồi mãi ủ rũ và mong chờ sự may mắn và công bằng về với bản thân.

14


Ví dụ: Đơi bạn Nguyễn Tất Minh và Ngơ Minh Hiếu cõng nhau 10 năm
cùng đỗ đại học

Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu.

Dù sinh ra khơng được may mắn, ngay từ khi lọt lịng mẹ, Minh đã bị tật

nguyền nhưng em rất ham học, khao khát được tới trường như bao bạn bè cùng
trang lứa. Lòng ham học cùng nghị lực của Nguyễn Tất Minh chính là lý do
khiến Ngơ Minh Hiếu cảm thấy thương bạn và quyết định đồng hành với bạn
trên con đường tới trường. Hiếu đã tự nguyện làm "đôi chân" cõng bạn ròng rã
suốt hơn 10 năm qua.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Tất Minh đạt tổng 28,1 với 3 mơn
khối A. Trong đó, điểm các mơn là Tốn 9,6; Vật lý 9,25; Hóa học 9,25. Với kết
quả này, nam sinh trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Ngô Văn Hiếu, đạt điểm cao nhất khối B tồn trường với tổng 28,15. Trong
đó, mơn Tốn 9,4; Hóa học 9,75; Sinh học 9. Nam sinh trúng tuyển nguyện vọng
2 ngành Y khoa tại Đại học Y Thái Bình. Dù khơng đạt nguyện vọng, Hiếu tiếp
tục cố gắng học tập, trở thành bác sĩ giỏi để chữa chân cho bạn.

15


Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa trao Bằng khen và tiền
thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh cho đôi bạn Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh vì đã
có thành tích vượt khó vươn lên trong học tập.

 Đừng tiếc nuối quá khứ, hãy suy nghĩ cho hiện tại và tương lai
Những vấn đề khó khăn trong cuộc sống xảy ra là để giúp chúng ta có được
cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó khơng phải xảy ra để “ngáng đường” chúng ta mà là
để chúng ta chào đón những vấn đề tốt đẹp hơn trong tương lai. Vì vậy đừng ngủ
vùi trong quá khứ, với những ánh hào quang đã lụi tàn. Quá khứ là nơi thích hợp
để ghé thăm nhưng chắc chắn khơng phải là nơi lí tưởng để ở lại.
Hãy nhìn về hiện tại, tương lai để thấy rằng còn rất nhiều điều tốt đẹp hơn
đang chờ đón chúng ta phía trước. Hãy luôn nhớ rằng một số thứ mất đi sẽ mang
lại cho chúng ta những cơ hội, cuộc sống mới tốt hơn. Vì vậy đừng nản lịng mà

hãy đón nhận nó một cách bình thản.
Cuộc sống là hiện tại, là tương lai, vì lẽ đó thay vì dành thời gian vào để tự
vấn bản thân mình, bạn hãy nghĩ lạc quan để tinh thần được hài hòa hơn. Hãy
nhớ, đừng bao giờ nuối tiếc những gì đã qua trong quá khứ, bởi ở thời điểm ấy
đó mới chính là những gì bạn mong muốn.


Cố gắng đến giây phút cuối cùng

Cố gắng, cố gắng hơn nữa để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Khơng ai có
thể giúp chúng ta loại bỏ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tất cả mọi
vấn đề đều phải tự ta cố gắng mà đạt lấy, tự mình giải quyết. Như vậy thì cuộc
sống của chúng ta sẽ ngày càng nở rộ.
GV có thể cho HS tham khảo các ví dụ trong địa chỉ Websibe sau:
/>16


Cố gắng sẽ giúp bạn có thành cơng

=> Chúng ta hãy luôn nhớ rằng tất cả mọi những vấn đề khó khăn trong
cuộc sống đều có thể giải quyết. Vì vậy ta cần nhìn chúng với con mắt tích cực
hơn, mọi việc đều sẽ dễ dàng hơn.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN VÀ NHÀ TRƯỜNG:
Việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề trong
cuộc sống để tự bảo vệ mình cho HS lớp 11C7 đã thu được kết quả tốt. HS đã
hiểu biết hơn về những vấn đề cấp thiết đe dọa, ảnh hưởng tới đến tuổi trẻ học
đường của các em hiện nay.
Qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa như thế, HS lại được rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết tình huống một cách nhanh nhạy và có hiệu quả. Các

em biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; đảm bảo an tồn cho bản thân. Khơng
một HS nào của lớp hút thuốc lá, thuốc lá mới, thuốc lào, nghiện ma túy, quan
hệ tình dục khơng an tồn hay bị lạm dụng tình dục. 100% HS biết cách sử dụng
điện thoại và mạng internet một cách thông minh, phục vụ tốt cho nhu cầu học
tập. Những HS nghiện game online đã “cai nghiện” thành công. Những vấn đề
trong đời sống tình cảm của HS cũng được thơng suốt. Các bạn trong lớp ln
động viên, khích lệ lẫn nhau; đồn kết giúp đỡ nhau trong mọi tình huống.
Khơng HS nào bỏ học giống như năm học trước đó..
- Kết quả học tập và rèn luyện cuối năm lớp 11B7 đạt được như sau:
Tốt
Khá
TB
Yếu
Xếp loại
hạnh kiểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kỳ 1
19
44
16
37,5
07
16,2

01
2,3
Học kỳ 2
31
72,1
10
23,2
02
4,7
0
0
Cả năm
30
69,8
11
25,5
02
4,7
0
0
17


Giỏi
Khá
TB
Yếu
Xếp loại
học lực
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kỳ 1
0
0
19 44,2 20 46,5 04 9,3
Học kỳ 2
01 2,3 23
53
17
40
02 4,7
Cả năm
01 2,3 22 51,2 18 41,8 02 4,7
- Thành tích khác:
+ Giải Ba nề nếp năm học 2020 - 2021
+ Giải Khuyến khích văn nghệ 20/11
+ Giải nhì kéo co, giải khuyến khích đi xe đạp chậm 26/3
(Xem thêm Phụ lục 3 đính kèm)

Kém
SL
%
0
0

0
0
0
0

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN:
- Việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề trong
cuộc sống để tự bảo vệ mình cho HS là điều hết sức cần thiết. Cách thực hiện ở
trên của tôi đã thu được kết quả tốt. HS sau khi được tiếp thu các chuyên đề qua
các buổi sinh hoạt lớp và các buổi ngoại khóa đều có lối sống trong sạch, lành
mạnh, biết tự bảo vệ và chăm sóc cho bản thân, khơng sa vào các tệ nạn xã hội.
- Việc thực hiện rèn luyện kỹ năng nhận biết và đối mặt với các vấn đề trong
cuộc sống cho HS của GVCN lớp cần phải có thời gian; phải thực sự quan tâm
mọi mặt đến từng HS trong lớp; phải có kế hoạch và chuẩn bị nhiều nội dung
phong phú, hấp dẫn, thích hợp thì mới đạt được kết quả cao nhất.
- GVCN lớp phải là người tâm huyết, thực sự quan tâm đến HS.
3.2. KIẾN NGHỊ:
 Đối với nhà trường:
- Nhà trường nên đa dạng hơn các hình thức rèn luyện KNS cho HS.
- Nhà trường nên tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và các tài liệu chuyên
môn... giúp GV thuận lợi nghiên cứu và giảng dạy nội dung này.
- Ban chấp hành Đoàn trường cần tiếp tục đề ra kết hoạch hoạt động phong phú
và thiết thực hơn tạo điều kiện để HS được rèn luyện nhiều KNS.
 Đối với phụ huynh học sinh:
- Cha mẹ HS cần qua tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần của con mình. Phối
kết hợp chặt chẽ với GVCN lớp để quản lí và giáo dục HS.
 Đối với HS:
- Cần sống vui vẻ, hòa đồng với các bạn trong lớp, trong trường, sẵn sàng mở
lòng, sẻ chia, giúp đỡ người khác, bạn khác vượt qua những khó khăn.

- Phối hợp với cha mẹ và GVCN khi gặp tình huống có vấn đề, gặp khó khăn
trong cuộc sống.

18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trần Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Luật giáo dục năm 2005
[2]. Nguồn internet
[3]. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia
[4]. Phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ em – World Vision
5. Nguyễn Công Khanh, Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường, NXB
Thanh niên, 2007.
6. Giáo trình Tâm lí học sư phạm, phần tâm lí lứa tuổi HS THPT.
7. Trần Xuân Nhĩ, Giải phẫu sinh lí người, NXB Giáo dục – 2001.

19


8. Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ Giáo dục và Đào

tạo – Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005.
9. Tài liệu hướng dẫn phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em – World Vision

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trần Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Triệu Sơn 4

20


Cấp đánh giá
xếp loại
TT

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp

loại

(A, B, hoặc C)

1.

2.

21



×