Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN sử dụng ba phương pháp hướng dãn học sinh lớp 11 khắc sâu kiến thức trong giờ đọc hiểu tác phẩm chí phèo nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THCS & THPT QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BA PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LỚP 11 KHẮC SÂU KIẾN THỨC TRONG GIỜ DẠY
ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ chuyên môn: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................1
1.3.
Đối
tượng
cứu ............................................................................................2

nghiên

1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................................3


2.3. Các giải pháp thực hiện..........................................................................................3
2.3.1.
Đọc
phẩm.......................................................................................................3

tác

2.3.2. Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở..................6
2.3.3. Hoạt động nhóm................................................................................................15
2.4. Hiệu quả của SKKN.............................................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………………………....18
3.1. Kết luận…………………………………………………………………………18
3.2. Kiến nghị..............................................................................................................18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chon đề tài

Bàn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học GS Trần Đình Sử có ý kiến:
“Dạy học là dạy cho người khác học. Học không phải là học thuộc, học thụ động tiếp
thu kiến thức một chiều theo kiểu thầy giáo rót kiến thức vào đầu học sinh như rót
nước vào bình. Nước và bình khơng ăn nhập gì với nhau, do đó sau đó nước sẽ được
rót ra và khơng cịn gì trong đầu học sinh cả ”. Cũng bàn về vấn đề này, nghị quyết
Hội nghị TW2 khoá VIII, luật giáo dục đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo cho người học”. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thơng nói chung và đối với bộ mơn Ngữ
văn nói riêng là mục tiêu đối với mỗi thầy cô giáo.
Đề tài “Sử dụng ba phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 khắc sâu kiến
thức trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao” hiện đang cịn bỏ ngỏ,

chờ nghiên cứu thêm. Trên thực tế có rất nhiều bài nghiên cứu về ba phương pháp:
đọc sáng tạo, hướng dẫn học sinh tự bộc lộ, hoạt động nhóm, phân tích - bình luận
truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao. Tuy nhiên, vận dụng cụ thể ba phương pháp nêu
trên trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao thì chưa có cơng trình
nghiên cứu chuyên biệt nào. Vì vậy, vấn đề sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu mang
giá trị khai thác, đào sâu, vận dụng hiệu quả phục vụ công tác giảng dạy học sinh lớp
11 bậc THPT tại Trường THCS & THPT Quan Sơn.
Sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc phổ thông, với tôi thành
công nhiều và thất bại cũng khơng ít. Trước đây, tơi cơng tác tại trường THPT Lương
Đắc Bằng Hoằng Hóa, hiện nay tơi thực hiện nghĩa vụ đến công tác tại trường THCS
& THPT Quan Sơn. Học sinh Trường THCS &THPT Quan Sơn 98% là người dân
tộc thiểu số các em rất hạn chế về ngôn ngữ. Tôi nhận thấy, bản thân nếu vẫn áp dụng
phương pháp giảng dạy cũ sẽ không phù hợp với các em. Vì vậy tơi đã trăn trở và tìm
ra: một số hình thức hướng dẫn học sinh lớp 11 tự bộc lộ trong giờ dạy đọc - hiểu tác
phẩm Chí Phèo - Nam Cao
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) đề ra giải pháp nhằm phát huy tính sáng tạo
cá nhân người học, lấy học sinh làm trung tâm thầy (cô) tổ chức để các em tiếp nhận
kiến thức khơi gợi hứng thú học tập bộ môn thông qua: đọc tác phẩm, suy nghĩ trả lời
câu hỏi gợi mở của giáo viên, thảo luận nhóm.
- Đề tài giúp học sinh nhớ kiến thức trọng tâm, liên hệ mở rộng nội dung bài
học, ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1


- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11 Trường THCS & THPT Quan Sơn
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế giảng dạy tôi chọn 4 lớp của
Trường THCS & THPT Quan Sơn, đó là:
+ Lớp 11A1 và lớp 11 A3 năm học 2019- 2020 làm đối chứng

+ Lớp 11A1 và lớp 11A 2 năm học 2020-2021 làm thực nghiệm
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu
- Phương pháp so sánh, phân loại, phân tích, chứng minh, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Thực hiện ba phương pháp: đọc tác phẩm, tổ chức cho học sinh tự bộc lộ thông qua
hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm trong giờ dạy đọc - hiểu truyện ngắn Chí
Phèo - Nam Cao
- Điểm mới nổi bật nhất của SKKN là: thực hiện phương pháp hướng dẫn học sinh tự
bộc lộ trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2


Văn chương có giá trị lan toả cảm xúc, dấy lên trong lòng người đọc người
nghe những cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét…người đọc văn yêu tình yêu của nhà văn
nhà thơ, ghét, căm hận trước cái xấu cái ác mà nhà văn đã thổi hồn vào tác phẩm. Sứ
mệnh của người giáo viên dạy Văn là truyền tải thế giới tâm hồn ấy đến với học trò
bằng rung động và năng khiếu, bằng kiến thức tích luỹ trong học tập, kinh nghiệm
sống của bản thân, định hướng cho các em chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
“Văn học đến với con người theo cách của ngọn lửa nung đốt và sưởi ấm,
thiêu huỷ và chiếu sáng” (Lê Thanh Nghị). Giáo viên dạy văn là cầu nối dẫn dắt để
học trò tiếp nhận tác phẩm văn chương. Giờ học văn chỉ thực sự đạt hiệu quả khi có
sự chia sẻ cảm xúc giữa thầy và trò về một tác phẩm văn học. Thầy biết làm bừng lên
ngọn lửa trong trái tim học trị, khơi gợi thơi thúc trị tiếp nhận khám phá nhờ vào sự

dẫn dắt, gợi mở của giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Vẫn còn tình trạng khơng khí giờ học buồn, việc hợp tác giữa thầy và trị rời
rạc.
Về phía giáo viên: Chưa đầu tư cho giờ học khiến bài giảng khô khan chưa
truyền cảm hứng đối với học trò. Dạy học Văn ở nhà trường phổ thơng vẫn cịn tình
trạng khá phổ biến: dạy học đọc chép, dạy học nhồi nhét, dạy học văn như nhà
nghiên cứu văn học... Giờ học văn thiếu hợp tác giữa thầy và trò khiến các em chưa
hứng thú say mê.
Về phía học sinh: Học sinh Trường THCS & THPT Quan Sơn chủ yếu là
người dân tộc thiểu số. Các em gặp nhiều rào cản ngôn ngữ trong tiếp thu kiến thức
môn học.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu để cải thiện tồn
tại với đề tài SKKN: Vận dụng ba phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 khắc sâu
kiến thức trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Đọc tác phẩm
Trong giảng dạy, tơi phân tích để học sinh thấy được tầm quan trọng của sách.
Sách giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp tri thức, giáo dục hoàn thiện nhận thức
tư tưởng, định hướng mỗi người về vẻ đẹp chân - thiện - mĩ để sống tốt hơn biết vì
người khác hơn. Đối với cuộc sống con người nhất là với người học sinh sách có vai
trị hồn thiện tâm hồn, trí tuệ. Sách là người thầy không đứng trên bục giảng giúp
mỗi chúng ta mở mang tầm hiểu biết nâng cao nhận thức khám phá thế giới, cuộc
sống.
Muốn học giỏi văn các em học sinh phải yêu sách và đọc thật nhiều sách văn
học. Trong thời đại công nghệ thông tin việc đọc sách đối với học sinh đang bị lấn
sân. Các em thích vào các trang facebook, Zalo, youtube... khiến các em không thể
đọc sách văn học. Học văn mà ngại đọc sách thì đó không phải là con đường đi đến
thành công. Mỗi bạn trẻ cần phải xem lại mình và rèn luyện thói quen đọc sách.
3



Khám phá tác phẩm văn học, việc đầu tiên đối với mỗi người là đọc. Theo GS
Trần Đình Sử: “Muốn dạy đọc - hiểu thì trước hết phải biết đọc như thế nào đã,
khơng hiểu đọc là gì thì dạy đọc làm sao được”.
Các bước tôi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học:
- Đọc tác phẩm - thâm nhập nội dung.
- Đọc để chọn và tìm điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm
- Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc.
- Đọc nhằm nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn.
- Đọc diễn cảm, nhập vai tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
của tác phẩm.
Vì thế, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đọc tác phẩm, giúp các em tự
nhận ra những chi tiết đặc sắc của văn bản ngôn từ để cảm nhận cái hay cái đẹp. Giáo
viên dẫn dắt học sinh phát hiện và đọc đúng, đọc hay những chi tiết, hình ảnh mang
tín hiệu nghệ thuật sẽ giúp các em hứng thú khi chiếm lĩnh văn bản. Đồng thời âm
hưởng ngôn từ sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí học trị. Các em chiếm lĩnh văn
bản nghệ thuật thơng qua đọc sẽ khắc phục được tình trạng làm bài khơng lấy dẫn
chứng phân tích chứng minh, hoặc nhớ khơng chính xác nên diễn đạt nơm na, xa rời
văn bản.
Trước kia, bản thân tôi (khi mới vào nghề) và qua dự giờ đồng nghiệp
nhận thấy vẫn cịn tình trạng: giáo viên cho học sinh đọc phần tiểu dẫn hoặc tác
phẩm trên lớp (đọc những đoạn dài thiếu chọn lọc). Việc làm này thừa đối với những
em đã đọc và chuẩn bị bài tốt ở nhà. Thực tế này dẫn đến thiếu thời gian dành cho
hoạt động đọc - hiểu văn bản. Bài giảng sẽ trở nên vội vàng không đầy đủ, sâu sắc.
Giờ học không thành công.
Tôi thay đổi cách tổ chức hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm (nhất là tác
phẩm truyện) trong giờ dạy đọc - hiểu.
Các biện pháp tiến hành hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm:
3.2.1.1. Hướng dẫn học sinh đọc ở nhà

Đầu tiên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc ở nhà trước khi đến lớp.
Giáo viên kiểm tra miệng: tóm tắt tác phẩm (đã dặn trước).
Tôi hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà. Ở nhà, học sinh
không tự đọc tác phẩm trước khi đến lớp sẽ không nắm được nội dung tác phẩm. Qua
đọc, học sinh xác định nội dung văn bản là gì? Cách viết có gì đặc biệt. Sau khi suy
ngẫm về văn bản, các em mới xem phần kết quả cần đạt, rồi phần ghi nhớ sách giáo
khoa. Cuối cùng các em mới soạn bài trên cơ sở phần hướng dẫn học bài. Tơi phân
tích để các em thấy: đọc khơng có nghĩa là đọc qua loa, đối phó mà phải đọc đúng
với nghĩa của từ đọc - hiểu, cuối cùng kiểm chứng lại những gì mình thu hoạch được
sau khi đọc xong (đối chiếu với sách tham khảo hoặc bài giảng cô giáo).
3.2.1.2. Hướng dẫn học sinh đọc
Tuỳ từng tác phẩm khác nhau giáo viên định hướng học sinh đọc khác nhau
phù hợp với thời gian, kiến thức và mục tiêu bài học.
4


Có những bài học giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiều lần, suy nghĩ về chi tiết
hình ảnh đặc sắc. Ví dụ: tác phẩm Đây thơn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tràng giang Huy
Cận, Tôi yêu em - A. Pu-skin…
Có những tác phẩm tơi hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trước ở nhà, đến lớp
các em đọc những câu mình thích, những đoạn mình cho là hay và trình bày trước cơ
giáo vì sao? VD: Chí Phèo - Nam Cao, Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Hai đứa trẻ Thạch Lam...
Đối với tác phẩm truyện, tôi hướng dẫn các em các cách đọc sau:
Đọc diễn cảm: Cách thể hiện rung động và xúc cảm của người đọc về chi tiết,
hình ảnh, tình huống tác phẩm. Ví dụ: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chí Phèo - Nam
Cao. Đây là tác phẩm buộc các em phải nhớ cốt truyện, những chi tiết hình ảnh đặc
sắc để hiểu nội dung làm rõ mục tiêu bài học. Đối với những tác phẩm tự sự nêu trên
giáo viên không giao việc và hướng dẫn học sinh học ở nhà là tối sách vì sẽ khơng có
thời gian đọc trên lớp.
Đọc nhập vai: Giúp giáo viên nhận ra khả năng nhập vai của học trị, phát hiện

những học sinh có khả năng nhập vai tốt, uốn nắn học sinh có giọng đọc chưa đạt yêu
cầu.
Ví dụ: Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (Trích Vũ Như Tơ) - Nguyễn Huy Tưởng, Tình u
và thù hận (Trích kịch Rơ- me- ơ và Giu - li - et) U.Sếch - xpia…
3.2.1.3. Hướng dẫn học sinh đọc truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao
Các bước tơi tiến hành hướng dẫn các em đọc tác phẩm
Bước 1: Giáo viên dặn dò học sinh đọc tác phẩm ở nhà, đến lớp kiểm tra tóm tắt văn
bản, bước đầu tiếp cận tác phẩm.
Bước 2: Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, đánh giá.
Giáo viên phát vấn: Em hãy đọc một đoạn - theo em là hay, mang tín hiệu nghệ
thuật? Em chọn đọc một câu hay nhất và cho biết vì sao hay?
Bước 3: Giáo viên bổ sung chọn đọc thêm những câu văn hay, những chi tiết hình
ảnh đặc sắc mang sức nặng nghệ thuật tác phẩm, đồng thời dẫn dắt các em tiếp nhận:
Phần đoạn văn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai đoạn văn mở đầu truyện ngắn Chí
Phèo để các em nhận ra tính đa thanh, đa giọng của tác phẩm.
Kết quả đạt được: Nhờ đọc sáng tạo mà nội dung tác phẩm văn học, chi tiết nghệ
thuật đặc sắc để lại ấn tượng, suy nghĩ trong tâm trí học trị. Giọng đọc truyền cảm,
nhập vai của người đọc gieo ấn tượng và để lại những cảm xúc sâu lắng với các em.
2.3.2. Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ là phương pháp gợi mở để học sinh theo đó tự
bộc lộ kiến thức của bản thân về bài học. Trong giờ học, các em nhất thiết phải được
nói, tập trung chú ý lắng nghe bạn nói về một vấn đề của bài học.
Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ khơng phải là hình thức giáo viên phát vấn, học
sinh trả lời nhấp nhổm trong giờ học. Thầy (cơ) phải có phương pháp kích thích hứng
thú để học sinh tham gia trả câu hỏi xây dựng bài học chất lượng, có đầu tư để thực
sự đó là việc làm trí tuệ. Giáo viên biết tổ chức những tình huống sư phạm có vấn đề
5



để học sinh tham gia xây dựng bài học. Nhờ vậy hiệu quả học tập mới được cải thiện,
chất lượng giờ học nâng cao.
Trước kia, giờ giảng văn nặng về phương pháp thuyết trình, giáo viên giảng
bài thật hay, chỗ nào quan trọng dừng lại cho học sinh chép. Học sinh nghe thầy
giảng và ghi chép một cách thụ động không phát huy được năng lực sáng tạo của
người học.
Về nhà, học sinh đọc lại, học thuộc bài giảng thầy / cơ trên lớp một cách máy
móc, thụ động.
Một số giáo viên chú ý đến việc đặt câu hỏi phát vấn học sinh trong giờ học
song nặng về hình thức, thiếu đầu tư. Vì vậy bài giảng của thầy chưa khơi gợi hứng
thú đối với học trị. Do đó bài giảng cũng chưa hấp dẫn, lôi cuốn.
Trước thực tế trên, tôi thay đổi cách dạy bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi
gợi mở nhằm kích thích tư duy học trò, phát huy hứng thú học tập của các em
Hệ thống câu hỏi gợi mở là: mở ra tình huống có vấn đề hướng học sinh tiếp
nhận tác phẩm bao gồm: câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu
hỏi so sánh, câu hỏi bộc lộ cảm xúc.
Tóm lại, một giờ dạy Văn thành cơng khơng là lời giảng của cơ giáo thật hay,
lưu lốt truyền cảm, tính trí tuệ của giờ học được thể hiện ở việc: giáo viên biết tổ
chức cho học sinh tự bộc lộ. Với hệ thống câu hỏi gợi mở có chất lượng giúp các em
có cơ hội được suy nghĩ, được nói, được lắng nghe bạn nói, đánh giá ý kiến của bạn.
Nhờ đó, kiến thức bài học khắc sâu trong tâm trí các em .
2.3.2.1. Câu hỏi phát hiện: Là kiểu câu hỏi đơn giản, học sinh có thể trả lời dễ dàng
dựa trên nền kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên cách đặt câu hỏi như thế nào để kích thích hứng thú học tập của học
sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tư duy để làm mới bài giảng của mình.
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào đã hun đúc nên tài năng Nam Cao?
Dự kiến học sinh trả lời:
Những yếu tố hun đúc nên tài văn Nam Cao: Quê hương, những trải nghiệm
trong cuộc đời người trí thức; tư chất con người Nam Cao. Từ đây tôi tiếp tục dẫn dắt
để học sinh tìm hiểu từng khía cạnh trong cuộc đời con người Nam Cao.

Sau đó, tơi tiếp tục dẫn dắt để học sinh tìm hiểu về cuộc đời, con người Nam
Cao để làm nên tên tuổi nhà văn - người được đánh giá là đỉnh cao của nền văn học
hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945.
Giáo viên: Nam Cao để nhân vật Chí Phèo xuất hiện như thế nào?
Học sinh trả lời: Chí Phèo ra mắt với tiếng chửi.
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu tác
phẩm?
HS trả lời: Tiếng chửi độc đáo hướng về các đối tượng Trời -> Đời -> cả làng Vũ
Đại -> Cha đứa nào không chửi nhau với hắn -> Đứa chết mẹ nào khơng chửi nhau
với hắn, nhưng cái mà Chí nhận được là trời có của riêng nhà nào -> đời là tất cả
nhưng chẳng là ai -> không ai lên tiếng -> Không ai ra điều -> Không biết ai đã đẻ
ra Chí Phèo.
6


Ưu điểm của câu hỏi phát hiện: Nhằm khuyến khích học sinh trung bình, yếu, để
các em thấy mình khơng bị bỏ rơi, có cơ hội thể hiện mình.
Nhược điểm của câu hỏi phát hiện: Loại câu hỏi này nếu giáo viên sử dụng nhiều
sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với học sinh, nhất là học sinh khá giỏi, các em khơng có
cơ hội thể hiện mình.
2.3.2.2. Câu hỏi gợi mở
Là cách đặt câu hỏi để từng bước mở ra các đơn vị kiến thức trong bài học.
Đây là kiểu câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm khéo léo, tự nhiên.
Kiểu câu hỏi này tạo hứng thú tiếp nhận bài học, khắc sâu kiến thức trong tâm trí học
trị.
VD: Khi dạy truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao, điều ta quan tâm là Chí chửi nhưng
khơng có người nghe chửi và cũng khơng ai chửi lại hắn. Tiếng chửi rơi vào hư
khơng. Chí hố cơ đơn.
GV gợi mở: Người ta cho rằng Nam Cao đã chọn được một cách vào truyện vừa đặc
sắc vừa hiệu quả. Theo em, vì sao có thể khẳng định như vậy?

Học sinh thảo luận: Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo. Bằng cách này, Nam Cao
đã tạo được ấn tượng trong bạn đọc về nhân vật chính - một kẻ say rượu, vừa quen
vừa lạ.
Quen: Chí say như bao kẻ tha hoá biến chất ngập trong ma men
Lạ: Hắn chửi lạ lùng, chửi từ trên xuống dưới. Tiếng chửi của Chí Phèo khiến người
đọc phải băn khoăn thắc mắc: Vì sao trên đời lại có một kẻ tha hố đến như vậy? Vì
sao Chí chửi mà khơng có người chửi lại.
Cách sử dụng câu hỏi gợi mở như trên cũng là một nghệ thuật trong giảng dạy
Ngữ văn. Trong tiến trình dạy học, khơng nhất thiết câu hỏi nào giáo viên đưa ra
cũng buộc các em trả lời. Có câu hỏi giáo viên hỏi nhưng chỉ để hỏi. Tức là giáo viên
hỏi rồi tự mình trả lời, hỏi để nhấn mạnh và khẳng định vấn đề và tiếp tục trình bày
đơn vị kiến thức tiếp theo.
2.3.2.3. Câu hỏi nêu vấn đề:
Đây là dạng câu hỏi khó nhằm phát huy tính tích cực và hoạt động tư duy tính
năng động trí tuệ cho học sinh. Với dạng câu hỏi này học sinh phải suy nghĩ tìm tịi,
liên hệ tưởng tượng nghĩa là phát huy hết khả năng của bản thân để trả lời.
Giáo viên muốn xây dựng câu hỏi nêu vấn đề đòi hỏi phải xâu chuỗi kiến thức
trong bài học, huy động tổng hợp một khối lượng kiến thức lớn nhằm làm sáng tỏ
quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Kiểu câu hỏi này luôn chứa đựng phát hiện về
những thể hiện trong nội dung song lại thống nhất liên tục hợp lý trong tư tưởng của
nhà văn, thể hiện sự sáng tạo mới mẻ của nhà văn trong xây dựng đề tài và chủ đề tác
phẩm.
Câu hỏi nêu vấn đề có dạng sau: Theo em, tại sao thế này…mà khơng thế kia…
Ví dụ 1: Dạy truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao, tơi đặt câu hỏi: Trong truyện ngắn
Chí Phèo, vì sao Nam Cao khơng để nhân vật chết vì đâm thuê chém mướn, đập đầu
rạch mặt ăn vạ mà tác giả để nhân vật chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống
lương thiện - gặp Thị Nở
7



Đây cũng là câu hỏi giáo viên nêu để chuyển ý: Cuộc đời Chí Phèo từ giai đoạn sau
khi ở tù về đến khi gặp Thị Nở.
Ví dụ 2: Một người như Chí: khoẻ mạnh, đẹp trai, hiền lành với ước mơ lương thiện,
lẽ ra Chí phải được sống hạnh phúc, nếu khơng cũng phải bình thường như bao người
nơng dân khác. Thế nhưng cuộc đời của anh lại: vào tù -> tha hố -> gặp Thị Nở ->
chết? Vì sao?
Học sinh sẽ phát hiện: Bi kịch cuộc đời Chí Phèo là tiếng nói đanh thép tố cáo
chế độ phong kiến bất công tàn bạo, gieo những khổ đau bất hạnh đối với người nơng
dân. Từ đó, giáo viên phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Ví dụ 3: Tại sao Nam Cao khơng để Chí Phèo sống sau khi giết Bá Kiến ?
Trong xã hội như thế, sống hiền lành sẽ bị người ta ức hiếp dồn đến đường
cùng. Chí muốn sống ngang tàng phải ác, lưu manh, tha hố. Một khi phần người đã
trở về, Chí khơng thể sống kiếp quỷ dữ. Hành động tự sát của Chí Phèo là hành động
tự giết chết kiếp quỷ dữ trong con người mình.
Như vậy, với dạng câu hỏi đặt vấn đề, tôi đã ứng dụng trong giảng dạy truyện
ngắn Chí Phèo như trên, kết quả thu được là:
Kết quả:
Về phía học sinh: Kích thích tư duy năng lực sáng tạo của học trò. Kiến thức
học sinh tiếp nhận khắc sâu trong tâm trí các em.
Về phía giáo viên: Có cơ hội phát hiện, nắm bắt những học sinh học tốt, tư duy
sâu sắc. Giáo viên đồng thời nắm được khả năng hiểu bài, nắm kiến thức của các em.
2.3.2.4. So sánh văn học
So sánh văn học là tìm ra điểm tương đồng và khác biệt làm sáng tỏ vấn đề và
khắc sâu kiến thức bài học. Với phương pháp này bài giảng của giáo viên không
nhàm chán truyền tải một chiều kích thích hứng thú học tập đối với học sinh. Sử
dụng câu hỏi so sánh khiến bài giảng của thầy cơ lạ hố, hấp dẫn thay đổi tư duy đối
với học sinh.
2.3.2.4.1. So sánh ngay trong văn bản
So sánh vai trò, tác động của hai nhân vật Bá Kiến và Thị Nở đối với số phận
cuộc đời Chí Phèo

Bá Kiến và Thị Nở là hai nhân vật có tác động tạo ngã rẽ trong cuộc đời Chí
Phèo. Bá Kiến là người đẩy Chí Phèo vào tù và chính lão biến Chí thành quỷ dữ
làng Vũ Đại. Đối lập với Bá Kiến, Thị Nở bằng sự quan tâm và tình u thương chân
thành đã đánh thức phần người cịn sót lại trong Chí, khiến Chí cháy lên niềm khao
khát: Thị Nở sẽ mở đường đưa anh trở về với cuộc sống hoàn lương. Nếu Bá Kiến là
lão cường hào ác bá tâm địa xảo trá quỷ quyệt huỷ hoại phần người tốt đẹp trong Chí
thì Thị Nở được trao đơi đũa thần tiên ơng dẫn dắt Chí trở về với cõi người, để rồi kể
từ khi về làng, lần đầu tiên Chí: tỉnh…buồn và tha thiết nhớ…Thị Nở khiến tâm hồn
Chí hồi sinh.
2.3.2.4.2. So sánh các tác phẩm văn học cùng thời kỳ
Khi chị Dậu trong Tắt đèn - Ngô Tất Tố (1937), anh Pha trong Bước đường
cùng - Nguyễn Công Hoan (1938) ra đời, người đọc những tưởng đó là nỗi khổ cùng
8


cực của người nông dân. Không phải thế, chị Dậu dù phải bán chó bán con, bán sữa
của mình nhưng vẫn còn được làm người. Anh Pha dù bị đẩy vào bước đường cùng
vợ mất, con mất, nhưng vẫn là người lương thiện. Chí Phèo phải bán cả linh hồn và
diện mạo để có miếng ăn. Hắn trượt dài trên con đường tha hoá và thành quỷ dữ, bị
đẩy ra bên lề xã hội và tìm tới cái chết. Phát hiện ra nỗi khổ ấy của người nông dân,
Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc mãnh liệt.
2.3.2.4.3. So sánh giữa các nhân vật trong cùng đề tài
Chí Phèo, Chị Dậu, Lão Hạc ai mới là người khổ nhất?
Dự kiến học sinh trả lời:
- Điểm giống nhau giữa ba nhân vật: đều là những người lao động bị chà đạp, lợi
dụng. Tất cả trong số họ đều có số phận đáng thương và cần bênh vực.
- Điểm khác nhau:
Chị Dậu nghèo nhưng vẫn có một gia đình: chồng và 3 đứa con, tài sản của chị
là một ngôi nhà (dù xiêu vẹo), một đàn chó, 2 gánh khoai.
Lão Hạc nghèo nhưng vẫn có một đứa con trai, tài sản là một ngơi nhà, một

mảnh vườn, một ít tiền bịn vườn.
Cuộc đời Chí Phèo là con số khơng trịn trĩnh: khơng cha, khơng mẹ, khơng họ
hàng thân thích, khơng tấc đất cắm dùi (Sau này Bá Kiến sai Chí Phèo địi nợ Đội
Tảo, lão nói là cho Chí bằng việc: cắt cho anh mảnh vườn nhưng thực chất là lọc lừa
gian dối. Chí Phèo chỉ là người giữ của khơng cơng cho lão cường hào ác bá).
2.3.2.4.4. So sánh với sáng tác khác thời kỳ
So sánh: Kết thúc tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân
Giáo viên nói thêm: Tràng là anh nơng dân xấu, dở hơi, dân ngụ cư, lại sống cảnh mẹ
goá con côi - bà cụ Tứ tuổi đã cận kề bên cái chết. Tràng nắm chắc vé ế vợ. Tự nhiên,
anh lại dẫn vợ về giữa ngày đói, khiến người dân xóm ngụ cư và ngay cả mẹ Tràng
vừa mừng vừa lo. Sáng sớm hơm sau, sau bữa cơm đồn tụ gia đình giữa ngày đói
câu chuyện của người vợ nhặt ánh lên trong mắt Tràng hình ảnh: đám người đói phá
kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
So sánh: Kết thúc tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt - Kim
Lân
Nếu chi tiết cái lò gạch cũ thể hiện vịng luẩn quẩn tăm tối của người nơng dân
trong Chí Phèo - Nam Cao thì chi tiết “lá cờ đỏ sao vàng” trong Vợ nhặt - Kim Lân
là tín hiệu vui thể hiện kì vọng về một tương lai tươi sáng của người nông dân.
Kết thúc tác phẩm Chí Phèo, cịn Bá Kiến là cịn Chí Phèo, Chí Phèo bố mất đi
sẽ có Chí Phèo con ra đời nối nghiệp bố. Chừng nào còn chế độ thực dân nửa phong
kiến thì chừng đó cịn những số phận người nông dân bị dồn đẩy đến bước đường
cùng không lối thốt như Chí Phèo.
Khép lại truyện ngắn Vợ nhặt dù hồn cảnh cái đói, cái chết cận kề nhưng con
người vẫn không thôi khát vọng về một tương lai tươi sáng. Lá cờ đỏ sao vàng là ánh
sáng của cách mạng soi đường, là động lực để con người đứng lên bước tiếp trong
cuộc đời nhiều chán nản, tối tăm.
9


Cả hai tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả. Hai nhà văn đều

thấu hiểu, trân trọng, yêu thương và đồng cảm đối với người nông dân.
So sánh chi tiết giọt nước mắt Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
Hai nhà văn Nam Cao và Tơ Hồi cùng thành cơng khi miêu tả giọt nước mắt
người đàn ơng rơi trong hồn cảnh éo le và mang nỗi niềm tâm trạng. Nước mắt là
tình cảm cảm xúc con người khi rơi vào tột đỉnh (buồn, vui) bật ra tiếng khóc.
Nguyễn Cơng Trứ viết: Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười (Cây Thơng).
Giọt nước mắt Chí Phèo được Nam Cao miêu tả hai lần trong hai hoàn cảnh
khác nhau, nhằm khắc họa tâm trạng và nỗi lòng của nhân vật kể từ khi gặpThị Nở.
Lần thứ nhất, giọt nước mắt xuất hiện khi Thị Nở mang cho hắn bát cháo
hành: “Thằng này rất ngạc nhiên, hết ngạc nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn
ướt”. Giọt nước mắt thể hiện niềm vui, xúc động bởi hắn còn được người ta quan
tâm. Trong xã hội làng Vũ Đại, ai cũng hắt hủi xa lánh Chí coi Chí là Quỷ dữ, thế mà
vẫn cịn một người như Thị quan tâm đến hắn. Giọt nước mắt ấy khơi nguồn cho lòng
hối hận về tội ác trước đây “một cái gì giống như là ăn năn”. Giọt nước mắt mở ra
cho Chí cả một chân trời mơ ước: Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống n
ổn với hắn thì sao người khác lại khơng thể được?
Lần thứ hai, bị Thị Nở cự tuyệt “Chí ôm mặt khóc rưng rức”. Thị thưa
chuyện với bà cô về Chí Phèo và bị bà cơ Thị phản đối gay gắt. Lời phản đối của bà
cơ chính là lời nói gián tiếp của người dân làng Vũ Đại. Giọt nước mắt thể hiện tâm
trạng ai ốn xót xa cho thân phận oan ức của người dân thấp cổ bé họng trong
đau thương khốn cùng. Chí tỉnh ngộ và nhận ra những oan trái trong cuộc đời. Anh
nhận ra mình khơng cịn cơ hội trở về xã hội lồi người, mình bị đẩy xa lắm rồi.
A Phủ là người nơng dân nghèo miền núi khỏe và làm rất giỏi. Chỉ vì một hành
động đánh con quan, A Phủ bị thống lí Pá tra xử phạt. Hắn xử anh tội chết nhưng lại
“thương anh” để anh được sống làm đứa ở khơng cơng. Một lần
Aphủ chăn bị, vì
mải mê bẫy nhím đã để hổ bắt mất một con. A Phủ phải thế mạng con bị. Thống lí Pá
tra trói đứng anh vào cây cột trong góc nhà.
Đêm đơng, Mị ra thổi lửa hơ tay nhìn thấy: “Hai mắt A Phủ vừa mở. Một dòng

nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen lại”. Đó là giọt nước mắt của nỗi đau đớn
q lớn khiến người đàn ơng khơng kìm chế được. Giọt nước mắt APhủ là nỗi uất
ức đau thắt tâm can. Giọt nước mắt căm phẫn tội ác của lãnh chúa phong kiến máu
lạnh hại người một cách không ghê tay. Đó cịn là giọt nước mắt của lịng khao khát
tự do nhưng bất lực trước hoàn cảnh.
Điểm tương đồng chi tiết giọt nước mắt Chí Phèo và A Phủ
- Đều là giọt nước mắt đàn ông - rất hiếm hoi
- Đều là giọt nước mắt của những số phận bi kịch, đáng thương; lòng căm hận thấu
xương đối với giai cấp thống trị, với xã hội đương thời.
- Cái nhìn nhân văn thấu hiểu của tác giả.
-> Giọt nước mắt làm nổi bật chủ đề tác phẩm
Điểm khác biệt:
10


- Nam Cao viết Chí Phèo (1941) lúc đó cuộc sống người nông dân rơi vào bế tắc Giọt
nước mắt Chí Phèo thể hiện khát vọng được yêu thương, được sống n bình nhưng
khơng thể được. Chí Phèo khóc rồi kết liễu cuộc đời mình.
- Tơ Hồi viết Vợ chồng A Phủ (1953) khi đó nhà văn nhìn thấy tiền đồ tươi sáng của
người nông dân. Nhà văn miêu tả giọt nước mắt A Phủ lấp lánh niềm hi vọng. Giọt
nước mắt của anh đánh thức trái tim lạnh lùng băng giá của Mị. Nhìn giọt nước mắt
A Phủ rơi, Mị khơng cịn trơ lì cảm xúc. Cơ từ chỗ thương mình đến thương A Phủ và
cởi trói cho anh. Giọt nước mắt A Phủ thơi thúc Mị cởi trói để anh quật vùng lên chạy
đến Phiềng Sa ...theo cách mạng.
2.3.2.5. Câu hỏi cảm xúc
Câu hỏi cảm xúc là loại câu hỏi xuất phát từ trực cảm của học sinh có tác động
khơi gợi những rung động của các em về một hiện tượng nào đó trong tác phẩm
Câu hỏi cảm xúc có dạng: Chi tiết, hình ảnh… gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ
gì?
Ví dụ 1: Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao gợi em cảm

nhận gì?
Trả lời:
Sau chuyện tình bên vườn chuối với Thị Nở, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở nấu
cháo hành mang sang cho Chí.
Bát cháo hành là hương vị của tình người tình u thương Thị Nở dành cho
Chí. Đó là liều thuốc giải độc đánh thức phần lương tri ngủ quên trong lốt quỷ dữ
làng Vũ Đại. Từ ăn năn hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về với
cuộc sống đời thường. Bát cháo hành dẫn đường cho anh đến hi vọng hoàn lương.
Khát khao lương thiện vùng lên trong Chí. Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường dẫn dắt
đưa anh trở về với cộng đồng người. Bát cháo hành đánh thức trong anh giấc mơ tuổi
trẻ xưa: một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải có cái vốn kha
khá thì ni dăm ba con gà con lợn.
Bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch cuộc đời Chí lên tới đỉnh điểm. Bị
Thị Nở tuyệt tình Chí cay đắng nhận ra mình khơng cịn cơ hội trở lại cõi người. Chí
nhận ra mình bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Tuyệt vọng, Chí tìm đến rượu nhưng hương
vị rượu đâu không thấy, chỉ thấy “thoang thoảng hơi cháo hành” đó là biến thể của
cháo hành. Chí muốn uống cho say nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh rồi lại thấy cơ
đơn. Hắn ơm mặt khóc rưng rức. Cuối cùng hắn lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến,
đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.
Như vậy bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật khơi dậy phần người trong Chí,
cho anh nếm thử hương vị tình u. Cũng từ đây Chí hiểu đau khổ và bi kịch cuộc
đời mình. Cuối cùng, bát cháo hành chính là cánh cửa đưa Chí thốt khỏi kiếp đoạ
đày.
Ví dụ 2: Chi tiết bát cháo hành thể hiện dụng cơng của Nam Cao, nó góp phần thể
hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả như thế nào?
Trả lời:
11


Chi tiết bát cháo hành thể hiện tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao. Trong xã

hội đương thời, lòng tốt, tình người giản dị và chân thành có sức cảm hoá và cứu rỗi
con người. Qua chi tiết nghệ thuật này, nhà văn muốn thể hiện niềm tin ở con người.
Phần thiện nhân trong Chí khơng mất đi dù có lúc nó ẩn trong lốt quỷ dữ. Nó âm ỉ
cháy như ngọn lửa trong đống tro tàn, chỉ cần một mồi lửa là sẽ bùng lên mạnh mẽ.
2.3.2.7. Lời giảng thầy (cô) trên lớp
Khắc sâu kiến thức cho học sinh lớp 11 trong giờ dạy Chí Phèo - Nam Cao tôi
vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, lời giảng của thầy (cô) cũng là một trong
những yếu tố không thể thiếu tạo sự cuốn hút hứng thú đối với học trị.
Trước kia, chấm bài kiểm tra của học sinh tơi thấy: bài viết của các em chung
chung, thiếu ấn tượng. Ví dụ: Nói tới giai cấp thống trị là tham tàn bạo ngược, hống
hách kiêu căng. Nói đến giai cấp nông dân là nghèo nàn lạc hậu, bị ức hiếp, nói tới
người phụ nữ là đảm đang, tháo vát, hi sinh.Vì thế tơi trăn trở tự kiểm về cách dạy
của bản thân, rút kinh nghiệm để cho ra “sản phẩm” tốt hơn. Tôi tự thấy, trong mỗi
bài giảng của học trị có hình bóng mình ở đó.
Qua dự giờ đồng nghiệp, tơi đặt mình vào vị trí của người học lắng nghe cô
giáo giảng và thấy bản thân tôi và đồng nghiệp cịn phạm những thiếu sót khơng nên:
có những vấn đề cơ giảng loanh quanh khiến học trị khơng muốn nghe, bài giảng của
(thầy) cơ cịn hiện tượng đồng phục hóa trong diễn đạt, thiếu điểm nhấn cao trào. Cho
nên, kiến thức đọng lại trong học trò chỉ là cách nói cơng thức, khơng sắc, khơng cá
tính. Vì thế, tôi đã đào sâu suy nghĩ để mỗi bài giảng của mình mới mẻ về hình thức
diễn đạt, sâu sắc trong nội dung thể hiện, ngôn từ mang màu sắc văn chương (tính
hình tượng, tính hàm súc, tính cá thể...) Nghĩa là, lời giảng của thầy cô ấn tượng hấp
dẫn có sức nặng, giọng điệu truyền cảm mới kích thích hứng thú học tập của học trò,
mang đến sự phấn chấn u thích mơn học của các em. Các em mới hiểu bài đầy đủ,
sâu sắc bài làm văn mới hay và đạt điểm cao.
Ngữ văn là môn học đặc thù, có nhiều cách hiểu về tác phẩm văn học mang
tính sáng tạo chứ khơng có đáp số duy nhất. Người học văn càng có vốn từ phong
phú, kiến thức tư duy mạch lạc, sâu sắc am hiểu lập luận chặt chẽ, thuyết phục thì bài
làm càng được đánh giá cao. Trong giờ học, để tạo khơng khí thoải mái giáo viên nên
để học sinh tự do trả lời theo suy nghĩ của mình nhằm phát huy sự sáng tạo. Tuyệt đối

thầy không nên áp đặt ý kiến mà biết “chèo lái” để học sinh tự nhận ra như vậy là
hợp lí. Cách dạy học như vậy sẽ giúp cho bài đọc - hiểu tác phẩm văn học vừa tự
nhiên, vừa sáng tạo mang hiệu quả cao kích thích hứng thú học tập và khắc sâu kiến
thức đối với các trị.
Ví dụ: Trước đây, khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao bài giảng của tơi khi trình bày về thân phận Chí Phèo khơng thể thiếu
những ngơn từ như:
Chí Phèo là người nơng dân nghèo, chịu nhiều thiệt thòi cực khổ. Ngay từ khi
sinh ra anh đã bị mẹ cha chối bỏ vứt bên cạnh lò gạch cũ trần truồng, xám ngắt. Anh
được người làng đem về nuôi và chuyền từ tay người này sang tay người khác. Chí
lớn lên bằng tình u thương của những người lương thiện.
12


Anh lại sống trong xã hội phong kiến bất công tàn bạo. Là người hiền lành,
đẹp trai Chí bị bà ba gọi đến bóp chân, mà lại cứ bóp lên cao, cao mãi... Hành động
ấy của người đàn bà dâm dục đã khiến Bá Kiến ghen rồi ngấm ngầm đẩy anh vào tù.
Sau 7- 8 năm ở tù, nhà tù thực dân đã đào tạo Chí trở thành con người khác hẳn...
Cách diễn đạt trên của tôi trong bài giảng không sai nhưng không hay, không
để lại dấu ấn đối với học trị. Đó cũng là ngun nhân khiến các em nhớ kiến thức
nhàm nhạt, chung chung, bài làm văn của các em cách viết không ấn tượng, kết quả
bài thi học kì tập trung của học sinh khơng cao như tơi mong muốn. Chính vì thế tơi
đã đúc rút kinh nghiệm cho bài giảng lần sau của mình được tốt hơn.
Trình bày về thân phận Chí Phèo, tơi giảng lại:
Cuộc đời Chí là con số khơng trịn trĩnh: khơng cha, khơng mẹ, khơng họ
hàng thân thích, khơng tấc đất cắm dùi. Anh có chút may mắn được những người dân
lương thiện làng Vũ Đại chuyền tay nhau nuôi lớn. Nếu cuộc đời cứ bình lặng, lớn
lên anh sẽ là một người nông dân lương thiên như bao người nông dân ở làng Vũ
Đại này. Chí từng có ước mơ đẹp về một cuộc sống đời thường bình dị: chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải, có cái vốn kha khá thì ni dăm ba con gà con lợn...Thế

rồi đường đời của Chí rẽ ngang, ước mơ lương thiện của anh vụt tắt...
Chỉ vì một cơn ghen bóng gió với anh người ở, Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Nhà
tù thực dân cấu kết với lão cường hào ác bá đào tạo Chí trở thành con người khác
hẳn. Sau 7- 8 năm ở tù về Chí thay đổi cả về nhân hình và nhân tính...
Kết quả đạt được:
Với hệ thống câu hỏi gợi mở sáng tạo, lời giảng hay bám sát chuẩn kiến thức
như trên, tôi đã thu hút hứng thú đối với học trò trong bài giảng. Các em hào hứng
học tập, hăng say phát biểu xây dựng bài tự bộc lộ sự hiểu biết của bản thân nhớ kiến
thức bền lâu. Vì thế, hiệu quả học tập cao hơn, kết quả bài thi của các em tốt hơn.
2.3.3. Hoạt động nhóm
2.3.3.1. Hoạt động nhóm là cách giáo viên sắp xếp từng nhóm học sinh ngồi lại với
nhau thảo luận, tranh luận. Giáo viên điều hành hoạt động nhóm dựa trên những quy
định cụ thể: số học sinh / nhóm, cử người đại diện nhóm, cơng việc, thời gian, trình
bày, nhận xét…
Trước kia, tơi và đồng nghiệp (qua dự giờ) tổ chức học sinh hoạt động nhóm
chưa thành cơng: chưa thu hút được cả nhóm tham gia, mới chỉ dừng lại ở số ít học
sinh tự giác ham học, có ý thức. Số cịn lại các em dựa vào kết quả bạn làm ngồi chơi
thậm chí gây ồn lớp. Hoạt động nhóm khơng mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đồng nghiệp của tơi có người phản đối: Hoạt động nhóm trong giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn học khơng hiệu quả, mất đi tính văn chương của bài học.
Tôi suy nghĩ và rút ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại: câu hỏi hoạt động
nhóm khơng phù hợp đối tượng học sinh (quá dễ hoặc quá khó, lan man khơng hứng
thú), cách phân nhóm học sinh chưa phù hợp (q đơng hoặc q ít) cách tổ chức các
em hoạt động nhóm chưa đạt, chưa thu hút các em tham gia, giáo viên còn xa rời học
sinh khi hướng dẫn tổ chức các em hoạt động nhóm...
13


Tôi khắc phục thực trạng trên và áp dụng hiệu quả trong bài dạy tác phẩm
Chí Phèo - Nam Cao.
2.3.3.2. Các biện pháp tiến hành tổ chức hoạt động nhóm:

Bước 1: Câu hỏi thảo luận nhóm trình chiếu qua powpoi, giáo viên phát phiếu học
tập cho học sinh. Giáo viên nhắc nhở thời gian hoạt động cụ thể
Bước 2: Giáo viên tổ chức phân nhóm học sinh hoạt động. Tơi phân cơng mỗi nhóm
khoảng 10 học sinh, lớp học 40 em phân thành 4 nhóm. Các em ngồi đối mặt nhau
thảo luận nội dung bài học. Cử đại diện nhóm.
Bước 3: Giáo viên đôn đốc nhắc nhở, hỗ trợ học sinh hồn thành câu hỏi nhóm. Mỗi
thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, lắng nghe ý kiến và phản hồi ý
kiến của bạn, cô giáo. Hoạt động nhóm tránh căng thẳng, tránh tình trạng người làm
việc q nhiều, người không được quan tâm khiến các em cảm thấy bị bỏ rơi gây ồn
lớp.
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước cô giáo và
cả lớp. Các thành viên khác bổ sung thêm. Các nhóm khác nhận xét bổ sung hỏi
thêm.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận (giáo viên có thể chuẩn bị quà hoặc
điểm số khen thưởng cho học sinh nhóm làm tốt)
Cách tổ chức học sinh thảo luận như trên sẽ khiến hoạt động nhóm khơng
mang tính chiếu lệ đối phó. Hoạt động của cơ và trị trong giờ thảo luận nhóm sơi
nổi, hào hứng chất lượng.
2.3.3.3. Tổ chức hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, áp dụng đọc - hiểu tác
phẩm Chí Phèo - Nam Cao (Áp dụng vào thời gian cuối giờ học)
Câu hỏi thảo luận: Thường với nội dung khái quát tổng hợp và liên hệ so sánh rút ra
bài học. Mức độ khó dễ của câu hỏi giữa các nhóm tương đương nhau
Câu hỏi nhóm 1: Kết cấu vịng trịn truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao gợi em cảm
nhận gì?
Câu hỏi nhóm 2: Theo em, để cứu lấy con người như Chí Phèo xã hội cần làm gì?
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, theo em Nam Cao muốn đề cập đến vấn đề quan
trọng nhất là gì?
Câu hỏi nhóm 3: Trong tác phẩm “Đời thừa” - Nam Cao viết: một tác phẩm thật giá
trị phải là tác phẩm ca ngợi lòng thương, tình bác ái, sự cơng bình, nó làm cho
người gần người hơn. Từ câu chuyện tình u Chí Phèo - Thị Nở em rút ra được bài

học gì về cách nhìn nhận đánh giá con người và cách sống trong cuộc đời để người
gần người hơn?
Câu hỏi nhóm 4: Từ mơi trường mà Chí Phèo sống, em cảm nhận như thế nào về
mơi trường sống của mình ngày hơm nay? Từ bi kịch tha hố của Chí Phèo, em định
hướng cho mình thái độ sống và cách sống như thế nào?
Dự kiến học sinh trả lời:
Câu hỏi nhóm 1: Kết cấu vịng trịn truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao
+ Tác phẩm gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tơ đậm chủ đề
tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo vẫn cịn tiếp
14


diễn: cịn Bá Kiến là cịn Chí Phèo, cịn Lí Cường là cịn Chí Phèo con (Chí Phèo bố
mất đi Chí Phèo con ra đời nối nghiệp bố).
+ Chừng nào còn chế độ thực dân nửa phong kiến là chừng ấy trong xã hội cịn
những thân phận người nơng dân bị đẩy đến bước đường cùng như Chí Phèo.
Câu hỏi nhóm 2: Theo em, để cứu lấy con người như Chí Phèo xã hội cần phải loại
bỏ giai cấp thống trị (Bá Kiến, Lí Cường). Nhà văn Nam Cao lên án phê phán đánh
thép chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô đạo chà đạp lên cuộc sống người
nông dân vô tội. Nhà văn đặt ra vấn đề quan trọng nhất: cần phải thay đổi chế độ
đương thời.
Câu hỏi nhóm 3:
Bài học từ câu chuyện tình u Chí Phèo - Thị Nở:
+ Lịng nhân ái, tình người có giá trị cảm hóa mang hạnh phúc đến cho con người.
+ Lịng cảm thơng, trân trọng u thương của Thị Nở đối với Chí Phèo đánh thức
phần lương thiện trong con người tưởng chừng là Quỷ dữ.
+ Cách nhìn nhận đánh giá con người: Khơng nên nhìn đời và đánh giá con ngưởi
bằng cái nhìn bề ngồi.
Câu hỏi nhóm 4: Từ mơi trường Chí Phèo sống, em thấy mình thật may mắn khi
được sống trong xã hội hiện đại, văn minh ngày nay. Xã hội nay, con người không

phải sống trong bất cơng ngang trái, tình người được đề cao. Xã hội có cái nhìn nhân
ái, rộng lượng, tạo cơ hội đối với những số phận thiệt thòi, thấp cổ bé họng. Các
chương trình “cặp lá yêu thương” “như chưa hề có cuộc chia li” “vì bạn xứng
đáng” ... đã trao gửi những tình cảm yêu thương giữa Người với Người... Vấn đề
miếng ăn cũng không quá nặng nề trong xã hội hiện đại.
Kết quả đạt được thông qua hoạt động nhóm
- Thay đổi hoạt động dạy học, tránh nhàm chán, phát huy năng lực tư duy học trị
- Khơng khí giờ học dân chủ, các em tự do thảo luận tranh luận với bạn bè và cô
giáo, chia sẻ hợp tác trong hoạt động học.
- Các em rút ra nhận thức về hiệu quả của hoạt động tập thể. Có những cơng việc một
người làm sẽ khơng xong, hoặc có xong cũng chưa hồn chỉnh đầy đủ. Vì vậy việc
hợp tác tập thể (hoạt động nhóm) sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng ba phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 khắc sâu kiến thức trong
giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao tơi thu được kết quả tuy chưa đạt
như mong muốn song giờ dạy đã có những chuyển biến đáng mừng.
Giờ dạy khơng thực nghiệm: khơng khí giờ học văn trầm, nhiều em ngồi ỳ
tronng lớp. Lớp học chỉ khoảng 1-2 em giơ tay phát biểu xây dựng bài. Kết quả thi
khảo sát đầu năm học: 1-2 em đạt điểm 8-9, điểm khá ít, số cịn lại xếp loại trung
bình.
15


Giờ dạy thực nghiệm: Giờ dạy Ngữ văn đã thay đổi theo chiều hướng tích
cực, các em tiếp thu bài chủ động có chiều sâu, phát huy cá tính sáng tạo, mạnh dạn
giơ tay phát biểu xây dựng bài. Ngay cả những học sinh đầu năm học chỉ ngồi ỳ
trong lớp, nay em đã thay đổi: tích cực xây dựng bài, xung phong lên bảng làm bài.
Khơng khí giờ học sôi nổi hẳn lên. Kết quả dạy và học phát triển theo chiều hướng
tốt.
+ Đối với mức độ hứng thú học tập:

Lớp
Mức độ
Thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng

Năm học 2019- 2020
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
7
17,07
6
15
36,58
15
19
46,34
21
41
100
42

%
14,28
35,71
50,0

100

Qua bảng điều tra ta thấy, số lượng học sinh thích mơn Ngữ văn 11 nói chung và
bài: Chí Phèo Nam Cao là khá khiêm tốn chỉ chiếm hơn 15%, còn lại đa số học sinh
được điều cảm thấy bình thường hoặc khơng thích. Đáng chú ý là ở cả lớp 10A1 và
10A3 học sinh khơng thích học bài này chiếm đến 48,19%. Đó thực sự là một thách
thức lớn đối với mỗi giáo viên lịch sử.
+ Đối với kết quả học tập:
Năm học 2019 - 2020
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
6
14,63
5
9
21,95
8
17
41,16
18
9
21,95
11
41
100
42


%
11,90
19,04
42,85
26,19
100

+ Kết quả phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh:
Năm học 2020 - 2021
Lớp
10A1
10A4
Mức độ
Số lượng
%
Số lượng
Thích
23
56,09
22
Bình thường
12
29,26
13
Khơng thích
6
14,63
5
Tổng
41

100
40

%
55,00
32,50
12,50
100

Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
Tổng

16


Kết quả thu được là:
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
Tổng

Năm học 2020 - 2021

10A1
10A4
Số lượng
%
Số lượng
13
31,70
12
17
41,63
16
8
19,51
8
3
7,31
4
41
100
40

%
30,00
40,00
20,00
10,00
100

Đối chiếu như vậy để thấy: con số này thể hiện rõ sự nỗ lực cũng như tính hiệu
quả của việc Vận dụng ba phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 khắc sâu kiến

thức trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao của nhà trường chúng
tôi

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Giờ dạy sẽ thành công nếu mỗi thầy cô
giáo yêu nghề sáng tạo trong giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ mang đến
cho các em những giờ học bổ ích lí thú. Bằng việc đưa ra phương pháp hướng dẫn
học sinh khắc sâu kiến thức trong giờ dạy như trên, tơi đã truyền tình u bộ mơn đến
các em, giúp các em yêu văn và đến với môn học để thực hiện giấc mơ tuổi trẻ của
mình, có lối sống ứng xử nhân văn với mọi người trong tại Trường THCS & THPT
Quan Sơn .
3.2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của cá nhân tôi dù đã được tiến
hành rất nghiêm túc bằng cách nghiên cứu cơ sở lí thuyết của ba phương pháp: đọc
sáng tạo, hoạt động nhóm, nhất là tổ chức cho học sinh tự bộc lộ thông qua hệ thống
câu hỏi gợi mở và áp dụng thực nghiệm giảng dạy bài Đọc - hiểu tác phẩm Chí
Phèo - Nam Cao trong chương tình Ngữ văn 11 tại Trường THCS & THPT Quan
Sơn. Cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tơi dù có sự trao đổi học hỏi của
đồng nghiệp đi trước, song hẳn cịn khơng ít những thiếu sót. Tơi kính mong các
17


đồng chí đọc và bàn góp thêm ý kiến để SKKN được hồn thiện, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học trong trong môi trường giáo dục miền núi của huyện Quan Sơn
tỉnh nhà.

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của cá nhân tôi tự viết, không
sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999) Từ điển văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Lại Nguyên Ân (1999) 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
3. Đinh Thị Hồng Duyên (2017) Một số biện pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường
THPT hiệu quả, trao đổi kinh nghiệm cổng thông tin điện tử Sở GD & ĐT Vĩnh
Phúc.
4. Nguyễn Đăng Mạnh (1998) Những bài văn bình giảng hay, Nxb trẻ.
5. Nguyễn Trọng Hồn (2002) Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Tấn Huy (2015) chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ văn 11, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
8. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007) Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo
dục
9. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010) Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 11, Nxb
Đại học sư phạm.
10. Trần Đình Sử - Phương Lựu, Lý luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục 1987.
18


11. Trần Đình Sử (2007) Giáo trình lý luận văn học tập 1,2, Nxb Đại học sư phạm Hà

Nội.

DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD &ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên: Nguyễn Thị Hạnh
Đơn vị: Trường THCS & THPT QUAN SƠN
TT

1

2

Tên đề tài SKKN

Cách khắc sâu kiến thức cho học sinh trong
giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn học lớp 10
Đề xuất một số hình thức ơn tập mơn Ngữ
văn - THPT để nâng cao chất lượng ôn thi
19

Cấp
đánh
giá xếp
loại
Tỉnh

Tỉnh


Kết quả Năm học
đánh
đánh giá
giá xếp xếp loại
loại
2009C
2010

C

20112012


tốt nghiệp cho học sinh lớp 12

20


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỚP HỌC THỰC NGHIỆM 11A1 TRƯỜNG THPT QUAN SƠN
Năm học 2020-2021

Hình 1: Lớp học thực nghiệm

Hình 2: Hoạt động nhóm tại lớp 11A1 năm học 2020-2021

21


Hình 3: Hoạt động nhóm


Hình 4: Hoạt động nhóm tại lớp 11A1 có hướng dẫn của cơ giáo

22


Hình 5: Hoạt động đọc lớp 11A1 trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Hình 6:Hoạt động đọc lớp 11A1 trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

23


×