Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN xây dựng và sử dụng bài tập hoá học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học của học sinh trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.49 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ
LỚP 12 CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN NHẰM PHÁT HUY
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Lê Đình Lâm
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc mơn : Hóa Học

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU………………………………………………………

….1…

1.1. Lý do chọn đề tài………………………..…………….

….1….



1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…...................................

….1….

1.3. Đối tượng nghiên cứu…................................................

….1….

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu …...................................

….2….

1.5. Phương pháp nghiên cứu…...........................................

….2….

1.6. Những điểm mới của SKKN….....................................

….2….

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................

.…3….

2.1. Cơ sở lý luận.........................................................................

.…3.…

2.1.1. Bài tập hóa học thực tiễn................................................


.…3.…

2.1.2. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn................................

.…3.…

2.1.3. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập hóa học thực iễn.

.…4.…

2.1.4. Một sớ ngun tắc khi xây dựng bài tập hóa học thực tiễn

.…4.…

2.2. Thực trạng.............................................................................

.…5.…

2.3. Giải pháp của đề tài...............................................................

.…5.…

2.3.1. Biện pháp 1.....................................................................

.…5.…

2.3.2. Biện pháp 2.....................................................................

.…6.…


2.3.2. Biện pháp 3.....................................................................

...7...

2.4. Hệ thớng hóa bài tập hóa học hữu cơ 12...............................

.…7.…

2.4.1. Hệ thống BTHH chương 1 “ ESTE – LIPIT”................

.…7.…

2.4.2. Hệ thống BTHH chương 2 “ CACBOHIĐRAT”...........

.…10.…

2.4.3. Hệ thống BTHH chương 3 “AMIN - AMINOAXIT”
2.4.4. Hệ thống BTHH chương 4 “POLIME VÀ VẬT
LIỆU POLIME ”

.…12.…
.…14.…

2.5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.......................................

.…6.…

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI …...................................................


….18….
.

3.1. Kết luận……..................................................................

….18….
.

3.2. Kiến nghi…....................................................................

….18….
.


Tài liệu tham khảo
Danh mục đề tài SKKN


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa (SGK) cũng
như các loại sách bài tập, sách tham khảo của ngành giáo dục nước ta nhìn
chung cịn mang tính hàn lâm, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo,
năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu
cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học.
Hoá học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trị quan trọng trong đời
sớng và trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù sách giáo khoa hiện hành đã có
nhiều cải tiến đáng kể, nhiều tư liệu thực tế đã được đưa vào nhưng vẫn cịn
thiếu một hệ thớng bài tập hoá học (BTHH) đa dạng và phong phú liên quan đến
thực tiễn, để việc dạy và học môn Hoá học được phong phú hơn. Hơn nữa thông

qua các bài tập thực tiễn sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh , từ đó phát
triển năng lực cho học sinh.
Trong các trường THPT hiện nay, việc dạy học vẫn mang nặng lý thuyết
mà ít tiếp cận thực tiễn, nhất là đới với các mơn khoa học thực nghiệm như mơn
hoá học. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập hoá học có nội dung thực tiễn
phù hợp với đặc thù của bộ môn là một nhiệm vụ cần thực hiện.
Xuất phát từ những vẫn đề trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng
và sử dụng bài tập hoá học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn nhằm phát
huy khả năng vận dụng kiến thức mơn Hóa học của học sinh trường THPT
Triệu sơn 2”
1.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích sau:
- Thứ nhất là: Xây dựng và sử dụng hệ thớng BTHH có nội dung thực tiễn nhằm
phát huy năng lực vận dụng kiến thức của HS đã học được, phát huy tính tích
cực, óc tư duy của người học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
hình thức kiểm tra, đánh giá nâng cao chất lượng giảng dạy mơn hóa học ở
trường THPT Triệu Sơn 2.
- Thứ hai là: Phục vụ giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập theo
đinh hướng phát triển năng lực.
- Thứ ba là: Nâng cao vai trò của học sinh trong hoạt động tự nghiên cứu và lĩnh
hội kiến thức không bi thụ động.
- Thứ tư là: Làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên giảng dạy mơn hóa học 12
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Để đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và chất lượng của hệ thống BTHH
thực tiễn phần hữu cơ lớp 12 của đề tài. Tổ hóa trường THPT Triệu sơn 2 đã
triển khai thực nghiệm trên các lớp 12 trong hai năm học: 2019 – 2020 và năm
học: 2020 - 2021 . Cụ thể:
- Đối với các lớp thực nghiệm (tôi trực tiếp giảng dạy) đã sử dụng một số bài tập
thực tiễn mà để áp dụng dạy trong các bài học phần hữu cơ 12.
1



- Đối với các lớp đối chứng (giáo viên khác trong tổ hóa của trường giảng dạy)
giáo viên giảng dạy bình thường.
- Các lớp thực nghiệm và đới chứng cùng làm bài kiểm tra ( Đề kiểm tra sau khi
thống nhất cấu trúc phân công giáo viên không dạy ở các lớp thực nghiệm ra
đề).
Trong năm học 2019 - 2020: tôi tiến hành chọn lớp 12A5 làm thực
nghiệm và lớp 12A6 làm đối chứng.
Trong năm học 2020 - 2021, Tôi tiến hành chọn lớp 12B1 làm thực
nghiệm và 12B2 làm đối chứng.
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Khách thể nghiên cứu, tìm hiểu:
+ Giáo viên: Tập thể giáo viên tổ Hóa - sinh tham gia giảng dạy mơn
hoá học của trường THPT Triệu Sơn 2.
+ Học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 2
- Nội dung nghiên cứu đề tài được giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu BTHH có
nội dung thực tiễn phần hóa hữu cơ lớp 12 để phát huy khả năng vận dụng kiến
thức mơn Hóa học của của học sinh trường THPT Triệu sơn 2.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn dùng
trong dạy học ở trường THPT trong phần hóa hữu cơ lớp 12.
Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong
dạy học.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây
dựng.
1.6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN:
- Xây dựng được hệ thớng BTHH có nội dung thực tiễn của phần hóa hữu cơ 12
nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ở trường THPT Triệu
Sơn 2.

- Góp phần hệ thớng hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về BTHH có nội dung thực
tiễn, đề xuất một sớ phương pháp sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn trong
việc dạy phần hóa hữu cơ 12.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá việc sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn của
trường THPT THPT Triệu Sơn 2 trong dạy học hóa học.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực tiễn
ở trường THPT nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
2.1.1. Bài tập hóa học thực tiễn[1].
Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn:
- BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khả năng
vận dụng kiến thức cho học sinh. Là nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho
người học, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để giải
quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực,
hứng thú và sáng tạo.
- BTHH thực tiễn còn gọi là BTHH gắn với thực tiễn ( hoặc BTHH có nội dung
thực tiễn), đó là những bài tập có nội dung hóa học ( những điều kiện và yêu
cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức
vào cuộc sớng và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
2.1.2. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn[1].
Hiện nay, có nhiều cách phân loại BTHH thực tiễn, hiện chưa thống nhất,
tùy theo việc lựa chọn cơ sở phân loại. Có thể dựa vào các cơ sở sau:
- Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:
+ Bài tập đinh tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình
h́ng nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với

tình h́ng thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực
tiễn…
Ví dụ:
1). Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
2). Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn khơng khí trong phịng thí
nghiệm. Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó?
+ Bài tập đinh lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng,
pha chế dung dich…
Ví dụ: Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) dùng để trung hòa bớt lượng
HCl dư trong dạ dày. Tính thể tích dung dich HCl 0,035M (nồng độ axit trong
dạ dày) được trung hịa và thể tích khí CO 2 (đktc) sinh ra khi ́ng 0,336 gam
NaHCO3.
- Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập: Giải quyết các tình
h́ng có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm như: Sử dụng dụng
cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phịng chớng độc
hại, ơ nhiễm trong khi làm thí nghiệm…
Ví dụ: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng.
Khi bi nước brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?
A. Nước.
B. Dung dich amoniac loãng.
C. Dung dich giấm ăn.
D. Dung dich xút loãng.

3


Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?
- Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh. Ta có thể chia như sau:
Mức 1: Chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.
Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với

AgNO3 trong dung dich NH3.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Vì sao người ta khơng dùng fomalin để tráng ruột phích?.
Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện,
hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.
Ví dụ: 1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trị như thế nào?
2) Vì sao xà phòng bi giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng cịn bột
giặt tổng hợp thì khơng?
Mức 3: u cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những
tình h́ng xảy ra trong thực tiễn...........
Ví dụ: Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tớt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?
2.1.3. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập hóa học thực tiễn[1].
- Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính
hiện đại.
- BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh.
- BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập: BTHH thực tiễn cần có nội
dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung
hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ khơng tạo được động lực cho học sinh
để giải bài tập đó.
- BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính sư phạm.
- BTHH thực tiễn phải có tính hệ thớng, logic: Các BTHH thực tiễn trong
chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS.
2.1.4. Sử dụng BTHH thực tiễn trong giảng dạy hóa học[1].
- Sử dụng trong giảng dạy bài mới :Trong các giờ giảng bài mới giáo viên có
thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn
vào bài giảng, thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.
- Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá:Trong các giờ bài tập, giáo
viên có thể đưa vào các bài tập có nội dung thực tiễn mà học sinh có thể vận
dụng được những kiến thức trong nội dung luyện tập để giải quyết hoặc thông
qua một bài tập có nội dung lý thuyết, sau khi giải quyết xong giáo viên thông

tin thêm những kiến thức thực tiễn có liên quan.
- Sử dụng thơng qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Giáo viên hóa
học nên tổ chức cho HS các câu lạc bộ hóa học, các buổi ngoại khóa về hóa học,
các cuộc thi hóa học vui,…. nhằm tạo điều kiện cho HS vận dụng những kiến
thức hóa học vào cuộc sớng, tạo niềm hứng thú và say mê hóa học, đồng thời
kích thích HS lịng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh thói quen luôn thắc
mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sớng và phải tìm cách giả
quyết cho được các vấn đề đó.
4


Ví dụ: Khi tham gia câu lạc bộ nhiều, học sinh sẽ tự mình đưa ra thắc mắc vì
sao người ta lại quảng cáo “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng chắc
khỏe”? “Vì sao những người ăn trầu thường có răng rất chắc và khơng bị sâu
răng?”, “Vì sao phải bón đạm cho cây?”….. Từ đó, học sinh tự tìm cách để giải
quyết vấn đề, dần dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN LIỀN VỚI
THỰC HIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT:
Qua kết quả điều tra cho thấy trong quá trình giảng dạy các Thầy Cơ
thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ
cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh.
Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên khơng có cơ hội
đưa những kiến thức thực tế vào bài học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình h́ng xảy
ra trong thực tế của học sinh cịn hạn chế.
Vớn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến hóa
học trong đời sớng hàng ngày cịn ít...
Qua thực trạng trên, ta thấy việc lựa chọn và sử dụng BTHH thực tiễn để
phát triển năng lực vận dụng kiến thức, để phục vụ việc đổi mới phương pháp

giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với xu hướng hiện nay.

2.3. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Biện pháp 1: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các
BTHH có liên quan đến thực tiễn [2].
Trong thực tiễn có nhiều hiện tượng, quan niệm dân gian, đồ dùng liên
quan đến hóa học, vì thế có nhiều vấn đề nảy sinh cần được giải quyết bằng kiến
thức hóa học, vì thế HS có thể phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo trong việc
tiếp cận bài học mới.
Ví dụ 1: Dân gian có câu: “ Thit mỡ, dưa hành, câu đới đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thit mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
Giải thích: Mỡ là este của glixerol với các axit béo có dạng (RCOO)3C3H5, dưa
chua cung cấp axit H+ có lợi cho việc thủy phân este, do đó có lợi cho sự tiêu
hóa mỡ.
H
Pt: (RCOO)3C3H5 + 3H2O  

 3RCOOH + C3H5(OH)3
GV Có thể sử dụng bài tập này trong bài Lipit ( hóa học 12) khi dẫn dắt vào
bài, để tạo sự hứng thú cho HS, hoặc có thể dùng để củng cớ kiến thức bài học.
Ví dụ 2: Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tớt lúa”. Vì sao nhai kĩ no
lâu?
GV có thể sử dụng trong bài khi giảng dạy phần tinh bột (hóa học 12), khi
nghiên cứu về phản ứng thủy phân của tinh bột, để giáo dục HS, đồng thời củng
cố nội dung bài học.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Amin giáo viên có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề như sau:


5



“ Trước khi nấu cá để khử mùi tanh của cá, người ta thường rửa cá bằng gì?”
Sau khi đón nhận thơng tin đó là dùng giấm ăn, giáo viên sẽ hướng dẫn:
Vậy vì sao có thể dùng giấm ăn để rửa cá? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học
hôm nay.
Với những vấn đề đặt ra như vậy nhằm kích thích tính tị mị, tư duy tích
cực của HS, đồng thời năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
Ví dụ 4: Vì sao khi ăn sắn bi ngộ độc người ta thường giải độc bằng nước
đường?
Giáo viên có thể sử dụng loại bài tập này trong bài Saccarozơ (hóa học 12) khi
nghiên cứu về phản ứng thủy phân saccarozơ, trong phần tính chất hóa học của
saccarozơ, từ bài tập này học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn để giải thích
một sớ vấn đề khác có liên quan...
2.3.2. Biện pháp 2. Sử dụng BTHH thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng
kiến thức của HS vào dạng bài luyện tập[2].
Bài tập thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ
nhận thức của học sinh. Bài tập thực tiễn đủ các yêu cầu học sinh tái hiện kiến
thức để trả lời câu hỏi lí thuyết đến việc yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức,
kĩ năng hoá học để giải quyết những tình h́ng thực tiễn hoặc để thực hiện một
cơng trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể,
viết báo cáo. Các bài tập thực tiễn không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho học
sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối
hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập thực
tiễn.
Từ việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã
học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình h́ng
thực tiễn.
Ví dụ : Hệ thớng câu hỏi trong chương cacbohiđrat
Câu 1. Hãy giải thích hiện tượng: Nhỏ dung dich iot vào một lát sắn thấy

chuyển từ màu trắng sang xanh. Nhưng nhỏ dung dich iot vào một lát cắt từ thân
cây sắn thì khơng thấy chuyển màu.
Câu 2. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bơng thì chỗ
vải đó bi đen lại và bi thủng ngay, còn khi bi rớt HCl vào thì vải mủn dần rồi
mới bục ra?
Câu 3. Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với
AgNO3 trong dung dich NH3.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Vì sao người ta khơng dùng fomalin để tráng ruột phích?
Câu 4. Từ nhân tế bào người ta tách được một chất có CTPT C5H10O5 gọi là
Ribozơ. Chất này tham gia
phản ứng với dung dich AgNO3 trong NH3 và làm mất màu nước brom. Phương
pháp cộng hưởng từ cho thấy nó có 4 nhóm OH đính với 4 ngun tử cacbon.
a) Xác đinh các nhóm chức và viết cơng thức cấu tạo của Ribozơ.
b) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã nêu
6


2.3.2. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thực tiễn [2].
Các dạng bài tập khác nhau có quy trình giải cụ thể khác nhau. Mặt khác, tuỳ
theo mức độ nhận thức của học sinh, giáo viên tự xây dựng quy trình giải cụ thể.
Thơng thường giải các BTHH thực tiễn theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài xem bài tập đề cập đến lĩnh vực nào trong thực tiễn.
- Bước 2: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề bài để tìm ra những điều kiện và yêu cầu
của bài.
- Bước 3: Vận dụng sự hiểu biết thực tế và kinh nghiệm sống của bản thân để
phát hiện thêm những dữ kiện khác (dữ kiện tìm thêm) và yêu cầu tìm thêm.
- Bước 4: Lựa chọn những kiến thức hoá học có liên quan để tìm ra mới liên hệ
logic giữa dữ kiện và yêu cầu. Trong quá trình tìm sẽ nảy sinh các bước trung
gian. Vì vậy dữ kiện và yêu cầu luôn được bổ sung. Bài tập luôn được phát biểu

lại sao cho lần phát biểu sau đơn giản hơn lần phát biểu trước đến khi thực hiện
được yêu cầu của bài tập. Trình bày lời giải.
- Bước 5: Rút ra những kinh nghiệm cho bản thân từ việc giải bài tập thực tiễn.
Từ đó có ý thức phổ biến và áp dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn.
Ví dụ: Khi ăn sắn bi ngộ độc, người ta thường giải độc bằng nước đường, bằng
kiến thức đã học, hãy giải thích cách làm trên?
- Đây là vấn đề nói về đến lĩnh vực dùng thực phẩm hàng ngày có liên quan đến
sức khỏe của con người.
- Dùng nước đường ( saccarozơ) để giải độc khi ăn sắn. Yêu cầu việc làm trên
đúng hay khơng, giải thích sao cho hợp lí.
- Quá trình tư duy khoa học: saccarozơ vào dạ dày sẽ bi thủy phân cho đường
glucozơ.
Sắn chứa axit HCN là chất gây độc. Khi HCN gặp glucozơ sẽ có phản ứng
xảy ra ở nhóm chức anđehit, sau đó tạo ra hợp chất dễ thủy phân giải phóng
NH3. Như vậy HCN đã chuyển sang hợp chất khơng độc theo phương trình:
Pt:
HOCH2(CHOH)4 + HCN → HOCH2 (CHOH)4 CH(OH)CN .
HOCH2 (CHOH)4 CH(OH)CN + 2H2O →
HOCH2 (CHOH)5COOH + NH3
2.4. HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 CÓ NỘI DUNG THỰC
TIỄN ĐỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC VẬN DỤNG CỦA HỌC SINH
2.4.1 Hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn chương 1 “ ESTE - LIPIT”:
Bài tập trắc nghiệm và tự luận [3].
Câu 1: Tại sao không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở
nhiệt độ cao hoặc khi mỡ, dầu khơng cịn trong, đã sử dụng
nhiều lần, có màu đen, mùi khé
HƯỚNG DẪN:
Thành phần chính của dầu ăn là este của các axit béo, khi đun
nóng ở nhiệt độ khơng quá 1020C thì chúng khơng có biến đổi
đáng kể ngoài hóa lỏng. Khi đem dầu đun lâu ở nhiệt độ cao thì

các axit béo khơng no sẽ bi oxi hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể, các liên
7


kết kép trong cấu trúc của chúng bi bẽ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian
như peoxit, andehit, xeton và nhiều phân tử nhỏ khác làm dầu có mùi khó ngửi
và ảnh hưởng khơng tớt đến sức khỏe.
Câu 2:
a) Chất béo nào dễ bi ôi hơn: Dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao?
b) Các dầu thực vật bán trên thi trường không bi ôi trong thời hạn bảo quản,vì
sao?
HƯỚNG DẪN:
a) Chất béo lỏng là chất béo chứa nhiều gớc axit khơng no, nên bi oxi hóa nhiều
hơn do đó dễ bi ơi hơn chất béo rắn ( là chất béo chứa nhiều gớc axit béo no, rất
ít gớc axit béo không no)
b) Người ta thường pha thêm vào dầu ăn những chất chớng oxi hóa để chớng ơi
mỡ.
Câu 3: Dầu mỡ động, thực vật để lâu thường có mùi khó chiu, ta gọi đó là hiện
tượng ơi mỡ, cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ, biện pháp ngăn
ngừa quá trình ơi mỡ?
HƯỚNG DẪN:
- Dầu mỡ để lâu ngày trở thành có mùi khét, khó chiu đó là sự ơi mỡ, có nhiều
ngun nhân gây ơi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi khơng khí cộng vào nối
đôi ở gốc axit không no tạo peoxit, chất này bi phân hủy thành các anđehit có
mùi khó chiu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
R1-CH=CH-R2 + O2 → R1-CH – CH –R2 → R1CH=O + R2-CH=O
( gốc axit béo không no) O
O
( anđehit)
- Để tránh ôi mỡ cần bảo quản dầu mở ở nơi mát mẻ, đựng đầy, nút kín ( tránh

oxi khơng khí) và có thể cho vào mỡ những chất chớng oxi hóa khơng độc hại.
Câu 4. Khi cho chất béo vào nước, khuấy mạnh rồi dùng máy đo pH để thử thì
thấy pH của dung dich nước nhỏ hơn 7, cách giải thích nào sau đây là đúng? Vì
sao?
A. Trong chất béo có sẵn một chút axit béo tự do.
B. Chất béo bi thủy phân bởi nước tạo axit béo tự do.
HƯỚNG DẪN:
A. Đúng.
B. Sai,vì phản ứng thủy phân chất béo khơng xảy ra với nước ở nhiệt độ thường,
mà cần có xúc tác và đun nóng.
Câu 5. Nhân dân ta có câu: “ Thit mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”
Vì sao thit mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
HƯỚNG DẪN:
Mỡ là este của glixerol với các axit béo C3H5(OCOR)3. Dưa chua cung cấp H+ có
lợi cho việc thủy phân este, do đó có lợi cho sự tiêu hóa mỡ.
Câu 6.Vì sao khi đi qua các nơi phun sơn thường thấy mùi gần giống dầu chuối.
HƯỚNG DẪN: Dung môi cho một số loại sơn tổng hợp thường là các este có
CTTQ : CH3COOCnH2n+1.
8


VD: Các este CH3COOC4H9; CH3COOC5H11 có mùi gần giớng với mùi dầu
ch́i.
Câu 7. Vì sao xà phịng bi giảm tác dụng giặt rửa trong nước
cứng, còn bột giặt tổng hợp thì khơng?
HƯỚNG DẪN:
Khi giặt rửa trong nước cứng, xà phịng bi giảm tác dụng giặt
rửa do các ion Ca2+, Mg2+ gây ra phản ứng kết tủa, thí dụ:
2CH3(CH2)14COONa + Ca2+ → [CH3(CH2)14COO]2Ca + 2Na+

Các muối sunfonat hoặc sunfat canxi, magie khơng bi kết tủa, vì vậy chất giặt
rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng.
Câu 8. Từ cổ xưa nhân dân ta đã biết dùng chất giặt rửa có nguồn gốc thực vật.
Hãy kể tên hai loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa. Nêu ưu, nhược điểm của
chúng so với chất giặt rửa tổng hợp?
HƯỚNG DẪN: Quả bồ kết và quả bồ hịn.
- Cách dùng: Đun sơi với nước, vò kĩ, bỏ bã, dùng nước.
- Ưu điểm: Khơng gây phản ứng phụ cho da, cho tóc, khơng gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Nhược điểm: Khó bảo quản, ít tiện lợi ( khi dùng phải đun nấu).
Câu 9. Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên
liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật ( cây
cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, đàu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật
( cá da trơn). Nhìn theo phương diện hóa học thì điesel sinh học là metyl este
của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học, người ta pha khoảng 10%
metanol vào dầu thực vật ( mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau
( NaOH KOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 600C.
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất
điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này?
HƯỚNG DẪN:
CH2  OCOR

CH2  OH

RCOOCH3

0

60 , KOH


����� CH  OH  R'COOCH3
CH  OCOR'  3CH3OH �����
CH2  OCOR''

CH2  OH

R''COOCH3

- Ưu điểm: Khơng có chất thải vì sản phẩm phụ có thể tiếp tục sử dụng ( bã cây
cải dầu làm thức ăn cho động vật, glixerol dùng trong ngành công nghiệp hóa
chất).
- Nhược điểm: Cần một diện tích canh tác lớn, nguồn nhân công trồng trọt
nhiều.
Câu 10. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có axit
sunfuric xúc tác, người ta thu được metyl salixylat (C8H8O3) dùng làm th́c xoa
bóp giảm đau. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit
axetic (CH3CO)2O thu được axit axetylsalixylic (C9H8O4) dùng làm thuốc cảm
(aspirin).
9


a) Hãy dùng công thức cấu tạo viết các phương trình hóa học của các phản ứng
vừa nêu.
b) Viết phương trình phản ứng của metyl salixylat và axit axetylsalixylic với
dung dich NaOH.
HƯỚNG DẪN:
o- HO-C6H4-COOH + CH3OH  HSO
  o-HO-C6H4COOCH3 + H2O
o- HO-C6H4-COOH + (CH3CO)2O → o- HOOC-C6H4-OCOCH3 + CH3COOH
o-HO-C6H4COOCH3 + 2NaOH → o- Na-C6H4COONa + CH3OH + H2O

o- HOOC-C6H4-OCOCH3 + 3NaOH → o-NaOOC-C6H4-ONa + CH3COONa
+ 2H2O
2.4.2. Hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn chương 2 “CACBOHIĐRAT”:
Bài tập trắc nghiệm và tự luận [4].
Câu 1. Bố Minh đi công tác xa về có mang về một can mật ong rất to để làm
quà cho người thân. Bình rất hăm hở giúp bố chia mật ong ra các chai. Bố dặn
Minh: “ Con phải nhớ đổ đầy mật ong vào các chai sạch, khô, đậy nút thật chặt
và để nơi khô ráo, như vậy mật ong mới không bi biến chất”. Minh khơng hiểu
tại sao bớ lại nói như vậy. Em giải thích giúp bạn Minh?
HƯỚNG DẪN:
Nếu để nơi ẩm thấp và không đậy nút chặt, mật ong sẽ bi lên men theo phương
trình:
2

4

men

C6H12O6 ���
� 2C2H5OH  2CO2 �

Khí CO2 sinh ra sẽ làm nút lọ bật ra, lúc đó sẽ có sự xâm nhập của vi khuẩn
làm mật ong biến chất.
Câu 2. Trong nước tiểu người bi bệnh tiểu đường có chứa glucozơ. Nêu hai
phản ứng hóa học có thể dùng để xác nhận sự có mặt glucozơ trong nước tiểu.
Viết phương trình hóa học minh họa?
HƯỚNG DẪN: Có thể thực hiện phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2
HOCH2(CHOH)4CHO + 2Ag(NH3)2OH → HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag +
3NH3 + H2O
Câu 3. Khi ăn sắn bi ngộ độc, người ta thường giải độc bằng nước đường, bằng

kiến thức đã học, hãy giải thích cách làm trên?
HƯỚNG DẪN: Khi ta ́ng nước đường ( đường saccarozơ) vào dạ dày sẽ bi
thủy phân cho đường glucozơ. Sắn chứa axit HCN là chất gây độc. Khi HCN
gặp glucozơ sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức anđehit, sau đó tạo ra hợp chất
dễ thủy phân giải phóng NH3. Như vậy HCN đã chuyển sang hợp chất khơng
độc theo phương trình:
Pt:
HOCH2(CHOH)4 + HCN → HOCH2 (CHOH)4 CH(OH)CN .
HOCH2 (CHOH)4 CH(OH)CN + 2H2O → HOCH2 (CHOH)5COOH + NH3
Câu 4. Nói về việc ăn cơm, các cụ xua có câu: “ Nhai kĩ no lâu”. Bằng những
hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu nói trên?
HƯỚNG DẪN: Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành
dạng đơn giản. Cơm có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là polisaccarit.
10


Khi ta ăn cơm, đầu tiên tinh bột sẽ bi thủy phân một phần bởi các enzim trong
tuyến nước bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bi thủy phân khi đi vào trong dạ dày và
ruột. Vì vậy, nếu ta nhai càng lâu thì quá trình thủy phân bởi enzim sẽ triệt để
hơn do đó năng lượng được cung cấp nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn.
Câu 5. Khi muối dưa, người ta thường chọn dưa già hoặc phơi
héo và cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải
thích tại sao?
HƯỚNG DẪN:Người ta thường cho thêm đường, chọn rau
già hoặc rau được phơi héo sẽ có hàm lường đường cao hơn,
do đó quá trình làm dưa chua nhanh hơn ( đường chuyển hóa thành axit). Dưa
được nén ngập trong nước vì quá trình lên men làm chua dưa là loại vi khuẩn
yếm khí.
Câu 6. Tại sao những người bi đau dạ dày thường khuyên nên ăn cơm cháy hoặc
bánh mì?

HƯỚNG DẪN: Trong cháy cơm và bánh mì, dưới tác dụng của nhiệt, một phần
tinh bột đã biến thành đextrin ( oligosaccarit) nên khi ta ăn, chúng dễ bi thủy
phân thành saccarit ngay bởi các enzim trong nước bọt, nên dạ dày sẽ phải làm
việc ít hơn.
Câu 7. Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy
đường kết tinh ( chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường
( chứa 25% ) đường nguyên chất), người ta phải dùng
vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg
đường kết tinh. Rỉ đường được lên men thành ancol
etylic với h% =60%.
a). Vai trị của vơi là gì?
b). Tính lượng đường kết tinh và lượng ancol etylic thu
được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và
khối lượng riêng 1,103 g/ml. Biết rằng chỉ 70% ng Thiết bị sản xuất đ
ờng ở nhà máy đường
thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ
Lam Sơn
đường.
c). Tính lượng vơi sớng cần để xử lý lượng nước mía trên
HƯỚNG DẪN:
a). Vơi có vai trị kết tủa các tạp chất như protein, axit photphoric, axit oxalic,
axit xitric…
70
7,5 98
�1,103� �  14,755 kg
100
100 100

b). Khối lượng đường kết tinh: 260�


Khối lượng đường nguyên chất trong rỉ đường:
30
7,5 25
260� �1,103� �  1,613 kg
100
100 100

C12H22O11 � C6H12O6 � 2C2H5OH
342kg
1,613kg

92kg
xkg

11


=>

x

1,61392
0,434 kg .
342

Vì H = 60% nên khối lợng ancol etylic lµ:
c) Cứ 2,8 kg vơi sớng → 100 kg đường kết tinh.
y kg

14,755 kg


=> y 

60
0,434�  0,26 kg
100

14,755�2,8
 0,413 kg
100

Câu 8. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sản xuất cao su buna từ tinh
bột.
a) Hãy viết sơ đồ phản ứng làm cơ sở cho việc sản xuất trên?
b) Ngày nay người ta sản xuất cao su buna thế nào? Vì sao khơng dùng phương
pháp kể trên nữa?
HƯỚNG DẪN:
a)
(C6H10O5)n + n H2O  men
  nC6H12O6  men
  2n C2H5OH + 2n CO2
xt ,t
2n C2H5OH    nCH2=CH-CH=CH2 + 2nH2O + nH2
nCH2=CH-CH=CH2  xt,t  ( CH2-CH=CH-CH2 )n
Ngày nay: CH3-CH2-CH2-CH3  xt,t  CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
nCH2=CH-CH=CH2  xt,t 
( CH2-CH=CH-CH2 )n
b) phương pháp đi từ tinh bột sử dụng nguyên liệu đắt, qua nhiều giai đoạn nên
giá thành cao.
Câu 9. Tại sao trâu bị tiêu hóa được xenlulozơ nhưng con người lại khơng?

HƯỚNG DẪN: Phản ứng thủy phân xenlulozơ có thể xảy ra nhờ tác dụng xúc
tác của enzim xenlulaza có trong cơ thể động vật nhai lại ( trâu, bò…). Cơ thể
người khơng có enzim này nên khơng thể tiêu hóa được xenlulozơ.
Câu 10. Từ 10 kg gạo nếp (85% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lit
ancol etylic nguyên chất? biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và
ancol etylic có D = 0,789 g/ml.
HƯỚNG DẪN: Sơ đồ phản ứng
(C6H10O5)n → n C6H12O6 → 2n C2H5OH
H = 80%
0

0

0

0

Khới lượng của C2H5OH =

10.85.46.2.80
= 3,861 Kg
100.162.100

3,861

Thể tích C2H5OH = 0,789 4,89 lít
2.4.3. Hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn chương 3
“AMIN – AMINOAXIT VÀ PROTEIN”: Bài tập trắc nghiệm và tự luận[5].
Câu 1. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua
như khế chua, me…Hãy giải thích?

HƯỚNG DẪN: Trong cá có các amin như: đimetyl amin,
trimetyl amin là chất tạo ra mùi tanh của cá. Khi cho thêm
chất chua, tức là cho thêm axit vào để chúng tác dụng với
các amin trên tạo ra muối làm giảm độ tanh của cá.
RNH2 + H+ → RNH3+

Canh chua c¸ lãc

12


Câu 2. Vì sao khi nấu canh của ( riêu cua) thì thấy các
mảng “gạch cua” nổi lên?
HƯỚNG DẪN: Khi bi đun nóng, protein trong nước lọc
của bi đơng tụ lại thành kết tủa.
Câu 3. Có một sớ người bệnh phải tiếp đạm. Theo em đó
là loại đạm gì? CTCT chung của chúng như thế nào?
HƯỚNG DẪN: Đó là dung dich các aminoaxit cần cho cơ thể, chúng đều là các
 - aminoaxit có CT chung R  CH  COOH
NH2

Câu 4. Sữa đậu nành rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng
cũng có thể trở nên vơ dụng, thậm chí gây độc nếu dùng
không đúng cách. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành:
a) Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên
ăn cam, quýt.
b) Không nên ́ng sữa đậu nành khi đói, tớt nhất là sau
bữa sáng 1-2 giờ.
Hãy giải thích tại sao lại có những lưu ý như vậy?
HƯỚNG DẪN: Trước khi uống sữa đậu nành 1 giờ khơng nên ăn cam, quýt vì

axit và vitamin trong cam quýt tác dụng lên protein trong sữa đậu nành kết thành
khối ở ruột non làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, đau bụng
Câu 5. Bột ngọt (mì chính) là ḿi mononatri của axit glutamic hay mononatri
glutamat. Bột ngọt được dùng làm gia vi nhưng tại sao người ta thường khuyến
cáo không nên lạm dụng gia vi này?
HƯỚNG DẪN: Vì nó làm tăng ion Na+ trong cơ thể, làm hại các nơron thần
kinh nên được khuyến cáo không nên lạm dụng gia vi này.
Câu 6. Vì sao khi bi axit HNO3 dây vào da thì vùng da đó bi vàng lên?
HƯỚNG DẪN: Ở da có chứa protein. HNO3 tác dụng với các nhóm p-HOC6H4- có trong protein tạo thành dẫn xuất nitro (-NO2) có màu vàng,
Câu 7. Thời trung cổ, hạt của cây độc sâm được dùng làm thuốc độc để thực
hiện các bản án tử hình. Độc tớ chủ yếu trong độc sâm là một ancaloit có tên
coniin, có CTPT là C8H17N, làm xanh quỳ tím. Biết rằng coniin có một vịng 6
cạnh gồm 4 nhóm –CH2- liền nhau và nhóm –NH-CH-, phân tử khơng có C bậc
ba.
a) Hãy xác đinh CTCT của coniin?
b) Coniin thuộc loại chức gì? Bậc mấy?
HƯỚNG DẪN:
CH2
a) CTCT
CH2
CH2
CH2
NH

CH  CH2  CH2  CH3

b) Coniin là một amin bậc 2.
Câu 8. Người ta khuyên không nên vắt chanh vào sữa đặc có đường. Vì sao?
HƯỚNG DẪN: Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. khi vắt chanh
vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức là làm giảm độ pH của dung dich sữa. Tới pH

13


đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat
người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp.
2.4.4. Hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn chương 4 “POLIME VÀ VẬT
LIỆU POLIME ”: Bài tập trắc nghiệm và tự luận [5].
Câu 1.
a) Vì sao khơng ngâm lâu quần áo len trong xà phịng ?
b) Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bi biến màu và trở nên giòn ?
HƯỚNG DẪN:
a) Len ( từ lơng thú) thuộc loại polipeptit. Dung dich xà phịng có môi
trường kiềm sẽ xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptit (- CO-NH-)
làm đứt chuỗi polipeptit, làm sợi len mau hỏng.
b) Dưới tác dụng của oxi khơng khí, của hơi ẩm, của ánh sáng và nhiệt,
polime và các chất phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia các phản ứng
ở nhóm chức của nó. Kết quả là mạch polime bi phân cắt hoặc vẫn giữ
được mạch nhưng đều làm thay đổi cấu tạo của chúng dẫn tới làm thay đổi
màu sắc và tính chất. Hiện tượng đó gọi là sự lão hoá polme.
Câu 2. a) Ḿn điều chế PVC ta có thể cho clo tác dụng
với PE được không ? Tại sao ?
b) Tương tự, muốn điều chế teflon ( -CF2-CF2-)n
dùng làm chất chớng dính xoong chảo có thể cho flo tác
Teflon dïng lµm chÊt
dụng với PF được không ? Tại sao ?
chèng dÝnh cho
HƯỚNG DẪN:
xoong ch¶o
a) Khơng được, vì phản ứng thế khơng tạo ra mạch
polime có clo ln phiên đều đặn.

b) Khơng được, vì flo hoá PE chỉ cho các sản phẩm cắt mạch và phân hủy,
không cho teflon.
Câu 3. Dựa vào nguồn gốc, sợi dùng trong công nghiệp được chia thành:
A. Sợi hoá học và sợi tổng hợp.
B. Sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
C. Sợi hoá học và sợi tự nhiên.
D. Sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
HƯỚNG DẪN: Câu 3. B.
Câu 4. Có bớn mẫu tơ lụa và vải được sản xuất từ nguyên liệu là sợi bông, len,
tơ tằm, nilon. Hãy trình bày phương pháp thích hợp để xác đinh loại nguyên liệu
dùng sản xuất các mẫu tơ lụa và vải nêu trên ?
HƯỚNG DẪN: Bông, len, tơ tằm, nilon cho tác dụng với dd HCl (NaOH):
- Tan: len, tơ tằm, sau đó đem đớt, có mùi khét đó là len.
- Khơng tan: bơng, nilon, sau đó đem đớt, có mùi khét: Nilon.
14


Câu 5. Có 3 vật phẩm được làm từ một trong các polime sau : Polistiren,
poli(Vinylclorua), polietilen. Hãy trình bày phương pháp hoá học và phương
pháp tác dụng nhiệt để xác đinh xem mỗi vật phẩm đó được sản xuất từ loại
polime nào ?
HƯỚNG DẪN:
(PE, PS, PVC) đun, cho hơi ngưng tụ, có màu vàng : PS ; hơi cho tác dụng
dd AgNO 3 , có kết tủa trắng (AgCl) : PVC, còn lại PE.
Câu 6. a) Tại sao nhựa teflon được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ?
b) Tại sao PVC cách điện kém hơn PE nhưng lại bền hơn PE ?
HƯỚNG DẪN:
a) Poli(tetrafloetilen) (-CF 2-CF 2 -) được ứng dụng rộng rãi trong đời sớng vì
nó có nhiều tính chất tớt như :
- Phân tử có cấu trúc đới xứng cao, có cấu trúc tinh thể, độ bền nhiệt và

bền hoá học cao ( bền với axit đặc ở nhiệt độ cao)
- Momen lưỡng cực bằng không nên dùng làm chất cách điện.
- Hệ số ma sát nhỏ nên được dùng để sản xuất vòng bi làm việc trong môi
trường xâm thực mà không cần bôi trơn.
b) Do trong phân tử PVC có liên kết –C-Cl phân cực mạnh hơn nên
PVC cách điện kém hơn. Nhưng lực tương tác giữa các phân tử trong PVC
lớn hơn ( lực Vanđervan..) lực tương tác giữa các phân tử trong PE nên
PVC bền hơn, tính tan kém hơn khi tan trong dung môi hữu cơ như
đicloetan, clobenzen…
Câu 7. Cao su thiên nhiên và cao su isopren đều có cơng thức
(- CH2-C(CH3) = CH-CH2-)n, vì sao tính chất của chúng
khơng hoàn toàn giớng nhau ( Thí dụ cao su thiên nhiên đàn
hồi hơn, bền hơn….) ?
HƯỚNG DẪN: Tính chất của cao su thiên nhiên và cao
su isopren tổng hợp không hoàn toàn giớng nhau là do
Mđ cao su
các ngun nhân sau: Cao su thiên nhiên có cấu trúc đều
đặn, gồm các mắc xích isopren cơng hợp liên tiếp theo kiểu 1,4 và tạo ra
cấu hình cis ở mọi nới đơi trong toàn mạch. Cao su isopren tổng hợp có cấu
trúc khơng đều đặn, có mắc xích ở cấu hình cis, có mắc xích cấu hình trans,
có thể có cả mắc xích được cộng hợp kiểu 1,2. Ngoài ra hệ số trùng hợp n
ở cao su thiên nhiên và cao su isopren cũng có thể khác nhau.
Câu 8. a) Vì sao khơng nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phịng có độ
kiềm cao, khơng nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng
các đồ dùng trên ?

15


b) Làm thế nào phân biệt được các vật dụng bằng da thật và da nhân tạo (PVC) ?

HƯỚNG DẪN:
a) tơ nilon ( tơ poliamit), len và tơ tằm (protit) đều có các nhóm –CO-NHtrong phân tử. Các nhóm này dễ bi thủy phân trong mơi trường kiềm và
axit, vì vậy độ bền của quần áo ( sản xuất từ nilon, len, tơ tằm) sẽ bi giảm
nhiều khi giặt bằng xà phịng có độ kiềm cao.
- Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.
b) Khi đốt, da thật cho mùi khét, da nhân tạo khơng cho mùi khét. Có thể
làm thêm thí nghiệm sau : Nhỏ vài giọt dung dich AgNO 3 vào thành phía
trong của phễu thủy tinh, úp phễu ở phía trên miếng da bi đớt. Mẫu da nhân
tạo (PVC) sẽ cho kết tủa trắng (AgCl) ở thành phểu.
O ,t0

2
PVC ���
� HCl  CO2  H2O

Cl  Ag ��
� AgCl �

2.5. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRI KHOA
HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết và bài tập vận dụng cho sáng kiến này tơi đã triển khai
lấy ý kiến đóng góp từ giáo viên tổ bộ mơn Hóa học của trường THPT Triệu sơn
2, và triển khai giảng dạy trong hai năm học liên tiếp ở các lớp thực nghiêm.
Kết quả thực tế thu được như sau:
- Đối với các lớp thực nghiệm (tôi trực tiếp giảng dạy) đã sử dụng một số bài tập
thực tiễn mà để áp dụng dạy trong các bài học phần hữu cơ 12.
- Đối với các lớp đới chứng (giáo viên khác trong tổ hóa của trường giảng dạy)
giáo viên giảng dạy bình thường.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài kiểm tra ( Đề kiểm tra sau khi
thống nhất cấu trúc phân công giáo viên không dạy ở các lớp thực nghiệm ra

đề).
Trong năm học 2019 - 2020: tôi tiến hành chọn lớp 12A5 làm thực
nghiệm và lớp 12A6 làm đối chứng.
Trong năm học 2020 - 2021, Tôi tiến hành chọn lớp 12B1 làm thực
nghiệm và 12B2 làm đối chứng.
Các lớp thực nghiệm và đới chứng được chia nhóm như sau:
Nhóm I: lớp 12A5 (TN) và lớp 12A6 (Đối chứng) năm học: 2019 - 2020
Nhóm II: lớp 12B1 (TN) và lớp 12B2 (Đối chứng) năm học: 2020 - 2021
Thống kê kết quả thực nghiệm về hiệu quả của việc sử dụng BTHH thực
tiễn nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức môn học của học sinh để giải
quyết các vấn đề thực tiễn trường THPT Triệu Sơn 2.

16


Nhóm

I
(Năm
2019 –
2020)

II
(Năm
2020 –
2021)

Lớp/ Số
bài
Lớp thực

nghiệm
45 HS
Lớp đới
chứng
45
Mức chênh
lệch
Lớp thực
nghiệm
42
Lớp đới
chứng
42
Mức chênh
lệch

Bảng kết quả thực nghiệm
Yếu, kém
Tr. Bình
Khá
(điểm < 5) (điểm 5;6) ( điểm 7;8)
04
8,9%

14
31,1%

20
44,4%


Giỏi
( điểm
9;10)
07
15,6%

12
26,7%

21
46,7%

10
22,2%

02
4,4%

17,8%

15,6%

17,7%

11,2%

03
7,1%

12

28,6%

18
42,9%

09
21,4%

11
26,2%

19
45,2%

10
23,8%

02
4,8%

19,1%

16,6%

19,1%

16,6%

Kết luận về thực nghiệm:
Nhận xét đinh tính: Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi

nhận thấy:
- Đối với học sinh
+ Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học.
+ Đã kích thích sự tìm tịi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo
chí, thư viện các phương tiện phát thanh trùn hình, internet,… có liên quan
đến ứng dụng hoá học trong sản xuất và đời sống xã hội.
+ Học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức hoá học khi giải quyết các vấn
đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức môn hoá học.
+ Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trị của việc học mơn hoá học.
Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
việc dạy - học môn hoá học THPT Triệu Sơn 2.
- Đối với giáo viên trong tổ Hóa trường THPT triệu sơn 2
+ Các giáo viên dạy môn hoá học thấy rất hứng thú với mảng bài tập
này, thấy được tác dụng của việc sử dụng mảng bài tập này nhưng cũng cho rằng
việc tìm kiếm nguồn tư liệu để xây dựng và giải bài tập loại này mất khá nhiều
thời gian và công sức.
+ Các giáo viên cho rằng xây dựng một hệ thống BTHH gắn với thực
tiễn là cần thiết. Các giáo viên trong nhóm cũng có ý kiến nên đưa nhiều hơn
loại bài tập hoá học thực tiễn vào dạy học.
+ Các giáo viên nhận xét các bài tập đã được xây dựng có nội dung
sát với chương trình phổ thơng, gần gũi với học sinh, khơng quá khó, kích thích
được sự tị mị ḿn tìm hiểu những vấn đề thực tiễn của học sinh.
17


3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN:
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đề ra ban đầu, trong quá trình thực
hiện, tơi đã đạt được một sớ kết quả sau:
- Đã xây dụng hệ thớng bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong phần hóa

học hữu cơ 12 tương đối đầy đủ phù hợp với học sinh trong trường THPT Triệu
Sơn 2 ( cả tự luận và trắc nghiệm, từ mức độ dễ đến khó).
- Nghiên cứu cách sử dụng câu hỏi bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong
dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 12 trong trường THPT triệu
Sơn 2 trong hai năm học để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thớng bài tập
hóa học thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phát triển năng lực
của học sinh trong việc vận dụng kiến thức trong thực tế.
- Đề tài này đã xây dựng BTHH gắn với thực tiễn, góp phần thực hiện
nguyên lí giáo dục của Đảng “học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” với mục tiêu cuối cùng là nâng cao
chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học.
3.2. KIẾN NGHI:
Đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực dạy học, tạo hứng thú học tập cho
học sinh, phát huy năng lực vận dụng kiến thức mơn Hóa học giải quyết các vấn
đề thực tiễn của của học sinh là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay. Để cho
việc dạy và học bộ mơn Hóa học ở trường THPT đạt hiệu quả cao tôi đề nghi
một sớ vấn đề sau:
- Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hóa
học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để có bài giảng thu hút được
học sinh.
- Giáo viên cớ gắng sưu tầm, biên soạn các dạng BTHH có nội dung thực
tiễn, biết khai thác cách sử dụng hệ thớng BTHH có nội dung thực tiễn trong các
tiết dạy.
- Đối với nhà trường, nên yêu cầu các giáo viên thực hiện các chuyên đề
về kiến thức hóa học có liên quan đến cuộc sống, lao động sản xuất.
- Đối với thực trạng học mơm Hóa học và u cầu đổi mới phương pháp
dạy học, với nội dung đề tài này có thể coi đây là một đóng góp nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học trong thời kì mới.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cớ gắng hết sức nhưng vì thời
gian trong công việc nên không thể tránh khỏi những sai sót kính mong thầy, cơ
giáo và các em học sinh, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2021
ĐƠN VI
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Kí tên

Lê Đình Lâm

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Thi Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ 2006), Câu hỏi
lý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.
[2]. Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thi Hiển (2007), “Xây dựng bài
tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thơng”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng
(số 64).
[3]. Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002), Bài tập đinh tính và câu hỏi
thực tế hóa học 12, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.
[4]. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở
trường phổ thơng, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[5]. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sớng,
Nhà xuất bản giáo dục.
[6]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Hóa học 12. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[7]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ ĐÌNH LÂM
Chức vụ và đơn vi công tác: Giáo viên, Trường THPT Triệu Sơn 2.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2012-2013

Sở GD&ĐT

C

2014-2015

Sở GD&ĐT

C

2016-2017

Sở GD&ĐT

C

2018-2019

1.


2.

3.

4.

“Hướng dẫn học sinh thiết
lập và vận dụng công thức
tinh nhanh bài tập hóa học
dạng kim loại phản ứng với
dung dich axit”
“Hướng dẫn học sinh phân
dạng và sử dụng phương pháp
tăng giảm khới lượng để giải
bài tập hóa học trung học
phổ thông”
“Áp dụng kỹ thuật mảnh
ghép, dạy chuyên đề Đại
cương kim loại để nâng cao
hiệu quả học tập cho học sinh
khối 12 trường THPT Triệu
sơn 2”
“Vận dụng đinh luật bảo toàn
electron giải các bài toán điện
phân ôn thi THPT Quốc gia
cho học sinh khối 12 trường
THPT Triệu sơn 2”

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.

----------------------------------------------------



×