Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận cuối kì môn Tâm Lí Giao Tiếp ĐHKHXHVNV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.54 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA NHẬT BẢN HỌC
--------o0o---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: TÂM LÝ GIAO TIẾP

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Huyền
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Yến Thư

TPHCM, 2/2021
Câu 1. Anh/ Chị hãy kể lại một tình huống giao tiếp thất bại đáng nhớ của
mình và chỉ ra những đặc điểm về tâm lí giao tiếp của anh/ chị qua tình huống
đó.

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”


Trong kỹ năng giao tiếp, lời nói ln được xem là cơng cụ kỳ cực quan trọng
giúp chúng ta có thể bắt chuyện với những người lần đầu gặp mặt, tạo được những
mối quan hệ với mọi người cũng như có được mối thiện cảm với người khác. Tuy
nhiên, lời nói cũng là một con dao hai lưỡi, vừa mang lại cho chúng ta những mối
quan hệ gắn liền với cuộc sống mỗi con người như tình bạn, tình yêu, tình đồng
nghiệp... nhưng đơi khi cũng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chính những
mối quan hệ mà nó mang lại. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ, tôi đã mắc phải sai
lầm trong giao tiếp với hai người bạn là Lan và Huệ (tên nhân vật đã được thay
đổi) và sự thất bại trong giao tiếp này thậm chí đã làm tơi mất đi một tình bạn đẹp.
Khi bước vào năm nhất đại học, tơi may mắn tìm được một cô bạn khác lớp


nhưng cùng Khoa rất tâm đầu ý hợp với mình, bạn ấy tên Lan. Duyên cớ chúng tôi
trở thành bạn là hai đứa đều là fangirl của một nhóm nhạc idol Hàn Quốc. Vì có
chung thần tượng và sở thích về âm nhạc nên chúng tơi nhanh chóng trở thành bạn
thân, thường xun gặp gỡ và nhắn tin trò chuyện tâm sự với nhau. Chúng tôi hứa
hẹn rằng sẽ cùng nhau đi Concert của Idol ở Thái Lan nên đã lên ý tưởng kiếm tiền
để thực hiện ước mơ đó, chúng tơi bắt đầu đi in poster ảnh thần tượng để bán cho
các fan tụ tập ở công viên Tao Đàn vào các ngày cuối tuần. Vì học khác lớp nên
chúng tơi cũng có những người bạn riêng, và một trong những người bạn mà tôi
cũng khá thân trong lớp lúc ấy là Huệ. Huệ cũng là fan Kpop nhưng thần tượng một
nhóm nhạc khác và mong muốn có thể cùng chúng tơi kiếm tiền để mua goods( sản
phẩm) của nhóm nhạc mà bạn ấy thần tượng. Vì thế, tơi đã giới thiệu Huệ cho Lan
và chúng tôi chơi chung với nhau. Những mâu thuẫn cũng bắt đầu nảy sinh từ đây.
Lúc đầu tôi cảm thấy tình bạn ba người cũng rất vui vì cả hai đều là bạn của tơi và
chúng tơi cịn có chung sở thích nữa. Nhưng dần dần, tơi nhận ra rằng trong những
lần đi chơi ba người, Lan và Huệ ngày càng thân thiết với nhau và tôi cảm thấy khá
cô đơn trong những cuộc chơi ấy. Những lần đi bộ trên đường phố, Lan và Huệ đi
trước tay trong tay và có vẻ là đã sớm lãng quên sự hiện diện của tôi. Những lúc
như vậy, tôi chọn cách im lặng đi phía sau mà khơng cố hịa nhập vào mối quan hệ
bạn bè ba người nữa. Chúng tôi có một nhóm chat ba người trên Messenger để có
thể tiện trao đổi với nhau, nhưng khoảng thời gian ấy, tơi khơng có tâm trạng để


nhắn tin trị chuyện trên nhóm chat ấy nữa, những tin nhắn của tôi cứ thưa dần và từ
khi nào tơi cảm thấy nơi ấy giống như cuộc trị chuyện ấy vốn dĩ chỉ cịn Lan và
Huệ thơi vậy. Tơi dần từ chối những cuộc hẹn mà Lan và Huệ sắp xếp để ba đứa
cùng đi chơi với nhau. Có vẻ khi ấy Lan và Huệ cũng nhận ra sự thay đổi khác
thường ở tôi nhưng cả hai vẫn giữ im lặng, trên tin nhắn nhóm của ba đứa cũng
khơng còn những cuộc trò chuyện nữa. Trong những buổi học các môn đại cương ở
trường đại học, các lớp được gom lại nên chúng tôi học chung với nhau, mặc dù
Lan và Huệ đã sắp xếp cho tôi một chỗ ngồi ở cùng bàn với cả hai khi đến lớp

trước tơi nhưng khi đến tơi vẫn ngó lơ và ngồi ở một bàn khác. Ngồi phía sau, nhìn
thấy hai người vẫn vui vẻ trị chuyện, có vẻ khơng để tâm thái độ khác thường của
tơi làm trong lịng tơi dâng lên một nỗi niềm khó tả, sự khó chịu và cảm giác tủi
thân cứ tràn ngập trong lịng. Nhưng tơi khơng muốn mất đi tình bạn này, lúc ấy tơi
đã suy nghĩ rằng chỉ cần Lan và Huệ nhận ra vấn đề và chủ động bắt chuyện với tơi
thì tơi sẽ bỏ qua tất cả và vui vẻ trở lại. Nhưng sự việc xảy ra sau đó, những lời nói
và hành động xuất phát từ tâm trạng nhất thời của tơi lúc đó, lại đi ngược lại hồn
tồn với những gì tơi đã suy nghĩ và kết quả là tơi đã mất đi một tình bạn mà đáng
lẽ ra tơi đã có thể nắm giữ. Cũng chính vào buổi học ngày hôm ấy, sau khi kết thúc
buổi học, tôi với một tâm trạng nặng nề xếp sách vở bỏ vào cặp ra về. Khi vừa
bước ra khỏi lớp, Lan và Huệ vội vàng đuổi theo tôi, Lan gọi tôi:
-

Thư ơi, hơm nay ba đứa mình đi in poster để chủ nhật này đi bán đi, cuối
tuần ở công viên Tao Đàn có sự kiện ý”.
Khi nghe tiếng gọi của Lan, trong lịng tơi có chút mừng thầm vì cuối cùng cả

hai đã chủ động bắt chuyện trước, nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn im lặng, không
quay lưng lại mà vẫn tiếp tục bước đi. Thấy vậy, Huệ mới nói với theo:
-

Sao vậy Thư, không nghe tụi tao gọi hả?”
Lúc bấy giờ, dù trong lúc rất muốn đi với Lan và Huệ nhưng tôi lại quay lại trả

lời lạnh lùng rằng:
-

Không, tao không đi hai đứa đi đi.



Nhận được câu trả lời không mấy vui vẻ từ tơi, Lan mới lo lắng hỏi:
-

Sao vậy? Mày giận gì tụi tao à?”
Đúng vậy, lúc ấy tôi đang giận Lan và Huệ lắm và câu hỏi ấy giống như một

lời mào đầu để tơi bắt đầu nói ra những suy nghĩ bấy lâu tôi đang chất chứa trong
long. Khi ấy tơi nghĩ rằng có lẽ hai người bạn của tơi cũng đã phần nào nhận ra và
câu hỏi ấy chỉ nhằm để tơi giải tỏa nỗi lịng của tơi và tình bạn có thể trở lại như lúc
đầu. Nhưng một lần nữa, từ ngữ trong miệng lại đi trước suy nghĩ và tơi lại trả lời:
-

Khơng tao khơng giận gì đâu. À, tao cũng không tham gia bán poster ở công
viên nữa nha.
Huệ hỏi:

-

Ủa? Sao vậy mày?
Tôi trả lời:

-

Tao bận rồi.
Nói rồi tơi vội quay lưng bước đi, bỏ lại hai đứa bạn đang đứng ngơ ngác

trước thái độ giống như muốn cắt đứt hồn tồn tình bạn của tơi. Thời gian sau đó,
chúng tơi đều giữ thái độ im lặng, không ai chủ động bắt chuyện lại với đối
phương, và điều gì đến cũng đến, tơi đã mất đi hai người bạn.
Những lời nói và hành động hồn tồn trái ngược với những suy nghĩ trong

lịng tơi lúc ấy đều xuất phát từ những đặc điểm về tâm lý lúc bấy giờ của tôi. Ngay
từ đầu, tôi đã áp đặt cho mình một tư duy gượng ép trong tình bạn. Tơi nghĩ rằng
mình là người mà Lan và Huệ quen trước và thông qua tôi mà hai người bạn của tơi
mới có thể quen biết nhau,vì vậy khi nhận ra Lan và Huệ ngày càng thân thiết với
nhau, tôi đã nảy sinh tâm lý đố kỵ và ghen tuông. Tơi cho rằng những tình bạn có
trước thì sẽ thân thiết và gắn bó với nhau hơn nhưng thật ra nếu tính cách hợp nhau
thì dù có đến trước hay đến sau thì cũng đều khơng ảnh hưởng đến mức độ thân
thiết trong tình bạn. Ngay từ đầu tơi nên có tâm lí cởi mở và tích cực hơn, dù Lan


và Huệ có hợp nhau hơn đi chăng nữa thì nếu tơi tích cực và vui vẻ thì tình bạn ba
người vẫn sẽ ln vui vẻ và duy trì lâu dài.
Đặc điểm tâm lý thứ hai dẫn đến sự thất bại trong cuộc giao tiếp trên của tơi
đó là sự sai lầm khi tôi nhận thức về bản thân. Trong nội tâm, tơi đã khơng thành
thật với chính bản thân mình rằng tơi đang có những tâm lý khơng mấy tích cực
trong mối quan hệ bạn bè. Mặc dù tơi biết rằng tơi khơng nên có những suy nghĩ
tiêu cực như vậy trong tình bạn, nhưng tơi cứ khăng khăng an ủi bản thân mình
rằng tơi mới là người chịu tổn thương và những người bạn của tôi cần phải xin lỗi
và nhận ra cái sai của họ. Tôi đã chờ đợi một lời xin lỗi từ Lan và Huệ nhưng trong
suốt thời gian ấy và cả trong cuộc đối thoại ngày hôm ấy, tôi đã không nhận được
lời xin lỗi nào mặc dù tôi biết rằng Lan và Huệ thật ra cũng khơng làm gì đến mức
phải xin lỗi tôi. Bản thân tôi mới là người tự tạo ra lớp rào cản giữa tôi và hai người
bạn, tôi né tránh tiếp xúc với họ cả về mặc giao tiếp bên ngồi hay trên mạng xã
hội.
Bên cạnh đó, tơi đã q đề cao cái tơi của mình và nghĩ rằng dù cho tơi có im
lặng đi nữa thì những người bạn của tơi cũng sẽ nhìn nhận và hiểu được những gì
mà tơi đang suy nghĩ. Tơi cho rằng sự im lặng của tôi khi đi chúng tôi đi chơi cùng
nhau, việc tôi từ chối những cuộc hẹn, sự thay đổi khi khơng cịn nhắn tin trên
nhóm chat chung và cả khi tơi bng ra những câu nói hồi đáp như “Không, tao
không đi hai đứa đi đi.” hay “Không tao khơng giận gì đâu” thì Lan và Huệ sẽ đặt

mình ở vị trí của tơi mà hiểu được những gì tơi đang suy nghĩ. Nhưng sự thật là mỗi
cá nhân có những suy nghĩ và quan điểm khác nhau, chỉ có tơi mới có thể biết tơi
đang nghĩ gì, người ngồi cuộc dù có là người thấu hiểu người khác đến như thế
nào thì cũng chỉ có thể nắm bắt được một phần nào đó tâm lý của đối phương mà
thôi. Bản thân tôi đã giữ im lặng, không thành thật, bộc lộ suy nghĩ của bản thân
với người khác thì khơng ai có thể hiểu được tơi đang nghĩ gì. Những lời thật sự
trong lịng tơi muốn đáp trả cho những câu hỏi của Lan và Huệ lúc ấy là “ Những
hành động thân thiết của Lan và Huệ gần đây làm tơi thấy mình bị bỏ rơi và giống
như người dưng trong mối quan hệ tình bạn ba người này, gần đây tôi rất buồn và
mong muốn Lan và Huệ chủ động bắt chuyện với tôi từ lâu lắm rồi.” Tuy nhiên, khi


rơi vào bối cảnh đó, những gì từ miệng tơi buộc ra lại là “Khơng tao khơng giận gì
đâu” và hành động là lạnh lùng bước đi.
Những đặc điểm về tâm lý lúc bấy giờ đã tác động trực tiếp đến hành động và
lời nói của tơi, tạo ra một cuộc giao tiếp thất bại mà khiến tôi nhớ mãi cho đến tận
bây giờ. Tuy nhiên, từ chính kinh nghiệm sai lầm ấy trong q khứ, tơi đã có được
cho mình những bài học về cách kiểm sốt suy nghĩ, cảm xúc và hành động của
mình để khơng cịn lặp lại những thất bại như vậy nữa. Tơi khơng cịn áp đặt những
suy nghĩ cá nhân của mình lên người khác trong bất cứ một mối quan hệ nào. Tôi
nhận ra rằng tình bạn chỉ tốt đẹp khi mỗi người đều tin tưởng và chân thành với
nhau. Ngay từ đầu, chính vì sự thiếu tin tưởng vào tình bạn của mình, ln cảm
thấy mình bị phản bội mà tơi đã dần thu hẹp mình trong mối quan hệ bạn bè. Tôi đã
không một lần thành thật với những người bạn thân của tơi về những suy nghĩ trong
lịng của mình mà từ đầu tới cuối chỉ biết giữ im lặng và mang một thái độ lạnh
lùng. Từ khi tôi học được cách bày tỏ những cảm xúc của mình với mọi người xung
quanh, nói ra những suy nghĩ trong lịng mình, tơi cảm thấy tâm trạng nhẹ nhàng
hơn, đồng thời mọi người xung quanh cũng hiểu tôi hơn. Việc thành thật chia sẻ nỗi
niềm của mình với người khác cũng giúp tơi hóa giải được những hiểu lầm khơng
đáng có trong mối quan hệ với mọi người. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận ra rằng việc

thành thật với những cảm xúc của chính mình cũng là một cách u thương bản
thân. Nếu bản thân giận mà cịn khơng biết mình giận, mình đang ganh tỵ mà cho
rằng mình đang phấn đấu thi đua, mình đang khó chịu mà cho rằng mình đang nhẫn
nhục, tức là ln chạy trốn chính cảm xúc của mình và tìm kiếm những lý do tốt để
ngụy biện cảm xúc xấu đó. Nếu ta cứ mãi chạy trốn những cảm xúc tiêu cực đó thì
chẳng bao giờ bản thân tốt lên được bởi vì mình đã bị ý thức làm cho lu mờ và luôn
nghĩ rằng mình đã là một người tốt rồi. Nhưng thật ra nếu ngồi xuống và nhìn thấu
những cảm xúc chưa tốt của mình thì bản thân sẽ phát hiện ra mình cũng là một
người cực kì yếu đuối, ln ganh tỵ với những người xung quanh. Chỉ có khi nào
chấp nhận những cảm xúc xấu như một phần của bản thân, thậm chí là một người
bạn thân thì bản thân mới có khả năng chuyển hóa và thay đổi nó tốt hơn. Tơi
khơng thể địi hỏi hay thay đổi người khác nhưng tơi có thể học cách thay đổi chính


mình. Một câu nói mà rất nhiều nhà tỷ phú đã nói đó là “Thế giới thay đổi khi
chúng ta thay đổi”. Vì thế cách duy nhất để được gặp những người chân thành là
hãy sống chân thành với chính mình, với người thân, với những người xung quanh.
Biết ứng xử đúng cách trong các tình huống giao tiếp là bài học cuộc sống mà
bất cứ ai cũng cần phải học. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách dạy cho
chúng ta về cách ăn nói và ứng xử sao cho khéo léo để tránh và hóa giải mâu thuẫn
xảy ra trong các mối quan hệ với người khác, tuy nhiên, có lẽ những bài học đắt giá
nhất nằm ngay trong chính thất bại mà ta đã gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
Bản thân tôi, một người ln mâu thuẫn với cảm xúc của mình, nóng tính và không
biết chia sẻ cảm xúc của bản thân, đã từng gặp rất nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Nhưng sau mỗi lần thất bại trong giao tiếp, tôi lại thấm thía ra nhiều bài học, suy
ngẫm và cố gắng điều chỉnh hành vi ứng xử cũng như lời nói của mình để trở thành
tơi mỗi ngày lại tốt đẹp hơn. Từ khi biết thay đổi mình thơng qua việc rèn luyện các
kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, tôi nhận ra rằng bức tranh của
sống của tơi mang màu sắc tích cực hơn và mang lại cho tơi nhiều cơ hội hơn.


Câu 2. Trình bày một yếu tố mà em tâm đắc nhất khi học môn học này.

Kể từ khi bước vào giảng đường đại học, tơi đã trang bị được cho mình rất
nhiều kiến thức hay và có tính nền tảng giúp ích về sau, khi mà tơi ra trường tìm
kiếm cơng việc. Những kiến thức ấy được tích lũy khơng chỉ bằng việc tự học mà
đóng vai trị quan trọng nhất trong q trình nâng cao tri thức của tơi chính là
những buổi học đại cương cũng như chuyên ngành mà tôi đã theo học trong suốt
thời đại học. Đến năm thứ 4, sinh viên chúng tôi được Khoa cho tự lựa chọn môn
học mà mình muốn theo học, khi nhìn thấy tên mơn Tâm lý giao tiếp, nhận thấy
những điểm yếu trong tâm lý giao tiếp của mình cũng như tầm quan trọng của giao
tiếp trong cuộc sống thường ngày và trong công việc, tôi đã không ngần ngại lựa
chọn học môn học này. Bên cạnh những kiến thức mới được giảng viên bộ môn


trang bị trong suốt q trình học, tơi rất ấn tượng với phong cách giảng dạy rất
nhiệt tình và thú vị của cơ, trong đó ấn tượng nhất là những yêu cầu và cách thức
lấy điểm giữa kỳ của cô.
Để đạt điểm giữa kỳ, sinh viên chúng tơi phải hồn thành nhiều nhiệm vụ.
Giảng viên yêu cầu chia lớp thành nhiều nhóm, sinh viên tự do lập nhóm gồm
khoảng 10 thành viên, sau đó nhóm sẽ cùng nhau sưu tầm, mơ tả hoặc diễn lại một
tình huống giao tiếp trong cơng ty Nhật Bản. Tình huống có thể xuất phát từ chính
trải nghiệm của bản thân hoặc những tình huống mà chúng tôi đã chứng kiến, nghe
kể hay sưu tầm được. Sau khi trình bày tình huống đó trước cả lớp, nhóm cịn phải
thuyết trình, nhận xét, đánh giá về các chủ thể xuất hiện trong tình huống đó. Trong
suốt bốn năm đại học, sinh viên chúng tôi được giảng viên các bộ mơn của Khoa
u cầu chia nhóm để thu thập thơng tin, làm bài luận và thuyết trình trước lớp rất
nhiều lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi được trải nghiệm cảm giác cùng
nhau lên một kịch bản mang tính xã hội. Thơng qua việc cùng nhóm tạo dựng kịch
bản, tơi học được cách sáng tạo và tư duy nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng thông qua việc
khơng đưa ra những kịch bản có sẵn để chúng tôi lựa chọn, giảng viên đã tạo điều

kiện để chúng tôi thỏa sức sáng tạo. Khi được tự do lựa chọn đề tài, tơi có thể tự
mình tìm hiểu và nêu ra những chủ đề mà tôi thật sự quan tâm đến, khơng bị gị bó
theo một chủ đề mà mình ít có hứng thú. Điều này thật sự quan trọng vì nếu có
hứng thú với cơng việc mình đang làm thì chắc chắn kết quả cơng việc, một phần
nào đó, sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân trong nhóm cịn có cơ
hội rèn luyện nhiều hơn năng lực làm việc nhóm của mình, ai cũng có thể nêu ra
những sáng kiến của bản thân, chúng tôi tranh luận và trao đổi ý kiến, cuối cùng
thống nhất một đề tài cùng với kịch bản chi tiết của đề tài ấy. Lúc đầu khi nhận
nhiệm vụ, tơi cũng như các thành viên trong nhóm đều cảm thấy khá chán vì nội
dung khá khó khăn, tuy nhiên trong suốt q trình làm việc, chúng tơi nhận ra được
rằng trong mỗi cá nhân đều có năng lực tiềm ẩn, mình có thể làm tốt hơn những gì
mình nghĩ. Việc thảo luận và sửa lại kịch bản nhiều lần sau mỗi lần họp nhóm giúp
chúng tơi nhận ra những điểm tốt và những sai sót trong những lần họp trước, cuối


cùng cho ra sản phẩm hoàn thiện nhất, đạt được sự đồng thuận từ tất cả các thành
viên trong nhóm.
Sau khi các nhóm đã xây dựng được đề tài và lên kịch bản, giảng viên yêu cầu
sinh viên quay video diễn lại tình huống đó để trình chiếu trước lớp, đồng thời phân
tích các chủ thể xuất hiện trong tình huống. Đây là nhiệm vụ mà tôi hào hứng nhất,
từ khi bước vào giảng đường đại học, học qua rất nhiều mơn, nhưng đây là lần đầu
tiên chúng tơi có cơ hội đóng vai trị như một diễn viên, diễn lại chính kịch bản của
mình. Mặc dù đều là những “ diễn viên nghiệp dư”, nhưng vì thành quả chung của
nhóm, tất cả thành viên dù là quay phim, hậu cần hay người đóng vai cũng đều hết
mình hồn thành nhiệm vụ. Diễn và quay hết lần này đến lần khác, dù có hơi vất vả
nhưng sau khi kết thúc buổi quay, nhìn thấy những thước quay ưng ý nhất, ai cũng
đều vui vẻ và mãn nguyện. Nhiệm vụ cuối cùng mà giảng viên giao cho, phân tích
các chủ thể trong tình huống, theo tơi, đóng vai trị kiểm tra mức độ hiểu bài và
kiến thức của chúng tôi sau khi đã học xong môn học, đồng thời cũng để xem xét
liệu chúng tơi có hiểu và phân tích được tâm lý giao tiếp của chính những nhân vật

mà chúng tôi xây dựng nên hay không.
Việc giảng viên bộ môn phân công cho sinh viên chúng tôi nhiều nhiệm vụ và
mỗi nhiệm vụ đều đòi hỏi sự đầu tư về sáng tạo cao đã thúc đẩy tinh thần làm việc
nhóm với cường độ cao đối với mỗi thành viên. Dù nhóm có khoảng 10-12 thành
viên, cũng được xem là một nhóm lớn, tuy nhiên, để đáp ứng tồn diện những
nhiệm vụ trên, ai cũng đều phải nỗ lực hết mình để hồn thành những gì mà mình
được phân cơng. Đối với tơi, giáo viên bộ mơn Tâm lí giao tiếp đặt rất nhiều tâm
huyết trong khi giảng dạy, ban đầu cơ định phân cơng mỗi nhóm chỉ có ít hơn 10
thành viên để không xảy ra sự bất công bằng khi phân cơng nhiệm vụ, tuy nhiên vì
lớp q đơng, và theo nguyện vọng của lớp nên cô mới chấp nhận việc một nhóm
có thể có hơn 10 thành viên. Tôi cũng nhận ra sự tâm huyết ấy trong cách cô xây
dựng nề nếp, cách điểm danh sinh viên, phong cách giảng dạy cũng như nội dung
giảng dạy trên lớp của cô. Phong cách làm việc nghiêm túc và sự nhiệt huyết trong
quá trình truyền thụ kiến thức phần nào khiến tơi xác định rằng mình phải thật sự


chú tâm vào nhiệm vụ mà cô đã giao cho, nỗ lực hết mình trong suốt q trình làm
việc nhóm.
Thời gian học môn Tâm lý giao tiếp diễn ra khá ngắn nhưng đây quả thực là
một thời gian quý báu đối với tôi. Tôi đã cải thiện không những về mặt kiến thức
mà những kỹ năng giao tiếp và tâm lý giao tiếp của tôi cũng dần thay đổi theo
hướng tốt hơn. Tôi nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp
của mình, biết được bản thân là người như thế nào, để rồi mỗi ngày lại cố gắng trau
dồi để trở thành một tôi mỗi ngày một tốt hơn. Bên cạnh giao tiếp, một trong những
nhu cầu tối thiểu của con người, một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng
ngày thì những kỹ năng cụ thể hơn như năng lực làm việc nhóm, hay năng lực sáng
tạo trong tôi cũng được cải thiện và phát huy. Đây thật sự là môn học vô cùng hữu
ích, sẽ hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong q trình hồn thiện bản thân, tạo dựng mối
quan hệ cũng như tìm kiếm cơng việc trong tương lai.




×