Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận văn Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 194 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................5
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .....................................................................9
6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................9
7. Ý nghĩa của luận án ...........................................................................................10
8. Kết cấu của luận án ...........................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................12
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về lao động trẻ em ..........................................12
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................12
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................................14
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phòng ngừa lao động trẻ em ....................21
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................21
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................................25
1.3. Các cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em .......................................................................................................................30
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................30
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................................31
1.4. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan và vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án......................................................................................................................35
1.4.1. Những nội dung liên quan đến luận án.....................................................35
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ...........................................36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG
NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM.............................................................................40
2.1. Những khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài luận án ....................40
2.1.1. Trẻ em và quyền trẻ em ................................................................................40
2.1.2. Lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động ...........................................45


1


2.1.3. Phòng ngừa lao động trẻ em .......................................................................52
2.1.4. Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ..................................54
2.1.5. Lý thuyết về quyền con người, quyền trẻ em và sàn an sinh xã hội .......56
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ...................60
2.2.1. Xây dựng và hồn thiện thể chế về phịng ngừa lao động trẻ em ...........60
2.2.2. Xây dựng và thực hiện chính sách phịng ngừa lao động trẻ em ...........61
2.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cơng chức, viên chức
quản lý nhà nước về phịng ngừa lao động trẻ em..............................................62
2.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phịng ngừa
lao động trẻ em ........................................................................................................64
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng ngừa lao động trẻ em...65
2.2.6. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về trẻ em .............................................66
2.2.7. Hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em .......................................67
2.3. Vai trò và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao
động trẻ em .............................................................................................................68
2.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ...............68
2.3.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em ..............................................................................................................................73
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em của một
số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................81
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ...........81
2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam .................................................................86
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG
NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM ..................................................90
3.1. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam .....................................................90
3.1.1. Quy mô lao động trẻ em ...............................................................................90
3.1.2 Cơ cấu lao động trẻ em .................................................................................91

3.1.3. Thực trạng lao động trẻ em trong một số khu vực kinh tế ......................95
3.1.4. Mức độ lao động trẻ em ............................................................................ 100
3.1.5. Nguyên nhân của thực trạng lao động trẻ em........................................ 104
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phịng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ........................................................................................................... 108
2


3.2.1. Xây dựng và hồn thiện thể chế về phịng ngừa lao động trẻ em ........ 108
3.2.2. Xây dựng và thực hiện chính sách phịng ngừa lao động trẻ em ........ 111
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ công chức, viên chức
quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em........................................... 115
3.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phòng ngừa
lao động trẻ em ..................................................................................................... 118
3.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng ngừa lao động trẻ em 119
3.2.6. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng ngừa lao động trẻ em .... 121
3.2.7. Hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em .................................... 123
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở
Việt Nam ............................................................................................................... 127
3.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ............................................................................................................ 127
3.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 130
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................ 134
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM 141
4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em ở Việt Nam............................................................................... 141
4.1.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ trẻ em và phòng ngừa lao động trẻ
em ........................................................................................................................... 141

4.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ
em ........................................................................................................................... 146
4.1.3. Quan điểm của luận án đối với quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 148
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ........................................................................................................... 150
4.2.1. Sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện kịp thời hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em .............................................. 150
4.2.2. Bổ sung, cụ thể hóa và thúc đẩy việc triển khai các chính sách phịng
ngừa lao động trẻ em ........................................................................................... 155
4.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu
quản lý và thực hiện phòng ngừa lao động trẻ em........................................... 160
3


4.2.4. Tăng mức hỗ trợ, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
cho hoạt động phòng ngừa lao động trẻ em ..................................................... 162
4.2.5. Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
vi phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em .......................................... 163
4.2.6. Hỗ trợ việc triển khai hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về phòng
ngừa lao động trẻ em ........................................................................................... 164
4.2.7. Sửa đổi và bổ sung quy chế phối hợp liên ngành quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em ............................................................................... 166
4.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan trung ương và chính quyền địa
phương .................................................................................................................. 170
4.3.1. Đối với cơ quan trung ương ..................................................................... 170
4.3.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................. 172
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 176
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........ 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 180

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 190

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên
trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc, u thương, được
tiếp cận với một nền giáo dục thân thiện và có chất lượng. Trẻ em ln nhận
được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội khơng bị bạo hành, lạm
dụng và bóc lột sức lao động chính là thơng điệp mà chúng ta gửi tới tương lai.
Mặt khác, trẻ em là nguồn nhân lực của quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển
bền vững và cường thịnh địi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào, mạnh mẽ về
thể chất, tâm lý và phải có trí tuệ cao, bởi vậy quốc gia đó phải có trách nhiệm
và quan tâm đến sự phát triển bình thường và toàn diện của trẻ em, nhất là đối
tượng trẻ em trong độ tuổi dễ bị lạm dụng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em là một nhiệm vụ trọng tâm
của đất nước, là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con
người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Bảo
đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được
phát triển tồn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng
có nhiều khó khăn, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em” [39].
Vấn đề lao động trẻ em đã và đang là mối quan tâm của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Với rất nhiều những nỗ lực được thực hiện bởi các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, rất nhiều các công ước quốc tế đã ra đời thể hiện sự cam

kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, giảm
thiểu lao động trẻ em. Đó là Cơng ước số 138 năm 1973 của Tổ chức Lao động
quốc tế về “Tuổi tối thiểu được đi làm việc”, với mục đích là xóa bỏ hiệu quả
lao động trẻ em - là những công việc gây nguy hiểm cho sức khỏe, an toàn hoặc
đạo đức của trẻ, ảnh hưởng đến giáo dục bắt buộc của trẻ hoặc đơn giản những
1


công việc mà trẻ con quá nhỏ để làm [96]. Công ước số 182 năm 1999 của Tổ
chức Lao động quốc tế về “Nghiêm cấm và những hành động khẩn cấp để xóa
bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” đưa ra danh sách những công
việc tồi tệ nhất và cần những hành động tức thời của các quốc gia để ngăn chặn
lao động trẻ em tồi tệ nhất. Mặc dù vậy, trên thế giới vẫn còn 152 triệu lao động
trẻ em [127] và “ở mọi quốc gia trên thế giới, vẫn còn trẻ em sống trong các
điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em đó cần nhận được sự quan tâm đặc
biệt” [64].
Là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và quốc gia thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Việt Nam đã đạt
được những tiến bộ nhanh chóng về mặt phát triển con người và tăng trưởng
kinh tế trong suốt những năm vừa qua. Để đảm bảo trẻ em khơng bị bóc lột sức
lao động, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 138, Công ước 182 và cam kết
thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng lao động trẻ em thơng qua việc
xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, thiết lập một khuôn khổ pháp lý mạnh
mẽ, phù hợp với bối cảnh quốc gia và hài hòa với luật pháp quốc tế. Các chương
trình hành động quốc gia vì trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em, chương trình
phịng ngừa lao động trẻ em đã được ra đời, với sự vào cuộc của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân. Vì vậy, lao động trẻ em ở Việt Nam năm 2018 đã giảm
xuống chỉ còn 1.031.944 trẻ em [21, tr 9] trong khi năm 2012 là 1.754.000 trẻ
em lao động [16, tr13].
Tuy nhiên, cũng theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012,

trong số lao động trẻ em có 1.315.000 (chiếm 75% tổng số lao động trẻ em)
đang làm các cơng việc mà cơng việc đó có những công đoạn điều kiện làm
việc thuộc danh mục cấm sử dụng lao động trẻ em hoặc mơi trường làm việc
có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ [16, tr13]. Con số này tại Điều tra
quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 [21] là 519.805 em (chiếm gần 50,4%
tổng số lao động trẻ em). Lao động trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức, diễn ra
ở nhiều vùng nhất là những vùng miền có khó khăn về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và khó bị phát hiện, kiểm soát, quản lý [21, tr 4]. Lao động trẻ
2


em ở Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, dễ bị lạm dụng, xâm hại,
bạo lực, dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đơ thị
hóa, đói nghèo, tệ nạn xã hội. Lao động trẻ em phải đối mặt với nhiều rủi ro,
dễ bị lạm dụng, kéo dài thời gian làm việc, tiền công thấp, dễ bị cưỡng bức và
dụ dỗ vào con đường phạm tội hoặc tệ nạn xã hội. Phải tham gia lao động sớm
và làm những công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm để lại những hậu quả
nặng nề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất
và tâm sinh lý của trẻ, hạn chế cơ hội tiếp cận với giáo dục của trẻ em và ảnh
hưởng đến cơ hội việc làm bền vững của trẻ em trong tương lai. Đồng thời, lao
động trẻ em cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến lao động trẻ em,
nhưng một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em còn hạn chế, pháp luật chưa có sự
đồng bộ, nhận thức của xã hội về lao động trẻ em chưa toàn diện nên việc phịng
ngừa, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức trong bối
cảnh hội nhập quốc tế vẫn là thách thức lớn đối với Việt Nam. Chính vì vậy,
nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ, nhằm góp phần hồn thiện quản lý nhà

nước về phịng ngừa lao động trẻ em, thực hiện thành công mục tiêu phát triển
bền vững số 8.7 của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc “cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, bao
gồm tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em, và đến năm 2025 chấm dứt lao động
trẻ em dưới mọi hình thức” [65].
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em.
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản
lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phịng ngừa lao động trẻ em và quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý nhà

nước về phòng ngừa lao động trẻ em từ năm 2012 (thời điểm thực hiện Điều
tra quốc gia về lao động trẻ em) đến 2020 và định hướng hồn thiện quản lý
nhà nước về phịng ngừa lao động trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn
đến 2035.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em: xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng
ngừa lao động trẻ em; xây dựng và thực hiện chính sách phịng ngừa lao động
trẻ em; kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
về phòng ngừa lao động trẻ em; hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ
sở vật chất để phịng ngừa lao động trẻ em; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
về phòng ngừa lao động trẻ em; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng
ngừa lao động trẻ em, hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nghiên
cứu sinh luận giải các hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em theo tư duy logic biện chứng mang tính khách quan trong mối liên hệ phổ
biến, không phiến diện đối với vấn đề nghiên cứu. Luận án nghiên cứu hoạt
động quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em trong sự vận động và
chịu ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế, của điều kiện kinh tế - xã
hội. Luận án cũng đồng thời nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em trong mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các
yếu tố tạo thành hoạt động quản lý, trên cơ sở hướng tới mục tiêu là phòng
ngừa, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Dựa trên quan điểm, đường
lối định hướng của Đảng và Nhà nước, của ngành về phòng ngừa lao động trẻ
em, nghiên cứu sinh luận giải, xem xét, đánh giá và định hướng các nội dung

nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở sử dụng kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Luận án kế thừa các tài liệu về thể chế, chính sách pháp luật quốc gia và
quốc tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo, số liệu thống kê, các
lý luận từ các nguồn sau:
+ Các cơng trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận
án trong và ngoài nước.
+ Các báo cáo của các cơ quan quản lý, các tổ chức đồn thể, các tổ chức
phi chính phủ về lao động trẻ em trong và ngoài nước.
+ Các kết quả điều tra về lao động trẻ em, kết quả khảo sát mức sống dân cư.
Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ
sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp, cần
thiết cho luận án. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tại các
5


chương: chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em; chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em; chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước
về phòng ngừa lao động trẻ em.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ngồi các số liệu, thơng tin có được
từ nguồn tài liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh đã thu thập thông tin sơ cấp thông
qua các phương pháp nghiên cứu xã hội học, bao gồm các phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phục vụ cho việc đánh giá nguyên
nhân lao động trẻ em và thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thơng qua phương pháp phỏng
vấn sâu trực tiếp và gián tiếp. Để tìm hiểu quan điểm của các cán bộ lãnh đạo
quản lý trong việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em Việt Nam hiện nay đã thực sự hiệu quả hay chưa, những khó
khăn trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em cũng như đề xuất những giải pháp trong thời gian tới, tác giả đã tiến hành
phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Đảng, Quốc Hội, Chính
phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, với tổng số 10 cuộc
phỏng vấn, thời gian 15 – 20 phút phỏng vấn qua điện thoại trong khoảng thời
gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 (do giãn cách xã hội vì dịch Covid -19).
Để xác định nguyên nhân của tình trạng lao động trẻ em cũng như mức
độ, thời gian, điều kiện làm việc của các em, tác giả trực tiếp phỏng vấn các em
đánh giày, phục vụ trong các nhà hàng, bán hàng rong ở một số tỉnh, thành như
Hà Nội, Nha Trang, Lạng Sơn, Hải Phòng, với tổng số 12 cuộc, mỗi cuộc từ 5
– 10 phút, vào tháng 8, 9, 10 năm 2019.
- Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành thông qua điều tra nhằm thu
thập thông tin, số liệu về lao động trẻ em, đánh giá về thực trạng lao động trẻ
em, xác định những biện pháp phòng ngừa lao động trẻ em có hiệu quả, xác
định trách nhiệm trong phịng ngừa lao động trẻ em của các cơ quan quản lý
6


nhà nước ở địa phương và trung ương. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án,
trên cơ sở điều kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích để tiến hành điều tra xã hội học.
Nghiên cứu sinh đã xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối
tượng cán bộ, cơng chức lãnh đạo quản lý của trung ương và địa phương thơng
qua đó tìm ra những khác biệt hoặc tương đồng của nhóm cán bộ lãnh đạo quản
lý các cấp khi nhìn nhận về vấn đề lao động trẻ em. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra
những giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em cho phù hợp với thực tiễn. Đối

tượng khảo sát ở cấp trung ương là cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan Đảng,
Quốc hội, các bộ, học viện, tổ chức chính trị - xã hội. Ở địa phương là cán bộ,
công chức làm công tác trẻ em hoặc làm việc tại UBND các cấp, các tổ chức
chính trị xã hội.
+ Các mẫu phiếu được thiết kế trên ứng dụng Google Biểu mẫu của
Drive, gồm 3 phần: Phần 1 giới thiệu về mục đích khảo sát; Phần 2 nội dung
khảo sát; Phần 3 thông tin cá nhân. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng nhiều
lựa chọn trả lời và bắt buộc, riêng câu hỏi ở phần 3 không bắt buộc đối với
thông tin về họ tên, người trả lời phiếu khảo sát có thể để trống ở câu hỏi này.
Phiếu này được trực tiếp gửi qua email, zalo bằng việc chia sẻ đường link,
người tham gia khảo sát trả lời trực tiếp qua email, zalo và gửi lại cho người
khảo sát. Mẫu nghiên cứu được chọn: 250 phiếu dành cho các cán bộ, công
chức lãnh đạo quản lý ở các Bộ, ngành trung ương và 450 phiếu dành cho cán
bộ, cơng chức lãnh đạo quản lý ở chính quyền địa phương. Thời gian khảo sát
từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020.
Với phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích, đối với cán bộ,
cơng chức lãnh đạo quản lý ở Trung ương, nghiên cứu sinh lựa chọn và tiến
hành in, phát phiếu điều tra trực tiếp với các cán bộ, công chức quản lý lãnh
đạo cấp Vụ, chuyên viên cao cấp các Bộ ngành đang theo học tại các lớp bồi
dưỡng chuyên viên cao cấp, lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp Vụ được tổ
chức tại Học viện Hành chính Quốc gia, các bộ và 1 số tỉnh thuộc 03 miền:
miền Bắc (gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Hịa Bình), miền Trung (Thừa Thiên Huế,
7


Đắc Lắc), miền Nam (Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp); lớp bồi dưỡng của
Hội liên hiệp Phụ nữ tổ chức tại Trường Cán bộ Lê Hồng Phong. Mẫu nghiên
cứu được chọn chủ đích với số lượng 250 phiếu dành cho cán bộ, công chức
lãnh đạo quản lý ở các Bộ, ngành. Với cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý ở
chính quyền địa phương, nghiên cứu sinh phát phiếu tại các lớp cử nhân hành

chính (học viên chủ yếu là cán bộ, công chức cấp xã) hoặc gửi phiếu điều tra
qua email, zalo về các địa phương thông qua Văn phịng Đồn đại biểu quốc
hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh hoặc UBND các huyện, xã.
+ Kết quả thu về 192 phiếu dành cho các cán bộ, công chức lãnh đạo
quản lý ở các bộ, ngành trung ương và 408 phiếu dành cho cán bộ, công chức
lãnh đạo quản lý ở chính quyền địa phương.
4.2.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Phương pháp này nghiên cứu sinh sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu của luận án. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh
sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa, làm cơ sở khoa học của quản lý nhà
nước đối với việc phòng ngừa lao động trẻ em. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện quản lý nhà nước đối với việc phòng ngừa lao động trẻ
em ở Việt Nam.
4.2.4. Phương pháp so sánh
Để có những nhận định khách quan, trong q trình phân tích, tác giả
tiến hành phương pháp so sánh khi phân tích, đánh giá lao động trẻ em và phịng
ngừa lao động trẻ em ở một số quốc gia trên thế giới, các khuyến nghị của công
ước quốc tế và các tổ chức quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp tham khảo ý kiến các nhà
quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học, các giảng viên, những
người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài luận án. Việc lấy ý kiến chuyên gia
giúp cho tác giả có được cách tiếp cận đa chiều khi nhìn nhận vấn đề lao động
trẻ em, quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em cũng như trong việc
8


luận giải các giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em một
cách khoa học và gắn với thực tiễn, hướng tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ

em, phù hợp với mục tiêu chung của Liên hợp quốc.
4.2.6. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Để xử lý số liệu thu được qua các phiếu khảo sát đã thực hiện trong quá
trình nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ Google Biểu mẫu và Google Trang
tính của Drive.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có những cơng trình nghiên
cứu nào về quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em?
- Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em được dựa trên cơ sở
khoa học nào?
- Thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động ở Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Để hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em cần có
những giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm qua nhưng lao
động trẻ em ở Việt Nam vẫn đang là một vấn đề nan giải. Việc ban hành và
triển khai các văn bản pháp luật, chính sách phịng ngừa lao động trẻ em, tham
gia các cơng ước quốc tế về lao động trẻ em đã cho thấy Việt Nam đã rất nỗ
lực để giảm thiểu lao động trẻ em và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nếu hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em,
cùng với sự quyết tâm của toàn xã hội, Việt Nam sẽ giảm thiểu và tiến tới xóa
bỏ lao động trẻ em trong thời gian tới.
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, luận án nghiên cứu, tổng quan được một số nội dung có liên quan
đến luận án từ một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước.

9



Hai là, luận án làm rõ nội hàm lao động trẻ em, bổ sung về mặt học thuật
khái niệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Ba là, luận án phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng
quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Bốn là, luận án đưa ra một số quan điểm quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em để giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
Năm là, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
Sáu là, luận án đưa ra các khuyến nghị để thực hiện quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em hiệu quả.
7. Ý nghĩa của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng lao động trẻ em và thực
trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam thông qua
các số liệu, báo cáo từ các cơng trình đã cơng bố và khảo sát của nghiên cứu
sinh, luận án đưa ra những nhận định khách quan, đánh giá những mặt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã làm rõ vai trị của chính sách, pháp luật, của các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong phịng ngừa lao động trẻ em, sự
cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước và đề xuất một số giải pháp cơ bản
phịng ngừa lao động trẻ em, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em ở Việt
Nam.
Thứ tư, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước
về lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, y tế trong hoạt động quản lý nhà nước,
trong hoạch địch chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em và có thể làm tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phịng


10


ngừa lao động trẻ em và xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có
liên quan.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận án được kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các cơng trình nghiên cứu về lao động trẻ em
Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá thực trạng, nguyên
nhân và hậu quả của lao động trẻ em (LĐTE), những công việc mà trẻ em đang
phải thực hiện, những nguy hiểm lao động trẻ em phải đối mặt và những yếu tố
tác động đến LĐTE
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Với sứ mệnh đấu tranh cho công bằng xã hội, Liên Hợp Quốc và Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em năm 1989,

Công ước 138 của ILO về “Tuổi tối thiểu được đi làm việc”, Công ước 182 của
ILO về “Nghiêm cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức
LĐTE tồi tệ nhất”. Các Công ước trên là kết quả của cơng trình nghiên cứu của
các cơ quan chun môn của Liên hợp quốc và ILO, cùng với sự tham vấn của
nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế khác đã đề cập khá toàn diện đến quyền
trẻ em, xác định vai trị, vị trí của trẻ em đối với tương lai của nhân loại, của
thế giới. Hướng tới mục đích là xóa bỏ tình trạng LĐTE – là những công việc
gây nguy hiểm cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của trẻ, ảnh hưởng đến giáo
dục bắt buộc của trẻ hoặc đơn giản những công việc mà trẻ còn quá nhỏ để làm,
độ tuổi tối thiểu được đưa ra là 15 tuổi [96] và đưa ra những hành động tức thời
cần phải loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất. Cụ thể: (i) các hình thức nô
lệ và tương tự, lao động cưỡng bức, (ii) sử dụng và lôi kéo trẻ em vào hoạt động
mại dâm, (iii) các hoạt động bất hợp pháp, các hoạt động sản xuất và vận chuyển
ma túy, (iv) những công việc mà tính chất và điều kiện của nó có thể xâm hại
đến sức khỏe, an toàn và đạo đức cho trẻ em [98].
Thông qua Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 1987, Children at
work: special health risks (Trẻ em tại nơi làm việc: rủi ro sức khỏe đặc biệt)
[103], nhóm nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới đã tổng hợp, phân tích, đánh
giá và đề xuất những khuyến nghị cần phải thực hiện tại các cộng đồng, cấp
12


quốc gia và cấp quốc tế. Ở cấp độ cộng đồng, nhóm nghiên cứu đề nghị chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em tại nơi làm việc; lập danh sách các bé gái
khơng nên làm việc. Ngồi ra, các quốc gia cần đảm bảo để trẻ em tại nơi làm
việc được nhận một nền giáo dục đầy đủ; tuyên truyền để cả nhà tuyển dụng và
cha mẹ trẻ em đều hiểu đầy đủ những rủi ro của vấn đề trẻ em tại nơi làm việc.
Kết quả nghiên cứu có giá trị cho luận án khi đánh giá hậu quả của LĐTE.
Trong cuốn An Overview of Child Domestic Workers in Asia (Tổng quan
về lao động trẻ em giúp việc gia đình ở châu Á) [115] năm 2002 của Bharati

Plug, tác giả đã xác định nguyên nhân, hậu quả, những mặt tiêu cực của trẻ em
lao động giúp việc gia đình, đồng thời đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về LĐTE giúp việc gia đình ở 3 quốc gia: Indonesia, Nepal,
Thái Lan. Mặc dù nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi lao động giúp việc gia
đình nhưng kết quả nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia trong khu vực,
có những sự tương đồng với Việt Nam. Tài liệu có giá trị tham khảo đối với
nghiên cứu của luận án.
Năm 2002, trong một báo cáo cáo tổng quan A Future without child
labour (Một tương lai không có lao động trẻ em)[122], ILO đã đưa ra tuyên bố
đối với các nguyên tắc về quyền cơ bản trong lao động và một tương lai khơng
có LĐTE. Nội dung của báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và có thể tham
khảo để giải quyết các nội dung hồn thiện chính sách, pháp luật của Việt Nam
về phịng ngừa LĐTE.
Những kết quả được ILO cơng bố năm 2014 thông qua bản báo cáo,
Questions and answers on forced labour (Những câu hỏi và lời đáp cho vấn đề
lao động cưỡng bức) [126] cho thấy: hơn một nửa trên tổng số lao động cưỡng
bức toàn cầu là phụ nữ và bé gái, chủ yếu trong hoạt động bóc lột tình dục với
mục đích thương mại và giúp việc gia đình, trong khi nam giới và bé trai thường
bị bóc lột lao động về kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ.
Báo cáo của ILO chỉ ra những hình thức cơ bản của LĐTE bị bóc lột, qua đó
cảnh báo và khuyến cáo các quốc gia phải có những biện pháp phịng ngừa
LĐTE.
13


Tác giả Wendy Herumin trong cuốn Child labour today: a human rights
issue (Lao động trẻ em ngày nay: vấn đề nhân quyền) [138] xuất bản năm 2012
đã trình bày khái quát về LĐTE, tình hình trẻ em lao động trên tồn thế giới,
mơ tả các cơng việc trẻ em đang bị bắt buộc phải làm và chỉ ra hậu quả mà trẻ
em đang phải gánh chịu. Tài liệu đã khái quát về LĐTE trên toàn thế giới, là

một phần đối tượng nghiên cứu của luận án. Những mô tả công việc mà trẻ em
đang bị bắt buộc phải làm việc cũng như hệ lụy của nó có giá trị tham khảo
trong giải quyết vấn đề của luận án.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Cuốn sách Vấn đề lao động trẻ em năm 1998 của tác giả Vũ Ngọc Bình
[23] là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về một vấn đề rộng lớn và phức tạp
là LĐTE trên thế giới và ở Việt Nam một cách khái quát với nhiều thơng tin
phong phú, hữu ích từ nhiều góc độ khác nhau và những kinh nghiệm, giải pháp
thiết thực.
Tác giả cuốn sách đã khái quát, hệ thống hóa và nêu ra một số khía cạnh
cơ bản nhất của vấn đề LĐTE. Cuốn sách chia làm ba phần: phần I và II tập
trung nêu vấn đề LĐTE trên toàn cầu và vấn đề LĐTE ở Việt Nam giai đoạn
1995-1997 như thế nào, các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề LĐTE Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường. Phần III và phần Phụ lục, với Chương trình
hành động của Hội nghị quốc tế Ơxlơ về LĐTE và Danh mục các cơng việc
cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
Một phần thời lượng quan trọng cuốn sách phân tích vấn đề LĐTE ở Việt
Nam. Tác giả đánh giá: tăng trưởng kinh tế và nghèo đói là hai yếu tố ảnh
hưởng, liên quan và tác động quan trọng đến LĐTE trong nền kinh tế thị trường.
Có nhiều trẻ em ở nơng thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng các nghề khác
nhau mà chủ yếu là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các em lang
thang kiếm sống với nhiều cách: đi làm thuê như thợ nề, đóng gạch, khuân vác,
bán vé số, bán hàng rong, bán báo, bán nước chè, đánh giầy, lượm nhặt đồ phế
thải. Trong đói nghèo lại thiếu vốn sống, các em dễ gặp trắc trở, rủi ro và dễ bị
lạm dụng, bóc lột về thể xác, kinh tế và tinh thần.
14


Trước thực trạng đó, cuốn sách đề xuất 7 nhóm biện pháp cần áp dụng,
tiến hành để giải quyết vấn đề LĐTE ở Việt Nam: i) Thu thập và phân tích

những thơng tin, số liệu về LĐTE, xác định những khu vực có lao động độc hại
và bóc lột trẻ em để nhanh chóng cứu giúp, phục hồi và giúp đỡ; ii) Phổ biến
thông tin và nâng cao nhận thức đúng đắn về LĐTE; iii) Sửa đổi, hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến LĐTE và thực hiện đầy đủ các
văn bản này; iv) Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và đổi mới các chương
trình giáo dục cho trẻ em; v) Đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho những
người trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột LĐTE; vi) Nâng
cao đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng; vii) Tăng cường hợp tác quốc tế.
Tác giả Nguyễn Trọng An với bài viết Vấn đề lao động trẻ em – Thực
trạng và giải pháp [1] (2008) đã nêu vấn đề thực trạng LĐTE ở Việt Nam, xác
định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn việc lạm
dụng LĐTE. Tác giả nhận định có hiện tượng gia tăng trẻ em lao động trước
độ tuổi tối thiểu, tình trạng bóc lột, lạm dụng trẻ em làm th giúp việc gia đình,
bị lơi kéo vào sử dụng vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy. Nguyên
nhân chủ yếu do đói nghèo và do nhận thức không đúng đắn về tác hại của
LĐTE, sự kém hiệu quả hoặc thiếu sự hiện diện của tổ chức cơng đồn ở khu
vực kinh tế tư nhân, thiếu hệ thống thu thập và quản lý thông tin về LĐTE,
những hạn chế của cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục.
Bài viết Trẻ em lao động sớm – nguyên nhân và hậu quả [48] của tác giả
Trần Ái Hoa (2004) lại đi sâu phân tích tình trạng trẻ em bỏ học sớm để đi làm
ở cấp tiểu học và trung học cơ sở ở Việt Nam; chỉ ra các loại hình lao động
khác nhau như: trẻ em lao động trong kinh tế hộ gia đình, trẻ em lao động tự
kiếm sống, trẻ em làm thuê trong các thành phần kinh tế khác nhau, trẻ em đi
ở trong các gia đình. Qua thực trạng như vậy, bài viết tìm hiểu nguyên nhân
chủ yếu của vấn đề là do: nhận thức của các bậc cha mẹ cũng như xã hội chưa
thấy được lợi ích và tầm quan trọng của giáo dục; vấn đề trẻ em lao động sớm
trong giáo dục Việt Nam chưa được chú ý; chương trình học chưa đa dạng; nhà
nước chưa có chính sách cụ thể cho nhóm đối tượng là trẻ em lao động sớm.
15



Bài viết Phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ em – Pháp luật
và thực tiễn [22] của Đỗ Ngân Bình năm 2009 tập trung phân tích ngun nhân
trẻ em bị bóc lột về sức lao động, bị đánh đập, chà đạp về nhân phẩm, danh dự
chủ yếu là do hạn chế về nhận thức, do tuổi tác và thiếu sự quan tâm của gia
đình. Tác giả khuyến nghị: Nhà nước và toàn xã hội cần quan tâm hơn đến các
biện pháp phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và LĐTE, cũng như tổ chức
thực hiện tốt các quy định này là một nhân tố quan trọng.
Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ( LĐ - TB - XH), Tổng cục Thống
kê, ILO (2014), Điều tra quốc gia về tình hình lao động trẻ em 2012 – Các kết
quả chính [16]. Đây là báo cáo đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này. Báo cáo
đã đưa ra những số liệu cụ thể về số lượng lao động trẻ em, thời gian và công
việc mà những trẻ em trong độ tuổi từ 5 -17 tuổi đang phải làm việc, khu vực
tập trung lao động trẻ em đang sinh sống cũng như lĩnh vực mà trẻ em tham gia
lao động nhiều nhất. Kết quả của báo cáo điều tra toàn quốc về LĐTE cung
cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về LĐTE, góp phần thực hiện mục tiêu tồn cầu về
xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, ILO (2020),
Điều tra quốc gia về tình hình lao động trẻ em 2018 – Các kết quả chính [21].
Báo cáo đã cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em, diễn
biến tình hình lao động trẻ em trong thời gian qua, cung cấp cơ sở khoa học,
bằng chứng thực tiễn cho cơng tác hoạch định chính sách và thiết kế các chương
trình can thiệp lao động trẻ em phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Báo cáo đã cho thấy quy mô và xu hướng lao động trẻ em ở Việt Nam
đã có những chuyển biến tích cực khi mà có sự giảm mạnh về số lao động trẻ
em, lao động trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm. Tuy nhiên lao động
trẻ em ở Việt Nam vẫn tồn tại và khu trú ở những nơi mà pháp luật khó có thể
can thiệp hiệu quả để giải quyết tận gốc vấn đề lao động trẻ em.
Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện một nghiên cứu mang tên Trẻ em làm thuê

giúp việc gia đình ở Hà Nội vào năm 2000 [62]. Đây là một trong những nội
16


dung cơ bản nhất trong Chương trình nghiên cứu của Khoa Tâm lý, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển
tại Việt Nam (Save the Children Sweden). Mục tiêu nghiên cứu là nhằm phát
hiện những nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của LĐTE dưới 18 tuổi đang
giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội đối với sự phát triển cá nhân của trẻ em.
Các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả được sử dụng để: Một là, cung cấp
thông tin, làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
trong việc hoạch định chương trình hành động, nhằm tiến tới loại bỏ những
hình thức và điều kiện lao động gây thiệt hại cho sự phát triển tâm lý – xã hội
của trẻ em ở Việt Nam; Hai là, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về
tình hình LĐTE. Đây là công tác truyền thông giúp các nhà hoạch định chính
sách, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có khả năng cải thiện tình hình
LĐTE vì quyền và lợi ích của trẻ em.
Qua chín chương của cuốn sách đã tập trung vào: i) Tìm hiểu các loại
hình lao động giúp việc cho gia đình; ii) Mơ tả các đặc điểm, tính chất LĐTE
giúp việc cho gia đình; iii) Xem xét các yếu tố gia đình, xã hội và quan hệ giữa
trẻ em và gia chủ thuê mướn, sử dụng lao động; iv) Phân tích tình hình, chế độ
trả cơng, sinh hoạt; v) Thăm dị ý kiến, thái độ của trẻ em đối với hoàn cảnh
sống, lao động và những người xung quanh; vi) Đánh giá sự hiểu biết về quyền
trẻ em. Thông qua giới thiệu những nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của
LĐTE dưới 18 tuổi đang giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội đối với sự phát
triển cá nhân của trẻ em. Cuốn sách cũng đề xuất một số kiến nghị và giải pháp
góp phần cải thiện tình hình LĐTE làm thuê cho các gia đình. Nội dung của
cuốn sách có giá trị nhất định với việc nghiên cứu luận án trên góc độ lý luận
và thực tiễn.
Cũng nghiên cứu về trẻ em làm thuê giúp việc gia đình, hai tác giả Phạm

Thị Huệ và Lê Việt Nga (2008) lại tập trung khai thác khía cạnh thái độ và cách
ứng xử của cộng đồng với nhóm đối tượng này thơng qua bài viết Trẻ em làm
thuê giúp việc: gia đình và thái độ của cộng đồng [55]. Thông qua việc khảo
sát ở một số gia đình có trẻ em đi làm giúp việc và bản thân trẻ đang làm giúp
17


việc ở Hà Nội, bài viết tập trung phân tích nguyên nhân khiến trẻ đi làm thuê
từ góc độ gia đình và thái độ của cộng đồng. Kết quả cho thấy, nếu yếu tố ban
đầu khiến trẻ đi làm giúp việc là kinh tế gia đình khó khăn thì ngun nhân sâu
xa lại khơng phải như vậy. Có những gia đình kinh tế khá cũng có con đi làm
th giúp việc. Các tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quyết
định di cư của các em là nhận thức của cha mẹ cũng như quan niệm của cộng
đồng. Nhìn chung, việc trẻ đi làm thuê giúp việc chủ yếu nhằm đáp ứng mong
muốn của cha mẹ chứ không xuất phát từ bản thân trẻ. Tuy nhiên, trẻ ở nhóm
tuổi càng lớn thì việc tự quyết định càng cao.
Cung cấp thêm một số nguyên nhân dẫn đến LĐTE là giúp việc gia đình
ở các thành phố lớn, tác giả Chu Mạnh Hùng (2005) tập trung vào nhóm đối
tượng trẻ em gái trong bài viết Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các
thành phố lớn [56] đã phân tích sâu sắc nguyên nhân của hiện trạng này, đó là:
kinh tế gia đình khó khăn; tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn; động cơ đi
làm giúp việc của trẻ em gái chịu tác động bởi tâm lý lứa tuổi. Bài viết đưa ra
đánh giá: trẻ em gái giúp việc cho các gia đình là một hình thức lao động có
những nét đặc trưng riêng nên dễ bị lạm dụng, phân biệt đối xử làm ảnh hưởng
đến phát triển nhân cách. Vì vậy, để các em được hưởng các quyền của trẻ em
cũng như quyền của phụ nữ thì cần thiết phải được sự quan tâm của tồn xã hội
với những giải pháp có hiệu quả.
Đối với LĐTE là trẻ em trong các gia đình nơng dân, hai tác giả Nguyễn
Đức Chiện, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2005) đã có nghiên cứu Trẻ em tham gia
lao động ở gia đình nơng dân hiện nay - Qua 3 quan điểm nghiên cứu [25].

Dựa trên nguồn tư liệu về LĐTE trong gia đình nơng dân được rút ra từ kết quả
cuộc khảo sát xã hội học đánh giá nhanh về trẻ em do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
Quốc và Bộ Y tế Việt Nam phối hợp thực hiện tháng 11/2003 tại ba cộng đồng
thuộc 3 vùng của Việt Nam, bài viết tìm hiểu và phân tích chênh lệch về kinh
tế và khác biệt xã hội dẫn đến khác biệt mức độ tham gia LĐTE giữa các cộng
đồng thuộc ba vùng đất nước. Bài viết khẳng định: kinh tế là yếu tố mấu chốt
liên quan đến sự tham gia các hoạt động kinh tế của trẻ trong các gia đình, cộng
18


đồng nơng thơn. Qua đó, vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp can thiệp
hiệu quả để nhanh chóng phát triển kinh tế ở các gia đình, có như vậy mới giải
quyết vấn nạn LĐTE ở các cộng đồng nghèo.
Tác giả Nguyễn Đình Hịa (2008) tiếp cận ở ngành nghề mà trẻ em lao
động, đó là Lao động trẻ em trong du lịch tại Việt Nam - Vấn đề cần được quan
tâm đúng mức [50]. Theo tác giả, ở Việt Nam và một số nước, trẻ em đã và
đang phải tham gia vào lao động trong du lịch, xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau. Điều đó đã có những tác động khơng nhỏ tới hoạt động du lịch, ảnh
hưởng xấu tới các em và ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch của địa phương, của
quốc gia. Chính vì vậy nghiên cứu về LĐTE trong du lịch để có thể giúp các
em là một nhu cầu cấp thiết không chỉ của một ngành, một cấp mà là trách
nhiệm của toàn xã hội.
Trong bài viết Trẻ em và sự tham gia lao động đóng thu nhập cho gia
đình [66] của Trần Quý Long (2009), tác giả tập trung xem xét thực tế mức độ
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho gia đình của trẻ em
Việt Nam và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia đó. Tác giả đánh
giá: trẻ em có thể đóng góp tích cực kinh tế cho gia đình bằng các cơng việc
trong và ngồi gia đình; Khơng có sự khác biệt giữa trẻ em nam và nữ trong
việc tham gia lao động; Học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ là những biến giải
thích quan trọng; Mức sống của gia đình có ảnh hưởng rõ rệt; Tác động của các

yếu tố kinh tế - xã hội (nơi cư trú, vùng địa lý) cũng có ảnh hưởng đến khả năng
tham gia lao động của trẻ em.
Giáo trình Lý luận về Pháp luật về quyền con người của các tác giả
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên [35] xuất
bản 2009 đề cập đến một số nội dung đến quyền của trẻ em theo pháp luật quốc
tế và Việt Nam. Ngồi những nhóm quyền cơ bản của trẻ em, cuốn sách còn đề
cập đến quyền của những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trong đó có LĐTE phải
làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc
xa gia đình. Mặt khác trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra vẫn còn hiện tượng

19


những LĐTE vẫn tiếp tục phải chịu sự đối xử khơng cơng bằng, thậm chí bị
xâm hại.
Nghiên cứu của Lê Thu Hương, Empirical essays on development
economics the case of Vietnam – Bài luận về sự phát triển kinh tế, trường hợp
của Việt Nam [131], luận án Tiến sỹ Triết học, Đại học Quốc gia Australia năm
2011. Trong chương 4 của luận án này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu tác động
của LĐTE đến thành tích học tập của trẻ em ở nông thôn Việt Nam năm 1998.
Tác giả mô hình hóa các yếu tố quyết định LĐTE và hiệu quả giáo dục của trẻ
em, trong đó nổi bật là biến được quan sát ở cá nhân, hộ gia đình, trường học,
cấp xã và cấp khu vực. Kết quả cho thấy LĐTE có tác động tiêu cực đáng kể
đến thành tích học tập của học sinh. Điều kiện kinh tế hộ gia đình là một trong
những yếu tố quyết định quan trọng nhất của LĐTE và thành tích học tập của
trẻ em. Tác giả khẳng định có tồn tại phân biệt đối xử về giới tính với trẻ em
gái trong gánh nặng của LĐTE, trẻ em dân tộc thiểu số phải làm việc nhiều hơn.
Tác giả Đỗ Thị Dung tiếp cận ở một khía cạnh nhức nhối khác, đó là vấn
đề vi phạm pháp luật đối với LĐTE. Bài viết Lao động trẻ em và vấn đề vi
phạm pháp luật đối với lao động trẻ em (2012) [36] đã phân tích tình trạng

LĐTE đang diễn ra phức tạp, trong đó các hành vi vi phạm pháp luật đối với
LĐTE khá phổ biến, nghiêm trọng và đang là vấn đề báo động khẩn cấp đối
với các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp
phòng chống vi phạm pháp luật đối với LĐTE trên hai khía cạnh: hồn thiện
pháp luật và tổ chức thực hiện.
Như vậy, những nghiên cứu về LĐTE trong và ngoài nước đã xác định
các yếu tố cơ bản dẫn đến LĐTE, hậu quả của LĐTE và các giải pháp cần thiết
để cải thiện tình trạng LĐTE ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Những nghiên
cứu về LĐTE đã đưa ra nhiều góc độ tiếp cận và cách xử lý với các loại hình
LĐTE khác nhau, những ngành nghề khác nhau ở các khu vực nông thôn thành thị giúp cho việc nghiên cứu của luận án đa dạng, đa chiều hơn.

20


1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa lao động trẻ em
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu lao động
Philippin mang tựa đề, Coprehensive Study on Child Labour in the Philippines
(Nghiên cứu tổng hợp về lao động trẻ em ở Philippin) năm 1994 [130], những
nguyên nhân và chính sách, pháp luật để loại bỏ việc tuyển dụng trái phép trẻ
em dưới 15 tuổi hoặc tuyển dụng những người dưới 18 tuổi làm cơng việc độc
hại đã được phân tích một cách khá toàn diện. Tuy nhiên, những đề xuất chỉ
mang tính định hướng, chưa đưa ra những đề xuất cụ thể về quy định pháp luật.
Trong cuốn Trade unions and child labour, a guide to action (Các tổ
chức cơng đồn và lao động trẻ em, hướng dẫn hành động) [114] được xuất
bản bởi ILO năm 1997, tác giả A. Fyfe và M. Jankanish cho rằng, trẻ em lao
động hoàn toàn khác với trẻ em lao động vài giờ để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Trẻ
em lao động sớm là một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Các
em phải làm việc nhiều giờ trong ngày dưới những điều kiện nguy hiểm, gây
tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và thể chất của chính các em. Trẻ

lao động sớm luôn phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ, trong đó phải kể đến
nguy cơ bị lạm dụng, bị bóc lột cả về thể chất lẫn tinh thần. Góp phần giải quyết
triệt để vấn đề LĐTE, các tác giả đã đưa ra vai trò của các tổ chức cơng đồn,
coi đó là cầu nối giữa chính quyền và xã hội nhằm chung tay giải quyết vấn đề
một cách hiệu quả nhất. Thơng qua các ví dụ cụ thể về mơ hình hoạt động của
các cơng đồn khác nhau ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Bangladesk,
Tanzania, các chuyên gia đề xuất một khung lý thuyết mô tả 10 hoạt động trọng
tâm cần có của bất cứ một cơng đồn nào như: điều tra tình hình, mở rộng các
chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và bản thân trẻ lao động
nhằm phát huy vai trị tham gia của cơng đồn trong hoạt động ngăn chặn, đẩy
lùi hiện tượng LĐTE đang ngày một trở nên nhức nhối.
Tác giả Nelien Haspels và Michele Jankanish trong tài liệu Action
against child labour (Hành động chống lại lao động trẻ em) năm 2000 [133]
đã đề cập đến các chiến lược, công cụ, phương pháp và thông tin cần thiết để
21


×