Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.04 KB, 18 trang )

KINH TẾ HỌC VI MÔ

BÀI GIẢNG 5

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH ĐỘ THỎA DỤNG

Trợ cấp so với Trợ giá
Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu
Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program

Ta thường thấy cuộc tranh luận về chính sách công khi chính phủ muốn
khuyến khích việc tiêu dùng một món hàng là nên cho hẳn người ta
khoản trợ cấp (bằng đô la hoặc bằng những cơ chế như tem phiếu lương
thực) hay là nên trợ giá món hàng đó.

Ví dụ, chính phủ có thể hạ giá món hàng cho người tiêu dùng bằng cách
bồi hoàn cho họ (trực tiếp hoặc gián tiếp) một phần giá mua. Như vậy
món hàng $2, người tiêu dùng có thể chỉ tốn $1, nếu như chính phủ
quyết định trợ giá món hàng 50%. Vậy nếu một người xài 50 đơn vị,
chính phủ chi ra $50. Một khả năng khác là đơn giản đưa cho người đó
$50. Trong trường hợp nào thì chi phí đối với chính phủ cũng như nhau.

Điều ta muốn xác định là tác động đối với người tiêu dùng; hành vi của
họ sẽ thay đổi như thế nào theo từng loại chương trình.

Điều đầu tiên ta phải mô tả là chi phí của một chương trình trợ giá. Hãy
xem xét ví dụ đơn giản sau đây.

Giả sử một người có thu nhập I = $3 và P
X
= $1. Như vậy người này


phải ở đâu đó trên đường giới hạn ngân sách ban đầu (không thể hiện
đường đẳng dụng). Giả sử chính phủ áp dụng một chương trình trợ giá
đơn vị ở mức $0,50/đơn vị – đối với người tiêu dùng giá sẽ giảm từ một
đô la xuống 50 xu (và như vậy đường giới hạn ngân sách của người này
sẽ xoay như biểu diễn ở trên).

Như mô tả trên đồ thị, sau khi chương trình trợ giá được áp dụng, người
này xài 2 đơn vị X.

Giờ đây người tiêu dùng tiêu bao nhiêu vào món hàng này? Với giá 50
xu một đơn vị, người này đã tiêu $1 (như vậy cô ta còn $2 để tiêu vào
tất cả mọi thứ khác). Nếu không có chương trình trợ giá thì để mua hai
đơn vị cô ta sẽ phải tốn $2, và chỉ còn $1 để tiêu vào AOGs (tất cả mọi
thứ khác).

Chính phủ chi bao nhiêu? Với 50 xu một đơn vị, chính phủ tốn $1.
Đường mang tên “chi phí trợ giá nếu người này tiêu dùng hai đơn vị”
trên đồ thị mô tả điều này – đó là khoảng cách theo chiều đứng giữa
đường giới hạn ngân sách ban đầu và đường giới hạn ngân sách “sau-
trợ giá”.

Đây là cách ta đọc chi phí chương trình – đó là khoảng cách thẳng đứng
giữa hai đường giới hạn ngân sách. Và bởi vì trục Y bây giờ được đo
lường bằng đô la, ta có thể đọc chi phí bằng đô la của chương trình.

So sánh các Chương trình

Bây giờ giả sử chính phủ quyết định sẽ đơn giản chuyển tiền cho các cá
nhân – đúng số tiền mà mỗi người nhận được với chương trình trợ giá
đơn vị. Điều gì sẽ xảy ra?


Trên đồ thị ta có thể dễ dàng biểu diễn điều này bởi vì đó chỉ là sự dịch
chuyển đường giới hạn ngân sách ban đầu ra ngoài $1 – người này sẽ
trả giá một đô la nhưng giờ đây có $4 thu nhập.

Điều này có thể mô tả như sau:

Lượng hàng hoá X



Như bạn có thể thấy trên đồ thị chi phí của hai chương trình là như
nhau –trợ giá của chương trình đơn vị là $1 (như hình vẽ) và chi phí của
chương trình chuyển giao là $1. Chương trình sau dịch chuyển đường
giới hạn ngân sách ban đầu (3,3) ra ngoài, tới đường giới hạn ngân
sách mới (4,4).

Như ta dự kiến, người này tiêu dùng ít X hơn bởi vì cô ta phải trả giá
cao hơn (một đô la thay vì 50 xu) nhưng lưu ý rằng cô ta ở trên đường
đẳng dụng cao hơn.

Như vậy có sự đánh đổi. Nếu muốn làm cho người ta càng sung sướng
càng tốt thì chỉ việc chuyển tiền thẳng cho họ. Nếu ta quan tâm hơn
đến việc họ tiêu dùng hàng X thì thực hiện chương trình trợ giá đơn vị.

Tất nhiên, điều này có ý nghĩa về mặt chính sách công. Người tiêu dùng
thường quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển tiền thẳng (an sinh xã hội
hay giảm thuế); nhưng người sản xuất lại quan tâm nhiều hơn đến trợ
giá đơn vị.


Tóm tắt

Để tóm tắt cách dùng công cụ đường đẳng dụng này, hãy xem xét đồ
thị sau đây:


AB là đường giới hạn ngân sách ban đầu
AE là đường giới hạn ngân sách với chương trình trợ giá đơn vị
CD là đường giới hạn ngân sách với chương trình chuyển tiền

Với chương trình trợ giá đơn vị, người này đạt đường đẳng dụng U2. Mũi
tên biểu diễn chi phí bằng đô la của chương trình.

Với chương trình trợ cấp tiền mặt, người này có thể đạt đường đẳng
dụng U3. Cô ta tiêu dùng ít X hơn (ít hơn trong chương trình trợ giá đơn
vị) nhưng lại sung sướng hơn bởi vì U3>U2.

Đường Cung Lao động

Thông thường, những đường cung ta dùng để phân tích thường bẹt hoặc
dốc lên. Đường cung lao động cũng thường như vậy. Tuy nhiên, có thể
có đường cung lao động cong ngược. Điều đó nghĩa là gì? Nghĩa là số
lượng cung lao động trên thực tế lại giảm đi khi tiền lương tăng lên.

Theo trực giác, dễ nhận biết là điều này đúng. Nếu ai đó tăng tiền lương
của tôi lên $500 một giờ, tôi có thể sẽ làm nhiều giờ hơn trong mỗi
tuần. Tuy nhiên, nếu ai đó tăng tiền lương của tôi lên một triệu đô la
một giờ, tôi sẽ chỉ làm một hoặc hai giờ một năm (hoặc có thể là mãi
mãi).


Như vậy, có thể vẽ đồ thị có hình dáng như sau:


Khi tiền lương đi từ W1 tới W2, người này tăng số lượng cung lao động
từ L1 tới L2. Tuy nhiên, cuối cùng người này giảm số lượng lao động
muốn làm, ngay cả ở mức lương W3 cao hơn nhiều, cô này cũng chỉ làm
như ở mức L2.

Ta có thể giải thích hành vi này như thế nào?
Ta có thể giải thích bằng cách xem xét đồ thị
lao động/ nghỉ ngơi?

Đồ thị Lao động – Nghỉ ngơi

Ta có thể dùng phân tích đường đẳng dụng để
xem xét quyết định cung lao động. Ta bắt đầu
bằng cách thừa nhận chúng ta có thể làm hai
điều với thời giờ của mình: làm việc hoặc nghỉ
ngơi. Ta có thể đặt những điều này trong bất cứ
khoảng thời gian nào chúng ta muốn, giả sử
một tuần.

Về lý thuyết ta có thể xài 168 giờ nghỉ ngơi
trong một tuần (24 giờ một ngày trong 7 ngày).
Hay ta có thể làm việc cùng số thời gian đó –
giả sử ta có thể được trả $10 một giờ. Thu nhập
tối đa ta có thể kiếm được trong một tuần là
bao nhiêu? $1.680.

Độ dốc đường ngân sách của ta là bao nhiêu?

Đó là mức tiền lương – điều này hoàn toàn hợp
lý bởi vì chi phí của nghỉ ngơi là tiền lương mất
đi của tôi. Nếu tôi nằm trên giường trong một
giờ, tôi bỏ mất $10 – đó là chi phí cho sự nghỉ
ngơi của tôi.


Thứ nhất, ta hãy xem xét tác động của tăng
lương. Hai điều xảy ra khi lương tăng. Một là chi
phí nghỉ ngơi giờ đây cao hơn. Nhớ rằng chi phí
để có nghỉ ngơi chỉ đơn giản là cái mà tôi từ bỏ
– trong mô hình này là tiền lương. Như vậy, nếu
chi phí nghỉ ngơi cao hơn tôi sẽ xài nó ít hơn
(ứng dụng đơn giản của định luật cầu); xài ít
nghỉ ngơi hơn nghĩa là tôi làm việc nhiều hơn.

Thứ hai, nếu tiền lương tăng lên, thu nhập của
tôi cũng tăng lên đối với mọi số lượng giờ lao
động. Trong mô hình này ta công nhận nghỉ
ngơi là một hàng hóa. Và chắc hẳn đó là hàng
hóa thông thường. Vậy điều gì xảy ra với hàng
hóa thông thường khi thu nhập của ta tăng lên?
Ta tiêu dùng nhiều món hàng đó hơn. Nếu ta
xài nhiều nghỉ ngơi hơn nghĩa là ta làm việc ít
hơn.

×