Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.47 KB, 6 trang )

KINH TẾ HỌC VI MÔ

BÀI GIẢNG 3

ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG VÀ CẦU

Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu
Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program
ĐỘ CO GIÃN có thể được định nghĩa là thước đo sự đáp ứng. Chúng ta
muốn xem xét sự thay đổi của một biến số tác động như thế nào đến sự
thay đổi của một biến số khác.

Độ co giãn của cầu theo giá được định nghĩa là phần trăm thay đổi số
lượng cầu ứng với một phần trăm thay đổi của giá mặt hàng đó.

Ký hiệu thường được dùng để biểu diễn độ co giãn của cầu theo giá là
(mặc dù có những ký hiệu khác được sử dụng trong các sách giáo
khoa khác nhau). Ta sẽ dùng công thức sau đây cho độ co giãn của cầu
theo giá: Hãy nhớ là Q = Q
d

= hoặc nếu dùng vi phân ta có thể định nghĩa độ co giãn là

. Ta sẽ dùng công thức này sau.

Một số sách đặt dấu trừ trước phương trình hoặc lấy giá trị tuyệt đối,
lúc ấy giá trị của độ co giãn luôn luôn trở thành dương. Một số sách
không xét giá trị tuyệt đối và xem độ co giãn là âm. CẦN NHẬN BIẾT
ĐỘ CO GIÃN ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA NHƯ THẾ NÀO.

Chú ý rằng giá trị của độ co giãn của cầu theo giá bao gồm số nghịch


đảo của độ dốc hàm số cầu, ∆P/∆Q
d
. Giá trị độ dốc của hàm số cầu là
một thừa số tác động lên giá trị độ co giãn. Tuy vậy, những giá trị này
không giống nhau.

Ta hãy tính độ co giãn trên đường cầu là một đường thẳng. Hãy nhớ giá
trị độ co giãn sẽ thay đổi tùy theo ta dùng giá trị ban đầu nào của P và
Q. Để giải quyết việc này, ta lấy trung bình của giá và lượng và dùng
công thức:

với và

Dùng một chút đại số, công thức trên trở thành:

Nếu có một đường cầu là đường thẳng, ta có thể xác định độ co giãn tại
một điểm cụ thể.

Cho Q = 10 – 2P Giá trị độ co giãn tại P = 2 là bao nhiêu?

Tính ta có = -2, và tại P= 2, Q = 10 – 2 (2) = 6.

Như vậy, =

Trường hợp đặc biệt về đường cầu vớiù độ co giãn không đổi
theo giá.

Cho hay a và b là hằng số

Nếu P = P, Do vậy,


Độ co giãn của cầu không đổi tại bất kỳ mức giá nào.

Nếu hàm cầu ở dạng logarit thì hệ số của biến số là giá trị độ co giãn.

Cho Q = 2P
-3
Lấy logarit tự nhiên ở cả 2 vế ta có ln Q = ln2 – 3ln
P


Ta biết rằng đạo hàm của một logarit là

Nếu Y = lnX

hoặc vì vậy và

Độ co giãn được định nghĩa là

Từ bên trên: ln Q = ln2 – 3ln P



Một sự thay đổi về giá (và kéo theo thay đổi về lượng) có tác động như
thế nào đến tổng doanh thu (P*Q) là tùy theo cầu co giãn nhiều, co
giãn ít hay co giãn đơn vị.

Nếu E
d
> 1 , hay cầu co giãn nhiều, một sự giảm giá sẽ làm tăng giá

trị tổng doanh thu. Một sự tăng giá sẽ làm giảm giá trị tổng doanh thu.

Nếu E
d
< 1 ,hay cầu co giãn ít, một sự giảm giá sẽ làm giảm giá trị
tổng doanh thu. Một sự tăng giá sẽ làm tăng giá trị tổng doanh thu.

Nếu E
d
= 1 , hay cầu co giãn đơn vị, bất kỳ sự thay đổi nào về giá sẽ
không tác động đến tổng doanh thu. Như vậy, tổng doanh thu không
đổi. Với mức giá và lượng mà tại đó cầu co giãn đơn vị thì tổng doanh
thu cũng được tối đa.

Độ co giãn và Doanh thu Biên (MR)

Ở trên ta đã thấy rằng giá trị của độ co giãn quyết định tác động của sự
thay đổi giá (lượng) lên tổng doanh thu. Một sự thay đổi trong tổng
doanh thu ứng với sự thay đổi của lượng được gọi là Doanh thu Biên
(MR).

Doanh thu Biên = (Ta đặt vậy

Rút ra mối liên hệ giữa MR và TR

TR = P*Q Xét những sự thay đổi:


Xét số hạng . Nhân với đuợc


Nhớ rằng ta có hay

Ta cũng có thể giải bằng cách lấy đạo hàm của TR theo Q.

= =

Thay vào hàm MR ta có:

NếuE
d
> 1 , { } > 0, và MR > 0. Khi P tăng (Q giảm), TR giảm

Nếu E
d
< 1, { } < 0, và MR < 0. Khi P tăng (Q giảm), TR tăng

NếuE
d
= 1, { } = 0, và MR = 0. Khi P tăng (Q giảm), TR không
đổi

Các loại Độ co giãn khác

1. Độ co giãn của cầu theo giá chéo được định nghĩa là phần trăm
thay đổi của số lượng cầu của mặt hàng thứ hai ứng với một phần trăm
thay đổi của giá mặt hàng thứ nhất.

= hoặc
Nếu , mặt hàng 1 và 2 là hàng thay thế nhau.
Nếu , mặt hàng 1 và 2 là hàng bổ sung cho nhau.

Nếu , mặt hàng 1 và 2 không có liên hệ với nhau.

2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập được định nghĩa là phần trăm
thay đổi của lượng cầu một mặt hàng ứng với một phần trăm thay đổi
của thu nhập.

Ký hiệu thường được dùng để biểu diễn độ co giãn của cầu theo
thu nhập là µ, tức ký hiệu Hy Lạp mu. (Mặc dù ký hiệu η cũng
được dùng). Sách giáo khoa dùng E
I

µ = = hay
Nếu µ > 0 , mặt hàng này được coi là hàng thông thường.
Nếu µ < 0 , mặt hàng này được coi là hàng thứ cấp.

3. Độ co giãn của cung được định nghĩa là phần trăm thay đổi của số
lượng cung ứng với một phần trăm thay đổi của giá mặt hàng đó.

Ký hiệu thường được dùng để biểu diễn độ co giãn của cung theo giá là
chữ e. Công thức tính độ co giãn của cung là:
e = = hay
Những định nghĩa cân bằng thị trường
khác nhau dựa trên độ co giãn của
cung theo giá
1. Cân bằng nhất thời (Giai đoạn thị trường)
Các nhà sản xuất hoàn toàn không phản ứng với thay đổi giá. Vì sao?
Cung hoàn toàn không co giãn; do vậy, cầu quyết định giá. Hãy cho
thấy điều đó.

2. Cân bằng ngắn hạn

Các công ty phản ứng với sự thay đổi giá thị trường của mặt hàng bằng
cách tăng lượng của yếu tố đầu vào khả biến trong sản xuất. Nghĩa là,
các nhà sản xuất sản xuất nhiều hơn bằng cách sử dụng thiết bị
và/hoặc nhà máy với cường độ cao hơn. Từ đó, các công ty có thể tăng
xuất lượng trong ngắn hạn nếu như họ tăng lượng của yếu tố đầu vào
khả biến (Ví dụ như lao động).

3. Cân bằng dài hạn (hay “Giá bình thường")
Tất cả các nhập lượng đều có thể biến đổi;
từ đó, các công ty có thể tăng vốn, ví dụ
xây nhà máy mới, và những công ty mới
có thể gia nhập ngành hoặc những công ty
cũ ra khỏi ngành.
Q = F (K, L).

4. Cân bằng rất dài hạn
Công nghệ đang cải tiến, khiến cho với
một lượng vốn và lao động cho trước sẽ có

×