Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.61 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
CỦA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
CỦA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. NGUYỄN THỊ MINH NHÀN

HÀ NỘI, NĂM 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn.
Luận văn này được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là xác thực có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Thanh Tâm


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn chỉnh luận văn của
mình, lời đầu tiên tơi xin chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo Trường Đại học Thương mại đã trang bị những kiến thức quý báu và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt tơi xin trân trọng và tỏ lịng biết ơn đến PGS,TS. Nguyễn Thị
Minh Nhàn người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng
và sâu sắc cho tơi trong q trình làm luận văn.
Bản thân đã cố gắng, nỗ lực nghiên cứu nhưng do khả năng có hạn, thời
gian nghiên cứu chưa nhiều nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn

chế nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy,
cơ và các bạn học để giúp tơi hồn thành hơn cơng trình nghiên cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thanh Tâm
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................

i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................

ix

DANH MỤC HỘP ............................................................................................

xi


MỞ ĐẦU............................................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................

1

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ...........................................

2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................

7

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................

7

6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................

9

7. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1:

CHỨC CẤP

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ N NG CAO CHẤT LƯỢNG C NG

............................................................................................... 11

1.1. Một số khái niệm cốt lõi ............................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm công chức ................................................................................ 11
1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã ..................................................................... 12
1.1.3. Khái niệm chất lượng công chức cấp xã .................................................... 13
1.1.4. Khái niệm nâng cao chất lượng công chức cấp xã ..................................... 15
1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã ................................................................... 16
1.3. Tiêu ch đánh giá chất lượng công chức cấp ......................................... 18
1.3 1

ệp vụ ............................................................... 18


iv
1.3.2. T

t

ụ..................................................................... 21

t

1.3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ược giao.......................................................... 22
1.4. Nội dung n ng cao chất lượng công chức cấp............................................... 23
1.4.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng công chức cấp xã..........................23

1.4.2. Tổ chức triển khai nâng cao chất lượng công chức cấp xã...........................25
1.4.3. Kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng công chức cấp xã........................... 29
1.5. Các ếu tố ảnh hưởng đến n ng cao chất lượng công chức cấp xã..............30
1.5 1

ất lượng công chức cấp xã........30

ư

1.5 2

tt ể

1.5 3 ự

tt ể



1.5.4. Sự phát triển c
1.5 5 Q

t

ư.......................................... 31

tế – xã h

ư.................................................... 32


tạ



l

ư......................................... 34

tạ

iểm c a các cấp quả lý

ư

v trí, vai trị c

ũ

chức cấp xã............................................................................................................. 35
CHƯƠNG 2: TH
CẤP

C TRẠNG N

NG CAO CHẤT LƯỢNG C

NG CHỨC

CỦA HU ỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN..................................... 37


2.1. Khái quát chung về hu ện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An..................................... 37
2.1.1. V t í
212G



u kiện tự nhiên

t ệ

xã t

a huyện Nghi L c.........................37

ư

tấ

ệ N

2.2. Th c trạng chất lượng công chức cấp

L............................................. 38
của hu ện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ

An........................................................................................................................... 39
221

ự tạ


222

ự tạ

223

ự tạ

t
t





trong thi hành công vụ
ết quả t ự





ụ ượ

a công chức cấp xã..................39


ấp xã.................47

c a công chức cấp xã......49


2.3. Th c trạng nội dung n ng cao chất lượng công chức cấp

của hu ện

Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An........................................................................................ 56
ựng kế hoạch nâng cao chất lượng công chức cấp xã........56

231

ự tạ

x

232

ự tạ

tổ chức triển khai nâng cao chất lượng công chức cấp xã..........60


v
233

ểm tra, giám sát nâng cao chất lượng công chức cấp xã.........73

ự tạ

2.4. Th c trạng các


ếu tố ảnh hưởng đến n ng cao chất lượng công chức cấp

của hu ện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.................................................................. 77
241

ư

242

tt ể

tế - xã

2.4.3

tt ể



2.4.4 Tình hình phát triển c
245 Q

t

ất lượng cơng chức cấp xã 77

t




ệ N

L..................................81

tại huyện Nghi L c............................. 84
tại huyện Nghi L c...................85

l

ểm c a các cấp quản lý huyện Nghi L c v

v trí, vai trị cơng chức

cấp xã...................................................................................................................... 86
2.5. Đánh giá chung về nội dung n ng cao chất lượng công chức cấp

của

hu ện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.............................................................................. 87
chất lượng công chức cấp xã c a huyện Nghi L c..........87

251Đ
252Đ

n i dung nâng cao chất lượng công chức cấp xã c a huyện Nghi

L c........................................................................................................................... 89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PH

P ĐẨY MẠNH N


NG CAO CHẤT

Ở HU ỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 92

LƯỢNG C NG CHỨC CẤP

3.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển

inh tế -

hội hu ện Nghi Lộc,

tỉnh Nghệ An đến năm 2 25.................................................................................. 92
311Đ

ư

312Mt

tt ể
ỉt

tế - xã

tt ể

ệ N

tế - xã


ế

L

tỉnh Nghệ An..........92
ệ N

3.2. Mục tiêu và quan điểm n ng cao chất lượng công chức cấp

L............94
ở hu ện

Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An........................................................................................ 95
3 2 1 Mụ t
322Q

ất lượ


ấ xã..........................................95



ất lượ



ấ xã....................................... 97


3.3. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh n ng cao chất lượng công chức cấp
ở hu ện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

..................................................................... 97

3.3.1. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở
huyện Nghi L c........................................................................................................ 97


vi
3 3 2 Đổi m i tổ chức triển khai nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở huyện Nghi

L c......................................................................................................................... 106
333
ệ N

ư



t

t

ất lượ



ấ xã ở


L......................................................................................................... 108

3.3.4. Các giải pháp khác..................................................................................... 109
3.4. Kiến nghị...................................................................................................... 110
341Điv

ư....................................................................... 110

3 4 2 Đ i v i UBND tỉnh Nghệ An......................................................................... 111
KẾT LUẬN......................................................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCHC

: Cải cách hành chính

HTXSNV

: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

HTTNV

: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

HTNVNCHCNL: Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế năng lực


KHTNV

: Khơng hồn thành nhiệm vụ

UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số và lao động Nghi Lộc giai đoạn 2017-2019............38
Bảng 2.2. Thống kê số lượng, cơ cấu trình độ chun mơn........................... 40
của cơng chức cấp xã huyện Nghi Lộc giai đoạn 2016-2020......................... 40
Bảng 2.3. Thống kê số lượng, cơ cấu trình độ lý luận chính trị......................42
của cơng chức cấp xã huyện Nghi Lộc giai đoạn 2016-2020......................... 42
Bảng 2.4. Thống kê trình độ quản lý nhà nước công chức cấp xã huyện Nghi
Lộc giai đoạn 2016- 2020............................................................................... 43
Bảng 2.5. Thống kê kỹ năng tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã..........44
huyện Nghi Lộc giai đoạn 2016- 2020............................................................44
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc
giai đoạn 2016-2019........................................................................................50
Bảng 2.7. Tổng hợp tiến độ hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao của công chức
cấp xã được kiểm tra tại giai đoạn 2016-2020................................................52

Bảng 2.8. Nội dung các kế hoạch nâng cao chất lượng công chức cấp xã
huyện Nghi Lộc...............................................................................................58
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả tuyển dụng đảm nhận các chức danh công chức
cấp xã huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015-2019.................................................62
Bảng 2.10. Thống kê hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2016-2020......................................................65
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện giai
đoạn 2016-2020...............................................................................................67
Bảng 2.12. Số lượng, chuyên ngành được bố trí theo từng chức danh công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc.......................................................69
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả bố trí cơng chức tại các xã, thị trấn thuộc huyện
Nghi Lộc giai đoạn 2016-2020....................................................................... 70


ix
Bảng 2.14. Nội dung kiểm tra, đánh giá nâng cao chất lượng công chức cấp xã
trên địa bàn huyện Nghi Lộc...........................................................................73
Bảng 2.15. Kết quả kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng công chức cấp xã
huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015-2020.............................................................74
Bảng 2.16. Kết quả kiểm tra cơng tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã huyện
Nghi Lộc......................................................................................................... 75
Bảng 2.17. Kết quả kiểm tra công tác bồi dưỡng, tập huấn huyện Nghi Lộc
giai đoạn 2016-2020........................................................................................76
Bảng 2.18. Thống kê một số văn bản pháp luật hiện hành có nội dung liên
quan đến công chức cấp xã............................................................................. 79
Bảng 2.19. Thống kê một số chỉ tiêu đạt được phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện Nghi Lộc giai đoạn 2017-2019.............................................................81
Bảng 2.20. Thống kê kết quả đạt được của một số chỉ tiêu trên lĩnh vực Xã
hội của huyện Nghi Lộc qua các năm 2017-2019...........................................83
Bảng 3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi

Lộc đến năm 2025...........................................................................................96
Bảng 3.2. Đề xuất mục tiêu và giải pháp thực hiện kế hoạch nâng cao chất
lượng công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc giai đoạn 2021-2025..................98
Bảng 3.3. Đề xuất bố trí số lượng theo từng chức danh công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Nghi Lộc................................................................................100


x
DANH MỤC HÌNH

46Hình 1.1. Quy trình tuyển dụng cơng chức cấp xã..................................... 27
Hình 1.2. Quy trình đánh giá cơng chức cấp xã..............................................29
Hình 2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng của công chức cấp xã
huyện Nghi Lộc hiện nay............................................................................................................ 46
Hình 2.2. Đánh giá của người dân về thái độ của cơng chức cấp xã huyện
Nghi Lộc......................................................................................................... 48
Hình 2.3. Đánh giá của người dân về tiến độ giải quyết cơng việc của cơng
chức cấp xã huyện Nghi Lộc...........................................................................53
Hình 2.4. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo quản lý đối với kết quả thực hiện
nhiệm vụ của công chức cấp xã...................................................................... 54
Hình 2.5. Quy trình xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã 57

Hình 2.6. Quy trình tuyển dụng cơng chức cấp xã......................................... 61
Hình 2.7. Quy trình đánh giá, xếp loại cơng chức cấp xã huyện Nghi Lộc....71


xi
DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1. Nguyên nhân hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ của công chức cấp xã

huyện Nghi Lộc...............................................................................................47
Hộp 2.2. Thái độ của công chức cấp xã huyện Nghi Lộc đối với nhân dân
trong thi hành công vụ.................................................................................... 49
Hộp 2.3. Đánh giá về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao của cơng chức
Địa chính – Nơng nghiệp – Xây dựng – Môi trường......................................53
Hộp 2.4. Ý kiến của cán bộ lãnh đạo quản lý về chất lượng thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn của công chức cấp xã.............................................................55
Hộp 2.5. Mẫu ví dụ về kế hoạch tuyển dụng cơng chức cấp xã của huyện Nghi
Lộc.................................................................................................................. 59
Hộp 3.1. Đề xuất nội dung phỏng vấn thi tuyển công chức cấp xã................99
Hộp 3.2. Đề xuất mội số nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Nghi
Lộc................................................................................................................ 101
Hộp 3.3. Đề xuất phiếu đánh giá công tác đào tạo,.......................................102
Bồi dưỡng công chức cấp xã.........................................................................102
Hộp 3.4. Đề xuất phiếu, nội dung đánh giá công chức cấp xã huyện Nghi Lộc
103


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cấp xã là một cấp hành chính trong tổ chức chính quyền ở nước ta. Đây
là đơn vị hành chính trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Nòng cốt của việc tổ chức
thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở chính là đội ngũ cơng
chức cấp xã.
Cơng chức cấp xã là bộ phận tham mưu, giúp việc cho UBND cấp xã
triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào
cuộc sống và trực tiếp nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của người dân,
kịp thời báo cáo, đề xuất cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và đưa ra

các chủ trương, chính sách phù hợp. Do đó, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln quan tâm, chăm lo xây dựng chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở. Người đã tổng kết “Cấp xã là nơi gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành
chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xuôi” và tiếp tục
được Đảng ta đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII về tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng
lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: "Các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ
quan, đơn vị phải nâng cao trách nhiệm, triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác
cán bộ và tạo môi trường, điều kiện để xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ.
Coi trọng trang bị kiến thức về công tác cán bộ cho lãnh đạo các cấp. Tập
trung nâng cao chất lượng bí thư cấp uỷ, người đứng đầu các cấp và đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở".
Nghi Lộc là huyện đồng bẳng ven tỉnh Nghệ An, có tốc độ đơ thị hóa
nhanh, là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh. Tại đại hội Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phương hướng mục tiêu phát triển


2
huyện Nghi Lộc đến năm 2025: "Phát huy nội lực, thu hút và sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với tăng năng
suất lao động và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. Xây dựng Nghi
Lộc trở thành địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước
hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; quốc
phòng an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị vững mạnh; trở thành một
trong những huyện phát triển nhanh và toàn diện của tỉnh Nghệ An".
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng
bộ đề ra, một trong các giải pháp có ý nghĩa then chốt là phải xây dựng được
đội ngũ cán bộ, cơng chức có chất lượng, trong đó có đội ngũ cơng chức cấp
xã. Tuy nhiên, thời gian qua, mặc dù Huyện ủy, UBND huyện đã có nhiều giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã trên địa bàn, điều đó được
thể hiện qua số lượng được bố trí tăng lên; trình độ đào tạo ngày càng cao
nhưng xét trên tổng thể, chất lượng cơng chức cấp xã của huyện Nghi Lộc vẫn
cịn nhiều mặt hạn chế, việc vận dụng kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng,
kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng yêu cầu
và thái độ ứng xử đối với người dân có lúc, có nơi chưa đúng mực.
Do đó, việc nghiên cứu có tính chun sâu thực trạng đội ngũ cơng chức
cấp xã và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã của
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn này là cần thiết để xây dựng
đội ngũ công chức vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tác giả đã chọn đề tài
"Nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cơng chức


3
cấp xã nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Để có cơ sở nghiên cứu về lý
luận cơng chức cấp xã, nâng cao chất lượng công chức cấp xã và các vấn đề
liên quan, tác giả đã tham khảo nhiều sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành, luận văn... tiêu biểu như:


ất các giáo trình, sách chuyên đề và đề tài khoa học:

Nguyễn Đăng Dung (1997), “Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa
phương”, NXB. Đồng Nai. Tác phẩm đã làm rõ lý luận về cơ cấu và hoạt
động của chính quyền ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Chỉ ra được vai trị, vị trí

và thực trạng hoạt động của từng cấp chính quyền qua đó đề xuất, kiến nghị
các giải pháp hồn thiện trọng thời gian tới.
Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên (2001), "Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tác phẩm tập trung đi vào phân tích về mặt lý luận tầm quan trọng và yêu cầu
của việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua tác phẩm này, giúp tác giả tiếp cận được các
yếu tố cấu thành nên chất lượng của người cán bộ nói chung, cơng chức cấp
xã nói riêng.
Nguyễn Minh Sản (2009), “Pháp luật về cán bộ, cơng chức chính quyền
cấp xã hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB. Chính trị - Hành
chính, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu về cán bộ, công chức cấp xã thông qua các
quy định của pháp luật hiện hành. Đánh giá tính phù hợp của pháp luật và việc
thực hiện trên thực tế.


các luận án của nghiên cứu sinh, các luận văn của học viên cao học nghiên
cứu, tìm hiểu về cán bộ, công chức:
Nguyễn Kim Diện (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành
chính nhà nước tỉnh Hải Dương” - Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế


4
quốc dân, Hà Nội. Luận án đã thể hiện được tổng thể cơ sở lý luận về nội
dung chất lượng cơng chức trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể từng tiêu chí.
Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức tại địa bàn nghiên cứu.
Nguyễn Quốc Đạt (2014), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị xã, thị trấn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thực trạng và giải

pháp", Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện Nghĩa Đàn từ năm 2008 đến năm 2014. Qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Chu Thị Hạnh (2019), “Nâng cao chất lượng công chức cấp xã của
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” - Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, trường
đại học Thương mại. Trên cơ sở thực trạng công chức cấp xã tại huyện Kim
Bảng và cơ sở lý luận về công chức cấp xã, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp liên quan đến tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cơng
chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
Bùi Thanh Hải (2020), “Chính sách phát triển đội ngũ công chức cấp xã
trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ quản lý
kinh tế, trường đại học Thương mại. Tác giả đã làm rõ được các quy định của
nhà nước về phát triển cơng chức cấp xã và vai trị của phát triển công chức
cấp xã. Trên cơ sở thực trạng thực hiện tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh, để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn các chính sách phát triển
cơng chức cấp xã tại địa phương.
Thứ ba, các bài viết, bài báo đề cập tới sự cần thiết, thực trạng, giải pháp
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức như:


5
Phạm Đình Nhịn (2017), “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên
chức” - Báo Quân đội Nhân dân online ngày 02/12/2017. Tác giả đánh giá
thực trạng chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo yêu
cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) "Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Phạm Minh Chính (2018), “20 năm thực hiện chiến lược cán bộ và
những bài học quý giá cho chúng ta”, Tạp chí Cộng sản, số 907 (5-2018), tr.
9-17. Trong bài viết, tác giả đã nhìn nhận, tổng kết những thành công và hạn
chế trong công tác xây dựng cán bộ ở nước ta để rút ra những bài học kinh
nghiệm để tiếp tục vận dụng trong thời gian tới.
Lê Trọng Tuyến, Học viện Chính trị Bộ Quốc phịng (2018), “Nâng cao đạo
đức công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay”, Sinh hoạt lý luận chính
trị Học viện Chính trị Khu vực III, số 4 (153), tr. 26-30. Sau khi làm rõ tầm quan
trọng và thực trạng của đạo đức công vụ nước ta hiện nay, tác giả đưa ra các một
số đề xuất để nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức.

Nguyễn Minh Phương, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), “Yêu cầu
đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế”, Sinh hoạt lý luận chính trị Học viện Chính trị Khu vực III, số 1 (158), tr.
84-88. Tác giả đã đánh giá khái quát kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức trong thời gian qua; đề ra một số yêu cầu, giải pháp tập trung thực hiện
tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của nước ta.
Châu Nguyễn Trà My (2020), “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã”, Báo Quãng Ngãi online ngày 09/5/2020. Trên cơ
sở thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,


6
tác giả đã đưa ra 06 giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp
xã trong thời gian tới.
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình, luận án, luận văn, bài viết liên
quan đến nội dung nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã. Các cơng trình, tác
phẩm đã nghiên cứu, đánh giá về công chức cấp xã qua các góc độ khác nhau
với mục đích đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công chức cấp xã
nói chung. Tuy nhiên, mỗi địa phương với đặc điểm điều kiện khác nhau thì

việc triển khai các cơ sở lý luận, quy định là khác nhau, do đó cần phải có
nghiên cứu chuyên sâu phù hợp. Hơn nữa, đến thời điểm hiện nay, đối với đội
ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thì chưa có
một cơng trình, đề tài luận án, luận văn nào nghiên cứu sâu để đẩy mạnh nâng
cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn. Vì vậy, việc lựa chọn thực hiện
đề tài này vừa mang ý nghĩ lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn với mục tiêu là
phù hợp với những nét riêng của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của địa phương.
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.

* Mục tiêu:
Luận văn hướng đến mục tiêu là đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới.
*

Nhiệm vụ:

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng cơng chức
cấp xã.

-

Phân tích thực trạng để đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề
đặt ra cần giải quyết đối với việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã của

huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.


7
-

Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu phát triển, luận văn đưa ra quan điểm và đề
xuất một số giải pháp đẩy mạnh nâng cao chất lượng công chức cấp xã của
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các nội dung của nâng cao chất lượng
công chức cấp xã.
* Phạm vi nghiên cứu:

-

Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An.

-

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các kết quả thực hiện từ năm 2015 đến
năm 2020; Các số liệu phản ánh kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020; đề
xuất giải pháp thực hiện đến năm 2025.

-

Về nội dung: nâng cao chất lượng công chức cấp xã được thể hiện trên các nội
dung gồm: xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức triển khai thực hiện; kiểm
tra, giám sát và một số yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức

cấp xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát thực tế
Đề tài thu thập thông tin qua khảo sát thực tế bằng bảng hỏi. Theo
phương pháp lấy các mẫu một cách ngẫu nhiên với các nội dung sau:


ất: Đề tài khảo sát qua 02 đối tượng sau:

Đối tượng 1: Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng chun mơn UBND
huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý).
Đối tượng 2: Người dân trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá
nhân tại UBND các xã, thị trấn.


: Về nội dung khảo sát


8
Đối với đối tượng 1: Đánh giá nhận xét về các kỹ năng nghiệp vụ và chất
lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức cấp xã.
Đối với đối tượng 2: Ý kiến đánh giá về các nội dung về thái độ và tiến
độ giải quyết công việc của công chức cấp xã.


b : Về quy mô tiến hành khảo sát thực tế:

Đối với đối tượng 1: Có 10 phiếu được lấy ý kiến của Trưởng phịng, phó
trưởng phịng các phịng, ban chun mơn của UBND huyện và 50 phiếu

được lấy ý kiến của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn.
Đối với đối tượng 2: Có 200 phiếu được phát ra để lấy ý kiến của người
dân đến giao dịch tại Bộ phận “một cửa” của 29/29 xã, thị trấn từ tháng 8 đến
tháng 9/2020. Thu về được 147 phiếu và có 142 phiếu hợp lệ.
Các phiếu lấy ý kiến có kết quả tương đối thống nhất, thể hiện đánh giá
của người dân đối với đội ngũ công chức cấp xã theo các nội dung được lấy ý
kiến.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện thông qua các câu hỏi dành cho Trưởng
các phịng: Nội vụ; Tài ngun - Mơi trường, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch
và Chánh Văn phịng UBND huyện.
Tùy từng vị trí cơng tác để tác giả đưa ra các câu hỏi, cụ thể:
Đối với Trưởng phòng Nội vụ là nội dung về nguyên nhân dẫn tới kỹ
năng nghiệp vụ của công chức cấp xã của huyện chưa được đánh giá cao và
thái độ của công chức cấp xã đối với nhân dân hiện nay?
Đối với Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường là nội dung về tiến độ
và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của công chức địa chính trên địa bàn;
Đối với Trưởng các phịng: Tài chính – kế hoạch; Trưởng phịng Tư pháp
và Chánh Văn phòng UBND huyện là nội dung đánh giá về chất lượng


9
thực hiện nhiệm vụ của công chức đảm nhận chức danh thuộc lĩnh vực phòng
tham mưu quản lý.
*

Phương pháp xử lý dữ liệu

Tác giả tiến hành xử lý số liệu để phục vụ nghiên cứu đề tài thông qua

các phương pháp:
Mtl

phương pháp thống kê

Tác giả thống kê các trình độ: giáo dục phổ thơng, chun mơn, lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và kết quả
hồn thành nhiệm vụ của cơng chức cấp xã qua các năm trong giai đoạn 20152020. Đây là các yếu tố làm cơ sở để phân tích, so sánh, đánh giá yếu tố chất
lượng đội ngũ công chức cấp xã.
Hai là, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Thông qua phương pháp để thấy được sự thay đổi, khác biệt của các yếu
tố được thống kê qua các năm. Qua đó tìm hiểu ngun nhân dẫn đến thay
đổi, tổng hợp đưa ra các kết luận.
Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, phát triển các kết quả của các đề tài
khoa học, luận án, luận văn có nội dung nghiên cứu liên quan để làm rõ những
vấn đề chính của luận văn.
6. Ý nghĩa của đề tài
V

mặt khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ các nội dung lý
luận cơ bản về nâng cao chất lượng công chức cấp xã.

V

mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế thực trạng nâng cao
chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, luận

văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã đáp ứng
yêu cầu trong thời gian tới. Đây là cơ sở để cấp ủy, chính quyền huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An tham khảo xây dựng cụ thể các chương trình, kế hoạch để

triển khai thực hiện nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên thực tế.


10
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công chức cấp xã.
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh nâng cao chất lượng công chức
cấp xã ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.


11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ N NG CAO CHẤT LƯỢNG
C NG CHỨC CẤP
1.1. Một số hái niệm cốt lõi
1.1.1. Khái niệm công chức
Công chức là người thực hiện các hoạt động công vụ. Nhưng thực tế,
thuật ngữ công chức cũng không được định nghĩa một cách thống nhất.
“Công chức” là thuật ngữ được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới
để chỉ những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên
trong các cơ quan Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, do đặc thù của từng quốc gia nên quan niệm về cơng chức ở các nước
khơng hồn tồn thống nhất.
Tại Cộng hịa Liên bang Đức, cơng chức khơng chỉ bao gồm nhân viên
chính quyền liên bang (chính phủ, quốc hội), chính quyền địa phương, tịa án,
qn đội, mà cịn cả nhà giáo, nhân viên bảo hiểm xã hội và các tập đoàn nhà

nước (Ngân hàng trung ương…).
Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, công chức bao gồm những người làm việc
trong ngành hành chính của Chính phủ Hoa Kỳ được bổ nhiệm về chính trị
như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trợ lý bộ trưởng, người đứng đầu bộ máy độc
lập và những người liên quan chức nghiệp làm việc trong Hành pháp.
Tại Philippin, công chức được hiểu là người làm việc cho chính phủ để
thực hiện các dịch vụ cơng tại các cơ quan quyền lực nhà nước và các đơn vị
trực thuộc.


Việt Nam, theo quy định tại Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm
2008 được sửa đổi năm 2019, thì:
"Cơng chức là cơng dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của


12
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã
Mặc dù đều thuộc nội hàm cơng chức nói chung, nhưng khái niệm cơng
chức cấp xã lại được pháp luật quy định riêng, bên cạnh khái niệm công chức.
Điều này xuất phát từ cơ sở hình thành nguồn cơng chức cấp xã trước đây cơ
bản là do dân bầu, xã cử, công tác tuyển dụng chưa được chú trọng.
Theo Khoản 3, điều 4 Luật Cán bộ, cơng chức 2008 thì: “cơng chức cấp
xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,

nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước”.
Từ đó có thể thấy, khái niệm cơng chức cấp xã có những điểm khác so
với khái niệm cơng chức. Trong khi cơng chức cấp xã chỉ được hình thành từ
nguồn tuyển dụng và bố trí ở cơ quan chính quyền thì cơng chức nói chung
cịn được hình thành qua cơ chế bổ nhiệm và được bố trí cả ở các cơ quan của
Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
Công chức cấp xã được quy định rõ chức danh, áp dụng thống nhất trên
phạm vi cả nước. Cụ thể, có 07 chức danh cơng chức cấp xã được quy định tại
Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008 gồm: “Trưởng Công an;
Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phịng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị
và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nơng nghiệp - xây
dựng và mơi trường (đối với xã); Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn
hóa - xã hội".


×