Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.22 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LỰ THỊ THU NHƯỜNG

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LỰ THỊ THU NHƯỜNG

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI

BÁO CÁO THỰC TẬP

KHOA



: XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

: NCS. ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC

HUẾ

HÀ NỘI - 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CTXH
TEMC
NVCTXH

Nội dung viết tắt
Công tác xã hội
Trẻ em mồ côi
Nhân viên Công tác xã hội

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ dân tộc trên địa bàn xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai năm 2016...............................................................................................................19
Bảng 2. Tình hình lao động của xã Bảo Hà năm 2016...............................................20

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai năm 2016..............................................................................................................20

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội......................................................................................................................23

6


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................10
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................10
2. Các khái niệm chung / lý thuyết vận dụng.....................................................10
2.1. Các khái niệm chung..................................................................................10
2.2. Các lý thuyết vận dụng..............................................................................16
3. Giới thiệu về cơ sở thực hành..........................................................................21
3.1. Tổng quan về địa bàn thực tập..................................................................21

3.2. Giới thiệu về cơ sở thực tập.......................................................................26
4. Đề xuất thành lập nhóm...................................................................................30
4.1. Nhận diện nhóm thân chủ..........................................................................30
4.2. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm................................................................31
4.3. Đánh giá khả năng thành lập nhóm..........................................................33
4.4. Thành lập nhóm..........................................................................................34
PHẦN 2: THÂN BÀI – TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI...........................38
1. Thơng tin chung về nhóm................................................................................38
1.1. Danh sách nhóm đối tượng, điểm mạnh điểm yếu của các thành viên
trong nhóm...........................................................................................................38
1.2. Đặc điểm xã hội của nhóm.........................................................................40
1.3. Những vấn đề cịn tồn tại trong nhóm......................................................41
2. Phân tích các nguồn lực hỗ trợ........................................................................42
3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.......................................................................43
3.1. Sắp xế thứ tự nhu cầu ưu tiên của vấn đề................................................43
3.2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.................................................................44
4. Triển khai kế hoạch..........................................................................................47
7


PHẦN 3: LƯỢNG GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................57
1. Đánh giá hiệu quả các hoạt động.....................................................................57
1.1. Đối với nhóm được can thiệp.....................................................................57
1.2. Đối với sinh viên.........................................................................................58
2. Khó khăn, kiến nghị và kết luận.....................................................................59
2.1. Khó khăn.....................................................................................................59
2.2. Kiến nghị.....................................................................................................60
2.3. Kết luận.......................................................................................................60
3. Nhật ký cá nhân................................................................................................62
4. Phụ lục...............................................................................................................88

4.1. Bộ công cụ phỏng vấn sâu..........................................................................88
4.2. Đánh giá ban đầu........................................................................................89
4.3. Mẫu lượng giá kết quả hoạt động.............................................................90
4.4. Kế hoạch hoạt động thực tập.....................................................................92

8


CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI TRẺ EM MỒ CƠI
(TẠI XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI)
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước,
kế thừa, duy trì và phát huy những truyền thống, tinh hoa của dân tộc, phát triển đất
nước. Chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em là chăm lo cho tương lai của đất nước. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ln quan tâm đến trẻ em, luôn lấy
trẻ em làm trung tâm của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đối
với trẻ em mồ côi (TEMC), Đảng và nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ
trợ, tạo điều kiện cho TEMC được đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần, phát triển
toàn diện. Tuy nhiên, với nhịp phát triển năng động của nền kinh tế xã hội hiện nay,
TEMC gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vậy nên để giải quyết các
vấn đề, giúp đỡ TEMC vượt qua khó khăn thì Cơng tác xã hội (CTXH) nhóm trong
trợ giúp TEMC rất quan trọng và cần thiết. Qua q trình thực tập tại Phịng Lao
động – Thương binh & Xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thì thấy được các chính
sách dành cho TEMC được triển khai thực hiện rất tốt. Để hiểu rõ hơn thực trạng và
các vấn đề TEMC gặp phải, tơi lựa chọn đề tài: “Cơng tác xã hội nhóm với trẻ em
mồ côi” (Tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tình Lào Cai).
2. Các khái niệm chung / lý thuyết vận dụng
2.1.


Các khái niệm chung

2.1.1. Trẻ em
Khái niệm trẻ em theo luật pháp quốc tế:
Theo Điều 1, Công Ước về Quyền Trẻ Em của Liên Hợp Quốc công bố năm
1989 xác định: “Trong phạm vi công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi,

9


trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.
Khái niệm trẻ em tại Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt Nam, quy định về độ tuổi trong các văn bản luật và dưới luật
chưa có sự đồng nhất. Cụ thể:
Theo Luật trẻ em Việt Nam 102/2016/QH13 thì “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Theo Luật Lao động năm 2012 thì người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên.
Theo như các quy định trên thì người lao động có thể là người chưa thành niên, vẫn
là trẻ em.
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng xác định đối tượng xử
phạt hành chính phải từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ
16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính” , quy định
này đồng nghĩa với việc coi trẻ em là 14 thay vì 16 như quy định chung.
Trong luận văn này, vận dụng Luật Trẻ em Việt Nam: “Trẻ em là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi.”
2.1.2. Trẻ em mồ côi
Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, TEMC là “Trẻ em tạm thời hoặc
hồn tồn khơng được sống trong mơi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến
lợi ích cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có

quyền được nhận sự giúp đỡ và bảo vệ của Nhà nước”.
Theo Luật Trẻ em Việt Nam 2016 đã điều chỉnh và bổ sung, TEMC gồm
những trường hợp sau:
- Mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc.
- Trẻ em mồ cơi cả cha lẫn mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ
bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ sống với người thân thích.
10


- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình
khơng phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi.
Như vậy trẻ em mồ côi là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn
mẹ sống với người thân thích, mồ cơi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi
cá nhân, gia đình khơng phải người thân thích; trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ sống với
người còn lại.
2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của nhóm trẻ em mồ cơi.
Trong đề tài nghiên cứu, TEMC mà nghiên cứu hướng tới can thiệp giới hạn
trong khoảng độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi, vì vậy đề tài sẽ đi sâu trình bày những
đặc điểm tâm sinh lý chủ yếu của nhóm tuổi vị thành niên, để từ đây đưa ra những
đặc điểm riêng của nhóm trẻ em mồ cơi tuổi vị thành niên. Từ những đặc điểm tâm
sinh lý đưa ra những biện pháp can thiệp, hỗ trợ nhóm phù hợp và hiệu quả nhất.
2.1.3.1.

Đặc điểm sinh lý

Lứa tuổi từ 12 – dưới 16 tuổi thuộc giai đoạn vị thành niên. Đây là giai đoạn
chưa trưởng thành, có một vị trí quan trọng trong thời kỳ phát triển, hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Ở giai đoạn này cơ thể phát triển mạnh mẽ và
không ổn định.

Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ phát triển mạnh, xương tay xương chân dài, nhưng
xương ngón tay ngón chân lại chậm phát triển. Điều nay làm cho các hoạt động trở
nên vụng về. Sự phát triển chiều cao có sự khác nhau về giới tính. Đa phần các em
nữ sẽ phát triển sớm hơn các em nam. Ở giai đoạn này xương tứ chi phát triển mạnh,
xương lồng ngực chậm phát triển nên cơ thể các em trông gầy, không cân đối. Sự
phát triển của hệ thống tim mạch cũng không đồng đều. Thể tích tim tăng rất nhanh,
hoạt động của tim phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát
triển chậm dẫn đến những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, gây nên những biểu
hiện như: tăng huyết áp, tim đập nhanh, nhức đầu, mệt mỏi khi làm việc, học tập.

11


Ở giai đoạn này có sự trưởng thành về mặt sinh dục, đánh dấu sự trưởng thành
của các bạn nữ là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, còn đối với nam là hiện tượng xuất
tinh lần đầu. Thêm vào đó là sự phát triển của bộ phận sinh dục, thay đổi giọng nói,
tâm lý.
Trong giai đoạn này, nhưng thay đổi về sinh lý ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ,
gây khó khăn trong một số hoạt động của trẻ. Đặc biệt những biến đổi về cơ thể gây
ra tò mò về giới tính, tình dục.
2.1.3.2.

Đặc điểm tâm lý

Những thay đổi về sinh lý dẫn đến những thay đổi về sinh lý.
Về nhận thức, khối lượng tri giác tăng lên, có trình tự, có kế hoạch và hồn
thiện hơn. Ở giai đoạn này, trí nhớ của trẻ dần mang tính có điều khiển, điều chỉnh
và có tổ chức. Đặc biệt, sự thay đổi về tư duy từ tư duy hình tượng sang tư duy trừu
tượng, hình thành và phát triển tính phê phán của tư duy.
Trong đời sống tình cảm của trẻ cùng có nhiều biến đổi trẻ nên sâu sắc và

phong phú hơn. Tuy nhiên do chưa phát triển hoàn thiện về tâm lý nên các em rất dễ
kích động, bồng bột, vui buồn thất thường. Trẻ bắt đầu tò mị về giới tính và tình
dục, xuất hiện tình cảm khác giới, muốn được quan tâm, yêu thích.
Những thay đổi về sinh lý khiến trẻ có khuynh hướng muốn làm người lớn,
thích trường thành, khơng muốn làm trẻ con. Trẻ bắt chước người lớn từ ngoại hình,
hành vi, thái độ để chứng minh mình là người lớn. Trẻ muốn được tự lập, có quan
điểm và lập trường riêng của bản thân. Trẻ muốn được người lớn đối xử cơng bằng,
bình thường với mình như những người lớn. Trẻ có khuynh hướng muốn tìm kiếm
việc làm cho riêng mình. Trẻ khao khát được khẳng định bản thân với mọi người
xung quanh cho nên muốn kiếm một công việc ổn định, một nghề nghiệp để chứng
tỏ bản thân với xã hội. Việc có nghề nghiệp ổn định chính là đáp ứng được nhu cầu
vật chất, điểm tựa cho phát triển tinh thần và khẳng định cái tôi bản thân với xã hội.

12


Giai đoạn tâm sinh lý chưa phát triển hoàn thiện cũng dẫn đến những khủng
hoảng tuổi thiếu niên do vị thế xã hội thay đổi, trách nhiệm và nghĩa vụ tăng dần, trẻ
chưa kịp thích nghi dẫn đến những khủng hoảng. Chính vi vậy ở giai đoạn này trẻ
cần được quan tâm, chăm sóc và can thiệp phù hợp sớm tránh dẫn đến những hậu
quả đáng tiếc xảy ra.
Đối với trẻ em mồ cơi cũng có những đặc điểm tâm sinh lý như những trẻ em
bình thường đồng trang lứa khác. Tuy nhiên do thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm
chăm sóc của cha mẹ nên các em sẽ va vấp và trường thành nhiều hơn. Các em phải
học cách tự lập. tìm kiếm việc làm để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của bản
thân. Ở trẻ em mồ côi luôn mang sự mặc cảm, tự ti do thiếu tình yêu của cha mẹ nên
các em thường trầm tính, lãnh cảm và cảm xúc bị thiếu hụt. Chính vì vậy TEMC cần
được hỗ trợ, giúp đỡ để các em tự tin vào bản thân, phục hồi các chức năng xã hội,
hịa nhập và phát triển tồn diện.
2.1.4. Công tác xã hội

Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội (NVCTXH) Mỹ (NASW1970): “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc cộng
đồng tăng cường hay khơi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo
những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.”
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất
về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia giải quyết các vấn đề
liên quan đến mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường
quyền và giải phóng quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ
thống xã hội nhập vào sự tương tác của con người với mơi trường sống.”
Theo Liên đồn Chun nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và
13


giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và
dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH
can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa
cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó khơng phải là một
hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá
nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Theo thuật ngữ Lao động- Xã hội thì: “Cơng tác xã hội là một chun mơn có
mục tiêu giúp cá nhân, cộng đồng thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo điều
kiện thích hợp nhằm đặt được các mục tiêu đó. Cơng tác xã hội hướng đến cải thiện
các điều kiện của cộng đồng, tăng cường nguồn lực cá nhân và cải thiện mối quan hệ
giữa cá nhân và môi trường xã hội. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên
tắc cơ bản của nghề công tác xã hội. Công tác xã hội thúc đẩy cá nhân, cộng đồng và
xã hội tham gia cải thiện các điều kiện xã hội của cộng đồng, cải thiện nguồn lực và
khả năng cá nhân, cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội.”

Như vậy, có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về CTXH. Có thể hiểu
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm,
cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội,
đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp
cá nhân, nhóm, cộng đồng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.
2.1.5. Cơng tác xã hội nhóm.
CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức
năng xã hội của cá nhân thơng qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các
vấn đề của cá nhân , có nghĩa là :
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng
động nhóm)
14


- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ
thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm
giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thơng qua các
kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và
thỏa mãn nhu cầu.
2.1.6. Cơng tác xã hội nhóm với trẻ em mồ cơi
CTXH nhóm với TEMC là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng
cố các chức năng xã hội của TEMC thơng qua các hoạt động nhóm. Đây là quá trình
trợ giúp khoa học và chuyên nghiệp, trong đó NVCTXH ứng dụng những kiến thức,
kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm hỗ trợ các thân chủ có vấn đề giống nhau hoặc
liên quan đến vấn đề tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thơng qua các
kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa
mãn nhu cầu.
2.2.


Các lý thuyết vận dụng

2.2.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống nhấn mạnh sự can thiệp trong bất kì điểm nào trong hệ thống
cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong tồn hệ thống.
Thuyết hệ thống có những nguyên tắc nhất định như:
-

Mọi hệ thống đều nằm trong hệ thống khác lớn hơn có tác động đến các hệ
thống nhỏ trong đó và ngược lại.

-

Các hệ thống con bao gồm các hệ thống con nhỏ hơn và đơn vị nhỏ nhất của nó
là phần tử.

-

Hệ thống có tính phụ thuộc

-

Tổng thể (hệ thống lớn, cả nhóm) có nhiều đặc tính hơn, tổng hợp các đặc điểm
của tất cả các thành viên (hệ thống con) trong tổng thể.

-

Hệ thống có tính tương tác vịng.
15



Những hệ thống mà nhân viên xã hội làm việc là những hệ thống đa dạng như:
gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội và mơi trường văn hố mà con người đó tồn tại.
Thuyết hệ thống cung cấp cho NVCTXH các kiến thức về thể chế, mối tương
tác của con người với nhau và với các thể chế có tác động tới con người, năm bắt
những thay đổi một cách tồn diện nhất. Từ đó lựa chọn các dịch vụ để hỗ trợ trực
tiếp đối tượng, xác định sự đóng góp của các dịch vụ xã hội.
2.2.2. Lý thuyết động năng tâm lý
Thuyết động năng tâm lý mang bản chất xã hội nhiều hơn bản chất sinh học,
nhấn mạnh yếu tố vô thức của con người, những trải nghiệm trong quá khứ là nhân
tố quyết định đến những hành vi sau này của con người.
Theo Freud, cấu trúc nhân cách con người bao gồm 3 thành tố:
-

Tự ngã: bản năng vô thức của con người.

-

Bản ngã: là cái biểu hiện ra bên ngoài mọi người đều thấy, là sự cân bằng giữa
tự ngã và siêu ngã.

-

Siêu ngã: là những giá trị của cá nhân, nguyên tắc đạo đức được hình thành
giúp con người phân biệt phải trái, phụ thuộc vào những giá trị xã hội, nền giáo
dục gia đình. Phần thưởng của siêu ngã là sự tự hào, tự tin, quý trọng. Hình
phạt của siêu ngã là mặc cảm, tội lỗi, tự ti.
3 thành tố của nhân cách con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu


siêu ngã quá khắt khe cảm giác tội lỗi sẽ áp đảo ảnh hưởng đến tồn bộ q trình
hình thành và phát triển nhân cách, dễ mắc trầm cảm, tự kỷ… thậm trí dẫn đến hành
vi tự tử. Nếu bản năng nhiều q sẽ giống con vật. Chính vì vậy phải cân bằng hài
hoà giữ tự ngã và siêu ngã.
Thuyết động năng tâm lý xoay quanh 3 mối quan hệ:
- Giữa cá nhân và người ảnh hưởng đến cá nhân đó.
- Giữa những kí ức quá khứ và những trải nghiệm hiện tại.
- Giữa thế giới nội tâm với thế giới bên ngoài con người.
16


Phương pháp tiếp cận theo tâm lý học động năng là cách tiếp cận nhằm nâng
cao chức năng xã hội của cá nhân thông qua việc giúp đỡ các cá nhân hiểu về những
suy nghĩ và tình cảm xung đột xảy ra bên trong họ. Phương pháp này đặt sự quan
tâm nhiều tới những gì đang diễn ra bên trong cá nhân đó.
Nhân viên xã hội tiếp cận theo phương pháp này giúp cho cá nhân thay đổi, bắt
đầu từ việc cảm nhận được những xung đột bên trong ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm
xúc, hành vi dẫn đến có thay đổi.
Bên cạnh đó, mơ hình cũng xem xét đến môi trường đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của cá nhân. Cá nhân tham gia tích cực vào mối quan hệ tương tác qua lại giữa
họ và môi trường. Con người cần thích nghi với mơi trường của họ, song họ cũng
cần biến đổi môi trường để đáp ứng nhu cầu của mình.
Ví dụ: Vận dụng thuyết động năng tâm lý giải thích cho nhóm việc nhóm trẻ
em gái sợ kết hơn do bị bạo hành gia đình lúc nhỏ. Lựa chọn đối tượng kết hơn có
tính cách và mẫu hình khác với cha của mình.
Ví dụ: Vận dụng thuyết động năng tâm lý vào CTXH nhóm với nhóm đối
tượng trẻ em vi phạm pháp luật.
Một số tâm lỹ chung của trẻ em vi phạm pháp luật:
+ Trẻ em vi phạm pháp luật thường mang tâm lý chung là muốn khẳng định
mình thốt ra khỏi sự ràng buộc, bao bọc của gia đình, nhà trường

+ Trẻ em muốn chơi trội, gây ấn tượng để được mọi người chú ý.
+ Trẻ em không muốn người khác can thiệp vào cuộc sống của mình: khơng
nghe lời, thường gây xung đột với người xung quanh
NVCTXH vận dụng thuyết động năng tâm lý tiến hành cho các thành viên
trong nhóm tái hiện những xung đột được giải quyết từ những năm đầu đời, thông
qua các hoạt động nhóm để tái tạo tình huống.
2.2.3. Lý thuyết học tập xã hội

17


Thuyết gây nhiều tranh cải trong CTXH nhóm nhất. Điều cơ bản của lý thuyết
này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý thuyết này hành
vi của nhóm có thể được giải thích bằng 1 trong 3 phương pháp học tập.Theo lối tiếp
cận cổ điển, hành vi có liên quan tới stimulus. Thí dụ như một nhân viên đáp ứng
bằng một lời phê tiêu cực mỗi khi một nhóm viên quay qua nói với một nhóm viên
khác trong lúc nhân viên và các nhóm viên khác đang nói. Sau nhiều lần như vậy chỉ
cần nhóm viên tái hiện hành vi quay qua mà khơng nói chuyện cũng đủ cho người
nhân viên nhận xét tiêu cực rồi.
Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi của
nhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ.Nếu một
nhóm viên có mội hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì
nhóm viên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó. Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi
tiêu cực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ khơng cư xử như
thế trong tương lai.
Trong nhóm tác viên có thể dùng sự khken ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa
nhóm viên và nhóm viên và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa
tác viên và nhóm viên.
Mơ hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi
điều kiện hoạt động hay cổ điển diễn ra thì những hành vi trong nhóm được học hỏi

rất chậm chạp. Bandura cho rằng hầu heat việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca
ngợi hay củng cố vicarious hay trừng phạt.
Ví dụ: khi một nhóm viên được khen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và
nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đó sau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen
thưởng tương tự. Khi một nhóm viên thể hiện một hành vi nào đó mà xã hội khơng
quan tâm hay trừng phạt thì những nhóm viên khác sẽ học là khơng cư xử như thế vì
hành vi đó đem lại kết quả tiêu cực.
Ví dụ: Trong chuyển bà mẹ Mạnh Tử chuyển nhà để dạy con.
18


Việc học hỏi người khác và môi trường sống xung quanh được nhìn rõ ở Mạnh
Tử. Ban đầu khi ở gần nghĩa địa thì Mạnh Tử cũng học người ta đào đất, khóc lóc.
Khi chuyển nhà gần chợ thì cũng bắt chước bán hàng, rao đồ như những người buôn.
Khi chuyển nhà đến trường học thì cũng học bạn bè cắp sách đến trường. Đây là
hành vi đúng đáng học hỏi nên mẹ Mạnh tử đã chọn nơi ở cố định, đưa phần thưởng
là mua sách vở để con theo thầy học chữ. Khen ngợi khi Mạnh tử học điều hay lẽ
phải.
2.2.4. Lý thuyết vai trò
Theo thuyết vai trò cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội.
Ứng với các vị trí đó là các vai trò tương ứng. Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ
hoặc chuẩn mực như là một bản kế hoạch hay đề án chỉ đạo hành vi.
Thuyết vao trò được ứng dụng trong CTXH nhóm để xác định nhóm tồn tại ở
các vị trí khác nhau và phân cho các thành viên trong nhóm. Mỗi vị trí thể hiện chuỗi
vai trị với các chức năng nhất định.
Ví dụ: Ứng dụng thuyết vai trò để giáo dục vị thành niên đặc biệt.
Chỉ định một thành viên trong nhóm thường có hành vi lệch chuẩn, phá hoại
nhóm để làm nhóm trưởng. Với chuẩn mực nhóm trưởng cần gương mẫu để các
thành viên khác noi theo, có trách nhiệm, hồn thành tốt cơng việc,..Như vậy với vị
trí, vai trị của mình như vậy thì thành viên sẽ tự điều chỉnh các hành vi của bản thân

tốt hơn, phù hợp với vị trí, vai trị đó.
3. Giới thiệu về cơ sở thực hành
3.1.

Tổng quan về địa bàn thực tập

3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai
Theo chiều dài lịch sử, địa danh, địa giới vùng đất Bảo Hà có nhiều thay đổi
qua các thời kỳ. Thời cổ đại, vùng đất Bảo Hà thuộc bộ Giao Chỉ, là một bộ phận

19


của lãnh thổ nước Văn Lang (2524 - 258 TCN). Đến thời đại nhà nước Âu Lạc (257
- 207 TCN), Bảo Hà thuộc bộ Tây Vu.
Thời kì Bắc thuộc, từ năm 207 TCN (đời nhà Triệu) đến năm 226 TCN (đời
Đông Hán) vùng đất Bảo Hà thuộc quận Giao Chỉ. Dưới thời nhà Tần, Tống, Tề,
Lương, Tấn (từ năm 226 - 589) vùng đất Bảo Hà thuộc Giao Châu. Năm 968 sau khi
dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất các vùng miền, Bảo Hà là một xóm bến sơng của
Động Khảo Bàn. Đời nhà Lý (1010 - 1225), vua Lý Thái Tổ chia cả nước thành 24
lộ, theo đó vùng đất Bảo Hà ngày nay thuộc phủ Đại Thông. Đời nhà Trần (1225 1400), trạm Trám Hà được giao nhiệm vụ khám tra thuyền bè qua lại nên mang tên
mới “Khám Hà” nằm trong Đăng Châu. Đời nhà Hồ (1400 - 1407) vùng đất Bảo Hà
thuộc trấn Thiên Hưng. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đổi tên Thiên Hưng thành
trấn Hưng Hóa. Đời Hậu Lê đổi tên “trạm Khám Hà” thành “Vệ Khám Hà” rồi “
Bảo Trấn Hà”. Đời Nguyễn Tây Sơn xác định Bảo Trấn Hà là cứ điểm phòng thủ khi
quân Thanh xâm nhập và gọi tắt là “Bảo Hà”.
Năm 1926, xã Bảo Hà thành lập gồm 4 đơn vị: phố Bảo Hà, xóm Ga, xóm
Lăng Khay, phố Tân An. Từ tháng 3 năm 1947 đến tháng 6 năm 1948, huyện Bảo Hà
mới thành lập. Từ ngày 28 tháng 2 năm 1948 đến ngày 21 tháng 10 năm 1949, vùng

đất Bảo Hà bị giặc Pháp tạm chiếm. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1949 trở về huyện
Văn Bàn. Ngày 16 tháng 12 năm 1964 sáp nhập Bảo Hà cùng một số xã khác để
thành lập huyện Bảo Yên nằm trong tỉnh Yên Bái. Từ năm 1976 đến năm 1991 Bảo
Hà thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ tháng 10 năm 1991 đến nay, Bảo
Hà thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bằng nguồn vốn của Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân, năm 1996
xã Bảo Hà đã hoàn thành việc xây dựng nhà trụ sở UBND xã tại bản Liên Hà 3. Đến
năm 2015 UBND xã đã được xây dựng mới tại bản Lâm Sản với cơ sở hạ tầng thuận
lợi, các trang thiết bị làm việc đổi mới hiện đại hơn. Sau hơn 20 năm xây dựng và

20


phát triển, UBND xã Bảo Hà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các quy định của Nhà
nước.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Vị trí, xã Bảo Hà nằm bên tả ngạn sơng Hồng, cách trung tâm huyện lỵ Bảo
Yên 23km về phía Bắc dọc theo Quốc lộ 279. Phía Tây xã giáp sông Hồng và các xã
Tân An và Tân Thượng (huyện Văn Bàn), phía Bắc giáp xã Kim Sơn, phía Đơng
giáp xã Minh Tân, Yên Sơn (huyện Bảo Yên), phía Nam giáp xã Lang Thíp (huyện
Văn n, tỉnh n Bái).
Địa hình xã Bảo Hà khá phức tạp, chia ra làm 4 dạng địa hình chính: Đồi núi
cao; những dãy núi có nhiều chỗ liền kề, có chỗ độc lập, sơng, núi nối nhau liên tiếp
tạo ra nhiều hẻm sâu; những dãy đồi thấp nằm dọc theo bờ sơng Hồng; địa hình lòng
chảo nằm giữa các khe núi.
Đất đai, thổ nhưỡng, xã Bảo Hà có tổng diện tích đất tự nhiên 6.681 ha, trong
đó đất sản xuất nơng lâm nghiệp 4.934,36 ha (dất nông nghiệp 2.335,27 ha, đất lâm
nghiệp 2.556,9 ha). Cũng như phần lớn đất đai của các xã trên địa bàn huyện Bảo
Yên, đất ở Bảo Hà chủ yếu là loại đất phe-ra-lit màu đỏ vàng, phát triển trên nền đá
Grap diệp thạch mica.

Khí hậu, Bảo Hà nằm trong vùng ven Sơng Hồng, mang tính nhiệt đới nóng
ẩm, mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên có 2 mùa rõ rệt.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, Bảo Hà có nhiều thuận lợi để phát triển các loại
cây cơng nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới. Thảm thực vật
phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng
sản xuất hàng hóa.
3.1.3. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.3.1.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Bảo Hà là xã có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, cùng với sự quan tâm của UBND xã trong việc chỉ đạo nhân dân các xóm
21


gieo cấy các loại cây trồng kịp thời vụ, đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng giống có
năng suất cao, cấy hết diện tích để đảm bảo chỉ tiêu trên giao. Cơng tác chăm sóc và
bảo vệ rừng ln được chú trọng, diện tích rừng trong những năm gần đây tăng khá
mạnh, đặc biệt là sau khi có chủ trương rà soát 3 loại rừng, kinh tế lâm nghiệp bước
đầu đã chiếm một phần tỷ trọng đáng kể trong kinh tế của địa phương, tỷ lệ che phủ
của rừng đạt 34.8%.
Chăn nuôi qua các năm vẫn giữ mức phát triển ổn định, tuy có xảy ra một số
loại dịch bệnh, nhưng các cấp các ngành đã chỉ đạo ngăn chặn kịp thời, người dân có
biện pháp phịng chống giá rét hữu hiệu cho đàn gia súc, gia cầm, từng bước chuyển
dịch phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hoá.
Thủy sản được nuôi trồng nhỏ lẻ theo các hộ gia đình với diện tích khoảng 42
ha mặt nước.
Thương mại - dịch vụ thực sự phát triển, phục vụ nhu cầu của người dân, trên
địa bàn xã có trên 400 cơ sở kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ đời

sống của người dân, và du khách thập phương, giá trị thương mại - dịch vụ năm
2016 đạt 70,114 tỷ đồng. Địa bàn xã có di tích lịch sử - văn hóa đền Bảo Hà hay cịn
gọi là đền thờ ơng Hồng Bảy rất nổi tiếng và Lễ hội đền Bảo Hà được cơng nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Ngồi ra cịn có đền cơ Tân An, hằng năm
có rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, nhờ đó mà ngành dịch vụ của xã
khá phát triển.
Trên địa bàn xã cịn có các kinh doanh dịch vụ xay xát, sản xuất công cụ lao
động, sửa chữa, sản xuất chế biến lâm sản và một số hàng hố thủ cơng khác, tuy
nhiên các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của
người dân địa phương.
Ngoài ra, trên địa bàn có 2 Hợp tác xã hình thành và phát triển, các mơ hình
trang trang trại được nhân rộng.
3.1.3.2.

Cơ sở hạ tầng
22


Về giao thơng, Bảo Hà có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua với tổng
chiều dài 19km, quốc lộ 279 nối liền trung tâm của xã đi trung tâm của huyện Bảo
Yên và đi cao tốc Nội Bài- Lào Cai phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa
của người dân. Tổng số các loại đường giao thông trên địa bàn xã là 129,4km.
Về thủy lợi, tồn xã có 36 cơng trình mương thủy lợi, với tổng chiều dài là
43,28 km.
Về giáo dục, mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển,
nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến tháng 9 năm
2017, trên địa bàn xã có 8 trường, gồm 3 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 02
trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thơng, diện tích sử dụng là hơn 9
ha. Tổ chức dạy xóa mù chữ cho 02 lớp tại các bản Bông 1,2 và bông 3, với 65 học
viên tham gia, 01 lớp sau xóa mù 25 người tham gia. UBND xã đã chỉ đạo hội

khuyến học xã tổ chức biểu dương, khen thưởng giáo viên, học sinh các cấp học trên
địa bàn có thành tích xuất sắc trong năm học.
Xã có một trạm y tế tại bản Liên Hà 3, xây dựng trên diện tích đất là 0,02 ha,
đội ngũ cán bộ nhân viên, trang thiết bị và dụng cụ y tế cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu
khám, chữa bệnh trên địa bàn xã đạt 100%. Thực hiện tốt chiến dịch tuyên truyền
chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,thường xun làm tốt cơng tác
kiểm tra, kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm.
3.1.3.3.

Dân số và lao động

Tính đến tháng 12 năm 2016, tổng số hộ trên địa bàn xã là 2.527 hộ và 9.752
nhân khẩu, trong đó chia ra các thành phần dân tộc:
Dân tộc
Kinh
Số
lượng 1.619

Tày
519

Mông
128

Dao
250

Phù lá
3


Mường
8

(hộ)
Tỷ lệ
64.1%
20.5%
5.1%
9.9 %
0.1 %
0.3 %
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ dân tộc trên địa bàn xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai năm 2016
23


Dân tộc
Kinh
Tày
Mông
Dao
Phù lá
Mường

Biểu đồ 1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai năm 2016
Tổng số lao động trong độ tuổi là 4770 người, chiếm 48.9% tổng số nhân khẩu
trong đó:
STT
1

2
3

Lĩnh vực
Số người
Tỉ lệ (%)
Nông nghiệp
3.129
65,6
Thương mại - Dịch vụ
420
8,8
Công nghiệp
1.221
25,6
Tổng
4.770
100
Bảng 2. Tình hình lao động của xã Bảo Hà năm 2016
Lao động đã qua các loại hình đào tạo 1.666 lao động, chiếm 35%; lao động

chưa qua đào tạo 3.094 lao động, chiếm 65%.
Dân số, cơ cấu và chất lượng lao động như trên tạo điều kiện đáng kể để phát
triển kinh tế của xã.
3.2.

Giới thiệu về cơ sở thực tập

3.2.1. Lịch sử hình thành cơ sở thực tập
Từ 1/4/2008 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên được

tách ra từ phòng Nội vụ - Lao động Xã hội với 5 biên chế thực hiện các nhiệm vụ
như: Bảo trợ xã hôi, BHXH, giảm nghèo, Bảo vệ chính sách trẻ em, tệ nạn xã hội,…
3.2.2. Vị trí và chức năng
24


- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên; thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên quản lý nhà nước về: việc làm; dạy nghề;
lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an tồn lao động; người có cơng;
bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn
xã hội trên địa bàn huyện.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành Uỷ ban
nhân dân huyện Bảo Yên; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào
Cai.
3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên ban hành quyết định; chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao
động, người có cơng và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
- Giúp Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa
bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã

hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt
buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ

25


×