Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.77 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ ANH HÕA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
RỐI LOẠN TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 976 01 01

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
TS. Bùi Thị Mai Đơng

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện
Phản biện 3: TS. Nguyễn Nguyên Ngọc

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi …… giờ….. phút, ngày…..tháng….. năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:


- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em (TE) từng bước
được nâng cao, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE có nhiều chuyển
biến tích cực từ nhận thức đến chính sách và phương pháp tổ chức thực
hiện, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn cho trẻ em và trong thời gian
khá ngắn. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng người dân đã
nhận thức rõ các quyền lợi và bổn phận của TE được ghi trong Công ước
Liên hợp quốc về quyền TE và Luật Trẻ em năm 2016. Đời sống văn hóa
tinh thần cho TE đang dần dần được chăm lo tốt hơn, tỷ lệ tử vong TE dưới
1 tuổi và dưới 5 tuổi giảm, tỷ lệ trẻ em được đến trường và tỷ lệ phổ cập
giáo dục tiểu học, trung học tăng, số lượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
(HCĐB) được chăm sóc ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, q trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, một mặt
mang lại nhiều cơ hội, đưa đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, mặt
khác cũng tạo ra mơi trường có nhiều diễn biến phức tạp và thách thức mới
đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE. TE có HCĐB đang có xu
hướng gia tăng, theo báo cáo của các địa phương đến cuối năm 2015, cả
nước có hơn 26 triệu TE, trong đó có khoảng 1,5 triệu TE có HCĐB và gần
2,5 triệu TE có nguy cơ rơi vào HCĐB. TE khuyết tật trên 1,2 triệu TE,
chiếm khoảng 1,4% tổng số dân và 3,1% tổng số TE. Trong số những trẻ
khuyết tật về trí tuệ thì TE bị rối loạn tâm thần (RLTT) là một trong những
đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất. Hiện nay số lượng TE được chuẩn đoán
bị mắc RLTT khá lớn, theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
TE bị RLTT trong cộng đồng đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10%
đến 20% ở các nước phát triển. Với các nước đang phát triển nơi còn rất

nhiều TE đang phải sống trong nghèo khổ, thiếu ăn, bệnh tật, bạo lực và
chiến tranh, ước tính tỷ lệ này ít nhất cũng ở mức tương tự. Tại Việt Nam
qua một số nghiên cứu, điều tra của các nhà nghiên cứu và tổ chức có hoạt
động trợ giúp TE cho thấy tỷ lệ trẻ có các vấn đề SKTT nói chung nằm
trong khoảng tỷ lệ ở các nước đang phát triển từ 13% - 20%, đặc biệt theo
kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe tinh thần TE của thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Dung và cộng sự thực hiện đã đưa ra một kết
1


quả rất đáng lưu ý với tỷ lệ TE có vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) ở
thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% . Qua đó có thể thấy là hiện nay số
lượng TE có RLTT tại cộng đồng là tương đối cao. Trong khi đó, khơng ít
người Việt Nam hiện nay vẫn còn xa lạ với bệnh RLTT ở TE, họ thường
nhầm lẫn với một số bệnh khác như: Thiểu năng trí tuệ, down, thần
kinh...Nhiều phụ huynh thường mang tâm lý khó chấp nhận và giấu giếm
mọi người xung quanh, từ đó họ ni con trong một mơi trường khép kín,
khơng biết làm gì để giúp con khỏi la hét hay tự làm đau bản thân. Chính sự
mù mờ trong nhận thức, trong đường hướng chăm sóc và giáo dục TE
RLTT vơ hình chung đã khiến cho những hành vi bất thường ở trẻ tăng
thêm và khoảng cách giữa những đứa trẻ này với xã hội cũng ngày càng
lớn.
Nghiên cứu về TE RLTT và các dịch vụ trợ giúp trẻ và gia đình trong
thời gian qua được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở
nhiều chiều cạnh khác nhau. Khi nghiên cứu về chủ đề này, mỗi tác giả đều
đã có những phát hiện, những đóng góp riêng và đã góp phần làm rõ được
bức tranh chung về vấn đề công tác xã hội (CTXH) đối với TE RLTT. Bên
cạnh đó các nghiên cứu cho thấy: Nhiều chứng RLTT có thể bắt đầu từ thời
thơ ấu. Ước chừng 1/5 (khoảng 20%) trẻ em và thanh thiếu niên có các rối
loạn về SKTT và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị. Một số RLTT của

TE thường gặp bao gồm: Các chứng rối loạn cảm xúc lo âu; Các chứng rối
loạn hành vi phá rối và thiếu tập trung chú ý; Các chứng rối loạn ăn uống;
Các chứng rối loạn tâm trạng…Trẻ mắc RLTT sẽ ảnh hưởng tới việc phát
triển về thể chất, giảm sút hiệu quả học tập, thường có những hành vi hiếu
chiến hoặc rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt với một số RLTT
cịn khiến trẻ có những hành vi tự tử hoặc tự làm hại bản thân…Trên thực
tế, qua đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lượng TE có
HCĐB khó khăn trong đó có trẻ tâm thần được nhận trợ cấp và các dịch vụ
hiện đang thấp nhất trong các nhóm đối tượng. Điều đó đã tạo ra những bất
cập trong việc trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, với diện tích
611.081,3 km2, dân số trên 1,2 triệu người, gồm 13 huyện, thị xã, thành
phố với 177 xã, phường, thị trấn. Có đường bờ biển dài 250 km, đường biên
2


giới dài 132 km giáp với Trung Quốc và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Nằm
trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải
Phịng - Quảng Ninh), có khu cơng nghiệp than lớn nhất cả nước, có Vịnh
Hạ Long là một trong những kì quan thiên nhiên của Thế giới thu hút khách
du lịch trong và ngoài nước. Với lợi thế về địa lý: Cảng biển, biên giới và
nguồn tài nguyên, đây là thế mạnh để các ngành kinh tế của Quảng Ninh
phát triển như: Công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và dịch
vụ. Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về việc
thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nghề CTXH, Đề án chăm sóc và
phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trợ giúp
cho các đối tượng yếu thế góp phần đảm bảo anh sinh xã hội.
Tại tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội năm 2019, toàn tỉnh hiện có 319.807 TE độ tuổi từ 0-16 tuổi. Và theo số
liệu điều tra của TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai để thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm
giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” thì tỷ lệ rối loạn
tâm thần ở trẻ em tỉnh Quảng Ninh là 10,1% trên tổng số 3.656 trẻ được
điều tra.
Hiện nay, các dịch vụ công tác xã hội can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT
và gia đình cịn ít, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của gia đình có TE
RLTT và cộng đồng và đặc biệt tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và
ngồi cơng lập tại Quảng Ninh cung cấp các dịch vụ cơng tác xã hội cịn rất
hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa được sự quan tâm đúng mức của các
cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.
Trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Ninh đã có một số nghiên cứu liên
quan đến TE có HCĐB và lĩnh vực CTXH có đề cập đến nhóm TE RLTT.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về CTXH đối với TE
RLTT từ góc độ lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy, việc thiết kế các chương
trình hay đề án chăm sóc bảo vệ, trợ giúp TE RLTT ở tỉnh Quảng Ninh còn
thiếu căn cứ khoa học. Điều này dễ dẫn tới việc tổ chức thực hiện các hoạt
động hỗ trợ, can thiệp, trị liệu tâm lý kém hiệu quả thậm chí gây ra hậu quả
tiêu cực; mặt khác, gây ra nhiều khó khăn cả về thời gian, kinh tế lẫn sức
3


khỏe của TE RLTT lẫn gia đình trong sàng lọc, chuẩn đốn và can thiệp,
điều trị.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu về CTXH đối với TE RLTT còn rất
hạn chế và mới mẻ, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu. Do vậy chúng tôi
lựa chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của dịch vụ CTXH đối

với TE RLTT. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động
cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt
được hiệu quả cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định, làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT; các yếu tố ảnh hưởng
đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh.
(2) Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại
tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh.
(3) Tổ chức thực nghiệm tác động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng
hướng dẫn trợ giúp cho cha mẹ, người chăm sóc TE RLTT.
(4) Đề xuất một số kiến nghị để cơng tác chăm sóc, trợ giúp TE RLTT
đạt hiệu quả hơn.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh đã có các dịch vụ CTXH nào đối với
TE RLTT?
(2) Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh?
(3) Cha mẹ, người chăm sóc TE RLTT có kiến thức, kỹ năng như thế
nào trong việc chăm sóc, trợ giúp TE RLTT tại gia đình?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Hiện nay có một số dịch vụ CTXH để can thiệp, trợ giúp cho TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh như: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT;
4


Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ
chính sách; Truyền thơng, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
(2) Dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh

hưởng bởi nhiều yếu tố: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
nhân viên CTXH; Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung
cấp dịch vụ…
(3) Cha mẹ, người chăm sóc TE RLTT tại Quảng Ninh thiếu kiến thức,
kỹ năng để chăm sóc và giáo dục trẻ, họ cần được đào tạo, trang bị kiến
thức, kỹ năng để chăm sóc TE RLTT tốt hơn.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
3.2. Khánh thể nghiên cứu
- 110 cha, mẹ, người chăm sóc TE RLTT.
- 90 cán bộ, bác sĩ, NVCTXH (các nhân viên chăm sóc, trị liệu tâm lý
tại các cơ sở TGXH; cán bộ tâm lý lâm sàng; giáo viên mầm non).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Có nhiều dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, tuy nhiên đề tài tập trung
nghiên cứu các dịch vụ cơ bản, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là: Sàng
lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT;
Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thông, giáo dục nâng cao
nhận thức, đào tạo. Đồng thời phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch
vụ CTXH đối với TE RLTT tại Quảng Ninh: Chính sách, pháp luật; Đội
ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH; Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE
RLTT; Cơ sở cung cấp dịch vụ.
TE RLTT được đề cập trong phạm vi của luận án là TE từ 0 đến dưới
16 tuổi đã được các cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng chuẩn
đốn mắc rối loạn tâm thần.
Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở một số đơn vị ở tỉnh Quảng Ninh: Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh; Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn;
Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh; Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần; một

5


số phòng LĐTB&XH cấp huyện, thị xã, thành phố; một số cơ sở TGXH tư
nhân; hệ thống Văn phòng CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2019; Các số liệu,
dữ liệu về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT được thu thập, tổng hợp từ năm
2011.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Để giúp TE RLTT phát triển tốt hơn chúng ta phải đặt nghiên cứu trong quy
luật tự nhiên, các nguyên lý đặt trong mối quan hệ phổ biến, trong môi
trường sống với các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, nó phụ thuộc
vào trình độ nhận thức của trẻ, gia đình, cộng đồng và chế độ chính sách,
dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT với mối quan hệ huy động nguồn lực (nội
lực và ngoại lực).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phối hợp
các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp quan
sát; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp
phỏng vấn bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp thảo
luận nhóm.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT, luận án làm rõ, hệ thống hóa về mặt lý luận vấn đề dịch vụ
CTXH đối với TE RLTT; luận án phát hiện những khó khăn, tồn tại trong
việc cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình, đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE

RLTT và gia đình.
Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của dịch vụ CTXH và vai trò
của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH trong hoạt động can thiệp, trợ giúp cho TE
RLTT và gia đình. Qua nghiên cứu, đề xuất thường xuyên thực hiện hoạt
động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT để tăng cường hiệu quả trong công tác trợ giúp
6


TE RLTT. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong các cơ sở y tế,
cơ sở TGXH công lập và ngồi cơng lập tại tỉnh Quảng Ninh và trong cả
nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu khái quát hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT; làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan; bổ sung một số khái
niệm và các lý thuyết ứng dụng trong CTXH đối với TE RLTT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, chỉ
ra được thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại Quảng Ninh, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của hoạt động
đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ, người
nuôi dưỡng TE RLTT.
Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích để giảng dạy và
học tập CTXH đối với người có vấn đề về SKTT nói chung, hoạt động cung
cấp các dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT nói riêng trong các trường
đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận án
là cơ sở để tham mưu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thiết kế các
kế hoạch, chương trình hay đề án chăm sóc bảo vệ, trợ giúp TE RLTT ở
tỉnh Quảng Ninh.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các cơng trình đã
cơng bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em rối loạn tâm thần
- Chương 3: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn
tâm thần tại tỉnh Quảng Ninh
- Chương 4: Thực nghiệm hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ
năng, hướng dẫn trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần cho cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ em rối loạn tâm thần.
7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi
1.1.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần
Các nghiên cứu cho thấy trên thế giới, có tới 7 đến 10% trẻ em và
thanh thiếu niên mắc phải các RLTT cần điều trị. Tỷ lệ này cao hơn ở các
vùng đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã hội khơng thuận lợi, đặc biệt ở tuổi
dậy thì. Những vấn đề về áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp và gánh nặng học
tập; TE phải sống trong hồn cảnh khó khăn; TE sống với những bố mẹ có
mắc chứng trầm cảm…có liên quan đến vấn đề SKTT ở TE.
1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối
loạn tâm thần
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực
dịch vụ từ đầu thập niên 1980 trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như
kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, dưới góc độ CTXH thì đây cịn là

lĩnh vực cần được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn. CTXH là một nghề, một
hoạt động chun nghiệp, vì thế có nhiều cơng trình nghiên cứu CTXH, các
chính sách an sinh xã hội. Về dịch vụ CTXH và cách thức triển khai dịch vụ
CTXH hầu như được phát triển mạnh ở các nước phát triển.
Các nghiên cứu về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trên thế giới tập
trung vào một số vấn đề như: Nhu cầu sử dụng sử dụng dịch vụ chăm sóc
RLTT của các nhóm TE RLTT khác nhau; TE RLTT cần có các dịch vụ
can thiệp, trị liệu tâm lý trực tiếp cho trẻ và kết nối, thay đổi môi trường
sống của trẻ; NVCTXH và các hoạt động, mơ hình CTXH tại cộng đồng
đóng một vai trị quan trọng trong can thiệp, hỗ trợ TE RLTT; Các Hiệp hội
NVCTXH của các quốc gia trên thế giới cùng với các đối tác về vận động
chính sách hỗ trợ nâng cao các dịch vụ chăm sóc SKTT cho TE; Nghiên
cứu về các biện pháp can thiệp giúp cải thiện nhận thức ở TE RLTT; Nhiều
TE và trẻ vị thành niên có nhu cầu chăm sóc SKTT (được xác định bởi một
số đánh giá lâm sàng) đều mong muốn được nhận các dịch vụ xã hội tuy
nhiên cũng còn nhiều hạn chế trong việc nhận dịch vụ…
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
8


1.2.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần
Đa phần các kết quả nghiên cứu dịch tễ SKTT ở TE Việt Nam cho thấy
tỷ lệ trẻ có các vấn đề SKTT nói chung nằm trong khoảng tỷ lệ ở các nước
đang phát triển theo nghiên cứu của WHO, từ 13% - 20%.
Đặc biệt, trong các cơng trình nghiên cứu về TE RLTT, thì việc nghiên
cứu về tự kỷ ở TE là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu
cả thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Cụ thể: Kết quả tìm kiếm từ
“autism” (tự kỷ) trên PsyINFO là 38.250 bài báo, sách, luận văn, luận án.
Nếu giới hạn “autism” ở tên của nghiên cứu thì có 12.174 kết quả. Như vậy
có thể nói là số lượng và chủ đề nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới là vô cùng

rộng lớn, phong phú. Tự kỷ đã, đang và sẽ rất được quan tâm nghiên cứu.
1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối
loạn tâm thần
RLTT là một vấn đề được sự quan tâm lớn từ các cơ quan, đoàn thể
của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt, TE RLTT thuộc vào
nhóm trẻ yếu thế trong xã hội và là đối tượng của ngành CTXH. Vì vậy đã
có rất nhiều chương trình hành động của ngành CTXH dành cho nhóm TE
RLTT.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Những thông tin cơ bản về các
vấn đề RNTT thường gặp ở TE; Những kiến thức kỹ năng chăm sóc, giáo
dục trẻ và quy trình khám, đánh giá và điều trị, cải thiện tình hình cho TE
RNTT; Khuyến nghị mang tính định hướng về đổi mới quản lý và phát triển
dịch vụ xã hội ở góc độ khái quát nhất về dịch vụ ở Việt Nam trong thời
gian tới; Khuyến nghị về phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam
như các dịch vụ cần được thiết lập và cung cấp cho các đối tượng có vấn đề
xã hội ở các cấp và tại cộng đồng; Khái niệm cơ bản, quy trình và cơng cụ
sử dụng trong CTXH dành cho người bị RNTT là phụ nữ và TE; Việc trị
liệu đa hệ thống hiện được đánh giá rất có hiệu quả trong can thiệp rối loạn
hành vi ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chỉ rõ
điều kiện nào thì trị liệu đa hệ thống phát huy được hiệu quả tốt. Kết quả
phân tích cũng đã xác định được một số yếu tố ảnh hưởng như tuổi của trẻ,
thu nhập của gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay SKTT của cha
mẹ; Kỹ năng tham vấn cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của
9


NVCTXH khi làm việc với gia đình TTK và đưa ra các giải pháp tác động
để nâng cao một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình TTK của
NVCTXH; Thực trạng cung cấp dịch vụ xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch
vụ chăm sóc xã hội trong và ngồi cơng lập và các yếu tố ảnh hưởng...

Tóm lại, lĩnh vực CTXH đối với TE RLTT trong thời gian qua tại Việt
Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà quản lý,
nhân viên tại các cơ sở TGXH, các nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy,
nghiên cứu về chuyên ngành CTXH, tâm lý học…Các kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở đề xuất các giải pháp, các hoạt động để trợ giúp ngày càng có
hiệu quả cho TE RLTT và gia đình.
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện
1.3.1. Những kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện
Có thể thấy, các nghiên cứu về chủ đề RLTT ở TE đã được quan tâm ở
nhiều chiều cạnh khác nhau. Khi nghiên cứu về chủ đề này, mỗi tác giả đều
đã có những phát hiện, những đóng góp riêng và đã góp phần làm rõ được
bức tranh chung về vấn đề CTXH với TE RLTT: Tỷ lệ TE có RLTT giao
động trong khoảng từ 10% - 20% và chỉ có số ít TE có RLTT được điều trị
về vấn đề này, điều này sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng học
tập và sự phát triển sau này của TE; Các dạng RLTT ở TE và nguyên nhân
gây ra RLTT do một hoặc nhiều yếu tố gây ra, bao gồm di truyền, sinh học,
sang chấn tâm lý và Stress từ môi trường và giữa các yếu tố này phụ thuộc
qua lại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau; Thực hiện các can thiệp hành vi
trong can thiệp, trị liệu cho TE RLTT sẽ giúp trẻ tăng cường nhận thức,
tương tác và hòa nhập cộng đồng; Dấu hiệu sơ bộ để chuẩn đoán TE RLTT:
Về chất lượng giao tiếp, về hành vi, về chất lượng quan hệ xã hội. Nghề
CTXH đóng vai trị quan trọng trong quá trình tham gia cung cấp các dịch
vụ CTXH để can thiệp, trợ giúp cho bệnh nhân tâm thần nói chung và TE
RLTT nói riêng.
Các tác giả đi trước còn chỉ ra vai trò quan trọng của NVCTXH trong
cung cấp các dịch vị trị liệu, can thiệp cho TE RLTT và gia đình qua các
nhiệm vụ cụ thể: Cung cấp các dịch vụ về quản lý trường hợp, điều phối
dịch vụ, hỗ trợ và vận động chính sách…hướng đến những ảnh hưởng tích
cực đối với TE và gia đình; Mối quan hệ giữa trầm cảm của cha mẹ trẻ với
10



vấn đề RLTT ở TE, từ đó tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tác động và
giải pháp để hỗ trợ vấn đề này.
Bên cạnh đó, các tác giả có những đánh giá cơ bản hướng tới việc tiếp
cận về dịch vụ CTXH và đánh giá tổng quan, mặt khác cũng đề xuất nhiều
giải pháp để nâng cao hiệu quả, đa dạng các dịch vụ, hoạt động, mơ hình
CTXH để trợ giúp cho TE RLTT.
Những đánh giá, phân tích cụ thể về thực trạng dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT và các yếu tố ảnh hưởng còn chưa được đề cập và nghiên cứu
nhiều.
1.3.2. Những vấn đề chưa được các cơng trình quan tâm nghiên cứu
Qua q trình tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy, chủ đề CTXH đối
với TE RLTT là chủ đề nghiên cứu rộng, còn rất nhiều mảng nghiên cứu cụ
thể chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như:
(1) Nghiên cứu về thực trạng các dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE
RLTT và gia đình.
(2) Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp các
dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình.
(3) Nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong
trợ giúp cho TE RLTT.
(4) Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp cho TE
RLTT và gia đình.
(5) Nghiên cứu về nhu cầu, nguyện vọng tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ CTXH của trẻ, cha, mẹ và người nuôi dưỡng TE RLTT.
(6) Nghiên cứu so sánh về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trong hệ
thống chính trị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
1.3.3. Những vấn đề tập trung giải quyết
Thực hiện đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, luận án kế thừa những kết quả của

các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện về CTXH đối với TE RLTT và tập
trung nghiên cứu và giải quyết là: Lý luận và thực trạng về dịch vụ CTXH
đối với TE RLTT, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp, mơ hình đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng cho cha, mẹ, người
11


nuôi dưỡng TE RLTT nhằm giúp cho hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH
đối với TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt được hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu khái quát hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT; làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan; bổ sung một số khái
niệm và các lý thuyết ứng dụng trong CTXH đối với TE RLTT.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này thì những tài liệu, nghiên cứu cả
trong và ngồi nước đã được cơng bố nói trên ln là những tài liệu tham
khảo quan trọng và bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các các nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu
cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và
cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm
an sinh xã hội.
2.1.2. Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội là những dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực
cơng tác xã hội mà ở đó nhân viên cơng tác xã hội sử dụng những kiến

thức, kỹ năng, phương pháp chun mơn nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình
và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện
chức năng xã hội; đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.3. Khái niệm tâm thần, rối loạn tâm thần
2.1.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
SKTT chính là: Trạng thái hài lịng mà tại đó, mỗi cá nhân nhận ra
tiềm năng của chính người đó, có thể đương đầu với những Stress bình
12


thường trong cuộc sống, có thể làm việc một cách tích cực và đóng góp cho
cộng đồng.
2.1.3.2. Khái niệm rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần là một nhóm triệu chứng hoặc hành vi dẫn đến rối
loạn chức năng tâm lý, sinh lý và xã hội, gây ra những khó khăn, xáo trộn
về tương tác xã hội, học tập, lao động. Nếu như bản thân khơng có sự tự
điều chỉnh thì khi vượt ngưỡng giới hạn cần có sự can thiệp của chuyên
môn.
2.1.4. Khái niệm trẻ em, trẻ em rối loạn tâm thần
2.1.4.1. Khái niệm trẻ em
Tại Điều 1 Luật Trẻ em (2016) đã quy định: “Trẻ em là người dưới 16
tuổi”
2.1.4.2. Trẻ em rối loạn tâm thần
- Khái niệm trẻ em rối loạn tâm thần: Là những người dưới 16 tuổi có
một nhóm triệu chứng hoặc hành vi dẫn đến rối loạn chức năng tâm lý, sinh
lý và xã hội, gây ra những khó khăn, xáo trộn về tương tác xã hội, học tập,
lao động. Nếu như bản thân khơng có sự tự điều chỉnh thì khi vượt ngưỡng
giới hạn cần có sự can thiệp của chun mơn.

- Ngun nhân gây ra rối loạn tâm thần ở trẻ em:
Bao gồm: Các nguyên nhân sinh học; Các nguyên nhân tâm lý cá nhân;
Nguyên nhân xã hội và môi trường. Nhiều nước trên thế giới đang phải đối
mặt với những thay đổi kinh tế và xã hội sâu sắc. Cơ cấu xã hội của cộng
đồng đang thay đổi do sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của các thành
phố, sự di dân, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn hơn, mức độ gia tăng của
tình trạng thất nghiệp và bạo lực ngày càng cao. Tất cả các yếu tố này là
nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tiêu cực tới SKTT của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng hiện nay.
- Thang đánh giá, sàng lọc rối loạn tâm thẩn ở trẻ em:
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn chung để sàng lọc, chuẩn đoán và can
thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho TE RLTT, ở mỗi Bệnh viện,
Trung tâm Y tế, cơ sở TGXH ngành Lao động TB&XH, cơ sở TGXH ngồi
cơng lập có những hướng tiếp cận và quy trình thực hiện, quy định khác
nhau. Thông thường, các nhà tâm lý lâm sàng, trị liệu, tham vấn, nghiên
13


cứu sẽ tham chiếu những điều quan sát thấy ở trẻ vào các bảng tiêu chuẩn
chẩn đoán bệnh: ICD - 10 hoặc DSM - IV - TR (2000) để đưa ra những kết
luận chẩn đoán. Tại một số cơ sở trợ giúp xã hội cơng lập và ngồi cơng lập
tại Việt Nam đang sử dụng Test Denver II và PEP R, thang Gars-2, PSSI,
GAD-7, PHQ-9…được sử dụng đánh giá sàng lọc nhằm phát hiện sớm
RLTT cho TE.
Trọng phạm vi nghiên cứu của Đề tài và theo hướng tiếp cận chuyên
ngành CTXH, NCS đề cập đến một số thang đánh giá, sàng lọc chính đang
sử dụng tại một số cơ sở TGXH cơng lập và ngồi cơng lập đang sử dụng
để đánh giá, phát hiện sớm TE RLTT để có những can thiệp, trị liệu tâm lý
như: Test Denver, thang đánh giá PEP - R, bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức
khoẻ tâm trí SDQ.

2.1.5. Khái niệm dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần
Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần là dịch vụ
chuyên nghiệp trong lĩnh vực trợ giúp xã hội được cung cấp bởi cơ sở y tế,
các cơ sở trợ giúp xã hội mà ở đó bác sĩ, nhân viên cơng tác xã hội sử dụng
những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe
tâm thần, tâm lý, xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp
cho trẻ em rối loạn tâm thần, gia đình và xã hội để nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội để giải quyết những
khó khăn về tương tác xã hội, học tập, lao động, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm
bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em rối loạn tâm thần.
2.2. Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em
Phần lớn TE lớn lên khỏe mạnh về tinh thần, nhưng các nghiên cứu
gần đây chỉ ra rằng ngày nay có nhiều TE và thanh niên gặp các vấn đề tâm
thần hơn so với 30 năm trước đây. Một số RLTT ở TE có thể chữa hoặc giải
quyết, trong khi đó một số khác có thể không được chữa và trở thành những
vấn đề lâu dài. Một số RLTT ở TE khá phổ biến, và mốt số khác lại rất
hiếm.
Trong giới hạn nghiên cứu này và phù hợp với hướng các dịch vụ
CTXH cung cấp tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và các cơ sở TGXH
14


cơng lập và ngồi cơng lập, NCS tìm hiểu sâu ở một số loại RLTT: Tự kỷ,
tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, chậm phát triển ngơn
ngữ, rối loạn hành vi.
2.3. Khó khăn và nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần
2.3.1. Khó khăn của trẻ em rối loạn tâm thần
TE RLTT gặp phải một số khó khăn: Kỳ thị phân biệt đối xử; Khó hịa

nhập cộng đồng; Khó tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc xã hội; Hồn
cảnh gia đình khó khăn; Gia đình/người chăm sóc thiếu kiến thức và
phương pháp chăm sóc.
2.3.2. Nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần
TE RLTT có những nhu cầu chung giống như bất kỳ một nhóm TE
bình thường nào khác. Tuy vậy bên cạnh đó, nhóm TE RLTT cũng có
những nhu cầu riêng cần được đáp ứng nhằm giải quyết những nhu cầu, vấn
đề hiện tại của trẻ nhằm giảm bớt các triệu chứng, dấu hiệu và nâng cao khả
năng hòa nhập cộng đồng.
2.4. Lý thuyết ứng dụng trong thực hành cung cấp dịch vụ công
tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
Luận án đã vận dụng quan điểm của thuyết nhu cầu của Abraham
Maslow và thuyết hệ thống để giải quyết các nội dung nghiên cứu.
2.5. Các loại dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần
Đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT như:
Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE
RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thơng, giáo dục
nâng cao nhận thức, đào tạo.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
rối loạn tâm thần
Để làm tốt việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, các cơ
quan và cán bộ, bác sĩ, NVCTXH cần quan tâm đến một số yếu tố tác động
chính sau đây: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên
CTXH; Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung cấp dịch
vụ.
15


CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
RỐI LOẠN TÂM THẦN TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn tỉnh Quảng Ninh và khách thể
nghiên cứu
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, có diện tích
tự nhiên trên 617.821 ha; đơn vị hành chính gồm 04 thành phố, 02 thị xã và
07 huyện với 177 xã, phường, thị trấn; trong đó có 113 xã dân tộc, miền
núi, dân số tại thời điểm năm 2020 là trên 1,2 triệu người. Quảng Ninh là
nơi tập trung những mỏ khoáng sản lớn nhất nước ta, chiếm tới 90%. Đây là
nguồn tài nguyên bất tận nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành cơng
nghiệp, xuất khẩu nước ta.; Bên cạnh đó, lợi thế du lịch cũng được tỉnh ưu
tiên phát triển.
Hiện tại số người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH và các đối
tượng yếu thế cần sự TGXH ở tỉnh Quảng Ninh là rất lớn, trong đó có nhóm
TE RLTT. Để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các cơ
sở TGXH công lập: TTCTXH tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe
tâm thần tỉnh, cơ sở phòng và trị liệu RNTT - Trung tâm Y tế huyện Vân
Đồn, khoa đơn nguyên tâm bệnh phục hồi chức năng của Bệnh viện sản nhi
Quảng Ninh và các cơ sở TGXH ngồi cơng lập đã đẩy mạnh các hoạt động
cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình trong thời gian vừa
qua.
Nghiên cứu được triển khai tại Quảng Ninh với sự tham gia của 83 cán
bộ, bác sĩ, NVCTXH thuộc các cơ sở TGXH cơng lập và ngồi cơng lập;
110 cha, mẹ, người ni dưỡng có TE RLTT đang được can thiệp, trị liệu
tâm lý tại các cơ sở TGXH công lập và ngồi cơng lập trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
3.2. Khái qt tình hình trẻ em rối loạn tâm thần ở tỉnh Quảng
Ninh hiện nay
Trong năm 2012 - 2013 Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh
Quảng Ninh đã phối hợp với các Sở, ban, ngành và hệ thống cung cấp dịch

vụ CTXH các cấp và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng
đồng (RTCCD) tiến hành điều tra, khảo sát và khám sàng lọc bằng thang đo
16


ECST, PSC, SDQ25, DSM - IV tại 90 thôn, khu phố của 90 xã, phường, thị
trấn thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh, tại mỗi thôn,
các hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi 2-16 tuổi, với tổng số là 3.656 trẻ em,
trong đó có nhóm TE có HCĐB. Kết quả, trong tổng số 3.656 trẻ được sàng
lọc, tỷ lệ RLTT nói chung chiếm 10,1%. Nói cách khác, cứ 10 trẻ thì có 1
trẻ mắc RLTT, trong đó tỷ lệ cao nhất là nhóm trẻ từ 11-16 tuổi (chiếm gần
17%), tiếp đến là nhóm trẻ 2-5 tuổi (chiếm khoảng 12%).
3.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần tại Quảng Ninh
Cung cấp dịch vụ CTXH là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở y tế, cơ
sở TGXH công lập và ngồi cơng lập của Quảng Ninh trong q trình can
thiệp, trợ giúp TE RLTT và gia đình.
Dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được đội ngũ cán
bộ, bác sĩ, NVCTXH của cơ sở y tế, cơ sở TGXH cơng lập và ngồi cơng
lập thực hiện với các dịch vụ chính: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT;
Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ
chính sách; Truyền thơng, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
Trong các dịch vụ CTXH do cơ sở y tế, cơ sở TGXH cơng lập và ngồi
cơng lập đang cung cấp có dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm; tham vấn cho
gia đình TE RLTT được cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và gia đình có trẻ RLTT
đánh giá rất cao về mức độ sử dụng và tính hiệu quả mà dịch vụ này mang
lại. Bên cạnh đó, các dịch vụ như: Cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở
trẻ; kết nối, chuyển tuyến; truyền thông, đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT được cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ,
cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ trị liệu cho trẻ.

Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo, trang bị, kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
cho TE RLTT hiện nay còn gặp một số hạn chế chưa phát huy hết hiệu quả
của dịch vụ do tần suất đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, điều đó làm
giảm đi hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa việc điều trị tâm lý của cán
bộ, bác sĩ, NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ tại nhà để đảm bảo trong can thiệp, hỗ trợ trẻ được rút ngắn thời
gian trị liệu và mang đến kết quả tích cực hơn. Dịch vụ kết nối, hồn thiện
thủ tục hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp xã hội gia đình đối tượng khơng đánh
17


giá cao do chưa hồn thiện về chính sách, hồ sơ thủ tục phức tạp trong thực
hiện và tâm lý e ngại từ gia đình người thụ hưởng
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội
đối với trẻ em rối loạn tâm thần tại tỉnh Quảng Ninh
Trong q trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thu được kết quả như
sau trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh. Các ý kiến trả lời cho thấy có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT như:
Yếu tố chính sách, pháp luật; Yếu tố từ nhân viên CTXH; Yếu tố từ đặc
điểm của TE RLTT; Yếu tố từ gia đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp
dịch vụ CTXH...ở các mức độ khác nhau.
Đối với nhóm cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thì đánh giá chính sách, pháp
luật; đặc điểm của TE RLTT và gia đình TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng
nhiều tới hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT. Tuy
nhiên đối với nhóm cha, mẹ, người ni dưỡng TE RLTT đánh giá yếu tố
nhân viên CTXH, cơ sở cung cấp dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng
lớn. Điều đó cho thấy rằng đối với các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH cơng tác
trong lĩnh vực, có kiến thức chuyên sâu nên họ đánh giá được rằng yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ CTXH chính là chính sách và vấn đề bản

thân trẻ, gia đình đang gặp phải. Ngược lại về phía cha mẹ, thì điều họ lựa
chọn là ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
là bởi yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ, đội ngũ nhân viên trị liệu trực tiếp cho
trẻ. Có thể thấy yếu tố chính sách và đội ngũ bác sĩ, nhân viên CTXH trực
tiếp trị liệu cho trẻ có kiến thức, chun mơn, dành nhiều thời gian làm việc
với trẻ chính là yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cung cấp các
dịch vụ trợ giúp.

18


CHƢƠNG 4
THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TRANG BỊ KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG HƢỚNG DẪN TRỢ GIÖP TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM
THẦN CHO CHA, MẸ, NGƢỜI NUÔI DƢỠNG TRẺ EM RỐI LOẠN
TÂM THẦN
4.1. Phƣơng pháp thực nghiệm
4.1.1. Cơ sở thực nghiệm
- Từ kết quả nghiên cứu thực trạng dịch vụ CTXH cung cấp cho TE
RLTT và gia đình TE RLTT chúng tơi lựa chọn ra một số dịch vụ CTXH
cịn hạn chế để tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao hiệu quả
cung cấp dịch vụ CTXH.
- Một số dịch vụ CTXH còn hạn chế xuất phát từ việc cha mẹ, người
ni dưỡng chăm sóc TE RLTT chưa có kiến thức, kỹ năng về vấn đề TE
RLL, đặc biệt là chưa thể tự hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT tại nhà.
- Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả can thiệp và mức
độ tiến triển của TE RLTT là việc ngoài thời gian TE RLTT được can thiệp,
trị liệu tâm lý tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH thì cần có các hoạt động phối
hợp hướng dẫn trợ giúp trẻ tại nhà của cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
- Trong số các đề xuất của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và cha mẹ, người

nuôi dưỡng trẻ: Cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn
trang bị cho cha mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT những kiến thức, kỹ năng
về hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT.
- Nhu cầu được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để
hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ là rất lớn
vì hiệu quả của hoạt động này mang lại, mặt khác đa số cha mẹ và người
nuôi dưỡng trẻ đã được tham dự một vài khóa tập huấn trong thời gian qua,
nhưng không được thường xuyên và kiến thức chưa đáp ứng được mong
mỏi của họ.
4.1.2. Mục đích thực nghiệm
Thử nghiệm chương trình tập huấn nâng cao một số kiến thức, kỹ năng
hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ (lựa
chọn từ kết quả nghiên cứu thực trạng)
4.1.3. Giả thuyết thực nghiệm
19


Hiện nay cha mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT tại Quảng Ninh còn hạn
chế về một số kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT. Có thể
nâng cao các kiến thức, kỹ năng đó thơng qua việc tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng cho cha mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT.
4.1.4. Khách thể thực nghiệm
10 cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT ở thành phố Hạ Long được
lựa chọn từ các phụ huynh có trẻ em đang theo trị liệu tâm lý, phục hồi
chức năng tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện Vân
Đồn, Trung tâm Công tác xã hội, cơ sở TGXH ngồi cơng lập.
4.1.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018, tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.1.6. Biện pháp tác động
- Mục tiêu biện pháp: Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng

hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong
02 đợt, mỗi đợt 03 ngày.
- Nội dung biện pháp:
+ Mời chuyên gia về đánh giá, can thiệp, trị liệu tâm lý cho TE RLTT
để thực hiện cung cấp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ những kiến thức
về TE RLTT, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT tại nhà.
+ Tổ chức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ quan sát các ca mẫu
(xem qua các video, học viên và giảng viên đóng vai) và thực hành đối với
TE RLTT.
+ Tổ chức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ luyện tập các kỹ năng
hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp và
trong các phòng phòng trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.1.7. Các phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm
- Sử dụng các phương pháp đã được dùng trong đánh giá thực trạng
các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT: Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát,
PVS, TLN.
- Đánh giá thông qua một số ca TE RLTT đang được can thiệp, trị liệu
tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Tổ chức thực nghiệm
4.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
20


- Xác định đối tượng tham gia tập huấn: Liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu
đối tượng (nhu cầu, thực trạng hoạt động hướng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà,
mong muốn đạt được qua lớp tập huấn…)
- Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm tập huấn.
4.2.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm
Phối hợp xây dựng nội dung tập huấn với giảng viên TS. Nguyễn Thị
Kim Quý.

Nội dung tập huấn: Gồm 2 mảng nội dung chính: Những kiến thức về
TE RLTT; Thực hành rèn luyện kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT.
4.2.3. Lượng giá trước thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, quan sát, PVS và TLN để xác định các
kiến thức về lĩnh vực RLTT nói chung và các kiến thức, hiểu biết về RLTT
ở trẻ em nói riêng và mức độ thực hiện các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho
trẻ tại nhà của 10 phụ huynh tham gia 02 khoa tập huấn.
4.2.4. Triển khai tập huấn
Trong 02 khóa tập huấn với thời gian 06 ngày, được sự phối hợp và tạo
điều kiện của Trung tâm Công tác xã hội, giảng viên TS. Nguyễn Thị Kim
Quý và 10 phụ huynh đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo chương trình
thực nghiệm đã thiết kế với sự nhiệt tình và tập trung cao, đã hoàn thành tốt
các nội dung:
- Cung cấp những kiến thức về TE RLTT, sàng lọc phát hiện, hướng
dẫn trợ giúp cho TE RLTT (bao gồm những kiến thức chung và 11 kỹ năng
cụ thể hướng dẫn thực hành với TE RLTT).
- Thực hiện quan sát các ca mẫu (xem qua các video, học viên và giảng
viên đóng vai) và thực hành đối với TE RLTT.
- Tổ chức luyện tập kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT trên lớp
và trong các phòng phòng trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.2.5. Lượng giá và kết thúc tập huấn
Việc lượng giá được tiến hành ở nhiều thời điểm: Trong và sau 02
khóa tập huấn với thời lượng 06 ngày để đánh giá kiến thức về lĩnh vực
RLTT nói chung và các kiến thức, hiểu biết về RLTT ở TE nói riêng và
mức độ thực hiện các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT đối với
cha, mẹ, người nuôi dưỡng thông qua bảng hỏi, quan sát, PVS và TLN.
21


4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp

- Chúng tôi xây dựng hình ảnh 2 cha mẹ, người ni dưỡng TE RLTT
để thấy rõ hơn thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT.
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu qua bảng hỏi, PVS, TLN và quan sát
ca hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT của cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
- PVS đối với cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, NVCTXH để hiểu rõ hơn
về mức độ kiến thức về TE RLTT, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT và hiệu quả đã đạt được.
4.4. Thực nghiệm tác động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
hƣớng dẫn trợ giúp cho trẻ em rối loạn tâm thần của cha, mẹ, ngƣời
nuôi dƣỡng trẻ
4.4.1. Mức độ hiểu biết và thực hiện kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho
TE RLTT của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trước và sau thực nghiệm
4.4.2. Phân tích trường hợp điển hình minh họa cho thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Nghiên cứu lý luận cho thấy dịch vụ CTXH đối với TE RLTT là
dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực trợ giúp xã hội được cung cấp bởi cơ
sở y tế, các cơ sở TGXH mà ở đó cán bộ, bác sĩ, NVCTXH sử dụng những
kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn về lĩnh vực SKTT, tâm lý, xã
hội nhằm cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho TE RLTT, gia
đình và xã hội để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực
hiện chức năng xã hội để giải quyết những khó khăn về tương tác xã hội,
học tập, lao động, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản
của TE RLTT.
1.2. Trong giới hạn nghiên cứu và phù hợp với hướng cung cấp dịch vụ
CTXH của các cơ sở y tế, cơ sở TGXH, đề tài đề cập đến một số loại
RLTT: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, chậm
phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi.
1.3. Dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được đội ngũ

cán bộ, bác sĩ, NVCTXH của cơ sở y tế, cơ sở TGXH cơng lập và ngồi
22


cơng lập thực hiện với các dịch vụ chính: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE
RLTT; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ
trợ chính sách; Truyền thơng, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
Trong các dịch vụ CTXH do cơ sở y tế, cơ sở TGXH cơng lập và ngồi
cơng lập đang cung cấp có dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm; tham vấn cho
gia đình TE RLTT được cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và gia đình có trẻ RLTT
đánh giá rất cao về mức độ sử dụng và tính hiệu quả mà dịch vụ này mang
lại. Bên cạnh đó, các dịch vụ như: Cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở
trẻ; kết nối, chuyển tuyến; truyền thông, đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT được cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ,
cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ trị liệu cho trẻ.
Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo, trang bị, kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
cho TE RLTT hiện nay còn gặp một số hạn chế chưa phát huy hết hiệu quả
của dịch vụ do tần suất đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, điều đó làm
giảm đi hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa việc điều trị tâm lý của cán
bộ, bác sĩ, NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ tại nhà để đảm bảo trong can thiệp, hỗ trợ trẻ được rút ngắn thời
gian trị liệu và mang đến kết quả tích cực hơn. Dịch vụ kết nối, hoàn thiện
thủ tục hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp xã hội gia đình đối tượng khơng đánh
giá cao do chưa hồn thiện về chính sách, hồ sơ thủ tục phức tạp trong thực
hiện và tâm lý e ngại từ gia đình người thụ hưởng.
1.4. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Yếu tố chính sách, pháp
luật; Yếu tố từ nhân viên CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT; Yếu tố
từ gia đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...ở các mức
độ khác nhau.

Đối với nhóm cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thì đánh giá chính sách, pháp
luật; đặc điểm của TE RLTT và gia đình TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng
nhiều tới hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT. Tuy
nhiên, đối với nhóm cha, mẹ, người ni dưỡng TE RLTT đánh giá yếu tố
nhân viên CTXH, cơ sở cung cấp dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng
lớn. Có thể thấy yếu tố chính sách và đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên
CTXH trực tiếp trị liệu cho trẻ có kiến thức, chun mơn, dành nhiều thời
23


×