Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam trong bối cảnh văn hoá tộc người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------

NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN

TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA TỘC NGƯỜI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------

NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN

TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA TỘC NGƯỜI

Chun ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.01.25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: GS.TS Vũ Anh Tuấn
2: PGS. TS Nguyễn Thị Huế


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được cơng bố trong cơng trình
nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng
và cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân
thực, cẩn trọng, chừng mực trong luận án.
Tác giả luận án:


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GS

: Giáo sư

VHDG

: Văn học dân gian

tr

: trang

Sđd


: Sách đã dẫn

PL

: Phụ lục


MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5
7. Cấ u trúc của luâ ̣n án ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam ....................................................................................................... 7
1.1.1. Li ̣ch sử nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Viê ̣t Nam..... 12
1.1.2. Li ̣ch sử nghiên cứu đi ̣a danh Thái và địa danh trong truyện kể dân
gian của người Thái ở Việt Nam............................................................. 16
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................. 19
1.2. Tổng quan về hướng tiếp cận và các vấn đề lý thuyết được sử dụng
trong luận án................................................................................................ 19
1.2.1. Về hướng tiếp cận truyện kể dân gian từ góc nhìn văn hóa tộc người . 19
1.2.2. Lý thuyết biểu tượng trong nghiên cứu truyện kể dân gian.......... 23
1.2.3. Lý thuyết không gian xã hội trong nghiên cứu truyê ̣n kể dân gian .... 27
1.3. Sơ lược về bối cảnh văn hóa Thái........................................................ 31

1.3.1. Về nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam.................................... 31
1.3.2. Về sự phân biệt các ngành Thái.................................................... 33
Tiểu kết........................................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT
NAM: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG ................................. 45
2.1. Về khái niệm truyện kể địa danh ......................................................... 45


2.2. Thống kê, phân loại truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam........ 48
2.3. Các phương diện nội dung trong truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam ..................................................................................................... 52
2.3.1. Truyện kể địa danh Thái và vũ trụ quan, thế giới quan của tộc người. 52
2.3.2 Truyện kể địa danh Thái và lịch sử tộc người. ............................ 57
2.3.3. Truyện kể địa danh Thái và những khát vọng nhân sinh.............. 65
Tiểu kết........................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. CỐT TRUYỆN VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KỂ
ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM ....................................... 75
3.1 Cốt truyện trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam ........ 75
3.1.1. Cốt truyện của thần thoại địa danh Thái ...................................... 76
3.1.2. Cốt truyện của truyền thuyết địa danh Thái ................................. 80
3.1.3. Cốt truyện của truyện cổ tích địa danh Thái ................................ 84
3.2. Biểu tượng trong truyện kể địa danh của ngưới Thái ở Việt Nam ...... 89
3.2.1 Biểu tượng nước............................................................................. 90
3.2.2 Biểu tượng núi................................................................................ 96
3.2.3. Biểu tượng nỏ .............................................................................. 102
Tiểu kết......................................................................................................... 107
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KỂ ĐỊA
DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM.............................................. 109
4.1. Mối liên hệ với các hình thức khơng gian, thời gian và mơi trường ....... 109
4.1.1. Các mối liên hệ với không gian, thời gian .................................. 109

4.1.2. Các mối quan hệ với môi trường ................................................ 114
4.2. Các mối quan hệ hôn nhân ................................................................. 119
4.3. Các mối quan hệ tạo lập bởi ngôn ngữ .............................................. 133
Tiểu kết......................................................................................................... 140
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 1


DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1.

Truyền thuyết về nhân vật có công với bản mường

80

2.

Thống kê các biểu tượng trong truyện kể địa danh của

90

người Thái ở Việt Nam

3.

Các căn cứ hình thành địa danh

135


1
PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Thái là tộc người xuyên quốc gia với một lịch sử hình thành, thiên
di, cộng cư và định cư vơ cùng phong phú mà cũng khơng kém phần phức tạp.
Văn hóa Thái bởi thế khơng chỉ góp phần quan trọng trong bức khảm đa màu
sắc của văn hóa Việt Nam mà cịn có ảnh hưởng lớn tới nhiều nền văn hóa
khác. Đó là lý do tại sao ngành Thái học hình thành ở tất cả các quốc gia có
các tộc người thuộc ngữ hệ Thái như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam;
thậm chí nhiều quốc gia phương Tây như Australia, Đức, Hà Lan… cũng có
trung tâm nghiên cứu Thái học.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa người Thái được bắt
đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX đánh dấu bằng cơng trình của các học giả
như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn… Đến nay, hướng nghiên cứu này đã
được quan tâm trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Tất cả mọi phương diện từ lịch sử,
văn học, chữ viết đến phong tục tập quán, tri thức dân gian… của người Thái
đều được khảo sát, nghiên cứu trong các cơng trình, bài viết với độ chun
sâu khác nhau. Xét riêng góc độ văn học dân gian, một đội ngũ đông đảo các
nhà nghiên cứu đã khai thác các phương diện sử thi, dân ca, truyện thơ, truyện
dân gian, tục ngữ… của người Thái từ nhiều góc độ và đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên trong hàng loạt các nghiên cứu ấy có thể thấy một bộ phận

trong kho tàng văn học dân gian của người Thái cịn chưa được quan tâm thỏa
đáng, đó là truyện kể địa danh. Người Thái sống ở đâu, nơi đó có truyện kể về
các địa danh. Với tư cách là một đơn vị từ vựng, một danh từ riêng, địa danh
không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà hàm chứa trong nó những vỉa tầng
văn hóa, lịch sử, ngơn ngữ, những quan niệm của con người. Hơn thế, đặc
điểm vùng đất, địa danh còn đi vào truyện kể dân gian với tư cách là những
sáng tạo của người dân được truyền từ đời này sang đời khác. Ý nghĩa của địa
danh trong truyện kể vì thế khơng chỉ là dấu chỉ cho một vùng đất, một bản
làng hay con sông ngọn suối, địa danh tồn tại cùng năm tháng còn quan trọng


2
bởi cái duyên cớ mà nó được sinh ra, bởi những trải nghiệm với cộng đồng
văn hóa, với ngơn ngữ đã cùng nó tồn tại. Truyện kể địa danh vì thế cần được
được nghiên cứu dưới góc độ liên ngành để giải mã được các vỉa tầng ẩn chứa
đằng sau mỗi lời kể, từ đó có những kiến giải mới về lịch sử, văn hóa, truyền
thống và đặc điểm của vùng đất cũng như con người đã sản sinh ra chúng.
Xuấ t phát từ nhâ ̣n thức về vai trò của văn hóa – văn ho ̣c dân gian Thái
trong viê ̣c bảo tồ n và phát huy bản sắ c văn hóa tô ̣c người, năm 2010 chúng tôi đã
hoàn thành mô ̣t công trı̀nh nghiên cứu mang tên Truyê ̣n kể điạ danh của người
Thái ở Viê ̣t Nam. Công trı̀nh đã hoàn thành được mu ̣c tiêu đề ra là xây dựng
khái niê ̣m truyê ̣n kể điạ danh Thái, bước đầ u thố ng kê được mô ̣t số lượng truyê ̣n
kể điạ danh (56 truyê ̣n) và chı̉ ra những giá tri ̣ nô ̣i dung, thi pháp cùng dấu ấn
văn hóa tô ̣c người (gồ m dấ u ấ n văn hóa vâ ̣t chấ t và dấ u ấ n văn hóa tinh thầ n)
trong tâ ̣p hợp truyê ̣n kể . Viê ̣c làm trên dù đã đa ̣t được mô ̣t số kế t quả nhấ t đinh
̣
song cũng cho thấy xung quanh truyện kể địa danh Thái còn rất nhiều chiều kích
cần được quan tâm, lý giải một cách đầy đủ, xứng đáng, đơn cử như viê ̣c sưu
tầm, sưu tập làm phong phú hơn nữa tâ ̣p hợp truyê ̣n kể đồng thời xuất phát từ
bố i cảnh văn hóa tơ ̣c người để phân tích mớ i quan hê ̣ hữu cơ giữa điạ danh với

môi trường văn hóa đã sản sinh ra chúng. Cao hơn nữa, cần có q trình phân
tích để tı̀m ra những mắ t xı́ch văn hóa, đă ̣c biê ̣t là cách thức trao truyề n truyện
kể, hướng tới mu ̣c tiêu nuôi dưỡng và bảo tồ n văn hóa tô ̣c người.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể điạ
danh của người Thái ở Viê ̣t Nam dưới góc nhìn văn hóa tợc người làm đề
tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t
Nam dưới góc nhìn văn hóa tơ ̣c người trước hết nhằm đóng góp cơng sức
cho cơng tác sưu tầm, cơng bố kho tàng văn học dân gian Thái. Bên cạnh đó,
nghiên cứu đặt ra mục tiêu tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa ẩn chứa
trong kho tàng truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, chỉ ra những
hằng số, những cách thức tư duy mang tính biểu trưng của tộc người thơng
qua cách thức hình thành cốt truyện và nội hàm của thế giới biểu tượng.


3
- Ngoài hai mục tiêu kể trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng đặt ra một
mục tiêu quan trọng khác là phác họa khái lược mơ hình khơng gian xã hội
Thái thông qua những mối quan hệ xã hội cơ bản, từ đó hình dung cách thức
mà người Thái gây dựng, củng cố nền văn hóa của mình, giúp chúng khơng bị
“hịa tan” trước những thách thức, biến đổi của không gian và thời gian.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở tiếp xúc với kho tàng truyện cổ Thái đã được sưu tầm, xuất
bản kết hợp với thu thập, phỏng vấn trên thực địa, nhiệm vụ trước hết chúng
tôi đặt ra cho luận án này là tập hợp một số lượng nhất định các văn bản
truyện kể (trong điều kiện thời gian được cho phép) trên tiêu chí đảm bảo tất
cả các vùng Thái lớn đều có truyện kể; tiến hành thống kê, phân loại và sắp
xếp chúng theo khu vực địa lý tồn tại địa danh.
- Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề về khái

niệm, phân loại, và các đặc trưng về phương diện nội dung của truyện kể địa
danh Thái.
- Nhiệm vụ thứ ba tương ứng với chương tiếp theo của luận án là phân
tích các dạng thức của cốt truyện xuyên suốt kho tàng truyện kể; chỉ ra nguồn
gốc, các biểu hiện và ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong kho tàng
truyện kể địa danh Thái.
- Cuối cùng, luận án cần phân tích đưa ra được hình dung khái lược về
một số mối quan hệ xã hội tộc người từ phương diện truyện kể và lý giải
chúng trong mối quan hệ với những yếu tố văn hóa hữu quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của luâ ̣n án là truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái
ở Viê ̣t Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: góc nhìn văn hóa tộc người. Cụ thể, trong nghiên
cứu này chúng tơi coi tập hợp truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam
như một sự kiện xã hội tổng thể trong đó bao hàm tồn bộ các yếu tố văn hóa
xã hội của tộc người. Bởi thế, q trình thực hiện luận án đồng thời là quá
trình sử dụng các công cụ lý thuyết bao gồm lý thuyết ngữ văn dân gian, lý


4
thuyết biểu tượng và lý thuyết không gian xã hội để bóc tách những lớp văn
hóa đó hịng thấy được giá trị của tập hợp truyện kể.
- Phạm vi tư liệu khảo sát: tư liêụ phu ̣c vu ̣ nghiên cứu đươ ̣c tập hợp từ
hai nguồ n: 1/Những tư liệu được thu nhận trên thực địa; 2/ Nguồ n truyê ̣n kể
điạ danh nằ m rải rác trong các văn bản thành văn có sưu tầm truyện kể dân
gian Thái như: truyê ̣n kể dân gian Thái, truyê ̣n kể dân gian các dân tô ̣c ı́t
người; kỷ yế u hô ̣i thảo Thái ho ̣c; điạ chı́ các vùng đấ t có cư dân Thái sinh
số ng và mô ̣t số công trı̀nh nghiên cứu về điạ danh. Các tư liệu này được thống
kê trong Phụ lục 1.
Trên cơ sở hai nguồ n tư liêụ nói trên, đế n thời điể m hiê ̣n ta ̣i đã sưu tầ m/

sưu tâ ̣p đươ ̣c 116 truyê ̣n /mẩ u truyê ̣n kể điạ danh Thái (tên truyện được thống
kê trong Phụ lục 2). Đây là cơ sở tư liệu để chúng tôi để tiế n hành nghiên cứu
đề tài Truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t Nam dưới góc nhìn văn hóa
tợc người.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Đây là phương pháp
được tiến hành thường xuyên và cũng là phương pháp chủ đạo được sử
dụng trong luận án nhằm phân tích các đặc điểm của văn chương dân gian
Thái trong truyện kể địa danh.
- Phương pháp điền dã: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với
nghiên cứu ngữ văn dân gian đặc biệt khi đặt trong mối quan hệ với bối
cảnh văn hóa tộc người. Trong nghiên cứ u nà y, chú ng tôi đă ̣t ra vấ n đề
nghiên cứ u không gian xa ̃ hô ̣i tô ̣c ngườ i nhı̀n từ truyê ̣n kể , bởi vâ ̣y viê ̣c
gắn bó dài lâu với tộc người được nghiên cứu và xem văn chương tộc
người là một thành tố sống động của thực tại luôn là yêu cầ u cầ n thiế t, đò i
hỏ i sư ̣ nỗ lực lâu dài và thường xuyên để có thể nắm bắt được sự hình
thành, truyền dẫn, tiếp nhận các quy luật nghệ thuật văn học dân gian gần
nhất với cơ chế sinh thành ra nó trong tâm lý và xã hội tộc người.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn chương dân gian luôn luôn bắt
buộc phải tiến hành các so sánh tư liệu ngữ văn trong bối cảnh rộng lớn của
nó nhằm tiến gần hơn những nhận thức hoàn chỉnh. Do vâ ̣y trong quá trıǹ h


5
làm viê ̣c, để dẫn đế n mô ̣t kế t luâ ̣n cu ̣ thể từ phương diêṇ ngữ văn ho ̣c, chúng
tôi sẽ cố gắ ng tiến hành so sánh đối chiếu từ nhiều cấp độ để có đươ ̣c mô ̣t kế t
luâ ̣n ngữ văn tô ̣c người đáng tin câ ̣y.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt luận án nhằ m đảm bảo cho việc xử lý các dữ kiện truyện
kể trong tính tổng thể vấn đề. Các lập luận chủ đạo của luận án đều được

xây dưṇ g trên cơ sở khoa học văn học trong sự liên kết chặt chẽ với các
thành quả rút ra từ các khoa học khác như ngôn ngữ ho ̣c, sử học, địa lý học
và dân tộc học.
6. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thơng qua q trình sưu tầm, điền dã tại các khu vực có dân cư
Thái sinh sống kết hợp với việc sưu tập tài liệu từ các cơng trình, sách báo đã
xuất bản, chúng tơi đã tiến hành hệ thống hóa tư liệu về truyện kể địa danh
của người Thái ở Việt Nam đồng thời đem đến những đánh giá tổng quan về
tình hình nghiên cứu.
Thứ hai, luận án xác đinh
̣ đươ ̣c giá tri ̣ về phương diêṇ ngữ văn dân gian
của tâ ̣p hơ ̣p truyê ̣n kể điạ danh Thái. Chỉ ra cấu trúc thể loại, giá trị nội dung
xét theo phương diện thể loại của tập hợp truyện kể. Phân tích nốt truyện của
tồn thể kho tàng truyện kể theo nhóm thể loại. Nếu cơng trình luận văn thạc
sĩ trước đây mới tiến hành việc đưa ra khái niệm truyện kể địa danh, phân tích
một số dấu ấn văn hóa Thái trong những truyện kể địa danh đã sưu tầm/sưu
tập thì luận án đóng góp ở sự mở rộng phạm vi tư liệu khảo sát và khảo cứu,
cung cấp một diện mạo truyện kể phong phú hơn cũng như sự khảo cứu sâu
sắc hơn. Các các giá trị nội dung, cốt truyện, nghiên cứu các biểu tượng tiêu
biểu cũng như việc phân tích một số phương diện khơng gian xã hội trong
truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam đều là những nội dung nghiên
cứu hồn tồn mới, khơng lặp lại cơng trình nghiên cứu trước đây.
Thứ ba, thơng qua việc phân tích các biểu tượng, chúng tơi đồng thời chỉ
ra mối liên hệ giữa văn học và văn hóa dân gian, mối liên hệ giữa địa danh và
các cơ tầng văn hóa tộc người đã sản sinh ra nó. Đây cũng chính là hướng
nghiên cứu mang lại nhiều kiến giải mới cho nghiên cứu văn học dân gian.


6
Đây cũng là lần đầu tiên một số biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Thái được

phân tích, nhìn nhận từ góc độ truyện kể địa danh.
Thứ tư, luận án đóng góp những phân tích về các đơn vị cấu thành không
gian xã hội Thái tộc tập trung vào một số mối quan hệ xã hội cơ bản từ góc độ
truyện kể địa danh. Việc nghiên cứu không gian xã hội tộc người từ phương
diện ngữ văn dân gian tuy đã được thực hiện bởi một số nghiên cứu đi trước,
song đối với ngành Thái học, đây vẫn là thử nghiệm đầu tiên, cung cấp cách
nhı̀n mới cho văn ho ̣c dân gian tô ̣c người, nằ m trong nỗ lư ̣c chung nhằm đưa
văn ho ̣c dân gian về với bố i cảnh sinh hoạt và tồn tại của nó.
7. Cấ u trúc của luâ ̣n án
Luâ ̣n án triể n khai thành 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Chương 2 : Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam: khải niệm,
phân loại và nội dung
Chương 3: Cốt truyện và biểu tượng trong truyê ̣n kể đi ̣a danh của người
Thái ở Viê ̣t Nam
Chương 4: Không gian xã hội trong truyện kể địa danh của người Thái
ở Việt Nam


7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người
Thái ở Việt Nam
Trong cơng trình này, chúng tơi nghiên cứu tru ̣n kể điạ danh của người
Thái ở Viêṭ Nam từ góc độ văn hóa tô ̣c người nhằ m thấ y đươ ̣c mố i liên hê ̣
mâ ̣t thiế t giữa ba yế u tố : điạ danh – truyê ̣n kể – văn hóa (đă ̣c biêṭ là ý thức tơ ̣c
người). Theo đó tru ̣n kể điạ danh (mơ ̣t bô ̣ phâ ̣n của sáng tác ngôn từ dân

gian) là mô ̣t sự kiêṇ xã hô ̣i mã hóa những đă ̣c trưng văn hóa tô ̣c người mà điạ
danh là mắ t xı́ch chı́nh đươ ̣c quan tâm. Bởi vâ ̣y, nế u như trong công trı̀nh
trước đây [111], lich
̣ sử vấ n đề chı̉ chủ yế u quan tâm đế n những nghiên cứu
xung quanh truyê ̣n kể điạ danh thı̀ nghiên cứu này quan tâm đế n cả những
nghiên cứu điạ danh từ góc nhı̀n của ngôn ngữ, lich
̣ sử, văn hóa... coi đó như
tiề n đề cho viêc̣ khảo cứu mố i quan hê ̣ giữa điạ danh với những yế u tố nằ m
trong/ bao chứa nó.
Trước hết, bởi người Thái là một trong những tộc ít người có dân số
đơng nhất Việt Nam. Nền văn hóa, chính trị của họ cũng có vai trò quan trọng
trong vành đai quyền lực miền núi ở Việt Nam nói chung và Đơng Dương nói
riêng, vì thế khi Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp, người Thái sớm
trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của các học giả nước ngoài, trước tiên là
người Pháp, kế tiếp là nghiên cứu của các học giả thuộc cộng đồng Anh ngữ.
Dưới đây chúng tôi điểm một số cơng trình nghiên cứu về người Thái ở Việt
Nam trong đó có đề cập đến văn chương dân gian mà nghiên cứu mang tính
chuyên sâu đầu tiên là của Albert Louppe (Muongs de Cua-Rao [1]). Trong
nghiên cứu này đời sống thường nhật, văn hóa vật chất, sinh đẻ, phong tục, tín
ngưỡng, sinh hoạt văn nghệ... của người Thái ở Cửa Rào được tác giả mô tả
khá kỹ lưỡng. Về phương diện nghệ thuật ngôn từ dân gian, điều mà tác giả
có nhắc đến là những câu nói răn dạy con cháu và những kinh nghiệm về thời
tiết. (Ở đây mặc dù nghiên cứu về người Thái nhưng do sự thiếu thống nhất
về tên gọi tộc người nên vào thời điểm đó tác giả gọi người Thái ở Cửa Rào –


8
Nghệ An với danh xưng “Mường”). Có thể thấy, với vai trị là bản ghi chép
của các cơng chức thuộc địa, những tác phẩm của Albert Louppe hay Ch.
Robequain ( cơng trình Le Thanh Hoa), R.Robert ( cơng trình Notes sur les

Tay Deng de Lang Chanh – Thanh Hoa - An Nam) đều là những bản báo cáo
chi tiết phục vụ cho cơng cuộc “khai hóa” của thực dân. Cả ba tác phẩm nói
trên đều chỉ đề cập thống qua đến sự tồn tại của văn chương dân gian tộc
người, vấn đề truyện kể địa danh của người Thái - đối tượng mà chúng tôi
quan tâm không được đề cập đến.
Tiếp sau các tác giả nói trên, năm 1950, một tác phẩm khác có đề cập
đến người Thái ở Việt Nam của Henri Maspero (bản dịch tiếng Việt của Lê
Diên: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc của [2]) được xuất bản. Nội dung
cuốn sách ngoài khảo cứu một cách kỹ lưỡng về sự phát triển lịch sử của Đạo
giáo Trung Hoa, huyền thoại học Trung Quốc hiện đại, cịn để cập đến xã hội
và tơn giáo của người Trung Quốc cổ và người Thái hiện nay. Trong phần này,
những khảo cứu về lễ hội mùa xuân, huyền thoại cũng như những phong tục
tang lễ của người Thái đen ở thượng du Bắc Bộ là những nghiên cứu tỷ mỉ về
người Thái đen Việt Nam. Trong nhiều trang viết, tác giả nhắc tới những
huyền thoại Thái như truyện về Tạo Sng Tạo Ngần, sự tích hạt lúa, truyện
trời đất phân đơi... [2,531-533] tuy nhiên khơng có nội dung nào liên quan
đến truyện kể địa danh Thái. Ở đây mối quan tâm của tác giả là hướng đến
phân tích những dấu vết của xã hội và tôn giáo Trung Quốc cổ đại trong các
thiết chế văn hóa tơn giáo của người Thái vào thời điểm nghiên cứu. Bộ phận
văn học dân gian được tác giả quan tâm nhiều nhất chính là lớp thần thoại
sáng thế nói về sự khai sinh trời đất và các hiện tượng thiên nhiên. Điều này
ta cũng gặp trong một nghiên cứu khác có đề cập đến người Thái ở Việt Nam
là Systems of Northern Vietnam của Gerald C. Hickey [3]. Trong cơng trình
này, tác giả dành trọn vẹn chương chương thứ tư nghiên cứu về xã hội của
người Thái đen ở Việt Nam, trong đó có những nội dung đề cập đến văn
chương dân gian của họ, cụ thể là những huyền thoại về các cuộc thiên di của
người Thái từ Bắc xuống Nam, lý do họ phải rời bỏ quê hương ở phương Bắc
để đi tìm đất sinh cơ lập nghiệp. [3, 131-133].



9
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về khơng gian xã hội của
G. Condominas. Ơng cũng đồng thời là người có nghiên cứu nổi tiếng về
người Thái mang tên “Bài tiểu luận về hệ thống chính trị Thái” hoàn thành
năm 1976 và được xuất bản chung trong cơng trình Khơng gian xã hội vùng
Đơng Nam Á [33, 267-324]. Nội dung của “bài tiểu luận” này tuy không trực
tiếp đề cập đến văn học dân gian Thái song sự phân tích về hệ thống chính trị
của người Thái cùng những hình dung về khơng gian “mường” khi đặt cạnh
những dẫn dụ khác về văn chương dân gian của người Mnơng Gar, người Ê
đê chính là những gợi ý quan trọng cho tác giả luận án trong quá trình nghiên
cứu không gian xã hội Thái tộc sau này.
Trong khi những nghiên cứu của các học giả phương Tây không cung
cấp nhiều những gợi ý trực tiếp cho nghiên cứu truyện kể địa danh của người
Thái ở Việt Nam thì ở một hướng tìm kiếm khác, chúng tơi lại tìm được
những trợ giúp từ các nghiên cứu của học giới Trung Quốc. Dưới đây sẽ là
việc điểm lại các nghiên cứu liên quan này một mặt cung cấp những tham
chiếu về phương pháp nghiên cứu địa danh và truyện kể địa danh Thái, mặt
khác cung cấp những tư liệu trực tiếp về văn hóa tộc người ở nơi mà nó khởi
nguồn để chúng tơi tham khảo trong q trình triển khai nghiên cứu của mình.
Trên thực tế, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc được quan tâm từ
rất sớm. Thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh trong bộ
Hán thư, trong đó có một số địa danh đã được ơng giải thích rất rõ về nguồn
gốc và ý nghĩa. Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN) trong Thủy Kinh chú sớ, Lịch
Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn địa danh, trong đó chủ yếu là các sơng
ngịi, hồ đầm Trung Hoa [100]. Tuy nhiên, phải sang thế kỷ XXI, do ảnh
hưởng của chính sách dân tộc, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc, đặc
biệt là địa danh bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các vùng biên cương mới
đặc biệt được chú trọng. Năm 2011, Dương Lập Quyền và Trương Thanh Hoa
có cơng trình Khái quát về địa danh tiếng dân tộc thiểu số Trung Quốc[167].
Nội dung cuốn sách chủ yếu quan tâm đến diễn biến lịch sử và tình hình phân

bố của các địa danh dân tộc thiểu số, đồng thời từ đó rút ra quy luật, tiến tới
chỉ ra nội hàm, chức năng và ý nghĩa của địa danh dân tộc thiểu số. Tiếp đến,


10
năm 2013, Tống Cửu Thành xuất bản cơng trình Nghiên cứu địa danh văn
hóa: khái quát về địa danh dân tộc thiểu số và các vấn đề khác [168]. Trong
công trình này, Tống Cửu Thành trên cơ sở của các tùng thư khái quát về địa
danh văn hóa và di sản địa danh văn hóa đồng thời chỉ ra ba phương diện của
yêu cầu bảo vệ cũng như chỉnh lý di sản địa danh văn hóa trong các văn kiện
Trung Quốc cổ đại.
Người Thái cũng là một trong 56 tộc người ở Trung Quốc, và mặc dù
đến nay các địa danh bằng tiếng Thái đã và đnag bị Hán hóa sâu sắc song đó
cũng chính là một thách thức đối với các học giả và các nghiên cứu về địa
danh Thái ở Trung Quốc cũng ngày càng được nhiều học giả quan tâm. Năm
2005, tác giả Đới Hồng Quang có hai bài viết liên quan, một là Thử phân tích
ảnh hưởng của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất đến việc gọi tên địa danh
Thái tộc [163]. Bài viết thơng qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa
năm phương diện của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất chỉ ra ảnh hưởng to
lớn của những chế độ này trong việc định danh các địa danh bằng tiếng Thái.
Bài viết thứ hai của tác giả này trong năm 2005 có tên Đặc trưng địa danh
tiếng Thái Tây Song Bản Nạp [164] lấy đối tượng là địa danh tiếng Thái Tây
Song Bản Nạp và tập trung phân tích 5 phương diện của địa danh tiếng Thái
vùng này là tính khoa giới, tính phức tạp, tính đa tầng khơng gian, tính hỗn
hợp và tính đặc thù. Vẫn theo mạch nghiên cứu địa danh, năm 2008, Đới
Hồng Quang tiếp tục có bài Thử bàn về ảnh hưởng của tôn giáo với việc đặt
tên địa danh tiếng Thái [165] . Trong bài, tác giả chỉ ra người Thái đã theo
tôn giáo nguyên thủy, cũng theo Phật giáo Tiểu thừa. Điều này khiến hình
thành nên đặc điểm nhị nguyên trong tơn giáo tín ngưỡng của người Thái.
Đặc điểm nhị ngun này đến lượt nó lại sinh ra những ảnh hưởng to lớn đến

các phương diện văn hóa Thái tộc, trong đó có các địa danh tiếng Thái. Tiếp
theo, năm 2010, Ngơ Trạch có bài Các địa danh có nguồn gốc từ thần thoại
và truyền thuyết của dân tộc Thái [166] in trong sách Hồ sơ Vân Nam. Bài
viết tiến hành thống kê, phân tích và chỉ ra địa danh chính là do con người
trong quá trình sản xuất và sinh sống ước định và tổng hợp để tạo nên nhằm
phân biệt các vị trí, phạm vi, hình thái và đặc trưng khác nhau của các loại


11
thực thể địa lý trong vũ trụ. Vì địa vực và dân tộc (ngôn ngữ) khác nhau nên
địa danh mang tính dân tộc và tính địa vực rõ nét. Cảnh Mã là khu tự trị đa
dân tộc có người Thái và người Ngõa là chủ thể nhưng người Thái lại là dân
tộc thiên di sớm hơn đến mảnh đất phì nhiêu này. Đồng thời văn hóa Thái với
chế độ thổ ti thống trị đã kéo dài hơn 600 năm khiến địa danh Thái ngữ làm
nên những cột mốc lịch sử văn hóa, chiếm 47.1% trong 696 đơn vị địa danh
vùng Cảnh Mã. Do địa danh Thái ngữ được viết bằng tiếng Hán nên mang
tính phức tạp và khơng cố định, điều này cũng khiến chúng mất đi rất nhiều
tấm màn thần bí. Năm 2012 hai tác giả Lý Dật Hoa và Lưu Á có bài Đặc điểm
cách gọi tên địa danh tiếng Thái trong địa danh Phổ Nhĩ [172]. Hai tác giả
này khẳng định địa danh không chỉ thể hiện việc gọi tên đối tượng khơng gian
địa lý mà cịn phản ánh đặc trưng địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn nơi đó.
Đồng thời, bản thân địa danh cũng bao hàm cả quá trình lịch sử, địa lý, nhân
văn lâu dài, là một loại hình thức thơng tin cơ bản. Nghiên cứu lấy địa danh
Thái ngữ trong địa danh các dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ làm đối tượng và tiến
hành phân tích các khía cạnh lịch sử, văn hóa, địa lý... của nhóm địa danh này.
Cùng quan tâm đến địa danh tiếng Thái ở Phổ Nhĩ, tác giả Lý Ánh Hoa lại
quan tâm đến chủ đề Nguyên nhân địa danh Thái tộc chiếm địa vị chủ đạo
trong các địa danh dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ [173]. Bài viết lấy địa danh
thuộc 9 huyện của tỉnh Phổ Nhĩ (chủ yếu là khu vực hành chính và điểm cư
dân) làm đối tượng nghiên cứu phân tích các nguyên nhân địa danh Thái ngữ

chiếm địa vị chủ đạo trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sức mạnh của văn
hóa Thái tộc so với văn hóa của các tộc người khác ở khu vực này. Cũng quan
tâm đến sức sống lau bền của văn hóa Thái nhưng minh chứng bằng việc
nghiên cứu một địa danh cụ thể, năm 2012, tác giả Tế Đổ Tường công bố bài
viết Lịch sử tước hiệu địa danh Thái ngữ Na Mãnh [171]. Bài viết chỉ ra, dù
trong lịch sử, Na Mãnh từng trải qua rất nhiều biến động, từng là thuộc địa
của vương quốc Quả Chiêm Bích, rồi thuộc phủ tổng quản quân dân Bình
Diến Lộ, Nam Điện Phủ Tư. Thời kỳ dân quốc, khu Nam Điện áp dụng chính
sách “thổ lưu bính trị”, Na Mãnh lại phụ thuộc sự cai quản của Nam Điện
Tuyên Phủ Tư và Thiết trị cục Lương Hà. Sau giải phóng, Na Mãnh từng do


12
huyện Lộ Tây và Đằng Xung cai quản. Tuy vậy, địa danh này chưa từng bị
thay đổi, nguyên nhân chủ yếu là do chúng mang nhiều nội hàm văn hóa và
chứa đựng giá trị lịch sử lâu dài. Như vậy vấn đề nghiên cứu địa danh ở
Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài. Đến thời kỳ đương đại, địa danh các
dân tộc thiểu số nói chung và địa danh Thái nói riêng cũng được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ, tuy nhiên hầu hết tập trung vào góc độ lịch sử, địa
lý và ý nghĩa văn hóa của địa danh, những nghiên cứu nhìn địa danh Thái tộc
từ góc độ văn học dân gian cịn rất ít ỏi. Quay trở lại với tình hình nghiên cứu
địa danh trong văn học dân gian ở Việt Nam, dưới đây chúng tơi xin thống kê,
phân tích các nghiên cứu trong nước trong đó tập trung chủ yếu vào những
nghiên cứu quan tâm đến địa danh xuất hiện trong các tác phẩm ngơn từ dân
gian, lấy đó làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu cụ thể của mình.
1.1.1. Lich
̣ sử nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Viê ̣t Nam
Một trong những nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến địa danh trong
truyện kể dân gian phải kể đến bài viết Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng
trong một số truyện cổ tích [74] của GS Đinh Gia Khánh. Ở đây, tác giả quan

tâm đến lý do xuất hiện tên riêng của các địa danh trong một số truyện cổ tích
(cổ tích lịch sử và cổ tích thế sự). Ơng cho rằng “có trường hợp truyện cổ tích
được xây dựng trên những danh từ riêng vốn có từ trước, nhằm giải thích
những danh từ riêng đó” [74,37]. Như vậy trong quan hệ thời gian, các truyện
kể này xuất hiện sau khi những danh từ riêng gọi tên các địa danh đã ra đời.
Và theo đó, việc giải thích địa danh khơng phải là tính thứ nhất của truyện mà
mục đích chủ yếu của sự xuất hiện các địa danh này là làm tăng tính chân
thực của truyện kể.
Đưa ra một cách giải thích khác về sự xuất hiện của các tên riêng trong
một số truyền thuyết, bài Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các
truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước [155] của GS Trần Quốc Vượng có
những phát hiện trong quan niệm về địa danh và cách gọi tên cho các địa
điểm trong một số truyện kể. Tuy nhiên ý kiến của ông cũng gặp gỡ với GS
Đinh Gia Khánh ở chỗ không coi việc định danh cho các địa danh là mục đích


13
của truyện kể (hay ít nhất là một bộ phận truyện kể) trong đối tượng mà các
tác giả khảo cứu.
Tiếp nối mạch nghiên cứu, trong cơng trình Tìm hiểu truyền thuyết địa
danh qua những truyền thuyết vùng ven Hồ Tây [42], tác giả Nguyễn Thị Bích
Hà đã đưa ra khái niệm về truyền thuyết địa danh, xác định bản chất thể loại
cùng nguồn gốc của truyện kể địa danh và lấy đó là cơ sở để tìm hiểu những
truyền thuyết địa danh vùng ven Hồ Tây trong mối quan hệ với những sinh
hoạt văn hóa dân gian thuộc vùng truyền thuyết. Có thể nói chuyên luận đã
giải quyết khá triệt để những vấn đề được đặt ra, mặc dầu vậy do tác giả quan
niệm tất cả truyện kể địa danh đều “nằm trong thể loại truyền thuyết và là bộ
phận hợp thành truyền thuyết” [42,18] nên có đơi chỗ việc nhìn nhận về nội
dung và bản chất thể loại của một số truyện kể cịn nhiều vấn đề có thể tiếp
tục bàn luận.

Sau chuyên luận trên, năm 1986 tác giả Nguyễn Bích Hà tiếp tục có bài
Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam [43]. Với bài viết này,
tác giả một lần nữa đưa ra khái niệm truyện kể địa danh, cơ sở hình thành
cùng những khía cạnh nội dung cơ bản của truyện, đồng thời mở ra định
hướng cho những nghiên cứu sâu hơn.
Năm 1999, tác giả Trần Thị An công bố bài viế t Truyện kể địa danh - từ
góc nhìn thể loại [4]. Bài viết nhận định khái quát những đặc trưng về nội
dung và ý thức nghệ thuật thể hiện trong truyện kể địa danh, đồng thời chỉ ra
xu hướng hình thành truyện kể xuất phát từ những quan niệm, quá trình tư
duy và xúc cảm nghệ thuật của tác giả dân gian. Đặc biệt, trong những phân
tích, tác giả đã lấy dẫn chứng từ nguồn truyện kể dân gian phong phú của
nhiều dân tộc. Có thể nói với bài viết này truyện kể địa danh của các dân tộc
thiểu số lần đầu tiên được đưa ra khảo cứu bên cạnh truyện kể địa danh của
người Việt. Mặc dù những phân tích của tác giả mới chỉ được tiến hành một
cách sơ lược trong phạm vi một bài báo khoa học nhưng đây thực sự là những
gợi ý quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về sau.
Trong mạch nghiên cứu về truyện kể địa danh, trên Tạp chí Văn học
năm 1999 có bài của tác giả Thái Hồng: Truyền thuyết dân gian và địa danh


14
[61] tìm hiểu mối quan hệ giữa điạ danh và truyề n thuyế t dân gian. Tuy bài
viết không đưa ra những kiến giải mới, song tác giả đã thống kê, phân tích và
chỉ ra mối liên hệ giữa một số truyền thuyết dân gian và những địa danh xuất
hiện trong các truyện kể được đưa ra làm dẫn chứng.
Năm 2000, luận văn Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa
danh Nam Bộ của tác giả Trần Tùng Chinh [16] lựa chọn đối tượng nghiên
cứu là những truyện kể địa danh thuộc vùng đất mới, tác giả đã tiến hành
khảo sát một số phương diện thi pháp của truyện kể dựa trên nguồn tài liệu
tương đối phong phú. Mă ̣c dầ u vâ ̣y trong pha ̣m vi của mô ̣t luâ ̣n văn, tác giả

mới đưa ra những khảo sát bước đầ u về thi pháp truyê ̣n kể mà chưa đưa ra
đươ ̣c kiế n giải nào thực sư ̣ mới mẻ.
Năm 2002, trong Thông báo khoa học chuyên ngành Ngữ văn của
Trường Đại học Quy Nhơn, Trần Xn Tồn đã cơng bố bài viết Mấy nét về
ca dao địa danh Bình Định [131]. Tác giả tiế n hành việc phân tích những đặc
trưng cơ bản về ca dao địa danh ở khu vực Bình Định trong tương quan so
sánh với ca dao địa danh khu vực Nam Trung Bộ và khẳ ng đinh:
̣ “Tháp cổ
như một đặc trưng của khơng gian văn hóa trong ca dao địa danh Bình Định”
[131, 37.]. Thơng qua những khảo sát ban đầu trong các lần điền dã văn học
dân gian, tác giả đã khái quát một số cấu trúc địa danh theo phương pháp xâu
chuỗi, định tính. Nhìn chung, cơng trình của nhà nghiên cứu Trần Xn Tồn
đã tìm hiểu khá kỹ ca dao địa danh Bình Định theo hướng xâu chuỗi, định
tính và cấu trúc. Tuy nhiên, cơng trình cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ khởi mà
chưa đi vào phân tích những giá trị văn chương lịch sử của ca dao địa danh
“xứ Nẫu” cũng như khảo sát hệ thống ca dao địa danh này từ góc độ văn hóa
địa phương.
Năm 2004, Nguyễn Hữu Hiếu có cơng trıǹ h Tìm hiểu nguồn gốc địa
danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết [55]. Cơng trıǹ h gồ m hai phầ n,
phần thứ nhất tác giả trình bày khái quát một số về đặc điểm như: đặc điểm
của vùng đất Nam Bộ ảnh hưởng đến sự hình thành địa danh; đặc điểm về
chuyển hố; cấu trúc địa danh Nam Bộ. Theo đó, về cấu trúc từ ngữ, địa danh
có khi là mỹ từ, có khi được gọi nơm na, có vay mượn từ ngữ âm, ngữ nghĩa


15
của ngôn ngữ khác… Mỗi địa danh ra đời trong một hồn cảnh lịch sử - văn
hố nhất định song khơng thể là bất biến mà có thể chuyển hố qua nhiều hình
thức (như rớt từ, nói trại âm, viết sai chính tả…) nên có một số địa danh từ lúc
hình thành đến nay đã thay đổi. Trên cơ sở đó tác giả đi đến nhận định khái

quát về địa danh Nam Bộ, tuy hình thành sau so với các vùng miền khác của
đất nước, nhưng vẫn luôn mang dấu ấn lịch sử, là di chỉ khảo cổ học, ghi và
truyền lại hậu thế những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hố, ngơn ngữ của
một vùng đất mới năng động, trù phú. Phần thứ hai của cơng trình này là
những nghiên cứu, phân tích về đặc điểm của truyện tích và giả thuyết liên
quan đến địa danh Nam Bộ. Tác giả giới thiệu 110 truyện tích và giả thuyết
tiêu biểu liên quan đến nguồn gốc địa danh Nam Bộ như: ao Bà Om (Trà
Vinh), ấp Giá Ngự (Cà Mau), bưng Sấu Hì (Đồng Tháp Mười), cù lao Ơng
Hổ, kinh Thoại Hà (An Giang), hòn Phụ Tử (Kiên Giang), núi Bà Đen (Tây
Ninh), xóm Bà Đồ (Cần Thơ). Cơng trı̀nh bước đầ u có cách nhı̀n nhâ ̣n theo
hướng đi sâu tı̀m hiể u những đă ̣c trưng văn hóa thể hiêṇ trong các điạ danh.
Năm 2006, tác giả Lê Đức Luận có bài Âm vang địa danh Hà Nội trong
ca dao [84]; Bài viế t chủ yế u thố ng kê các điạ danh xuấ t hiê ̣n trong ca dao Hà
Nô ̣i và chı̉ ra mô ̣t vài đă ̣c trưng về phương ngữ nghıã của điạ danh.
Năm 2007, Pha ̣m Tiết Khánh có bài viết nghiên cứu Truyền thuyết địa
danh trong văn học dân gian Khơme Nam Bộ [77]. Bài viế t chủ yế u chı̉ ra
mô ̣t số phương diêṇ về nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t của truyề n thuyế t điạ danh
Khơ Me Nam Bô ̣. Yế u tố văn hóa tô ̣c người, dấ u ấ n của nó trong điạ danh và
trong truyề n thuyế t chưa phải là vấ n đề tác gỉả quan tâm.
Năm 2007 Nguyễn Đình Chúc cơng bớ Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca
dao Phú Yên [18]. Công trı̀nh thiên về mô tả đă ̣c điể m, vi ̣ trı́ điạ lý của các điạ
danh và giới thiê ̣u những câu ca dao tu ̣c ngữ có liên quan đế n điạ danh đó.
Năm 2007, Lê Thị Diệu Hà có bài viết Nét riêng của yếu tố địa danh
trong ca dao Nam Bộ đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian của Hội Văn
nghệ dân gian [46]. Nô ̣i dung bài viế t quan tâm đế n các chủ đề phổ biến trong
bộ phận ca dao Nam Bộ có địa danh; hệ thống địa danh trong ca dao Nam Bộ;
địa danh và nội dung biểu hiện trong ca dao Nam Bộ; địa danh và phương


16

thức biểu đạt trong ca dao Nam Bộ. Có thể nói những nô ̣i dung trên chưa chı̉
ra đươ ̣c nét riêng của yế u tố điạ danh như tên bài đã kỳ vo ̣ng.
Năm 2009 có bài Địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn Nhã
Bản [9]. Trong bài viế t này, tác giả đă ̣c biêṭ chú ý đế n lý do tồ n ta ̣i của các điạ
danh trong tu ̣c ngữ cùng mố i quan hê ̣ giữa điạ danh với bố i cảnh ngôn từ những đơn vi ̣ tu ̣c ngữ mà nó đang tồ n ta ̣i từ các phương diêṇ lich
̣ sử và văn
hóa. Đây là gơ ̣i ý quý báu cho chúng tôi trong quá trı̀nh nghiên cứu.
Năm 2010, Võ Minh Hải Tìm hiểu ca dao địa danh Bình Định từ góc
nhìn văn hóa [49]. Trong nghiên cứu này tác giả sử du ̣ng hướng tiếp cận văn
hoá đối với hệ thống địa danh Bình Định thơng qua những bài ca dao được
sưu tập ở địa phương. Tuy nhiên quan niêm
̣ cu ̣ thể về “văn hóa” cùng ý nghıã
của các thành tố mà tác giả coi là văn hóa vẫn chưa đươ ̣c quan tâm giải quyế t.
Năm 2011, Nguyễn Hữu Hiệp Tìm hiểu một số địa danh cổ ở An
Giang qua truyền thuyết: Dấu ấn văn hoá - Lịch sử địa phương [54]. Trong
công trı̀nh, Nguyễn Hữu Hiê ̣p đa ̃ sưu tầ m đươ ̣c mô ̣t số truyề n thuyế t về các
điạ danh cổ ở An Giang; đi vào phân tı́ch nô ̣i dung truyề n thuyế t và bướ c
đầ u mô tả dấ u ấ n văn hóa trong truyề n thuyế t. Mă ̣c dầ u vâ ̣y khái niê ̣m “văn
hóa” mà tá c giả đề câ ̣p tương đố i trừu tươ ̣ng, không gắ n với mô ̣t tô ̣c người
cu ̣ thể và không hướng tới lý giải cô ̣i nguồ n những biể u hiê ̣n mà tá c giả cho
là “văn hóa”.
Nhìn một cách tổng quát các nghiên cứu nói trên có thể thấy điểm chung
nhất là các nghiên cứu đều quan tâm đến địa danh trong các tác phẩm văn học
dân gian với vai trò là một thành tố có mối quan hệ hữu cơ với tác phẩm đồng
thời là một yếu tố trong chỉnh thể lịch sử - văn hóa và có tiếng nói riêng. Cách
tiếp cận đối tượng như trên chính là những gợi ý q báu cho chúng tơi trong
q trình nghiên cứu đối tượng cụ thể của mình là truyện kể địa danh của
người Thái ở Việt Nam.
1.1.2. Lich
̣ sử nghiên cứu điạ danh Thái và địa danh trong truyện kể

dân gian của người Thái ở Việt Nam
Trên thực tế, các nghiên cứu theo hướng ngữ văn học quan tâm trực tiếp
đến địa danh bằng tiếng Thái nói chung và truyện kể địa danh của người Thái


17
nói riêng cịn khá ít ỏi. Có thể kể đến nghiên cứu của một số tác giả như
Đặng Việt Bích (2004) với bài Mường Thanh - Điện Biên Phủ địa danh lịch
sử - văn hóa [10]. Trong khn khở mơ ̣t bài viế t ngắ n, tác giả nêu nguồ n gố c
của điạ danh Mường Thanh qua mô ̣t sư ̣ tı́ch và mô ̣t vài nét văn hóa Thái thể
hiêṇ trong sự tı́ch.
Năm 2009, Trần Thị Phương Hằng tiến hành Nghiên cứu địa danh
thành phố Điện Biên Phủ và tỉnh Điện Biên [52]. Từ góc độ ngơn ngữ học, tác
giả đã thống kê, phân loại và chỉ ra đặc điểm cấu tạo của hơn 900 địa danh
(trong đó phần nhiều là địa danh Thái) trên địa bàn tỉnh Điện Biên mà tập
trung nhất là ở thành phố Điện Biên Phủ. Từ góc độ của mình, tác giả đã cung
cấp cho chúng tôi những gợi ý về cách phân loại địa danh như địa danh mang
yếu tố “huổi” (nước), địa danh mang yếu tố “pú” (núi), địa danh mang yếu tố
“mương” (mường), v.v...
Như đã trı̀nh bày trong mu ̣c lý do cho ̣n đề tài, năm 2010 chúng tôi đã
tiế n hành mô ̣t nghiên cứu mang tên Truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t
Nam [111]. Trong khuôn khổ của mô ̣t luâ ̣n văn, nô ̣i dung nghiên cứu của
chúng tôi mới đưa ra mô ̣t số kế t luâ ̣n ban đầ u về nô ̣i dung và thi pháp truyê ̣n
kể trên đố i tươ ̣ng nghiên cứu là 56 truyê ̣n/ mẩ u truyê ̣n kể địa danh sưu tầ m/
sưu tâ ̣p đươ ̣c. Vấ n đề dấ u ấ n văn hóa tô ̣c người Thái cũng đã đươ ̣c đề cập tới
trong quá trình nghiên cứu, nhưng chủ yế u trên phương diện những biể u hiêṇ
dễ thấ y nhấ t, trên bề nổ i của văn bản, mà chưa có điề u kiê ̣n khảo sát sâu rô ̣ng
với mô ̣t số lươ ̣ng văn bản phong phú cũng như chưa đi vào những vấ n đề
thuô ̣c về bản chấ t và căn tın
́ h tô ̣c người.

Năm 2011, Quán Vi Miên có công trı̀nh Đi ̣a danh Thái - Nghê ̣ An [92]
trong đó tác giả quan niê ̣m “ Điạ danh Thái - Nghê ̣ An là tên đấ t, tên điạ
phương do người Thái đă ̣t, nơi người Thái ở hoă ̣c nơi người Thái đã đi qua,
những cái tên còn la ̣i trên vùng đấ t Nghê ̣ An hiêṇ nay, chúng tôi có đươ ̣c tıń h
đế n thời điể m này (2010)” [92,11]. Từ quan điể m đó, tác giả sưu tầ m các điạ
danh Thái ở Nghê ̣ An dưới da ̣ng từ điể n. Với những điạ danh có sư ̣ tı́ch, tác
giả ghi la ̣i dưới da ̣ng tương đố i vắ n tắ t. Với chúng tơi, cơng trı̀nh của Quán Vi
Miên có gía tri ̣cung cấ p tư liêụ nhiề u hơn là phương pháp làm viê ̣c.


18
Năm 2012, Hoàng Viê ̣t Quân có công trı̀nh Đi ̣a danh Yên Bái sơ khảo
[109]. Mă ̣c dù công trı̀nh có ghi Hoàng Viê ̣t Quân (sưu tầ m) nhưng thư ̣c chấ t
đây là công trın
̀ h sưu tầ m kế t hơ ̣p với sưu tâ ̣p từ nhiề u nguồ n. Cũng giố ng
như Đi ̣a danh Thái - Nghê ̣ An, Đi ̣a danh Yên Bái sơ khảo chủ yế u cung cấ p
giá tri ̣về mă ̣t tư liê ̣u cho nghiên cứu của chúng tôi.
Năm 2014, Nguyễn Thị Phương Trà tiến hành nghiên cứu Địa danh
huyện Mộc Châu, Sơn La (Trên cơ sở cứ liệu địa danh của xã Đông Sang, xã
Mường Sang và thị trấn Mộc Châu) trong luận văn Thạc sĩ tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [132]. Nghiên
cứu này đã thống kê nhiều địa danh thuộc đất Mường Xang là một mường
Thái cổ có lịch sử cư trú lâu đời. Tuy vậy, do mục tiêu nghiên cứu không
hướng đến khai thác các đặc trưng về văn hóa tộc người thể hiện qua các địa
danh, nên điều chúng tôi kế thừa được chủ yếu là những thống kê tư liệu về
địa danh của tác giả cơng trình.
Năm 2015, trong khn khổ Hô ̣i nghi ̣ Thái ho ̣c lầ n thứ VII, có ba bài
viế t của Lê Thi ̣ Hiề n (Người anh hùng Tư Mã Hai Đào và chuyê ̣n tı̀nh Pha
Dua ở Mường Xia – Thanh Hóa); Nguyễn Thi ̣ Viê ̣t Thanh, Nguyễn Thi ̣
Phương Trà (Vài phác họa về đi ̣a danh huyê ̣n Mộc Châu từ góc độ ngôn ngữ

– văn hóa) và Điêu Văn Thuyể n (Truyề n thuyế t đi ̣a danh sông Đà, sông Nậm
Na ) [98] quan tâm đế n truyê ̣n kể dân gian và truyê ̣n kể điạ danh Thái trên
phương diê ̣n văn bản, ngôn ngữ – văn hóa. Mă ̣c dầ u vâ ̣y, những nghiên cứu
này hầu hết cũng mới chı̉ là sư ̣ tâ ̣p hơ ̣p tư liê ̣u điề n dã (như bài của Điêu Văn
Thuyển) hoă ̣c những phân tı́ch đơn giản, chủ yế u trên bề nổ i của các văn bản
truyê ̣n kể dân gian Thái.
Năm 2016, tác giả Phạm Đặng Xn Hương có bài viết Tìm hiểu kiểu
truyện sự tích địa danh trong truyện cổ dân gian Thái [69] đăng trên tạp chí
Nguồn sáng dân gian. Tác giả cũng đưa ra một cách nhìn tham chiếu về
truyện cổ địa danh Thái.


×