Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

DƯƠNG THỊ NHÃ

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN
Ở KHU CƠNG NGHIỆP SƠNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

DƯƠNG THỊ NHÃ

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN
Ở KHU CƠNG NGHIỆP SƠNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn
rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Tác giả

Dương Thị Nhã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã tham gia
giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho
tác giả tri thức và kinh nghiệm quý báu trong học tập, nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Phòng Đào Tạo;
khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các bạn bè

đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tác giả và tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Liên đoàn lao
động tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý KCN Sơng Cơng đã giúp đỡ tác giả
hồn thành nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Thị Thu
Thủy – người đã nhiệt thành, ân cần hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Tác giả
Dương Thị Nhã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii




MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................... 4
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ......................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 7

6. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 8
Chương 1: Q TRÌNH HÌNH THÀNH TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN Ở
KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN .................... 9
1.1. Vài nét về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.................................... 9
1.2. Q trình hình thành, phát triển khu cơng nghiệp Sơng Cơng, tỉnh
Thái Ngun ..................................................................................................... 14
1.3. Sự hình thành tổ chức cơng đồn ở khu cơng nghiệp Sơng Cơng, tỉnh
Thái Ngun ...................................................................................................... 24
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN TRONG
Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2014 ...................................... 29
2.1. Giai đoạn 1985 - 1995 ................................................................................ 29
2.2. Giai đoạn 1996 - 2005 ................................................................................ 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii


2.3. Giai đoạn 2006 - 2014 ................................................................................ 39
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 62
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠNG
ĐỒN KHU CƠNG NGHIỆP SƠNG CƠNG GIAI ĐOẠN 1985 - 2014 .. 64
3.1.Những kết quả đạt được............................................................................... 64
3.1.1. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cơng nhân
viên chức lao động ............................................................................................. 64
3.1.2. Tuyên truyền giáo dục và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước
trong công nhân, viên chức lao động................................................................. 65
3.1.3. Kiểm tra tư vấn pháp luật, tài chính cơng đồn....................................... 66
3.2. Những khó khăn, hạn chế ........................................................................... 69
3.2.1. Trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm ............................... 69

3.2.2. Trong giải quyết chế độ tiền lương, ký kết và thực hiện thoả ước lao
động tập thể........................................................................................................ 71
3.2.3. Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và việc đóng, trả bảo hiểm
xã hội cho người lao động ................................................................................. 74
3.2.4. Trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng ........................ 76
3.3. Ngun nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm .............................. 77
3.3.1. Nguyên nhân ............................................................................................. 77
3.3.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 82
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT


: Bảo hiểm y tế

TLĐLĐVN

: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

KCN

: Khu công nghiệp

TP

: Thành phố

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KT - XH

: Kinh tế - Xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các doanh nghiệp, nhà máy hoạt động trong khu công

nghiệp Sông Công ............................................................................. 19
Bảng 2.1. Thống kê số lớp và số lượt người tham gia tập huấn (1991 -1995).. 30
Bảng 2.2. Thống kê giải quyết việc làm cho người lao động của tổ chức
cơng đồn (1990 -1995) .................................................................... 31
Bảng 2.3. Thống kê số lớp và số lượt cơng đồn viên được đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức công đoàn (1992-1995) ........... 32
Bảng 2.4. Thống kê số cây xanh được trồng của tổ chức cơng đồn
(1990-1994) ....................................................................................... 33
Bảng 2.5. Lao động được giải quyết việc làm ở KCN Sông Công giai đoạn
2001- 2005 ......................................................................................... 33
Bảng 2.6. Thống kê số nhà được hỗ trợ làm mới ở TP. Sông Công do cơng
đồn KCN Sơng Cơng đầu tư giai đoạn 2000 -2005 ........................ 35
Bảng 2.7. Danh sách Mẹ Việt Nam anh hùng được cơng đồn KCN Sơng
Cơng tri ân và tặng quà năm 2005..................................................... 37
Bảng 2.8. Thống kê số nữ công đạt danh hiệu trong phong trào gỏi việc
nước, đảm việc nhà (2001 -2005) ..................................................... 38
Bảng 2.9. Thống kê số lượng người lao động KCN Sông Công giai đoạn
2006 – 2012 ....................................................................................... 41
Bảng 2.10. Thống kê lớp tập huấn cho cán bộ nữ KCN Sơng Cơng về
chương trình dân số kế hoạch hóa, bình đẳng giới, chăm sóc sức
khỏe (2010- 2014) ............................................................................. 45
Bảng 2.11. Thống kê số lớp tập huấn về cơng tác an tồn vệ sinh lao động,
vệ sinh thực phẩm, bảo hiểm lao động, phịng chống cháy nổ
KCN Sơng Công tham gia (2008 – 2012) ......................................... 51
Bảng 2.12. Thống kê gia đình cơng nhân, viên, lao động có hồn cảnh khó
khăn được cơng đồn KCN Sơng Cơng tặng q vào dịp Tết
(2009 – 2013) .................................................................................... 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv





DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP. Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun ..................... 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Q trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã và đang có
tác động mạnh mẽ tới vị trí, hoạt động của tổ chức cơng đồn ở nhiều cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp nước ta. Phát triển kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa
bên cạnh những cơ hội, điểm mạnh thì cũng có nhiều thách thức, hạn chế tác
động đến hoạt động của cơng đồn. Đặc biệt hiện nay, nước ta đang trên con
đường đổi mới theo xu hướng CNH, HĐH. Việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh” ln cần có sự song hành của tổ chức cơng đồn khơng chỉ
trong cơ quan, tổ chức nhà nước mà tại các KCN có vốn đầu tư nước ngồi lại
càng trở nên cần thiết.
Trong sự phát triển của các KCN, việc xây dựng đội ngũ cơng nhân có
kiến thức, tay nghề, phẩm chất đạo đức tốt là cần thiết và cấp bách. Các KCN
ra đời nhằm thu hút dự án và vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất,
kinh doanh, tăng năng suất lao động, khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng
hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu. Trong số những
nhân tố chi phối tới hoạt động của các KCN, nhân tố con người được xem là
giữ vai trò quyết định. Để cho người lao động ở các KCN thực sự có đủ các yếu

tố cần thiết (thể lực, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất) địi hỏi phải có một tổ chức
đứng ra để tập hợp, thu hút, tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động thực
hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, quy định của Bộ Cơng thương, Tổng Liên đồn lao động Việt Nam và
các KCN. Đồng thời, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho
người lao động và đào tạo bồi dưỡng cho họ để họ thực sự làm chủ được các
thiết bị, KHCN hiện đại. Tổ chức đó chắc chắn phải là tổ chức cơng đồn trong
các KCN và tổ chức cơng đồn chỉ thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của
mình khi ở đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp đó có tổ chức cơng đồn. Vì vậy, sự
1


quan tâm, chú trọng của tổ chức cơng đồn trong tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Đây là chủ trương lớn của Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam đã được liên đoàn lao động các tỉnh, TP duy trì và xây dựng
thành nghị quyết, chương trình cơng tác cụ thể để chỉ đạo thực hiện ở các
nhiệm kì. Đại hội Cơng đồn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIII, xác định rõ nhiệm
vụ của tổ chức cơng đồn nhằm phát triển cơng đồn viên và xây dựng tổ chức
cơng đồn ngày càng vững mạnh, nhất là cơng đồn trong các KCN, cụm cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổ chức Cơng đồn ở KCN Sông Công được
ra đời vào năm 1985 và đi vào hoạt động, không ngừng mở rộng số lượng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cơng đồn viên, hoạt động theo phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội Cơng đồn Việt Nam đề ra. Trải qua 30 năm xây
dựng và phát triển (1985-2014), tổ chức cơng đồn nơi đây đã trở thành một tổ
chức cơ sở tiêu biểu, vững mạnh với nhiều năm liền đạt danh hiệu Cơng đồn
xuất sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu
“Hoạt động của tổ chức cơng đồn ở khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1985 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tổ chức cơng đồn gắn chặt với các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã
hội như sản xuất- kinh doanh, quản lý, kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa, đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động. Bởi vậy, đây là chủ đề và đối
tượng nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp.
Điển hình là cuốn sách mang tầm giá trị thế giới như “Lênin toàn tập”
được NXB Tiến Bộ ấn hành năm 1987. Tác phẩm nói về nguồn gốc ra đời của tổ
chức Cơng đồn thế giới và mơ hình hoạt động, tổ chức Cơng đồn nói chung.
Tác phẩm “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Cơng đồn khu
vực kinh tế ngồi quốc dân” (1997) do Ban tổ chức Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam phát hành đã trình bày về một số vấn đề lớn trong công tác tổ chức,
2


hoạt động của cơng đồn ở các doanh nghiệp hoạt động kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi.
Cuốn sách “Giáo trình lý luận và nghiệp vụ cơng đồn’’ tập 1-2 của
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, do NXB Lao động ấn hành năm 1999.
Trong cơng trình này, tác giả đã nêu rõ về hoạt động nói chung của cơng đồn
như tổ chức phong trào thi đua trong cơng nhân, tuyên truyền giáo dục, hoạt
động văn hóa quần chúng trong công nhân, viên chức và lao động.
Trường Đại học Công đồn với cơng trình nghiên cứu “Tổ chức và hoạt
động của Cơng đồn trong cơng ty cổ phần” (2001) đã giới thiệu khái qt nội
dung hoạt động của cơng đồn cơ sở, kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động
công tác của cơng đồn cơ sở.
Thị xã Sơng Cơng (nay là TP. Sông Công) trực thuộc tỉnh Thái Nguyên
được thành lập năm 1985. Xét về đặc điểm vị trí địa lí và mơi trường tự nhiên,
nhân văn thì TP có địa hình khá bằng phẳng, có dịng sơng Cơng huyền thoại
và quốc lộ số 3 chạy qua cùng hệ thống giao thông nội thị dọc ngang thuận tiện
cùng những tiềm năng khác về đất và người sẽ là nền tảng, động lực vững chắc
cho sự phát triển của TP Sông Cơng nói riêng và tỉnh Thái Ngun nói chung.

Trong lịch sử, địa danh này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác
giả, điển hình như cuốn sách: “Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông Công từ 1985 1995” do Ban tuyên giáo thị xã Sông Công phát hành năm 1996 đã đề cập tới
sự ra đời của Đảng bộ và quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân
dân, Đảng bộ thị xã Sông Công.
Tiếp đến là cuốn sách “Sơng Cơng thị xã bên dịng sơng huyền thoại”
(Xuất bản tại NXB Văn hóa thơng tin năm 2006) của Ban Thường vụ Thị ủy
Sông Công – Thái Nguyên. Nội dung cuốn sách viết về lịch sử hình thành và
tiềm năng phát triển của thị xã Sông Công. Ấn phẩm “Sông Công thị xã tuổi
20” hay cuốn “Kỷ yếu 20 năm thị xã Sông Công”cũng là những nghiên cứu
điển hình về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương này.
3


Như vậy, các nghiên cứu đều đề cập đến các khía cạnh, lĩnh vực cụ thể
trong tổ chức cơng đồn. Tuy nhiên, những về lịch sử hình thành và tổ chức,
hoạt động của cơng đồn tại KCN Sơng Cơng cịn bị tản mạn, chưa có cơng
trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện.
Trên cơ sở thực tiễn và kế thừa cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học, tác giả mạnh dạn nghiên cứu Hoạt động của tổ chức Cơng đồn ở khu
cơng nghiệp Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun từ năm 1985 đến năm 2014.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu quá trình hình thành và hoạt động của tổ chức cơng
đồn, đề tài tập trung làm rõ việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công nhân, viên chức, lao động; tổ chức các phong trào thi đua, tuyên
truyền giáo dục, xây dựng cơng đồn trong sạch vững mạnh trong cơng nhân, viên
chức, lao động của tổ chức cơng đồn ở KCN Sơng Cơng từ năm 1985-2014.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát sự thành lập KCN và tổ chức đồn,
phân tích q trình hoạt động tổ chức cơng đồn KCN Sơng Cơng giai đoạn

1985 – 2014, đề tài đánh giá một cách hệ thống và sâu sắc về vị thế, vai trị của
tổ chức cơng đồn tại KCN, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong
vận dụng và xây dựng tổ chức cơng đồn vững mạnh nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động ở KCN này trong giai đoạn CNH,
HĐH và hội nhập Quốc tế hiện nay.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về TP Sông Công, sự thành lập KCN và tổ chức cơng đồn.
- Phân tích q trình hoạt động của tổ chức cơng đồn KCN Sông Công
giai đoạn 1985 – 2014.
- Đánh giá vị thế, vai trị của tổ chức cơng đồn KCN Sơng Công giai
đoạn nghiên cứu, đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong vận dụng và xây
dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
4


3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi KCN Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên.
- Về thời gian: Dữ liệu sử dụng trong đề tài từ năm 1985 đến năm 2014.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Tư liệu thành văn: Các giáo trình, luận văn, luận án, sách tham khảo,
đặc biệt là sách chuyên khảo viết về hoạt động của tổ chức cơng đồn của các
tác giả trong và ngồi nước đã được công bố xuất bản.
- Tài liệu lưu trữ:
+ Các Văn kiện của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết; các bài viết của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài;
+ Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Sở Cơng thương, Liên đồn lao động
tỉnh Thái Ngun, Ban quản lý KCN Sông Công trong những năm gần đây;
- Tài liệu điền dã: Hệ thống các văn bản, tài liệu thu thập được trong quá

trình thực địa khảo sát tại KCN Sông Công, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử du ̣ng hai phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử: Trong nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và
hoạt động của tổ chức cơng đồn ở KCN Sông Công, tác giả sử dụng phương
pháp này nhằm phân tích, đánh giá vị thế, tầm quan trọng của tổ chức cơng
đồn ở KCN theo đúng trình tự thời gian. Thông qua các nguồn tư liệu, đề tài
luận chứng đầy đủ chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam, Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, … trong việc chăm lo đời
sống và nâng cao chất lượng cơng đồn viên ở các cơ sở, doanh nghiệp. Đồng
thời, đặt quá trình thực hiện hoạt động, phát triển của tổ chức cơng đồn ở
KCN Sơng Cơng trong mối quan hệ tác động qua lại với các cơng đồn bộ phận
5


trên địa bàn TP Sơng Cơng nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tác giả
tập trung phản ánh chi tiết, trung thực những kết quả đạt được, vai trò, vị trí
cùng những thành tựu, hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của tổ chức cơng
đồn ở KCN này.
Phương pháp logic: Trên cơ sở khái quát về KCN Sông Công, chủ trương
của Đảng và Nhà nước về phát triển tổ chức cơng đồn trong các cơ quan, xí
nghiệp, doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động, tác giả đúc kết và hệ thống hóa đặc điểm, nhiệm vụ, cách thức tổ chức
hoạt động của cơng đồn ở các cơ sở nói chung và KCN Sơng Cơng nói riêng.
Điều này giúp cho tác giả có cái nhìn biện chứng về q trình hình thành, phát
triển của tổ chức cơng đồn ở KCN, đánh giá được vai trò và chỉ ra những hạn
chế cùng với nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong phát triển công đồn ở
KCN Sơng Cơng.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, tiêu biểu

như: Phương pháp thu thập, tổ ng hợp và xử lý tài liê ̣u thố ng kê: Đây là phương
pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu
sử học nói riêng. Nguồn tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu được thu thập
tương đối đa dạng, phong phú, bao gồm các tài liệu thành văn, lưu trữ và tài
liệu điền dã. Trong luâ ̣n văn, tác giả sử du ̣ng chủ yế u nguồ n dữ liêụ từ Liên
đồn lao động tỉnh Thái Ngun, Sở Cơng thương tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo
của UBND TP Sông Công, Ban quản lý KCN Sông Công. Trên cơ sở đó, tiế n
hành xử lý, tổng hợp số liêụ có đủ độ tin cậy phu ̣c vụ mu ̣c đích nghiên cứu đề
tài và đưa ra những nhận định, kết luận cho đề tài ở các cách tiếp cận khác nhau
(đi từ cái chung tới cụ thể, từ dễ tới phức tạp)
Phương pháp phân tích hê ̣ thớ ng: Q trình hình thành, phát triển của tổ
chức cơng đồn ở KCN Sông Công đươ ̣c nhâ ̣n diện và đánh giá khách quan
thông qua phân tích mố i liên hê ̣ khơng gian, thời gian, đội ngũ cơng đồn viên
ở các cụm cơng nghiệp, điểm cơng nghiệp và nhà máy, xí nghiệp. Ở đây, tác
6


giả chú ý đế n các mố i quan hê ̣ kinh tế, nhân văn, các mố i liên hê ̣ nhân quả.
Trên cơ sở thu thập số liệu và tiến hành so sánh, đối chiếu các hoạt động của tổ
chức cơng đồn trong KCN ở những giai đoạn khác nhau, tác giả rút ra được
những kết luận quan trọng, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm cho vấn
đề mà đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điền dã: Trong nghiên cứu đề tài, tác giả vâ ̣n dụng phương
pháp này để khảo sát thưc̣ tế hoạt động của tổ chức cơng đồn ở một số nhà
máy, xí nghiệp trong KCN nhằm phát hiê ̣n vấ n đề và kiể m đinh
̣ các thông
tin thu thập được từ nhiề u nguồ n khác nhau. Thưc̣ hiê ̣n đề tài nà y, tác giả đã
tiế n hành quan sát, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, trao đổi với một số Sở, Ban,
ngành, các lãnh đạo, các chuyên gia, ... về những vấn đề liên quan đến quy
trình hoạt động và cách thức tổ chức, đánh giá hiệu quả của cơng đồn cơ sở.

Phương pháp chuyên gia: Khi nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực cơng đồn,
lãnh đạo các phịng, ban của Sở Cơng thương, Liên đồn lao động tỉnh Thái
Nguyên, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Ngun, Ban quản lý KCN Sơng
Cơng, … Từ đó, đưa ra những kết luận, nhận định xác thực cho đề tài.
Phương pháp bản đồ - GIS: Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng
những thành tựu mới của nhân loại vào nghiên cứu khoa học nói chung và khoa
học xã hội nói riêng ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt là sự phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ thông tin. Phương pháp này được sử dụng để biên
vẽ bản đồ hành chính TP. Sơng Cơng.
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài phân tích q trình hoạt động, vị trí, vai trị của tổ chức cơng
đồn ở KCN Sơng Cơng.
- Góp phần bổ sung nguồn tư liệu giúp cho việc giải một số vấn đề liên
quan đến tác động của tổ chức cơng đồn trong lịch sử hình thành, phát triển
của KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ở chặng đường 30 năm (1985 – 2014)
7


6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Quá trình hình thành tổ chức cơng đồn ở KCN Sơng Cơng,
tỉnh Thái Ngun.
Chương 2. Hoạt động của tổ chức cơng đồn trong q trình xây dựng
và phát triển của KCN Sơng Công giai đoạn 1985 - 2014.
Chương 3. Đánh giá vị thế, vai trị của tổ chức cơng đồn KCN Sơng
Cơng giai đoạn 1985 – 2014.

8



Chương 1
Q TRÌNH HÌNH THÀNH TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN
Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vài nét về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Về lịch sử hành chính thành phố Sơng Cơng trước đây là thị xã Sông
Công thuộc tỉnh Bắc Thái. Thị xã này được thành lập từ thị trấn Mỏ Chè và các
xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên của huyện Phổ Yên, theo quyết định số
113/HĐBT ngày 01/04/1985 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày mùng 01
tháng 07 năm 1985. Khi mới thành lập, Sông Công gồm 3 phường Lương
Châu, Mỏ chè, Thắng Lợi và 3 xã Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang, trực thuộc
tỉnh Bắc Thái. Ngày 01/01/1997, tái lập tỉnh Thái Nguyên từ việc tách tỉnh Bắc
Thái, thị xã Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Số đơn vị hành chính của
địa phương khơng ngừng được mở rộng. Ngày10/04/1999, Sơng Cơng thành
lập phường Phố Cị và xã Vinh Sơn theo nghị định số 18/1999/NĐ-CP của
Chính phủ. Cũng theo quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan,
xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên chuyển cho Sông Công quản lý. Ngày
18/10/2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 925/ QĐ-BXĐ công nhận
thị xã Sông Công là đô thị loại III. Ngày 13/01/2011, Chính phủ ban hành
quyết định số 05 NQ-CP giải thể thị trấn Nông Trường và điều chỉnh địa giới
hành chính của thị xã Sơng Cơng cùng các khu vực lân cận để thành lập thị
trấn thuộc các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ. Trong đó, thị xã Sông
Công cũng thành lập thêm một số phường mới. Phường Bách Quang được
thành lập trên cơ sở điều chỉnh 852,5 ha diện tích tự nhiên và 9.260 nhân
khẩu của xã Tân Quang. Có thể nói thị xã Sơng Công là một thị xã trẻ mang
dáng dấp của miền trung du và có những đặc thù riêng. Nói đến Sơng Cơng
là nói đến một thị xã với sức sống cơng nghiệp với hàng chục nhà máy cơ
khí, luyện kim lớn có tuổi đời 35 - 40 năm; với nhiều dự án đầu tư mở rộng
sản xuất vào KCN Sông Công.

9


Ngày 15/05/2015, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về
việc điều chỉnh địa giới hành chính TP.Thái Nguyên và TP. Sông Công. UBND
tỉnh Thái Nguyên đã giao tồn bộ 1.560,80 ha diện tích tự nhiên và 23.865
nhân khẩu của xã Lương Sơn (TP. Thái Nguyên) cho TP. Sơng Cơng quản lý.
Đây là một bước chuyển mình góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh
Thái Nguyên - hạt nhân tạo vùng của khu vực phía Bắc.
Về vị trí địa lí, Sơng Cơng có diện tích tự nhiên gần 85 km. Ba mặt:
Đông, Tây và Nam giáp huyện Phổ Yên; Phía Bắc giáp TP Thái Nguyên. Hiện
nay, TP có 7 phường và 4 xã; địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điẻm
của miền trung du; nền dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có và
ngọn núi cao vài trăm mét. Đây là vị trí địa lý khá thuận lợi vì thành phố chỉ
cách Thủ đơ Hà Nội 65km về phía Bắc, cách TP Thái Nguyên 15 km về phía
Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách hồ Núi Cốc 17km.
Về điều kiện tự nhiên, TP Sơng Cơng có tiềm năng đất đai phong phú,
quỹ đất để phát triển công nghiệp và đơ thị dồi dào. Có hệ thống đường giao
thơng thuận lợi bởi các tuyến quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội – Qn Triều
chạy qua, phía Đơng TP Sông Công nằm trong vùng công nghiệp vệ tinh quanh
thủ đô Hà Nội và công nghiệp vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Đây là lợi thế
để địa phương này tạo được sức hút và ảnh hưởng tới các địa bàn xung quanh,
là “vệ tinh” quan trọng của TP. Thái Ngun.
Sơng Cơng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và được chia làm hai mùa
nóng và lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Trong đó, tháng 8 là tháng
nhiệt độ trung bình cao nhất 28,10C và có những ngày nhiệt độ lên tới 41,10C.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tháng 1 là
tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Tuy nhiên, Sơng Cơng có độ ẩm khá
cao trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, 4, 8. Đây là những
tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường trên 80%.


10


Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP. Sơng Cơng, tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Tác giả biên vẽ
11


Trên địa bàn TP cũng có hai loại gió mùa, đó là gió mùa Đơng Bắc và
gió mùa Đơng Nam. Gió mùa Đơng Bắc thổi có thời gian hình thành, ảnh
hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ
thường hạ xuống đột ngột làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương
muối có hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của cây trồng, vật ni.
Cịn gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn
trong mùa nóng, thời gian ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam trùng với mùa
nóng. Lượng mưa trung bình hàng năm của TP. Sơng Cơng khoảng 2.168mm ;
số ngày mưa năm: 142 ngày; lượng mưa tháng lớn nhất: 443mm; số ngày mưa
tháng nhỏ nhất: 22mm; số ngày mưa trên 50mm: 12 ngày; số ngày trên 100mm:
2 -3 ngày; lượng mưa ngày cực đại: 1103mm; lượng mưa tăng dần từ đầu mùa
tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 8. Đồng thời phân bố khơng đều, mùa
nóng lượng mưa chiếm từ 85% đến 90% lượng mưa của cả năm. Những tháng
đầu mùa khơ có khi cả tháng khơng có mưa gây nên tình trạng hạn hán. Tháng
7, 8 hàng năm mưa nhiều nhất.
Sông Công dài 95 km, bắt nguồn từ Định Hóa chảy qua Đại từ, TP. Sông
Công, Phổ Yên rồi nhập vào sông Cầu thị khu vực Đa Phúc. Trên Sông Công
đã xây dựng hồ Núi Cốc với dung tích hồ 175,5 triệu m2 khi mực nước bình
thường và dung tích hồ 240,5 triệu m2 khi mực nước lên cao.
Về địa chất: vùng Gị Đầm có nền đất tốt, cường độ chịu lực R = 2 – 2,5
Kg/cm3; vùng ven sơng địa hình lịng chảo có cường độ chịu lực thấp hơn R = 1

– 1,5Kg/cm3. Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 4 - 5m. Quốc lộ số
3 chạy qua thành phố cùng với các tuyến đường nội thị chạy ngang dọc đã tạo
cho sông Công thuận tiện trong việc thông thương với các vùng xung quanh.
Như vậy, vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên như trên đã tác động mạnh mẽ
tới sự phát triển kinh tế trong vùng. Trong những năm qua, để khắc phục khó
khăn, hạn chế và phát huy tiềm năng sẵn có, nhân dân trong vùng luôn cố gắng
vươn lên phát triển kinh tế, đưa TP. Sông Công trở thành khu vực trọng điểm
12


trong phát triển công nghiệp của tỉnh. TP đã tập trung và huy động mọi nguồn
lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dành nhiều nguồn
lực đầu tư xây dựng các công trình quan trọng tập trung xây dựng các tuyến
đường giao thông huyết mạch. Xây mới và nâng cấp hệ thống giao thông đô
thị. Đặc biệt, TP đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các khu đô thị mới, khu
trung tâm hành chính các xã, phường, tiếp tục đầu tư hồn thiện hệ thống điện
chiếu sáng, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải dọc các tuyến nội thị, góp
phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đơ thị xanh, sạch, đẹp. Huy động mọi
nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông
thôn mới. Cơ sở hạ tầng để phát triển KT-XH đã và đang từng bước hoàn
chỉnh, cải tạo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển với quá trình hình thành và
mở rộng đơn vị hành chính, TP. Sơng Cơng hiện nay chính thức là TP cơng
nghiệp với tổng diện tích 98,37 km2 và dân số 109.409 người (năm 2014), mật
độ dân số là 1.112 người/km2.
Về kinh tế, TP Sông Công đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư trong
phát triển KCN và đơ thị. Điển hình là KCN Sơng Cơng I - một trong những
cơng trình trọng điểm với diện tích 320 ha, khu đơ thị KOSY 40 ha, khu dân cư
đường Thống Nhất 20 ha. Những năm gần đây, kinh tế của TP phát triển nhanh,
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt khá. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP đạt 14,8%, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt 4.705 tỷ đồng (tăng
9,6% so cùng kỳ năm 2012), GTSX ngành nông - lâm - thủy sản đạt 420 tỷ
đồng, giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 35 triệu USD. Tổng thu ngân sách
trên địa bàn tăng bình quân trên 20%, GDP bình quân đầu người đạt trên 45
triệu đồng/người/năm. Phấn đấu tới năm 2020, TP. Sông Công được nâng
cấp lên đô thị loại II, nằm trong trục phát triển công nghiệp và đô thị phía
Nam tỉnh Thái Nguyên.

13


Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, TP. Sơng Cơng ln chú trọng đẩy
mạnh sự phát triển tồn diện, nâng cao đời sống cho nhân dân. Sông Công là
một trung tâm giáo dục - đào tạo của tỉnh Thái Nguyên (sau TP Thái Nguyên).
Nhiều trường phổ thông và chuyên nghiệp đóng trên địa bàn TP, tiêu biểu như
Trường Cao đằng Công nghiệp Việt Đức, Cao đẳng Công nghệ và kinh tế nơng
nghiệp (cơ sở 2), Cao đẳng Cơ khí luyện kim, .... Trên địa bàn mỗi phường, xã
thuộc TP đều có một trường tiểu học và một trường THCS và ở TP có 2 trường
THPT (THPT Sơng Cơng, THPT DL Lương Thế Vinh), Trường Văn hóa I (Bộ
Cơng an).
Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cùng những thành tựu về cơ sở hạ
tầng của TP đã góp phần thúc đẩy sự phát triển khơng ngừng KT-XH, góp phần
đưa Sông Công từ một thị xã trở thành TP lớn thứ hai trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Một TP tuy diện tích khơng lớn nhưng đã góp phần đáng kể vào sự
phát triển của tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Quá trình hình thành, phát triển khu công nghiệp Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của TP. Sông Công, KCN Sông
Công cũng không ngừng phát triển. Đến nay, thuộc phạm vi quản lý của KCN
gồm nhiều đơn vị, doanh nghiệp được đầu tư, xây dựng và hội nhập với nền

kinh tế chung của tỉnh và cả nước.
KCN Sông Công nằm ở phía Bắc TP. Sơng Cơng, cách

TP. Thái

Ngun 18 km về phía Nam và cách thủ đơ Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3. Đặc
biệt, KCN cách cảng Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách
ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều 1km và cách sân bay
Quốc tế Nội Bài 40 km. Đây là vị trí quan trọng nằm trong vành đai công
nghiệp Hà Nội, cùng với Thái Nguyên sẽ trở thành vùng thủ đô Hà Nội vào
năm 2030.

14


Ngày 01/9/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
181/1999/QĐ – TTg về việc thành lập, phê duyệt dự án đầu tư và kinh doanh
kết cấu hạ tầng KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Theo quyết định này, tổng
số vốn đầu tư để xây dựng các cơng trình hạ tầng KCN Sơng Cơng giai đoạn I
với diện tích 69,37 ha và vốn đầu tư là 76 tỷ đồng. Ngày 16/9/2004, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 985/QĐ – TTg về việc điều chỉnh dự án đầu
tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Cơng I, tỉnh Thái
Ngun. Theo đó, chủ đầu tư cũ là cơng ty Cơng trình giao thơng I Thái
Ngun được thay thế bằng chủ đầu tư mới là Công ty phát triển hạ tầng KCN
tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Ban quản lý các KCN.
Sự hình thành và phát triển của KCN Sông Công mang ý nghĩa quan
trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH. Tỉnh uỷ tỉnh Thái
Nguyên thống nhất chủ trương mở rộng cửa đón các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại KCN Sơng Cơng. Từ đó, KCN Sơng

Cơng đã xây dựng được các cơng trình hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của
các nhà đầu tư như hệ thống cung cấp điện 22KV, hệ thống cung cấp nước, hệ
thống thốt nước mưa nước thải, hệ thống giao thơng với lộ giới 42m và hệ thống
hàng rào bảo vệ nhà máy.
Cùng với KCN Gang thép Thái Nguyên nổi tiếng, KCN Sơng Cơng với
mơ hình hoạt động theo kiểu KCN, khu chế xuất đã thực sự trở thành điểm đến
của các nhà đầu tư khi đến với mảnh đất Thái Nguyên. Hoạt động hiệu quả của
KCN Sông Công với sự tăng trưởng khá nhanh được xây dựng và phát triển cả
về số lượng và quy mô dự án đã minh chứng tầm vóc và sức trỗi dậy mạnh mẽ
của một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước. Đầu
những năm 60 của thế kỷ XX, khu vực TP. Sông Công ngày nay đã được chọn
để xây dựng KCN cơ khí lớn với tên gọi KCN cơ khí Gị Đầm. Ngày 1- 91999. Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 181/1999/QĐ-TTg về
15


việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn TP. Sông Công. Theo đó,
KCN Sơng Cơng hoạt động theo quy chế quản lý KCN, khu chế xuất.
Xuất phát từ tình hình thực tế Thái Nguyên đã lựa chọn phương án đầu
tư vào KCN Sông Công theo kiểu cuốn chiếu. Trong 69,37 ha giai đoạn I, tỉnh
chọn 30 ha tiếp giáp quốc lộ 3 (khu vực có mật độ dân cư thưa, phần lớn là đất
đồi bãi, chi phí đền bù thấp, san lấp mặt bằng thuận lợi) để tiến hành triển khai
đợt đầu. Kèm theo đó tỉnh ban hành các văn bản pháp lý thể hiện rõ chủ trương
và các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN này. Sau khi Chính phủ ban hành
quyết định thành lập KCN Sông Công, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên
(trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh), cũng được thành lập. Với nhiệm vụ xây
dựng điều lệ quản lý khu công nghiệp, tổ chức xây dựng và quy hoạch chi tiết
các cơng trình kết cấu hạ tầng KCN, đồng thời theo sát tiến độ thực hiện, cấp
phép đầu tư cho các dự án vào khu công nghiệp và quản lý sau đầu tư theo cơ
chế “một cửa, tại chỗ”. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động (1999 - 2004), thực

hiện chủ trương của tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã tạo được
môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư đến với KCN Sông Công.
Đến cuối năm 2004, Thái Ngun đã hồn thành cơng tác đền bù giải
phóng mặt bằng trên diện tích 30 ha (tiếp giáp quốc lộ 3 và nằm dọc bên trục
đường Cách mạng Tháng Mười – trục đường nối quốc lộ 3 với trung tâm TP.
Sơng Cơng). Các cơng trình kết cấu hạ tầng về điện, đường, nước trong hàng
rào KCN cơ bản đã hoàn thành. Hệ thống giao thông được áp phan chất lượng
tốt, đường Cách Mạng Tháng Mười chạy suốt chiều dài KCN được nâng cấp
với lộ giới 42m, 4 làn xe chạy. Cùng với trạm biến áp 119 Kv – 25 MVA, KCN
Sơng Cơng cịn có tuyến đường điện Đơng Anh – Thái Nguyên chạy qua, lưới
điện 2 Kv và 35 Kv được dẫn đến chân hàng rào các doanh nghiệp. Nhà máy
nước Sơng Cơng cùng với hệ thống thốt nước và mạng lưới thông tin liên lạc
được lắp đặt đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
16


×