Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 65 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề này, tơi xin chân thành cảm ơn tới BGH trường đại
học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường. Với tình cảm chân thành cho phép tơi
được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo chuyên nghành Điều Dưỡng
nội người lớn.
Đặc biệt là tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy
giáo Ts. Trần Văn Long, Trưởng phòng đào tạo sau đại học - Người thầy đã tận
tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám Đốc, lãnh đạo Khoa Khám Bệnh Bệnh viện Bạch Mai, nơi tôi công tác. Đặc biệt là các Bác sỹ, điều dưỡng tại phòng
Quản lý bệnh Tăng huyết áp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành chuyên đề.
Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên
tơi trong suốt q trình học tập và làm chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình thân u đã
ln bên tơi, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh
nhất,
song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp của q thầy
cơ, bạn bè, đồng nghiệp để chun đề được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Học viên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Phan Thị Thủy - Học viên lớp chuyên khoa 1, khóa I chuyên nghành
Điều dưỡng Nội người lớn - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam


đoan chuyên đề “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có
tổn thương thận điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai”
do chính bản thân tơi thực hiện, tất cả nội dung trong bài báo cáo này hoàn tồn trung
thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình khoa học nào
khác cho tới thời điểm này. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Người viết cam đoan


i


MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................ vi

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................3
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................3
1.1.1. Tăng huyết áp................................................................................................. 3
1.1.2. Tăng huyết áp có tổn thương thận............................................................... 11
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch và mối tương quan giữa huyết áp tới tim mạch
và tổn thương thận........................................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................15

1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới?............................15
1.2.2. Thực trạng tuân điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam.....................................17
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh THA có tổn thương thận điều trị ngoại
trú tại KKB - BVBM tháng 9, 10 năm 2020.............................................................. 20
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Khám Bệnh - BVBM...20
2.1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh THA có tổn thương thận điều
trị ngoại trú tại KKB - BVBM tháng 9, 10 năm 2020.................................20
2.1.3. Kết quả khảo sát........................................................................................... 22
2.2. Phân tích sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của đối tượng khảo sát..................... 26
2.2.1. Hiểu biết của NB về bệnh và chế độ điều trị THA có tổn thương thận......26
2.2.2. Thơng tin tuân thủ điều trị thuốc..................................................................31
2.2.3. Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và khám định kỳ. . .33
2.3. Các vấn đề còn tồn tại......................................................................................... 35
2.4. Nguyên nhân........................................................................................................36
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP..................................................................38
3.1. Đối với bệnh viện, Khoa Khám Bệnh và nhân viên y tế........................................... 38
3.2. Đối với người bệnh THA có tổn thương thận............................................................39
KẾT LUẬN....................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế


BVBM

: Bệnh viện Bạch Mai

Cre

: Creatinin

CKD

: Chronic Kidney Diseases
(Bệnh thận mạn tính)

ĐTĐ

: Đái tháo đường.

eGFR

: Estimate Glomerular Filtration Rate
(Mức lọc cầu thận ước tính)

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương


KKB

: Khoa khám bệnh

MAU

: Albumin vi niệu/ microalbuminuria.

NC

: Nghiên cứu

NB

: Người bệnh

OR

: Odds ratio (Tỷ suất chênh)

RLMM

: Rối loạn mỡ máu.

SL

: Số lượng

TBMMN


: Tai biến mạch máu não

THA

: Tăng huyết áp

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Mức độ THA theo WHO - ISH và khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt
Nam năm 2010..........................................................................................3

Bảng 1.2.

Các giai đoạn bệnh thận mạn..................................................................13

Bảng 2.1.

Một số thông tin chung của đối tượng khảo sát.....................................23

Bảng 2.2.


Thông tin chung của đối tượng khảo sát................................................24

Bảng 2.3.

Đặc điểm hoàn cảnh kinh tế, thu nhập của đối tượng khảo sát..............24

Bảng 2.4.

Mức độ tăng huyết áp của đối tượng khảo sát........................................24

Bảng 2.5.

Phân bố thời gian phát hiện THA của đối tượng khảo sát.....................25

Bảng 2.6.

Phân bố đối tượng KS theo các mức độ tổn thương thận......................25

Bảng 2.7.

Thơng tin chung về đặc điểm tình trạng bệnh của đối tượng KS..........25

Bảng 2.8.

Số lượng người bệnh biết tình trạng THA có kèm theo tổn thương thận. 26

Bảng 2.9.

Hiểu biết của NB về các bệnh mắc kèm.................................................27


Bảng 2.10. Hiểu biết của NB về các loại thuốc đang điều trị...................................28
Bảng 2.11. Tình trạng cơ bản về kiến thức và điều trị bệnh của đối tượng khảo sát 30
Bảng 2.12. Chi tiết Tình trạng tuân thủ sử dụng thuốc trong điều trị bệnh..............31


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Các nguyên nhân hàng đầu của sự ít tuân thủ thuốc điều trị.......16
Biểu đồ 1.2. Các tác dụng phụ của điều trị hạ áp............................................16
Biểu đồ 2.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng khảo sát.................................22
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng khảo sát...............................22
Biểu đồ 2.3. Số lượng NB nắm được tình trạng mức độ bệnh thận của bản
thân...........................................................................................26
Biểu đồ 2.4. Hiểu biết của NB về tiến triển bệnh của bản thân.....................27
Biểu đồ 2.5. Hiểu biết của NB về tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể......28
Biểu đồ 2.6. Hiểu biết của NB về tiền sử THA của gia đình mình.................28
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị đúng hướng dẫn.............................29
Biểu đồ 2.8. Số lượng NB hiểu biết kiến thức điều trị phải tuân thủ yêu cầu
của BS trong quá trình điều trị..................................................29
Biểu đồ 2.9. Lý do mà NB quên không uống thuốc.......................................31
Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ bỏ hút thuốc.....................................................................33
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ thực hành chế độ làm việc và sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý 33
Biểu đồ 2.12 Thời gian dành cho luyện tập thể thao mỗi ngày.......................34
Biểu đồ 2.13. Tỷ lệ thường xuyên đo và ghi chỉ số huyết áp..........................34
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ tuân thủ hẹn tái khám......................................................34



9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người
mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Vào năm 2000, theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tồn thế giới có tới 972 triệu người bị
THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 [40].
Theo báo cáo về tình trạng các bệnh khơng lây nhiễm toàn cầu năm 2010 của WHO,
THA là nguyên nhân tử vong của 7.5 triệu người, chiếm 12.8% [39], [40]. Tại Hoa
Kỳ, chi phí phịng chống THA là trên 259 tỷ đô la Mỹ hàng năm [41]. Tại Việt Nam,
tỷ lệ mắc bệnh THA từ 0,96 - 2,52% năm 1990 tăng lên 2,7 - 4,4% năm 2020 [1].
Theo Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Gia Khải những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở
người lớn là khoảng 11%, đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên 25,1% [17]. Cập nhật
theo một số nghiên cứu về tình hình THA, thì tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 39%
[23].
THA vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh thận mạn tính. Biến chứng
suy thận để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo báo cáo JAHR 2014 - báo cáo chung
tổng quan ngành y tế 2014 thì THA được coi là yếu tố gây tử vong cao nhất trên thế
giới (chiếm 13%) [3]. Đây là vấn đề sức khỏe có tính tồn cầu, với tỷ lệ mắc bệnh
tăng nhanh và chi phí điều trị khổng lồ. Theo hệ thống dữ liệu bệnh thận tại Mỹ
năm 2005 - United State Renal Data Systerm 2005 (USRDS) THA chiếm 27%
nguyên nhân suy thận giai đoạn cuối đứng thứ hai trong các nguyên nhân, chỉ sau đái
tháo đường 51%, trong khi viêm cầu thận mạn là 21%, bệnh nang thận 3% [37].
Khoảng 50% người bệnh THA thứ phát có nguyên nhân là do bệnh của thận. Ngược
lại, khoảng 10% người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ là THA
nguyên phát [6].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, THA là một yếu tố quan
trọng đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ làm tăng số người mắc bệnh thận. Việc
đối mặt với các vấn đề về kinh tế như trang trải thuốc điều trị hay đau đớn về thể xác
do tổn thương thận, suy giảm sức khỏe khi chạy thận nhân tạo thì việc tuân thủ điều

trị cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
THA có tổn thương thận.


Như vậy, việc tuân thủ điều trị THA có tổn thương thận không chỉ ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (NB) mà còn tạo ra gánh nặng bệnh tật cho
cả gia đình và xã hội. Tuân thủ dùng thuốc là dùng đúng thuốc theo chỉ định, thường
xuyên, liên tục và suốt đời. Tuân thủ điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ tai biến
mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [11]. Việc khơng tn thủ điều trị
gây lãng phí thuốc, làm tăng sự tiến triển của bệnh, tăng nguy cơ biến chứng, tăng số
lần nhập viện và làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của NB [2]. Theo ước tính
của Hiệp hội tim mạch học Hoa Kỳ, không tuân thủ trong điều trị đang lấy đi sinh
mạng của 125.000 người mỗi năm và gia tăng chi phí cho hệ thống chăm sóc sức
khỏe lên tới gần 300 tỷ đơ la mỗi năm tại nước này [28]. Tuy nhiên các nghiên cứu
gần đây cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị THA nói chung ở Việt Nam chỉ đạt hơn 30%,
tại TP Hồ Chí Minh tới 70% NB bỏ điều trị sau 6 tháng rời bệnh viện; Bệnh viện Đa
khoa Tiền Giang cho thấy 73,2% NB bỏ sót uống thuốc, người < 60 tuổi (khoảng
50%) quên uống thuốc đúng giờ [13].
Mặt khác, hành vi tuân thủ điều trị của NB lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức, thái độ và năng lực thực hành cũng như điều kiện kinh tế của NB. Trong đó,
nhận thức chính là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng để thay đổi hành vi của NB
[33].
Việc nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh THA có tổn thương thận
cịn chưa được đề cập. Do đó, chúng tơi thực hiện chun đề: “Thực trạng tuân thủ
điều trị của người bệnh Tăng huyết áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương
thận điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 đến
tháng 10 năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị của người bệnh tăng huyết

áp có tổn thương thận điều trị ngoại trú tại KKB - BVBM.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tăng huyết áp
1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Một người lớn được chẩn đốn là tăng
huyết áp (THA) khi có huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu - HATT) > 140 mmHg và,
hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương - HATTr) > 90 mmHg hoặc đang điều
trị bằng thuốc hạ huyết áp hàng ngày hoặc được ít nhất 2 lần cán bộ y tế chẩn đoán là
THA [26], [30], [38].
Bệnh THA không phải là một bệnh lý đơn độc mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân khác nhau, triệu chứng và đáp ứng điều trị đa dạng.
1.1.1.2. Phân loại tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, hiện nay cách phân loại THA dựa trên cách phân độ của WHOISH, hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra bảng phân loại THA Năm 2010 [16]. Cách
phân loại này tương tự như cách phân loại của Hiệp hội THA châu Âu/ Hiệp hội Tim
mạch châu Âu (ESH/ESC) 2013 [30].
Bảng 1.1. Mức độ THA theo WHO - ISH và khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt
Nam năm 2010 [16], [30]
Khái niệm

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

HA tối ưu

<120




<80

HA bình thường

<130



<85

130-139

Và/hoặc

85-89

THA độ 1

140-159

Và/hoặc

90-99

THA độ 2

160-179


Và/hoặc

100-109

THA độ 3

≥ 180

Và/hoặc

≥ 110

HA bình thường cao
THA

Nguồn: WHO - ISH, Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2010 [16], [30].
Nếu đối tượng có cả tăng HATT và HATTr thì phân độ THA được lấy theo
mức huyết áp cao hơn [30].


1.1.1.3. Tỷ lệ tăng huyết áp
Rất nhiều nghiên cứu về THA đã được công bố rộng rãi trên khắp thế giới. Ở
các nước phát triển như Châu Âu, tỷ lệ các trường hợp bị THA khoảng 30 - 45%
trong tổng dân số, tỷ lệ này tăng theo tuổi [30]. Năm 2013, theo báo cáo của Hiệp hội
Tim và Đột quỵ Hoa Kỳ (AHA/ASH), tồn nước Mỹ có 77,9 triệu người lớn mắc
THA và đến năm 2030 con số này sẽ tăng 7,2% so với thống kê năm 2013 [28].
Ở Việt Nam, Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA ở
cộng đồng năm 1998 là 16,09% [11], năm 2001-2002 là 16,32% [12], Tô Văn Hải và
cộng sự năm 2002 tỷ lệ mắc bệnh THA ở cộng đồng là 18,69% [7]. Tại Huế, thống kê

cho thấy tỷ lệ THA tại bệnh viện Trung ương Huế năm 1980 là 1%, năm 1990 là
10%, 2007 là 21% [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thanh Tùng [7], tỷ lệ THA
của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5%.
1.1.1.4. Nguyên nhân của tăng huyết áp
Khoảng 90 - 95% các trường hợp bị THA là khơng có ngun nhân trực tiếp
(hay còn gọi là THA nguyên phát). Còn lại 5-10% các trường hợp có ngun nhân
gây lên (hay cịn gọi là THA thứ phát) [14].
* Tăng huyết áp thứ phát:
- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải thận đa nang,
ứ nước bể thận, u thận làm tiết rénin, hẹp động mạch thận...
- Nội tiết:
 Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, u sản xuất quá thừa các
Corticosteroid khác (Corticosterone, desoxycortisone), sai lạc trong sinh tổng hợp
Corticosteroid.
 Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận (Pheochromocytome).
 Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng
chỗ xuất phát động mạch thận, hở van động mạch chủ.
 Thuốc: Các Hormone ngừa thai, cam thảo, carbenoxolone, A.C.T.H.
Corticoides, Cyclosporine, các chất gây chán ăn, các IMAO, chất chống trầm cảm
vòng.
- Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri. Bệnh Paget xương, bệnh
đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp sọ não...


1.1.1.5. Biểu hiện lâm sàng của tăng huyết áp
THA thường khơng có triệu chứng gì. Trên thực tế có rất nhiều người bị THA
mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc bị các biến chứng nguy hiểm do THA
gây ra (THA kịch phát, TBMMN, strock,…) thì mới biết mình bị THA. Theo thơng
tin của NNANES năm 2007, trong tất cả cả trường hợp mắc THA ở Mỹ có 81,5%
người biết mình bị [26]. Đó là lý do vì sao các nhà khoa học nói THA là kẻ giết

người thầm lặng.
- Triệu chứng cơ năng
Đa số người bệnh tăng huyết áp khơng có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện
bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể
gặp là hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, mờ mắt... khơng đặc hiệu. Một số triệu chứng khác
của tăng huyết áp tùy vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp.
- Triệu chứng thực thể
Đo huyết áp: Là động tác quan trọng, cần bảo đảm một số quy định.
- Dấu hiệu lâm sàng
 Người bệnh có thể béo phì, mặt trịn trong hội chứng Cushing, cơ chi trên
phát triển hơn cơ chi dưới trong bệnh hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện xơ
vữa động mạch trên da (u vàng, u mỡ, cung giác mạc…).
 Khám tim mạch có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu suy tim trái, các
động mạch gian sườn đập trong hẹp eo động mạch chủ. Sờ và nghe động mạch để
phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh trong động mạch chủ bụng...
 Cần lưu ý hiện tượng (huyết áp giả) gặp ở những người già đái đường, suy
thận do sự xơ cứng vách động mạch làm cho trị số huyết áp đo được cao hơn trị số
huyết áp nội mạch. Có thể loại trừ bằng cách dùng “thủ thuật” Osler hay chính xác
nhất là đo huyết áp trực tiếp. Một hiện tượng khác cũng đang được cố gắng loại trừ
là hiệu quả “áo choàng trắng” bằng cách sử dụng phương pháp đo liên tục huyết áp
(Holter tensionnel).
 Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động
mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc khám phát hiện thận to, thận đa nang.
 Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch não cũ hoặc nhẹ.


- Cận lâm sàng
+ Cần đơn giản, mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và
tìm nguyên nhân.
+ Billan tối thiểu (theo Tổ chức Y tế thế giới):

+ Máu: Kali máu, creatinine máu, cholesterol máu, đường máu, hematocrite, acide
Uric máu.
+ Nước tiểu: Hồng cầu, protein.
+ Nếu có điều kiện nên làm thêm soi đáy mắt, điện tim, X quang tim, siêu âm...
+ Các xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt
+ Đối với tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp khó xác định. Ví dụ: Bệnh
mạch thận: cần chụp U I V nhanh, thận đồ, trắc nghiệm Saralasin.
1.1.1.6. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp ở người tăng huyết áp.
Biến chứng trên tim: Suy tim và bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong cao
nhất đối với THA: Dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ
tim, phù phổi cấp [6]. Suy tim là kết quả của quá trình THA thường xuyên làm cho
thất trái to ra, về lâu dài thất trái giãn ra làm cho sức bóp cơ tim giảm nhiều. Lúc đầu
là suy tim trái, sau là suy tim toàn bộ. Triệu chứng ban đầu của suy tim là người bệnh
thấy mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, tiến triển thành khó thở thì gắng sức và giai đoạn
cuối của suy tim thì khó thở ngay cả khi ngủ. Kèm theo là da xanh, niêm mạc nhợt,
phù, tím tái….
- Biến chứng trên não: Tai biến mạch máu não thường để lại nhiều di chứng trên người
bệnh, có khi dẫn tới tàn tật, tử vong (nhũn não, tắc mạch não, xuất huyết não). Ngồi
ra có thể gặp các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng như lú
lẫn, yếu nửa người, co giật, nôn mửa, đau đầu dữ dội [6], tuy không để lại di chứng
nặng nề nhưng là một trong những yếu tố của tổn thương mạch não.
- Thận: Thận cũng là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng từ bệnh THA. Các
bệnh thường gặp như xơ vữa động mạch sớm, xuất hiện albumin vi niệu, protein
niệu, suy thận. Phần này sẽ được trình bày trong phần tổn thương thận trên người
bệnh THA.
- Biến chứng trên mạch máu: Các tổn thương mạch máu hay gặp xơ vữa mạch máu
(atherosclerosis), xơ cứng động mạch (arterosclerosis) và bệnh mạch máu ngoại


vi (peripheral artery diseases). Siêu âm Doppler mạch cảnh có thể thấy động mạch

cảnh xơ vữa nhiều, với lớp nội trung mạc dày. Đây là các yếu tố tiên lượng TBMMN
và nhồi máu cơ tim ở người bệnh THA. Người bệnh THA cũng có thể có xơ vữa hệ
thống động mạch ngoại biên gây hẹp tắc động mạch. Phình động mạch chủ và tách
thành động mạch chủ thường gặp ở những đối tượng THA lâu ngày khơng được kiểm
sốt [26].
- Tổn thương võng mạc: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương theo giai đoạn
tiến triển của bệnh.
+ Giai đoạn 1: Các mạch máu có thành sáng bóng.
+ Giai đoạn 2: Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch tĩnh mạch
(dấu hiệu Salus Clum).
+ Giai đoạn 3: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc.
+ Giai đoạn 4: Vừa có xuất huyết, xuất tiết võng mạc vừa có phù gai thị [26].
Tăng huyết áp lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương cơ quan đích như tim , não,
thận, mạch máu [6], [26], mắt… Trong đó tăng huyết áp và tổn thương thận ln có tác
động qua lại với nhau, làm nặng thêm bệnh cảnh của nhau.
1.1.1.7. Điều trị tăng huyết áp
THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày,
điều trị lâu dài. Với mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy
cơ tim mạch”. Khi điều trị đã đạt huyết áp (HA) mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác
đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời [2].
Để đạt được mục tiêu điều trị này đòi hỏi người thầy thuốc phải điều chỉnh chỉ
số HA và tất cả các yếu tố nguy cơ đi kèm để có thể điều chỉnh được. Trị số HA nên
được hạ xuống đến mức dưới 140/90 mmHg. Trị số HA ở NB có tiểu đường và
những NB có nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao thì nên đưa trị số HA xuống dưới
mức 130/80 mmHg [11].
1.1.1.7.1. Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Điều trị THA không dùng thuốc còn gọi là thay đổi lối sống nhằm đạt được
mục tiêu: Phòng ngừa bệnh THA, hạ HA và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác
như bệnh động mạch vành. Tất cả những NB đang dùng thuốc hạ HA đều cần được
nhắc nhở thay đổi lối sống mỗi khi tái khám [6]. Các biện pháp không dùng thuốc

như ngưng hút thuốc lá, giảm cân, giảm natri máu, tăng cường vận động thể lực và


một số biện pháp khác như ăn nhiều trái cây, đậu, uống rượu vừa phải, ăn nhiều chất
sợi, thư giãn…
1.1.1.7.2. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở:
- Tăng huyết áp độ 1: Có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide
liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao
cảm (nếu khơng có chống chỉ định).
- Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: Nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi,
ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn beta giao cảm.
- Từng bước phối hợp các thuốc hạ HA cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu
thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm
(nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày;
perindopril 2,5-5 mg/ngày …).
Khi dùng thuốc điều trị THA cho NB, thầy thuốc cần đưa HA xuống đến mức
mong muốn dưới 140/90 mmHg hoặc dưới mức 130/80 mmHg trên NB có tiểu
đường hoặc suy thận mà khơng bị tác dụng phụ của thuốc. Rất nhiều NB THA khơng
có triệu chứng cơ năng nên thường không quan tâm hoặc sau một thời gian điều trị có
HA ổn định lâu dài thường tự ý ngưng thuốc. Do đó có một số yếu tố mà thầy thuốc
cần quan tâm nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị của NB và thầy thuốc cần cảnh giác
với vấn đề không tuân thủ điều trị, cần phát hiện sớm các dấu hiệu của vấn đề này
[6]. Thực hiện quản lý NB ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo NB được uống thuốc
đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các
biến chứng và tác dụng phụ của thuốc [2].
1.1.1.8. Phòng bệnh và biến chứng.
NB THA bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc cần phải tích cực thay đổi lối
sống để phòng ngừa THA và các biến chứng do THA gây ra đặc biệt trên đối tượng là
người cao tuổi [2].
1.1.1.9. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp

1.1.1.9.1. Khái niệm tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị (TTĐT) là
“Mức độ hành vi của NB bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn và/hoặc thay
đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên y tế”. Theo đó, TTĐT gồm 2 phần:
Tuân thủ sử dụng thuốc và tuân thủ các biện pháp không dùng thuốc của NB [29].


Trong chuyên đề này, TTĐT là việc thực hiện nghiêm các khuyến nghị của Bộ
Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm 2010. TTĐT thuốc là NB uống
thuốc đúng, đủ và đều đặn theo đơn của bác sĩ. Sử dụng thuốc kể cả khi HA bình
thường và không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc [2].
1.1.1.9.2. Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống [2]
NB THA tích cực thay đổi lối sống để ngăn ngừa tiến triển và giảm được HA,
giảm số thuốc cần dùng.
-

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.

- Tích cực giảm cân (nếu q cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ
thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
-

Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

Hạn chế uống rượu, bia: Số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc
chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (nữ) (1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc

120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh).
-

-

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở
mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
-

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

-

Tránh bị lạnh đột ngột.

1.1.1.9.3. Tuân thủ sử dụng thuốc
Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng nhiều khái
niệm khác nhau để mô tả việc sử dụng thuốc của NB như: Tuân thủ, sử dụng thuốc
phù hợp, tuân thủ sử dụng thuốc.
Hội nghị Châu Âu về giám sát tuân thủ của NB năm 2009 đưa ra định nghĩa về
tuân thủ sử dụng thuốc là “quá trình NB sử dụng thuốc theo chỉ định”. Trong đó, tuân
thủ sử dụng thuốc của NB gồm 3 phần: Bắt đầu sử dụng thuốc khi được kê đơn; mức
độ thực hiện thuốc theo chỉ định và dừng sử dụng thuốc.
NB uống thuốc điều trị THA cần [2]:


-


Phải tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sỹ

-

Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng

-

Uống thuốc thường xuyên, lâu dài, liên tục ngay cả khi huyết áp bình
thường

-

Khám bệnh và kiểm tra HA.

Như vậy, khi NB THA có một và/hoặc nhiều hành vi sau thì được tính là NB có
hành vi nguy cơ trong tuân thủ sử dụng thuốc:
-

NB quên uống thuốc.

-

NB tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị.

-

NB bớt loại thuốc theo chỉ định.

-


NB uống thêm thuốc.

-

Không tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

1.1.1.9.4. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp
Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được HA mục tiêu và ngăn ngừa được biến
chứng tim mạch và tổn thương cơ quan khác như: thận, não, mắt,…; Vì vậy, việc theo
dõi thường xuyên chỉ số cao HA, khám bệnh định kỳ, theo dõi HA theo chỉ dẫn của
bác sỹ, tái khám đúng hẹn thì NB phải đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả.
NB cần được xét nghiệm định kỳ để phát hiện các tổn thương và đánh giác các yếu
tố nguy cơ tim mạch khác [8].
1.1.1.9.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Thói quen hút thuốc lá
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho thấy:
ở nhóm người hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn hẳn nhóm
khơng hút thuốc lá, nhưng nếu hút dưới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ THA giữa nhóm có hút
thuốc và nhóm khơng hút thuốc khơng có sự khác biệt rõ ràng [17].
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần [1]. Khi hít
khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu.
Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc cịn giảm tác dụng của
các thuốc điều trị THA [11].
Thói quen uống rượu
Đã có một số nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và
THA, nhung cơ chế của liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Có những ý kiến chưa


thống nhất nhưng đại đa số thừa nhận uống rượu nhiều làm THA. Một số nghiên cứu

cho thấy THA ở 20-30% số người lạm dụng rượu; uống rượu thường xuyên trên 3
cốc/ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA [3]. Hơn nữa rượu cịn có thể gây rối loạn
nhịp tim, rối loạn điều hòa Triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các
bệnh lý về mạch máu. Uống rượu nhiều hay gây THA, càng uống nhiều HA càng cao.
Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu, nơi đó nhiều người bị THA [17]. Uống rượu nhiều còn
làm mất hiệu quả của những thuốc chữa HA.
Thói quen ăn mặn
Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ
làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn và HA cũng tăng lên. Các thử
nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA; trong khi ăn ít
muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (1990)
nên ăn muối dưới 6g/ngày. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong
những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà khơng phải dùng
thuốc là tốt nhất [2].
Ngồi những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên cịn có những yếu tố nguy cơ
như: stress, uống cà phê, thuốc tránh thai, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình…
1.1.2. Tăng huyết áp có tổn thương thận
Tổn thương thận do THA, là do THA gây tổn thương mạch máu thận dẫn tới
xơ hóa thận. Để hiểu được cơ chế THA gây tổn thương thận, trước hết cần xem xét
bệnh sinh tổn thương mạch máu do THA [6].
Tiến triển tự nhiên của THA không được điều trị, thường dẫn đến tử vong do
bệnh tim mạch. Tổn thương cơ bản do tăng huyết áp gây ra là bệnh lý động mạch.
Mohring (1977) viết trong cuốn "Giả thuyết về áp lực" (pressure hypothesis).
Ở thận, tổn thương sớm thấy ở các mạch máu trước cầu thận và động mạch
đến, bao gồm cả các động mạch trong cầu thận. Tổn thương động mạch trước cầu
thận là đặc trưng của tổn thương thận do THA, nhưng khơng đặc hiệu vì cịn thấy
trong các bệnh lý mạch máu thận. Trong xơ mạch thận lành tính, tổn thương cơ bản
là hyalin hóa lớp áo giữa thành động mạch trong cầu thận, dẫn tới tổn thương đoạn
búi mao mạch cầu thận. Trong xơ mạch thận ác tính, đặc trưng cơ bản là tổn thương
lớp nội mạc. Tế bào nội mạc có chỗ bị bong khỏi màng nền, tạo ra các khoang được

lấp đầy các chất liệu huyết tương và collagen, gây hẹp lịng động mạch. Ngồi ra cịn


hoại tử lớp áo giữa, xẹp các búi mao mạch cầu thận do thiếu máu. Giai đoạn đầu của
THA, thấy tăng lưu lượng dòng huyết tương qua thận và tăng áp lực thủy tĩnh trong
mao mạch cầu thận, làm xuất hiện microalbumin niệu. Khi tổn thương đoạn búi mao
mạch cầu thận, làm xuất hiện macroalbumin niệu và dẫn tới xơ hóa cầu thận, mức lọc
cầu thận giảm và dần dần dẫn tới suy thận. Trong xơ mạch thận ác tính, do hẹp lòng
động mạch trước cầu thận và trong cầu thận, gây xẹp các búi mao mạch cầu thận do
thiếu máu, dẫn đến thiểu niệu, vô niệu và suy thận cấp [6].
Các tổn thương ban đầu là những tổn thương chức năng diễn ra trong một thời
gian rất dài, hồi phục được nếu được điều trị, chỉ đến giai đoạn muộn, phát triển xơ
hoá mới xuất hiện các tổn thương thực thể của các mạch thận và xơ teo dần hai thận.
Suy thận là một biến chứng nguy hiểm. Suy thận làm cho THA khó kiểm sốt, THA
càng làm tổn thương thận nặng nề hơn. Sự liên quan giữa chúng tạo thành vòng xoắn
bệnh lý [6]. Vấn đề này đặt ra là phải điều trị tốt suy thận mới hạn chế được THA.
Ngược lại, phải kiểm soát tốt huyết áp để tránh suy thận.
1.1.2.1. Bệnh sinh
Bệnh sinh tổn thương thận do THA là bởi THA gây tổn thương mạch máu,
làm biến đổi tế bào nội mô mạch máu, tái cấu trúc thành mạch và tăng sinh tế bào cơ
trơn mạch máu theo ba cơ chế, đó là áp lực dịng chảy trong lịng mạch, biến đổi tế
bào nội mơ mạch máu, tái cấu trúc thành mạch máu. Thành mạch bị tổn thương gây
phình mạch nhỏ trước hết ở những chỗ mạch chia nhánh.
1.1.2.2. Microalbumin niệu
Số lượng protein trong nước tiểu là một dấu hiệu của tổn thương thận và làm
tăng nguy cơ bệnh thận. Albumin là thành phần chính của protein niệu (albuminuria).
Theo báo cáo của Hiệp hội Thận học Australia về quản lý bệnh thận mạn trên lâm
sàng năm 2012 và hướng dẫn thực hành lâm sàng về đánh giá và quản lý bệnh thận
mãn tính của Hiệp hội bệnh thận toàn cầu năm 2012 (KDIGO: Kidney Disease
Improving Global Outcome), microalbumin niệu (MAU) hay protein niệu vi lượng là

một dấu hiệu lý tưởng đối với nguy cơ của bệnh thận (giai đoạn sớm của bệnh lý
thận) và cũng là chỉ dẫn cho sự điều trị sớm đối với sự THA tiếp theo [32], [34].
1.1.2.3. Suy thận
Bệnh thận mạn (CKD: Chronic Kidney Diseases) là vấn đề sức khỏe toàn cầu
cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ CKD có thể đạt 10 -13% ở các nước như Đài Loan,


Trung Quốc, Nhật, Canada, Mỹ, Úc…tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu quy mơ
tồn quốc về bệnh thận mạn tính.
Theo KDOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative) của Hội Thận
Hoa Kỳ-2002 đưa ra một số thuật ngữ về bệnh thận mạn tính được quy định như
sau:
* Định nghĩa.
- Bệnh thận mạn là sự bất bình thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng thận
trong thời gian ≥ 3 tháng, được biểu hiện bằng:
+ Tổn thương thận, có thể có hoặc khơng có giảm mức lọc cầu thận.
+ Bất thường của mô bệnh học hoặc phát hiện sinh thiết thận.
+ Dấu hiệu thận tổn thương: Bất thường nước tiểu (protein niệu), bất thường
về máu qua xét nghiệm máu hoặc có bằng chứng tổn thương qua chẩn đốn hình ảnh
và/ hoặc mức lọc cầu thận < 60ml/phút/1.73m 2 da, kèm hoặc không kèm bằng chứng
tổn thương thận [6].
+ Trong đó protein niệu kéo dài và liên tục là một trong những dấu ấn thường
gặp và quan trọng trong việc xác định có tổn thương thận trong thực hành lâm sàng.
* Các giai đoạn bệnh thận mạn.
- Chẩn đoán giai đoạn bệnh thận mạn một cách chính xác và rõ ràng giúp các bác sĩ
lâm sàng đánh giá và theo dõi quá trình tiến triển bệnh thận mạn. Việc chẩn đoán giai
đoạn bệnh thận mạn được tiến hành khi chức năng thận đã ổn định (khơng hoặc thay
đổi ít trong 3 tháng). Theo Hội Thận học Hoa Kỳ (2002), bệnh thận mạn tính được
chia thành 5 giai đoạn và dựa vào mức lọc cầu thận [31].
- Mức lọc cầu thận được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên,

cơng thức tính ước lượng của MDRD hoặc tính mức lọc cầu thận (MLCT) qua nồng độ
creatinin huyết thanh (tính bằng cơng thức Cockcroft- Gault):
+ Công thức Cockcroft - Gault
+ MLCT (ml/phut) = [140-tuổi (năm) x W] x k/ 0.814 x Ccr.
+ Hệ số k = 1 (đối với nam) và = 0,85 (đối với nữ)
+ Ccr: Clearance Creatinin (độ thanh lọc Creatinin)
+ W: Cân nặng (kg)
Bảng 1.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn [32]


Giai đoạn
Giai đoạn 1

Mơ tả

MLCT

Tổn thương thận với MLCT bình
thường hoặc tăng

≥ 90

Giai đoạn 2

MLCT giảm nhẹ

60-90

Giai đoạn 3


MLCT giảm trung bình

30-59

Giai đoạn 4

MLCT giảm nặng

15-29

Giai đoạn 5

MLCT giảm rất nặng

<15
Nguồn KDIGO 2012 _CKD_GL [32]

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch và mối tương quan giữa huyết áp tới tim mạch
và tổn thương thận
Theo hội Tim Mạch quốc gia Việt Nam về “các yếu tố nguy cơ thường gặp ở
người bệnh tim mạch” của tác giả Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Lân Việt: Các yếu tố
nguy cơ tim mạch là các yếu tố liên quan đến sự gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim
mạch. Một người mang một nguy cơ tim mạch nào đó có nghĩa là có gia tăng khả năng
mắc bệnh của người đó chứ khơng nhất thiết bắt buộc người đó phải có bệnh. Thường
thì các nguy cơ đi kèm với nhau, thúc đẩy lẫn nhau.
- Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Tuổi, giới, di truyền (gia đình mắc bệnh tim
mạch khá sớm), chủng tộc.
- Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA, RLMM, ĐTĐ, hút thuốc lá, thừa cân, béo
phì, giảm dung nạp đường, lười vận động, chế độ ăn.
- Một số nguy cơ có thể có: Căng thẳng, tăng đông máu, rối loạn các thành phần Apo

Protein máu, Estrogen, uống rượu quá mức, hói sớm và nhiều đỉnh đầu ở nam, mãn
kinh sớm ở nữ [16].
Tình trạng THA và kéo dài sẽ làm phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm
giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao phá hủy
bộ lọc cầu thận, dẫn đến thận không loại được chất thải và nước ra khỏi cơ thể. Nước
ứ nhiều trong cơ thể ngày một nhiều càng làm cho huyết áp ngày một cao hơn. Do
đó, THA là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
Năm 2003, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Asociation) đã công
bố mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh thận mạn và các bệnh tim mạch, họ khuyến cáo


rằng những người bệnh suy thận mạn thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất đối với các
vấn đề tim mạch [36].
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu về tình trạng tuân thủ điều trị trên người bệnh tăng huyết áp có
tổn thương thận tại Việt Nam
Hiện nay, các nghiên cứu về lo âu của người bệnh tăng huyết áp có tổn thương
thận ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới?
THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước phát triển và
đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do tăng tuổi thọ và tăng tần suất
các yếu tố nguy cơ, ước tính THA gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu [18]. Nhiều thử nghiệm lớn trên thế giới về điều trị THA
đã cho thấy tác dụng của điều trị làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh lý, biến chứng và tử
vong về tim mạch.
Tuân thủ điều trị tốt chính là vấn đề then chốt trong điều trị THA tuy nhiên
không phải NB nào cũng tuân thủ điều trị một cách đúng và đầy đủ nhất. Theo nghiên
cứu của Ezulier và Hussain năm 2000 về tuân thủ thuốc ở NB THA trong Kassala,
Đơng Xu-Đăng thì 92% NB TTĐT đã kiểm sốt được huyết áp so với 18% NB không
TTĐT; 30,1% NB TTĐT có biến chứng so với NB khơng TTĐT tỷ lệ biến chứng là

46,3%; 36,8% NB khơng TTĐT vì họ khơng đủ tiền để mua thuốc hạ huyết áp [16].
Lalić1 J., Radovanović R. V., Mitić B., Nikolić V., Spasić A. & Koraćević G.
(2013) đã thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 170 NB điều trị
THA trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Serbia. Kết quả cho thấy các
yếu tố quan trọng đối với việc khơng tn thủ đó là: khơng tn thủ liều dùng điều trị
(27,27%), hay quên (22,73%) và không thường xuyên kiểm tra sức khỏe (11,36%).
Cũng theo nghiên cứu này, đã chỉ ra rằng tác dụng phụ xảy ra với nhóm khơng tuân
thủ chế độ điều trị cao hơn rất nhiều so với nhóm tuân thủ [27].


Biểu đồ 1.1. Các nguyên nhân hàng đầu của sự ít tuân thủ thuốc điều trị

Biểu đồ 1.2. Các tác dụng phụ của điều trị hạ áp
Nghiên cứu năm 2011 của Osamor Pauline và Owumi Bernard về các yếu tố
liên quan TTĐT THA ở Tây nam Nigeria cho thấy chỉ có 51% đối tượng nghiên
cứu đạt TTĐT với các yêu tố tuân thủ như: đi khám thường xuyên, có hỗ trợ xã hội
của các thành viên gia đình hoặc bạn bè trong việc nhắc nhở uống thuốc [26].
Và trong một nghiên cứu khác khảo sát trên thực hành lâm sàng, Daniel1&
Eugenia (2013) tại Brazil, cho kết quả là tỷ lệ 16 - 50% NB bỏ trị trong năm đầu
điều trị. Hầu hết cần ít nhất 2 loại thuốc chống THA, và khoảng 30% cần 3 loại
thuốc hay nhiều hơn. Một nửa số NB bỏ điều trị trong vòng một năm sau chẩn đoán.
Chỉ một nửa NB tuân thủ điều trị, sự tuân thủ điều trị này cũng bị ảnh hưởng rõ bởi
sự chọn lựa thuốc, bệnh kết hợp và sử dụng dịch vụ sức khoẻ. Nhiều khảo sát đã
cho thấy khoảng 3/4 số NB THA không đạt được HA tối ưu. Lý do thất bại phức


tạp bao gồm không phát hiện sớm THA, sự tuân thủ điều trị khơng hồn tồn của
NB, thiếu hướng dẫn của thầy thuốc và những liệu pháp đầy đủ [15].
Các nghiên cứu nước ngoài thấy cho thấy tỷ lệ TTĐT cao đã kiểm soát được
huyết áp và giảm được các biến chứng. Một tỷ lệ NB không TTĐT liên quan đến

việc không đủ khả năng về kinh tế để mua thuốc uống.
1.2.2. Thực trạng tuân điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá TTĐT của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh
viện C tỉnh Thái Nguyên (2012) của tác giả Trần Thị Loan kết quả cho thấy tỷ lệ NB
tuân thủ thuốc là 51,4%; tuân thủ thay đổi lối sống 47,1%; TTĐT THA chung chỉ đạt
35,7%; NB có kiến thức đạt về bệnh và chế độ điều trị là 57,6%; Kết quả phân tích
hồi quy đa biến cho thấy một số yếu tố quan trọng được xác định có liên quan đến
các loại tuân thủ chế độ điều trị THA là giới tính, trình độ học vấn, được cán bộ y
tế (CBYT) hướng dẫn chế độ điều trị, mức độ được CBYT nhắc về TTĐT, biến
chứng của bệnh THA, mức độ THA [15].
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hữu Đức (2012) về thực trạng tuân
thủ điều trị và các yếu tố liên quan của 194 hội viên Câu lạc bộ NB THA, bệnh viện
Bạch Mai đã cho kết quả: nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (63,4% và 36,6%), nhóm tuổi
trên 60 chiếm đa số (72,27%); đối tượng nghiên cứu đa số đã nghỉ hưu (86,6%);
77,8% NB THA vừa và nặng; NB có biến chứng chiếm tỷ lệ 80,4%; tỷ lệ NB đạt kiến
thức về bệnh và TTĐT đạt 84,5%, trong đó các kiến thức về chế độ ăn, tập luyện thể
lực, dùng thuốc HA đều đạt trên 90%; tuy nhiên có tới 33% NB hiểu sai kiến thức về
bệnh THA là bệnh có thể chữa khỏi; người bệnh TTĐT THA là 85,6, trong đó tỷ lệ
tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ chế độ ăn nhạt và tuân thủ không hút thuốc lá lần lượt
là 75,8%; 92,8% và 97,45 [4].
Qua khảo sát sự TTĐT THA và các yếu tố liên quan của NB THA điều trị tại
Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang của Nguyễn Tuấn Khanh (2013):
NB uống thuốc mỗi ngày (86,9%), uống thuốc theo toa của bác sĩ chiếm tỷ lệ 87,4%;
78,1% là tỷ lệ NB tái khám đều đặn theo hẹn và có thực hành hạn chế ăn mặn trong
điều trị bệnh THA; tỷ lệ bỏ hút thuốc là 73,2% và hạn chế uống rượu 71%. Lý do dẫn
đến NB khơng tn thủ điều trị có tỷ lệ nhiều nhất là do NB sợ hạ huyết áp (65%), sợ
tác dụng phụ của thuốc (53%), không đủ điều kiện kinh tế (48,6%), lý do quên uống
thuốc có tỷ lệ thấp nhất (19,7%). Tỷ lệ NB tuân thủ điều trị THA là 26,3% [13].



×