Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả một số phương thức canh tác của người Thái tại xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.76 KB, 9 trang )

Vũ Đức Tồn và nnk (2020)
(20): 110 - 118

TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CANH TÁC CỦA
NGƯỜI THÁI TẠI XÃ BÓ MƯỜI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Vũ Đức Tồn, Đào Hữu Bính, Phạm Thị Thanh Tú
Trường Đại học Tây Bắc
Abstract: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số phương thức canh tác trên đất dốc
của người dân tộc Thái xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 phương
thức canh tác điển hình trên hệ thống canh tác ruộng nước và hệ thống canh tác nương rãy tại khu vực nghiên cứu,
bao gồm: Lúa nước, Ngơ thuần lồi, Sắn thuần loài, Mận hậu, Cà phê, Xoài đài loan, Mận hậu xen Cà phê. Trong
đó, phương thức canh tác lúa nước trong nhóm PTCT cây trồng ngắn ngày và phương thức canh tác Mận hậu xen
Cà phê nhóm PTCT cây trồng dài ngày được đánh giá có hiệu quả cao nhất với Ect tổng hợp tương ứng bằng 1,0
và 0,97, là những phương thức canh tác bền vững cần có chính sách phát triển mở rộng. Các phương thức canh
tác cịn lại cho hiệu quả từ thấp đến trung bình với Ect tổng hợp từ 0,65 đến 0,78.
Từ khóa: Phương thức canh tác; dân tộc Thái; xã Bó Mười.

1. MỞ ĐẦU
Hệ thống canh tác (HTCT) là thể thống nhất
hoạt động của con người sử dụng tài nguyên
(tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong một phạm vi
nhất định để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu ăn, mặc của con người (FAO, 1990). Một
HTCT thường gồm nhiều thương thức canh tác
(PTCT). Xét ở khía cạnh nào đó, PTCT tương
đồng với cách thức canh tác, trong đó người ta
chủ yếu quan tâm tới thành phần loài cây trồng,
cách thức phối hợp chúng theo không gian hoặc


thời gian, hoặc biện pháp kỹ thuật tác động tới
cây trồng trong một phạm vi và khoảng thời
gian nhất định.
HTCT thích hợp là một trong những yếu tố
quan trọng để nghiên cứu, phát triển và hoàn
thiện hệ thống nông nghiệp, hiện đang được
nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Việc nghiên cứu HTCT là cách duy nhất tối ưu
hoá việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tại Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Bắc, tài
nguyên đất đai có thể canh tác được khơng lớn
về khơng gian, kết hợp với địa hình phân cắt
mạnh, tạo nên những HTCT manh mún, nhỏ lẻ
và phân tán, gồm nhiều PTCT khác nhau trong
một khu vực. HTCT manh mún, nhỏ lẻ, nhất
là đối với cây lâu năm (cây ăn quả, cây cơng
nghiệp) làm giảm khả năng tạo thành hàng hóa,
hình thành vùng nguyên liệu tập trung, hạn chế

110

khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, kìm hãm sản xuất (Vũ Đức Tồn
et al, 2014). Do vậy, mỗi một địa phương cần
phải xác định các phương thức canh tác (PTCT)
phù hợp, có hiệu quả theo lợi thế tương đối của
vùng nhằm phát triển các HTCT hiệu quả và
bền vững.
Xã Bó Mười nằm ở phía Đơng - Đơng Bắc
của huyện Thuận Châu. Diện tích tự nhiên 62,30

km2, với 1.868 hộ, dân số 9.096 người, mật độ
dân số 146 người/km2. Xã có 18 bản (bản Bó,
bản Mười, bản Phai Khon, bản Nà Ten, bản Sản,
bản Tra, bản Sói, bản Quỳnh Thuận, bản Măn,
bản Lót, bản Nà Sành, bản Đông Mạ, bản Nong
Sàng, bản Lọng Cu, bản Nà Hốc, bản Phiêng
Xe, bản Nà Viềng, bản Nong Bo). Cộng đồng
người Thái chiếm đa số với khoảng 80%. Kết
quả khảo sát bước đầu cho thấy, tổng diện tích
canh tác cây nơng nghiệp tồn xã chỉ có 565,65
ha, bình qn mỗi hộ gia đình chỉ có khoảng 0,3
ha đất canh tác, sản xuất nơng nghiệp vẫn mang
tính tự cung tự cấp với tập quán canh tác lâu đời
theo phương thức quảng canh, phụ thuộc vào
tự nhiên là chính, dẫn đến đời sống kinh tế của
nhân dân trong xã còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đến năm 2006, xã Bó Mười cũng đã có chủ
trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng tuy nhiên
hoạt động triển khai cịn diễn ra tự phát, nhỏ
lẻ theo hình thức trồng thăm dị, chưa có các


nghiên cứu khoa học đánh giá và định hướng
cây trồng phù hợp cho địa phương, khiến cho
hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng còn
thấp. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tơi tiến
hành phân tích đánh giá những PTCT hiện có
làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển HTCT
bền vững cho khu vực nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng Phương pháp đánh giá nơng thơn
có sự tham gia (PRA) gồm các công cụ: Phỏng
vấn bán định hướng; lược sử thôn bản; thảo
luận nhóm.
- Chọn điểm khảo sát: Ba bản được lựa chọn
là bản Bó, bản Mười và bản Nong Sàng, các
bản này được lựa chọn dựa trên nguyên tắc đại
diện cho khu vực nghiên cứu về thành phần dân
tộc, khả năng tiếp cận và địa hình (Donovan et
al, 1997), có các đặc trưng cho xã Bó Mười: Là
thơn bản người Thái; khả năng tiếp cận tương
đối đồng nhất với các khu vực trong xã; có các
loại hình sử dụng đất của xã.
- Đối tượng phỏng vấn: Gồm 90 hộ của 3
bản, mỗi bản 30 hộ, đại diện đầy đủ cho nhóm
hộ khá, hộ trung bình và hộ khó khăn; nội dung
phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến đặc điểm
của nông hộ, hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp, các nguồn thu nhập, chi phí.
- Lược sử thơn bản: Nhằm tìm ra những
mốc thời gian quan trọng gắn liền với sự thay
đổi trong quá trình lao động sản xuất, sử dụng
đất, hình thành và phát triển các HTCT của
cộng đồng.
- Thảo luận nhóm: Tìm hiểu về lược sử tình
hình sử dụng đất, quá trình hình thành và phát
triển các HTCT; các yếu tố và mức độ ảnh hưởng
đến các HTCT; giải pháp phát triển các HTCT
theo hướng bền vững và kiểm chứng các thông

tin phỏng vấn, bổ sung và thống nhất về các vấn
đề liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp của
gia đình và địa phương. Mỗi bản thực hiện một
buổi thảo luận nhóm.

2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân
tích số liệu
2.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế của nhóm PTCT cây
trồng dài ngày (Mận; Cà phê; Xồi), sử dụng
phương pháp phân tích lợi ích, chi phí CBA
(Cost - Benefit Analysis) bằng các chỉ số
NPV, CPV, BPV, IRR, BCR trên phần mềm
Excel (FAO, 1990).
Hiệu quả kinh tế của các PTCT cây trồng
ngắn ngày (Lúa nước, Ngô, Sắn) sử dụng
phương pháp cân đối thu nhập và chi phí của
từng PTCT theo chu kỳ năm, khơng tính yếu tố
chiết khấu.
2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã
hội và môi trường
Căn cứ vào thực tế hiện tại của địa điểm
nghiên cứu, trên cơ sở góp ý của chính quyền
địa phương, cùng với sự tham gia của người
dân bằng phương pháp cho điểm, việc đánh giá
hiệu quả xã hội và môi trường được thực hiện
tại thực địa bằng phương pháp đánh giá nhanh
kết hợp cho điểm các tiêu chí có sự tham gia
của người dân. Các tiêu chí được đánh giá thang
điểm theo hệ số 10, trong đó 10 điểm là tốt nhất

và 0 điểm là kém nhất.
- Các tiêu chí xã hội: Đầu tư thấp, nhanh cho
thu hoạch, thu hút nhiều lao động, sản phẩm
thành hàng hóa và dễ tiêu thụ trên thị trường.
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả mơi trường:
Tăng chất hữu cơ cho đất; giảm xói mịn bề mặt
đất; giun hoạt động nhiều; tầng canh tác tơi xốp;
năng suất ổn định. Đối với cây trồng dài ngày,
đánh giá thêm các tiêu chí: độ tàn che; độ che
phủ; chỉ số đa dạng loài.
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả tổng
hợp Ect (Effective Indicator Farming system)
Đối với nhóm cây trồng dài ngày sử dụng
phương pháp đánh giá Ect. Khi Ect = 1 hoặc
gần bằng 1 thì phương thức đó có hiệu quả tổng
hợp về kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.

111


Ect =
Trong đó: Ect: là hiệu quả tổng hợp; F: là các
tiêu chí tham gia vào tính tốn; N: là số lượng
các tiêu chí. Ect = 1 hoặc gần bằng 1, thì PTCT
có hiệu quả tổng hợp cao nhất, và là phương
thức có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường
cao nhất.
Hiệu quả tổng hợp của các PTCT cây trồng
ngắn ngày được đánh giá dựa trên kết quả cho
điểm các tiêu chí. Trong đó hiệu quả kinh tế

được đánh giá thơng qua tiêu chí lợi nhuận
người dân đưa ra như sau:
- Lợi nhuận > 10 triệu đồng/năm: 10 điểm.
- Lợi nhuận từ 5 - 9 triệu đồng/năm: 5 - 9
điểm.
- Lợi nhuận từ 2 - 5 triệu đồng/năm: 2 - 5
điểm.
- Lợi nhuận từ 0 - 2 triệu đồng/năm: 0 - 2
điểm.
Giá trị các tiêu chí xã hội và môi trường lấy
từ tổng điểm của mỗi PTCT ở các nội dung đánh
giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm các HTCT của người Thái tại
xã Bó Mười
Q trình hình thành các HTCT tại xã Bó
Mười gắn liền với quá trình định cư và phát
triển của cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây
Bắc. Cộng đồng này có nguồn gốc từ Tây
Nam – Trung Quốc, di cư vào Việt Nam từ
Thế kỷ VIII, hình thành nên các bản, mường,
dọc theo sông Đà, sông Mã. Đơn vị cư trú
nhỏ nhất là “bản”, gồm nhiều hộ sinh sống
cư tụ cạnh nhau, cùng chung nguồn nước, bãi
chăn thả, có lãnh thổ. Nhiều bản hợp thành
một “mường”, nhiều mường hợp thành “châu
mường”. Sự ổn định cư trú với chế độ ruộng
đất được xác lập, thiết chế xã hội được hình
thành trên cơ sở kinh tế nơng nghiệp với hai
HTCT chính là HTCT ruộng nước và HTCT

nương rãy.

112

3.1.1. HTCT ruộng nước
HTCT ruộng nước với duy nhất một PTCT
lúa nước được xây dựng từ rất sớm trong lịch sử
hình thành các cộng đồng dân tộc xã Bó Mười.
Các thửa ruộng được được làm cạnh các khe,
suối với cây trồng chính là lúa nước. Diện tích
143,91 ha, tập trung ở các bản Sói, Nà Viềng,
Lọng Cu, Lót Măn, ruộng hẹp, cong theo dáng
núi, xếp chồng tạo thành bậc thang.
3.1.2. HTCT nương rãy
HTCT nương rãy canh tác cũng được hình
thành cùng với HTCT ruộng nước. Với diện
tích 1.836,6 ha, HTCT này đa dạng về loài cây
trồng, dựa vào thành phần lồi cây và sự phối
hợp có thể chia thành 6 PTCT chính:
- PTCT Ngơ thuần lồi (1.245 ha): Là PTCT
lâu đời, có ở tất cả các bản, trồng trên những
diện tích đất đồi hoặc chân núi đá, địa hình dốc,
nguồn nước tưới dựa vào tự nhiên.
- PTCT Sắn thuần lồi (305 ha): Tương tự
như lúa nước và Ngơ, đây là PTCT gắn liền với
lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Thái khu
vực nghiên cứu. Có ở tất cả các bản, thường
trồng ở những nơi đất đã bạc màu sau khi đã
trồng Ngô độc canh nhiều năm.
- PTCT Cà phê thuần loài (123,3 ha): Trồng

nhiều từ năm 2006, ở bản Sói, bản Mười, bản
Phiêng Xe, bản Bó trên đất nương rãy. Giống là
Cà phê chè, chịu hạn tốt, được trồng cả ở những
nơi độ dốc của mặt đất lên đến 30 độ. Mật độ
4.500 cây/ha.
- PTCT Mận hậu thuần loài (83,6 ha): Đưa
vào trồng từ năm 1997 theo Dự án Hỗ trợ cải tạo
vườn tạp của tỉnh Sơn La. Ban đầu các hộ gia đình
chỉ trồng quanh vườn nhà với mục đích dùng làm
thực phẩm, sau thấy cây sinh trưởng tốt, năng suất
quả ổn định, có thị trường tiêu thụ, nên diện tích
trồng dần được mở rộng. Mật độ trồng 400 cây/ha.
- PTCT Xoài đài loan thuần loài (58,3 ha):
Người dân đưa vào trồng từ năm 2010, trên


những diện tích đất vườn nhà và nương rẫy
bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn .
- PTCT Mận hậu xen Cà phê (21,4 ha): Là
PTCT ngẫu nhiên của các nông hộ trong q
trình trồng cả hai lồi Cà phê và Mận. Mật độ
trồng xen không cố định, khác nhau giữa các
hộ, phổ biến là một ha trồng 200 cây Mận (7 x 7
m) và 3.000 cây Cà phê (1,5 x 1,5 m).
3.2. Đánh giá và so sánh hiệu quả của các
phương thức canh tác
3.2.1. Hiệu quả kinh tế

Trong nhóm PTCT cây trồng dài ngày gồm
Cà phê, Mận hậu, Xoài đài loan và Mận hậu xen

Cà phê đều có chỉ số kinh tế NPV > 0, BCR > 1
chứng tỏ các PTCT này đều có lãi trong chu kỳ
10 năm (Bảng 1). PTCT Mận hậu xen Cà phê
đem lại hiệu quả kinh tế kinh tế cao nhất, với lợi
nhuận bình quân khoảng 90,1 triệu đồng/ha/năm
và chỉ số tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất là 83,14%.
Điều này được lí giải khi kết hợp trồng Mận hậu
với Cà phê đất được giữ ẩm tốt, không gian dinh
dưỡng được tận dụng triệt để, tạo năng suất cao
hơn so với trồng thuần.

Bảng 1: Tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của PTCT cây dài ngày

Stt

PTCT

BPV
(triệu
đồng)

CPV
(triệu
đồng)

NPV
(triệu
đồng)

BCR


IRR
(%)

Lợi nhuận
bình qn
năm
(triệu đồng)

1

Cà phê

1.273,2

419,0

290,8

3,04

39,78

29,0

2

Mận hậu

2.026,3


292,0

606,4

6,94

78,20

60,6

3

Xồi đài loan

1.081,9

306,4

227,9

3,53

27,83

22,7

4

Mận hậu xen Cà phê


2.846,0

420,5

901,0

6,77

83,14

90,1

Với nhóm PTCT cây trồng ngắn ngày (Bảng
2), PTCT lúa nước có lợi nhuận bình qn năm
cao nhất với 21,06 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên
diện tích PTCT lúa nước ít và khó mở rộng do
địa hình đồi núi dốc, nên sản phẩm thu được chủ
yếu phục vụ gia đình, đóng góp khơng nhiều
trong tổng thu nhập của nông hộ. Mặc dù vậy,

PTCT lúa nước vẫn giữ vai trò quan trọng để
đảm bảo an ninh lương thực và tạo cơ sở để các
PTCT khác phát triển bền vững. PTCT Ngơ và
Sắn thuần lồi là hai PTCT phổ biến, nhưng hiệu
quả kinh tế đem lại thấp, cần phải chuyển đổi
những diện tích đất này sang PTCT cây trồng lâu
năm có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 2: Tổng hợp các chỉ số hiệu quả kinh tế của PTCT cây ngắn ngày

Stt

Lồi cây

Thu nhập
(triệu đồng)

Chi phí
(triệu đồng)

Thu nhập/
chi phí

Lợi nhuận
bình quân năm
(triệu đồng)

1

Lúa nước

38,0

16,9

2,24

21,0

2


Ngô

21,9

19,6

1,11

2,2

3

Sắn

27,2

22,7

1,20

4,5

Kết quả nghiên cứu cho thấy các PTCT cây

thời gian chờ cây dài cho thu nhập, thì nông hộ

trồng dài ngày cho hiệu quả kinh tế cao hơn các

thường phải tìm kiếm các nguồn thu nhập khác


PTCT cây trồng ngắn ngày. Tuy nhiên, đầu tư ban

thay thế, rất khó đối với các hộ gia đình khơng có

đầu và kỹ thuật canh tác cho nhóm PTCT cây trồng

nhiều đất. Bên cạnh đó, cây trồng dài ngày thường

dài ngày thường cao hơn. Mặt khác trong khoảng

địi hỏi đất có độ phì cao, độ dốc thấp, thường là

113


những vùng bằng phẳng. Từ những nguyên nhân
này nên nhiều hộ gia đình trẻ, vốn đầu tư ít rất khó
để chuyển đổi từ các PTCT cây ngắn ngày sang
các PTCT cây dài ngày. Do vậy cần phải có những
giải pháp thích hợp về chính sách hỗ trợ cũng như
kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ
phát triển các HTCT bền vững.
3.2.2. Hiệu quả xã hội
Trong nhóm PTCT cây trồng dài ngày, PTCT
Mận hậu thuần và PTCT Mận + Cà phê cùng được
người dân đánh giá đạt hiệu quả xã hội cao hơn
với 36 điểm (Bảng 3). PTCT Mận cần lượng vốn
đầu tư thấp nhất, bình quân 29.205.054 đồng/năm,


thu hút nhiều lao động, sang năm thứ 4 bắt đầu cho
thu hoạch quả, thị trường tiêu thụ sản phẩm tương
đối ổn định và dễ tiêu thụ. Lợi thế của Mận vẫn
được đánh giá cao trong PTCT trồng xen Mận xen
Cà phê khi cùng được 36 điểm. Cà phê được đánh
giá có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa
phương, tuy nhiên vốn đầu tư cao, thị trường tiêu
thụ thiếu ổn định, giá thu mua nhiều biến động,
nên được đánh giá thấp hơn. PTCT Xoài đài loan
cũng được đánh giá là có tiềm năng phát triển,
nhanh cho thu hoạch, giá thành phẩm cao và thị
trường tiêu thụ được mở rộng ra ngoài nước, tuy
nhiên cần tuân thủ chặt chẽ qui trình kĩ thuật trồng
và chăm sóc mới đảm bảo được đầu ra sản phẩm.

Bảng 3: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của các PTCT
Tiêu chí

PTCT
I. Cây dài ngày
Cà phê
Mận hậu
Xồi đài loan
Mận xen Cà phê
II.Cây ngắn ngày
Lúa nước
Sắn
Ngô

Nhanh thu

hoạch

Đầu tư thấp

Thời
Lao
gian
Điểm động
(tháng)
(công)

SP
SP
hàng dễ tiêu
hố
thụ
Điểm (điểm) (điểm)

Tổng
điểm /
Xếp
hạng

Đầu tư/ha/
năm (triệu
đồng)

Điểm

41,9

29,2
30,6
42,0

4
6
5
4

48
48
36
48

6
6
7
6

73
85
83
99

7
8
8
9

10

8
8
9

7
7
6
7

34
35
34
35

5
4
5
4

16,9
22,7
19,6

10
8
9

4
7
5


10
8
9

87
125
91

8
10
9

7
8
8

10
8
8

45
42
43

1
3
2

Với nhóm cây ngắn ngày, PTCT lúa nước với

chi phí đầu tư thấp nhất trong 7 PTCT, thời gian
thu hoạch nhanh, thị trường tiêu thụ ổn định nên
được người dân đánh giá cao nhất. Là 1 trong
những loại cây trồng chủ lực, thời gian thu ngắn,
đầu vào thấp, cây Ngô được người dân canh tác
lâu năm trên diện tích rộng và trở thành cây trồng
mang lại nguồn thu chính cho nơng hộ, hạn chế
của PTCT Ngơ độc canh này là làm xói mịn,
thối hố đất, lâu dài dẫn đến năng suất thấp, tuy
nhiên với các hộ khơng có nhiều đất, vốn đầu
tư thấp thì hiện nay PTCT Ngô vẫn là giải pháp
phù hợp về mặt xã hội, giải quyết công việc và
mang lại thu nhập cho nông hộ. PTCT Sắn độc
canh nhanh cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ tại

114

Thu hút
nhiều lao
động/ha

chỗ tương đối ổn định, nhưng mất nhiều cơng lao
động cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Từ kết quả khảo sát, phân tích có thể thấy,
nhóm PTCT cây trồng ngắn ngày có hiệu quả
xã hội cao hơn nhóm PTCT cây trồng dài ngày,
trong đó lần lượt từ cao xuống thấp là Lúa nước
→ Ngô → Sắn → Mận thuần, Mận xen Cà phê
→ Cà phê, Xoài. Canh tác cây ăn quả và Cà phê
chưa thay thế được các PTCT cây lương thực

truyền thống trong HTCT nương rẫy. Hay nói
khác canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu
đang trong quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng, từ
cây lương thực chuyển dần sang cây dài ngày và
các PTCT cây ngắn ngày giúp đảm bảo nhu cầu
lương thực cho các hộ gia đình.


3.2.3. Hiệu quả môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các PTCT cây
trồng dài ngày được đánh giá có hiệu quả bảo
vệ môi trường cao, do phần lớn là các cây có tán
rộng, khả năng che phủ tốt, hạn chế được xói
mịn rửa trơi đất (Bảng 4). Trong nhóm PTCT
cây trồng dài ngày, PTCT Mận xen Cà phê có

che phủ bề mặt đất tốt nhất, tạo độ ẩm và kích
thích các sinh vật đất hoạt động tạo độ xốp
và tăng độ phì. Các PTCT cây trồng dài ngày
thuần lồi (Mận, Cà phê và Xồi) đều cho hiệu
quả mơi trường tích cực, về độ che phủ và hạn
chế xói mịn, tuy nhiên được đánh giá thấp hơn
PTCT trồng xen.

Bảng 4: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả mơi trường của các PTCT
Độ che phủ
(%)

Đa dạng loài


ĐCP

Điểm

Số
loài

Cà phê

90

9

1

1

3

9

8

8

8

46

5


Mận hậu

85

9

1

1

4

9

9

9

9

50

2

Xoài đài loan

80

8


1

1

4

8

9

9

8

47

4

Mận hậu xen
Cà phê

95

10

2

2


5

10

10

10

9

56

1

Lúa nước

90

9

1

1

5

10

7


8

9

49

3

Sắn

85

9

1

1

2

5

7

6

6

35


7

Ngơ

90

9

1

1

2

5

7

6

7

37

6

Tiêu chí
PTCT

Tăng Giảm Giun Tầng Năng

chất
xói
hoạt
canh suất
hữu cơ mòn
động tác tơi ổn
Điểm
đất bề mặt nhiều
xốp
định

Tổng
điểm/
Xếp
hạng

I. Cây dài ngày

II.Cây ngắn ngày

Đối với nhóm PTCT cây trồng ngắn ngày,
PTCT được đánh giá hiệu quả bảo vệ môi
trường cao nhất là PTCT Lúa nước. Do đặc thù
riêng của phương thức canh tác này là trên đất
ngập nước, có bờ be, mặt đất phẳng, nên khả
năng bảo tồn đất rất tốt. Môi trường ngập nước
cũng tạo thuận lợi cho các vi sinh vật đất phát
triển tốt, giữ độ màu mỡ cho đất, năng suất ổn
định và phân bón bổ sung ít. Tuy nhiên do địa
hình và nguồn nước hạn chế nên khó mở rộng

diện tích canh tác. Với hai PTCT Ngô và Sắn
trồng thuần do tập quán canh tác xới đất và làm
cỏ toàn diện, tăng khả năng mất đất khi có mưa,

cộng thêm việc sử dụng phân hữu cơ với số
lượng lớn dân đến thoái hoá đất nhanh. Đặc biệt
với PTCT Sắn làm giảm độ mầu của đất nhanh
chóng nên mặc dù được đánh giá hiệu quả kinh
tế cao hơn Ngô nhưng người dân không chú
trọng phát triển.
3.2.4. Hiệu quả tổng hợp
Kết quả phân tích Ect cho thấy, hiệu quả
tổng hợp của các PTCT cây trồng dài ngày lần
lượt từ cao xuống thấp là Mận hậu xen Cà phê
→ Mận hậu → Xoài đài loan → Cà phê thuần
(Bảng 5).

115


Bảng 5: Hiệu quả tổng hợp của các PTCT cây dài ngày

Tiêu chí

X tối
ưu*

Cà phê
Giá
trị


Kinh tế

Ect

Mận hậu
Giá
trị

0,48

Ect

Xồi đài loan
Giá
trị

0,85

Ect

Mận hậu xen
Cà phê
Giá
trị

0,52

Ect
0,92


NPV (triệu đồng)

901

290

0,32

606

0,67

227

0,25

901

1,00

BPV (triệu đồng)

2.846

1.273

0,45

2.026


0,71

1.081

0,38

2.846

1,00

BCR (đồng/đồng)

6,94

3,04

0,44

6,94

1,00

3,53

0,51

6,77

0,98


CPV (triệu đồng)

292

419

0,70

292

1,00

306

0,95

420

0,69

Xã hội

0,74

0,80

0,92

1,00


Thời gian (tháng)

36

48

0,75

48

0,75

36

1,00

36

1,00

Lao động (cơng/năm)

99

73

0,74

85


0,86

83

0,84

99

1,00

Mơi trường

0,72

0,70

0,67

1,00

Độ che phủ (%)

95

90

0,95

85


0,89

80

0,84

95

1,00

Đa dạng lồi (loài)

2

1

0,50

1

0,50

1

0,50

2

1,00


Ect Tổng hợp

0,65

0,78

0,70

0,97

(* là giá trị tốt nhất của các tiêu chí)
PTCT Mận hậu xen Cà phê cho hiệu quả
tổng hợp cao nhất với Ect tổng hợp = 0,88.
Thế mạnh của PTCT này là các chỉ số đánh giá
Ect về xã hội, mơi trường đều = 1, do có doanh
thu, lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập so với vốn đầu tư
cao. PTCT này được người dân đánh giá cao
về tính bền vững, cần có phương án quy hoạch
phù hợp và chính sách hỗ trợ phát triển mở
rộng diện tích.
Xếp ở vị trí thứ hai là PTCT Mận hậu với Ect
tổng hợp = 0,78. Điểm mạnh của PTCT này là
hiệu quả về kinh tế và xã hội được đánh giá cao
khi các chỉ số này đạt từ 0,8 – 0,85 do có lượng
vốn đầu tư thấp hơn các PTCT khác.
Xếp thứ ba là PTCT Xoài đài loan với Ect
tổng hợp = 0,7. Ưu điểm của PTCT này là chỉ
số đánh giá hiệu quả về xã hội rất cao (0,92) do


116

có thời gian thu hoạch nhanh. Tuy nhiên, hạn
chế của PTCT này là giá bán thấp và thị trường
thiếu ổn định nên không được đánh giá cao về
hiệu quả kinh tế. Mặt khác, việc mở rộng diện
tích tương đối hạn chế do Xồi đài loan kém
thích hợp khi trồng trên diện tích đất dốc lớn
hơn 15 độ.
Hiệu quả tổng hợp thấp nhất là PTCT Cà phê
với Ect tổng hợp = 0,65. Điểm mạnh của PTCT
này là thu hút nhiều lao động, năm thứ tư bắt
đầu cho thu hoạch quả, nhưng hạn chế nhiều
nhất là chi phí đầu tư lớn, giá bán thấp nên chỉ
số Ect về kinh tế chỉ đạt 0,48. Tuy nhiên, Cà phê
là lồi cây chịu bóng tốt, trồng được trên đất
dốc đến 30 độ, hồn tồn có thể trồng xen với
các loài cây ăn quả lớn khác như Mận hậu để
tận dụng không gian dinh dưỡng, tăng thu nhập.


Bảng 6: Hiệu quả tổng hợp của các PTCT cây ngắn ngày
Tiêu chí

X tối ưu* (điểm)

Ngơ thuần

Sắn thuần


Lúa nước

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

Kinh tế

10

3

0,30

5

0,50

10

1,00


Xã hội

45

43

0,96

42

0,93

45

1,00

Môi trường

49

37

0,76

35

0,71

49


1,00

0,67

Ect tổng hợp

0,72

1,00

(*: là giá trị tốt nhất của các tiêu chí)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các
PTCT cây ngắn ngày thì PTCT Lúa nước đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
với Ect của tất cả các tiêu chí đều = 1 (Bảng
6). PTCT này được người dân đánh giá cao vì
có vai trị quan trọng khơng thể thiếu đối với
đồng bào dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu,
là PTCT rất bền vững, đến nay vẫn duy trì năng
suất ổn định, cung cấp nguồn lương thực cho
người dân. PTCT này cũng là phương thức canh
tác phổ biến của các cộng đồng dân tộc vùng
Tây Bắc (Vũ Đức Toàn, 2014). Hạn chế của
việc phát triển PTCT này là rất khó để mở rộng
do thiếu nguồn nước tưới tiêu.

tổng chi phí đầu tư. PTCT này cần chuyển đổi
từ trồng thuần sang trồng xen cây dài ngày hoặc
thay đổi cơ cấu các loài cây trồng dài ngày có
tính bền vững cao hơn.


PTCT Sắn thuần lồi đạt hiệu quả tổng hợp
xếp thứ hai trong nhóm PTCT cây ngắn ngày
với Ect tổng hợp = 0,72. Các chỉ số đánh giá
hiệu quả các mặt của PTCT này đều ở mức
trung bình, đạt từ 0,5 – 0,93, với điểm mạnh
về thu hút lao động, giải quyết được nhiều
việc làm cho nông hộ, vốn đầu tư thấp, phù
hợp với những hộ nghèo. Hạn chế là PTCT
này có hiệu quả bảo vệ môi trường thấp, do
canh tác Sắn độc canh nhiều năm gây thối
hóa đất rất nhanh, nên khơng được người dân
đánh giá cao.

Hiệu quả các PTCT được đánh giá trên các
mặt kinh tế - xã hội – môi trường. Trong đó
PTCT Lúa nước và PTCT Mận xen Cà phê là
hai PTCT được đánh giá có hiệu quả nhất. Hiệu
quả tổng hợp của hai PTCT này đạt tương ứng
1,0 và 0,97 điểm, đây là những PTCT rất tiềm
năng cần có chính sách khuyến khích phát triển
mở rộng.

PTCT Ngơ thuần đạt hiệu quả tổng hợp thấp
nhất, chỉ số Ect tổng hợp = 0,67. Thế mạnh của
PTCT này là cung cấp nguồn thức ăn chăn ni
nên 100% các hộ gia đình đều trồng, thể hiện
đời sống tự cung tự cấp của người dân khu vực
nghiên cứu. Điểm hạn chế là PTCT Ngô trồng
thuần có hiệu quả kính tế rất thấp, chỉ số Ect

kinh tế chỉ đạt 0,3 điểm, do chi phí đầu vào như
phân bón, giống, thuốc trừ sâu chiếm > 50%

4. Kết luận
Quá trình định cư, phát triển của cộng
đồng dân tộc Thái tại xã Bó Mười, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã hình thành nên
hai HTCT điển hình tại khu vực nghiên cứu
HTCT ruộng nước và HTCT nương rẫy, trong
đó có 7 PTCT phổ biến nhất: Lúa nước, Ngơ,
Sắn, Mận hậu, Cà phê, Xoài đài loan, Mận
hậu xen Cà phê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê
Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997), Những
xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc
Việt Nam, Tập 2 – Các nghiên cứu mẫu và
bài học từ châu Á, Trung tâm Đông Tây,
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi
trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

FAO
(1990),
Farming

system
development, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

117


3.

Vũ Đức Toàn, Phạm Xuân Hoàn, Delia
Catacutan, Nguyễn Thị Hoà (2014), Đánh
giá một số phương thức canh tác trên đất

dốc của người H’Mông xã Co Mạ, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn, số 5+6.

EVALUATION OF SOME FARMING SYSTEMS ON SLOPING LAND
OF THAI PEOPLE AT THE BO MUOI COMMUNE, THUAN CHAU
DISTRICT, SON LA PROVINCE
Vu Duc Toan, Dao Huu Binh, Pham Thi Thanh Tu
Tay Bac University
Abtract:This article presents the research evaluation of some farming systems on sloping
land of the Thai people at the Bo Muoi commune, Thuan Chau district, Son La province. The results
show that there are 7 typical models, on the wetland farming systems and upland farming systems
in study area including monoculture: monoculture rice, monoculture maize, monoculture cassavan,
Man Hau (Prunus salicina), Coffe, Taiwan Mango, Man Hau intercropped Coffee. In particular,
two farming methods of monoculture rice and Man Hau (Prunus salicina) intercropped coffee are
evaluated to be the most effective with Etc at 1 and 0,97 respectively.. These are the sustainable
farming methods that require extensive development policies. Other farming methods have low to
medium efficiency with Etc from 0,65 to 0,78.

Keywords: Farming system; Thai ethnic; Bo Muoi commune.
_________________________________________
Ngày nhận bài: 21/5/2020. Ngày nhận đăng: 10/6/2020
Liên lạc:

118



×