Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.69 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Kinh tế - Quản lý


TIỂU LUẬN
MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
KẾ HOẠCH KINH DOANH QUỐC TẾ DỪA XIÊM
TƯƠI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA
CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN THỰC PHẨM
HƯỚNG DƯƠNG (HDAGRIFOOD)

Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Lê Thị Hạnh

Nhóm thực hiện:

Nhóm 5 (A32799, A32818, A32339,
A32995, A33050)

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤ


PHẦN 1.

BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC.........................................1

1.1. Giới thiệu sản phẩm thực hiện kinh doanh quốc tế..........................................1


1.2. Phân tích môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế.................2
1.2.1. Mơi trường kinh tế..............................................................................................2
1.3. Mơi trường chính trị...........................................................................................3
1.3.1. Tình hình chung tại Nhật Bản.............................................................................3
1.3.2. Chiến lược và ảnh hưởng của Nhật Bản tại các khu vực....................................4
1.3.3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản...........................................................5
1.4. Môi trường pháp luật..........................................................................................8
1.4.1. Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng hàng hoá..................................................8
1.4.2. Một số Luật cần lưu ý.........................................................................................9
1.4.3. Các chính sách Thuế, Hải quan của Nhật Bản.................................................10
1.4.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động xuất, nhập khẩu.......................14
1.4.5. Luật bảo vệ người tiêu dùng.............................................................................15
1.4.6. Điều kiện trong nước đối với xuất khẩu............................................................17
1.5. Mơi trường văn hóa..........................................................................................17
1.5.1. Con người Nhật Bản.........................................................................................17
1.5.2. Trang phục........................................................................................................19
1.5.3. Gia đình............................................................................................................19
1.5.4. Tiếng Nhật........................................................................................................20
1.5.5. Ẩm thực.............................................................................................................21
PHẦN 2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KHI THỰC HIỆN KINH DOANH
QUỐC TẾ CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN THỰC PHẨM HƯỚNG DƯƠNG
(HDAGRIFOOD).......................................................................................................23
2.1. Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Nông Sản Thực Phẩm Hướng
Dương (HDAGRIFOOD)..................................................................................23
2.2. Phân tích SWOT...............................................................................................24
2.2.1. Điểm mạnh.......................................................................................................24
2.2.2. Điểm yếu...........................................................................................................24
2.2.3. Cơ hội 24
2.2.4. Thách thức........................................................................................................25



2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh...........................................................................................25
2.3.1. Sứ mệnh............................................................................................................25
2.3.2. Tầm nhìn...........................................................................................................25
2.4. Mục tiêu chiến lược...........................................................................................25
2.4.1. Mục tiêu tăng thị phần......................................................................................26
2.4.2. Mục tiêu đa dạng hóa hình thức xuất khẩu.......................................................26
2.4.3. Mục tiêu tăng tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu.........................................26
2.5. Mục tiêu kinh doanh quốc tế............................................................................26
2.5.1. Mục tiêu doanh thu...........................................................................................26
2.5.2. Mục tiêu lợi nhuận............................................................................................27
2.5.3. Mục tiêu khách hàng.........................................................................................27
2.5.4. Mục tiêu phân phối...........................................................................................28
PHẦN 3.

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN KINH DOANH QUỐC TẾ.............32

3.1. Lựa chọn hình thức kinh doanh quốc tế..........................................................32
3.2. Lựa chọn đối tác và các bên liên quan đến hoạt động xuất khẩu..................32
3.2.1. Công Ty TNHH Nông Sản Thực Phẩm Hướng Dương (HDAGRIFOOD)........32
3.2.2. Đại diện của Công Ty TNHH Nông Sản Thực Phẩm Hướng Dương
(HDAGRIFOOD) tại Nhật Bản........................................................................32
3.2.3. Các đại lý nhập khẩu từ phía Nhật Bản............................................................32
3.2.4. Đơn vị vận chuyển hàng hải, đường bộ............................................................33
3.2.5. Các nhà vườn cung cấp trái dừa xiêm tươi.......................................................33
3.3. Quy trình xuất khẩu của Cơng ty TNHH Nơng Sản Thực Phẩm Hướng
Dương (HDAGRIFOOD) và các thủ tục.........................................................33
3.3.1. Liên hệ với các đại lý nhập khẩu......................................................................33
3.3.2. Chuẩn bị hồ sơ hải quan...................................................................................34
3.3.3. Thủ tục kiểm dịch..............................................................................................35

3.3.4. Liên hệ với các đơn vị vận chuyển và thỏa thuận.............................................36
3.4. Thời gian xuất khẩu trái dừa xiêm tươi và tiến hành các thủ tục đi kèm.....36
3.4.1. Thời gian xếp hàng và vận chuyển tới cảng......................................................36
3.4.2. Thời gian xếp hàng lên tàu và vận chuyển đường biển.....................................36
3.4.3. Nhận hàng tại cảng Tokyo................................................................................37
3.5. Phương thức bán hàng và marketing..............................................................37


3.5.1. Sản phẩm..........................................................................................................37
3.5.2. Giá

38

3.5.3. Phân phối và bán hàng.....................................................................................39
3.5.4. Quảng bá..........................................................................................................41
PHẦN 4.

CƠ CẤU TỔ CHỨC..............................................................................43

4.1. Chức năng..........................................................................................................43
4.1.1. Công Ty TNHH Nông Sản Thực Phẩm Hướng Dương (HDAGRIFOOD)........43
4.1.2. Đơn vị vận chuyển............................................................................................43
4.1.3. Các nhà vườn cung cấp trái dừa xiêm tươi.......................................................43
4.2. Nhiệm vụ............................................................................................................43
4.2.1. Công Ty TNHH Nông Sản Thực Phẩm Hướng Dương (HDAGRIFOOD)........43
4.2.2. Đơn vị vận chuyển............................................................................................45
4.2.3. Các nhà vườn cung cấp trái dừa xiêm tươi.......................................................45
4.3. Quyền hạn..........................................................................................................45
4.4. Tổ chức thực hiện..............................................................................................45
PHẦN 5.


DỰ TỐN KINH PHÍ...........................................................................47

PHẦN 6.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO..............................................................................50

6.1. Hình thức kinh doanh quốc tế..........................................................................50
6.2. Các khách hàng là các đại lý trung gian..........................................................50
6.3. Sản phẩm...........................................................................................................50
6.4. Pháp luật............................................................................................................50
6.5. Vận chuyển........................................................................................................50
PHẦN 7.

TỔNG KẾT............................................................................................52


DANH MỤC MINH HỌ

Hình 1.1. Dừa xiêm tươi xuất khẩu................................................................................2
Bảng 1.1. Tình hình kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2017-2019..........................................3
Sơ đồ 1.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức Nội các Nhật (tháng 8.2016)................................15
Sơ đồ 1.2. Sự tương tác giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật (Tài
liệu do Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật cung cấp – tháng 8 năm 2016)...................17
Hình 3.1. Quy trình xây dựng giá xuất khẩu................................................................38
Bảng 4.1. Tổ chức thực hiện các công việc cho từng đơn vị........................................46
Bảng 5.1. Bảng dự tốn kinh phí.................................................................................49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1.
2.
3.
4.
5.

Chữ viết tắt
ATTP
ASEAN
HDAGRIFOO
D
ODA
TNHH

Nội dung viết tắt
An tồn thực phẩm
Association of Southeast Asian Nations
Cơng Ty TNHH Nơng Sản Thực Phẩm Hướng Dương
Official Development Assistance
Trách nhiệm hữu hạn


PHẦN 1. BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
1.1. Giới thiệu sản phẩm thực hiện kinh doanh quốc tế.
Có thể nói việc xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm nơng sản sang nước ngoài giúp
cho Việt Nam kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay ngày càng theo
đuổi được chiến lược lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước
nhà.
Đến nay, Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu rộng rãi sang các quốc gia lớn như:

Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,..Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất
khẩu sang Mỹ đạt khoảng 2.04 tỷ USD, tăng 57.3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng
33.05% thị phần. Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1.88 triệu USD, tăng 57.9% so với
cùng kỳ và chiếm 30.53% thị phần; EU đạt 594 triệu USD; Nhật Bản đạt 573 triệu
USD, tăng 15.5%; Hàn Quốc đạt khoảng 410 triệu USD, tăng 18%... Điều này cho
thấy ngành nơng nghiệp nước ta đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ để tiếp cận và
chinh phục các thị trường chất lượng cao, chủ động mở rộng thị trường, hạn chế phụ
thuộc vào một vài thị trường truyền thống. Đồng thời, chứng tỏ các mặt hàng nông sản
thật sự có uy tín, khẳng định được chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng
những tiêu chuẩn khắt khe của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong vài năm gần đây, các mặt hàng nông sản được thị trường Nhật Bản mở cửa
đón nhận rất mạnh mẽ. Nhật Bản khơng chỉ hỗ trợ trong nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy
đầu tư tư nhân, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà cịn hỗ trợ xuất
khẩu tốt các mặt hàng nơng sản như: xồi, thanh long, bơ,..đặc biệt là quả vải Việt
Nam đã được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Khối lượng xuất khẩu tuy chưa được
nhiều nhưng đã tạo được hiệu ứng tốt. Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
hiện đang phát triển rất tốt, điều này tạo nền tảng thuận lợi cho việc xuất khẩu nông
sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Việt Nam cũng tích cực trong vai trị làm cầu
nối, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước của hai Bộ Nông Nghiệp &
Phát triển Nông thôn hai nước.
Dừa - một cái tên không gì xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là xứ dừa
miền Tây. Từ cây cầu dừa đi vào những bài ca bất hủ đến cái mo dừa làm chiếc xe kéo
của tuổi thơ; từ cái gáo dừa múc nước đến trái dừa tươi của đồng bào miền Nam kính
dâng ngài Nguyễn Trung Trực vào ngày xử chém trước pháp trường hay trái dừa trên
mâm ngũ quả…; tất cả đã làm nên giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội của cây dừa. Nhận ra
những điều kiện thuận lợi đó cùng với nguồn nơng sản dồi dào của Việt Nam, nhu cầu
dừa xiêm tươi được sử dụng trong ẩm thực và giải khát rất lớn nên doanh nghiệp đã
quyết định lựa chọn loại trái dừa xiêm tươi để thực hiện kinh doanh quốc tế sang Nhật
Bản với mong muốn sẽ đưa hình ảnh và chất lượng của trái dừa xiêm vươn tầm ra thế
Trang 1



giới nói riêng và nơng sản Việt nói chung cũng như muốn lan tỏa những câu chuyện,
những giá trị lịch sử có tính truyền thống của Việt Nam mà cơng ty muốn gửi gắm qua
từng trái dừa tới các người bạn quốc tế.

Hình 1.1. Dừa xiêm tươi xuất khẩu
1.2. Phân tích mơi trường tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế
1.2.1. Môi trường kinh tế
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển với kỹ
nghệ và mức độ cơng nghiệp hóa cao, là quốc gia châu Á đầu tiên trong lịch sử có nền
kinh tế đạt ngưỡng phát triển cũng như là cường quốc kinh tế công nghiệp đầu tiên của
châu lục này. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Nhật Bản tính theo thước đo GDP danh
nghĩa được xếp hạng 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, thứ 2 châu Á; cịn theo
GDP ngang giá sức mua thì lớn thứ 4 sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế Nhật
Bản cũng là nền kinh tế đầu tiên và duy nhất ở châu Á góp mặt trong G-7.
2017
GDP (tỷ USD)
Tăng trưởng GDP(%)
GDP đầu người (USD)
Lực lượng lao động
(triệu người)
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Nợ công (%GDP)

2018

2019

4.867

2,2
38.386,51

4.955,9
0.8
39.159,42

5,082
0,7
40.246,88

65,3

69,08

75,07

2,7
237,4
Trang 2

2,1
237,6

2,4
237,7


2017


2018

Tỷ lệ lạm phát (%)
0,4
0,98
Bảng 1.1. Tình hình kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2017-2019

2019
0.58

Từ năm 2017 đến năm 2019, nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng ổn
định, GDP dương tăng đều qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp được kiểm soát trong mức
từ 2,1%-2,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công Nhật Bản lớn gần nhất thế giới, tỷ lệ lạm phát
chưa được kiểm soát ở mức ổn định, có sự thay đổi lớn qua các năm. Cuối năm 2018,
do ảnh hưởng từ “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu có
những dấu hiệu chao đảo. Bước vào năm 2020, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị
đình trệ, trong khi đó, các hoạt động trao đổi thương mại quốc tế bị hạn chế, nhiều
cuộc hội thảo song phương phải hủy bỏ, điều này khiến nền kinh tế nước này bắt đầu
rơi vào suy thoái kỹ thuật.
Hiện nay, do dân số giảm nên nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với một thách
thức mới là tình trạng già hóa dân số khiến lực lượng lao động bị thiếu hụt. Trong
tương lai 10 năm tới, kinh tế Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng
trưởng rất chậm (khoảng 1% mỗi năm), khó có thể tăng tốc nhanh hơn. Tuy vậy, điều
này mở ra một cơ hội mới cho các sản phẩm liên quan đến hỗ trợ sức khỏe, xu hướng
người tiêu dùng tại thị trường này tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, an
tồn, tốt cho sức khỏe rất lớn, có thể gọi Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng.
Mặt khác, GDP của Nhật ln ở mức cao, có xu hướng tăng trưởng ổn định qua
các năm, điều này cho thấy quy mô nền kinh tế lớn, sức mua của người dân cao, an
sinh xã hội được đảm bảo. Điều này mở ra các cơ hội lớn cho doanh nghiệp nếu như
muốn đầu tư vào thị trường này.

Tỷ lệ lạm phát của Nhật được giữ trong mức bình ổn, theo dự báo, tỷ lệ này có
xu hướng giảm dần trong tương lai. Đây là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế, vì nó
cho thấy nền kinh tế ít có sự biến động, nhu cầu đối với các loại hàng hóa ổn định, mơi
trường kinh doanh ổn định, thích hợp cho việc đầu tư.
Tỷ giá giữa đồng yên Nhật và VND đang ở mức 206VND/1 Yên, tỷ giá này có
xu hướng ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này cho thấy sự ổn định về mặt
giá cả, tạo cơ hội lớn cho việc xuất khẩu sang thị trường này.
1.3. Mơi trường chính trị
1.3.1. Tình hình chung tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ
tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương tiện quản lý quốc gia và chịu sự
giám sát của hai viện quốc hội cùng tịa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết
Trang 3


định vi hiến của chính phủ. Thiên Hồng về danh nghĩa là tối cao nhưng khơng được
tham gia vào chính trị.
 Về chính trị nội bộ: Quốc hội Nhật Bản hiện nay bao gồm các nghị sỹ thuộc
10 đảng phái khác nhau, trong đó 2 đảng lớn nhất là Đảng Dân chủ Tự do
(LDP) và Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ). Nhật Bản theo hệ thống chính trị đa
đảng phái, trong đó Đảng Dân chủ Tự do (LDP) là đảng chính trị lớn nhất và
cầm quyền gần như liên tục trong giai đoạn 1955-2021. Mới đây, vào ngày 16
tháng 9 năm 2020 Đảng này đã bầu ơng Ơng Suga Yoshihide làm thủ tướng
mới trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Nhật Bản.
 Về chính trị ngoại giao: Hướng tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và
rộng mở, trụ cột vẫn là coi trọng quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Duy trì quan hệ
ổn định với Trung Quốc, tìm cách giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị
Triều Tiên bắt cóc giai đoạn những năm 1970, 1980. Hướng tới việc sửa đổi
Hiến pháp, trước hết có thể tổ chức các cuộc thảo luận mang tính xây với các
đảng ở trong lưỡng viện. Bên cạnh đó, giảm tệ quan liêu trong bộ máy chính

quyền, xử lý vấn đề tỷ lệ sinh thấp bằng cách tăng cường hỗ trợ các dịch vụ hỗ
trợ sinh sản và chăm sóc trẻ em.
Nhìn chung, tình hình chính trị của Nhật Bản khá ổn định trong những năm gần
đây từ chính trị nội bộ cho đến chính trị ngoại giao. Cụ thể trong năm 2020 Nhật Bản
đã kí kết được rất nhiều Hiệp định quan trọng. Điển hình là Hiệp định Đối tác kinh tế
tồn diện, hiệp định thương mại tự do song phương giữa Anh và Nhật. Vào ngày 22/3
năm nay, Nhật Bản và Đức đã ký kết hiệp định mang tính tồn diện về bảo vệ thơng tin
bí mật trong các lĩnh vực như đảm bảo an ninh, ngoại giao;…Tuy nhiên, với đối mật
với đại dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nền chính trị ổn định của Nhật
Bản trong hơn 20 năm qua cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định giữa những
mâu thuẫn nội bộ gay gắt của hai Đảng liên minh cầm quyền.
1.3.2. Chiến lược và ảnh hưởng của Nhật Bản tại các khu vực
 Tại châu Á: Nhật Bản được đánh giá là một quốc gia chủ chốt, nhất là khi
Nhật Bản thực hiện một chiến lược ngoại giao lấy việc ủng hộ và tăng cường
quan hệ với các nước trong ASEAN làm điều kiện chủ đạo cho việc thúc đẩy
vai trị của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2013, Thủ
tướng S. Abe đã hoàn tất các chuyến thăm đến tất cả 10 quốc gia ASEAN.
Trong bài diễn văn phát biểu ở Thủ đô Jakarta (Indonesia, tháng 1-2013), ông
S. Abe đã đưa ra 5 nguyên tắc hợp tác với ASEAN, bao gồm cả các khía cạnh
từ an ninh - chính trị đến kinh tế, văn hóa, con người. Điểm nổi bật là, Chính
quyền Nhật Bản hết sức chú trọng khía cạnh an ninh. Các hình thái hợp tác
Trang 4


kinh tế và chính trị cũng được lồng ghép các nội dung về an ninh - quốc
phòng. Nhật Bản tăng cường các mối quan hệ trong khu vực Đông Nam Á
bằng cách duy trì đáng kể các hoạt động đầu tư công, đồng thời giúp tăng
cường khả năng hàng hải của các quốc gia trong khu vực (nhất là Philippines,
Việt Nam và Indonesia).
 Tại châu Âu: Nhật Bản thể hiện là một đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ hệ

thống đa phương và thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chí tự do trong bối cảnh
cạnh tranh Trung Quốc - Mỹ ngày càng căng thẳng. Điều này thể hiện một
phần qua các chính sách thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa Liên minh châu Âu
(EU) và Nhật Bản trong những năm gần đây. Hiệp định Đối tác kinh tế EU Nhật Bản (EPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2019 là thỏa thuận thương
mại song phương lớn nhất từng được EU thực hiện về quy mô thị trường. Bên
cạnh EPA, EU và Nhật Bản cũng đã thống nhất về Hiệp định Đối tác chiến
lược EU - Nhật Bản (SPA). Cả hai hiệp định đều nhấn mạnh đến các nguyên
tắc và giá trị chung, và thực sự báo hiệu một cam kết tiếp tục đối với nền dân
chủ tự do, xu thế đa phương và trật tự kinh tế dựa trên luật lệ.
 Tại châu Phi: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại khu vực châu Phi xoay
quanh các dự án hỗ trợ phát triển. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh
ngân sách viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm bớt, Nhật Bản đang
chuyển dần từ chính sách ODA sang cách tiếp cận dựa trên đầu tư tư nhân.
Điểm nhấn của hợp tác Nhật Bản - châu Phi là “Hội nghị quốc tế Tokyo về
phát triển châu Phi” (TICAD), ra đời từ năm 1993. Rõ ràng, châu Phi đóng vai
trị đáng kể trong tầm nhìn ngoại giao vĩ mô của Nhật Bản, tuy nhiên nhiều
công ty của Nhật Bản vẫn do dự trong việc đầu tư vào châu lục này bởi lo ngại
về vấn đề an ninh cũng như môi trường đầu tư.
 Tại Trung Đông: an ninh năng lượng của Nhật Bản phần lớn phụ thuộc vào
khu vực này. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 70 của thế kỷ
XX, Nhật Bản đã triển khai chính sách “ngoại giao tài nguyên” đặc biệt, nhằm
bảo đảm nguồn cung của mình, bất chấp những biến động chính trị trong khu
vực.
1.3.3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu
tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản là
nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ
ba, thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ
Trang 5



quốc từ 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD;
nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất khẩu đạt 14 tỷ USD.
 Về đầu tư trực tiếp: lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI
cịn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng
thứ hai trong tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 9
tháng năm 2020, Nhật Bản có 209 dự án cấp mới, 100 dự án tăng vốn và 448
lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 1,73 tỷ USD, đứng thứ tư
trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
 Về chính trị - ngoại giao: trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa hai
bên luôn được củng cố và mở rộng, ngày càng đi vào thực chất. Hiện nay,
quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao và có sự tin cậy cao thơng qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao
thường xuyên, cũng như các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành.
 Về giáo dục và đào tạo: Hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật
Bản là một trong những nước viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho ngành Giáo
dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh
vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80.000 người.
Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học
chất lượng cao (gồm Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội), đang hợp tác xây dựng Trường Đại
học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy
tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã ký Biên bản hợp tác về các biện pháp giảm
thiểu tình trạng du học sinh Việt Nam vi phạm pháp luật tại Nhật Bản (tháng
10/2018).
 Quan hệ quốc phòng - an ninh: được hai nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh,
nhằm đáp ứng hiệu quả với các cam kết Bản Ghi nhớ hợp tác quốc phòng - an
ninh Việt Nam - Nhật Bản. Theo đó, hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và trao

đổi quốc phịng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp,
quy định và chính sách quốc gia của mỗi nước. Cụ thể là, hai bên thường
xuyên trao đổi đoàn các cấp thăm lẫn nhau, tiến hành đối thoại chính sách
quốc phịng định kỳ cấp thứ trưởng, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, hỗ trợ
nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác tại các diễn đàn quốc phòng quốc tế và
khu vực; đồng thời hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn song phương và đa
Trang 6


phương, nhằm kết nối một cách hiệu quả khuôn khổ hợp tác khu vực, đặc biệt
là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
 Về nguồn nhân lực: Phía Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo
nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam cũng như
xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam. Hai bên quyết định tiếp tục
thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học, sinh viên, và các nhà nghiên cứu
nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ của hai nước và góp phần vào
sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

 Một số những hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Nhật Bản:
 Mới đây, vào chiều 5/6/2020, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tham dự Hội nghị Xúc
tiến đầu tư Việt Nam, đồng thời chứng kiến lễ trao hàng loạt hợp đồng, giấy
chứng nhận, thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá 22 tỷ USD giữa các bộ, ngành,
địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là sự
kiện đặc biệt có sự tham dự của Thủ tướng hai nước và cũng là hội nghị xúc
tiến đầu tư Việt Nam quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại
Nhật Bản.
 Chiều 25-11, Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản” (Meet Japan) năm 2020 do Bộ
Ngoại giao phối hợp Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến mậu dịch
Nhật Bản (JETRO) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là hội nghị thường

niên, mang đến cho doanh nghiệp hai bên cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại
và nông nghiệp cũng như tăng cường kết nối, hợp tác các địa phương của
hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
 Việt Nam và Nhật Bản hiện là thành viên của 3 hiệp định thương mại tự do
(FTA) song phương và đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt
Nam-Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật
Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) đang mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi phát
triển đối với hoạt động giao thương giữa hai quốc gia.
Năm 2020 được đánh giá là năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ở giai đoạn tốt
nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Tuy nhiên,
từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
Việt – Nhật trên nhiều lĩnh vực. Hai nước đã phải hủy, hoãn một số hoạt động đối
ngoại. Hợp tác lao động, du lịch chịu tác động, lượng khách du lịch Nhật Bản sang
Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 200.346 người, đứng thứ tư (sau Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nga), giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tháng 4 và tháng 5
Trang 7


khơng có trao đổi khách du lịch do các biện pháp hạn chế đi lại. Việc phái cử lao động
Việt Nam sang Nhật Bản tạm thời bị gián đoạn do hai nước áp dụng biện pháp hạn chế
xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Suga Yoshihide
(12/10/2020), điện đàm 2 lần với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (ngày 4/5 và
4/8/2020). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh 2 lần điện đàm với
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu (tháng 3 và 6/2020); hai bên phối hợp lập
trường tại Hội nghị đặc biệt ASEAN về ứng phó với dịch COVID-19 (ngày
14/4/2020). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần gửi Thư và Điện thăm hỏi tới Thủ
tướng Abe Shinzo.

1.4. Môi trường pháp luật
1.4.1. Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng hàng hố.

 Tiêu chuẩn Cơng nghiệp Nhật Bản (JIS):
 Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) là một trong những tiêu chuẩn
được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu
chuẩn hố cơng nghiệp” được ban hành vào tháng 6/1949. Theo qui định
của điều 26 trong luật này, tất cả các cơ quan của chính phủ phải ưu tiên đối
với các sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục
vụ hoạt động của các cơ quan này.
 Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm cơng nghiệp và
khống sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên
ngành. Giấy phép đóng dấu chứng nhận JIS trên nhãn hàng hố do Bộ
Trưởng Bộ Cơng nghiệp và Thương mại cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố
ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hố mà khơng phải là nhà sản xuất đã
được Bộ Trưởng Bộ công nghiệp và Thương mại cấp giấy phép sẽ phải chịu
án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 yên.

 Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS):
 Hệ thống tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS) qui định các tiêu chuẩn
về chất lượng, đưa ra các qui tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu
chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho
người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm chế biến.
 Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi hệ thống JAS gồm: Đồ uống,
thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông – lâm sản chế biến. Tuy hiện nay,
khơng phải tất cả các hàng hố đều được liệt kê trong danh sách các sản
Trang 8


phẩm do JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản

phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu.
 Tuy vậy, việc sử dụng dấu chứng nhận chất lượng JAS trên nhãn hiệu sản
phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị
bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có tiêu chuẩn chất
lượng JAS.
 Ngồi tiêu chuẩn JIS và JAS, cịn có nhiều loại dấu chất lượng khác được
sử dụng ở Nhật Bản như: Dấu Q chỉ chất lượng và độ đồng nhất của sản
phẩm, dấu G chỉ thiết kế, dịch vụ sau khi bán và chất lượng, dấu S chỉ độ an
toàn, dấu S.G chỉ độ an toàn (bắt buộc), dấu SIF chỉ các hàng may mặc có
chất lượng tốt,...

 Các qui định về ghi nhãn sản phẩm:
 Đối với một số sản phẩm, qui định về ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc. Đó là
bốn nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị
điện và nhiều loại sản phẩm khác như bột giặt, găng tay da, ơ, kính râm,...
 Các nhãn chất lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu
dùng biết thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng.
 Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark: Dấu tiêu chuẩn mơi trường Ecomark
được dùng để đóng cho sản phẩm thoả mãn ít nhất một trong các tiêu chuẩn
sau:
 Việc sử dụng sản phẩm đó khơng gây ơ nhiễm mơi trường hoặc có nhưng ít.
 Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.
 Sản phẩm đóng góp đáng kể vào bảo vệ mơi trường ngồi các cách kể trên
1.4.2. Một số Luật cần lưu ý
 Luật Trách nhiệm Sản phẩm: Được ban hành vào tháng 7/1995 để bảo vệ
người tiêu dùng. Luật này qui định rằng nếu một sản phẩm có khiếm khuyết
gây ra “Thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải” thì nạn nhân có thể
địi người sản xuất bồi thường các thiệt hại xảy ra. Luật này cũng được áp
dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu khác.
 Luật Vệ sinh Thực phẩm: Luật Vệ sinh Thực phẩm quy định tất cả các thực

phẩm và đồ uống ở Nhật Bản khi tiêu dùng phải có giấy phép của Bộ Y tế và
Phúc lợi Nhật Bản. Bộ luật này áp dụng cho cả hàng nội địa và hàng nhập
khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản những mặt

Trang 9


hàng nói trên cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể
kinh doanh thành công ở thị trường này.
 Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt: Luật về các giao dịch thương mại
đặc biệt qui định việc bảo vệ quyền lợi của người mua trong các giao dịch
thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm hải sản và
thực phẩm chế biến theo các hình thức như: Bán hàng qua thư, marketing trực
tiếp, bán hàng qua các phương tiện truyền thông... phải tuân theo các điều
khoản của Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt.
 Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao
gói: Theo Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container
và bao gói, nhà nhập khẩu... bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói
được quy định bởi luật này (container và bao gói bằng giấy và nhựa...) sẽ phải
có trách nhiệm tái chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ dưới
một mức độ nào đó được miễn trách nhiệm thực hiện các điều khoản của Luật
này.
1.4.3. Các chính sách Thuế, Hải quan của Nhật Bản
a) Hệ thống Thuế
Bảng phân loại thuế quan quy định có 4 mức thuế quan như sau:
 Thuế suất chung: Mức thuế quan cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan,
áp dụng trong một thời gian dài.
 Thuế suất tạm thời: Là mức thuế quan được áp dụng trong thời gian ngắn, thay
cho mức thuế quan chung.
 Thuế suất ưu đãi: Là mức thuế quan áp dụng cho việc nhập khẩu hàng hoá từ

các nước đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế quan áp dụng có
thể thấp hơn những mức thuế được áp dụng cho hàng hoá của những nước
phát triển.
 Thuế suất WTO: Là mức thuế quan căn cứ vào cam kết WTO và các Hiệp định
quốc tế khác.
Về nguyên tắc, mức thuế quan áp dụng theo thứ tự mức thuế quan ưu tiên, mức
thuế quan WTO, mức thuế quan tạm thời và mức thuế quan chung. Tuy nhiên, mức
thuế quan ưu tiên chỉ được áp dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của
Luật áp dụng mức thuế quan ưu đãi. Mức thuế quan WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn
cả mức thuế quan tạm thời và mức thuế quan chung. Như vậy mức thuế quan chung áp
dụng cho những nước không phải là thành viên của WTO, mức thuế quan WTO áp
dụng cho những nước công nghiệp phương Tây và mức thuế quan ưu tiên áp dụng cho
Trang 10


các nước đang phát triển. Tất nhiên nếu mức thuế quan tạm thời thấp hơn những mức
thuế quan trên, nó sẽ được áp dụng.
Một số mặt hàng nhập khẩu vào Nhật phải chịu cả thuế quan và thuế tiêu dùng
(thuế nội địa). Thuế quan Nhật Bản được Hội đồng Hải quan thuộc Bộ Tài chính quản
lý căn cứ vào Bảng Phân loại thuế quan.
Về thuế nội địa, Nhật Bản có nhiều loại thuế và các khoản thu có tính chất thuế
nội địa. Tuy vậy, trước tiên phải chú ý đến thuế tiêu thụ. Đối với hàng hóa nhập khẩu,
ngồi thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được
áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán
ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thu được tính trên trị giá CIF
của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được miến thuế nếu chúng chứa
một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. Một số mặt hàng khác, như hàng da, hàng dệt kim
cũng được miễn thuế.
Theo Hiệp hội Thuế quan Nhật Bản, biểu thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập
khẩu vào Nhật Bản là một trong số những biểu thuế thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên,

một số mặt hàng như đồ da và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu thuế suất cao. Bên
cạnh đó, thuế đánh vào các sản phẩm gia cơng cũng cịn tương đối cao. Hiện nay, thuế
suất áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp đang giảm dần. Các mặt hàng như: Ơ
tơ, phụ kiện, phần mềm, máy vi tính, máy cơng nghiệp có thuế suất là 0%.
b) Biện pháp quản lý xuất nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu: Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không
phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu nhưng các mặt hàng sau gồm cả
những mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu kể trên cần có giấy phép nhập khẩu:
 Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn
ngạch nhập khẩu.
 Hàng hố sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong
thơng báo nhập khẩu địi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu
 Hàng hố địi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các qui định đặc biệt
của Chính phủ như các loại vắc xin nghiên cứu.
Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số
Bộ, các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng
viêc ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các Bộ có
liên quan. Đặc biệt trong trường hợp hàng cần hạn ngạch nhập khẩu, nên nhớ rằng việc
nhập khẩu các mặt hàng đó chỉ có thể sau khi có hạn ngạch nhập khẩu dựa theo thông
Trang 11


báo hạn ngạch nhập khẩu chính thức. Việc thanh tốn hàng nhập khẩu cần giấy phép
chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được cấp.
Hạn ngạch nhập khẩu:
Hạn ngạch được áp dụng với 3 loại hàng sau:
 Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước bao gồm: Vũ khí,
rượu, chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý, và các thực
phẩm chịu sự kiểm soát (như gạo).

 Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, bao gồm 5 loại hải sản: Cá trích, cá mịi,
sị và các loại hải sản khác.
 Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về
thương mại quốc tế về các lồi động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động
thực vật (CITES). Các mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch (tính từ 1 tháng 7
năm 1995). Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu chịu điều chỉnh của những
luật và quy định trong nước: Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập khẩu, nhà
nhập khẩu phải có giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng
hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu
cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hố nhập khẩu u cầu một giấy phép hoặc
một giấy phê 9 chuẩn theo luật và quy định khác ngoài Luật Hải quan, nhà
nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép theo những đạo
luật hay quy định này (theo điều 70 của Luật Hải quan).
c) Hải quan Nhật Bản
Khai báo hải quan: Khai báo hải quan phải được thực hiện bằng một tờ khai hải
quan, mô tả số lượng và giá trị hàng hoá cũng như những mục cần thiết cụ thể. Thông
thường việc khai báo hải quan phải được thực hiện sau khi hàng hoá đã vào khu vực
Hozei hoặc một điểm chỉ định trước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng cụ thể, cần
sự phê chuẩn của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, việc khai báo phải được thực
hiện trong khi hàng hoá được xác định ở trên tàu, xà lan hoặc trước khi được đưa tới
Hozei. Về nguyên tắc, việc khai báo hải quan phải được thực hiện bởi người nhập
khẩu hàng hố. Thực tế, nhà mơi giới khai thuế hải quan sẽ tiến hành những thu tục hải
quan này theo uỷ quyền của nhà nhập khẩu.
 Chứng từ: Chứng từ phải nộp (Theo luật Hải quan, điều 68): Một tờ khai hải
quan (form C - 5020) phải được khai làm 3 bản và nộp cho Hải quan, kèm với
những chứng từ sau:
 Hoá đơn.
 Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không.
Trang 12



 Giấy chứng nhận xuất xứ (Khi áp dụng thuế suất nhập khẩu theo WTO).
 Giấy chứng nhận xuất xứ theo chế độ ưu đãi thuế quan (Form A).
 Phiếu đóng gói, giấy biên nhân vận tải, đơn bảo hiểm.
 Giấy phép, giấy chứng nhận, tuỳ theo yêu cầu của luật lệ khác ngoài Luật
Hải quan (khi việc nhập khẩu một số hàng hoá nhất định bị hạn chế theo
những đạo luật và quy định này).
 Bản kê chi tiết về việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ
đặc biệt hoặc hàng miễn thuế.
 Bảng tính thuế (Khi hàng hoá phải chịu thuế)
 Danh mục hạn chế nhập: Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, chịu điều chỉnh
của những luật và quy định trong nước: Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập
khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập
khẩu hàng hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng
những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hố nhập khẩu u cầu một
giấy phép hoặc một giấy phê chuẩn theo luật và quy định khác ngồi Luật Hải
quan, nhà nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép theo
những đạo luật hay quy định này (Theo điều 70 của Luật Hải quan).
 Kê khai hàng nhập khẩu trong khu vực Hozei: Nhà nhập khẩu phải khai hàng
nhập khẩu cho hải quan sau khi hàng hố tới từ nước ngồi và mang chúng
vào trong khu vực Hozei (Luật Hải quan, điều 67-2). Thông thường, hải quan
kiểm tra nội dung của từng lần kê khai hải quan. Việc kiểm tra chỉ bắt đầu sau
khi hàng vào trong khu vực Hozei . Hệ thống kiểm tra trước khi hàng đến
được thiết lập để quản lý những yêu cầu một cách linh hoạt và cho phép cấp
giấy phép nhập khẩu ngay sau khi xuất trình bộ kê khai hải quan trong trường
hợp khơng cần thiết phải kiểm tra hàng. Theo hệ thống này, việc kiểm tra hàng
trước khi tới được tiến hành trước khi hàng được đưa vào khu Hozei.
 Những mặt hàng có thể áp dụng hệ thống này: Hệ thống kiểm tra trước khi
hàng tới có thể áp dụng đối với tất cả loại hàng nhập khẩu. Những mặt hàng
này đều có lợi từ hệ thống này vì quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng.

Những chuyến hàng cần thơng quan nhanh chóng do bản chất của hàng hố
như thực phâm tươi sống. Những mặt mặt hàng có điều kiện giao hàng chặt
chẽ, những mặt hàng bán theo thời vụ như hàng phục vụ Giáng sinh và năm
mới, những mặt hàng cần những thủ tục tuân theo luật pháp và quy định
khác, những mặt hàng cần kiểm tra nhiều như những mặt hàng cần nhiều
chứng từ kèm theo.
Trang 13


 Những chứng từ cần nộp: Việc khai báo trước khi hàng đến được hồn
thành thơng qua việc nộp một form khai báo trước khi hàng đến (Sử dụng
tờ khai hải quan thông thường). Những chứng từ như trên được gửi kèm
theo tờ khai hải quan.
 Cơ quan hải quan để nộp bộ chứng từ: Tờ khai hải quan trước khi hàng đến
được nộp cho cơ quan Hải quan kiểm soát một khu vực Hozei nhất định,
nơi hàng hoá lẽ ra phải được chuyển tới. Tuy nhiên, nếu Tổng Cục trưởng
Tổng cục Hải quan cho phép nộp bộ chứng từ hải quan này cho một cơ
quan hải quan khác, hải quan khu vực có thể sử dụng một quy trình khác, có
tham khảo Cục Hải quan và thuế suất.
 Thời hạn nộp hồ sơ: Bộ hồ sơ hải quan có thể được nộp bất kỳ lúc nào sau
khi vận đơn đường biển (hoặc vận đơn hàng không) liên quan đến việc khai
báo được cấp và sau khi tỷ giá hối đối của ngày khai báo hàng nhập khẩu
đã được cơng bố. Tỷ giá hối đối so với đồng đơla Mỹ, đồng bảng Anh và
một số ngoại tệ mạnh khác thường dược cơng bố trong ngày thứ ba của tuần
trước đó. Ngay khi bộ chứng từ phải nộp đã sẵn sàng, việc khai báo hàng có
thể được thực hiện trước khi hàng đến 11 ngày
 Khai báo nhập khẩu: Khi một chuyến hàng được đưa vào khu vực Hozei để
kiểm tra sơ bộ và tất cả những yêu cầu đều đã được đáp ứng để khai báo hải
quan theo Luật Hải quan, như hồn thành tất cả những quy trình khác theo
quy định của những luật lệ khác và nếu như nhà nhập khẩu thông báo cho

Hải quan về việc khai báo nhập khẩu, Hải quan sẽ coi việc khai báo trước
khi hàng đến như khai báo hải quan thông thường.
1.4.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động xuất, nhập khẩu
Khi xảy ra các vi phạm về các điều khoản gây thiệt hại cho một trong hai bên thì
cơ chế giải quyết tranh chấp dựa vào những căn cứ sau:
 Nội dung hợp đồng đã kí kết giữa các bên.
 Kết quả thực hiện hợp đồng đã được 2 bên xác nhận.
 Các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
 Trọng tài quốc tế.
 Ngoài ra Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên thuộc WTO nên một số vấn
đề về tranh chấp trong hoạt động xuất, nhập khẩu được giải quyết theo cơ chế
giải quyết tranh chấp trong WTO.

Trang 14


Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “Đạt
được một giải pháp tích cực cho tranh chấp” và ưu tiên những “Giải pháp được các
bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan. Xét ở mức độ
rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay
thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy
cơ bất cơng, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc
tế.
1.4.5. Luật bảo vệ người tiêu dùng
Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật Bản đã được thực hiện từ
những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi sự phát triển của nền kinh tế Nhật kéo
theo nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đến năm 2009, nhằm
đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và tạo cơ sở, nền tảng phát triển cho hoạt động bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh, thay
đổi trong cơ cấu các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể,

Sơ đồ 1.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức Nội các Nhật (tháng 8.2016)
Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật
trực thuộc trực tiếp Văn phòng Nội các, bao gồm 02 đơn vị:
Ủy ban người tiêu dùng được thành lập từ tháng 9 năm 2009 cùng thời điểm
thành lập của Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban là một tổ chức minh bạch, hoạt
động độc lập với Cục Bảo vệ người tiêu dùng và có chức năng chính là giám sát hoạt
động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Bộ, các Cục, trong đó có Cục Bảo vệ
người tiêu dùng. Có thể thấy, pháp luật Nhật Bản quy định tất cả các Bộ, ngành đều
Trang 15


tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó vị trí trung tâm
thuộc về Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban người tiêu dùng chịu trách nhiệm giám
sát hoạt động tại các đơn vị này.
Cục Bảo vệ người tiêu dùng trong sơ đồ này đóng vai trị là cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật. Thực hiện vai trị này, Cục có các chức
năng chính sau:
 Xây dựng, sửa đổi chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
 Thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
 Thực hiện hỗ trợ hoạt động của các trung tâm, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
 Xử lý các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
Nhằm hỗ trợ hơn nữa hoạt động của Cục Bảo vệ người tiêu dùng, Trung tâm bảo vệ
người tiêu dùng được thành lập nhằm giữ vai trò thực thi trực tiếp các vấn đề của
người tiêu dùng, đồng thời đóng vai trị trung gian giữa các cơ quan quản lý với các tổ
chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Trung tâm Bảo
vệ người tiêu dùng là một pháp nhân hành chính độc lập có quyền hạn thực thi các

hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự ra đời của Trung tâm nhằm thực hiện
các công việc chính sau:
 Thu thập các thơng tin về khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng thông qua hệ
thống PIO-NET (Practical Living Information Online Network System: hệ
thống chia sẻ thông tin trực tuyến giữa các cơ quan quản lý, các hiệp hội bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng);
 Đưa ra các tư vấn đối với người tiêu dùng, các hội bảo vệ người tiêu dùng địa
phương và cùng với các hội này giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng;
 Phân tích các yêu cầu của người tiêu dùng và thử nghiệm nhiều sản phẩm. Kết
quả được công bố nhằm ngăn ngừa sự lan rộng các tổn thất cho người tiêu
dùng;
 Tổ chức và cung cấp nhiều khoá đào tạo cho các cán bộ phụ trách bảo vệ
người tiêu dùng hay tư vấn người tiêu dùng tại các hiệp hội.

Trang 16


Sơ đồ 1.2. Sự tương tác giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật
(Tài liệu do Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật cung cấp – tháng 8 năm 2016).
Nhằm triển khai rộng rãi hoạt động của mình tại các địa phương trong cả nước,
Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng cịn có sự giúp sức của các Trung tâm sinh hoạt tiêu
dùng tại các địa phương (hơn 1000 trung tâm) và mạng lưới các hội bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Hiện tại, Chính phủ Nhật công nhận 11 Hội bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng có chức năng hoạt động trong lĩnh vực này.
1.4.6. Điều kiện trong nước đối với xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hóa trái cây, chính phủ Việt nam khơng yêu cầu người xuất
khẩu sẽ làm xuất xứ Made in Việt Nam với từng loại mặt hàng hóa. Nhưng, trong
nhiều trường hợp, người mua sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm các chứng nhận xuất xứ
Made in VietNam. Với những khách hàng tại nước ký hiệp định thương mại tự do với
Việt Nam thì họ có thể sẽ u cầu về làm chứng nhận xuất xứ theo form đã định sẵn

trong hiệp định thương mại tư do tương ứng để người mua được hưởng các thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt.
1.5. Mơi trường văn hóa
1.5.1. Con người Nhật Bản
 Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngồi: Có thể nói rằng khơng có
dân tộc nào nhạy bén về văn hóa của nước ngồi như người Nhật. Họ khơng
ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngồi, đánh giá và cân nhắc
những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với
Trang 17


Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu
hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần
thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc
đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn
lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra
những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc
quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hóa dân tộc. Mặc dù rất nhạy cảm
đối với văn hóa nước ngồi, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hóa của
họ. Tư liệu lịch sử văn hóa, đền đài, chùa chiền,… dại bộ phận vẫn còn được
bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những
không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và trở nên tinh tế hơn.
 Ý thức tập thể: Tâp thể đóng một vai trị quan trọng đối với người Nhật. Nó
được thể hiện ngay từ trong cách xưng hơ với người ngồi khi nói chuyện.
Trong cơng việc người Nhật thường gạt cái tơi lại để đề cao cái chung, tìm sự
hịa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh
với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt
được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngồi. Vì vậy mà điều tối
kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về
Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hóa tội lỗi”

của phương Tây.
 Tôn trọng thứ bậc và địa vị: Ý thức tơn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong
đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị,
quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật
cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn
250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể
hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phịng họp, người có chức vụ thấp
nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía
bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì
mọi người đều biết vị trí của mình mà khơng cần có sự hướng dẫn. Sắc thái
tơn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngơn ngữ xưng hơ và
hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn
tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngơn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói
về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngơn ngữ khiêm
nhường (kenjogo). Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đồn kết và lòng trung
thành của người Nhật được phát sinh và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực
hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Trang 18


×