Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG NGỌC DIỆP

CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC
THỂ HIỆN TIẾNG CƢỜI CỦA TRUYỆN CƢỜI
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG NGỌC DIỆP

CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC
THỂ HIỆN TIẾNG CƢỜI CỦA TRUYỆN CƢỜI
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 9220102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
2. TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN



NGHỆ AN - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận án

Hồng Ngọc Diệp


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
QUY ƢỚC VIẾT TẮT ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận án............................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 5

1.1.1. Ở nước ngoài .................................................................................................. 5
1.1.2. Ở trong nước ................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ..................................................................................... 13
1.2.1. Một số vấn đề chung về truyện cười liên quan đến nội dung nghiên cứu .... 13
1.2.2. Một số vấn đề về hội thoại............................................................................ 21
1.2.3. Một số vấn đề về nghĩa và phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện nghĩa ..... 28
1.2.4. Khái quát về văn bản .................................................................................... 40
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 42
Chƣơng 2. CẤU TẠO TRUYỆN CƢỜI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ........................... 44
2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn bản truyện cười ................................................ 44
2.1.1. Khái niệm văn bản truyện cười .................................................................... 44
2.1.2. Đặc điểm của văn bản truyện cười ............................................................... 44
2.2. Bố cục của truyện cười hiện đại Việt Nam ......................................................... 45
2.2.1. Tiêu đề .......................................................................................................... 45
2.2.2. Các phần của truyện ..................................................................................... 46
2.2.3. Mối quan hệ giữa tiêu đề và các phần của truyện ........................................ 55
2.3. Đặc điểm lời thoại nhân vật và các đơn vị hội thoại của truyện cười hiện
đại Việt Nam............................................................................................................... 57


iii
2.3.1. Đặc điểm lời thoại nhân vật của truyện cười hiện đại Việt Nam ................. 57
2.3.2. Đặc điểm các đơn vị hội thoại của truyện cười hiện đại Việt Nam .............. 64
2.3.3. Các dạng hội thoại của văn bản truyện cười hiện đại Việt nam ................... 73
2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 79
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC GÂY CƢỜI CỦA TRUYỆN CƢỜI HIỆN ĐẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................... 81
3.1. Khái niệm phương thức và phương thức tạo nghĩa gây cười.............................. 81
3.1.1. Khái niệm phương thức ................................................................................ 81
3.1.2. Phương thức tạo nghĩa gây cười ................................................................... 81

3.2. Thống kê và phân tích, mơ tả các phương thức tạo nghĩa gây cười trong
truyện cười hiện đại Việt Nam ................................................................................... 82
3.2.1. Thống kê định lượng .................................................................................... 82
3.2.2. Phân tích, mơ tả các phương thức tạo nghĩa gây cười trong truyện cười
hiện đại Việt Nam......................................................................................... 84
3.3. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 114
Chƣơng 4. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ TRONG TRUYỆN CƢỜI
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 116
4.1. Khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa ngơn ngữ với văn hố ....................... 116
4.1.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................................... 116
4.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hố ..................................................... 117
4.2. Biểu hiện đặc trưng ngơn ngữ - văn hoá trong truyện cười hiện đại Việt Nam .. 120
4.2.1. Tính “trạng” hóm hỉnh ................................................................................ 120
4.2.2. Tính trí tuệ, uyên bác .................................................................................. 128
4.2.3. Tính mềm mại, uyển chuyển ...................................................................... 136
4.2.4. Tính châm biếm sâu sắc.............................................................................. 142
4.3. Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 147
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 152
TƢ LIỆU TRUYỆN CƢỜI TRÍCH DẪN ............................................................... 163
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


iv
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
BTNV

:


Biểu thức ngữ vi

DT

:

Danh từ

ĐT

:

Động từ

ĐTNV

:

Động từ ngữ vi



:

Hành động

HĐVN

:


Hiện đại Việt Nam

HSSV

:

Học sinh, sinh viên

Nxb

:

Nhà xuất bản

ND

:

Nội dung

SGK

:

Sách giáo khoa

SL

:


Số lượng

Sp

:

Speaker

ST

:

Sưu tầm

T1

:

Tập 1

T2

:

Tập 2

TGĐ

:


Tiền giả định

TT

:

Tính từ

TC

:

Truyện cười

TCDG

:

Truyện cười dân gian

TCHĐ

:

Truyện cười hiện đại

TCHĐVN

:


Truyện cười hiện đại Việt Nam


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Phân biệt văn bản hội thoại với những văn bản khác .............................. 23
Bảng khảo sát số lượng tiếng của tiêu đề................................................. 46
Bảng khảo sát lời tác giả và lời hội thoại trực tiếp .................................. 47
Bảng thống kê lời tác giả ở phần mở đầu ................................................ 48
Bảng thống kê lời hội thoại trực tiếp ở phần mở đầu .............................. 49

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.

Bảng khảo sát phần thân truyện có lời tác giả ......................................... 50
Bảng khảo sát phần thân truyện có lời hội thoại trực tiếp ....................... 52
Bảng khảo sát phần kết thúc truyện có lời tác giả ................................... 54

Bảng 2.8. Bảng khảo sát phần kết thúc có lời hội thoại trực tiếp............................. 55
Bảng 2.9. Sơ đồ mơ hình truyện cười HĐVN .......................................................... 56
Bảng 2.10. Bảng khảo sát số lượng lời thoại nhân vật ............................................... 57
Bảng 2.11. Bảng khảo sát số lượng tiếng (âm tiết) trong lời thoại nhân vật .............. 58

Bảng 2.12. Bảng khảo sát lời thoại sử dụng lớp từ, ngữ mang phong cách sinh
hoạt tự nhiên hàng ngày và lời thoại sử dụng thành ngữ, tục ngữ,
thơ, ca dao ................................................................................................ 61
Bảng 2.13. Bảng khảo sát số lượng lời trao - đáp và các dạng trao - đáp .................. 64
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp số lượng cặp thoại có lời thoại trao trần thuật - đáp
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17.
Bảng 2.18.

trần thuật .................................................................................................. 66
Bảng tổng hợp số lượng cặp thoại có lời thoại trao hỏi - đáp trần thuật ........ 67
Bảng tổng hợp số lượng cặp thoại có lời thoại trao hỏi - đáp hỏi lại ............. 68
Bảng khảo sát số lượng cuộc thoại .......................................................... 69
Bảng khảo sát cuộc thoại có một cặp thoại trao - đáp ............................. 70

Bảng 2.19.
Bảng 2.20.
Bảng 2.21.
Bảng 2.22.

Bảng khảo sát cuộc thoại có hai cặp trao - đáp ........................................ 71
Bảng khảo sát cuộc thoại có ba cặp thoại trao - đáp trở lên .................... 72
Bảng khảo sát cuộc thoại dạng song thoại ............................................... 75
Bảng khảo sát cuộc thoại dạng tam thoại ................................................ 76

Bảng 2.23. Bảng khảo sát cuộc thoại dạng đa thoại ................................................... 79
Bảng 3.1.

Bảng thống kê các phương thức tạo nghĩa gây cười ................................ 82


Bảng 3.2.

Bảng thống kê các phương thức tạo nghĩa gây cười trong 8 tập truyện ............ 83


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện
kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng
những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng,
truyện trạng, giai thoại hài hước. Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vơ
thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý
xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Thơng thường, tiếng cười
tâm lý xã hội có hai loại: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tuy vậy, sau
tất cả, giá trị của nó là phủ nhận cái xấu, cái ti tiện, đáng phê phán, nhằm hướng con
người đến một mục đích sống tốt đẹp hơn, nhân bản hơn. Vì thế, các dân tộc trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, thời nào cũng có tiếng cười, truyện cười với ý nghĩa giáo
dục sâu sắc.
1.2. Truyện cười là một thể loại truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng và phức
tạp nhưng cũng hết sức hấp dẫn, thú vị. Tiếng cười trong truyện cười được phát ra từ
cái đáng cười, tức là cái hài, thuộc phạm trù mỹ học, biểu thị tư tưởng, tình cảm, thái
độ của con người trước những sự việc, những hành vi, những cách ứng xử trái tự
nhiên, trái với lẽ sống, bất thường. Thuộc dạng khẩu ngữ, truyện cười thường ngắn
gọn, có kết cấu khá chặt chẽ, chủ yếu bao gồm các cặp thoại trao đáp của các nhân vật.
Theo thời gian, những truyện cười đặc sắc được lưu truyền và phổ biến thường được
một số tác giả sưu tầm, biên soạn và xuất bản thành sách. Đối với truyện cười Việt
Nam, có thể chia thành hai giai đoạn: truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.
Truyện cười dân gian ra đời từ lâu, được công nhận là một thể loại truyện kể và là một

bộ phận của văn học dân gian. Còn truyện cười hiện đại mới xuất hiện gần đây, gắn
với thời đại chúng ta đang sống. Nếu như truyện cười dân gian được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường và được nghiên cứu khá đầy đủ thì truyện cười hiện đại, cho đến
nay, vẫn là mảnh đất trống; do đó, rất cần những cơng trình nghiên cứu góp phần xác
định vị trí, vai trị và giá trị của truyện cười HĐVN.
1.3. So với truyện cười dân gian, truyện cười hiện đại có nhiều điểm khác biệt
về cách tổ chức văn bản, về cấu tạo văn bản, về lời thoại của các nhân vật, về sự tương
tác trong các cặp thoại và liên kết các giữa các cặp thoại thành điểm chốt, nút thắt để
tạo tiếng cười, về sự đa dạng và độc đáo trong việc sử dụng các phương thức gây
cười,…Bên cạnh đó, ngày nay việc xem xét ý nghĩa của tiếng cười luôn gắn với ngữ
cảnh, với quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp và đối chiếu với hàm ý mà người nói


2
muốn hướng đến người nghe,… Hệ quả là tiếng cười, phương thức gây cười và ý
nghĩa của nó trong truyện cười HĐVN vừa đa dạng hình thức nhưng cũng rất thâm
trầm, sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua truyện cười HĐVN, những nét đặc trưng
ngôn ngữ - văn hóa được thể hiện đậm nét hơn, rỏ ràng hơn.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án là “Cấu
tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, chỉ ra cơ chế cấu tạo, các phương thức gây cười hấp dẫn, sinh động
tác động đến người nghe (người tiếp nhận) của truyện cười HĐVN. Thông qua đó,
luận án giúp người nghe biết cách tiếp nhận và tạo lập truyện cười một cách có văn
hóa, có giá trị giáo dục; góp phần xác định vị trí, vai trò và giá trị của truyện cười hiện
đại trong nguồn mạch phát triển nền văn hoá của người Việt; góp phần vào nghiên cứu
ngơn ngữ văn bản và ngơn ngữ hội thoại của nhân vật dưới góc nhìn ngữ dụng học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng đến thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

- Tổng quan tình hình hình nghiên cứu của các tác giả ngồi nước và trong nước
về truyện cười (TCDG và TCHĐ); thực hiện xác lập cơ sở lí thuyết của đề tài.
- Miêu tả và phân tích đặc điểm cấu tạo của truyện cười HĐVN, chỉ rõ cách tổ
chức lời thoại, cặp thoại, cuộc thoại, tham thoại gắn với ngữ cảnh để tạo ra điểm chốt,
nút thắt gây cười trong truyện cười HĐVN.
- Tiến hành phân tích, mơ tả và lý giải các phương thức thể hiện tiếng cười và
hiệu quả của tiếng cười trong truyện cười HĐVN.
- Bước đầu xác định những nét đặc trưng ngơn ngữ - văn hố Việt được phản
ánh trong truyện cười HĐVN.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện cười HĐVN - cách tạo lập tiếng
cười trong truyện cười. Luận án xác định, phân tích cấu tạo của truyện cười từ góc
nhìn hội thoại, xác định cái chốt, nút thắt tạo tiếng cười, ngữ nghĩa và phương thức thể
hiện tiếng cười trong truyện cười HĐVN qua các cặp thoại trao - đáp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, qua thống kê, truyện cười HĐVN có tác phẩm và truyền miệng khá
đa dạng. Ngay trong cùng một tập cũng thiếu thống nhất, thiếu chọn lọc về chủ đề, về
mục đích, về sự pha trộn truyện nước ngồi, về thời gian của các truyện... Vì vậy, luận


3
án chúng tơi đã có sàng lọc, chọn lựa chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu với tư liệu 1045
truyện để tìm hiểu cấu tạo của truyện cười HĐVN, các phương thức thể hiện tiếng
cười và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa Việt của truyện cười HĐVN.
3.3. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án là 1045 truyện cười hiện đại. Tư
liệu được thu thập từ hai nguồn: 1/ Những truyện cười sưu tầm từ điều tra điền dã,
gồm 51 truyện (xem Phụ lục); 2/ Những truyện cười của các tác giả sưu tầm, biện soạn
và đã xuất bản thành sách, gồm 994 truyện; chúng tôi chọn từ:

- Đức Anh (2014), Truyện cười Học sinh, sinh viên, tập 1, Nxb Văn hóa thơng
tin, H.
- Đức Anh (2014), Truyện cười Học sinh, sinh viên, tập 2, Nxb Văn hóa thơng
tin, H.
- Đức Anh (2012), 101 truyện cười nghề nghiệp, Nxb Hồng Đức, H.
- Việt Hùng (2014), Vợ chồng cùng cười, Nxb Văn hóa thơng tin, H.
- Thu Hương (2012), 330 truyện cười đặc sắc, Nxb Văn hóa thơng tin, H.
- Phương Lan (2012), Truyện cười giao thông, Nxb Thời đại, H.
- Cát Linh (2012), Truyện cười pháp luật, Nxb Thời đại, H.
Những truyện cười nước ngồi chúng tơi dùng để trích dẫn và so sánh với
truyện cười HĐVN được chọn từ:
- Vân Anh (2017), Truyện cười thế giới, tập 1 & 2, Nxb Dân trí, H.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chính dưới đây:
- Phương pháp điều tra điền dã
Chúng tơi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: 1/ Thực hiện ghi chép trực
tiếp các truyện cười kể cho nhau nghe trong cuộc sinh hoạt hàng ngày; 2/ Tham khảo,
tuyển chọn những truyện cười hay trong sách vở và trên một số báo.
- Phương pháp thống kê
Cùng với phương pháp điều tra điền dã, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thống
kê truyện cười HĐVN từ các sách đã được xuất bản, phát hành. Các truyện cười được
thống kê phân loại theo các chủ đề, sau đó tuyển chọn những truyện cười tiêu biểu.
- Phương pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả khi xem xét đặc điểm cấu tạo truyện
cười hiện đại; tập trung làm nổi rõ tương tác giữa các cặp thoại, cách liên kết các cặp
thoại gắn với ngữ cảnh để tạo điểm chốt gây cười.


4

- Phương pháp phân tích diễn ngơn
Phương pháp phân tích diễn ngơn được sử dụng trong phân tích ngữ liệu, gồm
các đơn vị từ lớn đến nhỏ: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại,… để làm sáng
tỏ cách thức cấu tạo, các phương thức gây cười và những nét đặc trưng ngơn ngữ - văn
hố trong truyện cười HĐVN.
Bên cạnh các phương pháp trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp mơ hình hố,
thủ pháp so sánh để giải quyết các nhiệm vụ của luận án.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu truyện cười HĐVN một cách hệ thống dưới góc
nhìn lý thuyết hội thoại của Ngữ dụng học. Các kết quả của luận án góp phần bổ sung lý
thuyết hội thoại và định hướng trong việc tạo lập, tiếp nhận truyện cười ở góc độ ngơn
ngữ học.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu để tham khảo, tư liệu để trích dẫn, dẫn chứng cho việc nghiên
cứu, giảng dạy học phần ngữ dụng học (phần ngôn ngữ hội thoại) ở bậc đại học và phần
nghĩa hàm ngôn ở trường phổ thông. Từ việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo của truyện cười
HĐVN, xác lập các phương thức gây cười và ý nghĩa của tiếng cười cùng với những nét
đặc trưng ngơn ngữ - văn hố Việt trong truyện cười HĐVN, luận án bước đầu khẳng
định vị trí, vai trò và những giá trị của truyện cười HĐVN trong tiến trình phát triển nền
văn hố của người Việt.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án
được triển khai thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Cấu tạo của truyện cười hiện đại Việt Nam
Chương 3. Phương thức gây cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
Chương 4. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá trong truyện cười hiện đại Việt Nam



5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu ở Âu - Mỹ đã quan tâm đến truyện cười từ cuối thế kỉ XIX
và phát triển vào giai đoạn cuối thế kỉ XX. Từ thế kỉ XIX, một số nhà mỹ học có nhiều
công lao trong việc chỉ ra thủ pháp tạo xung đột - yếu tố cơ bản tạo nên cái hài, như:
Emanuen Căng (1724 - 1804) đã khẳng định: “Cái hài nằm ở mâu thuẫn giữa cái nhỏ
nhen và cái cao thượng”.
Sang thế kỉ XX, ngay từ năm 1951, tác giả D. H. Monro trong cuốn Argument
of laughter (Lập luận của tiếng cười), Nxb Đại học Men buốc [178] đã quan tâm đến
lập luận để tạo tiếng cười trong lời nói. Người phương Tây chú ý đến nền kinh tế buôn
bán hàng hóa từ rất sớm nên họ đã chú trọng đến cách diễn đạt tạo lập luận cho có
logic, hệ thống. Từ đó, họ đã quan tâm đến lập luận trong việc tạo ra tiếng cười.
Cuối thế kỉ XX, với sự phát triển về kinh tế, công nghệ, khoa học tự nhiên và xã
hội, giao thoa văn hóa…, việc nghiên cứu truyện cười được nhiều tác giả quan tâm
hơn. Năm 1987, W. Chafe, nhà khoa học hành vi Mỹ, đã cơng bố cơng trình Humor as
a disabling mechanism (Hài hước như một cơ chế/ thủ pháp vơ hiệu hóa) [151, tr.1625]. Tác giả cho rằng khi nói năng, người nói có thể cấu tạo truyện cười theo dạng
“khơng chịu trách nhiệm về mình” đã vơ hiệụ hóa quan hệ giữa mình với người nghe,
rằng “tơi khơng nói như vậy mà là do anh suy ra”. Theo mạch phát triển về hướng này,
năm 2007, tác giả W. Chafe (2007) lại cho ra đời cuốn The importance of not being
earnest: The feeling behind laughter and humor (Tầm quan trọng của việc thiếu
nghiêm túc: cảm giác đằng sau tiếng cười và sự hài hước) [152] cũng đã đề cập đến
tính bất thường - cái chốt để tạo nên tiếng cười.
Năm 1990, tác giả C. Davies đã công bố cuốn Ethnic humor around the world:
A comparative analysis (Hài hước thuộc mỗi dân tộc trên tồn thế giới: phân tích so
sánh) do nhà xuất bản Đại học Indiana phát hành [155]. Trong cơng trình này, tác giả
đi sâu nghiên cứu truyện cười của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới và nhận thấy,

giữa các truyện cười thuộc các dân tộc khác nhau đó, chúng có những đặc điểm chung
(về quy tắc cấu tạo, về cái chốt ngữ nghĩa tạo tiếng cười) nhưng vẫn có những đặc
điểm riêng, khác biệt tùy thuộc vào văn hóa, đặc trưng tư duy, tính biểu trưng của mỗi
dân tộc. Có những truyện cười, khi đọc lên, người đọc cười và khẳng định đây không


6
phải là truyện cười xuất xứ từ Việt Nam, vì qui chiếu với văn hóa Việt thì chúng khơng
diễn ra như vậy. Ví dụ:
Một người đàn bà ngồi trên một chiếc ghế đá ở cơng viên và một con chó thân
dài nằm đối diện với chiếc ghé. Một người đàn ông tiến đến và ngồi xuống ghế.
Người đàn ông: - Chó nhà bà có cắn khơng nhỉ?
(Man)
(- Does your dog bit?)
Người đàn bà: - Khơng, chó của tơi khơng cắn.
(Woman)
(- No)
(Người đàn ơng với tay âu yếm con chó. Con chó ngoạm vào tay người đàn
ơng)
Người đàn ơng: - Thế mà bà bảo chó của bà khơng cắn?
(Man)
(Woman! Hey! You said your dog doesn‟t bit.)
Người đàn bà: - Nó khơng cắn đâu. Nhưng đây khơng phải là chó nhà tơi.
(Woman)
(He doesn‟t bit. But that‟s not my dog).
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến truyện cười dưới những góc
nhìn khác nhau, đó là: ngữ nghĩa, cấu trúc, quan hệ đa chiều.
Từ góc nhìn ngữ nghĩa, chun khảo của tác giả V. Raskin (1985) với tên gọi
Semantic mechanisms of humor (Cơ chế tạo nghĩa của sự hài hước) [182]. Ở chuyên
khảo này, tác giả đã đề cập đến các cơ chế tạo nghĩa của truyện cười như hàm ý, nói

quá hay nói ngược. Tiếp đó, năm 2001, tác giả S. Coulson công bố tác phẩm nổi tiếng
Semantic leaps: Frame-shifting and conceptual blending in meaning construction
(Bước chuyển về ngữ nghĩa: Sự chuyển đổi và pha trộn nghĩa trong việc tạo nghĩa), do
Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành [154]. Hai tác giả này đã nhận ra sự
chuyển đổi về nghĩa trong truyện cười là bước nhảy vọt quan trọng, có giá trị, bởi vì sự
chuyển nghĩa nhờ đặt trong tình huống giao tiếp này mới tạo nên tiếng cười đối với
người đọc.
Từ góc nhìn cấu trúc (hay mơ hình của văn bản truyện cười), chúng ta gặp
cơng trình của hai tác giả W. Ruch và F. J. Hehl (1998), A two-mode model of humor
appreciation: Its relation to aesthetic appreciation and simplicity-complexity of
personality (Mơ hình hai phương diện của sự đánh giá hài hước: mối quan hệ của nó
với sự đánh giá về mặt thẩm mỹ và sự đơn giản - phức tạp của tính cách) [185, tr.109142]. Trong cơng trình này, hai tác giả trên đã nói đến những khám phá về đặc điểm
tính cách nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thông qua cảm xúc hài hước.
Từ góc nhìn quan hệ đa chiều, E. Oring (1992) với cuốn Jokes and their
relations (Tiếng cười và những mối quan hệ của chúng), do Nhà xuất bản Đại học


7
Kentucky phát hành [180]; tác giả đã bàn về mối quan hệ giữa truyện cười với tâm lý
con người trong xã hội, để qua đó rút ra sự mỉa mai, diễu nhại, sự chê bai qua tiếng
cười một cách thâm thúy, sâu cay. Cũng theo hướng tiếp cận này, đó là cơng trình của
C. Davies (1998), Jokes and their relation to society (Truyện cười và mối quan hệ của
chúng với xã hội) [156, tr.16].
Từ góc nhìn chung về ngơn ngữ, G. Richie (2004) trong tác phẩm The linguistic
analysis of jokes (Phân tích ngơn ngữ của truyện cười), London [183], khác với những
tác giả đi trước, tác giả đã phân tích phương tiện ngôn ngữ để tạo tiếng cười trong
những truyện cười bằng tiếng Anh, như đồng âm, đa nghĩa, trái nghĩa….
Đặc biệt, các tác giả nghiên cứu văn học dân gian Nga đã đề cập đến truyện
cười từ rất sớm, như V. IA Prôp (1928, 1970). V.V. Vinôgrađôp (1944, 1963), M.V.
Khrapchenko (1970), M.M. Bakhtin (1965), Bêlinxki (1955), Secnưxépxki (1949),

N.I. Crapxốp (1956), V.Guranních (1961),…
Tác giả R. Lupxơ đưa ra ý kiến khẳng định “mâu thuẫn giữa cái trọng đại và cái
vô nghĩa là cái cơ sở của hài kịch”; còn tác giả Phờlorenxơ lại cho “cái hài kịch nằm
giữa cái trọng đại có giá trị và cái huênh hoang tự cho là cái có giá trị” /Dẫn theo Đỗ
Văn Khang [51, tr.62]/. Nhà phê bình Nga Bêlinxki cho rằng “hài kịch là hoa của văn
minh, là quả của dư luận xã hội đã phát triển”. Cịn Secnưxépxki thì viết “Khi chế diễu
cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó” /Dẫn theo Nguyễn An Tiêm, [116, tr.19]/. Như
vậy, ý kiến của cả hai nhà văn Nga đều khẳng định vai trò, tác dụng hết sức quan trọng
của truyện cười trong xã hội phát triển. Xét cho cùng, truyện cười được xây dựng dựa
trên lời của ít nhất là hai nhân vật, tạo nên câu hỏi để người nghe hồi đáp lại lời của
nhân vật trao; hai nhân vật này tồn tại trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đi vào tác
phẩm lại do người xây dựng tạo nên. Ngay đối với văn bản nghệ thuật cũng luôn dùng
đến nghệ thuật hỏi đáp. Bêlinxki đưa ra kết luận quan trọng: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ
chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó khơng phải là tiếng thét khổ đau
hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó khơng đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu
hỏi đó” /Dẫn theo Nguyễn An Tiêm [116, tr.88]/,…
Nhà văn G.Gogol thì khẳng định vai trò của tiếng cười trong xã hội: “Khơng!
Tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta lầm tưởng. Đây không phải là tiếng cười
nảy sinh do một sự bực dọc nhất thời, do tính chất nóng nảy và bệnh hoạn, cũng không
phải là tiếng cười tiêu khiển, nhàn tản, mua vui của một hạng người nào đó. Đấy là
tiếng cười vỗ cánh bay hồn tồn xuất phát từ bản chất trong sáng của con người. Vỗ
cánh bay, vì nó là ngọn nguồn vĩnh viễn phong phú của tiếng cười, vì tiếng cười này đi
sâu vào đối tượng, buộc những gì lẽ ra thường chỉ lướt nhanh phải hiện lên một cách
rõ rệt, và nếu khơng có sức mạnh thâm nhập của nó thì những mặt tầm thường và trống


8
rỗng của cuộc sống sẽ không làm con người khiếp sợ đến thế”. /Dẫn theo Đỗ Văn
Khang, [51, tr.21]/. Nhà văn Banzắc cũng cho rằng: “Cười là tinh thần của lòng căm
thù. Cái hài đã xâm nhập vào mặt trái của cuộc sống, phát hiện những gì cịn mập mờ

để vạch mặt chỉ tên phanh phui nó” /nt [51, tr.22]/.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, có thể chia ra hai hướng chính: Nghiên cứu truyện cười dưới góc
nhìn văn học dân gian và dưới góc nhìn ngơn ngữ học.
a. Dưới góc nhìn văn học dân gian
Trước cách mạng tháng Tám, những nghiên cứu về chuyện cười rất hạn chế.
Trong thời kì này có thể kể đến bài viết của Đặng Thái Mai “Ý nghĩa nhân sinh của
truyện cười nước ta ngày xưa” do Tạp chí Tri Tân xuất bản năm 1943 [72]. Đây là bài
viết về vai trò của truyện cười chứ chưa hề quan tâm đến các phương diện khác của
truyện cười, như thi pháp, cấu tạo, ý nghĩa, phương thức thể hiện văn bản truyện
cười… Sau hịa bình 1954, số lượng tác giả công bố bài viết, giáo trình về truyện cười
trong văn học dân gian ngày một nhiều hơn theo thời gian. Năm 1958 có thể kể đến
nhà nghiên cứu văn học dân gian là Văn Tân với Tiếng cười Việt Nam, gồm hai quyển
(quyển thượng, 166 trang, quyển hạ 176 trang) đi vào thống kê sưu tầm truyện cười. Ở
tập I, phần Lời mở đầu, tác giả có nói đến giá trị của truyện cười, chủ yếu là phê phán
thói hư tật xấu, như tính keo kiệt, tính tham ăn, tính khốc lác… [100, tr.13].
Năm 1960, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Phong, Trương Chính, Đỗ Thiện, Đặng
Việt Thanh, Hồng Tuấn Phổ cơng bố cuốn Truyện cười dân gian Việt Nam cũng đã đi
vào sưu tầm tuyển chọn truyện cười dân gian [91]. Theo thời gian, có thể kể đến giáo
trình văn học dân gian của các nhà nghiên cứu, như: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên
(1973), Văn học dân gian, phần “Truyện cười”, tập 2 [55, tr.187-198], Hoàng Tiến Tựu
(1990), Văn học dân gian Việt Nam, phần Truyện cười [129], nhóm ba tác giả Lê Chí
Quế - Võ Quang Nhơn - Nguyễn Hùng Vĩ (1990) [93] và Vũ Ngọc Khánh (1996) [54]
đều gọi là truyện cười dân gian trong kho tàng truyện cười Việt Nam.
Đặc biệt, năm 1996, với đề tài luận án tiến sĩ Cái hài trong truyện cười dân
gian, Nguyễn An Tiêm đã đi sâu nghiên cứu truyện cười một cách đầy đủ, hệ thống và
phân tích sâu sắc [116]. Chính tác giả đã khẳng định “Truyện cười văn học dân gian
xuất hiện từ rất sớm, có tuổi hàng nghìn năm. Cho đến nay, nó vẫn tươi rói giá trị, vẫn
góp phần giải trí lành mạnh và bồi dưỡng phẩm chất lạc quan cho dân tộc, góp phần
khơng nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” [116, tr.5]. Trong nội dung luận

án, tác giả đi sâu 6 vấn đề chính về truyện cười: (1) Thi pháp thể hiện cái hài trong
truyện cười dân gian, gồm cái xấu tưởng là đẹp; cái xấu cố tỏ là đẹp; (2) Kết thúc bất


9
ngờ; (3) Sử dụng yếu tố tục; (4) Phóng đại sự việc; (5) Tạo nên cái máy móc; (6) Sử
dụng ngơn ngữ. Có thể khẳng định, với luận án này, Nguyễn An Tiêm là tác giả đầu
tiên chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ (đồng âm khác nghĩa, phép đối, phép nói lái, sử
dụng từ ngữ lạ) để tạo tiếng cười dân gian. Tuy nhiên, ở phần ngôn ngữ, tác giả chỉ
dành cho chúng số trang viết rất hạn chế [116, tr.88 - 94]. Cho đến năm 2015, luận án
được in thành sách (có bổ sung và chỉnh sửa) với tên gọi Cái hài trong truyện cười dân
gian người Việt [117] đã khiến người đọc chú ý nhiều hơn đến truyện cười dân gian.
Năm 1994, Phan Thị Đào và Phan Trọng Hòa viết chung bài “Vấn đề gây cười
bằng phương pháp lôgic qua một số truyện cười dân gian Việt Nam” đi vào phân tích
lơgic của truyện cười. Hai tác giả cho rằng truyện cười không diễn ra theo lơgic của
nhận thức thơng thường mà phá vỡ tính khách quan, tính lịch sự của người Việt, văn
hóa Việt, cách ứng xử của người Việt. Chính những chỗ phá vỡ quy tắc bình thường,
người ta bất ngờ và khi lí giải được thì bật lên tiếng cười [30, tr.70-84].
b. Dưới góc nhìn ngơn ngữ học
Có thể nói, việc nghiên cứu truyện cười dưới góc nhìn ngơn ngữ học xuất hiện
muộn hơn. Từ năm 1980, Nguyễn Khắc Viện với bài viết “Tiếng cười trong phong
cách ngôn ngữ của Bác qua tác phẩm bằng tiếng Việt” [132] đã đi vào phân tích kết
cấu câu văn trong văn bản tiếng Việt do Bác viết (vì bên cạnh văn bản viết bằng tiếng
Việt, Bác còn viết văn bản bằng tiếng Hán, tiếng Pháp) và đã rút ra kết quả sau: trong
văn bản tiếng Việt, Bác có sử dụng hai biện pháp để gây cười: biện pháp ngôn ngữ học
và biện pháp phi ngôn ngữ học. Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù nhằm
khai thác những đặc điểm riêng của ngôn ngữ để gây cười. Bác đã dùng các biện pháp
ngôn ngữ học chính sau: chơi chữ, tương phản… và các biện pháp phi ngôn ngữ học
là: lựa chọn, sắp xếp các chi tiết [132, tr.6]. Đây là cơng trình khởi đầu cho việc nghiên
cứu truyện cười từ cách sử dụng ngôn từ tạo thành văn bản.

Năm 1987, từ bài viết “Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười”, tác giả
Nguyễn Đức Dân đưa ra kết luận: “Hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong
những mẩu chuyện cười, những nụ cười ngắn gọn, nó cịn được dùng để xây dựng nên
những truyện cười. Những truyện cười của các tác giả Việt Nam thường dựa trên
những hiện tượng mơ hồ về từ ngữ” [26]. Như vậy, dù tác giả chưa đi sâu nghiên cứu
lý thuyết về truyện cười nhưng đã nhận ra “cái chốt” để tạo tiếng cười.
Sau này, năm 1998, Nguyễn Đức Dân với Ngữ dụng học [27] đã có đề cập đến
lý thuyết hội thoại. Đặc biệt, với cuốn Tiếng cười thế giới, trong phần giới thiệu cuốn
sách, tác giả đã đề cập sơ bộ đến truyện cười dưới góc nhìn ngơn ngữ. Ơng viết “Mỗi
truyện cười đều có ba phần cơ bản: phần chuẩn bị, phần dẫn dắt, phần kết thúc (gây
cười). Ở phần chuẩn bị, độc giả được đưa vào tình huống A. Ở phần dẫn dắt, người


10
dẫn chuyện làm cho người đọc thấy sự phát triển bình thường, hợp các quy luật phát
triển khách quan, khiến độc giả dự đoán rằng nếu xảy ra sự kiện A thì theo quy luật sẽ
có sự kiện B - là kết quả của A. Nhưng ở phần kết thúc, tác giả bất ngờ cho sự kiện xảy
ra là C, chứ không phải là B. Hai sự kiện C và B càng khác nhau, càng ngồi sự chờ
đợi, dự đốn thì tiếng cười càng giịn giã, thoải mái” [25, tr.20]. Theo chúng tôi, ý kiến
của Nguyễn Đức Dân đã chú trọng đến cả hai mặt hình thức và ngữ nghĩa của chỉnh
thể văn bản truyện cười. Rất tiếc, tác giả đề cập đến những truyện cười của thế giới
chứ không phải là truyện cười Việt Nam.
Năm 1993, Đỗ Hữu Châu với cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng
học [17] đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến văn bản văn học, trong đó có cả truyện
cười. Từ khi cuốn Đại cương ngôn ngữ học tiếp cận ngơn ngữ trên bình diện ngữ
dụng, trong đó có giới thiệu lý thuyết hội thoại thì từ đó, việc nghiên cứu lời thoại của
nhân vật trong tác phẩm cụ thể, hoặc hội thoại trong cuộc sống hàng ngày như: mua
bán ở chợ, nhà trường, sân bay, bệnh viện, giao thông,… hoặc đối sánh lời thoại hai
nhân vật thuộc tác phẩm văn học trong tiếng Việt - tiếng Nga, tiếng Việt - tiếng Anh,
tiếng Việt - tiếng Nhật, tiếng Việt - tiếng Trung,… thực sự được chú ý. Trong giáo

trình, một số ví dụ truyện cười với các ý nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, tiền giả
định, nghĩa suy ý… đã được tác giả giới thiệu, như:
Sp1- Cậu có biết Thắng ở đâu khơng?
Sp2- Có chiếc xe DD dựng trước phịng cái Thủy đấy [17, tr.682].
Câu hỏi của Sp1 có nghĩa tường minh là hỏi Thắng đang ở đâu. Câu đáp của
Sp2, nếu xét theo nghĩa tường minh thì chúng khơng tương hợp. Nhưng xét nghĩa hàm
ẩn thì chúng lại cho phép (nghĩa là Thắng đang ở phòng Thủy; Thắng đang bận
việc…). Như vậy, câu trả lời hồi đáp bị “vênh” nhưng tâm thức người Việt lại chấp
nhận, vì ở đó, chúng tạo ra sự mới mẻ lí thú để tạo tiếng cười hài hước... Tuy số lượng
không nhiều nhưng những chuyện cười đó đã mở ra một hướng đi mới trong nghiên
cứu cho thế hệ tiếp sau đi sâu nghiên cứu hội thoại giữa hai nhân vật tạo mâu thuẫn để
bật tiếng cười.
Năm 1999, tác giả Nguyễn Thiện Giáp với Dụng học Việt ngữ [36] cũng đã chú ý
đến lý thuyết hội thoại. Trong giáo trình của mình, tác giả đã chọn tiếng Việt làm đối
tượng chính để đi sâu nghiên cứu và mô tả. Trong lý thuyết hội thoại, tác giả đã dành sự
quan tâm nhiều đến dạng song thoại trong đó có tham thoại chứa hành động hỏi - đáp.
Cũng năm 1999, Đỗ Thị Kim Liên với Ngữ nghĩa lời hội thoại có đề cập đến
ngữ nghĩa của câu hỏi và phương tiện thể hiện câu hỏi và câu đáp [62, tr.83]. Trong
phần ngữ nghĩa của văn bản hội thoại, tác giả có nói đến nghĩa hàm ngơn của văn bản


11
hội thoại và phương thức cấu tạo hàm ngôn qua các truyện cười [62, tr.217- tr.251]. Từ
phương diện lý thuyết, tác giả đã trích dẫn các truyện cười để minh họa. Chẳng hạn:
Ai sợ vợ nhất
Sư cụ ngồi đàm đạo với mấy người khác, có người hỏi rằng:
- Trong đám ta đây, ai là người sợ vợ nhất?
- Tôi đây sợ vợ nhất. Mọi người lấy làm lạ hỏi: Sư cụ có vợ đâu mà sợ?
- Tơi sợ vợ đến nỗi không dám lấy vợ nữa.
(Nguyễn Văn Cừ, Phan Trọng Thưởng, Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, tr.72).


Những ví dụ về truyện cười của tác giả chỉ để minh họa cho nghĩa hàm ngôn qua
lời thoại nhân vật chứ khơng phải đích trọng tâm nghiên cứu truyện cười.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn bắt gặp một số luận án, luận văn và bài báo viết về
truyện cười; trong số đó, cỏ thể kể đến luận án TS của Nguyễn Hoàng Yến Hàm ý hội
thoại trong truyện cười văn học dân gian [139]. Trong cơng trình này, tác giả đề cập
đến tập truyện cười Tiếng cười dân gian Việt Nam do Trương Chính - Phong Châu
cơng bố năm 2004. Trên cơ sở tư liệu đã được biên tập thành sách, tác giả đi sâu
nghiên cứu hai vấn đề chủ yếu: a) Các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với hàm ý
trong truyện cười. Ở phần này, tác giả đề cập đến các phương châm hội thoại với hàm
ý hội thoại, gồm: phương châm về về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức theo
định hướng của Paul. H. Grice. Cũng ở phần này, tác giả luận án còn đề cập đến phép
lịch sự với “thể diện dương tính” và “thể diện âm tính” từ cuốn Some Universal in
language usage do hai tác giả cùng viết là P. Brown & S.C. Levinson [139]. Trên cơ sở
định hướng lý thuyết đó, tác giả luận án đã thống kê số lượng truyện theo lịch sự âm
tính và dương tính cùng một số ví dụ minh họa từ truyện cười dân gian [139, tr.3- 46];
b) Phần nội dung thứ hai mà luận án đề cập là Lập luận và chỉ thị với hàm ý trong
truyện cười. Từ kết quả trình bày khái niệm lập luận, phân tích lập luận tạo hàm ý
trong mỗi truyện, tác giả luận án đã trình bày khái niệm chỉ thị (deixis/ indexicality)
trong truyện cười. Theo tác giả, chỉ thị là phạm trù ngôn ngữ trong dụng học, liên kết
các đặc trưng ngữ pháp của một số từ ngữ có tác dụng nối một phát ngơn với một tình
huống cụ thể [139, tr.82], chúng gồm chỉ thị nhân xưng, chỉ thị không gian, chỉ thị thời
gian, chỉ thị xã hội. Với những cơ sở lý thuyết này, tác giả đã đi sâu mô tả sự liên kết
tạo lập luận trong truyện cười dân gian Việt Nam. Trên cơ sở tiền đề lí thuyết của một
số khái niệm: Hàm ngôn trong quan hệ với hiển ngôn, Hàm ý hội thoại, TGĐ; Phép
lịch sự, Quy chiếu và Lập luận, tác giả luận án đã đề cập đến hai vấn đề chính của
truyện cười dân gian là: a) Các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với hàm ý trong
truyện cười; b) Lập luận và chỉ thị với hàm ý trong truyện cười (gồm 2 tiểu mục: lập
luận với hàm ý trong truyện cười; Chỉ thị với hàm ý trong truyện cười) [139, tr.111-



12
136]. Theo chúng tôi, đây là luận án lý thú nghiên cứu truyện cười dưới góc nhìn ngữ
dụng học. Tuy vậy, tư liệu trong đề tài của Hoàng Yến cũng giống những bài viết ngôn
ngữ khác của tác giả và những đồng nghiệp đi trước vẫn chọn là truyện cười dân gian
Việt Nam.
Ngồi ra, Nguyễn Hồng Yến cịn có bài báo “Nhận diện hàm ý hội thoại trong
các truyện cười dân gian: Khoe của và Hai chiếc áo” [141] cũng đã chú ý đến nghĩa hàm ý - trong phạm vi hai truyện truyện cười dân gian điển hình, đó là hàm ý hội thoại
liên quan đến việc cung cấp thừa tin, bên cạnh những tiểu nhóm khác, như hàm ý hội
thoại liên quan đến việc lạc đề; hàm ý hội thoại liên quan đến nói ra ngồi đề,…
Đề tài của Trần Châu Ngọc (2011) Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hội
thoại [78] cũng xuất phát từ góc độ nghiên cứu hội thoại nhưng tác giả luận văn đã
chọn lựa tư liệu để khảo sát là Truyện cười dân gian Việt Nam do hai tác giả Trương
Chính và Phong Châu (tuyển chọn, giới thiệu). Các đơn vị hội thoại khi trao - đáp
được chú ý trên các mặt sau: a) Đặc điểm của hành động (hay còn gọi là hành vi ngơn
ngữ) được sử dụng theo cách nói trực tiếp và cách nói gián tiếp; b) Đặc điểm của tham
thoại trao và tham thoại đáp dựa trên các truyện cười có thể là hành động hỏi hoặc
khơng phải là hành động hỏi. Phần lớn những truyện cười được tác giả trích dẫn minh
họa nhằm chứng minh cho quan điểm lý thuyết của mình đều có liên quan đến truyện
cười dân gian. Trong truyện, nhân vật có thể sử dụng hành động nghi vấn hay không
sử dụng hành động nghi vấn. Chẳng hạn, trong truyện sau, nhân vật không sử dụng
hành động hỏi (hay nghi vấn, theo Searle.J.R, thuộc tiểu nhóm điều khiển - directives như các động từ ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép) mà chủ yếu là sử dụng hành động nói,
cịn hành động trả lời (thuộc tiểu nhóm hành động trình bày - expositifs - gồm các
động từ: phủ định hay khẳng định, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, báo cáo).
Ví dụ:
“Một anh tính hay nịnh kẻ quyền q. Một hơm đến nhà ơng quan nọ nói nịnh:
- Hơm qua con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, sang
báo tin ngài rõ. Ơng quan nghe xong có vẻ buồn nói:
- Sách nói chiêm bao thấy sống là chết, thấy chết là sống, vì người ta thức là
thuộc “dương” mà ngủ thì thuộc “âm”, âm dương trái nhau, anh chiêm bao như thế thì

tơi khó lịng tồn vẹn được. Anh kia nghe, sợ q, vội nói chữa:
- Bẩm ơng, đúng như thế đấy ạ! Con nói lộn, chứ thực ra là thấy thầy chết một
ngàn năm cơ ạ. [22, tr.158]
Bên cạnh đó, một số bài viết về truyện cười của một số tác giả đi trước [55],
[84], [91], [92] cũng đều dựa trên tư liệu truyện cười dân gian. Từ thực tiễn nghiên cứu
của các tác giả trên đây, có thể khẳng định chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu truyện


13
cười HĐVN. Do đó, chúng tơi tự xác định một hướng đi mới, tiếp cận truyện cười hiện
đại khác với tác giả đi trước. Ví dụ:
Thử lịng chàng rể
Một bà hỏi chàng rể tương lai:
Sp1: - Nếu tôi và con gái cùng đang bị chết đuối thì anh cứu ai?
Sp2: - Dạ, cháu sẽ cứu bác trước rồi sau đó xin cùng chết với con gái bác.
[IV, tr.23].
Trong truyện cười trên có tham thoại trao là lời của bà mẹ cô gái (Sp1) hỏi
trước. Lời đáp của chàng trai (Sp2) chứa tham thoại trả lời đứng sau, có sự liên kết với
tham thoại hỏi. Tham thoại của Sp2 (chàng trai) chứa đựng một nghịch lý và một kết
quả bất ngờ là cứu bà mẹ (Sp1) khỏi chết đuối nhưng anh ta lại xin chết cùng cô gái
con bà ta; từ đó, người đọc suy ra điều anh ta muốn nói không phải nằm trên bề mặt
câu chữ. Cách gây cười bằng lối nói ngược cũng là ý nghĩa của nó cần phải được
nghiên cứu thấu đáo.
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.2.1. Một số vấn đề chung về truyện cười liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.2.1.1. Khái niệm truyện cười
Truyện cười dân gian có từ xa xưa, khi con người sống thành cộng đồng, có nhu
cầu giao tiếp, bộc lộ thái độ vui đùa hay chê bai, mỉa mai, phê phán hàm ẩn hay tạo lập
quan hệ đa chiều,… Mặc dù truyện cười được kể cho nhau nghe, nhưng khái niệm
truyện cười được định nghĩa như thế nào lại là một vấn đề chưa thống nhất. Về thuật

ngữ, truyện cười dân gian (Jokes of folklore; folklore' Jokes; humor) trong tiếng Việt
trước đây còn được gọi là chuyện tiếu lâm (rừng cười). Hiện nay, các nhà nghiên cứu
dân gian chia ra hai dạng: truyện cười và truyện trạng. Trong truyện trạng lại chia ra ba
tiểu nhóm: trạng Quỳnh, trạng Lợn và truyện “Ba Thi”. Nhưng tác giả Nguyễn An
Tiêm [116] lại xếp vào một nhóm chung là truyện cười dân gian. Như vậy, ý kiến của
các nhà nghiên cứu sau này thống nhất ở việc xem truyện cười dân gian là một dạng
riêng, được khẳng định, có vị trí quan trọng bởi vì bốn lí do như sau: Một là, trong văn
học dân gian, truyện cười có một vị trí nhất định bên cạnh các thể loại khác (thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, tục ngữ, ca dao…) đồ sộ về số lượng, sâu sắc
về ý nghĩa, đa dạng về sắc thái, phong phú về thủ pháp nghệ thuật,… Trong sự thống
nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức, truyện cười dân gian đã tồn tại và khẳng
định một cách vững chắc đặc trưng của một thể loại riêng nằm trong cái chung nhưng
chưa được thừa nhận là một bộ phận của nền văn hóa chính thống của cả dòng văn học
dân gian người Việt. Hai là, trong xã hội cũ, do hệ ý thức phong kiến chi phối, cáí hài


14
bị xếp vào loại thấp kém, vì quan niệm chính thống cho rằng nó là tầm thường, dung
tục, rằng cái tài hài hước là cái tài vô hậu. Truyện cười dân gian chưa bao giờ đươc
thừa nhận là một bộ phận của nền văn hóa chính thống. Ba là, sau cách mạng tháng
Tám, nhất là từ sau năm 1954, ở miền Bắc, truyện cười dân gian bắt đầu được chú ý
nghiên cứu với cách nhìn và thái độ đúng đắn, khoa học hơn nhưng sự đầu tư nghiên
cứu vẫn chưa thỏa đáng so với số lượng và chất lượng của thể loại này. Do đó, những
phân tích đánh giá, nhận định về truyện cười dân gian vẫn còn tản mạn và thiếu tính hệ
thống. Bốn là, trong chương trình giảng dạy của các trường đại học và cao đẳng, văn
học dân gian là một phần không thể thiếu và chiếm một vị trí quan trọng. Kết quả
nghiên cứu của chuyên luận này sẽ giúp các nhà giáo, các nhà nghiên cứu có thêm tư
liệu giảng dạy, nghiên cứu tốt hơn. Với bạn đọc khác, tập sách này sẽ là một tài liệu
tham khảo bổ ích [117, tr.10].
Một số từ điển khác bỏ qua khái niệm truyện cười. Sau đó, năm 2002, theo từ

điển dùng cho học sinh nhà trường là cuốn Tiếng Việt phổ thơng thì truyện cười được
định nghĩa như sau: “Truyện cười dt. truyện dân gian dùng hình thức gây cười để giải
trí hoặc để phê phán nhẹ nhàng (đồng nghĩa với tiếu lâm)” [133, tr.972].
Tư liệu của luận án là truyện cười HĐVN, chúng tôi lựa chọn những truyện cười
có tên tác giả sưu tầm, biên soạn và được các nhà xuất bản in thành sách từ năm 2000
trở lại nay.
1.2.1.2. Phân loại truyện cười
a. Truyện cười dân gian
Truyện cười dân gian (hay còn gọi là “ truyện tiếu lâm”; nói tắt là “tiếu lâm”
với nghĩa gốc “rừng cười”) là truyện xuất hiện hay được người dân sử dụng khơng có
tên tác giả biên soạn, được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời, sau đó được các nhà
nghiên cứu biên tập hoàn chỉnh in thành sách. Theo Nguyễn An Tiêm, truyện cười dân
gian có bề dày hàng nghìn năm. Cho đến nay, nó vẫn cịn ngun giá trị lành mạnh và
bồi dưỡng phẩm chất lạc quan cho dân tộc, góp phần khơng nhỏ trong việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Tuy vậy trong xã hội cũ, nó chưa được nhân dân định danh một
cách khái quát. Trước con mắt của nhà nho, nó được gọi là tiếu lâm [22, tr.496]. Cuối
thế kỉ XIX đầu XX, Trương Vĩnh Kí gọi là chuyện khơi hài, cịn Huỳnh Tịnh Của gọi
là chuyện giải buồn, Năm 1916 Trần Văn Tý gọi là Khôi hài thú vị. Năm 1925, Lạc
Sinh gọi là Tân tiếu lâm, đến năm 1949, Đồ Nam cho ra đời cuốn Tiếu lâm Việt Nam.
Cho đến năm 1957 Nguyễn Hồng Phong vẫn sử dụng tên gọi cho cuốn sách do mình
viết là Tiếu lâm Việt Nam. Từ năm 1960 trở về sau, tên gọi Truyện cười dân gian Việt
Nam chính thức được ra đời và nhiều tác giả biên soạn giáo trình đã sử dụng phổ biến


15
như: Vũ Ngọc Khánh [53], [54], nhóm nhiều tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc
Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn, Hồng Tiến Tựu [84], Nguyễn Hồng Phong,
Trương Chính, Đỗ Thiện, Đặng Việt Thanh, Hồng Tuấn Phổ [91], Lê Chí Quế, Võ
Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ [93],...
b. Truyện cười hiện đại Việt Nam

Truyện cười HĐVN được chúng tôi xác lập ở những điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, theo chúng tôi, truyện cười HĐVN là truyện được sáng tác, ra đời
vào thời kì đất nước đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 trở về sau. Đây là thời kì sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước được chú trọng và phát triển nhanh,
mạnh. Cơ chế thị trường đã có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã
hội của con người và những mặt trái của nó cùng với những thói hư, tật xấu của con
người, của xã hội thời kỳ này đã được phản ánh vào trong truyện cười;
Thứ hai, đi chung trên con đường hiện đại hóa của các thể loại văn học, truyện
cười Việt Nam không thể không bị tác động bởi tính hiện đại của văn học. Truyện cười
Việt Nam ra đời ở thời kỳ này đã mang dáng dấp khác hẳn so với truyện cười dân gian;
Thứ ba, so với truyện cười dân gian, truyện cười hiện đại được xây dựng ngắn
gọn, nội dung phản ánh mọi mặt của cuộc sống hiện đại, cách thức triển khai chủ yếu
là thông qua lời thoại trao - đáp trực tiếp của nhân vật tham gia hội thoại, mỗi truyện
cười như là một cuộc thoại. Ngôn ngữ lời thoại, ngữ nghĩa lời thoại của nhân vật đóng
vai trị then chốt và là phương tiện, công cụ, phương thức để trực tiếp gây cười. Trong
khi đó, truyện cười dân gian lại nặng vào lời kể, lời trần thuật, diễn giải của tác giả
(hoặc người kể chuyện); truyện thường dài, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, nhiều chi
tiết, rườm rà hơn truyện cười hiện đại.
Thứ tư, phạm vi, đối tượng, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian... của truyện
cười hiện đại cũng được mở rộng hơn, đa dạng hơn so với truyện cười dân gian.
Trừ một số truyện cười có tên tác giả công bố trên một số báo hoặc tập san còn
hầu hết các truyện cười hiện đại đều khuyết danh, được sáng tác và “xuất bản” bằng
miệng, sau đó mới được một số tác giả sưu tầm, biên soạn và in thành sách. Nhìn
chung, về phương thức sáng tác và lưu truyền, truyện cười hiện đại là sự tiếp nối
truyện cười dân gian. Vì vậy, để làm tư liệu cho luận án, chúng tôi lựa chọn những
truyện cười có tên tác giả sưu tầm, biên soạn và được các nhà xuất bản in thành sách từ
năm 2000 trở lại nay.
1.2.1.3. Đặc điểm truyện cười hiện đại
Bước đầu tìm hiểu truyện cười HĐVN qua tư liệu thống kê, chúng tôi rút ra một
số đặc điểm như sau:

a. Chức năng: Tạo ra tiếng cười suy ngẫm.


16
b. Cấu tạo: Truyện cười HĐVN có cấu tạo gồm 3 phần: (1) Phần Mở đầu - Lời
tác giả, lời dẫn truyện (phát ngôn trần thuật, kể); (2) Phần thân truyện cơ bản là các
cặp thoại trao - đáp của nhân vật; (3) Phần kết truyện: suy ra từ bên ngồi, hoặc có lời
đáp (logic về hình thức cấu tạo).
c. Ý nghĩa: Truyện cười ln có hai kiểu nghĩa: (1) nghĩa trực tiếp (còn gọi là
nghĩa tường minh) và (2) nghĩa suy ý (nghĩa suy luận). Đây là nghĩa không phải từ
người hỏi hay từ người trả lời muốn thể hiện mà là nghĩa được suy ra từ người đọc
(hay người nghe). Chúng tơi gọi là nghĩa suy ý.
d. Đích: Giải trí, phê bình, giáo dục, khun nhủ, mỉa mai, tố cáo hoặc đả kích,
châm biếm. Chúng tơi gọi là nghĩa chủ đích do người kể (thường khuyết danh) muốn
thể hiện.
1.2.1.4. Những nhân tố chi phối truyện cười
Vê nhân tố chi phối truyện cười, có thể kể đến những nhân tố chủ yếu sau: ngôn
ngữ tác giả (lời trần thuật - người kể) và ngôn ngữ hội thoại; ngữ cảnh; nghĩa và thao
tác suy ý; đích hướng đến người tiếp nhận. Sau đây, chúng tơi trình bày những nội
dung cụ thể:
a. Một là, ngôn ngữ tác giả
Trong Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa khẳng định những
nhân tố liên quan đến truyện gồm: lời kể, lời thoại, thời gian - không gian, giọng văn.
Tác giả nhấn mạnh: “Truyện là văn bản chiếu vật diễn tiến trong thời gian tự nó mà
người kể chuyện đã lựa chọn cho nó” [48, tr.179]. Khái niệm người kể chuyện được
thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ (qua các phát ngôn) trong truyện chính là lời tác
giả (ngơn ngữ tác giả). Ở dạng văn bản văn học, cần phân biệt ngôn ngữ tác giả (hay
ngôn ngữ trần thuật) với ngôn ngữ hội thoại. Ngôn ngữ trần thuật (Narrative discurse)
được một số tác giả nước ngoài gọi bằng một số tên gọi khác nhau. Chẳng hạn: theo
Jemer Phelan (1996) “Narrative as Rhetoric” (tự sự như là một biện pháp tu từ); theo

Mark Curie (1990) “ Post modern Narrative Theory” (Lý luận tự sự của hậu hiện đại);
theo David Herman (1999) đó là “Narratologies” (Tân tự sự)…Ở Việt Nam, một số
nhà nghiên cứu cũng gọi bằng tên như “tự sự”, “tự sự học”: “Thời gian nghệ thuật
trong văn bản tự sự” (Lê Thị Tuyết Hạnh, 2003); Tự sự học: một số vấn đề lịch sử và
lý luận (Trần Đình Sử, 2003) [97].
Có thể thấy, ngôn ngữ tác giả (hay ngôn ngữ trần thuật) là ngôn ngữ dùng để
trần thuật lại một sự kiện cụ thể nào đó, để thể hiện những quan điểm, đánh giá, nhận
xét, miêu tả của người trần thuật về đối tượng mà mình đề cập đến. Ngơn ngữ tác giả
chính là ngôn ngữ của người kể chuyện [97, tr.59].


17
b. Hai là, ngôn ngữ hội thoại
Theo Nguyễn Đức Dân, ngôn ngữ hội thoại tiếp cận theo hướng ngữ dụng học
được hiểu như sau: “Trong giao tiếp hai chiều bên này nói bên kia nghe và phản hồi
trở lại. Lúc đó, vai giao tiếp của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên
nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản
nhất là hội thoại” [27, tr.76]. Chúng tôi sử dụng cách hiểu ngôn ngữ hội thoại này
trong luận án.
Phân biệt hai dạng ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ hội thoại giữa hai nhân vật có
ln phiên đổi ngơi sẽ giúp chúng ta hiểu đúng nghĩa của lời nhân vật. Ví dụ:
Tình ngay lí gian
Một người nông dân vừa uống từng hớp rượu lớn vừa kể với bạn:
Sp1: - Tơi có một nỗi oan khơng thể nào thanh minh được. Giờ đây cô vợ tôi
coi tôi như một kẻ bệnh hoạn, súc sinh. Một kẻ khốn nạn nhất mà cô ấy từng
gặp.
Sp2: - Sao anh nặng lời thế! Hãy kể đầu đuôi cho tôi nghe nào?
Sp1: - Chả là thế này, hôm ấy tôi đang vắt sữa cho con bị cái to nhất, tự dưng
nó cứ quật cái đuôi lung tung làm đổ thùng sữa mấy lần.
Sp2: - Chỉ vì đổ tý sữa mà vợ anh...?

Sp1: - Ồ khơng! Lúc đó tơi khơng có sợi dây nào, thế là tôi bèn cởi thắt lưng ra
và buộc đi con bị lên nóc chuồng. Do khơng cịn thắt lưng, cái quần của tơi
tụt xuống thì đúng lúc vợ tơi bước vào. Tơi khơng thể nào giải thích nổi...
Sp2: - Cũng... khó thật !!! [VIII]
Trong truyện cười trên, câu mở đầu văn bản “Một người nông dân vừa uống
từng hớp rượu lớn vừa kể với bạn” là ngôn ngữ tác giả, thông qua lời kể của nhân vật
kể về chuyện của mình. Cịn các cặp trao đáp Sp1 (Speaker - người trao) và Sp2
(Speaker - người đáp) là lời nhân vật - ngôn ngữ hội thoại.
c. Ba là, ngữ cảnh
Theo D. Sperber và D. Wilson (1986) trong Relevance: Communication and
Cognition (Mối quan hệ: giao tiếp và tri nhận) cho rằng, ngữ cảnh được tạo dựng trong
quá trình những người đối thoại cố gắng đạt đến sự thuyết giải tương hợp tối ưu. Ngữ
cảnh không chỉ là điều mà người đối thoại đã nói ra trong hội thoại, hay là những phát
ngơn liên quan đến tình huống hội thoại, mà cịn là tồn bộ những kiến thức mà những
người đối thoại sử dụng trong hội thoại nhằm phục vụ cho mục đích tương tác [191,
tr.673]. Cịn J. Dancygier (1998) cũng đồng tình với hướng này, tác giả nhận xét “quan


18
điểm trên đây (của D. Sperber và D. Wilson) về ngữ cảnh có hiệu quả lớn khi lý giải
các quan hệ phức tạp về mặt ngữ dụng giữa mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính trong
các câu điều kiện thuộc ngôn ngữ tự nhiên.” /Dẫn theo Nguyễn Khánh Hà [40, tr.17]/.
Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ và các cộng sự (1999), khi dùng ngôn ngữ để
giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngơn, chứ khơng phải là
những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của
ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: Tại
trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số
các nghĩa của nó). Ví dụ, khi ta nghe thấy chỉ một từ "chắc" trong tiếng Việt thơi, thì
khơng thể biết được người nói muốn nói gì tới nghĩa nào đó của từ này. Thế nhưng,
từng nghĩa một của từ “chắc” sẽ xuất hiện rất rõ ràng, nếu ta nghe thấy nó trong các

phát ngôn, những chuỗi từ đại loại như sau: lúa đã chắc hạt; nhà xây rất chắc; lời nói
chắc như đinh đóng cột; ơng này chắc đã có con lớn…Và từ đó, các tác giả đưa ra
định nghĩa về ngữ cảnh như sau: “Ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc
bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hố và hồn tồn xác định về
nghĩa.” Và định nghĩa này cho thấy rằng ngữ cảnh có thể tối thiểu là một từ, tối đa là
một chuỗi lớn hơn, có khả năng ứng với một câu, một phát ngơn… [21, tr.178].
Trần Thị Thìn trong luận án với tên gọi “Câu nghi vấn tiếng Việt - một kiểu câu
nghi vấn dùng để hỏi” cũng xem ngữ cảnh theo hướng hẹp: “Ngữ cảnh là tổng thể nói
chung những đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý
nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói” [112, tr.29].
Theo cách hiểu cả rộng và hẹp, G.Cook (1999) trong Discourse and Literature,
Shanghai: Shanghai Foreign Language Education Press (Diễn ngôn và văn học) cho:
“Ngữ cảnh bao gồm ngữ cảnh giao tiếp rộng và ngữ cảnh giao tiếp hẹp. Ngữ cảnh giao
tiếp rộng là những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, tâm lý xã hội, văn hóa, tơn giáo,
lịch sử, các ngành khoa học nghệ thuật của các nhân vật giao tiếp. Chúng tạo nên cái
không gian, thời gian đang diễn ra cuộc thoại. Chúng cho phép các nhân vật trao đổi
thông tin ăn khớp với nhau. Ngữ cảnh giao tiếp hẹp gồm toàn bộ không gian, thời gian
cụ thể, cho phép một phát ngôn cụ thể được nói ra. Ngữ cảnh giao tiếp rộng và ngữ
cảnh giao tiếp hẹp luôn đi liền và gắn bó với nhau. Ngữ cảnh giao tiếp hẹp như là
những mảnh cắt của thời gian, hay của đời sống hiện thực, được nối kết với nhau thành
ngữ cảnh giao tiếp rộng” /Dẫn theo Nguyễn Khánh Hà, [40, tr.24]/.
Như vậy, có ba cách hiểu ngữ cảnh rộng, ngữ cảnh cảnh hẹp và cả rộng lẫn hẹp.
Chúng tôi chấp nhận hướng hiểu ngữ cảnh bao gồm cả rộng và hẹp để đi vào xem xét
nghĩa truyện cười HĐVN.


×