Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát của kho bạc Nhà Nước Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại UBND huyện Phong Thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.65 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ
ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI UBND HUYỆN PHONG THỔ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ
ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI UBND HUYỆN PHONG THỔ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC TÚ

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan luận văn “Kiểm soát của kho bạc Nhà Nước Phong Thổ
đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại UBND huyện Phong Thổ ” là
cơng trình nghiên cứu, thực hiện của bản thân tôi.
Các số liệu trong luận văn này được thu thập từ các nguồn rõ ràng và được
phân tích một cách khách quan. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này khơng sao chép của bất cứ luận văn nào đã được thực hiện. Quá
trình thực hiện, nghiên cứu luận văn là hợp pháp, được sự cho phép của các đối
tượng nghiên cứu.
Tác giả

Trần Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả luận văn luôn nhận được sự động viên, giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Đức Tú, người đã hướng dẫn rất tận tình chu đáo và đầy trách
nhiệm trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.
Các thầy cơ giáo trong khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Sau Đại học,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả
hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả

Trần Thị Thu Hằng



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN HUYỆN.....................................................................................6
1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.............6
1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện........6
1.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện........7
1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.........7
1.2. Kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện............................................8
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc niệm kiểm soát của kho bạc nhà nước
đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.........8
1.2.2 Bộ máy kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.........................................................10
1.2.3. Nội dung kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.........................................................11
1.2.4. Công cụ kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện.........................................................13
1.2.5. Quy trình kiểm sốt của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện................................................16
1.3 Nhân tố tác động đến kiểm soát của kho bạc nhà nước đối
với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện......19

1.3.1. Nhân tố từ phía kho bạc nhà nước huyện................................................19
1.3.2. Nhân tố từ phía ủy ban nhân dân huyện..................................................20
1.3.3. Các nhân tố khác.....................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
PHONG THỔ ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG THỔ...........................................22
2.1 Khái quát về huyện Phong Thổ và Kho bạc Nhà nước Phong Thổ.............22
2.1.1 Khái quát về huyện Phong Thổ................................................................22
2.1.2 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Phong Thổ...........................................25
2.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân
huyện Phong Thổ...................................................................................................29
2.3. Thực trạng kiểm soát kiểm soát của Kho bạc Nhà nước
Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ......................................................36


2.3.1. Bộ máy kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ.............................36
2.3.2. Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ.......39
2.3.4. Cơng cụ kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ..................45
2.3.5. Quy trình kiểm sốt qua Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên tại Ủy ban nhan dân huyện Phong Thổ......................................50
2.4. Đánh giá chung về kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên NSNN tại Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ...........................59
2.4.1. Những điểm mạnh và điểm yếu trong kiểm soát của Kho bạc nhà nước Phong
Thổ đối với chi thường xuyên NSNN tại ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ..........59
2.4.2 Những hạn chế trong kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ 60

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM
SỐT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ ĐỐI CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
PHONG THỔ.........................................................................................................66
3.1. Mục tiêu và phương hướng hồn thiện kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước
Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân
huyện Phong Thổ...................................................................................................66
3.1.1. Mục tiêu kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ..................66
3.1.2. Phương hướng hồn thiện kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ
đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện
Phong Thổ........................................................................................................67
3.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước
Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ.....................................................68
3.2.1. Hồn thiện bộ máy kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ 68
3.2.2. Hồn thiện nội dung kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ 68
3.2.3 Hồn thiện cơng cụ kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ 69
3.2.4. Hồn thiện quy trình kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ............71
3.3 Một số kiến nghị...............................................................................................72
3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Lai Châu............................................72
3.3.2. Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ............................73
KẾT LUẬN............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ĐVSDNS

Viết đầy đủ tiếng việt
Đơn vị sử dụng ngân sách

KBNN

Kho bạc nhà nước

KSC

Kiểm soát chi

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN


Ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12

Bảng 2.13

Tổng hợp chi NSNN và tỷ trọng chi thường xuyên năm 2016 đến 2018......30
Kết quả thực hiện chi thường xuyên so với dự tốn năm được giao tại

UBND huyện Phong Thổ 2016 -218.................................................31
Tình hình kiểm sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên tại Ủy ban nhân huyện Phong Thổ (theo nhóm mục
chi) tại KBNN Phong Thổ giai đoạn 2016 – 2018...........................31
Kết quả thực hiện kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Phong thổ
giai đoạn 2016-2018.........................................................................34
Đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện của
KBNN Phong Thổ tại Phòng KTNN.................................................36
Tổng hợp ý kiến đánh giá của đơn vị sử dụng NSNN về bộ máy và
trình độ của cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Phong thổ..........................................................................................39
Chi tiết nhóm chi thanh tốn cho cá nhân Kho bạc Nhà nước Phong Thổ
đối với chi thường xuyên tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ............40
Chi tiết chi thanh tốn nghiệp vụ chun mơn qua Kho bạc Nhà nước
Phong Thổ đối với chi thường xuyên tại Ủy ban nhân dân huyện
Phong Thổ.........................................................................................41
Chi tiết nhóm chi mua sắm sửa chữa của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ
đối với chi thường xuyên tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ............43
Chi tiết nhóm chi các khoản khác của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ
đối với chi thường xuyên tại Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ.....44
Bảng tổng hợp kết quả qua Kiểm tra nội bộ tại KBNN Phong thổ từ
năm 2016 - 2018...............................................................................56
Tỷ lệ chi tiền mặt trong tổng chi thường xuyên của KBNN Phong
Thổ đối với chi thường xuyên NSNN tại UBND huyện Phong Thổ
các năm 2016 - 2018.........................................................................57
Tổng hợp ý kiến đánh giá của đơn vị sử dụng NSNN về trình độ của
cán bộ kiểm sốt chi thường xun NSNN tại KBNN Phong thổ.....58

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm của huyện Phong Thổ giai đoạn 2013 - 2017..........24

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Phong Thổ giai đoạn 2013 - 2017...................25


Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng chi thường xuyên và chi ĐTPT của Kho bạc Nhà nước
Phong Thổ đối với chi thường xuyên NSNN tại Ủy ban nhân dân
huyện Phong Thổ..............................................................................30
Biểu đồ 2.4 Tổng hợp số bút toán năm 2016 - 2018.............................................35
HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3

Tổ chức bộ máy KBNN Phong thổ...................................................27
Bộ máy Kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Phong Thổ..........37
Sơ đồ quy trình kiểm sốt của KBNN Phhong Thổ đối với chi thường
xuyên................................................................................................51


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ
ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI UBND HUYỆN PHONG THỔ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI - 2019


i

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước và
cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm
sốt các khoản chi ngân sách nói riêng, trong đó chi thường xun chiếm tỷ trọng
lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Thực hiện tốt công tác quản lý kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm,
tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu
cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hố nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm
chế lạm phát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các
ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN.
Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chính
trong việc kiểm sốt thanh toán, chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN cho các đối tượng sử
dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao. Đặc biệt chiến
lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 Kho bạc Nhà nước trở thành hệ thống
kho bạc điện tử, không tiền mặt, không chứng từ, mọi công việc được tiến hành bằng máy
tính trên hạ tầng truyền thơng hiện đại, thì yêu cầu hoạt động quản lý kiểm soát chi Ngân

sách nhà nước hiện đại trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đang thực hiện những bước đi quan trọng trong
chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Hoạt động trong
lĩnh vực quản lý và điều hành quỹ ngân sách Nhà nước với nhiệm vụ được Chính
phủ giao, để quản lý được khối lượng tài sản và vốn của các cấp ngân sách, của Kho
bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách, đòi hỏi phải có hệ thống kiểm sốt
chi ngân sách đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả, tuân thủ theo pháp luật, tiết kiệm
tiền và tài sản cho Nhà nước.


ii
Huyện Phong Thổ là một huyện lớn của tỉnh Lai Châu, ngân sách chi thường
xuyên của UBND huyện hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên việc chi
thường xuyên của UBND huyện đối với dòng ngân sách này cịn gặp một số vấn đề như
chi sai, chi khơng thuộc dự toán, hồ sơ đối chiếu số liệu với kho bạc cịn thiếu, chậm chễ,
sai sót dẫn tới sai lệch số liệu với kho bạc, từ đó việc quyết tốn số liệu gặp nhiều khó
khăn, chậm trễ, hoạt động mua sắm tài sản cịn có giá tri hợp đồng cịn vượt giá trúng
thầu …. Từ đó, đặt ra vấn đề đối với Kho bạc Nhà nước Phong Thổ cần phải kiểm soát
chi thường xuyên một cách chặt chẽ. Từ những lý do như trên, nghiên cứu đề tài “Kiểm
soát của kho bạc Nhà Nước Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại UBND huyện Phong Thổ” là cần thiết, mang tính cấp bách trong hệ thống
KBNN nói chung và Kho bạc Nhà nước Phong Thổ nói riêng.

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Khái niệm “ngân sách” thường để chỉ tổng số thu và chi của một chủ thể trong
một thời gian nhất định. Khi chủ thế của “ngân sách” là Nhà nước được gọi là Ngân
sách Nhà nước. Nếu theo điều 1 Luật NSNN năm 2002 “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực

hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Nếu xét
về mặt bản chất, NSNN là mối quan hạn lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác
trong xã hội – doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân gắn liền với việc tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm
thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi NSNN có quy mơ và mức
độ rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, địa phương, các cơ quan hành chính và các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của


iii
Nhà nước; chi việc trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng
cho các nhu cầu chi gắn liên với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp,
hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước phải cung ứng.
Chi thường xuyên NSNN tại UBND huyện là các khoản chi nhằm duy trì
hoạt động thường xuyên của nhà nước với các nội dung chủ yếu: chi tiền công, tiền
lương, chi nghiệp vụ chuyên mơn, chi mua sắm hàng hố, dịch vụ.
Chi thường xun NSNN tại ủy ban nhân dân huyện có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ
nét. Tính ổn định xuất phát từ tính ổn định trong các nhiệm vụ, chức năng và hoạt
động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN tại ủy ban
nhân dân huyện có hiệu lực tác động trong ngắn hạn, có tính chất tiêu dùng xã hội
do chi thường xuyên chủ yếu đáp ứng các nhu cầu chi tiêu để thực hiện các nhiệm
vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội trong năm ngân sách hiện tại.
Thứ ba: Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN tại ủy ban nhân dân
huyện gắn liền trong việc cung ứng các hang hố cơng cộng; quá trình phân phối và

sử dụng quỹ NSNN tại huyện ln hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình
thường của bộ máy Nhà nước cấp huyện: gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
Kiểm sốt của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại ủy ban nhân dân huyện
Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc niệm kiểm soát của kho bạc nhà nước đối
với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện
Bộ máy kiểm soát của niệm kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện
Nội dung kiểm soát của niệm kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện
Cơng cụ kiểm sốt của kho bạc nhà nước đối với chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện
Quy trình kiểm sốt của niệm kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi


iv
thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC PHONG THỔ ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
PHONG THỔ
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu.
Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp
huyện Sìn Hồ, phía Đơng giáp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện
Tam Đường. Huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc, với 98,95 km đường biên giới.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22OC, lượng mưa trung bình hằng năm 2.226
mm, độ ẩm 84,34%. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.029,25 km2, trong đó diện tích
đất sản xuất nơng nghiệp là 17.915,4 ha; diện tích đất lâm nghiệp 50.264,4 ha...

Dân số 71,32 nghìn người, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong
đó dân tộc Dao 36,25%; dân tộc Mơng25,46%; dân tộc Thái 17,92%, dân tộc Hà
Nhì 7,85%; dân tộc Kinh 3,98%; dân tộc Giáy 3,1%,... Mật độ dân số trung bình
69,29 người/km2.
Phong Thổ là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khá lớn như
đất hiếm, đồng, vàng… là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành cơng nghiệp
khai thác, chế biến khống sản; suối nước nóng Vàng Bó, di tích của người Việt cổ
Nậm Phé, Nậm Tun, miếu Nàng Han; có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc: Kin Lẩu
Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào
của người Mơng; có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng tạo điều kiện quan trọng để
trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.


v

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang được chuyển dịch theo hướng giá trị sản xuất
công nghiệp và xây dựng; dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao; nông - lâm nghiệp và
thủy sản giảm dần.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 26,41% - 23,46% - 20,13% năm 2013 sang
19,43% - 28,03% - 22,54% năm 2017 (xem biểu đồ 2.2). Mặc dù có sự thu hẹp lĩnh
vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ theo hướng cơ
cấu kinh tế hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch rất chậm từ 26,41% năm 2013 xuống
19,43% năm 2017. Cơ cấu kinh tế này phản ánh trình độ phát triển của tỉnh còn ở
mức thấp với tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm gần 30%.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
KIỂM SỐT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ ĐỐI
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG THỔ

Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý kiểm sốt, thanh tốn các khoản chi
NSNN tại Kho bạc Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế và vận hành hệ thống
thông tin quản lý và kho bạc. Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người
cung cấp, dịch vụ, hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt.
Cải cách cơng tác kiểm sốt chi theo hướng thống nhất quy trình và gắn với
việc phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của cơ quan tài chính, đơn vị sử dụng
ngân sách, Kho bạc Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ
ràng, minh bạch về hồ sơ chứng từ , nội dung kiểm soát giúp cho đơn vị sử dụng
ngân sách dễ dàng nắm bắt.
Chấp hành tốt cơ chế một cửa theo quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày
24/11/2009 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước để công việc được giải quyết
một cách nhanh chóng.
Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tinh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp.


vi
Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn đến từng cán bộ
công chức để mọi công chức hiểu rõ và thực hiện đúng luật ngân sách Nhà nước, các văn
bản chế độ của Nhà nước đã ban hành, bố trí sắp xếp thời gian học tập, nghiên cứu các văn
bản chế độ mới để từ đó thực thi nghiệp vụ chính xác, đúng quy trình.
Hồn thiện tổ chức nhân sự, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất
đạo đức cho cán bộ trong kiểm soát chi.
Để hạn chế những sai sót trong kiểm sốt chi tránh thất thoát tiền và tài sản
của Nhà nước:
- Lãnh đạo đơn vị cần quán triệt đến từng cán bộ công chức luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong công việc, tác phong, thái độ phục vụ khách hàng. chấp hành
nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính của Nhà nước cũng như chấp hành tốt 10
điều kỷ luật của ngành đề ra.
- Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn đến từng
cán bộ công chức hiểu rõ và thực hiện đúng luật ngân sách Nhà nước, các văn bản chế

độ của Nhà nước đã ban hành, bố trí sắp xếp thời gian học tập, nghiên cứu các văn bản
chế độ mới để từ đó thực thi nghiệp vụ chính xác, đúng quy trình.
Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các
lãnh đạo và cán bộ kế toán để đáp ứng các công việc được giao, đảm bảo kỷ cương,
kỷ luật trong việc chấp hành văn bản, chế độ, quy trình nghiệp vụ, xử lý nghiêm cá
nhân vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ.
Chi thanh tốn cá nhân là một khoản chi ít biến động nhưng thường xuyên có
sự thay đổi về số tiền thanh tốn trong các tháng khi có phát sinh tăng hay giảm trừ.
Trong đó kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán các khoản chi cá nhân nhất là đối với
khoản chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng đóng góp các khoản thanh toán
cho cá nhân hiện nay KBNN Phong Thổ đã thực hiện theo dõi thủ cơng trên trương
trình Excel để theo dõi danh sách lương, hưởng tiền công lao động thường xuyên
theo hợp đồng, danh sách những người hưởng khoán chế độ, khốn văn phịng
phẩm để kịp thời phát hiện những khoản chi lương vượt chỉ tiêu biên chế, chi không
đúng đối tượng cho đơn vị hưởng và tiến tới 2020 KBNN có phần mềm hỗ trợ kiểm
sốt theo dõi thanh toán lương.


vii
Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mục lục ngân sách nhà nước có vai trị
quan trọng trong cơng tác lập dự toán, chấp hành dự toán , tổng hợp báo cáo quyết
toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước. Quy định về hệ thống mục lục NSNN
hợp lý và khoa học, thể hiện đúng bản chất kinh tế các khoản chi là yêu cầu hết sức
cần thiết. Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 về quy định hệ thống
mục lục NSNN thay thế cho quyết định số 33/2008/QĐ - BTC ngày 02/6/2008 và
các thông tư sủa đổi bổ sung khác dựa trên luật ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015
và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
Cụ thể, Mục lục ngân sách Nhà nước áp dụng trong cơng tác lập dự tốn,
quyết định, phân bổ, giao dự toán, chấp hành, kế toán, quyết toán thu chi NSNN,

bao gồm: chương, loại khoản, mục, tiểu mục, chương trình mục tiêu và dự án quốc
gia, nguồn ngân sách nhà nước, cấp ngân sách nhà nước.
Cần lập trình phần mềm quản lý hồ sơ một cửa và thông tin khách hàng để tạo
thuận lợi hơn nữa trong công tác nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ. Phần mềm này sẽ
giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng năng suất lao động, giảm thời
gian xử lý hồ sơ chứng từ như giúp tra cứu nhanh, kíp thời các thơng tin, cũng như
phục vụ cho việc theo dõi quy trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận.
Công tác tự kiểm tra phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của đơn
vị Kho bạc Nhà nước cấp huyện, vì thế lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên tuyên
truyền, nhắc nhở cán bộ nghiệp vụ coi trọng công tác này; thông qua các buổi họp
chuyên môn lồng ghép trao đổi nghiệp vụ tự kiểm tra để nâng cao kỹ năng tự kiểm
tra của mỗi cán bộ nghiệp vụ.
Một số kiến nghị
Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Lai Châu
Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

KIỂM SOÁT CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHONG THỔ
ĐỐI VỚI CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI UBND HUYỆN PHONG THỔ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410


Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN ĐỨC TÚ


1

HÀ NỘI - 2019


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước và
cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm
sốt các khoản chi ngân sách nói riêng, trong đó chi thường xun chiếm tỷ trọng
lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Thực hiện tốt công tác quản lý kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm,
tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu
cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hố nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm
chế lạm phát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các
ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến cơng tác quản lý và sử dụng NSNN.
Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, cơ quan kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm chính
trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN cho các đối tượng sử
dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao. Đặc biệt chiến

lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 Kho bạc Nhà nước trở thành hệ thống
kho bạc điện tử, không tiền mặt, không chứng từ, mọi công việc được tiến hành bằng máy
tính trên hạ tầng truyền thơng hiện đại, thì u cầu hoạt động quản lý kiểm soát chi Ngân
sách nhà nước hiện đại trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đang thực hiện những bước đi quan trọng trong
chiến lược phát triển hệ thống kho bạc nhà nước đến năm 2020. Hoạt động trong
lĩnh vực quản lý và điều hành quỹ ngân sách Nhà nước với nhiệm vụ được Chính
phủ giao, để quản lý được khối lượng tài sản và vốn của các cấp ngân sách, của kho
bạc nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách, đòi hỏi phải có hệ thống kiểm sốt
chi ngân sách đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả, tuân thủ theo pháp luật, tiết kiệm
tiền và tài sản cho Nhà nước.


2
Huyện Phong Thổ là một huyện lớn của tỉnh Lai Châu, ngân sách chi thường
xuyên của UBND huyện hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên việc chi
thường xuyên của UBND huyện đối với dòng ngân sách này cịn gặp một số vấn đề như
chi sai, chi khơng thuộc dự toán, hồ sơ đối chiếu số liệu với kho bạc cịn thiếu, chậm chễ,
sai sót dẫn tới sai lệch số liệu với kho bạc, từ đó việc quyết tốn số liệu gặp nhiều khó
khăn, chậm trễ, hoạt động mua sắm tài sản cịn có giá tri hợp đồng cịn vượt giá trúng
thầu …. Từ đó, đặt ra vấn đề đối với Kho bạc Nhà nước Phong Thổ cần phải kiểm soát
chi thường xuyên một cách chặt chẽ. Từ những lý do như trên, nghiên cứu đề tài “Kiểm
soát của kho bạc Nhà Nước Phong Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại UBND huyện Phong Thổ” là cần thiết, mang tính cấp bách trong hệ thống
KBNN nói chung và Kho bạc Nhà nước Phong Thổ nói riêng.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học, các nhà quản lý ở Trung ương và địa phương về vấn đề kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã phường có liên quan đến đề đề tài đã được công bố, cụ thể như:
- Bài viết “Tăng cường kiểm sốt chi tiêu cơng thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm

phát” của tác giả PGS.TS Lê Hùng Sơn, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số
115+116 (01+02/2012). Đề tài đã tổng hợp các kiến nghị xuất toán, thu hồi những khoản
chi sai nội dung, sai chế độ, tiêu chuẩn, chỉ rõ các khoản chi lãng phí, kém hiệu quả để
các cơ quan, đơn vị bố trí , cơ cấu lại các khoản chi và đề ra các giải pháp thực hiện.
- Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt chi thường xun
NSNN qua KBNN” của tác giả Dương Cơng Trinh, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia
số 135 (9/2013). Dựa trên khung lý thuyết về cơng tác kiểm sốt chi ngân sách nhà nước
đề tài đã làm rõ thực trạng công tác kiểm xoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
nhằm phân tích, đánh giá, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Từ
đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp nâng cao công tác kiểm sốt chi thường xun
NSNN qua KBNN.
- Cơng trình khoa học: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường
xuyên trong giai đoạn hiện nay” của Th.S Nguyễn Công Điều , Tạp chí Ngân quỹ
quốc gia số 159( 09/2015). Cơng trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điển và


3
phương hướng cơ bản tiếp tục hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi hiện nay và nâng
cao cơng tác kiểm soát chặt chẽ các điều kiện cấp phát, thanh toán,đổi mới thanh
toán các khoản chi NSNN .
Các đề tài đều nghiên cứu dưới giác độ tài chính, cịn rất ít đề tài nghiên
cứu sâu về lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách NSNN với vai trò,
nhiệm vụ của KBNN cấp tỉnh, thành phố. Mặt khác, mặc dù phương pháp tiếp cận
khác nhau và đưa ra các giải pháp khác nhau, nhưng các cơng trình nghiên cứu đã
cơng bố đều có điểm chung là đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý NSNN nói
chung và kiểm sốt chi NSNN nói riêng theo luật định - từ việc xây dựng, ban
hành các văn bản đến hoạt động lập, phân bổ dự toán và việc chấp hành NSNN
của các đơn vị thụ hưởng NSNN... từ đó, đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho
từng nội dung được đề cập.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi
thường xuyên NSNN tại UBND huyện
- Phân tích thực trạng kiểm soát của Kho bạc nhà nước Phong Thổ đối với chi
thường xuyên NSNN tại UBND huyện Phong Thổ trong giai đoạn 2016-2018
- Định hướng và đề xuất những giải pháp, nhằm hồn thiện cơng tác kiểm
sốt của Kho bạc Nhà nước Phong Thổ đối với chi thường xuyên NSNN tại UBND
huyện Phong Thổ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát của Kho bạc nhà nước Phong
Thổ đối với chi thường xuyên NSNN tại UBND huyện Phong Thổ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận văn nghiên cứu tại UBND huyện Phong Thổ qua Kho
bạc nhà nước Phong Thổ
Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các dữ liệu trong giai đoạn 20162018 từ đó đưa ra các giải pháp định hướng đến 2020


4
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm soát của
KBNN đối chi thường
xuyên NSNN tại UBND
huyện :
- Các nhân tố thuộc về
KBNN huyện
- Các nhân tố thuộc về
UBND huyện

- Các nhân tố khác

Công tác kiểm soát của
Kho bạc Nhà nước đối
với chi thường xuyên
NSNN tại UBND huyện:
- Bộ máy kiểm soát chi
thường xuyên
- Nội dung kiểm sốt chi
thường xun.
- Cơng cụ kiểm sốt chi
thường xun
- Quy trình kiểm sốt chi
thường xun

Thực hiện mục tiêu
kiểm sốt của Kho bạc
Nhà nước đối với chi
thường xuyên NSNN
tại UBND huyện:
- Nhằm đảm bảo các
ĐVSDNS chi đứng
pháp luật, đúng chế độ
quy định.
- Đảm bảo sử dụng
NSNN tiết kiệm hiệu
quả
- Nâng cao trách nhiệm
cũng như phát huy vai
trò của đơn vị có liên

quan đến việc QLNN và
sử dụng NSNN.
- Kiểm sốt của KBNN
nhằm hạn chế sử dụng
tiền mặt tromg thanh
toán

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính: phóng vấn các đối tượng có liên quan nhằm xác định thực trạng, ưu điểm
và nhược điểm của cơng việc kiểm sốt chi thường xuyên tại UBND huyện Phong
Thổ qua Kho bạc Nhà nước Phong Thổ và nguyên nhân gây ra thực trạng đó.
Dữ liệu nghiên cứu: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp là các số liệu, báo cáo về
công kiểm soát chi thường xuyên tại UBND huyện Phong Thổ qua Kho bạc Nhà
nước Phong Thổ trong 3 năm 2016,2017,2018. Đề tài cịn sử dụng dữ liệu sơ cấp có
được qua việc phỏng vấn điều tra các đối tượng có liên quan.


5
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương
với nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát của kho bạc nhà nước đối với chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện
Chương 2: Thực trạng kiểm soát của Kho bạc nhà nước Phong Thổ đối với
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại UBND huyện Phong Thổ
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác kểm sốt của Kho bạc nhà nước Phong
Thổ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại UBND huyện Phong Thổ



×