Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thời của Outsourcing pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.47 KB, 6 trang )

Thời của Outsourcing


Hơn chục năm trước, Eastman Kodak đã làm cả thế giới kinh doanh sửng sốt
khi tuyên bố về khoản tiền 250 triệu đô la Mỹ mà công ty này chi trả cho dịch vụ
outsourcing trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kể từ đó, con số các thương vụ
outsourcing đã tăng vọt, và cùng với đó là giá trị hợp đồng gia công cũng tăng lên
chóng mặt. Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí hàng năm cho outsourcing trên toàn
thế giới đã trên 1 tỷ tỷ đô la. Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh khốc liệt như
ngày nay, các công ty đang phải đối mặt với áp lực vô tiền khoáng hậu từ thị trường.
Những kẻ sống sót và thịnh vượng trên thị trường chính là những kẻ biết kinh doanh
bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ - giảm chi phí kinh doanh trong khi vẫn đảm
bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch vụ. Một trong những mô hình kinh doanh
hiện đại giúp không ít doanh nghiệp thành công hiện nay chính là mô hình
outsourcing. Vậy outsourcing là gì?
Outsourcing là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công ty ra
gia công bên ngoài (từ tiếng Anh: out - ngoài, source –nguồn) – những chức năng mà
trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận.


Ở Việt Nam , khi nhắc đến từ này, rất nhiều người trong trong chúng ta thường
nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ
này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự, công nghệ thông
tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải… Và nguyên tắc của
outsourcing là
: “tôi dành cho mình những công việc mà biết chắc sẽ thực hiện tốt hơn
những người khác và chuyển giao cho bên thứ ba phần việc mà họ làm tốt hơn tôi và
những người khác”.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến hình thức thuê ngoài ngoại biên của các tập đoàn
Tây Âu (trong trường hợp chuyển một phần công việc ra nước ngoài) và hình thức gia
công bên ngoài doanh nghiệp nhưng ở trong lãnh thổ một quốc gia.





Thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing)


Quan niệm đánh đồng outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập
trình có lẽ xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp
tại các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển vào đầu thập niên 90. Đây là
khoảng thời gian mà các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới
phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công
rẻ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các
trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày
càng ăn nên làm ra do áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing. Quá trình
này được gọi là
thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing), hay khái niệm
outsource
mà ta thường nghe nói đến.


Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao
Bangalore – thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, được mệnh danh là
“thung lũng Silicon của Ấn Độ” – địa điểm lý tưởng được các công ty phần mềm Tây
Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco, Oracle... Thậm
chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn Bangalore làm đại
bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tài chính của các
công ty lớn trên thế giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã giúp Reuters
giảm được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với mức trả cho
các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương mà không
phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính.



Tuy nhiên, do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngày
càng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém
nên Bangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa. Trung Quốc, Nga, Brazin,
Việt Nam ... đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và
chất lượng dịch vụ tốt hơn.


Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của
Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhất thế giới.
Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4 thành
phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines .


Tại Việt Nam, phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm
cho nước ngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như
Digital Glass
Egg
, FPT, TMA Solutions…
Mới đây, Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia
công phần mềm cho hãng Boeing. Theo ông Đinh Lê Đạt, trưởng nhóm điều hành lập
trình của Luxsoft tại Việt Nam thì “Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn cho các nhà
đầu tư muốn sử dụng hình thức outsourcing. Mức tăng trưởng kinh tế khả quan, môi
trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ…chính là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam chính là địa điểm quan trọng để các nhà đầu tư tiến vào thị trường các nước lân
cận.”



Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành
điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia
Mỹ La tinh: , ,
Outsourcing trong phạm vi lãnh thổ quốc gia


Ngoài công nghệ thông tin, outsourcing còn hiện diện trong nhiều lĩnh vực phổ
biến khác.


Tại Mỹ, hơn hai triệu hợp đồng lao động của công dân Mỹ (bao gồm tuyển
dụng, sa thải, trả lương, đào tạo nâng cao chuyên môn nghề nghiệp) được các công ty
chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực quản lý. Hình thức outsourcing ở Mỹ luôn tăng
trưởng ở mức 30%/năm và cho phép khách hàng tiết kiệm tới 30% chi phí.


Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing như Exult được thành lập vào
năm 1998 và hiện nay đang quản lý nhân sự cho BP và Unisys.


Thị trường outsourcing đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhiều công ty
đã ăn nên làm ra trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hấp dẫn này: công ty cung cấp dịch
vụ vệ sinh, bảo vệ tòa nhà, văn phòng, dịch vụ quản trị hệ thống mạng…Outsourcing
đã làm nảy sinh ra nhiều nghề mới mà có thể các doanh nghiệp không muốn đưa vào
danh sách các công việc toàn thời gian cố định.


Ở Việt Nam, hình thức outsourcing hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử
dụng. Đối với các doanh nghiệp lớn, dịch vụ outsourcing phổ biến là dịch vụ dọn dẹp
văn phòng, bảo vệ 24/24, vận chuyển văn phòng trọn gói…Các công ty nhỏ mới thành

lập lại có xu hướng sử dụng dịch vụ outsourcing kế toán, báo cáo thuế, lắp đặt/quản trị
mạng hoặc bảo trì máy tính/thiết bị văn phòng…


Trong lĩnh vực xuất bản, hình thức outsourcing khâu dịch thuật, biên tập cũng
khá phổ biến. Mạng lước cộng tác viên dịch thuật đã giúp các nhà xuất bản tiết kiệm
được không ít chi phí về quản lý nhân sự.


Xu hướng Payroll Outsourcing – xu hướng đang gia tăng tại Việt Nam


Vào giữa thập niên 90, hình thức payroll outsourcing (thuê các công ty bên
ngoài thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên) xuất hiện tại các công ty, tập đoàn đa
quốc gia và sau đó lan rộng ra tới các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân
vừa và nhỏ. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp nước ngoài thích sử dụng dịch vụ
này của các ngân hàng thì bây giờ, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ
của các công ty săn đầu người hoặc tư vấn nhân sự.


Tại TP.HCM, có thể nói hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự
hoặc săn đầu người đều có kiêm thêm công đoạn này, mặc dù trên các web site của họ
không thấy công bố thông tin về dịch vụ trả lương. Theo ông Huỳnh Minh Quân, giám
đốc công ty tư vấn nhân sự Nhân Việt (đơn vị sở hữu trang web săn đầu người cao cấp
www.VIPdatabase.com), cho biết “Đây là một công việc không quá khó nhưng đòi hỏi
uy tín cũng như sự chuyên nghiệp, chính xác, cẩn thận từ nhà cung cấp dịch vụ, vì thế,
trong lĩnh vực này, các công ty tư vấn nhân sự có ưu thế rất lớn. Họ chính là những
đơn vị hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của việc tư vấn về nhân sự, bao gồm từ khâu
tuyển chọn nhân sự, trả lương, luân chuyển vị trí làm việc cho đến khâu đánh giá chất
lượng công việc...Vì thế, khi sử dụng dịch vụ này từ các công ty tư vấn nhân sự, các

doanh nghiệp – khách hàng thường cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, trong quá trình
cung cấp dịch vụ này, chúng tôi còn tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách tư
vấn, hỗ trợ họ trong nhiều vấn đề khác như tư vấn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
đánh giá nhân sự….”
Lợi ích từ outsourcing


Trong một cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “
Quản lý xã hội kế tiếp”
(Managing in The Next Society
; NXB Truman Talley Books, 2002), cố tác giả Peter
Drucker cho rằng, trong thời gian tới, đại đa số các doanh nghiệp sẽ phải đón nhận tình
huống khi 40% nhân viên của họ sẽ làm việc theo hình thức không thường xuyên.


Nhưng điều thú vị nhất không phải là số lượng hay quy mô thương vụ mà là
tính chất của hình thức này. Mặc dù một số nhà lãnh đạo cho đến nay sử dụng
outsourcing nhằm cắt giảm chi phí nhân sự nhưng phần lớn họ lại có xu hướng nhắm
đến cách tiếp cận phức tạp khác. Nhiều công ty sử dụng outsourcing nhằm tiếp nhận

×