Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

TRẦN HẢI TỒN

VĂN XI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

TRẦN HẢI TỒN

VĂN XI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Hƣng

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả, số
liệu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Tác giả

Trần Hải Toàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................6
6. Bố cục của luận án ..................................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ ......................................................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................7
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi .......16
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi .......20
1.2.1. Những nghiên cứu chung về văn xuôi đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi ..........21
1.2.2. Một số nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ....................................27
Tiểu kết .....................................................................................................................38
Chương 2. VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TRONG
TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM ...........40

2.1. Khái quát q trình phát triển của văn xi viết cho thiếu nhi trong văn học
Việt Nam hiện đại .....................................................................................................40
2.1.1. Văn xuôi viết cho thiếu nhi giai đoạn 1945 - 1975 .........................................40
2.1.2. Văn xuôi viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay ...................................................41
2.2. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
đến nay - quá trình hình thành và phát triển .............................................................48
2.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975............................................................................48
2.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay ..............................................................................52
2.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
đến nay - những gương mặt tiêu biểu .......................................................................60
2.3.1. Hà Ân - tái hiện lịch sử bằng trí tƣởng tƣợng phong phú ..............................60


2.3.2. Nguyễn Huy Tưởng - hướng tới những tấm gương cao đẹp bằng cảm hứng
anh hùng ca ...............................................................................................................62
2.3.3. Tơ Hồi - khai thác lịch sử gắn với truyền thuyết, văn hóa ............................65
2.3.4. Nguyễn Đức Hiền - khai thác giá trị giáo dục từ những câu chuyện, nhân vật
lịch sử ........................................................................................................................69
2.3.5. Nghiêm Đa Văn - khắc họa các chân dung lịch sử bằng tâm hồn giàu cảm xúc
và ngòi bút tài hoa.....................................................................................................70
Tiểu kết ......................................................................................................................73
Chƣơng 3. CẢM THỨC LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG TIÊU
BIỂU TRONG VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY ...................................75
3.1. Cảm thức về vẻ đẹp hùng tráng với khuynh hướng ngợi ca ..............................75
3.1.1. Tái hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc ................................76
3.1.2. Khắc họa các chiến công và những nhân vật anh hùng .................................81
3.1.3. Ngợi ca những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống..........................................87
3.2. Cảm thức về vẻ đẹp bi tráng với khuynh hướng khai thác các yếu tố thế sự,
đời tư .........................................................................................................................96

3.2.1. Khai thác vẻ đẹp bình dị của các nhân vật, sự kiện lịch sử trong cái nhìn
đa chiều .....................................................................................................................96
3.2.2. Khám phá góc khuất của những con ngƣời, những số phận dạt trôi .............99
3.2.3. Đan xen sự kiện lịch sử với những cung bậc cảm xúc mang tính cá nhân ...101
3.3. Cảm thức về văn hoá với khuynh hướng miêu tả phong tục, tiểu thuyết hoá
truyền thuyết, huyền thoại .......................................................................................103
3.3.1. Miêu tả phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc ................................104
3.3.2. Khai thác lịch sử gắn với văn hoá, truyền thuyết .........................................106
3.4. Cảm thức về truyền thống với khuynh hướng giáo dục ...................................107
3.4.1. Khơi gợi niềm say mê và tự hào về lịch sử dân tộc ......................................108
3.4.2. Truyền dẫn niềm tin vào con ngƣời, niềm tin vào chân - thiện - mỹ ............110
3.4.3. Xây dựng lý tƣởng cuộc sống và định hƣớng nhân cách cho thiếu nhi...............114
Tiểu kết ....................................................................................................................116


Chƣơng 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XUÔI VỀ
ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY............................................................................118
4.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ...............................................................................118
4.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian, diễn biến sự kiện .........................................118
4.1.2. Kết cấu lồng ghép hiện tại - quá khứ, sự kiện - nội tâm ...............................121
4.1.3. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tiểu thuyết và yếu tố lịch sử trong dòng
cốt truyện .................................................................................................................124
4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .........................................................................128
4.2.1. Lựa chọn xây dựng hệ thống nhân vật nguyên mẫu và hƣ cấu .....................128
4.2.2. Khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn .........................................................130
4.2.3. Đan xen cảm nghĩ, độc thoại nội tâm nhân vật trong lời ngƣời kể chuyện ...........135
4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ..........................................................................137
4.3.1. Ngơn ngữ gợi khơng khí cổ xƣa, đậm màu sắc lịch sử .................................137
4.3.2. Ngơn ngữ giàu tính tạo hình, tạo âm thanh, nhịp điệu .................................140

4.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ .................................................................................142
Tiểu kết ....................................................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong
nền văn học của mỗi dân tộc. Hướng tới đối tượng đọc chính là thiếu nhi, cùng với các
loại hình nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội hoạ,... văn học là một “món ăn” tinh thần,
góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn mỗi người ngay từ khi cịn ở tuổi ấu thơ.
Chính bộ phận văn học này có mối quan hệ gắn bó, qua lại thân thiết với văn học cho
người lớn, đã tạo nên diện mạo hoàn chỉnh cho nền văn học của mỗi nước trên thế giới.
So với nhiều quốc gia khác, văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam có lịch sử
hình thành và phát triển muộn hơn. Phải đến đầu những năm 1940 của thế kỷ XX,
đặc biệt là sau 1945, văn học viết cho thiếu nhi mới thực sự phát triển và cho ra đời
nhiều tác phẩm đặc sắc. Chưa đầy một thế kỷ phát triển, nhưng có thể nói, cho đến
nay, bộ phận văn học này đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản với đội ngũ sáng tác
đông đảo, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, đổi mới về thi pháp... Tuy nhiên,
trong tương quan so sánh với văn học viết cho người lớn, văn học viết cho thiếu nhi
và việc nghiên cứu về nó vẫn chưa thực sự được nhiều người quan tâm.
1.2. Sáng tác về đề tài lịch sử là một trong những nguồn cảm hứng lớn, một nhu
cầu khơng thể thiếu trong dịng mạch phát triển của văn học mỗi dân tộc. Trên thế giới,
mảng đề tài này đã được nhiều nhà văn sáng tác với nhiều tác phẩm có thể coi là “kinh
điển” như: Ivanhoe của Walter Scott, Chiến tranh và hồ bình của Lev Tolstoy, Sông

Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ
hử của Thi Nại Am,... Ở Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử thường được tính từ Hồng Lê
nhất thống chí của Ngơ Gia Văn Phái, Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn
Khoa Chiêm. Từ đó đến nay, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sáng tác
và nghiên cứu về lịch sử là mối quan tâm của rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam,
văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể
từ sau 1945, đặc biệt là từ 1954 đến nay. Rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội
dung và hình thức nghệ thuật được trẻ em hào hứng đón nhận như: Lá cờ thêu sáu
chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Trăng nƣớc
Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân; Tiếng
trống Mê Linh, Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung của An Cương; Nhà Chử,


2
Đảo hoang, Chuyện nỏ thần của Tơ Hồi; Sao Kh lấp lánh của Nguyễn Đức
Hiền; Sừng rƣợu thề của Nghiêm Đa Văn; Trần Khánh Dƣ, Trần Quốc Toản
của Lưu Sơn Minh,... Trên chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển đến
nay, văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển, gắn bó chặt chẽ với lịch sử, chính trị, văn hố, xã hội của mỗi thời
kỳ và phản ánh cái nhìn, tư tưởng của mỗi nhà văn. Cũng trên chặng đường ấy, văn
xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi đã cho thấy những cảm thức lịch sử và
khuynh hướng sáng tác tiêu biểu gắn với từng giai đoạn lịch sử, mang những đặc
trưng riêng về nghệ thuật, thể hiện phong cách của những nhà văn tiêu biểu.
Các nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử viết cho người lớn, được quan tâm
nghiên cứu khá sôi nổi, trong khi những nghiên cứu về văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi
lại có phần rất khiêm tốn. Việc nghiên cứu hầu hết cũng mới chỉ dừng ở một số bài
viết in trên các cuốn sách chuyên khảo hoặc trên các tạp chí khoa học, ít có các cơng
trình nghiên cứu sâu rộng, toàn diện, hệ thống về mảng đề tài này.
Vì thế, nghiên cứu văn xi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 như

một đối tượng đầy đủ, trọn vẹn là một việc làm cần thiết, góp phần hệ thống hố các
thành tựu tiêu biểu, phân tích những cảm thức lịch sử, đặc trưng nghệ thuật, khái quát
các khuynh hướng sáng tác và khẳng định vị trí khơng thể thiếu của mảng đề tài này
trong dịng chảy của văn học thiếu nhi nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
1.3. Văn xi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi cũng đã được đưa vào chương
trình học tập trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, khảo sát các tác phẩm về đề tài
lịch sử viết cho cho thiếu nhi được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thơng (ở bậc
Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), chúng tôi nhận thấy số lượng các
tác phẩm đưa vào nội dung giảng dạy, kể chuyện cho các em học sinh còn quá ít và
chất lượng cũng cịn một đơi chỗ chưa thật ổn. Trong khi đó, một trong những vấn đề
lớn khiến nhiều người lo ngại hiện nay là thực trạng hiểu biết lịch sử và văn hoá đọc
của thiếu nhi. Mặc dù việc tìm hiểu lịch sử đã được thực hiện trong môn Lịch sử ở tất
cả các lớp, các cấp nhưng một thực tế đáng báo động hiện nay là tình trạng học sinh
sợ học lịch sử, thờ ơ với lịch sử và thiếu hiểu biết trầm trọng về lịch sử nước nhà có
xu hướng ngày càng tăng. Làm thế nào để học sinh thích thú tìm hiểu lịch sử dân tộc,
làm thế nào để các em nhớ lịch sử, tự hào về truyền thống lịch sử vẫn còn là một câu
hỏi không hề đơn giản với các nhà giáo dục. Thiết nghĩ, việc sáng tác văn xuôi về đề


3
tài lịch sử cho thiếu nhi, việc xuất bản các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử cho
các em và đưa nhiều hơn các tác phẩm, trích đoạn giá trị viết về đề tài lịch sử làm ngữ
liệu cho phần đọc hiểu văn bản văn học trong Chương trình giáo dục phổ thơng là
một trong những giải pháp hiệu quả không chỉ giúp học sinh thêm yêu thích, hào
hứng đến với các kiến thức lịch sử mà cịn góp phần phát triển ngơn ngữ, định hướng
lý tưởng, xây dựng tình cảm, ước mơ cho các em.
Chính vì những lý do trên, cùng với niềm yêu thích văn học thiếu nhi, chúng
tôi đã lựa chọn đề tài: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945 đến nay.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử
viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Đề tài này thu hút khá
nhiều thế hệ người cầm bút trong tiến trình phát triển của văn học. Mốc nghiên cứu
các tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, chúng tôi xin dừng ở năm 2015 để
khảo sát, nghiên cứu. Trong đó, chúng tơi đặc biệt tập trung vào mảng sáng tác từ sau
1945 đến 1986. Đây cũng là giai đoạn do đặc thù hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu sáng
tác về đề tài lịch sử cho bạn đọc thiếu nhi, mảng văn học này có số lượng tác phẩm
dồi dào nhất và nhiều tác phẩm tiêu biểu nhất. Từ sau 1986, so với các sáng tác về đề
tài lịch sử cho người lớn, sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi vẫn còn một số tác
giả tâm huyết và theo đuổi như Tơ Hồi, Nghiêm Đa Văn và gần hơn là Hoài Anh,
Lưu Sơn Minh,... tuy nhiên số lượng cũng chưa thật phong phú (điều này có căn
nguyên từ bối cảnh lịch sử văn hóa, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể ở chương 2).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho
thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Trong đó tập trung vào thành
tựu chủ yếu ở hai thể loại là truyện dài và tiểu thuyết - cũng là hai thể loại có được
nhiều tác phẩm thành cơng nhất.
Đặc biệt, chúng tơi tập trung vào tìm hiểu chín tác phẩm tiêu biểu về đề tài
lịch sử viết cho thiếu nhi của các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Tơ Hồi,
Nguyễn Đức Hiền, Nghiêm Đa Văn, đó là: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Bên bờ Thiên
Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Đảo hoang, Nhà Chử,
Chuyện nỏ thần, Sao Khuê lấp lánh, Sừng rƣợu thề. Mỗi tác phẩm gắn với một thời


4
kỳ, một giai đoạn lịch sử nhất định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc, với những hướng khai thác riêng tạo thành một bức tranh khá sinh động về lịch
sử Việt Nam. Đây là chín tác phẩm đã được các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn
học Việt Nam hiện đại và nhiều nhà xuất bản (Nxb Kim Đồng, Nxb Giáo dục Việt

Nam, Nxb Hội Nhà văn) đánh giá là xứng đáng, tiêu biểu nhất về đề tài lịch sử viết
cho thiếu nhi. Đây cũng là lý do vì sao trong lần xuất bản chào mừng ngày Quốc tế
thiếu nhi 2012, Nhà xuất bản Kim Đồng đã lần lượt cho tái bản chín tác phẩm này
như một món quà ý nghĩa dành tặng cho các em.
Bên cạnh đó, để có một cái nhìn bao qt hơn, trong q trình phân tích, đánh giá,
chúng tơi cũng mở rộng tìm hiểu và đề cập đến nhiều tác phẩm về lịch sử hoặc liên quan
đến đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi như: Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung (An
Cương), Nguyễn Trung Trực, Tƣớng quân Nguyễn Chích (Hà Ân); Kể chuyện Quang
Trung (Nguyễn Huy Tưởng); Chọn sối (Trương Cơng Định); Nghĩa qn sơng Đà
(Mai Hanh); Chọn sối (Qch Thọ); Nghĩa qn Đồng Tháp, Mƣu trí Đề Thám (Mai
Hanh); Đốc Cọp (Mộng Lực), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Đuốc lá dừa (Hoài Anh),
Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dƣ (Lưu Sơn Minh),... Đồng thời, chúng tôi cũng mở
rộng so sánh với các tác phẩm văn xuôi về lịch sử (chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử) viết cho
đối tượng người lớn qua mỗi thời kỳ lịch sử để làm nổi bật những đặc trưng riêng của
văn xuôi về lịch sử viết cho đối tượng bạn đọc là thiếu nhi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích các đặc điểm, đánh giá những thành tựu của văn xuôi về đề tài
lịch sử viết cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
qua những trường hợp có ý nghĩa kết tinh. Từ đó rút ra một số vấn đề trong việc sáng tác
văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; gợi ý đưa các tác
phẩm, trích đoạn văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Khái quát quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết
cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 với những chặng đường, khuynh
hướng, các thành tựu và những gương mặt tiêu biểu.
- Phân tích, lý giải cảm thức lịch sử và các khuynh hướng sáng tác tiêu biểu trong
văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.



5
- Phân tích đặc trưng nghệ thuật của mảng văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch
sử viết cho thiếu nhi trên một số phương diện: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Ở mỗi nhiệm vụ, luận án sẽ có sự so sánh với các sáng tác cùng thể tài viết
cho đối tượng người lớn, đồng thời có sự lý giải gắn với diễn ngơn sáng tác của
từng thời kỳ. Hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sẽ cho thấy diện mạo hoàn
chỉnh của văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 với các đặc trưng nổi bật
về cảm thức lịch sử, khuynh hướng sáng tác, đặc điểm nghệ thuật và phong cách
của một số tác giả tiêu biểu; từ đó khẳng định vị trí đặc biệt của mảng văn xi này
trong dịng chảy chung của văn xi lịch sử Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Khảo sát các tác phẩm tiêu biểu nhằm có
cơ sở khái quát những đặc điểm nổi bật về nội dung phản ánh, giá trị tư tưởng và nghệ
thuật của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám.
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Đặt các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử
viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong hệ thống các tác phẩm viết
cho thiếu nhi nói chung; đồng thời đặt trong tương quan với các tác phẩm viết về đề tài
lịch sử trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Phương pháp loại hình giúp luận án có thể
khảo sát đối tượng nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau: cảm thức, khuynh
hướng sáng tác… Đồng thời vận dụng những nguyên tắc loại hình trong lĩnh vực văn
học giúp chúng tôi bao quát văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi ở các dạng thức biểu
hiện cụ thể trên phương diện nghệ thuật như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ,…
- Phương pháp lịch sử xã hội: Nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi về đề
tài lịch sử trong mối tương quan với thời gian lịch sử - văn hóa của sự kiện được phản
ánh, với bối cảnh lịch sử, xã hội của đất nước khi tác phẩm được ra đời.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận án sử dụng kiến thức của các
ngành khoa học xã hội khác như: sử học, triết học, văn hoá học, dân tộc học, khảo

cổ học, tâm lý học,.. để khai thác, bổ sung, nhấn mạnh một số phương diện văn hoá
- lịch sử được đề cập đến trong các tác phẩm.
Ngoài các phương pháp trên, luận án còn sử dụng một số biện pháp, thao tác
khác như: phân loại, so sánh,... Các biện pháp, thao tác nghiên cứu nói trên sẽ được
vận dụng linh hoạt trong quá trình xử lý đề tài.


6
5. Đóng góp của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch
sử viết cho thiếu nhi như một đối tượng độc lập, trọn vẹn. Luận án đã hệ thống hoá
quá trình hình thành, phát triển, phân tích những đặc trưng tiêu biểu, những vấn đề
nổi bật... mang đến cái nhìn tồn diện về văn xi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi
trên hành trình 70 năm phát triển; khẳng định vị trí khơng thể thiếu của bộ phận này
trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam.
Kết quả của luận án đóng góp một phần cho thực tiễn nghiên cứu văn học
thiếu nhi nói chung, văn xi lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng - lĩnh vực nghiên
cứu còn chưa thực sự được quan tâm và chưa có nhiều bề dày thành tựu.
Tổng kết, đánh giá những đặc điểm, khuynh hướng của văn xuôi lịch sử cho
thiếu nhi, luận án cũng bước đầu muốn thăm dị tìm ra cách đi mới, con đường mới
cho văn học về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi
thành tựu về mảng đề tài này đang chững lại.
Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên, học sinh,
những người quan tâm, yêu thích văn học thiếu nhi. Luận án cũng đưa ra gợi ý để
đề tài lịch sử cho thiếu nhi được trở nên gần gũi và có ý nghĩa trong việc hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo mục tiêu của Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 bằng cách tuyển chọn, giới thiệu một số tác phẩm, trích
đoạn tiêu biểu. Giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, tác giả biên soạn sách giáo khoa,
sách tham khảo có thể sử dụng các tác phẩm, đoạn trích này trong q trình tổ chức
các hoạt động dạy học, giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tham khảo góp phần mở

mang hiểu biết, kích thích sự hứng thú, say mê của các em với lịch sử nước nhà.
6. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được triển khai thành các chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chƣơng 2: Văn xi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong tiến trình
vận động của văn học thiếu nhi Việt Nam
Chƣơng 3: Cảm thức lịch sử với những khuynh hướng tiêu biểu trong văn
xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Chƣơng 4: Một số đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi về đề tài lịch sử viết
cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.


7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Văn xuôi về đề tài lịch sử
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể nhà văn và đối tượng phản ánh, dựa
theo hình thức tổ chức ngôn ngữ, các nhà lý luận văn học phân chia văn học gồm ba
loại hình: tự sự, trữ tình, kịch. Văn xuôi về đề tài lịch sử thuộc loại hình tự sự. Đó là
“một dạng ngơn ngữ thể hiện một cấu trúc ngữ pháp và mơ phỏng văn nói tự nhiên,
không tuân theo các lề luật như thi ca” [152]. Văn xuôi về đề tài lịch sử bao gồm
nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, ký... Ở đây, khi tìm hiểu văn
xi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, chúng tôi chủ yếu hướng tới phân tích hai
thể loại tiêu biểu là truyện dài và tiểu thuyết. Do đặc thù thể loại, các nhà văn sáng
tác văn xi về đề tài lịch sử nói chung thường lựa chọn tiểu thuyết. Văn xuôi về đề
tài lịch sử viết cho thiếu nhi, phổ biến nhất là các thể loại như những câu chuyện
người tốt việc tốt, truyện dài và đặc biệt là tiểu thuyết. Những câu chuyện kể về

những tấm gương người tốt việc tốt trong chiến đấu, lao động, học tập được sáng
tác để khích lệ, động viên tinh thần thiếu nhi, chủ yếu trong giai đoạn 1945 - 1975.
Tuy nhiên giá trị nghệ thuật của những câu chuyện này không nhiều. Thành tựu tiêu
biểu của văn xuôi về đề tài lịch sử cho thiếu nhi tập trung ở truyện dài và tiểu
thuyết. Nhóm tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên quan
niệm: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và
hiện đại (...) có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng” [68, tr.387]. Tác giả Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn: lý luận, tác
gia và tác phẩm đưa ra đề xuất về việc phân chia truyện ngắn, truyện dài, theo đó
“dưới 20.000 chữ là truyện ngắn, trên 20.000 chữ là truyện dài” [15, tr.52]. Có thể
nói, xét về dung lượng, tiểu thuyết có độ dài nhiều hơn truyện dài. Hệ thống sự kiện
và nhân vật được thể hiện trong tiểu thuyết cũng lớn hơn truyện dài. Văn học viết
cho thiếu nhi, nhất là viết cho các em ở độ tuổi nhi đồng thường hướng đến nội


8
dung ngắn gọn, chứa đựng những bài học giá trị. Tuy nhiên, viết về đề tài lịch sử lại
đòi hỏi cần được thể hiện trong dung lượng tương đối nhiều, số lượng các sự kiện
và nhân vật được nhắc đến khá lớn và các tác giả cũng cần có một khoảng thời gian
nghiên cứu lâu dài nên lựa chọn thể loại truyện dài, đặc biệt là tiểu thuyết là một sự
lựa chọn hợp lý. Với công phu trong nghiên cứu lịch sử, tài tình trong sáng tạo chi
tiết và xây dựng kết cấu, truyện dài và tiểu thuyết lịch sử viết cho thiếu nhi không
hạn chế sự tiếp nhận của các em mà vẫn có một sức hấp dẫn riêng trong việc truyền
tải một phần tri thức lịch sử và nội dung thông điệp của nhà văn.
Ở phương Tây, khái niệm văn xuôi về đề tài lịch sử tập trung chủ yếu vào
tiểu thuyết lịch sử đã được bàn đến từ khá sớm. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã
đưa ra các quan niệm khác nhau về thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử như: A. Dumas,
H.S. Haasse, D. Brevvster, J. Burell,...
Ở Việt Nam, văn xuôi về đề tài lịch sử cũng được tập trung ở thuật ngữ tiểu

thuyết lịch sử, được nghiên cứu và bàn luận khá sôi nổi từ các nhà nghiên cứu và từ
chính những nhà văn cầm bút viết về đề tài này. Theo nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh, trước 1930 - 1945, chúng ta thường đọc những bộ chuyên về lịch sử như:
Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng Lê nhất thống chí,... Đó là những
bộ bút lục lịch sử, cũng có lúc được gọi là tiểu thuyết lịch sử nhưng không giống
như cách hiểu tiểu thuyết lịch sử của thời hiện đại. Từ sau 1945 đến nay đã có khá
nhiều cách hiểu về thể loại này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết lịch sử bao gồm “Các tác phẩm
viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên
nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong
lịch sử, tơn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai
đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời
nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và
thời đại đã qua, song khơng vì thế mà hiện đại hố người xưa, phá vỡ tính chân thực
lịch sử của thể loại này” [36, tr. 109].
Tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm) cũng đưa ra khái


9
niệm “tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng tiểu thuyết nhưng lại
lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [54, tr.17].
Nghiên cứu về Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thị
Tuyết Minh quan niệm: “Tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử
làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình
lịch sử. Đó có thể là một q khứ xa xơi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Nó địi hỏi
người viết vừa phải có kiến thức un bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa có khả
năng biến những tri thức đó thành nghệ thuật” [86, tr. 28].
Hầu hết các quan niệm về văn xuôi đề tài lịch sử (trong đó tập trung vào thể
loại tiểu thuyết lịch sử) đều có sự thống nhất khi cho rằng, tiểu thuyết lịch sử là một

loại hình văn học lấy lịch sử làm đề tài và cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, yếu tố văn
học và yếu tố lịch sử được sử dụng ở mức độ như thế nào trong các tác phẩm viết về
đề tài lịch sử lại là một vấn đề gây nhiều tranh luận, thu hút nhiều ý kiến khác nhau.
Những tranh luận này đến từ những người nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học và
đến từ chính những nhà văn - những người trực tiếp cầm bút sáng tác, trải nghiệm
và tâm huyết với mảng đề tài này.
Nhà văn Thái Vũ quan niệm đã là sáng tác lịch sử thì phải tơn trọng sự thật
lịch sử. Nói cách khác, yếu tố lịch sử là yếu tố chính, là cái cốt lõi; yếu tố văn học
chỉ là hình thức để thể hiện tác phẩm lịch sử: “Khi tơi nói, tơi viết tiểu thuyết lịch
sử, sự thật là tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Trước hết phải trung
thực với mọi chi tiết lịch sử mà biên niên sử có ghi. Hư cấu nhưng khơng phải là
bịa mà tơn trọng tính chính xác của lịch sử” [theo Nguyễn Thị Tuyết Minh, tr. 33].
Khác với quan niệm của tác giả Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động, Huế 1858,...
Nguyễn Xuân Khánh - tác giả của Hồ Quý Ly, Mẫu Thƣợng ngàn, Đội gạo lên
chùa,... lại đề cao yếu tố văn học trong sáng tác về đề tài lịch sử. Lịch sử trong quan
niệm của ông cũng giống như A. Duymas “chỉ là cái đinh để treo những bức hoạ”.
Trả lời phóng viên Báo Văn nghệ trẻ số tháng 10 năm 2005, ông cho rằng: “Tiểu
thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà là phản ánh những
vấn đề của con người hiện tại.”
Nói về q trình sáng tác đứa con tinh thần - tiểu thuyết Gió lửa - nhà văn
Nam Dao chia sẻ, trong quá trình sáng tác, yếu tố lịch sử và yếu tố sáng tạo có mối


10
quan hệ qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau trong tác phẩm: “Cái khung lịch sử được
sử dụng như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết và sau đó thì tiểu thuyết là phương tiện
để tác giả thể hiện những tư duy, biện minh và dự phóng cho chủ đề lịch sử” [33].
Những tranh luận, những quan niệm đã đưa đến cách khai thác đề tài lịch sử,
cách viết về đề tài lịch sử theo các khuynh hướng khác nhau. Sự phong phú ấy cũng
là điều dễ hiểu bởi nó xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại này.

Tựu trung, có thể hiểu, văn xi viết về đề tài lịch sử là một loại hình văn
học có sự kết hợp giữa yếu tố văn học và yếu tố lịch sử. Yếu tố lịch sử như phần
“xương cốt” không thể thiếu của loại hình văn học này, thiếu yếu tố lịch sử, tác
phẩm văn học sẽ không thể được gọi tên là tiểu thuyết lịch sử. Lịch sử (cốt lõi lịch
sử) chi phối và ảnh hưởng đến đề tài, cảm hứng sáng tạo của nhà văn, khuôn người
viết vào giới hạn phải bám sát tư liệu lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ có yếu tố lịch sử
mà khơng có yếu tố sáng tạo của nghệ thuật thì tác phẩm lịch sử không thể trở thành
tác phẩm văn học. Yếu tố văn học thể hiện nhân vật trong mối quan hệ đa chiều, ôm
chứa phạm vi đời sống rộng lớn, không chỉ của quá khứ mà của cả hiện tại. Yếu tố
văn học cũng cho phép người viết có thể phát huy cao độ khả năng tưởng tượng và
sức sáng tạo. Người cầm bút, vì thế, vừa phải sắm vai nhà lịch sử, vừa phải làm tốt
công việc của một nhà văn. Nói một cách hình ảnh, nhà văn viết về đề tài lịch sử ví
như người đi trên dây thăng bằng, nghiêng về sử thì khơ khan, nghiêng về văn thì dễ
làm sai lệch sự kiện, gây hiểu sai về sự kiện, nhân vật lịch sử. Làm thế nào để
những nhân vật lịch sử vốn tồn tại như những “mẫu hóa thạch” trở nên chân thực,
gần với cuộc sống thường ngày, làm thế nào để tác phẩm văn học viết về đề tài lịch
sử trở thành một “mũi khoan” thăm dị cuộc sống, khám phá lớp trầm tích của quá
khứ, là những yêu cầu quan trọng đặt ra cho người cầm bút sáng tác.
Trong văn học Việt Nam, văn xuôi về đề tài lịch sử, đặc biệt là thể loại tiểu
thuyết lịch sử xuất hiện từ thời trung đại, nhưng phải đến thời kỳ văn học hiện đại
mới phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Từ đầu thế kỷ XX đến trước 1945 - trong hoàn cảnh đất nước chịu ách đô
hộ của thực dân Pháp, đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử
nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân, khơi gợi lòng yêu nước, như:
Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu; Vua Bà Triệu ấu, Hai Bà đánh giặc của
Nguyễn Tử Siêu,... Nội dung thế sự thể hiện qua việc khắc hoạ những số phận bất


11
hạnh, tố cáo quan lại phong kiến tàn ác, dâm loạn,... cũng ít nhiều được nhắc đến

qua các tác phẩm: Ai lên phố Cát, Cái hột mận của Lan Khai; Đêm hội Long Trì
của Nguyễn Huy Tưởng,... Chất lịch sử đã bước đầu được xử lý khéo léo với chất
văn chương, một số tác phẩm được đổi mới theo hình thức tiểu thuyết lịch sử hiện
đại phương Tây; tuy nhiên phần lớn tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chịu ảnh
hưởng của lối ghi chép biên niên, kết cấu chương hồi, câu văn biền ngẫu của thời
trung đại.
Thời kỳ 1945 - 1975, cùng với sự phát triển của thơ ca và văn xuôi về đề tài
chiến tranh cách mạng, đề tài viết về lịch sử giai đoạn này đã góp phần phản ánh
khơng khí thời đại. Cảm hứng chủ đạo là ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc qua
việc khắc hoạ những nhân vật lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy
Tưởng, Búp sen xanh của Sơn Tùng, Quận He khởi nghĩa của Hà Ân, Núi rừng Yên
Thế của Nguyên Hồng..); qua việc khắc hoạ những sự kiện lịch sử trọng đại, có ý
nghĩa to lớn với dân tộc (Hùng khí Thăng Long, Bóng nƣớc Hồ Gƣơm của Chu
Thiên, Tổ quốc kêu gọi của Hà Ân,...). Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã thoát khỏi
lối viết chương hồi, tư liệu lịch sử vẫn là chất liệu chính yếu để sáng tác, tuy nhiên
các nhà văn đã chủ động hơn trong sáng tạo nghệ thuật và hư cấu tư liệu lịch sử để
khắc hoạ hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú.
Sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI năm 1986, cùng với sự đổi mới
tồn diện của đất nước, văn học nói chung, văn xi viết về đề tài lịch sử nói riêng,
đặc biệt là mảng tiểu thuyết lịch sử cũng có những sự thay đổi mạnh mẽ. Các nhà
văn đã có nhiều tìm tịi trong cách thể hiện, kết cấu linh hoạt, sự kiện lịch sử không
chỉ được triển khai theo mạch dòng thời gian mà còn được triển khai theo mạch vận
động, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật không chỉ được soi chiếu một chiều mà được
soi chiếu từ nhiều chiều khác nhau với tất cả những mặt tốt, xấu, những phức tạp
diễn ra trong đời sống nội tâm. Nhiều tác phẩm nổi bật, mới mẻ cả về nội dung và
phương thức thể hiện có thể kể đến như: Gƣơm thần Vạn Kiếp, Tuyên phi họ Đặng
của Ngô Văn Phú; Gió lửa của Nam Dao; Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của
Nguyễn Huy Thiệp; Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác; Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; Hội thề của Nguyễn Quang
Thân; Vua Minh Mạng của Hoài Anh,...



12
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử ngày càng trở thành mối quan
tâm của nhiều nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết, chỉ
ra những khuynh hướng khác nhau trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Dân chia tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại thành các
xu hướng: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi khách quan (điển hình cho xu hướng này là
nhà văn Ngơ Văn Phú với các tác phẩm như: Gƣơm thần Vạn Kiếp; Ấn kiếm trời ban;
Lý Công Uẩn,...); Tiểu thuyết lịch sử giáo huấn (tiêu biểu là bộ bốn tiểu thuyết về
triều Trần: Huyền Trân cơng chúa, Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận; Vƣơng
triều sụp đổ (gọi chung là bộ Bão táp triều Trần) của Hoàng Quốc Hải); Tiểu thuyết
lịch sử luận giải (đi sâu vào khai thác các yếu tố như: luận đề, tâm lý, lựa chọn
những giai đoạn và sự kiện lịch sử “có vấn đề” để khai thác và luận giải. Các tác
phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng này: Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Hội
thề của Nguyễn Quang Thân),...[21]. Tác giả Lê Thị Thu Trang trong Luận án tiến
sĩ văn học năm 2017 về Đặc trƣng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên
đầu thế kỷ XXI nhìn trên các bình diện nghệ thuật đã đưa ra nhiều xu hướng khác
nhau của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: nhìn từ dạng thức đề tài có tiểu thuyết lịch
sử sự kiện, tiểu thuyết lịch sử nhân vật, tiểu thuyết lịch sử văn hoá - phong tục, tiểu
thuyết lịch sử luận giải; nhìn từ dạng thức kết cấu có tiểu thuyết lịch sử kết cấu theo
lối tuyến tính, tiểu thuyết lịch sử kết cấu theo lối lắp ghép, đồng hiện,... [131].
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử văn xi về đề tài lịch sử Việt Nam thời
đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến được với người đọc và tạo được vị trí trong văn
học dân tộc bởi nó đã vượt qua mơ hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển hứa
hẹn. “Có hướng “văn chương hóa lịch sử” như Hồng Quốc Hải với hai bộ trường
thiên. Có hướng nghiêng về phương diện văn hóa, đối thoại văn hóa như Nguyễn
Xuân Khánh, có hướng diễn giải lại lịch sử như Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy,
có hướng “phi trung tâm hóa” như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, có hướng đối
thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, có hướng đổi mới cách

nhìn như Biết đâu địa ngục thiên đƣờng của Nguyễn Khắc Phê, có hướng viết “tiểu
sử gia tộc” hư cấu, mà thực ra là viết lịch sử thời đại với cái nhìn giễu nhại trong
Thời của thánh thần của Hồng Minh Tường, Dƣới chín tầng mây của Dương
Hướng, Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách,...” [105].


13
Tóm lại, văn xi về đề tài lịch sử, trong đó tập trung ở tiểu thuyết là thể loại
được nhiều nhà văn quan tâm. Yếu tố tiểu thuyết và yếu tố lịch sử đã được các nhà
văn xử lý, sáng tạo, hài hoà trong các tác phẩm qua từng chặng đường phát triển,
tạo thành nhiều khuynh hướng sáng tác và được người đọc tiếp nhận, thẩm thấu
theo những mức độ khác nhau.
1.1.1.2. Văn học thiếu nhi
So với lịch sử hình thành và phát triển văn học thiếu nhi của nhiều nước trên
thế giới như Pháp, Đức, Đan Mạch,... văn học thiếu nhi Việt Nam ra đời và phát triển
muộn hơn. Trước 1945, sự tiếp cận với văn học thiếu nhi của trẻ em Việt Nam chủ
yếu qua những tác phẩm văn học dân gian (như đồng dao, hát ru, truyện cổ tích,... với
con em nhân dân) và một số tác phẩm được dịch từ nước ngoài (đặc biệt là dịch từ
văn học Pháp do ảnh hưởng của văn hoá Pháp trong thời kỳ 1858 - 1945, chủ yếu
dành cho trẻ em nhà khá giả). Từ sau 1945, đặc biệt kể từ khi nhà xuất bản Kim
Đồng được thành lập, văn học thiếu nhi Việt Nam mới thực sự được hình thành,
phát triển với tư cách là một bộ phận văn học có tổ chức, được đầu tư, chăm lo.
Theo chúng tôi, văn học thiếu nhi là những sáng tác lấy đối tƣợng phục vụ là
thiếu nhi. Đối tƣợng phục vụ này sẽ chi phối đến cách lựa chọn đề tài, tƣ tƣởng, chủ
đề,... của mỗi tác phẩm. Như vậy, có thể xác định văn học thiếu nhi khác với bộ phận
văn học người lớn trước hết là ở đối tượng tiếp nhận. Trẻ em chính là đối tượng miêu
tả chủ yếu, đối tượng tiếp nhận trong tâm thế của người sáng tác. Mặc dù vậy, “ranh
giới” của đối tượng tiếp nhận và miêu tả này nhiều khi cũng chưa thật sự rõ ràng.
Thực tế có những tác phẩm mục đích sáng tác lúc đầu chưa hẳn cho trẻ em nhưng lại
được đối tượng trẻ em tiếp nhận nồng nhiệt. Bên cạnh đó cũng khơng ít các tác phẩm

sáng tác dành cho đối tượng thiếu nhi nhưng cũng được đối tượng người lớn say mê
đón nhận. Tác giả sáng tác văn học thiếu nhi có thể là người lớn, là những người
chuyên tâm viết cho các em hoặc những tác giả “tay ngang”, quan tâm, u thích và
có một vài sáng tác cho các em. Tác giả sáng tác cho thiếu nhi cũng có thể là chính
các em, những người tự nói lên tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ, cảm xúc,
những câu chuyện của chính mình. Điểm gặp gỡ của đối tượng tiếp nhận, miêu tả và
lực lượng sáng tác cho thiếu nhi chính là ở chỗ: đã là sáng tác viết cho thiếu nhi thì
phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em và hướng đến trẻ em.


14
1.1.1.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi
Bàn về vấn đề sáng tác đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, nhà văn Gorki phát
biểu: “Ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức về thế giới xung quanh, các em đã phải được
biết dần dần sự nghiệp của thế hệ trước mình, việc đó giúp các em hiểu rõ ràng những
gì cha ơng đã làm ra trước kia chính là làm cho các em. Hãy kể lại một cách thành
thực và giản dị cho các em biết lịch sử quá khứ vĩ đại của những gian truân, những
sai lầm và thất bại của chúng ta, nói đến tất cả những gì chúng ta đã đem lại nỗi gian
lao hoặc là niềm vui sướng của cha ơng ta, những cái gì ngày nay đương giày vị
chúng ta hoặc đương nhóm lên ngọn lửa dũng cảm trong tim ta” [119, tr.158].
Tác giả Hà Ân đưa ra quan niệm tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử cho
thiếu nhi là “những sáng tác văn học lấy đề tài trong lịch sử, có mục đích giáo dục về
truyền thống cho các em, nhưng chính là phải gợi cho các em những suy nghĩ về hiện
tại và khơi lên những mơ ước mới về tương lai cho tâm hồn các em” [119, tr.81].
Có thể thấy hầu hết các ý kiến khi bàn về các tác phẩm văn học viết về đề tài
lịch sử cho thiếu nhi đều đưa ra những yêu cầu đặc trưng về đề tài, mục đích sáng
tác cho các em.
Chúng tơi cho rằng: Văn xi lịch sử viết cho thiếu nhi bao gồm những thể loại:
truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết,... viết về đề tài lịch sử có đối tƣợng đọc là thiếu
nhi. Đó là những tác phẩm văn học lấy tƣ liệu từ hai nguồn chính là truyền thuyết và

chính sử, đƣợc viết dƣới hình thức tự sự, thể hiện các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Viết cho thiếu nhi nói chung, viết truyện lịch sử cho trẻ em nói riêng là sáng
tác có định hướng. Bên cạnh việc hấp dẫn các em say mê đọc những câu chuyện về
các nhân vật, sự kiện lịch sử, mang lại cho các em những hiểu biết về cuộc sống của
cha ơng, truyện lịch sử cịn có vai trị định hướng, “mượn xưa nói nay”, giúp các em
nhìn về quá khứ để soi sáng cho hiện tại và tương lai.
Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi lấy cốt lõi là lịch sử với những
con người, những sự kiện có thật trong lịch sử nhưng hoàn toàn khác với các ghi
chép lịch sử.
“Lịch sử”, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “khoa học nghiên cứu về
quá trình phát triển của xã hội lồi người nói chung, hay của một quốc gia, dân tộc
nói riêng” [95, tr.546]. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh quan niệm “lịch sử là những


15
gì đã qua, đã thuộc về quá khứ, đã khuất lấp bởi một khoảng thời gian dài mà về văn
hoá, đời sống đã khác với con người hiện tại” [86, tr. 35]. Theo đó, tùy vào mục đích
hay chức năng của lịch sử, mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả lại đưa ra những quan niệm
riêng về lịch sử. Nhấn mạnh về phương thức tồn tại, tác giả Trần Quốc Vượng cho
rằng lịch sử là những câu chuyện “kể lại những bước đi của con người, sự việc được
ghi lại bằng chữ viết” [152, tr.44]. Chú trọng đến chức năng, mục đích của lịch sử,
nhóm các nhà soạn sách giáo khoa lại giải thích “Sử là tác phẩm viết về các sự kiện
và nhân vật lịch sử. Mục đích của sử là ghi chép sự thật, không hư cấu như văn học
nghệ thuật, nhằm cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và bày tỏ thái độ khen
chê của sử gia đối với các nhân vật lịch sử để đời sau lấy đấy làm gương” [84, tr.57].
Như vậy, ghi chép lịch sử đòi hỏi phải trung thành tuyệt đối với các sự kiện lịch sử.
Ghi chép lịch sử đưa ra những thơng tin chính xác, mang văn phong khoa học.
Ghi chép lịch sử khác với truyện viết về đề tài lịch sử, do đó, nhà văn, dù có
những điểm gần gũi với nhà sử học nhưng không phải là người viết sử, chép sử đơn
thuần. Người ghi chép lịch sử quan tâm đến tính chỉnh thể của lịch sử, địi hỏi sự

chân thực, chính xác đến từng chi tiết. Mỗi sự kiện, mỗi biến cố, người viết sử
không được quyền hư cấu và không nên đưa ý kiến, tình cảm cá nhân vào các ghi
chép lịch sử. Trong khi đó, viết truyện về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, nhà văn có thể
chỉ cần lựa chọn một khoảnh khắc, một sự kiện, một nhân vật nào đó trong lịch sử,
rồi hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở cốt lõi lịch sử. Từ các nhân vật, sự kiện
được lựa chọn, nhà văn thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình hoặc
“mượn xưa nói nay” để phản ánh các vấn đề của xã hội hiện tại.
Truyện viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi cũng không giống với truyện danh
nhân hay truyện kể về những tấm gương người tốt việc tốt. Truyện danh nhân,
truyện về những tấm gương người tốt việc tốt kể về những tấm gương, những người
thật việc thật trong cuộc sống, qua đó thể hiện phần nào tư tưởng, tình cảm của tác
giả (thường là ngợi ca). Hình tượng nhân vật với những biến cố, suy nghĩ trong đời
sống nội tâm được tường thuật lại đơn giản và tuần tự theo trật tự thời gian tuyến
tính. Người viết truyện danh nhân và truyện về các tấm gương người tốt, việc tốt,
đơn thuần chỉ là người kể lại, mô tả lại những nhân vật, những sự kiện với mục đích
giáo huấn, ngợi ca được đặt lên hàng đầu. Truyện viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi


16
là một thể loại văn học mang đầy đủ những đặc trưng của văn học: có hình tượng
nhân vật được xây dựng bởi cốt lõi lịch sử và sự tưởng tượng của tác giả, có những
mâu thuẫn, xung đột giữa các sự kiện, giữa các nhân vật và trong đời sống nội tâm
nhân vật... Đọc truyện danh nhân, truyện người tốt việc tốt, trong hình dung của các
em chỉ có một Nguyễn Trãi, một Lý Thường Kiệt, một Trần Quốc Toản,... Đọc
truyện về đề tài lịch sử, mỗi trẻ em sẽ có một Nguyễn Trãi, một Lý Thường Kiệt,
một Trần Quốc Toản,... theo trí tưởng tượng của riêng mình.
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi
Xuất phát từ đặc điểm thể loại, đặc điểm đề tài, mảng văn xuôi về lịch sử
luôn đặt ra những yêu cầu cụ thể trong sáng tác. Bên cạnh đó, với đối tượng bạn đọc
thiếu nhi, trong lứa tuổi từ 6 đến 10 và từ 11 đến 15 - lứa tuổi có những đặc điểm

riêng về tâm sinh lý, nhận thức, cảm xúc,... lại địi hỏi người sáng tác phải có những
lưu ý cụ thể, từ đó đặt ra những yêu cầu riêng, tạo thành những đặc trưng của thể
loại này. Đó là yêu cầu về hệ thống nhân vật, đặc điểm về cốt truyện, về ngơn ngữ,
về tính giáo dục, sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử với yếu tố văn học,...
1.1.2.1. Về hệ thống nhân vật
Tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhân vật lịch sử được coi là việc quan trọng đầu tiên
khi nhà văn chuẩn bị viết một cuốn truyện về đề tài lịch sử. Nhân vật chính trong
truyện về đề tài lịch sử thường là những nhân vật có thật, có tên tuổi và sự nghiệp
được ghi nhận trong chính sử. Tác giả Hà Ân khẳng định “đã gọi là truyện lịch sử
thì nhất thiết nhân vật chính phải là nhân vật có thật trong lịch sử” [119, tr.83].
Với đối tượng bạn đọc là người lớn, nhà văn có thể lựa chọn những nhân vật
lịch sử phức tạp cùng nhiều quan điểm, cách đánh giá nhìn nhận khác nhau. Với đối
tượng bạn đọc là thiếu nhi, khi những hiểu biết, nhận thức và sự tự đánh giá của các
em còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố và cần sự định hướng thì nhân vật lịch sử được
chọn phần lớn là những nhân vật đã thống nhất được cách hiểu, cách đánh giá. Xây
dựng những nhân vật này, nhà văn có quyền hư cấu, sáng tạo để các em hiểu hơn về
nhân vật nhưng tuyệt đối không đánh giá sai và khơng nên có cái nhìn sai lệch về
nhân vật. Ngồi hệ thống các nhân vật có thật trong lịch sử, nhà văn cũng có thể hư
cấu, sáng tạo thêm các nhân vật khác. Những nhân vật này không có ghi chép hoặc
được ghi chép đơn giản hoặc chỉ được nhắc đến tên trong lịch sử. Điểm lại một số


17
các tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi, chúng ta thấy hầu hết tác phẩm đều khơng
nằm ngồi quy luật này. Chẳng hạn, viết về lịch sử đời Trần, các tác giả đã lựa chọn
rất nhiều các nhân vật anh hùng được ghi chép cùng những chiến công rõ ràng trong
lịch sử như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản,
Phạm Ngũ Lão,... Cịn nhân vật đang trở thành “nghi án” như Hồ Quý Ly thì hầu
như khơng có tác giả nào lựa chọn (trong khi đó, ở tiểu thuyết lịch sử viết cho người
lớn, Hồ Quý Ly trở thành nhân vật chính trong một sáng tác nổi tiếng cùng tên của

tác giả Nguyễn Xuân Khánh).
Xây dựng nhân vật lịch sử trong sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn không chỉ
khắc hoạ những hành động, những chiến cơng anh hùng mà cịn khai thác những
khía cạnh đời thường, gần gũi của nhân vật. Nhân vật chính, nếu khơng là trẻ thơ thì
dấu ấn tuổi thơ cũng ít nhiều được miêu tả trong tác phẩm. Viết Tƣớng qn
Nguyễn Chích, Hà Ân khơng chỉ xây dựng Nguyễn Chích là một người anh hùng
mà cịn khắc họa hình ảnh Nguyễn Chích ngay từ khi cịn nhỏ với sở thích ni
chim câu rất giỏi. Sau này lớn lên, cầm qn đi đánh giặc, sở thích ni chim câu và
đàn chim câu vẫn rất gắn bó với tướng Chích. Sừng rƣợu thề của Nghiêm Đa Văn,
bên cạnh một Lý Thường Kiệt anh hùng, trí tuệ cịn là một Lý Thường Kiệt đầy trăn
trở với những nỗi niềm riêng - chung. Bộ ba tác phẩm viết về đời Trần của Hà Ân
hiện lên một Trần Quốc Tuấn mưu lược nhưng cũng ân cần, gần gũi như một người
ông. Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng hừng
hực khí thế yêu nước, nhiệt huyết tuổi trẻ nhưng vẫn là một đứa trẻ khi trở về với
lòng mẹ...
1.1.2.2. Về cốt truyện
Tác phẩm văn học về đề tài lịch sử viết cho người lớn, cốt truyện có thể phức
tạp với nhiều tình huống, chi tiết mở để người đọc tự suy xét và đánh giá. Ngược
lại, cốt truyện lịch sử viết cho thiếu nhi thường đơn giản, dễ hiểu, mạch lạc. Viết về
đề tài lịch sử cho đối tượng người lớn, nhà văn có thể được thỏa sức sáng tạo, thậm
chí có quyền hư cấu lịch sử, các chi tiết có thể hồn tồn trái ngược với sự thật lịch
sử để thể hiện ý kiến, quan điểm chủ quan của mình. Với đối tượng đọc là thiếu nhi,
sáng tạo của nhà văn không nên và không thể vượt ra ngoài sự thật lịch sử, làm ảnh
hưởng đến nhận thức của các em.


18
Chẳng hạn viết bộ ba tiểu thuyết lịch sử đời Trần, Hà Ân vẫn phải “trung
thành” với lịch sử nhà Trần với các sự kiện ba lần kháng chiến chống Ngun Mơng, với các nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử thời Trần như: Trần Quốc
Tuấn, Trần Bình Trọng, Trương Hán Siêu, Yết Kiêu, Dã Tượng,... Viết Sừng rƣợu

thề, Nghiêm Đa Văn cũng khơng nằm ngồi các sự kiện, chi tiết gắn với cuộc đời Lý
Thường Kiệt trong lịch sử. Bộ ba tiểu thuyết của Tơ Hồi (Đảo hoang, Chuyện nỏ
thần, Nhà Chử) mở ra hướng khai thác truyện lịch sử gắn với phong tục, huyền thoại,
nhưng cốt truyện nhà văn lựa chọn (dù mới chỉ được khắc hoạ trong cổ tích, truyền
thuyết và một số cứ liệu lịch sử, khảo cổ) vẫn khơng nằm ngồi sự thật lịch sử.
Với những đòi hỏi như thế, nhà văn buộc phải sắp xếp các tình tiết sao cho
có được một cốt truyện hấp dẫn, sáng tạo nên các chi tiết cuốn hút thiếu nhi nhưng
không làm sai lệch lịch sử, đồng thời vẫn khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích
sự thích thú đón đọc của các em.
1.1.2.3. Về ngơn ngữ
Viết cho thiếu nhi, đặc biệt viết truyện lịch sử cho thiếu nhi là một công việc
không hề đơn giản. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có lần đã nói “Hãy để trẻ em nói cái
ngon của kẹo”. Viết cho thiếu nhi yêu cầu nhà văn, nhà thơ phải viết bằng chính
ngơn ngữ của các em với tất cả sự hồn nhiên, chân thật nhất. Hơn nữa, viết cho
thiếu nhi cũng địi hỏi nhà văn, nhà thơ phải có sự chuẩn mực về ngơn ngữ để góp
phần rèn luyện tư duy, ngơn ngữ, trí tưởng tượng cho các em. Hài hồ chất sử và
chất văn là một yêu cầu khó đặt ra cho nhà văn mỗi khi cầm bút.
Nhìn lại một số thành tựu sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, những tác
phẩm thành công là những tác phẩm đã có sự lựa chọn kỹ càng về mặt ngôn ngữ với
một số đặc điểm nổi bật như: sử dụng ngơn ngữ đậm chất cổ xưa gợi khơng khí lịch
sử nhưng khơng q khó hiểu, sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu
chất thơ giúp tác phẩm dễ tiếp nhận, đồng thời khơi gợi, phát huy trí tưởng tượng
của trẻ em...
1.1.2.4. Về tính giáo dục trong mục đích sáng tác
Tác giả Nguyễn Lương Bích trong lời giới thiệu cuốn sách Quận He khởi
nghĩa cho rằng truyện lịch sử “là một loại hình văn học có tác dụng mạnh trong việc
giáo dục tư tưởng cho quần chúng, nó đem kiến thức lịch sử đến cho người đọc,


19

không bằng sử liệu, số liệu, không bằng lý luận, phân tích mà bằng con đường tình
cảm. Nó dùng nghệ thuật sáng tạo, dùng hình ảnh để làm rung động người đọc, làm
cho người đọc hiểu lịch sử thông qua sự thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn học
nghệ thuật” [PL1, STT 3, tr.3]. Sáng tác cho thiếu nhi, mục đích giáo dục được đặt
lên hàng đầu. Tâm lý học đã chứng minh rằng, thời thơ ấu, niên thiếu là giai đoạn
quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Những gì đến với chúng ta trong giai
đoạn đó đều để lại dấu ấn sâu đậm, khó phai trong suốt cuộc đời. Truyện lịch sử viết
cho thiếu nhi, dù trực tiếp hay gián tiếp, thường mang đến cho các em những bài
học quý báu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: tinh thần yêu nước, ý thức tự
hào dân tộc... từ đó định hướng, khơi gợi cho các em biết sống tốt hơn, giá trị hơn
cho cuộc sống hiện tại. Điều này cũng được Vân Thanh - nhà nghiên cứu tâm huyết
với văn học thiếu nhi chia sẻ: Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi chính là “cái cầu dẫn
dắt các em vào hiện tại và mơ ước tương lai (...), làm sống lại những chặng đường
đã qua của cha ông chúng ta, gây cho các em lòng yêu quá khứ, lòng tự hào với hiện
tại và niềm kiêu hãnh hướng về tương lai với bao mơ ước sẽ xây dựng một đất nước
tươi đẹp hơn, rực rỡ hơn” [119, tr. 158].
Với những đặc điểm trên, có thể thấy, nét nổi bật của văn xuôi về đề tài lịch
sử là sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật.
Sự thật lịch sử là những việc, những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ được
ghi chép lại. Những sự kiện lịch sử này là những tư liệu quý mà nhà văn có thể sử
dụng trong các sáng tác truyện lịch sử. Tuy nhiên, nhà văn không “bê” nguyên xi
những sự kiện lịch sử ấy vào tác phẩm mà có quyền hư cấu, sáng tạo. Hư cấu, sáng
tạo nhưng vẫn giữ được cái “lõi”, cái “cốt” của lịch sử. Hư cấu, sáng tạo nhưng
không làm cho lịch sử bị xuyên tạc hay méo mó mà làm cho cái lý, mục đích của
truyện lịch sử được thể hiện rõ ràng và có sức hấp dẫn người đọc.
Xung quanh việc nhà văn có quyền được hư cấu, sáng tạo lịch sử nhưng hư
cấu và sáng tạo đến đâu đã có rất nhiều các ý kiến bàn luận. Phần này, chúng tôi
sẽ tổng kết, nhận xét, bàn luận cụ thể hơn ở mục 1.2. của chương này. Ở đây, có
thể khẳng định sự kết hợp giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật là đặc trưng
nổi bật, cũng là yêu cầu “sống còn” trong các sáng tác về đề tài lịch sử nói chung,

sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi nói riêng. Như vậy, có thể thấy, người sáng


×