Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giao an lop 4 tuan 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.71 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 13 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 Sáng: Tiết 1:Chào cờ Tiết 2:Toán GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II. Đồ dùng dạy học - SGK toán 4, bảng con, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách - Cả lớp thực hiện. vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS chữa bài tập 5, SGK/70 - 1 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của - Muốn tìm số HS trường đó có tất cả em bạn làm sao ? - HS nêu. - Chấm điểm 5 bài. - 5 HS đưa vở lên chấm. - GV nhận xét chung. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách - HS nghe. thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) - GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính bài vào bảng con , 1 HS đọc kết trên. quả. - HS nhận xét. - HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 ? - HS nêu. - GV kết luận : Để có 297 ta đã viết 9 là tổng của 2 và 7 xen giữa hai chữa số của 27. - HS làmbảng con. - Làm bảng con tính nhẩm : 35 x 11 ; 42 x 11 ; 34 x 11 - GV nhận xét chung..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) - GV viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Nêu kết quả bài toán ? + Yêu cầu HS cộng 4 và 8 của thừa số thứ nhất lại. + Viết 2 xen giữa 2 chữ số 48 được 428 + Thêm1 vào 4 của 428 được 528 - GV nêu chú ý như SGV/231 -Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. d) Luyện tập , thực hành * Bài 1 : SGK/71 : Hoạt động cả lớp: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào bảng con. - Hỏi : Muốn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 ( bé hơn 10, lớn hơn 10 hoặc bằng 10) em làm sao? * Bài 3 : SGK/71 : Hoạt động nhóm đôi: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS thảo luận và giải nhanh vào vở.. - Cả lớp làm bảng con. - HS nêu : 4 + 8 = 12 - Cả lớp cùng làm theo hướng dẫn. - Cả lớp lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện. - 1 HS nêu. - Cả lớp làm vào bảng con. - HS nêu. - 1 HS nêu. - HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình - 1 HS đọc. - Nhóm đôi làm việc và giải vào vở, 1 HS làm vào phiếu. - Dán phiếu và trình bày - Bạn nhận xét. - HS nêu.. - Muốn tính số HS cả hai khối em làm sao ? - GV nhận xét và chốt lại bài giải đúng. Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là 17 + 15 = 32 ( hàng ) Số học sinh của cả hai khối lớp 11 x 32 = 352 ( học sinh ) Đáp số : 352 học sinh 4.Củng cố - dặn dò: - Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 em - 2 HS lần lượt nêu. làm sao ? - Nhạân xét tiết học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Nhân - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực với số có 3 chữ số hiện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 3: Thể dục HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ ” I.Mục tiêu : -Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp. -Trò chơi : “Chim về tổ ” Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động -Học động tác điều hoà .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhịp độ chậm và thả lỏng. II. Đặc điểm – phương tiện : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung * Học động tác thăng bằng * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. +Lần 2: GV đứng trước hô nhịp tập cùng chiều với HS, HS tập các cử động của động tác điều hoà. +Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. +Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em +Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không cho cán sự làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. * GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. -GV điều khiển hô nhịp kết hợp cho HS tập ôn cả. Hoạt động của HS -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.. -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 8 động tác cùng một lượt (Xen kẽ mỗi động tác tập GV có nhận xét). -Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập. b) Trò chơi : “Chim về tổ ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật. -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi tự giác, tích cực và chủ động. 3. Phần kết thúc: -HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. -Đội hình hồi tĩnh và kết -Thực hiện bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thúc. thả lỏng toàn thân. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -HS hô “khỏe” -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. Tiết 4: Tập đọc NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa SGK. - Học sinh: SGK Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng đọc bài Tập đọc “Vẽ - 2 HS lên đọc. trứng”. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc nối tiếp: của bài. + Đoạn 1: Từ đầu... vẫn bay được. + Đoạn 2: Tiếp...tiết kiệm thôi. + Đoạn 3: Tiếp...các vì sao. + Đoạn 4: Còn lại. - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng - Theo dõi. cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. - khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Đọc. - GV đọc mẫu. - Nghe. b) Tìm hiểu bài Câu 1 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH: - Đọc và trả lời: Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? đã mơ ước được bay lên bầu trời. Câu 2 - Đọc và trả lời: Ông sống rất kham - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 và TLCH: khổ để dành dụm tiền mua sách vở và Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không như thế nào? ửng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao. Câu 3 - Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có - Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị thành công là gì? lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. - Thảo luận đặt tên cho truyện. - Nêu. Câu 4 - Em hãy đặt tên khác cho truyện? - 4 HS đọc. - Nêu nội dung của bài? - Nghe. c) Đọc diễn cảm - Gọi HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài. - Luyện đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1, 2 - Thi đọc diễn cảm. của bài. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. - Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Chính Tả (nghe – viết) NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng bài tập chính tả 2a / b hoặc bài tập 3a / b. - Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: VBT Chính tả. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng viết các tiếng có phụ âm đầu ươn / ương: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn viết - Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Người tìm đường lên các vì sao. - Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn viết. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm. c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. d) Thu, chấm, chữa bài - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm bài. - Nhận xét bài viết của HS. 2.3. Hướng dẫn làm BT chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận làm bài. - Gọi đại diện HS lên trình bày.. Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.. - HS theo dõi đọc thầm. - Nêu. - Nêu: Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt,... - Đọc và viết. - Nghe đọc và viết bài. - Soát lỗi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đọc. - Trao đổi và làm bài.. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - Gọi đại diện HS lên trình bày. - GV nhận xét, chữa bài.. - Trình bày. a) long lanh, lung linh, lặng lẽ, lộng lẫy, lớn lao, lọ lem,... + nặng nề, non nớt, nõn nà, náo nức, nô nức, năng nổ,... b) nghiêm khắc – phát minh – kiên trì – thí nghiệm – thí nghiệm – nghiên cứu – thí nghiệm – bóng điện – thí nghiệm. - Đọc. - Làm bài. - Trình bày. a) nản chí – lí tưởng – lạc lối (lạc hướng). b) kim khâu – tiết kiệm – tim.. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.. Buổi chiều Tiết 1: Tin học (GV chuyên dạy) Tiết 2: Toán NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai , tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy- học - SGK toán lớp 4, bảng con, phiếu khổ lớn. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách - Cả lớp thực hiện. vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kiểm tra cả lớp : Nhân nhẩm với 11 28 x 11 ; 45 x 11 ; 59 x 11 - Nêu cách làm 28 x 11 ; 45 x 11 - GV nhận xét. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số b ) Tìm cách tính 164 x 123 - GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 - Yêu cầu HS phân tích số 123 thành tổng số tròn trăm, tròn chục và 3 - Gọi HS nêu miệng bài : 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3 ) - GV chốt ý đúng. c. Giới thiệu cách đặt tính và tính - GV ghi phép nhân : 164 x123 - Giúp HS rút ra nhận xét : + Để thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện mấy phép nhân và phép cộng ? - Hướng dẫn HS đặt tính một lần rồi nhân. - Yêu cầu HS nhân ở bảng 164 123 492 328 164 20172 - GV nêu phần lưu ý như SGV/133 -Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. c) Luyện tập , thực hành * Bài 1: SGK/73 : Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. x. - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm. - 2 HS nêu.. - HS nghe. - HS nêu miệng. 123 = 100 + 20 + 3 - HS suy nghĩ tính và nêu kết quả. - 1 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp theo dõi - HS nêu 3 phép nhân và một phép cộng. - HS quan sát. - Cả lớp làm vào bảngcon - HS nêu 3 tích riêng của phép nhân + 492 là tích riêng thứ nhất. + 328 là tích riêng thứ hai + 164 là tích riêng thứ ba - Cả lớp lắng nghe.. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào phieu, cả lớp làm vào vở. - Dán kết quả và trình bày. - GV chữa bài , yêu cầu HS lần lượt nêu - Đổi chéo vở kiểm tra bài cho cách tính của phép nhân. 248 x 321 nhau. - GV nhận xét - 1 HS nêu cách nhân * Bài 3: SGK/73 : Hoạt động nhóm bàn : - Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn tìm - Các nhóm làm việc ghi bài giải ra cách giải và giải vào phiếu. vào phiếu. - GV theo dõi hướng dẫn những nhóm còn - Dán phiếu lên bảng và trình bày..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> yếu. - Muốn tính diện tích mảnh vườn hình vuông em làm sao ? - GV nhận xét 4.Củng cố - dặn dò: Trong phép nhân với số có 3 chữ số có mấy tích riêng ? cách viết của mỗi tích riêng như thế nào ? - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài : Nhân với số có ba chữ số (tiếp theo). - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu. - 1 HS đọc lại bài giải đúng.. - 2 HS nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.. Tiết 3: Kĩ thuật THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách thêu móc xích . - Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau . thêu được ít nhất năm vòng móc xích . Đường thêu có thể bị dúm . - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm . HS nam có thể thực hành khâu . Với học sinh khéo tay : + Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm . + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản . II. Đồ dùng dạy- học - Bộ đồ dùng kĩ thuật . - Tranh qui trình thêu móc xích - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len ( hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích III. Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b .Hướng dẫn + Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Hoạt động của HS - Hát. - HS quan sát 2 mặt thêu kết hợp.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> mẫu . - GV giới thiệu mẫu - Nêu đặt điểm của đướng thêu móc xích ?. - GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích - Nêu ứng dụng của mũi thêu móc xích ? + Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Dựa vào hình 2 em hãy nêu cách vạch đường dấu ? - GV vạch đường dấu lên bảng , chấm các điểm đường dấu cho HS quan sát . - Hướng dẫn nội dung 2 và quan sát hình 3a , 3b , 3c + Dựa vào hình 3a , em hãy nêu cách bắt đầu đường thêu ? - Thực hiện mũi thêu thứ 2 ,3 …… giống như mũi thứ nhất . + Dựa vào hính 3b , 3c , 3d em hãy nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba , tư ? - GV hướng dẫn HS kết thức đường chỉ , đưa mũi kim ra ngoài và xuống kim để chặn mũi thêu , thắt nút chỉ ở mặt trái . + Cách kết thúc đướng thêu móc xích có gì khác so vơi các đường khâu khác đã học ? - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. 4. Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Thêu móc xích (tt). với quan sát SGK + Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc tiếp nối nhau như sợi dây chuyền . + Mặt trái là những mũi chỉ liền nhau nối tiếp giống như thêu đột mau . - Dùng thêu trang trí hoa , lá cảnh vật con giống lên cổ áo ,ngực áo và thêu lân khăn tay - Giống như vạch dấu đường khâu thường . - Lớp quan sát - ( Hướng dẫn kĩ cho những HS nam ) - Lên kim ngay số 1 vòng sợi chỉ tạo thành vòng xuống kim tại điểm 1 , lên kim tại điểm 2 . Mũi kim ở trên vóng chỉ rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thứ nhất . - HS dựa vào cách thêu mũi thứ nhất trả lời . - Có đưa kim ra ngoai đướng thêu mới thắt mút chỉ - ( HS khéo tay ). Tiết 4: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Mục tiêu - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. - Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. - Tự giác làm bài tập..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: VBT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nêu lại 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: xanh. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi, thảo luận làm bài. - Gọi đại diện HS lên trình bày.. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đặt 2 câu – một câu với từ nhóm a), một câu với từ ở nhóm b). - Gọi đại diện HS lên trình bày. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS: + Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài: nói về một người có ý chí, có nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. + Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách, báo, nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em, người hàng xóm nhà em. + Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn. Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.. - Đọc. - Đọc, trao đổi và làm bài. - Trình bày. a) quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên cường, vững dạ, vững lòng,... b) gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, chông gai, thách thức,... - Đọc. - Đặt câu. - Đọc câu vừa đặt. - Đọc. - Theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> bằng một thành ngữ hoặc tục ngư. Sử dụng những từ ở bài tập 1. - Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài. - Làm bài. - Gọi HS nối tiếp đọc đoạn văn trước lớp. - Nối tiếp đọc bài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.. Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Khoa học (GV chuyên dạy) Tiết 2: Lịch sử (GV chuyên dạy) Tiết 3: Địa lý (GV chuyên dạy) Tiết 4: Toán NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). - Áp dụng phép nhânvới số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy – học - SGK toán lớp 4, bảng con, một số tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động của GV 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp phép nhân : 518 x 214 ; 715 x 425. - GV chữa bài nhận xét . 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài - Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số.. Hoạt động của HS - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.. - HS nghe..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> b. Tìm hiểu bài. * Giới thiệu cách đặt tính và tính - GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 - Yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. - Đặt tính : 258 x 203 774 000 516 52374 - Yêu cầu HS nhận xét 3 tích riêng của phép nhân. - GV hướng dẫn HS cách viết gọn lại 258 x 203 774 1516 152374 - Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. - Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. c. Luyện tập , thực hành * Bài 1 : SGK/73 : Hoạt động cá nhân: - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Hỏi : Giải thích cách làm nhân với số có 3 chữ số với chữ số hàng chục là 0 - GV nhận xét chung. * Bài 2 : SGK/73 : Hoạt động cá nhân: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu tính, ghi đúng sai vào ô trống và giải thích. - Theo các em vì sao cách thực hiện đó sai.. - GV nhận xét chung. * Bài 3 : SGK/73 : Hoạt động nhóm đôi:. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - Tích riêng thứ hai gồm 3 chữ số 0. - 1 HS nêu miệng phép nhân : 258 x 203. - Cả lớp thực hiện ở bảng con - HS trả lời : Ở tích riêng thứ 3 lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào phiếu. - Dán kết quả, bạn nhận xét - Đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - 1 HS nêu. - Cả lớp tính nháp rồi ghi kết quả đúng, sai và giải thích cách chọn. + Hai cách thực hiện đều là sai , cách thực hiện thứ ba là đúng. + Hai cách thực hiện đầu tiên sai vì 912 là tích riêng thứ ba , phải viết lùi về bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất nhưng cách 1 lại viết thẳng cột với tích riêng thứ nhất , cách 2 chỉ viết lùi 1 cột. - Cách thực hiện thứ ba là đúng vì đã nhân đúng, viết đúng vị trí của các tích riêng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS thảo luận cách giải và giải - 1 HS đọc đề toán. nhanh vào vở. - Nhóm đôi thảo luận cách giải và ghi cách giải vào vở. Hỏi : muốn tính khối lượng thực phẩm của - Đại diện nhóm trình bày, nhóm 375 con gà ăn trong 10 ngày em làm sao ? khác bổ sung. - GV nhận xét chung. - HS nêu. Tóm tắt : 1 ngày 1 con gà ăn : 104 g 10 ngày 375 con gà ăn : … g Bài giải Số kg thức ăn trại đó cần cho 1 ngày la - 1 HS đọc lại bài giải đúng. 104 x 375 = 39 000 ( g ) 39 000 g = 39 kg Số kg thức ăn trại đó cần trong 10 ngày là 39 x 10 = 390 ( kg ) Đáp số: 39 kg 4.Củng cố - dặn dò : - Nêu cách nhân với số 3 chữ số trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục ( thừa số thứ hai ) - HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài : Luyện tập - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.. Tiết 5: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu - Biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa SGK. - Học sinh: SGK Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện đã - 1 HS lên bảng. nghe, đã đọc về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - GV viết đề bài, gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có nghị lực. - Yêu cầu HS nối tiếp đọc 4 gợi ý. - Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý 1 nhắc HS những nhân vật được nêu tên trong gợi ý là những nhân vật đã biết trong SGK. Có thể kể những nhân vật đó. - Yêu cầu 2 – 3 HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện của mình. b) HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét, bầu chọn. - Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.. - Đọc. - Theo dõi.. - Đọc. - Đọc thầm và nghe.. - Theo dõi.. - Kể trong nhóm. - Thi kể. - Nhận xét. - Trao đổi.. Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Tiếng anh (GV chuyên dạy) Tiết 2: Tin học (GV chuyên dạy) Tiết 3: Mĩ thuật (GV chuyên dạy) Tiết 4: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 5: Âm nhạc (GV chuyên dạy).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Nhân với số có hai ,ba chữ số - Aùp dụng tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân , tính chất nhân 1 số với tổng ( hoặc một hiệu ) để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện - Tính giá trị của biểu thức số , giải bài toán có lới văn II. Đồ dùng dạy – học - Bảng con, SGK toán 4. một số tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động của GV 1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp phép nhân : 615 x 405 ; 110 x 206 - GV chữa bài nhận xét . 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng b) Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 : SGK/74 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu các em hãy tự đặt tính và tính , thi làm bài nhanh. - Nhận xét HS nào làm bài nhanh nhất.. Hoạt động của HS - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.. - HS nghe.. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào phiếu - 5 HS làm bài nhanh đưa tập lên chấm. Hỏi : Nêu cách nhân với số có 3 chữ số ? - HS chữa bài. * Bài 2 : SGK/74 : Hoạt động cá nhân - HS nêu. - Gọi HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào - Yêu cầu HS làm bài vào vở vở. - Chữa bài. -HS nhẩm : - Nhận xét các số ở mỗi dãy tính / 345x 2 = 690 - Phép tính ở các dãy tính như thế nào ? Vậy 345x200 = 69 000 - GV nhận xét chung. + 2 HS lần lượt nêu trước lớp * Bài 3 : SGK/74 : Hoạt động cá nhân -3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? bài vào vở . - GV yêu cầu HS làm bài. -Tính giá trị của biểu thức bằng cách - GV chữa bài và hỏi : thuận tiện nhất. -3 HS lên bảng làm bài , mỗi em làm 1 cột , cà lớp làm bài vào vở. + Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi +Áp dụng tính chất một số nhân với 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ) hãy một tổng : Muốn nhân một số với phát biểu tính chất này. một tổng ta có htể nhân số đó với.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - GV hỏi tương tự với các trường hợp còn từng số hạng của tổng rồi cộng các lại. kết quả lại với nhau. + Áp dụng tính chất một số nhân với -GV có thể hỏi thêm về cách nhân nhẩm. một hiệu 142 x 30 + Áp dụng tính chất giao hoán và kết -Nhận xét và cho điểm HS. hợp của phép nhân. Bài 4 SGK/74: Hoạt động nhóm -HS nêu. -Gọi HS đọc đề bài trước lớp. - 1 HS đọc đề toán. -Yêu cầu HS thảo luận và giải bài, có thể -Thảo luận nhóm và ghi bài gải vào bằng nhiều cách. bảng nhóm. - Treo bảng nhóm và trình bày. - GV nhận xét về bài làm của HS và hỏi: - Nhóm bạn nhận xét. + Muốn tìm sớ tiền nhà trường mua bóng - HS lần lượt nêu. đèn cho tất cả các phòng học em làm như - 2HS đọc lại bài giải theo hai cách. thế nào? Cách 2 Bài giải Cách 1 Bài giải Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng là mỗi phòng học là 8 x 32 = 256 ( bóng ) 3 500 x 8 = 28 000 ( đồng ) Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ phòng là cho 32 phòng là 3 500 x 256 = 896 000 ( đồng ) 28 000 x 32 = 896 000 ( đồng ) Đáp số : 896 000 đồng Đáp số : 896 000 đồng * Bài 5 SGK/74: Hoạt động nhóm - Gọi HS nêu đề bài - Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào ? -Yêu cầu HS làm phần a.. -1 HS đọc . - HS nêu. S = a x a -Nếu a = 12 cm , b = 5 cm thì : S = 12 x 5 = 60 (cm 2) -Nếu a = 15 cm , b = 10 cm thì : S = 15 x 10 = 150 (cm2 ) - Nhóm thảo luận phần b. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Cả lớp chũa bài.. - phần b thảo luận theo yêu cầu SGK/74. - GV nhận xét chốt ý SGV/136. 3.Củng cố- dặn dò: - Nêu các tính chất : - HS lần lượt nêu. + Một số nhân một tổng, một số nhân một - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiệu. hiện. + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài : Luyện tập chung -Nhận xét tiết học Tiết 2: Đạo đức.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình . - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình . GDKNS-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. -Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ. -Kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học Tranh BT3 sgk . III . Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ ? 2. Bài mới : Giới thiệu bài HĐ1: HS thực hành qua đóng vai tình huống GV hướng dẫn quan sát tranh. Giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm1-3 tranh 1; Nhóm 3-4 tranh 2 Hướng dẫn HS phỏng vấn về cách ứng xử của các vai trong tranh . Gv kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau . HĐ2: HS liên hệ thực tế bản thân . Bài tập 4/tr20: Giao nhiệm vụ cho các nhóm .. Cho HS làm bài ở vở BT - GV nhận xét,tuyên dương HĐ3: HS trình bày tư liệu sưu tầm được Gv lần lượt cho HS trình bày các nội dung sưu tầm : chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ . Gv nhận xét kết luận Củng cố: Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ ? 3. Củng cố - dặn dò. Hoạt động của HS Kiểm tra 2 HS Kiểm tra vở BT 4 HS. HS hoạt động nhóm quan sát tranh1,2 bài tập 3 (trang 19sgk ). HS nêu nội dung tranh . HS thảo luận,đóng vai theo nội dung tranh . Đại diện các nhóm trình bày Hs tham gia phỏng vấn .. 1 HS đọc đề nêu yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 trao đổi những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng biết ơn với ông bà,cha mẹ . HS làm việc cá nhân ở vở BT HS trình bày kết quả HS hoạt động cá nhân Lần lượt HS trình bày theo nội dung yêu cầu của GV HS trả lời ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Dặn dò:Thực hành ở gia đình chuẩn bị bài sau: Biết ơn thầy cô giáo Tiết 3: Tập đọc VĂN HAY CHỮ TỐT I. Mục tiêu - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa SGK. - Học sinh: SGK Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài Tập đọc “Người - 2 HS lên đọc. tìm đường lên các vì sao”. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của - Đọc nối tiếp: bài. + Đoạn 1: Từ đầu... xin sẵn lòng. + Đoạn 2: Tiếp... sao cho đẹp. - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho + Đoạn 3: Còn lại. HS. - Theo dõi. - Gọi HS đọc phần chú giải. - khẩn khoản, huyện đường, ân hận. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Đọc. - GV đọc mẫu. - Nghe. b) Tìm hiểu bài Câu 1 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH: + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? - Đọc và trả lời: + Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn? + Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của Câu 2 ông viết rất xấu. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH: Sự việc gì + Cao Bá Quát vui vẻ nói: Tưởng xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận? việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin Câu 3 sẵn lòng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Gọi HS đọc đoạn cuối, TLCH: Cao Bá - Đọc và trả lời: Lá đơn của Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi Câu 4 oan. - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài tìm đoạn mở - Đọc và trả lời: Sáng sáng, ông bài, thân bài, kết bài của truyện? cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ - Nêu nội dung của bài? cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời. - HS phát biểu. - Nêu. c) Đọc diễn cảm - Gọi HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. - 3 HS đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1 của - Nghe. bài. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. - Luyện đọc. - Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối. - Thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tập Làm Văn TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Tự giác sửa bài. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới - HS trả lời. 2.1. Giới thiệu bài 2.2. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Viết đề kiểm tra lên bảng. - GV nhận xét về kết quả bài làm: * Ưu điểm: HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. + Dùng đại từ nhân xưng trong bài nhất quán. + Diễn đạt câu, ý rõ ràng. + Sự việc, cốt truyện, liên kết giữa các phần. + Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật. + Chính tả, hình thức trình bày bài. * Hạn chế: Nêu VD cụ thể. - Thông báo điểm số cụ thể (giỏi, khá, trung bình, yếu). 2.3. Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS. a) Hướng dẫn HS sửa từng lỗi. - Yêu cầu HS sửa bài cá nhân theo định hướng sau: + Đọc lời nhận xét của cô. + Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài. + Viết vào nháp các lỗi trong bài theo từng loại lỗi và sửa lỗi. + Đổi bài làm và phần sửa cho bạn bên cạnh soát lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. b) Hướng dẫn sửa lỗi chung. - GV chép các lỗi định chữa lên bảng. - Gọi HS lên bảng chữa lỗi. - Yêu cầu HS trao đổi về bài chữa trên bảng. - GV chữa lại cho đúng (nếu sai). 2.4. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học và rút kinh nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.. - Theo dõi. - Nghe.. - Nhận bài. - Thực hiện.. - Theo dõi. - 1 HS lên bảng, cả lớp chữa nháp. - Trao đổi. - Chữa bài vào vở. - Lắng nghe. - Trao đổi, thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tiết 5: Tiếng anh (GV chuyên dạy) Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học. - Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số . - Các tính chất của phép nhân đã học. - Lập công thức tính diện tích hình vuông. II. Đồ dùng dạy – học - Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III.Hoạt động trên lớp Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: - Muốn tính diện tích hình chữ nhật em làm sao? - Cả lớp tính vào bảng diện tích hình chữ nhật, với a = 15m, b = 80m - GV chữa bài nhận xét . 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng b ) Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Gọi HS đọc đề. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Nêu cách đổi đơn vị đo khối lượng từ yến ra kg và tạ ra kg ? từ tấn ra kg và tấn ra tạ ? - Nêu cách đổi đơn vị diện tích từ dm 2 , cm2 và mm2 ra dm2 * Bài 2: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm bài a,b. - Phát phiếu cho 2 HS làm - Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân : 475 x 205. Hoạt động của HS - 1 HS nêu quy tắc và công thức. - Cả lớp làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm.. - HS nghe. - 1 HS đọc. - 3 HS làm bài voà phiếu, HS dưới lớp làm bài vào vở. - Dán phiếu lên bảng, bạn nhận xét. - HS nêu.. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu - Dán kết quả và trình bày. - 1 HS nêu, bạn nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - GV chữa bài và nhận xét. * Bài 3: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện - Hỏi : Ở bài tập a, b, c em áp dụng tính chất gì để giải - GV nhận xét. - HS nêu. - 3 HS làm bài vào phiếu., HS cả lớp làm bài vào vở. - Dán kết quả trình bày. - 3 HS lần lượt nêu : + Bài a vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp. + Bài b vận dụng tính chất một số nhân với một tổng + Bài c vận dụng một số nhân với một hiệu. * Bài 4: SGK/75 : Hoạt động nhóm - HS đọc đề toán. - GV gọi HS đọc đề bài - Nhóm thảo luận cách giải, ghi - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán vào phiếu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm với 2 cách giải - Dán kết quả trình bày rồi giải vào phiếu. - HS nêu Hỏi : Muốn tính số lít nước cả 2 vòi cùng - 2 HS đọc cách giải 1 và 2 chảy sau 1 giờ 15 phút em làm sao ? - GV nhận xét chung. Cách 2 : Cách 1: Bài giải Bài giải Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào 1 giờ 15 phút = 75 phút bể trong 1 phút Số lít nước vòi 1 chảy được là: 25 + 15 = 40 ( lít) 25 x75 = 1 875 ( lít ) Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy Số lít nước vòi 2 chảy được là: được vào bể số lít nước là 15 x75 = 1 125 ( lít ) 43 x 75 = 3000 ( lít ) Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào Đáp số : 3000 llít bể số lít nước là: 1875 + 1125 = 3000 ( lít ) Đáp số : 3000 lít - Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta - GV hỏi trong 2 cách làm trên cách nào chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng thuận tiện hơn ? và 1 phép tính nhân. * Bài 5: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Muốn tính diện tích hình vuông - Các em hãy nêu cách tính diện tích hình chúng ta lấy cạnh nhân cạnh. vuông ? - Là a x a - Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào ? - HS ghi nhớ công thức. * Vậy ta có công thức tính diện tích hình - HS làm bài vào vở. vuông là: Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 S = a x a (m2 ) - Yêu cầøu HS tự làm phần b. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Nhận xét bài làm của một số HS 3. Củng cố - dặn dò. - HS nêu..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Hai đơn vị đo khối lượng liền nhauhơn hoặc kém nhaubao nhiêu lần ? - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực - Nhận xét tiết học. hiện. - Về HS làm bài tập và chuẩn bị bài: Một tổng chia cho một số. Tiết 2: Luyện từ và câu CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng. - Xác định được câu hỏi trong một văn bản; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước. - Tự giác làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: VBT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Nhận xét Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và ghi lại các câu hỏi trong bài Tập đọc.. Hoạt động của HS - 1 HS lên bảng.. - Đọc. - Đọc và ghi lại: + Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? + Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?. Bài 2 - Yêu cầu HS cho biết các câu hỏi ấy là của - Suy nghĩ, phát biểu ý kiến: ai và để hỏi ai. + Của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. + Của một người bạn để hỏi Xi-ôncốp-xki. Bài 3 - Yêu cầu HS nêu những dấu hiệu giúp - Nêu: + Câu 1: Từ thế nào. nhận ra đó là câu hỏi. + Câu 2: Dấu chấm hỏi..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2.3. Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ. 2.4. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, làm bài. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Gọi HS đọc đầu bài. - Gọi 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn, yêu cầu HS suy nghĩ sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp. - Yêu cầu từng cặp HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi đáp. - Gọi một số cặp thi hỏi đáp. Bài 3 - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS đặt câu hỏi để tự hỏi mình. - Gọi HS nối tiếp đọc câu vừa đặt. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.. - Đọc. - Đọc. - Đọc và làm bài. - Trình bày. - Đọc. - Thực hiện. - Đọc và viết các câu hỏi.. - Thực hành. - Đọc. - Đặt câu hỏi. - Nối tiếp đọc.. Tiết 3: Tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện). - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. - Tự giác sửa bài. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV. Hoạt động của HS.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc. - Yêu cầu HS đọc thầm lại, suy nghĩ, phát - Đọc và trả lời: biểu ý kiến. + Đề 1: thuộc loại văn viết thư. + Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện. + Đề 3: thuộc loại văn miêu tả. - Tại sao em biết đề 2 là văn kể chuyện? - Vì khi làm đề này phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng Bài 2, 3 được ca ngợi, noi theo. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS nói về đề tài câu chuyện mình - Đọc. chọn kể. - Nối tiếp nói. - Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - Gọi từng cặp HS thực hành kể chuyện, - Viết dàn ý. trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu BT3. - Thực hành kể. - Gọi HS thi kể chuyện trước lớp, kể xong trao đổi, đối thoại cùng các bạn về: + Nhân vật trong truyện. - Thi kể. + Tính cách nhân vật. + Ý nghĩa câu chuyện. + Cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiế 4: Khoa học ( GV chuyên dạy) Tiết 5: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê. - Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt - Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> III. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ -Ý kiến các thành viên trong tổ. - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết: 2. GV đánh giá chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn. c) Học tập:- Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, còn một số em chưa tham gia phát biểu. - Một số em viết chữ còn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn. - Một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ. d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ. - Bầu cá nhân tiêu biểu: - Bầu tổ tiêu biểu: 2. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ. - Thực hiện tốt phong trào “đôi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×