Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.71 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ KHÁNH LINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH
PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quyền Đình Hà


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Khánh Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển nông thơn- Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trường Đại học
Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Khánh Linh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abtract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
2.1.

Một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học ................4

2.1.1.

Khái niệm đào tạo và chất lượng đào tạo..........................................................4

2.1.2.

Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học ............................10

2.1.3.

Yêu cầu của nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hiện nay .................12


2.1.4.

Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học ...................12

2.1.5.

Các yếu ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng trường Đại học .........................17

2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo trường đại học ...............20

2.2.1.

Những kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở nước ngoài......................20

2.2.2.

Những kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở trong nước ..........24

2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho đại học Hùng Vương .....................................27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................29


iii


3.1.1.

Giới thiệu khái quát về cơ cấu tô chức, bộ máy chức năng và nhiệm vụ
của trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ. ...........................................29

3.1.2.

Giới thiệu chương trình đào tạo tại trường đại học Hùng Vương ....................35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................35

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.............................................................35

3.2.2.

Phương pháp điều tra – khảo sát ....................................................................37

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................38

3.2.4.


Phương pháp phân tích ..................................................................................38

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................41
4.1.

Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Hùng Vương,
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................41

4.1.1.

Mục tiêu, sứ mạng của Nhà trường ................................................................41

4.1.2.

Nâng cao chất lượng của giảng viên ...............................................................43

4.1.3.

Đổi mới chương trình ....................................................................................45

4.1.4.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập ...................................50

4.1.5.


Phương pháp học tích cực của sinh viên ........................................................55

4.1.6.

Kết quả nâng cao chất lượng đào tạo ..............................................................56

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học
Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ ............................................................................63

4.2.1.

Chủ trương chính sách về nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục
và đào tạo ......................................................................................................63

4.2.2.

Quy mô đào tạo của nhà trường .....................................................................64

4.2.3.

Tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập ............................................................65

4.2.4.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..............................67

4.2.5.


Tài chính và quản lý tài chính phục vụ đào tạo ...............................................70

4.2.6.

Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn nâng cao chất lượng đào tạo ..............73

4.3.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ .....................................................................................77

4.3.1.

Rà soát, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo .............................77

4.3.2.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thư viện và các phương tiện phục vụ
giảng dạy và học tập ......................................................................................79

iv


4.3.3.

Đổi mới công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng đầu vào ................................. 81

4.3.4.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên................... 81


4.3.5.

Cải tiến công tác tổ chức thi cử, kiểm tra đánh giá kết quả học tập sinh
viên ...............................................................................................................83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................84
5.1.

Kết luận .........................................................................................................84

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................85

5.2.1.

Đối với Chính phủ và bộ giáo dục và đào tạo .................................................85

5.2.2.

Đối với ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ ..........................................................86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................87
Phụ lục ......................................................................................................................90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BGDĐT


Nghĩa tiếng Việt
Bộ giáo dục và đào tạo
Cao đẳng

CLĐT
CNH-HĐH

Chất lượng đào tạo
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNVC
CTCT&HSSV

Cơng nhân viên chức
Cơng tác chính trị và học sinh sinh viên

CTĐ
CTĐT
CTĐT
ĐCCT
ĐGN
ĐH
ĐHHV
DN
GD
GDCD

GDĐH
GD-ĐH
KHXH&NV
KTCN
NCGD,VH&NT
NCKH
NCƯDKH&CGCN
NCXH

QTKD
SV
TCSP
TNCS HCM
TS
TT-TL-TV
UBND

Cơng tác đội
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo
Đề cương chi tiết
Đánh giá ngồi
Đại học
Đại học Hùng Vương
Doanh nghiệp
Giáo dục
Giáo dục công dân
Giáo dục đại học
Giáo dục đại học
Khoa học xã hội và nhân văn

Kỹ thuật cơng nghệ
Nghiên cứu giáo dục, văn hóa và nghệ thuật
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Nhu cầu xã hội
Quyết định
Quản trị kinh doanh
Sinh viên
Trung cấp sư phạm
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Thơng tin – tư liệu – thư viện
Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Hùng Vương .............................30

Bảng 3.2.

Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố ....................................................36

Bảng 3.3.

Thu thập số liệu mới ...............................................................................36


Bảng 4.1.

Đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng Vương ....................................44

Bảng 4.2a.

Chương trình đào tạo Trường Đại học Hùng Vương hệ chính quy ...........47

Bảng 4.2b. Chương trình đào tạo Trường Đại học Hùng Vương hệ liên thông...........48
Bảng 4.3.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại trường ĐHHV .......................50

Bảng 4.4.

Hệ thống kí túc xá tại trường ĐHHV .......................................................53

Bảng 4.5.

Đánh giá công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của
Nhà trường..............................................................................................54

Bảng 4.7.

Thống kê kết quả học tập của sinh viên hệ đại học 3 khóa 20142016........................................................................................................56

Bảng 4.8.

Đánh giá của cán bộ, giảng viên về công tác xây dựng nội dung
chương trình đào tạo ...............................................................................57


Bảng 4.9.

Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại
học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ .............................................................58

Bảng 4.10. Tỷ lệ sinh viên có việc làm khi ra trường.................................................59
Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp điều tra sinh viên đã tốt nghiệp ....................................60
Bảng 4.12. Đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về kỹ năng thực hành
nghề nghiệp của sinh viên Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ..............61
Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về những kỹ
năng khác của sinh viên ĐHHV ..............................................................62
Bảng 4.14. Quy mô tuyển sinh Trường Đại học Hùng Vương ...................................65
Bảng 4.15. Tài liệu học tập tại trường ĐHHV ...........................................................67
Bảng 4.6.

Đánh giá của giảng viên về ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên
trường ĐHHV .........................................................................................69

Bảng 4.17. Bảng thống kê nguồn thu của Trường Đại học Hùng Vương ...................71
Bảng 4.18. Thống kê nguồn chi giai đoạn 2014 – 2016 tại trường ĐHHV .................73

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình đào tạo ...............................................................................5
Hình 2.2. Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo .......................................................6
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo ...........................8
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Đại học Hùng Vương ...............................31

Sơ đồ 3.2. Chương trình đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương .............................35

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Khánh Linh
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương,
Tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế theo định hướng ứng dụng

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh
Phú Thọ thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường đại
học phục vụ cho yêu cầu của xã hội trong thời gian tới, góp phần nâng cao hơn chất
lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

-

Phương pháp xử lý số liệu

-


Phương pháp phân tích

Kết quả chính và kết luận
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo
trong trường đại học trường. Tập hợp các định nghĩa, khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội
dung và các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đào tạo đại học của các nước trên thế
giới và kinh nghiệm của một số trường đại học trong nước để vận dụng vào Trường Đại
học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ.
Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Hùng
Vương hiện nay, luận văn đã đưa ra một số nhận xét như sau:
Về lực lượng và chất lượng giảng viên những năm qua đã được tăng cường, nhất là
số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, PGS đã tăng lên song tốc độ tăng chậm.
Về xây dựng nội dung chương trình đào tạo đại học hiện nay đã có nhiều đổi
mới, cập nhật, phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường các kỹ năng cho sinh
viên trong quá trình đào tạo. Tuy vậy hàm lượng lý thuyết vẫn nhiều, cần tiếp tục đổi
mới chương trình và nội dung các mơn học.
Cơng tác xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của nhà
trường đã được chú trọng và tăng cường, đáp ứng cơ bản các yêu cầu học tập của sinh

ix


viên. Song cơ sở vật chất nhất là các phòng thực hành cịn thiếu cần được đầu tư thêm.
Cơng tác giảng dạy của giảng viên trong trường đã được đổi mới về phương
pháp, được đa số người học đánh giá ở mức trung bình và khá. Tuy vậy cần đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Về ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên, hầu hết các giảng viên trong
trường đều cđánh giá khá tốt. Song vẫn còn một số sinh viên chưa cố gắng đầu tư thời
gian học tập.

Kết quả đánh giá về chất lượng đào tạo đại học cho thấy phần lớn được đánh giá
ở mức bình thường với giá trị điểm trung bình là trên 3 điểm, cần có những giải pháp
phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm tới.
Kết quả phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào đại học
của trường Đại học Hùng Vương cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
cho giảng viên; Công tác quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo; Nguồn lực tài chính; Chất lượng tuyển chọn đầu vào người học...đều có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại
học tại Trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, bao gồm: Tiếp
tục đổi mới chương trình đào tạo, tài liệu học tập; Tăng cường cải tiến phương pháp
giảng dạy; Quan tâm để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; Đầu tư để tăng cường
xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập nhất là các phòng thí nghiệm và
thực hành, hệ thống tài liệu và thư viện.

x


THESIS ABTRACT
Master Candidate: Hà Khánh Linh
Thesis title: Solutions to enhance the education quality at Hung Vuong University, Phu
Tho province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Education Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
- Evaluating the quality of education at Hung Vuong University in the recent time
- Analysin the factors impact on education quality at Hung Vuong University

- To propose solutions to improve the education quality of the University to
meet the requirements of the society in the coming time.
Methods
-

Collecting data and document

-

Data processing methods

-

Analytical methods.

Main finding and Conclusion
The research has identifyed a set of definitions, concepts, roles, characteristics,
contents and factors that affect the quality of higher education. Based on the experience
of improving the quality of higher education in the world and the experience of some
universities in the country to apply to Hung Vuong University, Phu Tho Province.
Base on analyzing and evaluating the current quality of education at Hung
Vuong University, the research has made some comments as follows:
- The quality of lecturers have been strengthened, especially the number of
lecturers with master's degrees, doctoral degrees and Assoc. professors have increased
but the growth rate is slow.
- The curriculum of programs in the university has many innovations, updated,
consistent between theory and practice, enhancing skills for students in the training
process. However, theoretical content is still great, and it is necessary to continue to
innovate the curriculum and content of the subjects.
- The building of material facilities and materials for teaching and learning of

the school has been focused and strengthened to meet basic requirements of students.
But the most material facilities are the lack of practice rooms that need more investment.

xi


- The teaching process of lecturers of the university has been innovated in
methodology, which is assessed by the majority of students at medium and good level.
However, it needs to innovate teaching methods.
- Most of the lecturers are doing well to improve the attitude of students in
learning and training. However, some students have not tried to invest time for learning.
- The results of the tertiary qualification assessment show that most of them are
rated at a normal level with an average of over 3 points. Appropriate measures are
needed to improve the quality of training in the years. next.
The results of analyzing a number of factors affecting the improvement of
education quality of Hung Vuong University showed that the training and professional
fostering for lecturers, the management, operation and exploitation of the system of
material facilities in service of training, financial resource and the quality of the
selection of learners input have a great influence on the quality of training.
The research has proposed a number of measures to improve the education
quality at Hung Vuong University, Phu Tho Province in the coming time, including
Renovation of training programs and learning materials; Improving teaching methods;
Interested to improve the quality of teachers; Investing to strengthen the facilities for
teaching and learning, especially laboratories and practice, document systems and
library system.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong bối cảnh hiện nay việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu
cầu xã hội, kết nối doanh nghiệp, tạo việc làm cho sinh viên của các trường đại
học, là vấn đề cốt lõi đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các nhà trường.Trong
thời đại của kinh tế tri thức, bất kỳ một quốc gia nào, để có thể đi tắt, đón đầu
nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân lực chất
lượng cao ln giữ vai trò quyết định. Trên thực tế, dễ nhận thấy rằng, chất lượng
đào tạo của các trường đại học ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và
các chính sách xã hội. Và, đương nhiên, các trường đại học cũng luôn chịu sự tác
động mạnh mẽ của môi trường kinh tế – xã hội và các thành tựu khoa học – công
nghệ của nhân loại.
Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 là, về cơ bản, trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, cần huy động
và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngồi nước. Theo đó,
một trong những yếu tố có ý nghĩa then chốt là nâng cao chất lượng đào tạo đại
học. Bởi trong bất kỳ điều kiện lịch sử nào, trường đại học luôn là môi trường bồi
dưỡng, sáng tạo và chuyển giao những thành tựu khoa học – công nghệ mới nhất,
là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
phát triển đất nước.
Hội nghị trung ương lần thứ 8 Khóa 11 đã nhất trí thơng qua đề án đổi
mới căn bản và tồn diện nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quyết định. Đây
được coi là tiền đề để đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà sang một tầm cao mới,
đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Về mục tiêu của đổi
mới lần này, trung ương chỉ rõ, phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất
lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài
đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả
năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học là một yêu cầu bức xúc

của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc Nhà nước quy định các

1


trường đại học phải thực hiện sự kiểm định chất lượng thông qua biện pháp tự
đánh giá và đánh giá ngồi để xác định vị trí và khả năng đào tạo của mình trong
hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, càng khẳng định
quyết tâm của Nhà nước ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng bắt kịp các nước trong
khu vực và thế giới, nhất thiết phải có những giải pháp mang tính tích cực. Ở cấp
độ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực cố gắng đưa ra giải pháp giúp
giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam vươn lên tầm khu vực, tiến tới trình độ giáo
dục đại học, cao đẳng thế giới; làm tròn sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng cao cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trường Đại học Hùng Vương trong những năm qua đã cung cấp nhiều
nguồn nhân lực cho xã hội, luôn nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo
nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội. Xuất phát từ thực tế
chất lượng đào tạo và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo; với mong muốn được
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển và nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương,
Tỉnh Phú Thọ thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
trường đại học phục vụ cho yêu cầu của xã hội trong thời gian tới, góp phần nâng
cao hơn chất lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo
trong trường đại học;
+ Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương , Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua;
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lượng
đào tạo Trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
đào tạo tại trường đại học.
- Các yêu cầu về đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng
đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại
học Hùng Vương trong giai đoạn tới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
+ Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Hùng Vương và các đối
tượng có liên quan trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng
01/2014 – 12/2016.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo
tại trường đại học. Đồng thời đã làm rõ được các nội dung, vai trò nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường đại học. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tổng kết được các

kinh nghiệm thực tiền về nâng cao chất lượng đào tạo trường đại học.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường đại học
Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất hồn thiện các giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Đây là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng đào tạo tại
trường đại học.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp cơ bản, mang tính thực
tiễn cao để tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1.1. Khái niệm đào tạo và chất lượng đào tạo
2.1.1.1. Đào tạo
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho
người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc
nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục,
thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi
nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ
bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo
lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2017).
Hoạt động đào tạo là loại hình chuyển giao và phát triển các kiến thức,
kỹ năng lao động chuyên biệt, hình thành nhân cách nghề nghiệp của con
người trong một loại hình lao động nhất định (Dương Thị Thanh Nga, 2013).

Trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, đào tạo có thể
xem là một hoạt động dịch vụ với sản phẩm đặc biệt là năng lực thực hiện của
con người đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong lĩnh vực đào tạo chất lượng được đảm bảo và đánh giá theo cả
quá trình: từ đầu vào – đến quá trình dạy học – đầu ra.
Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường
học. Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo được xem như một nhiệm vụ
quan trọng nhất trong tất cả các trường học (Dương Thị Thanh Nga, 2013).
Khi tiến hành đào tạo phải nắm được nhu cầu đào tạo, xác định được 4
mục tiêu và xây dựng được chương trình đào tạo thực tế trên cơ sở nhu cầu sử
dụng lao động cần phải nghiên cứu đánh giá những kết quả đào tạo và có được
thơng tin phản hồi để kiểm tra các chương trình đào tạo (theo sơ đồ sau):

4


Hình 2.1. Sơ đồ quy trình đào tạo
Nguồn: Dương Thị Thanh Nga (2013)
Phát triển nhân lực là yêu cầu nội tại tất yếu của bất cứ quốc gia nào, trong

đó, đào tạo là khâu then chốt, là công cụ chủ yếu để phát triển nhân lực. Hội nghị
Trung ương 4 (khóa VII) đã chỉ ra: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều
kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và
bảo vệ đất nước (Dương Thị Thanh Nga, 2013).
2.1.1.2. Chất lượng đào tạo
Chất lượng luôn là vấn đề rất được quan tâm và việc phấn đấu nâng cao
chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của
bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Dưới đây là một số quan niệm về chất lượng đào
tạo:“ Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo

đã đề ra đối với chương trình đào tạo” (Kells H.R.Self, 1995). Hay:
“ Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở
các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng
lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào
tạo theo các ngành cụ thể” (Kells H.R.Self, 1995).
Là mức đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra (Lê Đức Phúc, 2004).
Chất lượng đào tạo là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đề ra đối với một
chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, 2005).
Là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm
chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người
tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình theo các ngành nghề cụ thể
(Trần Khánh Đức, 2010).

5


Như vậy, mặc dù khó có thể đưa ra một định nghĩa về chất lượng trong
đào tạo, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ
biến nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là khái niệm đa chiều,
với những người ở cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi
xem xét nó. Đối với cán bộ giảng dạy thì ưu tiên của khái niệm chất lượng đào
tạo phải là ở q trình đào tạo, cịn đối với người học và những người sử dụng lao
động, ưu tiên về chất lượng đào tạo của họ lại ở đầu ra, tức là trình độ, năng lực,
và kiến thức của sinh viên khi ra trường
Nhu cầu xã hội
Kết quả đào
tạo khớp với
mục tiêu đào
tạo


Kết quả đào tạo
phù hợp với nhu
cầu sử dụng

Kết quả đào tạo

Hình 2.2. Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo
Nguồn: Trần Khánh Đức (2004)

Sản phẩm của quá trình đào tạo là con người và các dịch vụ đào tạo (đầu
ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân
văn và năng lực vận hành nghề nghiệp. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực
của thị trường lao động, quan điểm về chất lượng đào tạo khơng chỉ dừng ở kết
quả của q trình đào tạo với những điều kiện đảm bảo chất lượng như: Cơ sở vật
chất, đội ngũ giảng viên,… mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng
của học sinh tốt nghiệp đối với yêu cầu công việc, yêu cầu của người sử dụng lao
động và xã hội (Nguyễn Đức Trí, 2010).
Theo Nguyễn Đức Trí (2010), chất lượng đào tạo gồm:
- Chất lượng bên trong: sự đạt được mục tiêu đào tạo (phù hợp tiêu chuẩn
đào tạo) do cơ sở đào tạo đề ra;
- Chất lượng bên ngoài: sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng bên ngoài
(người sử dụng lao động đã tốt nghiệp, học sinh, cha mẹ của học sinh, chính
quyền, xã hội) và khách hàng bên trong (đội ngũ cán bộ, giảng viên).
Chất lượng đào tạo tốt sẽ cung cấp cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ,
ngành nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng thích ứng với

6


sự thay đổi trong mục tiêu, cơ cấu của cơ quan, đơn vị để đạt được những mục

tiêu đã đề ra (Hồng Ngọc Cách, 2010).
2.1.1.3. Mục đích của nâng cao chất lượng đào tạo
Ngày nay, chất lượng đào tạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia
mà là chất lượng so sánh khu vực và thế giới. Các chuẩn mực quốc tế đang cần
được hình thành là bộ cơng cụ chuẩn (ISO) để đánh giá chất lượng đào tạo. Đánh
giá trong giáo dục đào tạo là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống
nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý về mục tiêu đã định (Trần
Khánh Đức, 2004).

Chất lượng đào tạo như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động,
đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người,
do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá. Việc đánh giá, đo
lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính cán bộ giảng dạy, sinh viên của
trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình. Hoặc việc đánh
giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do các cơ quan
hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen - chê, xếp hạng, khuyến
khích tài chính, kiểm định cơng nhận…). Dù đối tượng của việc đo lường, đánh
giá chất lượng là gì và chủ thể của việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên,
quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới
xác định được việc sử dụng phương pháp cũng như các cơng cụ đo lường tương
ứng. Mục đích của đánh giá trong giáo dục hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào đặc thù
của từng trường, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cả tuỳ thuộc vào
quan điểm đánh giá của các chủ thể. Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục đào tạo
đại học, cao đẳng là cung cấp nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất
lượng ở đây sẽ được xem là mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị
trường lao động. Còn nếu lấy chương trình, muc tiêu đào tạo làm cơ sở đánh giá
thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng kiến thức, kỹ năng mà
khoá học đã cung cấp, mức độ nắm bắt và sử dụng các kiến thức và kỹ năng của
sinh viên sau khoá học. Đánh giá chất lượng đào tạo cịn nhằm mục đích đảm bảo

với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng một chương trình đào
tạo, hay một trường, khoa nào đó chưa đạt, đã đạt hay vượt mức những chuẩn
mực nhất định về chất lượng. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức,
cơ hội đối với các cơ sở đào tạo và đề xuất các biện pháp nhằm từng bước nâng

7


cao chất lượng đào tạo. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền
trong cơng việc hoạch định các chính sách hỗ trợ cho nhà trường khơng ngừng
mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của mình. (Trần Khánh Đức, 2004).
Đào tạo cịn giúp cho cán bộ cơng chức giải quyết và đề ra các chính sách
có hiệu quả, có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến thay thế
khi cần thiết (Hồng Ngọc Cách, 2010).

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo
Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (2014)

Dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định và các quy định cụ thể về các chuẩn
mực (Tiêu chuẩn, chỉ số…) do nhà nước và các cơ quan quản lý chất lượng ban
hành, công tác đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo thực hiện các
nội dung sau:
- Thu thập, tổng hợp và phân tích các thơng tin, số liệu, các minh chứng
cần có theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định đề ra.
- Tổ chức khảo sát thu thập các ý kiến tự đánh giá của các cán bộ, giáo
viên và học sinh nhà trường. Khảo sát tình hình việc làm của học sinh sau khi ra
trường, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ sở sử dụng nhân lực do nhà
trường đào tạo.
- Tổng hợp thông tin đánh giá theo các tiêu chuẩn kiểm định và bằng
chứng thu thập được.

Trong đào tạo có 6 loại đánh giá chính:

8


Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu của kinh tế- xã hội.
Đánh giá chương trình, nội dung đào tạo.
Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Đánh giá quá trình đào tạo.
Đánh giá tuyển dụng.
Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo.
2.1.1.4. Kiểm định chất lượng đào tạo
Theo Nguyễn Đức Chính (2002) chất lượng đào tạo có thể đánh gía
trực tiếp qua sản phẩm đào tạo, qua chất lượng học sinh tốt nghiệp,tuy nhiên
cũng có thể đánh giá gián tiếp qua các điều kiện đảm bảo chất lượng
Kiểm định chất lượng tiếp cận theo cách phối hợp hai cách đánh giá trên,
bởi lẽ đánh giá chất lượng đào tạo trực tiếp qua chất lượng sinh viên tốt nghiệp
nhiều khi mang tính chủ quan của người dạy. Mặt khác khơng thể nói một nhà
trường đào tạo chất lượng trong khi trường đó khơng có những điều kiện tối thiểu
để đảm bảo chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo cuả Nhà trường không
phù hợp với yêu cầu của xã hội và của người học (Hoàng Ngọc Cách, 2010).
Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá
chất lượng đào tạo (đầu ra) và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các
chuẩn mực được quy định. Những chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo đạt
chuẩn sau khi kiểm định được thông báo công khai cho người học, người sử dụng
lao động và toàn xã hội như một bằng chứng đảm bảo cho chất lượng đào tạo của
các cơ sở và các chương trình đào tạo đó. Việc kiểm định chất lượng đào tạo của
một cơ sở đào tạo có nội dung quan trọng là đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng của cơ sở đó và chứng minh được rằng hệ thống quản lý chất lượng là có
hiệu quả, đảm bảo các sản phẩm được quản lý trong hệ thống đúng với những

đăng ký chất lượng đã được cơ sở cam kết thực hiện trước khách hàng (hay mục
tiêu đào tạo đã được cơng bố) (Nguyễn Đức Chính, 2002).
+ Khi kiểm định nhà trường, trọng tâm chú ý là các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo và hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường. Với các điều
kiện đảm bảo chất lượng và một hệ thống quản lý chất lượng tốt tất yếu sẽ cho ra
những sản phẩm có chất lượng. Và như vậy, các chương trình đào tạo chỉ được
xem xét như là một bộ phận trong việc kiểm định chất lượng của Nhà trường
(Nguyễn Đức Chính, 2002).

9


+ Khi kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo, trọng tâm của sự
chú ý lại tập trung ở hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo: mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo của ngành/nghề có được xác định hợp lý, phù
hợp nhu cầu xã hội hay khơng, tổ chức q trình đào tạo theo chương trình đào
tạo của ngành/nghề đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra hay không…Lẽ đương
nhiên là các điều kiện trong hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường cũng
được đề cập đến như là bối cảnh để thực hiện q trình đào tạo. Bởi khơng thể có
một chương trình đào tạo của ngành/ nghề nào đó có chất lượng tốt trong khi bối
cảnh triển khai nó cịn nhiều khiếm khuyết. Cơng tác kiểm định có hai mục đích
cơ bản sau:
Đánh giá xác nhận hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường
hoặc một chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định đề ra
được Nhà trường thừa nhận và cam kết thực hiện. Giúp Nhà trường cải thiện,
nâng cao chất lượng đào tạo của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã
hội, đảm bảo lợi ích chung của tồn xã hội, của người sử dụng lao động và của cả
người học (Quốc hội, 2009).
2.1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học
Để phát triển bền vững về mọi mặt, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều

quan tâm đến sự phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, một lĩnh vực then chốt để phát triển trên toàn bộ các lĩnh vực của
một quốc gia (Dương Thị Thanh Nga, 2013).
Thực tế cho thấy một số quốc gia kém phát triển cũng là do nền giáo dục
đào tạo ở quốc gia đó lạc hậu. Ở Việt Nam, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX đã khẳng định từ nay đến năm 2020 phấn đấu để xây dựng nước ta cơ
bản thành nước công nghiệp: khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và
động lực của cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hố đất nước. Vì vậy giáo dục
và đào tạo càng được đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước
và của toàn dân với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài (Nguyễn Đình Đức, 2014)
Cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là con đường thoát khỏi nguy cơ
tụt hậu, ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia để thực hiện
mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” (Nguyễn
Đình Đức, 2014).

10


Một trong những nền tảng quan trọng có tính quyết định, bảo đảm sự thành
công của chiến lược phát triển theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố là
nguồn nhân lực, đặc trưng là chất lượng mới và số lượng lớn. Giáo dục là cái nôi
đào tạo ra đội ngũ những người lao động có chất lượng tiến vào thế kỷ 21 với mục
tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực có đủ tài đức. Hình thành đội ngũ người lao
động có tri thức, tay nghề, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, làm việc sang tạo, có
đạo đức cách mạng có tinh thần yêu nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (Nguyễn
Đức Chính, 2002).
Những mục tiêu đó địi hỏi các nhà trường cần nâng cao khả năng đào tạo
tồn diện, có năng lực chun mơn sâu, có ý thức tự chủ trong cơng việc, có khả
năng tự tìm và tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa (Nguyễn Đức Chính, 2002).
Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện vật và
vượt qua những thử thách trong tương lai.
Trong bối cảnh tồn cầu hố và áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong nền
kinh tế thị trường, các trường đào tạo nói chung và các doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến để tăng cường sức mạnh, nâng cao chất lượng trên các mặt về sản
phẩm và dịch vụ. Đối với các trường đào tạo phải gắn mục tiêu đào tạo với phát
triển kinh tế xã hội nhằm đào tạo ra đội ngũ người lao động có chất lượng cao
(Nguyễn Đình Đức, 2014).
Cơng tác đào tạo, khi được tiến hành tốt sẽ mang lại không chỉ cho nhà
trường mà còn mang lại cho các doanh nghiệp những người sử dụng lao động
và bản thân người lao động những lợi ích cụ thể: “ Tăng khả năng sinh lợi cho
doanh nghiệp, cải thiện kỹ năng nhận thức nghề nghiệp, tăng nhuệ khí cho
người lao động, tạo động lực phát triển…” Bên cạnh các lợi ích trên, cơng tác
đào tạo còn mang đến người lao động một số lợi ích khác, nhưng tựu chung lại
cũng là lợi ích của nhà trường đào tạo và các doanh nghiệp và của tồn xã hội,
khơng những thế cơng tác đào tạo cịn cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm và
các cá nhân giúp người lao động định hướng bằng cách đào tạo chuyển giao
hoặc hỗ trợ phát triển nhằm cải thiện kỹ năng bản thân, tạo khơng khí học tập,
tạo sự gắn kết, tạo sự phát triển và hợp tác (Nguyễn Đức Chính, 2002).
Mục tiêu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu đào tạo của mỗi lĩnh vực, nhưng tất cả
đều thể hiện sự mong muốn được trang bị nhiều kỹ năng cũng như nhận thức mới

11


×