Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.72 KB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG HỒ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO
HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn



Lê Quang Hồ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện
Hương Sơn, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hương Sơn, Phịng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn huyện Hương Sơn,... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Quang Hồ

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

1.5.1.

Về cơ sở lý luận ............................................................................................... 4

1.5.2.

Về cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng ................................................................................ 6
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 6


2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................. 6

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng .......................................................................................................... 16

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng ................................................................................................ 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng .......................................................................................................... 26

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển chè các địa phương trong cả nước ............................. 26

iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hương Sơn ......................................... 30


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn .............................................................. 31

3.1.1.

Đặc điểm về tự nhiên ..................................................................................... 31

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội .......................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 39


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 39

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 40

Phần 4. kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 42
4.1.

Thực trạng phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa
bàn huyện Hương Sơn ................................................................................... 42

4.1.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hương Sơn ................. 42

4.1.2.

Phát triển sản xuất chè theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh, nâng
cao giá trị gia tăng ......................................................................................... 48

4.1.3.

Phát triển sản xuất chè theo hướng thay đổi cơ cấu giống chè phù hợp
với điều kiện địa phương, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng ........................... 50

4.2.


Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ
trên địa bàn huyện Hương Sơn ....................................................................... 52

4.2.1.

Tình hình chung của các hộ điều tra ............................................................... 52

4.2.2.

Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra ..................................................... 53

4.2.3.

Tình hình đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
chè của các hộ điều tra ................................................................................... 54

4.2.4.

Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra ......................................... 57

4.2.5.

Tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra ...................................................... 60

4.2.6.

Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè .............................. 61

4.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Hương Sơn ............................................... 63

4.3.1.

Nhóm yếu tố tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu) ..................................... 63

4.3.2.

Nhóm yếu tố thuộc về các chính sách của Nhà nước ...................................... 65

iv


4.3.3.

Nhóm yếu tố thuộc về người sản xuất chè ...................................................... 67

4.3.4.

Nhóm yếu tố thuộc về tác nhân khác .............................................................. 69

4.4.

Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa
bàn huyện Hương Sơn ................................................................................... 70

4.4.1.

Giải pháp về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ...................................................... 70


4.4.2.

Giải pháp về các chính sách của Nhà nước..................................................... 71

4.4.3.

Giải pháp đối người sản xuất chè ................................................................... 72

4.4.4.

Giải pháp về nhóm yếu tố thuộc tác nhân khác............................................... 73

4.4.5.

Giải pháp về khuyến nông, kỹ thuật ............................................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 77
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 77

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 78

5.2.1.

Đối với Chính phủ ......................................................................................... 78


5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

GO

Giá trị sản lượng

HTX

Hợp tác xã



Lao Động


PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai huyện Hương Sơn qua 3 năm 2016-2018 ......... 33

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn giai đoạn
2016-2018................................................................................................. 35

Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu GTSX của huyện Hương Sơn, giai đoạn 2016-2018 ....... 37

Bảng 4.1.


Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Hương
Sơn, giai đoạn 2016-2018 ......................................................................... 43

Bảng 4.2. T hực trạng quy mô sản xuất chè của huyện Hương Sơn, giai đoạn
2016-2018 ................................................................................................ 45
Bảng 4.3.

Thực trạng năng suất chè của huyện Hương Sơn, giai đoạn 20162018 ......................................................................................................... 46

Bảng 4.4.

Định mức đầu tư, giá trị sản xuất chè của huyện Hương Sơn giai
đoạn 2016-2018........................................................................................ 49

Bảng 4.5.

Cơ cấu và sản xuất chè của huyện Hương Sơn theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng, giai đoạn 2016-2018......................................................... 51

Bảng 4.6.

Khái quát tình hình chung của các hộ trồng chè (n=120)........................... 52

Bảng 4.7.

Quy mô sản xuất của các hộ điều tra năm 2018 ........................................ 54

Bảng 4.8.


Chi phí đầu tư cho các hoạt động thường xuyên trong giai đọan kiến
thiết cơ bản của các hộ sản xuất chè ......................................................... 55

Bảng 4.9.

Chi phí đầu tư cho các hoạt động thường xuyên trong giai đọan kinh
doanh của các hộ sản xuất chè .................................................................. 56

Bảng 4.10. Các hình thức tổ chức của hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu .................. 58
Bảng 4.11. Các hình thức liên kết của các hộ sản xuất chè.......................................... 58
Bảng 4.12. Lợi ích của các hình thức liên kết sản xuất của các hộ trồng chè ............... 60
Bảng 4.13. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè nguyên liệu của các hộ điều tra ............. 60
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế chè sản xuất chè VietGap và chè thường (tính bình
qn trên 1 ha, năm 2018) ........................................................................ 62
Bảng 4.15. Các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của các hộ điều tra ............ 64
Bảng 4.16. Các yếu tố tự nhiên tác động đến giá trị gia tăng của sản xuất chè ........... 65
Bảng 4.17. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè của các hộ ................ 66
Bảng 4.18. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến nâng cao giá trị gia tăng của
sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) ..................................................... 67

vii


Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nâng cao giá trị gia tăng của
sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) ..................................................... 68
Bảng 4.20. Ảnh hưởng tuổi của chủ hộ đến nâng cao giá trị gia tăng của sản
xuất chè (tính bình qn trên 1 ha)............................................................ 68
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các hình thức liên kết sản xuất đến nâng cao giá trị
gia tăng của các hộ trồng chè .................................................................... 69
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các hoạt động tập huấn kỹ thuật đến nâng cao giá trị

gia tăng của các hộ trồng chè (n=95) ........................................................ 70
Bảng 4.23. Các yếu tố tự nhiên tác động đến giá trị gia tăng của sản xuất chè
(tính bình qn trên 1 ha) ......................................................................... 71
Bảng 4.24. Các yếu tố chính sách của Nhà nước tác động đến nâng cao giá trị
gia tăng của sản xuất chè (tính bình qn trên 1 ha) .................................. 71
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nâng cao giá trị gia tăng của
sản xuất chè.............................................................................................. 72
Bảng 4.26. Ảnh hưởng tuổi của chủ hộ đến nâng cao giá trị gia tăng của sản
xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)............................................................ 73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Quang Hồ
Tên luận văn:. Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: (i) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; (ii)
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa
bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng tại huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; (iv) Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng tại địa bàn nghiên cứu thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu:
Nguồn số liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội qua giai đoạn (2016-2018); Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp năm 2019;
Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Báo cáo hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên điều tra với 120 hộ đại diện trong 2 xã
Sơn Tây và Sơn Kim 2. Điều tra bằng bảng hỏi, hệ thống các câu hỏi phỏng vấn được
soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thơng tin có thể và kiểm tra tính
chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư
liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
Phương pháp mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên
cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các thước đo chung nhất của dữ liệu
lượng là phương sai, độ lệch chuẩn; khoảng cách giữa các tứ phân vị; và độ lệch bình
quân tuyệt đối. Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có
thể áp dụng cả hai mục tiêu nói trên.
Phân tích số liệu, so sánh các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau theo thời gian
để phản ánh sự biến động qua các thời kỳ, so sánh theo không gian để phản ánh sự biến
động giữa các địa bàn, so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được
mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra,…

ix


Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
+ Đẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện
Hương Sơn là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nơng dân.
+ Tình hình sản xuất chè của huyện năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả
về diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi qua các năm qua ln tăng. Ngun

nhân là do diện tích trồng chè tăng lên, cùng với thực hiện chủ trương phát triển sản
xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, huyện tập trung chỉ đạo công tác thâm canh chè, tăng
cường cán bộ khuyến nơng theo dõi sự phát triển và tình hình sâu bệnh trên cây chè, tập
huấn kỹ thuật trồng chè cho bà con nông dân.
+ Sản xuất chè đã giải quyết được nhiều cơng ăn việc làm, góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngồi ra trồng chè cịn có tác dụng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự
hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.
Kết quả, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè qua từng năm chịu
ảnh hưởng của các yếu tố như chính sách phát triển cây chè, điều kiện tự nhiên, khí hậu,
đất đai, kinh nghiệm và trình độ của chủ hộ, yếu tố giá cả và thị trường, hoạt động và
công tác khuyến nông tại huyện. Xét theo cả chu kỳ trồng chè do chè là cây trồng có
chu kỳ sản xuất dài nên hiệu quả của cả chu kỳ sản xuất chè phụ thuộc vào độ tuổi của
cây chè. Năng suất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Sơn chịu ảnh
hưởng nhiều nhất bởi quy mô sản xuất, đầu tư chi phí và trình độ kỹ thuật của chủ hộ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
trong sản xuất chè của các hộ nông dân, nhằm khắc phục một số ảnh hưởng còn tồn tại
và nâng cao hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân tôi đề ra một số giải pháp như: chủ
động tăng cường nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chè, người dân áp dụng khoa học công
nghệ vào trong sản xuất và cần mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân,
và có những chính sách hỗ trợ về tín dụng cho nông dân sản xuất chè./.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Le Quang Ho
Thesis title: Solution to develop tea production in the improving value added direction
in Huong Son district, Ha Tinh province.
Major: Economic Management


Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study:
The study aims to address the following specific objectives: (i) Systematizing
the theoretical and practical basis of tea production development towards increasing tea
value added; (ii) Assessing the status of tea production development towards increasing
value added in Huong Son district, Ha Tinh province in recent years; (iii) Analysis
factors affecting on tea production development in order to increasing added value in
Huong Son district, Ha Tinh province; (iv) Proposing possible solutions to develop tea
production in order to improving value added in study area in the coming time.
Research Methods:
Secondary data was collected from report of socio-economic implementation
development tasks through the period (2016-2018); Report on the results of
implementing the National Target Program on New Rural Development in 2018, tasks
and solutions for 2019; The results of land inventories, and maps of land using status
report; Report on production and business activities of enterprises.
Primary data was achived mainly from randomized survey with 120
representative households in Son Tay and Son Kim communes 2. All the questionaires
focus on the issues that related research topic. Pre test was done before carry out before
official survey in order to check the reliability of collected data.
While descriptive Statistics Analysis were used to analysis all the criteria as
variance, standard deviation; the distance between the quartiles; and absolute average
deviation in order to summarize collected data, comparative analysis shown the
different of criteria over time to reflect changing in period, fluctuations between areas,
and results made with the proposed plan to see the level of accomplishing the set goals,
..Main research results and conclusions:
Promoting tea production and improving it’s economic perfomances as well in
Huong Son district which followed right direction in order to exploit its potentials and

strengthens to reform economy and raise income for farmers.

xi


Tea production situation in the district last years has achieved significant
progress in terms of area, productivity, output of fresh tea buds has always increased. It
came from tea area increased, along with the implementation of VietGap tea production
development guidelines, the district focused on directing intensificative production,
strengthening agricultural extension staff to monitor the development and situation of
pests and diseases on tea, training techniques tea cultivation for farmers.
Tea production has solved many jobs, contributing to improving and rasing
living standard of households. In addition, tea cultivation also cover the bare land,
denuded hills and mountains, protect the ecological environment in the area, promoting
the development of sustainable agricultural systems.
The study has shown that productivity and economic efficiency of tea
production are depended on factors such as tea development policies, natural conditions,
climate, land, experience and skills of household head, price and market accessment,
agricultural extension activities in the district. Because tea is long-term crops, therefore,
the effectiveness of the whole tea production cycle depends on the age of the tea tree.
Tea productivity of farmers in Huong Son district is most affected by production scale,
costs investment and farming skills of the household head.
Base on the analysis results, the research has proposed some possible solutions
to overcome remaning problems and improve the economic performances of tea
production as: actively increasing investment capital for tea production, encoraging
farmer apply science and technology into production and open more technical training
courses for farmers, last but not least, having credit support policies for tea farmers.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời và được trồng khá phổ biến trên thế giới hơn
cả cà phê và ca cao. Chè được tập trung trồng nhiều nhất ở Châu Á, đặc biệt là
một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Nhật Bản, Indonexia, Việt
Nam (Nguyễn Hữu Khải, 2005). Chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao,
có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích
hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, chữa bệnh đường ruột, lợi tiểu, kích
thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì, chống sâu răng và hơi miệng. Chính vì các đặc
tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm phổ thông trên tồn thế giới. Hiện
nay đã có trên 58 nước trên thế giới sản xuất chè, trong đó có 30 nước trồng chè
chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu trên thế giới ngày càng cao.
Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển
(Lê Tất Khương, 2006).
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất và sản lượng tương đối ổn
định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập hàng năm cho người
lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công
nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như
tiêu dùng trong nước, thì cây chè được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế
mạnh của khu vực trung du và miền núi (Phùng Văn Chấn, 1999).
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2014,
xuất khẩu chè chính ngạch của Việt Nam đạt 133.000 tấn, thu về 230 triệu USD
và là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè (sau Trung Quốc, Ấn Độ,
Kenya và Sri Lanka). Mặc dù lượng xuất khẩu lớn như vậy, nhưng do chè Việt
Nam chủ yếu xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao, giá chè xuất khẩu của
nước ta lại chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Trong 6
tháng đầu năm 2015, xuất khẩu chè đạt 54 nghìn tấn với giá trị đạt 90 triệu USD,

giảm 6,7% về khối lượng và giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Sản xuất chè hiện nay vẫn có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế khơng cao.
Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, các nhà quản lý và chuyên gia cho

1


rằng, đó là do sản xuất cịn manh mún, tổ chức sản xuất chè chưa tốt, thiếu liên
kết với thị trường; người dân thiếu kiến thức; quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất
cập; tổ chức theo dõi và kiểm tra đánh giá ATTP cịn lỏng lẻo, khơng quản lý tận
gốc. Ngành chè quy mơ sản xuất nhỏ, bình qn khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó
tiếp cận các thiết bị kỹ thuật mới và chứng nhận chè an toàn. Nhiều cơ sở chế
biến được cấp giấy phép sản xuất, nhưng không có vùng ngun liệu; trình độ tay
nghề chế biến thấp, chất lượng chè không cao.
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ có nhiều điều kiện đất đai,
thời tiết khá thuận lợi cho phát triển cây chè. Chè công nghiệp được đưa vào
trồng ở Hà Tĩnh từ năm 1959 tại Nông trường Tây Sơn để giải quyết việc làm
cho bộ đội xuất ngũ năm 1954; tuy vậy do thiếu quy hoạch; khâu chế biến, tiêu
thụ chưa được quan tâm đúng mức do vậy quá trình phát triển gặp nhiều khó
khăn, diện tích chè khơng mở rộng được. Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông
nghiệp, xác định các loại cây con chủ lực có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, năm
2012 Hà Tĩnh xác định lại Chè là một trong 12 cây trồng vật nuôi chủ lực của
tỉnh (theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh), đồng
thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trồng chè. Hiện nay, diện tích
trồng chè của tỉnh đang được mở rộng theo quy hoạch và được trồng tập trung
chủ yếu tại các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê. Ngoài việc nâng cấp
nhà máy chế biến, mở rộng quy mô sản xuất, Công ty Chè Hà Tĩnh đang triển
khai sản xuất theo quy trình VietGap.
Hương Sơn là huyện miền núi, nằm phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, với địa
hình đồi núi xen đồng bằng, có nhiều diện tích đất và điều kiện khí hậu, thời tiết

thích hợp cho việc phát triển cây chè. Trên địa bàn huyện có Nhà máy chế biến
chè cơng nghiệp của Xí nghiệp Chè Tây Sơn và Nhà máy chế biến chè công
nghiệp của Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây
Sơn, việc liên kết trồng chè của các hộ dân với các đơn vị trên hiện nay đảm bảo
bền vững, sản phẩm chè của Công ty Chè Hà Tĩnh đã xuất khẩu được vào các thị
trường khó tính như các nước Trung Đơng và một phần thị trường Anh; sản
phẩm chè của Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế mới Tây Sơn
đã xuất khẩu sang các nước Afghanistan, Pakisstan. Sau 5 năm thực hiện tái cơ
cấu nông nghiệp, huyện Hương Sơn đã xác định chè một trong những sản phẩm
liên kết theo chuỗi bền vững nhất, là cây trồng cho thu nhập tương đối ổn định, là
cây “xóa đói giảm nghèo” và đưa vào một trong những cây chủ lực ưu tiên phát

2


triển của huyện. Tổng diện chè trên địa bàn huyện năm 2018 là 246,84 ha, sản
lượng chè tươi đạt 3.036,13 tấn (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, 2018).
Như vậy, có thể khẳng định phát triển chè là hoàn toàn đúng. Vấn đề đặt
ra là cần phát triển ở quy mơ như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân nào
chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển? Công tác quản lý nhà nước các cấp cần làm
gì? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để cây chè phát triển
nhanh, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao?
Xuất phát từ
Hương Sơn và phục
hành nghiên cứu đề
cao giá trị gia tăng

thực trạng và yêu cầu phát triển của ngành chè ở huyện
vụ cho việc chỉ đạo sản xuất tại địa phương chúng tôi tiến
tài “Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng

trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”. Kết quả

nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất chè, tăng thu nhập
cho người trồng chè cũng như cơ sở sản xuất, chế biến chè, giải quyết việc làm
cho người lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chè
trên địa bàn huyện thời gian qua, từ đó đề xuấtgiải pháp phát triển sản xuất chè
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng;
(ii) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua;
(iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
(iv) Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng tại địa bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được đặt ra nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến
phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng tại huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:

3


(i) Thực trạng sản xuất và chế biến chè đang diễn ra như thế nào trên địa
bàn huyện Hương Sơn?
(ii) Những yếu tố nào tác động đến phát triển sản xuất chè theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Hương Sơn?
(iii) Những giải pháp nào giúp thúc đẩy phát triển sản xuất chè góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ trồng chè; các đơn vị thu mua chè búp tươi;
cán bộ nông nghiệp, khuyến nông huyện, xã; lãnh đạo các địa phương; các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn huyện Hương Sơn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung:
Thực trạng phát triển sản xuất chè, các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đề ra giải pháp phát triển chè theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
• Phạm vi về khơng gian:
Đề tài được tiến hành tại địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
• Phạm vi thời gian:
+ Thông tin số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2016-2018).
+ Số liệu sơ cấp điều tra năm 2018.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2025.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về cơ sở lý luận
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển sản xuất chè, phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng; thực trạng phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ở

4



nước ta thời gian qua, những thành công và những thách thức đặt ra trong phát
triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; kinh nghiệm phát triển sản
xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ở một số địa phương của nước ta từ
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng có giá trị tham khảo cho huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.5.2. Về cơ sở thực tiễn
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ở huyện
Hương Sơn thời gian qua. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân hạn chế và rút ra
các bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển
sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Hương Sơn
thời gian tới.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
a. Phát triển
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng và có nhiều quan niệm khác nhau về sự
phát triển. Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001): Phát triển là một
quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế,
chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa... Những quan niệm về phát triển đều có
chung ý kiến cho rằng phát triển là một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần,
phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát

triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự
do cơng dân của mọi người dân.
Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển
phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế và xã hội để phân biệt các
trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội. Phát triển bao gồm cả tăng trưởng
(Phạm Vân Đình và cs., 1997).
b. Phát triển kinh tế
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triển dân
trí và giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Phát triển kinh tế được
hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tức
tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ, sản lượng
và sự tiến bộ về mọi mặt mặt của xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý (Trần
Văn Chử, 2000). Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng, bao gồm các
nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải

6


vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh
tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.
- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện
đời sống dân cư.
- Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều nhân
tố, trong đó nhân tố nội tại của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn nhân tố
bên ngồi có vai trị quan trọng.

Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2006).
Để biểu thị sự phát triển kinh tế thông qua thước đo tăng trưởng, người ta
dùng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, gồm: tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền
kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất và phát triển sản xuất chè
a. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 2007). Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc Thọ
(2010) cho rằng sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong
các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi thương mại. Quyết định dựa vào những vấn đề chính sau:
sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và
làm như thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết
để làm ra sản phẩm.
Sản xuất cái gì? Tức là sản xuất hàng hóa dịch vụ nào, với số lượng là bao
nhiêu, bao giờ thì sản xuất? Cơ sở của vấn đề này là sự khan hiếm nguồn lực
(nguồn tài nguyên) so với nhu cầu của xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của bất
kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết là giảm tới mức tối thiểu sự lãng phí
trong việc sản xuất những sản phẩm không cần thiết và tăng cường tới mức tối đa

7



việc sử dụng nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu của
xã hội, phải tiết kiệm nguồn lực. Muốn trả lời chính xác câu hỏi này thì phải
nghiên cứu thị trường.
Sản xuất như thế nào? Tức là sản xuất bằng những đầu vào nào, sản xuất
bằng công nghệ nào, giao cho ai sản xuất? Lựa chọn đúng đắn vấn đề này đồng
nghĩa với việc sử dụng lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra một lượng sản phẩm
nhất định (tối thiểu hóa chi phí đầu vào trên một đơn vị sản phẩm đầu.
Sản xuất cho ai? Tức là sản phẩm sản xuất ra được phân chia thế nào cho
các thành viên trong xã hội tiêu dùng. Sản phẩm sản xuất ra hướng tới đối tượng
khách hàng nào? Giàu hay nghèo, trẻ hay già, nam hay nữ để có thể lựa chọn
nguyên liệu đầu vào, cơng nghệ sử dụng.
Các yếu tố sản xuất: Nhìn chung, cái mà con người có là các yếu tố sản xuất,
còn cái mà con người cần là sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ). Q trình biến đổi các
yếu tố sản xuất thành những sản phẩm mà con người cần gọi là quá trình sản xuất.
Yếu tố sản xuất là các đầu vào của q trình sản xuất, nó được phân thành 3 nhóm:
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên: Đất đai theo nghĩa rộng bao gồm đất
dùng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản (đường sá, nhà
ở,...). Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Nhiên liệu ban đầu như than đá, dầu mỏ,
khí đốt, khống sản như quặng sắt, đồng, bơxít, rừng tự nhiên,... tất cả các loại
đầu vào thuộc vào nhóm này đều là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho loài
người tức là sản phẩm của tự nhiên chứ không phải sản phẩm của lao động.
Lao động: lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một
mức độ nhất định trong quá trình sản xuất.
Tư bản (vốn): Tư bản là những hàng hóa như: máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, đường sá... được sản xuất ra rồi lại được sử dụng để sản xuất ra các hành
hóa khác. Việc tích lũy các hàng hóa tư bản trong nền kinh tế có một vai trò hết
sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất.
b. Phát triển sản xuất sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:

Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số

8


lượng đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là q trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai q
trình này điều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa khi
nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện
nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm (Trần Đăng Khoa, 2010).
c. Phát triển sản xuất sản xuất chè
Phát triển sản xuất chè là quá trình tăng cường sự tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất chè, thông qua các hoạt động để tăng cường ở rộng
diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng chè đáp ứng yêu cầu của người tiêu
dùng và thị trường tiêu thụ sản phẩm chè.
Phát triển số lượng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất
chè. Muốn vậy ta phải tăng diện tích đất để mở rộng quy mơ sản xuất, đầu tư
thêm về giống mới có năng suất cao, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng
cường đội ngũ lao động.
Phát triển chất lượng là việc tăng đầu tư thâm canh, thay đổi cơ cấu giống có
sản lượng và chất lượng cao, từng bước nâng cao chất lượng chè, hiệu quả sản xuất
thành giá cả của sản phẩm chè ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của
thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm
cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thối các

nguồn tài ngun, đảm bảo phát triển bền vững (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày, thích nghi với điều kiện địa hình đồi
dốc, có thể thu hoạch nhiều lần trong năm. Hơn nữa đây là cây có khả năng
chống xói mịn rửa trơi tốt đối với đất dốc. Cây chè có hiệu quả kinh tế cao
nhưng cũng địi hỏi người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn ở giai đoạn
kiến thiết cơ bản và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây khác. Vì vậy,
việc phát triển sản xuất chè sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên; dẫn
đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nơng sản có giá trị
cao, tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên.

9


Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp
sang trồng cây chè sẽ tạo ra những vùng chun mơn sản xuất hàng hóa, tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng thu nhập cho người nơng dân.
Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa (Kinh tế thị trường) phát triển ở khu vực nông
thôn (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Phát triển sản xuất cơng nghiệp dài ngày nói chung, cây chè nói riêng góp
phần làm cho ngành cơng nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành công
nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công
nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn sản phẩm chất lượng,
quanh năm cho nhân dân (Trần Đăng Khoa, 2010).
Phát triển sản xuất chè cịn góp phần tạo cảnh quan, mơi trường sinh thái
thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như thăm quan mơ hình,
du lịch, nghỉ dưỡng… (Trần Đăng Khoa, 2010).
Việc phát triển sản xuất chè còn thúc đẩy việc tìm tịi và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây cơng nghiệp nói chung và chè nói riêng với lợi

thế từng vùng đã góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo
hiệu quả. Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành
những khu vực sản xuất hàng hóa như đường giao thơng, điện, thơng tin,… Qua
đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển cây chè không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn mà nó cịn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái,
cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền vững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong sản xuất cây chè đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn
cho đất nước.
2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ
a. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ logic
và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm

10


thực hiện q trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tiêu thụ
thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng là khâu lưu thông hàng hóa là cầu
nối trung gian một bên là sản xuất một bên là tiêu dùng (Huỳnh Thị Mi, 2010).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối của sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản
xuất (Phạm Vân Đình và cs., 1997).
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là
thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu dùng. Nó là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản

xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng (Trần Minh Đạo, 2006).
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba
vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và
kinh doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
* Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao
gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh
nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (DNSX)
hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các
nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất.
Do tiêu thụ hàng hóa là cả một q trình gồm nhiều hoạt động khác nhau
nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ
hàng hóa doanh nghiệp khơng những phải làm tốt mỗi khâu cơng việc mà cịn
phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực
tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp.
Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong q trình
tiêu thụ hàng hóa khơng thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự
nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp khơng thể tổ chức sản xuất trước rồi
mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa khơng đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa khơng thể tiêu thụ được sản phẩm
hàng hóa và doanh nghiệp phá sản.
* Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt
động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho
khách hàng đồng thời thu tiền về.

11


Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thơng qua hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp nhờ đó hàng hố được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu

chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục
vụ cho nhu cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (Giáo trình những vấn
đề lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013).
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời
và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản
xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định
khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại
lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị
trường. Thị trường với các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó
có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường sản phẩm ở đấy được đề cập
đến cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đến ảnh hưởng
rất lớn đến phát triển sản xuất sản phẩm, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì
sản xuất sẽ bất ổn. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
Giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt
động tiêu thụ. Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị
trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được
khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh
được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các
doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng,
và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh
doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách
hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm
Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội

tại của sản phẩm được xác định bằng những thơng số có thể đo được hoặc so

12


×