Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN TRUNG THÀNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này
là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Trung Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Học viện Nông nghiệp, Khoa
Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phát triển Nơng thơn, các đơn vị trong và ngồi hệ thống
Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang. Kho bạc Nhà nước Hiệp Hịa
Nhân dịp hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và chân thành tới sự
quan tâm giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các Thầy,
cơ bộ môn phát triển nông thôn, khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nông nghiệp. Đặc
biệt tôi xin bày tỏ lịng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới cơ giáo, PGS.TS. Nguyễn Thị
Minh Hiền, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí đồng nghiệp trong Kho
bạc Nhà nước Hiệp Hòa, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và
thực hiện luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Trung Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn

.............................................................................................................. ii

Mục lục

............................................................................................................. iii

Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ .................................................................................. viii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3
1.5.

Những đóng góp của luận văn ........................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
qua kho bạc nhà nước ..................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4

2.1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò của NS xã ..................................................................... 6
2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của ngân sách xã ................................................................... 8
2.1.4. Hệ thống và chu trình ngân sách nhà nước ...................................................... 11

2.1.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách xã ........................................... 13
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách xã ................ 20
2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 23

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở các nước trên thế giới ................................ 23
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN ở các địa phương .................... 27
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Hiệp hòa trong quản lý chi thường xuyên
NSNN ........................................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 32

iii


3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 36
3.1.3. Giới thiệu khái quát về Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa ...................................... 41
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 44

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 44
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 44

3.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 45
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 46
4.1.

Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc
nhà nước huyện Hiệp Hịa ............................................................................... 46

4.1.1. Khái qt tình hình chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà
nước huyện Hiệp Hòa...................................................................................... 46
4.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc
Nhà nước Hiệp Hòa......................................................................................... 54
4.1.3. Chu trình chi, thanh tốn quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước Hiệp Hòa. ................................................................................. 55
4.1.4. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc
Nhà nước ........................................................................................................ 57
4.1.5. Quản lý chấp hành chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước ..... 59
4.1.6. Quản lý quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước ..... 67
4.1.7. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước
Hiệp Hòa......................................................................................................... 71
4.1.8. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra ngân sách xã ....................................... 74
4.1.9. Đánh giá chung công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước Hiệp Hịa .................................................................................. 75
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
xã qua kho bạc Nhà nước. ............................................................................... 78

4.2.1. Chính sách và các quy định chi ngân sách ....................................................... 78
4.2.2. Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực hiện chi ngân sách ........................... 79

4.2.3. Đặc điểm của các xã và đội ngũ quản lý tại các xã........................................... 82
4.2.4. Các yếu tố về định mức, chi tiêu ngân sách ..................................................... 83

iv


4.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ..................... 83
4.2.6. Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị ...................................................... 85
4.3.

Định hướng và các giải pháp hoàn thiện tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước Hiệp Hòa ....................................... 85

4.3.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 85
4.3.2. Định hướng ..................................................................................................... 87
4.3.3. Giải pháp ........................................................................................................ 89
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 100
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 100

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 101

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 102
Phụ lục

........................................................................................................... 104


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2014 – 2016.............. 35

Bảng 3.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Hiệp Hịa qua 3 năm
2014 - 2016 ............................................................................................ 37

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở hạ tầng nơng thơn huyện Hiệp Hịa năm 2016 ............... 38

Bảng 3.4.

Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNN Hiệp......................... 42

Bảng 3.5.

Số lượng mẫu điều tra............................................................................. 44

Bảng 4.1.

Cơ cấu chi Ngân sách xã qua KBNN Huyện Hiệp Hịa giai đoạn 3
năm (2014-2016) .................................................................................... 47


Bảng 4.2.

Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm
2014 - 2016 ............................................................................................ 49

Bảng 4.3.

Phân tích tình hình chi sự nghiệp kinh tế từ năm 2014 - 2016 ................ 50

Bảng 4.4.

Tình hình chi quản lý hành chính NSX trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
năm 2014 – 2016 .................................................................................... 53

Bảng 4.5.

Đánh giá về cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã.................................. 58

Bảng 4.6.

Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã (theo nhóm mục chi) qua
KBNN Hiệp Hịa giai đoạn 2014 – 2016 ................................................ 60

Bảng 4.7.

Đánh giá về công tác thực thi ngân sách nhà nước .................................. 66

Bảng 4.8.

Ý kiến đánh giá về nguyên nhân của việc lập báo cáo chi ngân sách ....... 68


Bảng 4.9.

Đánh giá về công tác quyết toán chi ngân sách xã ................................... 69

Bảng 4.10.

Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa giai
đoạn năm 2014 đến năm 2016 ................................................................ 72

Bảng 4.11.

Số liệu dự tốn chi khơng hết cuối năm bị hủy........................................ 73

Bảng 4.12.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ chế quản
lý đến quản lý chi ngân sách xã .............................................................. 79

Bảng 4.13.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của trình độ quản
lý đến quản lý chi ngân sách xã .............................................................. 80

Bảng 4.14.

Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện Hiệp Hòa................. 81

Bảng 4.15.


Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của số lượng cán
bộ đến quản lý chi ngân sách xã.............................................................. 81

vi


Bảng 4.16.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của hệ thống tổ
chức đến quản lý chi ngân sách xã .......................................................... 82

Bảng 4.17.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của định mức chi
tiêu ngân sách đến quản lý chi ngân sách xã ........................................... 83

Bảng 4.18.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ sở vật chất
đến quản lý chi ngân sách xã .................................................................. 84

Bảng 4.19.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của ý thức chấp
hành đến quản lý chi ngân sách xã .......................................................... 85

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống ngân sách Nhà Nước ................................................................ 11

Sơ đồ 2.2.

Chu trình lập dự toán ngân sách nhà nước ...............................................12

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức KBNN Hiệp Hịa ..................................................43

Hình
Hình 4.1.

Sơ đồ quy trình quản lý chi “một cửa” NS xã qua KBNN Hiệp Hịa ........56

Hình 4.2.

Sơ đồ quy trình quản lý chi “một cửa” NS xã qua KBNN ........................ 94

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Hiệp Hịa năm 2016 .........................................34
Biểu đồ 3.2. Tình hình KTXH huyện Hiệp Hòa 5 năm 2012 -2016 .............................. 40

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSX

Ngân sách xã

POS

(Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc

UBND


Uỷ ban nhân dân

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Trung Thành
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Những năm qua, cơng tác quản lý NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Hiệp
Hịa nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế quản lý chi thường xuyên
NSNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về
quy mơ và chất lượng. Tuy nhiên việc quản lý NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện
Hiệp Hịa cịn có nhiều vấn đề chưa phù hợp, cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn
trong nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách không được
đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng. Công tác điều
hành NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đơi lúc cịn bất cập; vai trò
quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn chưa coi trọng đúng mức; cơ chế quản lý
chi thường xuyên NSNN còn chưa đáp ứng được với xu thế đổi mới. Đồng thời, công
tác quản lý NSNN qua KBNN Hiệp Hòa chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cải cách
tài chính cơng.
Quản lý NSNN phải vừa đảm bảo tính tập trung của chính sách tài chính quốc
gia, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ minh bạch, công khai và trách
nhiệm được đặt ra là cấp bách cả về thực tiễn và lý luận. Qua nghiên cứu và thực tế

công tác tại địa phương tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
Để đạt được những nội dung chính đề tài có mục tiêu chính là Trên cơ sở phân
tích thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa thời gian tới. Các lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề
tài được hệ thống hóa như: Ngân sách nhà nước; ngân sách xã; quản lý; vị trí, vai trị
của ngân sách xã. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh.
Qua thực trạng đánh giá công tác chi thường xuyên ngân sách xã cho thấy: Từ
khi có luật NSNN, ngân sách xã của huyện Hiệp Hịa đã có nhiều chuyển biến tích cực,
cơng tác quản lý chi thường xun Ngân sách xã qua KBNN ngày càng được cải tiến và

x


đạt được những kết quả cực kỳ quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý quỹ
NSNN. KBNN Hiệp Hịa đã thực hiện việc quản lý ln tn thủ đúng chế độ quy định;
tạo được sự thay đổi căn bản về nhận thức quản lý NSNN và kỷ luật chi tiêu công quỹ.
Đặc biệt, qua công tác quản lý chi thường xuyên NSX, cũng nảy sinh những vấn
đề khó khăn, thách thức, đặc biệt là những thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo và
điều hành công tác quản lý chi thường xuyên NSX trong điều kiện hiện nay. Cơng tác
lập dự tốn chưa được coi trọng, chất lượng dự tốn NSX chưa cao; cơng tác quản lý
NSX cịn lỏng lẻo vẫn cịn tình trạng lãng phí NSNN, cán bộ quản lý NSX còn bị hạn
chế về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngân sách xã vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên,
chặt chẽ. Song những năm qua do thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
theo luật NSNN nên đã có những tác động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát
triển kinh tế xã hội ở cơ sở. Qua phân tích quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua
KBNN huyện Hiệp Hòa trong những năm 2014 – 2016 doanh số hoạt động ngày càng

tăng theo từng năm, cụ thể tổng chi thường xuyên NSX năm 2014 là: 45.813 triệu
đồng; năm 2015 là: 67.661 triệu đồng; năm 2016 là: 75.951 triệu đồng.
Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại từ đó đề tài đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang như: Hồn thiện quy trình quản lý chi ngân sách đối
với cấp xã; Tăng cường thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Phân định rõ trách nhiệm của
các cơ quan đơn vị trong công tác chi ngân sách xã; Tăng cường hoat động thanh tra,
kiểm tra quản lý chi thường xuyên NSX; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước Hiệp Hòa; Tăng
cường quy trình giao dịch một cửa trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua kho bạc nhà nước; Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý chi tài chính; Cần
có sự hướng dẫn chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt nghiệp vụ quản lý chi thường
xuyên; Xây dựng và áp dụng quy trình cấp phát, quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước theo kết quả đầu ra; tập trung quản lý chi các khoản chi ngân sách nhà nước
có mức độ rủi ro cao; Phối hợp tốt với cơ quan tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa
phương điều hành chi ngân sách.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Trung Thanh
Thesis title: Solution for strengthening management of communal regular expenditure
through Hiep Hoa State Treasury, Bac Giang province
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Main findings

State budget management through the State Treasury in general and Hiep Hoa
State treasury in particular have seen significant changes in regular expenditure
management mechanism that has gradually improved with right and tight expenses in
terms of scale and quality. However, many current issues related to state budget
expenditure management in Hiep Hoa district have not been solved promptly and
actively. The state budget management of the local authorities in the district sometimes
inadequate, the role of the district State Treasury in the state treasury fund management
has not been properly respected and the management mechanism of regular expenditure
of state budget has not met the trend of renovation. Furthermore, the management of
state budget through Hiep Hoa State Treasury has not met the requirements of public
finance management and its reform.
That state budget management must not only ensure the centrality of the
national financial policy but also promote dynamism, creativity, autonomy,
transparency and accountability is urgent both in theory and practice. This is the reason
to choose the topic: “Solution for strengthening management of communal regular
expenditure through Hiep Hoa State Treasury, Bac Giang province.”
The general objective of thesis was to research on management performance of
communal regular expenditure in Hiep Hoa district, in order to propose solution for
strengthening management of communal regular expenditure through Hiep Hoa State
Treasury in the future. The thesis reviewed state budget, communal budget,
management, position and role of communal budget. The research applied analytical
methods such as descriptive analysis, expert method and comparative analysis.
The result showed that: Since the state budget law was promulgated,
management of communal regular expenditure through state treasury continuously
improved and achieved extremely important results of the administration and
management of state budget funds. Hiep Hoa State Treasury always complied with the
management regulations and created a radical change in awareness of state budget
management and public expenditure discipline.

xii



In particular, there were problems, difficulties and challenges, especially
shortcomings in awareness, in directing and managing in communal regular expenditure
management. Estimation of expenses was not seriously done and with low quality.
Management of manual expenditure was poor and sometimes there was inappropriate
expenditure. Capacity and professional qualifications of staffs managing communal
budget were still weak. Communal budget was not paid adequate attention, and the
inspection and supervision of the authorities were not frequent and strict. However,
because communal expenditure was managed following State Budget Law, economic
and society remained stable.
Through the analysis of management of regular expenditure of the commune in
Hiep Hoa district, operating revenue increased year by year in the period from 2014 to
2016. The total of regular expenditure was 45.813 million VND in 2014, 67.671 million
VND in 2015 and 75.951 million VND in 2016.
From the achievements as well as the shortcomings, some solutions for
strengthening the management of regular expenditure through Hiep Hoa State Treasury
were proposed. The Party Committees and the Government should pay more attention
to direct and raise the responsibility for building and managing communal regular
expenditure. In order for communal budget to be truly a complete budget in the state
budget system, appropriate attention should be paid to create appropriate management
mechanisms, to help local authorities take the initiative in managing state budget
management, exploiting and using effectively local resources for socio-economic
development.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường ,
định hướng xã hội chủ nghĩa, Ngân sách Nhà nước đã trở thành công cụ tài chính
quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của
NSNN đã được thể hiện rõ trong việc giúp nhà nước hình thành các quan hệ thị
trường, góp phần kiểm sốt lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành
mạnh hố nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Kho bạc Nhà nước đã góp phần tích cực vào cơng việc quản lý quỹ NSNN, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, điều hịa
được lưu thơng tiền tệ. Giúp NSNN giảm dần bội chi và tiến tới nhà nước không
cần phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách (Phương Thị Hồng Hà, 2006).
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước.
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, vừa là công cụ hữu
hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường nguồn lực ngân sách chính
là phải quản lý chi ngân sách thật tốt. Chính vì vậy, tăng cường quản lý hoạt
động chi ngân sách luôn là vấn đề thường nhật của mỗi quốc gia mà trước hết là
quản lý chặt chi tiêu của bộ máy nhà nước (Phương Thị Hồng Hà, 2006).
Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự
phát triển, nguồn thu vào NSNN không lớn như các quốc gia tương đương trong
khu vực. Trong khi đó nhà nước đang phải giải quyết bài toán cho đầu tư phát
triển để hội nhập, vừa tập trung giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, an ninh - quốc
phịng thì việc quản lý chặt chi tiêu ngân sách là vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ
hết. Bên cạnh đó tình hình sử dụng cơng quỹ cịn nhiều lãng phí, tình trạng tuỳ
tiện sử dụng NSNN chưa được ngăn chặn triệt để, công tác quản lý NS còn bộc
lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được điều chỉnh. Từ năm 2004, thực hiện Luật
NSNN (sửa đổi), cơng tác quản lý, kiểm sốt chi NSNN qua KBNN đã có những
chuyển biến tích cực; cơng tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọng hơn về
chất lượng và thời gian; Việc quản lý điều hành NSNN đã có những thay đổi lớn
và đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải
quyết những vấn đề xã hội. Những năm qua, cơng tác quản lý NSNN qua KBNN

nói chung và KBNN Hiệp Hịa nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ

1


chế quản lý chi thường xuyên NSNN đã từng bước được hồn thiện, ngày một
chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên việc quản
lý NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Hiệp Hịa cịn có nhiều vấn đề chưa phù
hợp, cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn trong nhiều trường hợp còn bị động
và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách khơng được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có
quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng. Cơng tác điều hành NSNN của các cấp
chính quyền trên địa bàn huyện đơi lúc cịn bất cập; vai trị quản lý quỹ NSNN
của KBNN trên địa bàn chưa coi trọng đúng mức; cơ chế quản lý chi thường
xuyên NSNN còn chưa đáp ứng được với xu thế đổi mới. Đồng thời, công tác
quản lý NSNN qua KBNN Hiệp Hòa chưa đáp ứng được u cầu quản lý và cải
cách tài chính cơng.
Quản lý NSNN phải vừa đảm bảo tính tập trung của chính sách tài chính
quốc gia, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ minh bạch, cơng
khai và trách nhiệm được đặt ra là cấp bách cả về thực tiễn và lý luận. Qua
nghiên cứu và thực tế công tác tại địa phương tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng
cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
trên địa bàn huyện Hiệp Hòa thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý
chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường
xuyên ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước.

- Phân tích thực trạng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
qua Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN bao gồm những nội
dung gì? Để đánh giá được kết quả công tác này cần sử dụng các chỉ tiêu đánh
giá nào?

2


2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hịa đã đạt
được những kết quả gì? Những vấn đề còn tồn tại?
3. Để tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cần
đề xuất những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng
khảo sát là cán bộ Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa, cán bộ quản lý Ngân sách và cán
bộ xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
Hiệp Hịa.
1.4.2.2. Phạm vi về khơng gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian

Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017. Số liệu được thu
thập nghiên cứu là những số liệu về giải pháp tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách xã từ năm 2014 đến 2016; giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Góp phần làm rõ hơn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng và phân tích thực trạng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa thời gian qua từ đó
đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước Hiệp Hòa trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Ngân sách Nhà nước
Là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một phần trong hệ
thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong
đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Song quan niệm về Ngân
sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về Ngân
sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu (Hoàng
Trọng Bảo, 2013).
Một số quan niệm về Ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước là bản dự trù thu - chi tài chính của nhà nước trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm;
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính
cơ bản của Nhà nước;

Ngân sách Nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Thực chất, ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh
gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực
hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi của Việt Nam đã được Quốc hội
thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.2. Ngân sách xã
Ngân sách nhà nước được phân định thành ngân sách Trung ương và ngân
sách địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa

4


phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân (Tỉnh, huyện, xã) (Chính Phủ, 2002).
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ
tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hố, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Nói một cách cụ thể: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định
trong dự toán trong một năm do hội đồng nhân cấp xã quyết định và giao cho uỷ
ban nhân dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của chính quyền cấp xã.

Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi Ngân sách Nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu ngân sách nhà
nước. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi Ngân sách Nhà nước là
hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước. Mục đích của chi Ngân sách Nhà nước là thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước. Chi NSNN là nội dung của chấp hành ngân sách nhà
nước nên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và
hành chính nhà nước các cấp. Căn cứ để thực hiện chi ngân sách nhà nước là dự
toán ngân sách hàng năm, quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi
ngân sách. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn
tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là
chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ
tiền tệ đó. Do hoạt động thu ngân sách nhà nước vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực
hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi
ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động thu ngân sách
nhà nước (Chính Phủ, 2002).
Luật NSNN 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng
ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các

5


khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy

đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt
động của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
trong các lĩnh vực khác nhau (Chính Phủ, 2002).
2.1.1.3. Khái niệm quản lý
Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi việc thực hiện công việc nào đó.
Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực hiện,
hoàn thành những công việc được giao để họ làm những điều bổ ích, có lợi. Điều
đó địi hỏi phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: Cấu tạo thể chất, những nhu
cầu, các yếu tố năng lực, các qui luật tham gia hoạt động. Quản lý là thực hiện
những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của
cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch
hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý
của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiết được nguồn nhân lực, phối
hợp được các hoạt động bộ phận (Nguyễn Hồng Sơn, 2013).
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đơng
người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển.
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách
gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
2.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trị của NS xã
2.1.2.1. Đặc điểm của ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó có
đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương,
cụ thể:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
- Ngân sách xã được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;
- Hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã;


6


- Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm
minh. Mối quan hệ về lợi ích đó được thực hiện thơng qua hoạt động thu chi
ngân sách xã. Thông qua hoạt động thu chi đó, chính quyền cấp xã cũng đảm bảo
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh những đặc điểm chung của
cấp ngân sách, ngân sách xã cũng có những đặc điểm riêng, đó là ngân sách xã
vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, chính đặc điểm riêng này
đã làm cho ngân sách xã trở thành một đơn vị dự toán đặc biệt, vì nó khơng có
đơn vị dự tốn trực thuộc nào và nó vừa phải duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng hợp
các khoản chi trực tiếp vào chi ngân sách xã (Phương Thị Hồng Hà, 2006).
2.1.2.2.Vị trí của ngân sách xã
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi là ngân sách cấp xã). Vậy ngân
sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống
NSNN. Ngân sách xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, biểu hiện ở
các mặt:
Thứ nhất: Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, Hội đồng nhân dân xã là cơ
quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước cấp trên, ngoài ra HĐND xã còn được quyền
ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên
địa bàn, vì vậy NSX thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
Thứ hai: Xã là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân giải quyết các mối
quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với dân bằng pháp luật. NSX cung cấp điều kiện
vật chất cho chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ đó. Vì vậy xét theo giác độ
kinh tế thì quy mơ và mức độ hồn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc
rất lớn vào nguồn vốn NSX.

Thứ ba: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX thể hiện hầu hết các khoản
thu, chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương. Đối với một số khoản thu
như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu hoa lợi cơng sản... chỉ có
cấp xã trực tiếp quản lý và khai thác mới đạt hiệu quả cao. Một số khoản chi mà
chỉ có NSX thực hiện mới hợp lý như: chi để thực hiện chính sách đãi ngộ của
Nhà nước với những người có cơng với cách mạng, chi chăm sóc sức khoẻ ban
đầu tại trạm y tế xã. (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

7


2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của ngân sách xã
2.1.3.1. Vai trị
Có thể nói NSX có vai trị đặc biệt quan trong trong hệ thống NSNN, vai trò
của NSX được thể hiện ở các điểm như sau:
Thứ nhất: NSX là công cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.
NSX là một cấp trong hệ thống NSNN thì đương nhiên chi phí của bộ máy
Nhà nước ở cấp xã phải do NSX đảm nhận. Nhờ NSX đó mà các khoản lương
cán bộ xã; các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua sắm các tài sản
phục vụ hoạt động của chính quyền xã mới được đảm bảo.
Thứ hai: NSX chính là một cơng cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã
thực hiện quản lý tồn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.
Điều này thể hiện xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà
nước, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với dân, đồng thời đảm
bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội và thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính
là cơng cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt
các quan hệ trên. Vai trị đó được thể hiện trên cả hai mặt là hoạt động thu và chi
ngân sách xã. Đối với chi NS xã, chi thường xuyên ngân sách xã giúp cho bộ

máy nhà nước cấp xã duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng
quản lý nhà nước; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia (Bùi Huỳnh Thơ, 2013).
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên ngân sách xã chủ yếu chi cho con
người, cơng việc nên nó khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên ngân sách xã không thể đánh giá, xác định
cụ thể như chi cho đầu tư phát triển.
Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn Ngân sách Nhà
nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm
tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
Chi NSX để đảm bảo phương tiện vật chất cho chính quyền ở xã được tồn
tại và phát triển.
Chi NSX cho sự nghiệp giáo dục và y tế đã góp phần nâng cao dân trí và
sức khoẻ cho người dân. Nhờ đó mà các mục tiêu xố mù chữ, phổ cập giáo dục
các bậc, kế hoạch hoá gia đình, phịng dịch bệnh,... được thực hiện.

8


Thơng qua chi NSX mà các chính sách xã hội được thực hiện như: Chi cứu
tế xã hội, chi trợ cấp giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có cơng với
cách mạng....
Qua việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở xã đã góp
phần nâng cao trình độ dân trí ở nơng thơn, giúp người dân có thể nhanh chóng
tiếp thu đựơc kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, nắm được
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (Bùi Huỳnh Thơ, 2013).
Thông qua chi NSX cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã đã được hình thành
và phát triển, như: hệ thống trường học, trạm xá, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao
thông... đã tạo đà cho sự giao lưu, phát triển kinh tế, rút ngắn dần khoảng cách
giữa nông thôn với thành thị.

Nhờ chi NSX cho phát triển cơ sở hạ tầng xã đã từng bước làm thay đổi
cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng từ kinh tế thuần nông chuyển sang cơ cấu
kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ sản xuất hàng hoá.
Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn (Bùi Huỳnh Thơ, 2013).
Như vậy chi NSX có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội ở nông thôn. Nếu xét trong mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi thì
chi NSX tốt sẽ tác động trực tiếp tới việc bồi dưỡng và phát triển nguồn thu của xã.
2.1.3.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Ngân sách xã thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của xã, giải quyết các quan hệ cân đối trong nền kinh tế trên địa
bàn xã. Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo kinh phí
cho chi đầu tư phát triển, cho hoạt động của bộ máy chính quyền ở xã, các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn xã và cung cấp kinh phí cho các hoạt
động khác của xã (Vũ Đức Trọng, 2013).
* Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi chủ yếu sau:
a). Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã.
+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.
+ Cơng tác phí.
+ Chi về hoạt động văn phịng như: chi phí điện, nước, văn phịng phẩm,
phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi phí tiếp tân, tiếp khách.

9


+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc.
+ Chi khác theo chế độ quy định.
b). Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.

c). Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (Vũ Đức Trọng, 2013).
d). Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
e). Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn xã.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
g). Chi cho cơng tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý.
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định
(không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần
cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã
hội chi; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội
khác (Vũ Đức Trọng, 2013).
+ Chi hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
h). Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ,
lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị
trấn quản lý ( do ngân sách cấp trên chi).
i). Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
k). Chi sửa chữa, cải tạo các cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ
tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa,


10


thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thơng, cơng trình
cơng cộng…riêng đối với thị trấn cịn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè,
đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh… (Vũ Đức Trọng, 2013).
l). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến
nơng, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
m). Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Hệ thống và chu trình ngân sách nhà nước
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau, có mối quan
hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình phân phối và sử dụng nguồn thu để
thực hiện các nhiệm vụ chi của từng cấp NS (Đặng Thị Hồng Vân, 2010).
Tổ chức hệ thống NSNN luôn gắn liền với tổ chức bộ máy NN và vai trị, vị
trí của bộ máy đó trong q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở
hiến pháp, pháp luật. Phù hợp với mơ hình chính quyền NN ta hiện nay, hệ thống
NSNN theo luật định bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,
được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 1.1. Trong hệ thống NSNN ta hiện nay thì NSTW
giữ vai trị chủ đạo bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của quốc gia và hỗ trợ
những địa phương chưa cân đối được ngân sách. Ngân sách trung ương đảm bảo
100% cho nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, đối ngoại, chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang tính
liên kết vùng, khu vực, chi hoàn thuế.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống ngân sách Nhà Nước
Nguồn: Chính Phủ (2003)

11



×