HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ DỊU
“PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG,
TỈNH BẮC GIANG”
Chuyên ngành:
Quản Lý Kinh Tế
Mã số:
8340410
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Ngơ Thị Thuận
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dịu
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngơ Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn phân tích định lượng Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, Lãnh đạo UBND thành phố
Bắc Giang, Lãnh đạo Phòng Kinh tế, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Trung tâm khuyến
công, Chi cục Thống kê thành phố; Lãnh đạo UBND, HTX dịch vụ nông nghiệp và bà
con nhân dân phường Dĩnh Kế, xã Song Khê và xã Dĩnh Trì đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dịu
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ..........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ....... 5
2.1.1.
Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 5
2.1.2.
Phân loại các ngành tiểu thủ công nghiệp ......................................................... 6
2.1.4.
Đặc trưng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp .................................................... 9
2.1.5.
Nội dung phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ............................................ 9
2.1.6.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất tiểu thủ công
nghiệp............................................................................................................ 12
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16
2.2.1.
Kinh nghiệm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương
trong nước ..................................................................................................... 16
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong nghiên cứu phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ..................... 22
2.2.4.
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 22
iii
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.1.
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ......................................................................... 24
3.1.2.
Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................ 26
3.1.3.
Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 29
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.2.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 35
3.2.2.
Phương pháp tổng hợp dữ liệu và phân tích thơng tin ..................................... 37
3.2.3.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 40
4.1.
Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc
Giang, Tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 40
4.1.1.
Khái quát sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn TP Bắc Giang........................... 40
4.1.2.
Thực trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã, phường đại diện .............. 45
4.1.3.
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố
Bắc Giang ...................................................................................................... 69
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn TP Bắc Giang .......................................................................................... 73
4.2.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................... 73
4.2.2.
Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 76
4.3.
Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ......................................................... 78
4.3.1.
Căn cứ đề xuất ............................................................................................... 78
4.3.2.
Định hướng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang ......... 81
4.3.3.
Những giải pháp chủ yếu ............................................................................... 83
4.3.4.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất TTCN ......................... 86
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 88
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 93
Phụ lục ...................................................................................................................... 97
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CC
Cơ cấu
CN
Công nghiệp
GT
Giá trị
GTSX
Giá trị sản xuất
HTX
Hợp tác xã
LĐ
Lao động
NĐ
Nghị định
QĐ
Quyết định
SL
Số luợng
Tr. đ
Triệu đồng
TTCN
Tiểu thủ cơng nghiệp
TTg
Thủ tuớng chính phủ
UBND
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Diện tích, dân số TP Bắc Giang phân theo các phường, xã năm
2015 .......................................................................................................30
Bảng 3.2.
Biến động dân số TP Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016...........................31
Bảng 3.4.
Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu ...................................................37
Bảng 4.1.
Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất TTCN thành phố
Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 ...........................................................42
Bảng 4.2.
Khối lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất trên
địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 ...............................44
Bảng 4.3.
Đặc trưng ở các giai đoạn phát triển của 3 ngành nghề TTCN trên
địa bàn thành phố Bắc Giang ..................................................................46
Bảng 4.4.
Số hộ và giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các xã, phường
đại diện giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................50
Bảng 4.5.
Một số đặc trưng chủ yếu về nguyên liệu và nguồn cung ứng
nguyên liệu cho sản xuất TTCN ở 3 xã, phường đại điện ........................52
Bảng 4.6.
Khối lượng sản phẩm bình quân 1 hộ sản xuất mì và bánh đa kế ở
phường Dĩnh Kế (tính b/q 1hộ/1 năm ) 2017...........................................53
Bảng 4.7.
Khối lượng sản phẩm bình quân 1 hộ sản xuất mộc ở Dĩnh Trì ...............54
Bảng 4.8.
Khối lượng sản phẩm bình quân 1 hộ sản xuất rọ tơm ở Song Khê .............55
Bảng 4.10.
Chi phí sản xuất bình quân 1 hộ sản xuất mộc ở Dĩnh Trì .......................59
Bảng 4.12.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán mì của hộ điều tra ở
phường Dĩnh Kế(tính b/q 1hộ/1 năm ) ....................................................61
Bảng 4.14.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán rọ tơm của hộ điều tra ở
Song Khê (tính b/q 1hộ/1 năm ) ..............................................................65
Bảng 4.15.
Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Mì ở
Dĩnh Kế (tính b/q 1 hộ/1 năm) ................................................................66
Bảng 4.17.
Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ..................68
Bảng 4.18.
Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ở các
hộ điều tra (tính b/q 1hộ/1 năm ) .............................................................72
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2017 ................................27
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang ......................................................25
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2017 ................................27
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm mì kế ở các hộ điều tra ..........................................62
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm mộc Dĩnh Trì ở các hộ điều tra ..............................64
Sơ đồ 4.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm rọ tôm ở Song Khê ................................................65
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Dịu
Tên đề tài: “Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trở thành bước đột phá trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở
nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế của sản xuất và làng nghề góp phần
khơng nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của nhiều địa phương.
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Giang.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành công nghiệp, lĩnh vực tiểu
thủ cơng nghiệp của Thành phố Bắc Giang có bước phát triển khá nhanh, thu hút được
nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng
cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm được quan tâm cải thiện; một số
sản phẩm từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, đặt trong bối
cảnh tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp
trên địa bàn thành phố phát triển thực sự chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh của địa phương. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” là một yêu cầu bức
thiết, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công trên địa bàn thành phố Bắc Giang,
xác định những hướng đi phù hợp trong quá trình phát triển. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài: (1) Hệ thống hóa tiếp cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công
nghiệp; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang thời gian qua; (3)
Đề xuất một số giải thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố
Bắc Giang có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Để thực hiện đề tài tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu thứ cấp đã được công
bố của tỉnh, thành phố, chi cục thống kê Bắc Giang và tài liệu sơ cấp từ phỏng vấn 90
hộ làm nghề, 12 cán bộ phụ trách ngành nghề trên địa bàn thành phố. Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp dữ liệu
và phân tích thơng tin…
Thành phố Bắc Giang trong những năm qua với chính sách chú trọng đầu tư phát
triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống từ năm 2011-2015 giá trị sản xuất
viii
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tăng trưởng trung bình đạt 18,05%/năm. Hiện tại,
thành phố có 06 làng nghề truyền thống được bảo hộ thương hiệu sản phẩm (bao gồm
làng nghề bánh đa Kế, mỳ Kế, phường Dĩnh Kế; làng nghề Mộc, xã Dĩnh Trì; làng nghề
sản xuất bún bánh Đa Mai, phường Đa Mai; làng nghề tăm lụa, xã Tân Mỹ; làng nghề
sản xuất Rọ tôm, xã Song Khê).
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại địa phương nhóm các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp bao gồm các yếu tố sau: (1) Nhu cầu thị
trường; (2) Cơ sở sản xuất (điều kiện kinh tế, năng lực chủ cơ sở sản xuất); (3) Cơ quan
quản lý nhà nước. Từ những yếu tố ảnh hưởng trên tác giả đã đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang
như sau: (1) Quy hoạch khu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm; (2) Xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; (3) Áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao trình
độ của hộ sản xuất, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp; (4) Phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp gắn với du lịch; (5) Mở rộng thị trường, đơn giản hóa các khâu trung gian
trong việc mua bán sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; (6) Đảm bảo nguồn ngun liệu, tìm
đầu ra ổn định; (7) Cơ chế chính sách tín dụng hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp nói riêng hiện
nay đã và đang trở thành chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian
tới UBND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải
pháp nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng.
ix
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Diu
Thesis title: “Developing handicraft production in Bac Giang city, Bac Giang province.”
Major: Economic Management
Code: 8340410
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Main findings and conclusions
The development of industrial production, small industry and handicraft has
become a breakthrough in economic restructuring and labor structure in the process of
building new countryside in our country. The fact show that, the economic efficiency of
production and craft villages contributes significantly to the economic development of
many localities.
Bac Giang city is the economic, cultural and political center of Bac Giang
province. By the time, go along with the development of the industry, the handicraft
sector in this city has developed rapidly, attracting many economic sectors to invest in
production. The handicraft manufactures have increased in both quantity and scale of
production, product quality is improved; some products have addressed their position in
the market. However, in the context of economic restructuring in the direction of raising
goods value, the production of this industry in the city is really unstable, not
corresponding to the potential and strength of local. Therefore, the study on
"Developing handicraft production in Bac Giang city, Bac Giang province" is required.
The research objectives of the project including: (1) To systematize the theoretical and
practical basis for development of handicraft production; (2) Assessment of current
situation and analysis the factors affecting on handicraft production development in Bac
Giang city; (3) Proposing some possible solutions to develop handicraft production in
Bac Giang city more effectively in upcoming time.
Secondary data was collected from Bac Giang statistical office while primary data
was sum up from the survey of 90 households, 12 staff in charge occupations in the city.
The research carried out some analysis methods: descriptive statistics, comparison,
mathematic to find out solution which developing handicraft production in Bac Giang city.
In recent years, Bac Giang city has paid attention to the development of
handicrafts and traditional craft villages. From 2011 to 2015, the industrial and cottage
industry value has average around 18.05 %/year. At present, the city has 06 traditional
trade villages which are protected by brand names of products (including Ke cake and
Ke noodle in Dinh Ke Ward; Moc village in Dinh Tri Commune, Da Mai noodle in Da
x
Mai Ward, Tan My toothpick in Tan My Commune, Song Khe shrimp trap in Song
Khe commune.
The study had shown that factors affecting the development of handicraft
production including: (1) market demand; (2) Production establishments (economic
conditions, capacity of producer); (3) State management agencies. To sum up, the study
proposed some main solutions for developing handicraft production in Bac Giang city
as follows: (1) Planning the production and business areas; (2) Branding all handicraft
products; (3) Applying science and technology, raising productivity at household, small
industry level; (4) Developing handicraft production associate with tourism; (5) market
expansion, simplification of intermediate stages in the purchase and sale of handicrafts;
(6) Ensure raw material source and stable output; (7) Mechanisms and policies to
support production and business.
Economic development in general and development of handicraft production in
particular has become an important policy of the Party and State. In the coming time,
the People's Committee of Bac Giang city, Bac Giang province should synchronously
implement solutions to mobilize community participation.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trở thành
bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong q trình
xây dựng nơng thôn mới ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế
của sản xuất TTCN và làng nghề góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy phát
triển kinh tế của nhiều địa phương. Sản phẩm của ngành tiểu thủ công nghiệp
không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu gia đình mà cịn trở thành hàng hóa để
trao đổi, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. Hơn thế nữa, sản
phẩm tiểu thủ cơng nghiệp cịn góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi miền quê
và góp phần tạo nên các nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam.
Bắc Giang với vị trí nằm ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi đây là
vùng trung chuyển sản vật giữa hai miền xi ngược. Chính vì vậy, ngay từ rất
sớm, Bắc Giang đã xuất hiện nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống và phát
triển tương đối đa dạng; đó chính là tiền đề và là cơ sở vững chắc cho sự ra đời
và phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp nơi đây.
Thành phố (TP) Bắc Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh
Bắc Giang, có diện tích tự nhiên là 66,6 km2 và dân số là 154.604 người năm
2016 (Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang, 2015, 2016, 2017) với 16 đơn vị
hành chính (trong đó có 10 phường, 06 xã). Những năm qua, TP ln duy trì tốc
độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên tục phát triển, giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng trung bình trong 5 năm (2011-2015) đạt
18,05%/năm. Tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề truyền thống được chú trọng đầu
tư và hiện tại, TP có 06 làng nghề truyền thống được bảo hộ thương hiệu sản
phẩm (bao gồm làng nghề bánh đa Kế, mỳ Kế, phường Dĩnh Kế; làng nghề Mộc,
xã Dĩnh Trì; làng nghề sản xuất bún bánh Đa Mai, phường Đa Mai; làng nghề
tăm lụa, xã Tân Mỹ; làng nghề sản xuất Rọ tôm, xã Song Khê).
Sự phát triển của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành
phố Bắc Giang không chỉ mang lại những giá trị về mặt kinh tế, mà cịn góp phần
giải quyết vấn đề việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân ở các làng nghề. Đồng thời, góp phần tạo nên sắc thái văn hóa độc
1
đáo riêng mang tính nghề nghiệp, là nơi bảo lưu, gìn giữ những phong tục tập
quán truyền thống xưa để lại. Trong những năm gần đây, các cơ sở sản xuất tiểu
thủ cơng nghiệp trên địa bàn thành phố có sự gia tăng mạnh cả về số lượng lẫn
quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được quan tâm cải
thiện, một số sản phẩm đã từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.
Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau, sự phát triển của các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã bộc lộ những tồn tại và
hạn chế. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển chưa ổn
định, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các địa phương; số cơ sở,
làng nghề chủ yếu vẫn là hộ sản xuất cá thể nên đa phần sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh còn thấp; hiệu quả kinh tế chưa
cao; nhiều hộ sản xuất vẫn cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng để duy trì và mở rộng quy mơ sản xuất; và những khó khăn trong việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định...
Vì vậy, việc chú trọng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn thành phố là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra, có ý nghĩa cả về
mặt kinh tế - xã hội và văn hóa. Do vậy, để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất
TTCN trên địa bàn TP Bắc Giang, xác định những hướng đi phù hợp trong quá
trình phát triển, nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phát triển sản xuất tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang thời gian qua, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công
nghiệp;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang thời
gian qua;
2
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn thành phố Bắc Giang có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Phát triển sản xuất TTCN gồm những hoạt động gì? Thực hiện như thế nào?
- Trên địa bàn TP Bắc Giang có những nghề TTCN nào? Thực tế hoạt động
sản xuất của các ngành này như thế nào?
- Thuận lợi/cơ hội cũng như khó khăn, thách thức trong phát triển sản xuất
TTCN trên địa bàn TP Bắc Giang như thế nào?
- Để khắc phục khó khăn và phát huy lợi thế trong phát triển sản xuất
TTCN trên địa bàn TP Bắc Giang, cần có những giải pháp nào? Nội dung cụ thể
của từng giải pháp?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triểnsản xuất TTCN.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là:
+ Các đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp: tập thể, cá nhân tham gia trực
tiếp vào các hoạt động phát triển sản xuất TTCN;
+ Các sản phẩm TTCN chủ yếu, đặc trưng;
+ Thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm;
+ Các cơ quan quản lý phát triển sản xuất TTCN;
+ Các cơ chế chính sách có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ:
Về nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động sản xuất tiểu
thủ công nghiệp của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố
Bắc Giang, bao gồm hộ sản xuất thủ công và hộ sản xuất cơ khí với các nội dung:
nguồn cung ứng nguyên liệu, quy trình sản xuất, khối lượng và chủng loại sản
phẩm, thị trường tiêu thụ…; đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất tiểu thủ cơng nghiệp của các hộ; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc
đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ trong thời gian tới.
3
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn TP Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang. Một số nội dung chuyên sâu được tập trung phân tích từ
kết quả khảo sát ở một số làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề
bánh đa Kế, mỳ Kế, phường Dĩnh Kế; làng nghề Mộc, xã Dĩnh Trì; làng nghề sản
xuất bún bánh Đa Mai, phường Đa Mai; làng nghề tăm lụa, xã Tân Mỹ; làng
nghề sản xuất Rọ tôm, xã Song Khê.
Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập trong
03 năm (2015 - 2017). Dữ liệu sơ cấp được sử dụng từ kết quả điều tra, khảo sát
thực tế trong năm 2018. Các giải pháp đề xuất cho các năm tiếp theo, giai đoạn
từ 2020 – 2025.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có liên quan với
sản xuất cơng nghiệp, vừa được coi là lĩnh vực độc lập nhưng vừa được phụ
thuộc vào cơng nghiệp, bởi vì xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức
sản xuất thì TTCN chính là hình thức phát triển sơ khai của cơng nghiệp (Hồ
Thắng, 2016).
Nói cách khác, TTCN bao gồm các cơ sở sản xuất có quy mơ nhỏ, được
tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp với máy móc, cơ khí chun sản
xuất các mặt hàng phi nông nghiệp truyền thống, được tiến hành ở nông thôn, ở
các làng nghề, thị trấn và đô thị (Hồ Thắng, 2016).
Thủ công nghiệp: Về kỹ thuật sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát
triển của cơng cụ lao động từ thơ sơ bằng tay đến nửa cơ khí kết hợp với máy
móc hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hóa. Về
quan hệ sản xuất, đây là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phương hội tới quan hệ
chủ xưởng và nhân công làm thuê (Hồ Thắng, 2016; Trần Minh Yến, 2003).
Tiểu công nghiệp: cụm từ này thường dùng để chỉ những đơn vị sản xuất
công nghiệp với quy mô nhỏ. Tiểu công nghiệp và thủ cơng nghiệp khó tách biệt
với nhau nhưng tiểu cơng nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công
nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp hiện nay (Hồ Thắng, 2016; Trần
Minh Yến, 2003).
Ngành TTCN: là những ngành sản xuất sản phẩm bằng tay hoặc bằng cơng
cụ thơ sơ hoặc cải tiến, có từ lâu đời gắn với các làng nghề hoặc hộ làm nghề, tạo
ra các mặt hàng tiêu dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ cho tiêu dùng trong
nước hoặc cho xuất khẩu (Hồ Thắng, 2016; Trần Minh Yến, 2003).
Ngành TTCN ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng xã và
được gọi là các làng nghề TTCN.
5
2.1.1.2. Khái niệm phát triển, phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế
2.1.1.3. Khái niệm sản xuất và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất TTCN:là sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đơi khi
nó mang tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài. Với hình thức
sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia đình, cao hơn là hình thức tổ chức Hợp tác xã.
Đây là hình thức sản xuất quy mơ nhỏ, một người có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm
quản lý, vừa trực tiếp tham gia sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012).
Phát triển sản xuất TTCN: là sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất, các
loại hình tổ chức quản lý sản xuất TTCN, sự tăng trưởng về quy mô giá trị sản
xuất, doanh số tiêu thụ, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự cải thiện
năng lực, trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như năng suất lao động
trong các ngành nghề TTCN. Từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trần Văn Hịa, 2015).
2.1.2. Phân loại các ngành tiểu thủ cơng nghiệp
Theo Hồ Thắng (2016) ngành tiểu thủ công nghiệp phân loại như sau:
Theo tính chất kinh tế: Dựa vào giá trị sử dụng các sản phẩm có thể phân loại
ngành TTCN theo nhóm như ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ và ngành nghề
chế biến.Theo tính chất kỹ thuật sản xuất gồm có 2 loại là ngành nghề kỹ
thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP...) và ngành nghề kỹ thuật phức tạp
(kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm...).Theo lịch sử hình thành và phát
triển các nghề gồm có ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới. Theo ngành
nghề sản xuất kinh doanh gồm có làng nghề TTCN, làng nghề cơ khí chế tác,
làng nghề dịch vụ...
Theo quy mô ngành nghề: quy mô lớn, quy mô nhỏ (Trần Minh Yến, 2003).
Theo loại hình kinh doanh của ngành nghề: Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Hợp
tác xã; Doanh nghiệp (Lê Xuân Tâm, 2014).
Như vậy, mỗi cách phân loại trên có ý nghĩa và được sử dụng vào các mục
đích khác nhau. Trong nghiên cứu này tác giả dựa vào giá trị sử dụng của sản
phẩm và đặc điểm truyền thống của làng nghề chia thành các nhóm tiểu ngành
TTCN đó là ngành nghề chế biến nông sản, ngành nghề sản xuất đồ gỗ, ngành
nghề gốm sứ, ngành nghề sản xuất mây tre đan, ngành nghề cơ kim khí, đúc, rèn,
ngành nghề chế biến dược liệu và ngành nghề khác.
6
2.1.3. Vai trị của sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp
Trong q trình CNH nơng thơn và nhất là trong bối cảnh xây dựng nông
thôn mới hiện nay, sản xuất TTCN có vai trị quan trọng đối với kinh tế, xã hội.
2.1.3.1. Đối với kinh tế
a. Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao
động nông thôn ngày càng hợp lý
Cùng với công nghiệp, phát triển sản xuất TTCN sẽ kéo theo phát triển
nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của
công nghiệp, TTCN, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nghề
dịch vụ… Do vậy, phát triển sản xuất TTCN góp phần tích cực vào chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (Mai Thế Hởn,
Hồng Ngọc Hịa, Vũ Văn Phúc, 2003).
Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và đa
số là lao động thuần nơng (một số ít hộ kiêm ngành nghề và hoạt động dịch vụ).
Bởi vậy, việc phát triển sản xuất TTCN và làng nghề sẽ hỗ trợ cho các ngành
công nghiệp khác, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, thay đổi diện mạo nông
thôn, để người nông dân “ly nông nhưng bất ly hương”, giảm bớt áp lực và hệ
lụy người dân nhập cư ra các thành phố lớn lao động (Trần Minh Yến, 2003).
b. Thay đổi phương thức, tập quán tư duy sản xuất, tăng đóng góp cho ngân sách
địa phương
Khi người dân tham gia sản xuất TTCN, sản phẩm của họ làm ra là sản
phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, nhất
là khâu tìm đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, họ sẽ trở nên năng động, linh
hoạt hơn trong việc bố trí sản xuất, … Thơng qua hình thức đóng thuế, ủng hộ
xây dựng đường làng ngõ xóm, phát triển du lịch làng nghề, … vừa tăng thu nhập
cho hộ gia đình vừa đóng góp một phần nhất định vào ngân sách địa phương (Vũ
Tuấn Anh, 2005).
c. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế
Phát triển TTCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội.
Với quy mô nhỏ bé, được phân bổ rộng khắp ở các vùng, sản xuất ra một khối
lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất
khẩu, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương nói
riêng. Thực tế cho thấy địa phương nào phát triển TTCN mạnh thì ở đó kinh tế
7
hàng hóa phát triển (Trần Văn Hịa, 2015).
d. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Sản xuất TTCN khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương như
nguồn lao động, nguyên vật liệu, vốn sản xuất. Sự phát triển của ngành tạo ra
một đội ngũ lao động có tay nghề cao, thơng qua lực lượng này để tiếp thu những
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm
có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như
vậy, TTCN càng phát triển thì càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kế cấu hạ
tầng (Mai Thế Hởn, 2003).
2.1.3.2. Đối với xã hội
a. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, hộ gia đình
So với nhiều lĩnh vực sản xuất khác, sản xuất TTCN đơn giản hơn, khơng
địi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật. Các cơ sở sản xuất TTCN tuy có quy mơ
nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất hộ gia đình song đã thu hút một số lượng lớn lao
động nông thôn. Nhiều cơ sở sản xuất TTCN ở nước ta hiện nay thu hút trên 60%
lao động tham gia làm việc. Sự phát triển của ngành khơng những thu hút lao
động trong gia đình, trong thơn và xã mà cịncó sức hút đối với nhiều lao động từ
các địa phương khác. Ngoài ra, sự phát triển sản xuất TTCN còn kéo theo nhiều
nghề dịch vụ khác phát triển, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động. Đối với
nhiều địa phương, sản xuất TTCN cịn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều
lao động nông nghiệp nhàn rỗi sau vụ sản xuất; hạn chế việc di dân tự do từ nông
thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác (Vũ Tuấn Anh, 2005).
b. Góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Sản xuất TTCN truyền thống tạo nên những sản phẩm truyền thống và được
coi là sự kết tinh tài hoa của các nghệ nhân, nhiều sản phẩm khơng chỉ có giá trị
về kinh tế mà còn phản ánh khá trung thực, sinh động lối sống, phong tục tập
quán của người lao động, mang đậm tính bản địa và được lựu truyền từ đời này
sang đời khác (Trần Minh Yến, 2003).
Với vai trị to lớn của sản xuất TTCN trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, để duy trì và phát triển sản xuất tiểu thủ cơng
nghiệp địi hỏi các cấp chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của TTCN; kịp thời có những biện pháp phát triển phù hợp với đặc điểm của
từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường.
8
2.1.4. Đặc trưng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Đơn giản về kỹ thuật sản xuất với 2 hình thức sản xuất là tiểu công nghiệp
và thủ công nghiệp; được sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đơi
khi nó mang tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài; sự tham
gia của máy móc nhiều khi khơng mang tính quyết định đối với khả năng cạnh
tranh của mỗi cơ sở sản xuất trong cơ chế thị trường.
Linh hoạt trong sản xuất, có thể thay đổi máy móc nhanh chóng trong việc
kết hợp sản xuất mặt hàng phi nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm đơn giản
trong kỹ thuật sản xuất cho nên tiểu thủ công nghiệp rất linh hoạt về sản xuất.
Phần nhiều máy móc được sử dụng trong hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
là máy động lực và máy phổ thơng, do đó việc chuyển từ sản xuất mặt hàng này
sang sản xuất mặt hàng khác là việc đơn giản. Thêm vào đó vốn đầu tư cũng như
vốn sản xuất trong Tiểu thủ công nghiệp là nhỏ, do vậy những cản trở vào và ra
của ngành là không đáng kể. Điều đó tạo ra một sự linh hoạt và tính mềm dẻo
của các lĩnh vực sản xuất TTCN (Trần Văn Hịa, 2015).
Sự gọn nhẹ về quản lý, với hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia
đình, cao hơn là hình thức tổ chức Hợp tác xã. Đây là hình thức sản xuất quy mơ
nhỏ, một người có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm quản lý vừa trực tiếp tham gia
sản xuất. Công tác điều hành quản lý nhiều khi mang tính kinh nghiệm, khơng
địi hỏi phức tạp như công tác quản lý các doanh nghiệp quy mô lớn.
Dễ dàng trong tổ chức sản xuất vì sản phẩm TTCN đơn giản về hình thức,
khơng địi hỏi sự chính xác quá cao nên việc tổ chức khơng địi hỏi tính phức tạp
và hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với quy mơ nhỏ, nên việc tổ chức
phân công công việc đơn giản, mọi thành viên có thể hỗ trợ cho nhau, thay thế
nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, mỗi cơ sở sản xuất thường
chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm có quy trình và cách thức sản xuất nhất
định, vì vậy việc tổ chức sản xuất khơng đòi hỏi độ phức tạp như khi sản xuất
nhiều sản phẩm (Mai Thế Hởn, 2003).
2.1.5. Nội dung phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Tiếp cận theo các hoạt động của sự phát triển SX TTCN gồm các nội
dung sau:
9
2.1.5.1. Xây dựng đề án và quy hoạch phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Để phát triển sản xuất TTCN, nhiều địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng
nguyên liệu nhằm đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở làm
nghề; thực hiện quy hoạch lại để xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề
gắn với quy hoạch nông thôn mới: xây dựng và hồn thiện hệ thống giao thơng, các
cơng trình thủy điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, hệ thống xử lý ô nhiễm
môi trường, mặt bằng sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012).
2.1.5.2. Tổ chức các loại hình sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay, sản xuất TTCN được tổ chức sản xuất dưới hình thức
hộ gia đình là chủ yếu. Bên cạnh đó, một số nơi đã xuất hiện hình thức doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác. Nhiều địa phương vận
động các cá nhân sản xuất thành lập các loại hình sản xuất như tổ hợp tác, hợp
tác xã, công ty TNHH, đại diện cho những người sản xuất nhỏ ra các quan hệ với
bên ngồi tìm kiếm thị trường, khai thác vốn, thay thế công nghệ mới vào sản
xuất, tìm đối tác đầu tư liên kết kinh doanh (Trần Minh Yến, 2003).
2.1.5.3. Áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp
Phần lớn các hộ sản xuất TTCN ở các làng nghề vẫn sử dụng cơng nghệ thơ
sơ và thủ cơng, tích lũy kiến thức kĩ thuật qua nhiều đời và sự sáng tạo trong thực
tiễn sản xuất. Do đó, vẫn cùng một nghề song ở từng làng, từng địa phương,
người sản xuất có kĩ thuật và kinh nghiệm riêng, tạo ra sản phẩm đặc thù và độc
đáo, ví dụ như lụa Vạn Phúc (Hà Đông) khác với lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng), …
Những năm gần đây, do công cuộc đổi mới của đất nước theo hướng CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế, một số khâu được cơ giới hóa, áp dụng KHKT vào sản
xuất, sức lao động thủ công được giảm, nhưng một số công đoạn vẫn phải sử
dụng đôi bàn tay khéo léo với kĩ thuật tinh xảo, kinh nghiệm của người sản xuất
(Mai Thế Hởn và cs., 2003).
2.1.5.4. Tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm
Sự phát triển của các làng nghề có nhiều đóng góp lớn vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả các vấn đề về lao động, việc làm cho các
địa phương. Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm làng nghề vẫn gặp khó khi tìm chỗ
đứng trên thị trường bởi lẽ chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư xây dựng,
quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
10
Nhiều địa phương đã phải ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các làng
nghề và tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển nghề, làng nghề, thực hiện
an sinh xã hội (hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; quy hoạch, định hướng phát
triển làng nghề; tăng cường công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức; khuyến
khích thành lập doanh nghiệp đầu mối và thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng
chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm; khuyến khích cho vay ưu đãi. Tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; …). Từ đó, số lượng làng nghề ngày
càng tăng và sản phẩm làng nghề đa dạng, phong phú (Nhật Minh, 2015).
Mặt khác, mặc dù sản phẩm phong phú song số lượng sản phẩm mang tính
mũi nhọn vươn ra thị trường với sức cạnh tranh cao còn khiêm tốn. Sản phẩm
của các làng nghề luôn chịu sự cạnh tranh khốc liệt đối với những địa phương có
sản phẩm tương đồng. Do chưa xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa thực
sự mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, nhiều làng nghề hiện nay khó khăn
trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa vẫn phải qua
trung gian, vừa kém lợi nhuận, vừa khơng tránh khỏi tình trạng bị động trong sản
xuất, kinh doanh, đặc biệt là bị đối tác ép giá khiến hiệu quả sản xuất không
cao(Nhật Minh, 2015).
Để tạo sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực thì việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng
nghề là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi, các cơ sở sản xuất phải chú trọng hơn nữa
tới công tác đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tạo dựng uy tín, hình ảnh của thương hiệu
trên thương trường; thay đổi tư duy của làng nghề trong việc định vị, xây dựng
chiến lược, đăng ký bảo hộ thương hiệu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại,
tham gia triển lãm, hội chợ để quảng bá sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước và chính
quyền địa phương cũng cần hỗ trợ các làng nghề khắc phục tình trạng khó khăn
về vốn, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và tạo tư cách pháp nhân cho các hộ sản xuất,
các doanh nghiệp mở rộng giao thương hàng hóa (Nhật Minh, 2015).
2.1.5.5. Tiêu thụ sản phẩm
Những năm gần đây, sản phẩm của các làng nghề ngày càng thỏa mãn được
nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước cả về chất lượng và thẩm mỹ. Để đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm làng nghề, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng chính
sách sản phẩm, tăng cường kết nối cung - cầu, chú trọng bảo tồn các giá trị
truyền thống góp phần tạo ra các sản phẩm có tính đặc thù riêng và xây dựng
11
thương hiệu cho từng sản phẩm; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại,
chương trình đặc sản vùng miền, chương trình liên kết vùng nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các địa phương kết nối cung cầu, tiêu thụ sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Và hơn hết, cần tạo chuỗi giá trị, sản
xuất ra sản phẩm có chất lượng, rõ nguồn gốc cũng như đảm bảo vận chuyển
hàng hoá thuận tiện, giảm chi phí, giám sát chặt chẽ các khâu, đặc biệt kết nối
doanh nghiệp với người sản xuất để đảm bảo hàng hố đến người tiêu dùng có
giá cả hợp lý, chất lượng tốt (Nhật Minh, 2015).
2.1.5.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Việc đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của làng nghề, nhất là trong bối
cảnh xây dựng nơng thơn mới hiện nay chính là kết quả của việc thực hiện có hiệu
quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc
gia về xây dựng nơng thôn mới. Phát triển sản xuất tại các địa bàn nơng thơn góp
phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tối đa việc di cư ra
TP, bảo vệ mơi trường và gìn giữ ổn định xã hội, giảm nghèo thông qua đẩy mạnh
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống (Chính phủ, 2016).
2.1.6. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp
2.1.6.1. Các yếu tố khách quan
a. Cơ chế, chính sách phát triển tiểu thủ cơng nghiệp
Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát
triển sản xuất TTCN. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi các hộ gia
đình được cơng nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ, các doanh nghiệp tư nhân
được phép phát triển chính thức thì sản xuất TTCN đã có điều kiện phục hồi và
phát triển mạnh(Nguyễn Quang Dũng,2012).
Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới
cũng làm cho sản xuất TTCN có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường,
nhất là một số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren truyền thống, chế biến
nông sản…(Nguyễn Quang Dũng,2012).
b. Nhu cầu thị trường
Sự phát triển của sản xuất TTCN phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường.
Thường xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng
12
được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường (Hồ Thắng, 2016).
Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển sản
xuất TTCN. Những sản phẩm TTCN phù hợp với nhu cầu của xã hội, có khả
năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường (Hồ Thắng, 2016).
c. Trang thiết bị, trình độ kỹ thuật cơng nghệ phục vụ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp
Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất có ảnh hưởng quan trọng đối với
bất kỳ ngành nghề, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy
vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó. Hiện nay phần lớn các cơ
sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là
chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, số lượng và chất lượng sản
phẩm thấp kém, không độ bộ, giá thành cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm. Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm,
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất
TTCN không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất (Nguyễn Quang Dũng, 2012)
d. Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất
Theo Bạch Thị Lan Anh (2010) cho rằng nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu
vào hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất và phát triển của các cơ sở TTCN
vì chất lượng của ngun liệu thường có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản
phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do đó, vấn đề chủ
động được nguồn nguyên liệu có ý nghĩa rất lớn. Trước đây, hầu hết sản xuất của
làng nghề thường gắn bó chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, nguồn nguyên liệu
tại chỗ. Nhưng những năm gần đây nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khó
khăn do đã cạn kiệt dần và chủ yếu phải khai thác từ ngoài vùng. Hơn nữa, việc
khai thác nguồn nguyên liệu của các cơ sở sản xuất TTCN còn tự phát và chưa có
quy hoạch. Điều này gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nhờ sự phát triển
của các phương tiện giao thông và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn
nguyên liệu của các cơ sở sản xuất TTCN đã được giải quyết; điều đáng đề cập
đến là chất lượng, chủng loại, nguồn nguyên liệu có dồi dào hay không, ổn định
hay không, khoảng cách nguồn nguyên liệu và nơi sản xuất ra sao sẽ quyết định
lợi thế của cơ sở TTCN.
13