Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.59 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ HỒNG PHƯƠNG

QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU
CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Cơng Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, đặc biệt là TS.Nguyễn
Công Tiệp đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Do khả năng cũng như kinh nghiệm của tác giả còn nhiều hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả rất mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và những


nhà nghiên cứu khác để nội dung được nghiên cứu trong luận văn hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Hoàng Phương

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi,
được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế tại Ngân hàng
TMCP Cơng Thương – CN Khu công nghiệp Tiên Sơn dưới sự hướng dẫn của
TS.Nguyễn Công Tiệp. Các số liệu, kết quả nghiên cthuứu nêu trong luận văn hồn tồn
trung thực, chính xác đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Hoàng Phương

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .....................................................................................................................i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi

Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luạn và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý cho vay khách hàng cá nhân ...................................... 4

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ............ 4

2.1.2.

Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân......................................................... 6

2.1.3.

Khái niệm, đặc điểm, các hình thức cho vay khách hàng cá nhân ..................... 8

2.1.4.

Khái niệm quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương
mại ................................................................................................................ 14

2.1.5.

Nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ..... 17

2.1.6.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân
hàng thương mại ............................................................................................ 29

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý cho vay khách hàng cá nhân ................................. 32

2.2.1.

Quản lý cho vay của một số ngân hàng thương mại trên thế giới .................... 32

2.2.2.

Quản lý cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam .......................... 35

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý cho vay khách hàng cá nhân cho
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Khu công nghiệp Tiên Sơn ............................................................................ 38

2.2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 38

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 40
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 40

3.1.1.

Khái quát một số tình hình tỉnh Bắc Ninh liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngân hàng ............................................................................................ 40

3.1.2.

Giới thiệu về Vietinbank - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý số liệu.................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 46

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 48

4.1.

Thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại vietinbank - chi
nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn ................................................................... 48

4.1.1.

Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Khu
công nghiệp Tiên Sơn .................................................................................... 48

4.1.2.

Thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi
nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn .................................................................. 50

4.1.3.

Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh khu
công nghiệp Tiên Sơn .................................................................................... 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại
Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................ 69

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ................................................................................... 69

4.2.2.


Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 72

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý cho vay khách hàng cá nhân
tại Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn ................................... 82

4.3.1.

Định hướng tăng cường quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại
Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn ......................................................... 82

iv


4.3.2.

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại
Vietinbank - CN Khu công nghiệp Tiên Sơn giai đoạn 2018 - 2020 .............. 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 95


5.2.1.

Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................... 95

5.2.2.

Đối với Chính phủ ......................................................................................... 95

Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CN

Chi nhánh

KCN

Khu công nghiệp


KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhân sự của Vietinbank CN KCN Tiên Sơn năm 2017 ........................... 43
Bảng 3.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN KCN Tiên

Sơn giai đoạn 2015 - 2017......................................................................... 44
Bảng 3.3. Số lượng mẫu khảo sát .............................................................................. 46
Bảng 4.1. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh
Khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................................................ 48
Bảng 4.2. Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh
Khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................................................ 49
Bảng 4.3. Quy định về thời gian thực hiện quy trình tín dụng .................................... 56
Bảng 4.4. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo kỳ hạn của Vietinbank
KCN Tiên Sơn giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................... 60
Bảng 4.5. Dư nợ tín dụng theo các loại sản phẩm cho vay cá nhân của
Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2015 - 2017 .................................... 61
Bảng 4.6. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo tài sản bảo đảm nợ vay tại
Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2015 - 2017 .................................... 62
Bảng 4.7. Phân loại nợ đối với cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank
KCN Tiên Sơn giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................... 64
Bảng 4.8. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đối với cho vay khách
hàng cá nhân tại Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2015 - 2017 .......... 65
Bảng 4.9. Vịng quay vốn tín dụng đối với cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi
nhánh KCN Tiên Sơn ................................................................................ 68
Bảng 4.10. Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi
nhánh KCN Tiên Sơn ................................................................................ 69
Bảng 4.11. Ý kiến của khách hàng về hoạt động cho vay KHCN của Vietinbank
- Chi nhánh KCN Tiên Sơn ....................................................................... 75
Bảng 4.12. Ý kiến khách hàng về Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn .................. 78

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Hồng Phương

Tên luận văn: Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu cơng nghiệp Tiên Sơn từ đó đề xuất một
số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu, xử
lý số liệu, phương pháp phân tích. Số liệu và tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập trên các
giáo trình, sách, báo, tạp chí, các báo cáo hàng năm của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Số liệu sơ cấp được tác
giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp cho 120 khách hàng cá nhân và 30 cán
bộ Chi nhánh. Nội dung điều tra gồm: Những thông tin cá nhân của người tham gia trả lời
bảng hỏi và các nội dung đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Chi nhánh. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích để đánh
giá thực trạng hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân và đề xuất cac giải pháp nhằm
tăng cường quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân được Chi nhánh thực hiện rất tốt
như hệ thống văn bản về quản lý cho vay khách hàng cá nhân được ban hành đầy đủ và
được hướng dẫn khá chi tiết; Quy trình tiếp nhận và quản lý hồ sơ hiện đại; Phân loại
đơn vị thẩm định, phân cấp phê duyệt hồ sơ rõ ràng và đã thu được một số thành tựu
đáng kể như: Doanh số thu nợ qua 3 năm tăng mạnh, vịng quay vốn tín dụng cho vay
KHCN tăng từ 1,6 vòng năm 2015 lên 3,2 vòng năm 2017; Lợi nhuận từ hoạt động cho

vay KHCN của Chi nhánh cũng liên tục tăng qua những năm qua, từ 62 tỷ đồng năm
2015 tăng lên mức 126,6 tỷ đồng năm 2017; Tỷ lệ lợi nhuận/dư nợ cho vay KHCN cũng
tăng lên từ 1,87% năm 2015 lên 3,51% năm 2017. Tuy nhiên trong quản lý hoạt động
cho vay KHCN, Chi nhánh còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, Việc ban hành chính sách

viii


quản lý hoạt động cho vay KHCN còn nhiều bất cập và chồng chéo, khơng có tính định
hướng lâu dài. Thứ hai, Chính sách sản phẩm cho vay chưa thực sự đa dạng. Thứ ba,
Việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các khoản vay của KHCN còn
nhiều bất cập. Thứ tư, Giám sát và quản lý sau khi cho vay với KHCN còn yếu. Thứ
năm, Cơng tác kiểm sốt nội bộ Ngân hàng cịn chưa chặt chẽ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi
nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho thấy hiệu quả của công tác quản lý cho vay
KHCN tại Chi nhánh chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan (bao gồm: Mơi
trường kinh tế, chính trị, xã hội; Mơi trường pháp lý; Đối thủ cạnh tranh) và các yếu tố
chủ quan (bao gồm: Chính sách tín dụng trong cho vay KHCN; Cơ sở vật chất và trình
độ, chun mơn của cán bộ ngân hàng; Hoạt động kiểm soát khoản vay khách hàng cá
nhân của Chi nhánh)
Từ đó đề tài đã đề xuất các giải pháp như sau nhằm tăng cường quản lý cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh: (i)
Nâng cao trình độ chun mơn cán bộ tín dụng; (ii) Tăng cường công tác kiểm tra sau
khoản vay, nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng; (iii) Thiết lập qui
trình cấp tín dụng rõ ràng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro do yếu tố con người; (iv) Kiểm
soát tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng; (v) Quản lý có hiệu
quả việc xử lý các khoản nợ xấu.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Hoang Phuong
Thesis title: Individual customer loans management at Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Industrial Park Branch.
Major: Business Administration

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
The thesis evaluates the situation of personal loan management at Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Industrial Park Branch. It
then proposed some solutions to enhance the management of individual customer
lending. of Vietinbank - Tien Son Industrial Park, Bac Ninh.
Materials and Methods
The dissertation uses a number of research methods: method of data collection,
data processing, analytical methods. Secondary data and documents are collected by the
author on books, books, newspapers, magazines, annual reports of Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Industrial Park, Bac Ninh. The
primary data was collected by the author by issuing direct questionnaires to 120
individual clients and 30 branch staff. The content of the survey includes: personal
information of participants answering the questionnaire and the evaluation of the quality
of lending activities of individual customers of the branch. The data collected by the
author will be aggregated and analyzed to assess the current status of individual
customer lending management and to propose solutions to strengthen the management
of individual client loans Branch.
Main findings and conclusions
Individual customer loan management activities are well implemented by the
Branch, such as the system of documents on personal loan management, which is fully

promulgated and guided in detail; The process of receiving and managing modern
records; Classification of appraisal units, decentralization of approving documents
clearly and gained a number of remarkable achievements such as: increased turnover of
debt over 3 years, the revolving credit line of S & T loans increased from 1.6 round the
year 2015 to 3.2 rounds in 2017; Profits from S & T sector continued to increase over
the past years from VND 62 billion in 2015 to VND 126.6 billion in 2017; The ratio of
profit / outstanding loans for technology loans also increased from 1.87% in 2015 to
3.51% in 2017. However, in the management of technology lending, branches also have

x


the following limitations: First , The issuance of policy management technology lending
is still inadequate and overlapping, not long-term orientation. Second, the loan product
policy is not really diversified. Thirdly, the examination and inspection of the law
enforcement on the loans of science and technology still have many inadequacies.
Fourth, supervision and management after lending with science and technology is weak.
Fifth, the internal control of the Bank is not tight.
Analysis of the factors affecting the management of S & T lending in Vietinbank
- Tien Son Industrial Park Branch, Bac Ninh province showed that the effectiveness of
management of S & T lending in the branch was influenced by objective factors.
(including: economic, political, social, legal environment, competitors) and subjective
factors (including: credit policy in S & T lending; professionalism of bank officers,
control of individual loans of the branch)
The following solutions have been proposed to enhance the management of
individual clients loans in Vietinbank - Branch of Tien Son Industrial Zone, Bac Ninh
Province: (i) Raising the professional level of credit officers; (ii) Strengthening post credit
checks, improving the professional quality of credit officers; (iii) establishing a clear credit
process, limiting and preventing risks due to human factors; (iv) controlling credit growth in
parallel with improving credit quality; (v) Effective management of bad debts.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng và hoạt động tín dụng của ngân hàng có vai trị đặc biệt quan
trọng là trung gian tài chính tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế và sự
hưng thịnh của quốc gia. Trong những năm gần đây hoạt động ngân hàng đã có
những thay đổi tích cực phù hợp với thực tiễn, đưa nguồn vốn vào lưu thông
tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong đó hoạt động tín dụng là
cầu nối trung gian cung ứng nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế. Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tín
dụng vẫn được xem là hoạt động truyền thống và chủ yếu đem lại lợi nhuận
chính cho các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian qua tất cả các ngân hàng đều
đặc biệt quan tâm tới việc mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên chất lượng
trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại vẫn chưa đạt được hết
tiềm năng. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu
và quan trọng nhất trong hoạt động quản trị và kinh doanh của các ngân hàng
thương mại (NHTM) trong giai đoạn hiện nay. Nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín
dụng một cách ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước trong thời gian tới.
Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng
cá nhân thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách
hàng doanh nghiệp, việc tiếp cận khách hàng cá nhân cũng đơn giản hơn so
với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch của
đối tượng khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng, trong đó có cả phát triển
cho vay đối với nhóm đối tượng này. Nắm bắt được xu thế này, đã có nhiều
NHTM chú trọng đến việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Nhưng làm
thế nào để phát triển cho vay với đối tượng khách hàng cá nhân khi mà sức có

sự cạnh tranh lớn và sản phẩm cung cấp khơng có nhiều sự vượt trội? Đó chính
là nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)
Cơng Thương Việt Nam, trong đó có Chi nhánh Khu cơng nghiệp Tiên Sơn đã có
những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Vietinbank khu công nghiệp (KCN) Tiên Sơn đã đạt được nhiều hiệu quả hoạt

1


động kinh doanh trong những năm gần đây. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều
tập trung vào vấn đề phát triển thị trường bán lẻ dành cho đối tượng cá nhân. Bởi
lẽ thị trường này cịn đang mới hình thành và phát triển rất mạnh mẽ.
Nhất quán mục tiêu phát triển của tồn hệ thống, Ngân hàng TMCP Cơng
thương Việt Nam – chi nhánh KCN Tiên Sơn đang nỗ lực xác định một hướng đi
an toàn và hiệu quả. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
KCN Tiên Sơn đang tập trung tìm mọi giải pháp để quản lý hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Việc nâng cao
chất lượng dịch vụ của ngân hàng sẽ tạo sự khác biệt và cũng chính là lợi thế của
từng ngân hàng. Hiện nay, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách
hàng cá nhân chính là mục tiêu mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
chi nhánh KCN Tiên Sơn đang hướng nhằm đạt được tốc độ phát triển kỳ vọng.
Vì vậy, tơi lựa chọn để tài “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công
nghiệp Tiên Sơn” làm Luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu cơng nghiệp Tiên Sơn từ đó đề

xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Khu công nghiệp
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay của
ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng quản lý cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2015 đến năm 2017;

+ Số liệu sơ cấp được điều tra thu thập năm 2017, tổng hợp năm 2018. Các
giải pháp đến 2020;
+ Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẠN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm,
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng
thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển
của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai
đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM ngày càng được hồn thiện và
trở thành những định chế tài chính khơng thể thiếu được, chính vì thế có rất
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài này và cho đến thời điểm hiện
nay có rất nhiều khái niệm về NHTM (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Theo pháp luật Mỹ: “Bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho
phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (bằng cách ký phát séc hay bằng rút tiền
điện tử) và cấp tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hay cho vay
thương mại sẽ được xem là Ngân hàng” (Nguyễn Thị Mai Phương, 2015)
Đạo luật Ngân hàng của Pháp (03/06/1942) đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận
tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và
sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính" (Lê Nguyễn Phương Ngọc, 2014).
Tại Ấn Độ, NHTM được coi là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay

hay tài trợ và đầu tư.
Theo Ngân hàng thế giới (World bank): “NHTM là tổ chức tài chính
trung gian tham gia chủ yếu vào hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn –
trung – dài hạn”
Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loại
hình Ngân hàng được hoạt động tất cả các hoạt động Ngân hàng (nhận tiền gửi;
cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản) và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Quốc hội, 2015).

4


Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các
dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các
dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả
mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
2.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
Trước hết, hoạt động Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh
kiếm lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình
thức hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Trong đó hoạt
động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện bởi nghiệp vụ huy động vốn dưới các
hình thức khác nhau, để cấp tín dụng cho khách hàng có yêu cầu về vốn với mục
tiêu lợi nhuận. Có thể nói, Ngân hàng thương mại là người “đi vay để cho vay”
nhằm mục đích kiếm lời. Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng được biểu hiện thơng
qua các nghiệp vụ có sẵn về tiền tệ, thanh tốn, ngoại hối, chứng khốn, để cam
kết thực hiện cơng việc nhất định cho khách hàng trong thời gian nhất định nhằm
mục tiêu thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng (Tô Ngọc Hưng, 2002).
Mặt khác, hoạt động Ngân hàng thương mại tuân thủ theo quy định của
pháp luật, nghĩa là chỉ khi hoạt động của Ngân hàng thương mại thỏa mãn đầy đủ

các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều kiện về vốn, phương án
kinh doanh…thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
Bên cạnh đó, hoạt động Ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh có
độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh
hưởng sâu sắc đến các ngành khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ là như vậy do trong
hoạt động Ngân hàng thương mại đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do
Ngân hàng huy động vốn của người khác rồi đem vốn cấp tín dụng cho khách
hàng theo nguyên tắc hoàn vốn, trả lãi trong thời gian nhất định, nên đã tạo ra rủi
ro cho Ngân hàng thương mại. Rủi ro từ phía Ngân hàng, từ phía khách hàng vay
tiền, từ các yếu tố khách quan khác. Bởi vậy Ngân hàng thương mại đối mặt với
rủi ro cao, kéo theo rủi ro đối với những người có tiền gửi Ngân hàng và cả nền
kinh tế. Để tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ
những tổn hại do Ngân hàng vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia thường đặt ra
các đạo luật riêng, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an tồn, hiệu
quả trong nền kinh tế thị trường (Tơ Ngọc Hưng, 2002).

5


2.1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng thương mại, hoạt động và các dịch
vụ của Ngân hàng thương mại cũng ngày càng đa dạng. Nhưng nhìn chung hoạt
động cơ bản của Ngân hàng thương mại là: hoạt động huy động vốn, hoạt động
sử dụng vốn và các hoạt động trung gian (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động khởi đầu cho các hoạt động khác của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại bản chất là trung gian tài chính có hoạt động chủ yếu
khơng bằng vốn chủ sở hữu, vì vậy để có nguồn vốn đề hoạt động, cung cấp vốn
cho nền kinh tế thì ngồi vốn chủ sở hữu, Ngân hàng thương mại phải huy động
nguồn vốn nhàn rỗi, tạm thời trong nền kinh tế thông qua hoạt động nhận tiền

gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc
Ngân hàng Trung ương (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Hoạt động sử dụng vốn
Sau khi huy động vốn, để bù đắp được chi phí huy động vốn và có lợi nhuận thì
Ngân hàng thương mại phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để
có lãi. Đây là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng thương mại sử dụng vốn theo hướng cơ bản là hoạt động
tín dụng, đầu tư chứng khốn, đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị, hoạt động
ngân quỹ. Trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất bởi vì nó đem lại phần
lớn thu nhập cho Ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Các hoạt động trung gian của Ngân hàng thương mại
Các hoạt động này bao gồm: hoạt động thanh toán, hoạt động quản lý tài sản cho
khách hàng, hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn kinh doanh và quản trị doanh
nghiệp…Các hoạt động trung gian này không phải đem lại nguồn thu nhập chủ
yếu cho Ngân hàng thương mại nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc mở
rộng hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn, đồng thời đa dạng hóa hoạt
động, giảm bớt rủi ro và tăng thu nhập cho Ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2007).
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân
2.1.2.1. Khái niệm khách hàng cá nhân
Trong Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng
vốn đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay được phân loại
theo đối tượng khách hàng, bao gồm: cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay
các tổ chức tín dụng, cho vay KHCN (Hồ Diệu, 2000).

6


KHCN là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối tượng vay vốn
đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây sửa nhà,

mua ô tô, các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, mua
sắm trang thiết bị và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác (Hồ Diệu, 2000).
2.1.2.2. Đặc điểm khách hàng cá nhân
KHCN thường có các đặc điểm sau:
KHCN bao gồm nhiều tầng lớp có đặc điểm khác nhau về nghề nghiệp, uy
tín, thu nhập, khả năng tài chính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểu biết về
các dịch vụ Ngân hàng. Đối với KHCN có địa vị xã hội, có thu nhập cao thường
không muốn công khai tất cả các nguồn thu nhập cá nhân, tài sản tích lũy, tình
trạng vay nợ nên họ có tâm lý ngại chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Ngược lại với các
khách hàng có thu thập thấp hơn lại tìm cách bổ sung thêm các nguồn thu nhập
khơng ổn định. Do đó thời gian và cách xử lý hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng
thường phức tạp hơn so và rủi ro tín dụng đối với cho vay KHCN cũng cao hơn
so với các hình thức cấp tín dụng khác (David Cox, 1997).
Măt khác, KHCN thường mong muốn sự công bằng và ổn định khi sử
dụng dịch vụ Ngân hàng, mong muốn được bảo đảm quyền lợi, được đối xử công
bằng khi giao dịch tại các kênh phân phối khác nhau của cùng một Ngân hàng và
được tư vấn, giải đáp ngay các thắc mắc một cách đầy đủ và nhiệt tình. Do đó,
chính sách dành cho KHCN cần có sự thống nhất cao giữa các khách hàng khác
nhau, giữa các kênh phân phối khác nhau, điều này địi hỏi NHTM xây dựng
chính sách thống nhất dành cho KHCN khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của
NHTM, đồng thời có biện pháp kiểm sốt cạnh tranh không lành mạnh giữa các
kênh phân phối. Bên cạnh đó, đặc điểm này địi hỏi NHTM đa dạng hóa kênh
giao tiếp với KHCN: nhân sự quản lý trực tiếp, tổng đài chăm sóc khách hàng tập
trung, Ngân hàng trực tuyến, phần mềm tương tác giữa khách hàng với NHTM
trên điện thoại thơng minh (Peter S.Rose, 2001).
Bên cạnh đó, KHCN thường lựa chọn sử dụng dịch vụ cho vay căn cứ
đầu tiên và chủ yếu nhất là lãi suất cho vay, mức độ dễ dàng khi tiếp cận vốn
vay, uy tín của Ngân hàng, qua giới thiệu của người thân đã sử dụng dịch vụ,
thương hiệu, chất lượng dịch vụ và khuyến mại…Do đó, địi hỏi NHTM khơng
ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ để có mức giá tối ưu cho đối tượng KHCN, xây


7


dựng quy trình cho vay, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay rõ ràng, minh bạch. Mặt
khác, đặc điểm này đỏi hỏi NHTM phải tăng cường chăm sóc khách hàng hiện
hữu, mở rộng liên kết với các tổ chức thương mại, dịch vụ như: Công ty bảo
hiểm, chủ thầu xây dựng, đại lý ơ tơ…nhằm quảng bá hình ảnh NHTM, đồng
thời tăng số lượng kênh tiếp cận KHCN, khách hàng giới thiệu khách hàng (Peter
S.Rose, 2001).
2.1.3. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
2.1.3.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Theo mục 2, điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay
các Tổ chức Tín dụng với khách hàng, có định nghĩa rằng: “Cho vay là một hình
thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
hồn trả cả gốc và lãi (Chính Phủ, 2001).
Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất đối với các ngân
hàng thương mại. Cho vay là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản,
tạo thu nhập lãi lớn nhất và là hoạt động kinh doanh rủi ro nhất của ngân hàng.
Khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần có thể là các cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, trong đó cá nhân và hộ gia
đình là bộ phận ngày càng đóng góp vai trị quan trọng trong hoạt động cho vay
của các ngân hàng thương mại cổ phần. Các cá nhân và hộ gia đình vay của
NHTMCP để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ cho mục đích đầu tư,
sản xuất kinh doanh của mình (Hồ Diệu, 2000).
Có thể thấy rằng, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng
– để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát
triển kinh tế tại khu vực Ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng

trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua
các khoản cho vay của Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thơng tin về chất lượng
tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các
khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn (Hồ Diệu, 2000).
2.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân gồm:

8


Khách hàng vay
Là một người hay hộ gia đình: Những người buôn bán nhỏ, nông dân, hộ
thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, sinh viên, các cơ sở sản xuất kinh doanh
nhỏ…hoặc là đại diện hộ gia đình thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng tín dụng,
hợp đồng đảm bảo tiền vay và cam kết cùng trả nợ cho ngân hàng. Họ có nhu cầu
sử dụng các dịch vụ ngân hàng như khi họ cần tiền để mua nhà, mua ô tô hay khi
họ muốn tiền của họ giữ an tồn mà vẫn có lãi (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Mặc dù thị trường khách hàng cá nhân nhỏ nhưng quy mô lại tương đối lớn
về số lượng đối với thị trường khách hàng doanh nghiệp.
Khách hàng cá nhân có nhu cầu rất đa dạng và phức tạp, có sự khác nhau về
tuổi tác thu nhập, giới tính, địa vị xã hội…. cũng có nhu cầu riêng cụ thể như sau:
+ Nhóm có thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của họ thường hạn chế bởi họ
rất khó khăn trong chi tiêu. Ngược lại họ cố gắng tìm cách vay mượn để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng mà khơng có khả năng đáp ứng bởi hạn chế từ thu nhập.
+ Nhóm có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này có
xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù những người này có thể có những nguồn tài
chính thực sự song họ vẫn muốn để mua sắm hàng, chi tiêu cho sản phẩm có thể
tốt hơn (Phan Thị Thu Hà, 2007).
+ Nhóm có thu nhập cao: Đối với nhóm người này tín dụng tạo điều kiện
cho họ có thêm các khoản phụ trợ kinh doanh và trợ giúp vào khả năng thanh

toán, đặc biệt là khi tiền của họ bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn. Dù
việc vay mượn của họ nhằm mục đích tín dụng chỉ thể hiện là một tỉ trọng nhỏ
trong tổng số của cải mà họ tạo ra nhưng họ vẫn thường đụng chạm tới những
món lớn vì vậy mà ngân hàng đã đặc biệt quan tâm đến khách hàng cá nhân này.
Mục đích vay
Cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thỏa mãn
nhu cầu hưởng thụ hàng hóa có chất lượng tốt để cải thiện cuộc sống. Đây là
những nhu cầu mang tính tự nhiên và thiết yếu trong đời sống của mỗi cá nhân,
gia đình.
Cho vay khách hàng cá nhân cũng phục vụ nhu cầu sản xuất những khoản
vay này thường là những khoản vay nhỏ chủ yếu là mở rộng sản xuất hộ gia đình
(Phan Thị Thu Hà, 2007).

9


Nguồn trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ nguồn thu nhập mà không nhất
thiết phải từ kết quả sử dụng những khoản vay đó. Vì vậy, nguồn trả nợ của
người đi vay có thể có biến động lớn, nó phụ thuộc vào q trình làm việc của
từng khách hàng. Do đó khi khách hàng cá nhân vay phải cân nhắc hoàn cảnh,
lương bổng của người vay. Nghề nghiệp của người vay phải được quan tâm thích
đáng. Ở nước ta nhìn chung viên chức nhà nước như: Bác sĩ, bộ đội, giáo viên….
được coi là những người có thu nhập ổn định và ít rủi ro hơn đối với người làm
việc vặt hay nhân viên bán hàng và công nhân (Tô Ngọc Hưng, 2002).
Quy mô khoản vay.
Các khoản vay đối với khách hàng cá nhân thường là những khoản vay có
giá trị nhỏ, số lượng khoản vay là rất lớn do đó có tính nhậy cảm của nhóm
khách hàng này là rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải có những chiến lược marketing
riêng biệt, phù hợp, mang lại sự gần gũi, tin tưởng và yên tâm cho khách hàng

đến ngân hàng xin vay vốn (Tô Ngọc Hưng, 2002).
Quy mô khoản vay thường dựa vào tư cách người vay hơn là tài sản thế
chấp. Cho vay từng bước, bắt đầu từ bước nhỏ rồi tăng dần quy mô cho vay.
Thời hạn khoản vay.
Thời hạn khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một
phần nhỏ là dài hạn.
Nguyên nhân do:
+ Các khoản vay này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân,
một phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho vay của cho vay cá nhân, một phần
phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng thường là với quy mô nhỏ.
+ Đây là hình thức cho vay với mức lãi xuất cao nhất trong ngân hàng
thương mại.
+ Các cá nhân đến xin vay ngân hàng các khoản để đáp ứng tức thời nhu
cầu của họ mà ngay tức thời họ chưa có khả năng chi trả nhưng họ hoàn toàn đủ
khả năng ấy trong một thời gian ngắn trung hạn (Tô Ngọc Hưng, 2002).
2.1.3.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
Có nhiều cách phân loại các loại hình cho vay tùy theo các tiêu thức
phân loại.

10


* Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay
Trong cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại của Piter S.Rose, chương 16:
Hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách và quy trình, phân loại các loại
hình cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng thành các loại sau:
- Cho vay kinh doanh bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng
ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho
việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các taig sản nước
ngoài. Đối với loại hình cho vay này, Ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản

thực: đất đai, tịa nhà, các cơng trình khác…
- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành
cho ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
- Cho vay nơng nghiệp: Nhằm hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động gieo
trồng, thu hoạch bảo quản sản phẩm
- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi
phí như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên…
- Cho vay đối với cá nhân: Giúp tài trợ cho việc mua ôtô, nhà ở, trang thiết
bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải
cho các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.
- Các khoản cho vay khác: Gồm các khoản cho vay không được xếp vào
các loại cho vay trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.
- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và
cho khách hàng thuê (Nguyễn Thị Mai Phương, 2015).
* Nếu căn cứ vào phương thức cho vay
Theo điều 16 – quyết định 1627/2001/QD-NHNN về quy chế cho vay các
Tổ chức Tín dụng với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thì Ngân hàng thương mại có các phương thức cho vay sau:
- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của
Ngân hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay thường xun, khơng có điều
kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và
trình Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay của mình. Đối với từng kì hạn trong
hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn
vay, Ngân hàng sẽ kiểm sốt mục đích và hiệu quả, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm

11


hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Đây là nghiệp
vụ tương đối đơn giản, Ngân hàng có thể kiểm sốt từng món vay tách biệt

(Nguyễn Thị Mai Phương, 2015).
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: đây là phương thức mà Ngân hàng thỏa
thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng (có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì)
trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay
mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Đối với Ngân hàng thì hình thức cho vay này có ưu thế là khi khách hàng
có thu nhập, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ
cho khách hàng, tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn cụ thể
nên Ngân hàng khó có thể kiểm soát được hiệu quả sử dụng từng lần vay.
- Cho vay theo sự án đầu tư: Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay
vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các
dự án phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Ngân hàng thương mại cùng với các tổ chức tín dụng
khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách
hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ
chức tín dụng khác…
- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Trả góp thường
áp dụng cho hình thức vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng
lâu bền. Ngân hàng cũng thường cho vay trả gớp đối với người tiêu dùng thông
qua hạn mức nhất định.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Ngân hàng thương mại cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất
định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín
dụng dự phịng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng (Nguyễn

Thị Mai Phương, 2015).

12


- Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của Quy chế này và
các quy định khách của Ngân hàng Nhà nước.
* Nếu căn cứ và thời hạn cho vay
Căn cứ theo Điều 10 của quyết định 1627/2001/QD-NHNN Quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, nếu căn cứ vào thời hạn cho Ngân hàng thương mại có
các phương thức cho vay sau:
- Vay ngắn hạn: thời hạn vay dưới 12 tháng và được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ( chi tiêu ngắn hạn) cho các cá nhân, hộ gia đình.
- Vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng cho đến 60
tháng. Loại tín dụng này chủ yếu dùng để đầu tư, sửa chữa, thay thế, khơi phục
tài sản cố định, dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.
- Vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Mục đích
của loại tín dụng này tương tụ như tín dụng trung hạn, nhưng chủ yếu được sử
dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn, đầu tư vài những cơng trình có quy mơ lớn,
thời hạn thu hồi vốn dài (Phan Thị Thu Hà, 2007).
* Căn cứ theo khách hàng
Theo khoản 2, Điều 2 Chương I của quyết định 1627/2001/QD-NHNN Quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định khách hàng vay tại Ngân hàng bao gồm:
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các
tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự.
- Cá nhân

- Hộ gia đình
- Tổ hợp tác
- Doanh nghiệp tư nhân.
* Nếu căn cứ vào tài sản bảo đảm
- Khoản vay có tài sản bảo đảm là loại tín dụng mà khi cho vay địi hỏi người
đi vay phải có tài sản bảo đảm, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

13


×