Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH VĂN

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Hưởng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP -2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Văn

i


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Hưởng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Quế Võ,
các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ,đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Văn


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước sinh hoạt .................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
nông thôn ............................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm, quan điểm bản chất quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn .................................................................................................... 5

2.1.2.


Đặc điểm của quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạtnông thôn .................... 7

2.1.3.

Vai trò của quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạtnông thôn ........................ 8

2.1.4.

Nội dung quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn ........................ 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
nông thôn .......................................................................................................... 15

iii


2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn.......... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt ở một số nước trên thế giới ....................................................................... 19

2.2.2.


Kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam về quản lý dịch
vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn............................................................. 22

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm đối với huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................ 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 44

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 48

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 50
4.1.

Thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện quế võ .............................................................................................. 50

4.1.1.

Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Quế Võ .............................................................................................................. 50

4.1.2.

Thực trạng quản lý nguồn nước và chất lượng nguồn nước sinh hoạt ............. 54

4.1.3.

Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất nước sinh hoạt .................................... 57

4.1.4.


Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng nước sinh hoạt .................................. 65

4.1.5.

Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt ................................................................................................................... 80

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
nông thôn trên địa bàn huyện quế võ ................................................................ 82

4.2.1.

Quy hoạch và chính sách của nhà nước ............................................................ 82

4.2.2.

Công nghệ sản xuất nước sinh hoạt, quy mơ cơng trình dịch vụ cung
ứng nước sinh hoạt ........................................................................................... 85

4.2.3.

Nguồn lực tài chínhphục vụ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt ........... 87

4.2.4.

Trình độ nhân lực trong các công ty ................................................................. 88


iv


4.2.5.

Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sinh hoạt .......................................... 90

4.2.6.

Nhận thức của người dân về sử dụng nước sinh hoạt ....................................... 91

4.3.

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông
thôn trên địa bàn huyện quế võ ............................................................................ 92

4.3.1.

Định hướng và mục tiêu quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông
thôn trên địa bàn huyện Quế Võ ....................................................................... 92

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cưng ứng nước sinh hoạt
nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ .............................................................. 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 100
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 100


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Đối với tỉnh Bắc Ninh..................................................................................... 101

5.2.2.

Đối với Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc
Ninh ................................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 107

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CN-XD


Cơng nghiệp - Xây dựng

CP

Cổ phần

ĐVT

Đơn vị tính

GD - DT

Giáo dục đào tạo

GTSX

Giá trị sản xuất

KCN

Khu công nghiệp

MN

Mầm non

NS&VSMTNT

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn


NTM

Nông thôn mới

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PTNT

Phát triển nơng thơn

QHC

Quy hoạch chung

TDTT

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THPT

Phổ thông trung học

TM-DV

Thương mại - Dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biến động dòng chảy tháng tại trạm Thượng Cát ........................................ 34
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2016 đến 2018 ........... 38
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các nghành kinh tế của huyện qua 3 năm 2016 đến
2018.............................................................................................................. 40
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ...................................................... 45
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 47
Bảng 4.1. Đánh giá của người dân về hoạt động quản lý của các mơ hình cấp
nước sinh hoạt .............................................................................................. 54
Bảng 4.2. Các cơng trình nước sạch trên địa bàn huyện Quế Võ ................................. 55
Bảng 4.3. Quản lý về quy trình và máy móc của cơ cở sản xuất nước sinh hoạt
nơng thôn ..................................................................................................... 58
Bảng 4.4. Số mẫu kiểm nghiệm về chất lượng nước của 3 nhà máy sản xuất
trên địa bàn huyện Quế Võ .......................................................................... 60
Bảng 4.5.

Đánh giá của đơn vị cấp nước về quản lý nhà nước về chất lượng nước .......... 61

Bảng 4.6. Các cơng trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện ................................ 63
Bảng 4.7. Tổng lượng nước sinh hoạt sản xuất theo tháng tại huyện Quế Võ ............. 64
Bảng 4.8. Số hộ đăng ký lắp đồng hồ nước qua các năm trên địa bàn huyện .............. 66
Bảng 4.9. Biến động chi phí lắp đặt đồng hồ cho 1 hộ sử dụng nước trên địa
bàn huyện Quế Võ ....................................................................................... 68
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về dịch vụ đăng ký và lắp đặt nước sinh hoạt ............... 69
Bảng 4.11. Lượng nước được sử dụng tính ở huyện Quế Võ năm 2016-2018 .............. 69
Bảng 4.12. Biến động về lượng nước sản xuất, tiêu thụ nước sinh hoạt theo các
hình thức ...................................................................................................... 70
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng của các đơn vị cung ứng
nước sinh hoạt tại huyện Quế Võ ................................................................. 71
Bảng 4.14. Bảng tính tốn chi tiết giá bán nước sinh hoạt của công ty cổ phần

nước sạch Bắc Ninh ..................................................................................... 73
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về giá nước sinh hoạt nông thôn ........................... 74
Bảng 4.16. Đánh giá của đơn vị cung ứng đối với giá nước sinh hoạt ........................... 75
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt ................................ 76

vii


Bảng 4.18. Tình hình thanh tốn tiền nước của các hộ dân qua 3 năm .......................... 77
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về hình thức thanh tốn tiền nước ......................... 78
Bảng 4.20. Tình hình bảo dưỡng, sửa chữa của các đơn vị cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn.............................................................................................. 79
Bảng 4.21. Tình hình xử lý sửa chữa hư hỏng của các đơn vị cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn.............................................................................................. 79
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về bảo dưỡng, sửa chữa ......................................... 80
Bảng 4.23. Tình hình thanh kiểm tra của đơn vị nhà nước về dịch vụ nước sinh
hoạt ở huyện Quế Võ năm 2016-2018 ......................................................... 81
Bảng 4.24. Đánh giá của đơn vị cung ứng nước sinh hoạt về thanh kiểm tra ................ 82
Bảng 4.25. Đánh giá của đơn vị cung ứng về chính sách quản lý của nhà nước
đối với cung ứng nước sinh hoạt nông thôn................................................. 84
Bảng 4.26. Đánh giá của đơn vị cung ứng vềảnh hưởng công nghệ đến cung ứng
nước sinh hoạt nông thôn ............................................................................. 86
Bảng 4.27. Đánh giá của đơn vị cung ứng về nguồn lực tài chính hỗ trợ cho
cơng tác quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh sinh hoạt nông thôn ............. 87
Bảng 4.28. Trình độ chun mơn của các cán bộ và công nhân của các đơn vị
sản xuất nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ ................................... 88
Bảng 4.29. Nhận thức của người dân về nước sinh hoạt nông thôn............................... 91

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý ............................................................................................ 5
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên đại
địa bàn huyện Quế Võ.................................................................................. 50
Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý hoạt động của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn Bắc Ninh.......................................................................... 51
Sơ đồ 4.3. Bộ máy quản lý tại trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh quản lý .............................................. 52
Sơ đồ 4.4. Mơ hình doanh nghiệp trong cơng tác quản lý vận hành cơng trình
nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện .............................................. 53
Sơ đồ 4.5. Hệ thống sản xuất nước của các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt
trên địa bàn huyện Quế Võ .......................................................................... 57
Sơ đồ 4.6. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn ...................... 67

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng nguồn nước sử dụng sản xuất
nước sinh hoạt............................................................................................ 56
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của doanh nghiệp về quy trình sản xuất nước sinh hoạt ............ 59
Biểu đồ 4.3. Biến động về tỷ lệ hộ đăng ký lắp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế
Võ .............................................................................................................. 67
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của đơn vị cưng ứng về cơ sở hạ tầng cung ứng nước sinh hoạt
nông thôn ................................................................................................... 71
Biều đồ 4.5. Đánh giá của cán bộ nhà máy về khối lượng nguồn nước sử dụng ........... 90

x



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ quản lý về trữ lượng và chất lượng nguồn nước .............. 56
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ quản lý về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông
thôn ................................................................................................................. 62
Hộp 4.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước sinh
hoạt nông thôn ................................................................................................ 72
Hộp 4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước sinh
hoạt nông thôn ................................................................................................ 72
Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ quản lý về giá nước sinh hoạt nông thôn .......................... 75
Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ về vấn đề quản lý chất lượng nước sinh hoạt ở
huyện Quế Võ................................................................................................. 76
Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về công nghệ sản xuất.......................................... 87
Hộp 4.7. Ý kiến của của cán bộ quản lý các đơn vị cung ứng nước trên địa bàn
huyện Quế Võ................................................................................................. 89
Hộp 4.8. Ý kiến của người dân về khi được cung ứng nước sinh hoạt nông thôn ........ 92

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Văn
Tên luận văn:Quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

Tên đơn vị đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý
dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đặt ra tác giả tiến hành thu thập tài liệu liên quan
đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn đã được công bố. Để hiểu rõ
hơn thực trạng và các nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý dịch vụ cung
ứng nươc sinh hoạt nông thôn hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra 5 cán bộ cấp huyện,
30 cán bộ và công nhân của các nhà cung cấp, 120 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt nông
thôn. Từ những dữ liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các phương pháp truyền thống
gồm thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tổ để phân tích, đánh giá thực trạng về
quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cho thấy. Quản lý nhà nước về dịch vụ cung ứng
nước sinh hoạt nông thôn xuất phát từ UBND tỉnh, các đơn vị cấp huyện cấp xã đang
tham gia cùng chưa có thẩm quyền quản lý. Hiện nay có 2 mơ hình cung ứng dịch vụ
nước sinh hoạt nông thôn là Trung tâm nước sạch và VSMTNT thuộc cơ quan nhà nước
và các doanh nghiệp tư nhân. Mơ hình các doanh ngiệp tư nhân đang ngày càng phát
triển mạnh hơn và chiếm phần lớn khối lượng cung cấp nước trên địa bàn huyện Quế
Võ. Nguồn nước sử dụng hiện nay 100% là nước mặt từ sông Đuống và sông Cầu nên
chất lượng đầu vào không ổn định, phụ thuộc vào chất lượng và sự ô nhiễm nguồn nước
của sông. Các đơn vị cung ứng nước thường xuyên lấy mẫu nước trước và sau khi sản
xuất để kiểm nghiệm, nhằm điều chỉnh mức xử lý nước đáp ứng đạt yêu cầu theo tiêu
chuẩn. Các đơn vị cũng đã đưa ra lịch trình bảo dưỡng hệ thống máy móc, đường ống
để tránh việc thất thoát và mất nước cung cấp đến hộ. Việc xử lý các sự cố xảy ra đang

xii



ngày càng đươc hoàn thiện, số lượng sự cố xảy ra ngày càng giảm xuống, tỷ lệ sự cố
được xử lý đúng thời hạn tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó quản lý dịch vụ cung ứng
nước sinh hoạt cịn gặp những khó khăn, bất cập như mỗi đơn vị hành chính chỉ có 1
đơn vị cung ứng nước nên việc cạnh tranh để nâng cấp dịch vụ thấp, khối lượng sử dụng
nước sinh hoạt còn ở mức thấp nên việc tái đầu tư nâng cấp dịch vụ cũng đang hạn chế,
hình thức thanh tốn mới chỉ có bằng tiền mặt chưa linh hoạt…Để tăng cường quản lý
dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn cần thực hiện 6 giải pháp như sau: (i) Đổi
mới các mơ hình quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn hiện nay sang
hướng cổ phần hóa; (ii) Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý dịch vụ cung ứng nước
sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ; (iii) Tăng cường công tác thanh kiểm tra; (iv) Ứng
dụng khoa học công nghệ trong quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn; (v)
Xây dựng mạng lưới và sử dụng các biện pháp quản lý giảm thất thoát và thất thu nước
(vi) Nâng cao nhận thức và vai trò của người dân trong quản lý và sử dụng nước sinh
hoạt nông thôn.

xiii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dinh Van
Thesis title: Managing water supply services in rural area in Que Vo district, Bac
Ninh province.
Major: Rural development

Code: 8620116

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research objectives
This study assesses the situation of management of water supply services in

rural area in Que Vo district, Bac Ninh province. Based on research results, solutions
will be proposed to strengthen the management of water supply services in the locality
in future.
Research methods
In the study, both secondary data and primary data are utilized. Secondary data
are reports and documents related to water supply services. In order to understanding
the situation of water supply services and hindrance affecting that situation, primary
data was generated by carrying out in-depth interviews with 35 local authorities and a
survey with 120 household using water. Descriptive stastistics and comparison are used
to analyzed the date.
Findings and conclusions
Water supply services is managed by the Provincial People’s Committee. The
district-level and commune-level units participate the management process but they are
not yet authorized to manage. Currently, there are two models of rural water supply
services. The first model is that water is supplied by the Center for Rural Water Supply
and Sanitation under state agencies and the second one is that water is supplied by
private enterprises. In which, the second model is increasingly developing and
accounting for the majority of water quantity supplied in Que Vo district.
100 percent of water is from Duong river and Cau river. Therefore, quality of
water is not stable and depending on the quality and pollution of the river’s water source.
Water supply units regularly take water samples for quality testing. In addition, they also
set up a maintenance schedule to avoid loss and dehydration supplied to households. As a
results, the number of incidents occurred has reduced and the proportion of incidents
handled on time increased.
However, there are still difficulties and shortcomings in supplying water in the
research site. For example, each administrative unit has only one water supply unit and

xiv



quantity of water sold to household is small. Those difficulties lead to the situation that
the competition for upgrading the services is limited.
In order to improve management of water supply services in rural area, there are
6 solutions proposed: (i) Reforming the current models of water supply to equitization
model; (ii) Improving the capacity of water managers in Que Vo district; (iii)
Strengthening inspection work; (iv) Applying technology in water supply management;
(v) Building networks and using management measures to reduce water loss; (vi)
Improving awareness of local people in management and use water.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, cung ứng nước sinh hoạt nông thôn nhận được sự
quan tâm lớn của Nhà nước cùng sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế và sự đóng
góp của người dân. Thơng qua việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Nước sinh hoạt và Vệ sinh mơi trường nơng thơn và các chương trình, dự án
khác, nhiều cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thôn đã được xây dựng và đưa vào
sử dụng, nâng tỷ lệ số dân sử dụng nước hợp vệ sinh bình quân trong cả nước từ
62% năm 2005 lên 85,7% năm 2017 (Bộ Tài Ngun Mơi Trường, 2017). Theo đó
Bắc Ninh là một trong những tỉnh trên cả nước được hưởng lợi từ chương trình này.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sinh hoạt, và sự
đóng góp, hỗ trợ từ người dân và các tổ chức quốc tế..., Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư xây
dựng nhiều cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung Nơng thơn giúp cho người dân
nơng thơn có cơ hội tiếp cận với nước sinh hoạt. Theo số liệu thống kê trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh có 97 xã, tính đến năm 2017 tồn tỉnh đã có 98,69% các xã nơng thơn
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nước hợp vệ sinh. Trong đó tỷ lệ số dân nơng thôn
được sử dụng nước sinh hoạt theo Qui chuẩn Việt Nam QCVN 02-BYT của Bộ Y
tế đạt 55,28% (Sở NN & PTNT Bắc Ninh, 2018).

Nước sinh hoạt là nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày như tắm, giặt, vệ
sinh, chế biến thực phẩm…và thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp. Nước
sinh hoạt đảm bảo (nước sinh hoạt) là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Nước sinh
hoạt nơng thơn là một trong những tiêu chí quan trọng để thực hiện bộ tiêu chí về
chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nguồn nước đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng. Nguồn
nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất; ngoài ra cịn
chịu tác động biến đổi khí hậu. Nguồn nước mặt đang ngày càng không ổn định
và mức độ ô nhiễm càng cao.
Chất lượng nước cấp của các nhà máy nước tuân thủ theo QCVN
01:2009/BYT với tổng số 109 chỉ tiêu phải xét nghiệm. Tỉnh Bắc Ninh khác chưa
có phịng thí nghiệm và đủ các trang thiết bị để xét nghiệm 109 chỉ tiêu. Hơn nữa,
việc tuân thủ đầy đủ Quy chuẩn này địi hỏi một nguồn kinh phí lớn để đầu tư trang
thiết bị và có thể gây biến động về giá nước do tăng chi phí xét nghiệm.

1


Giá nước sạch được ban hành theo hướng tiệm cận, với ngun tắc tính
đúng, tính đủ, nhưng nhìn chung cịn thấp so với yêu cầu đặt ra. Giá bán nước
sạch chưa bao gồm đầy đủ các chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an tồn, giảm
thất thốt nước, khấu hao một số hạng mục đầu tư cơng trình; lợi nhuận doanh
nghiệp thấp; việc điều chỉnh giá nước chưa phù hợp với sự biến động giá của thị
trường. Nhìn chung, giá tiêu thụ nước sạch chưa thực sự khuyến khích được
doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước.
Khung pháp lý làm cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa nhà nước, nhà
cung cấp dịch vụ (bao gồm cả DNTN và các nhà cung cấp dịch vụ khác) và
những người sử dụng dịch vụ vẫn còn hạn chế hoặc chưa có. Vai trị của cấp tỉnh,
huyện và xã còn chồng chéo, chưa rõ ràng và việc có hơn 1 cơ quan quản lý dẫn

đến sự kiểm sốt bị phân tán và khơng rõ ràng.
Mục tiêu đối với huyện Quế Võ là đến năm 2020 100% số dân nông thôn
sử dụng nước hợp vệ sinh. Để đạt được điều đó cần phải phát huy hơn nữa hiệu
quả quản lý của các cơng trình cấp nước tập trung nông thôn, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân nơng thơn, góp phần làm giảm khoảng cách đời
sống người dân nông thôn với đô thị, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người
dân nông thôn về ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng nước sinh hoạt. Tuy nhiên
lĩnh vực nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nơng thơn (VSMTNT) đối với tỉnh
Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng là cịn mới do vậy công tác quản
lý vận hành, cung cấp nước sinh hoạt chưa có nhiều kinh nghiệm, một số mơ
hình quản lý dịch vụ cung ứng nước chưa thực sự phát huy hiệu quả, năng lực
của các cán bộ quản lý dịch vụ cung ứng nước cịn hạn chế, cơng tác thanh kiểm
tra cịn chưa sát sao. Trong khi đó nhu cầu của người dân về nước sinh hoạt thì
cấp bách nên vừa làm vừa nghiên cứu, từng bước hoàn thiện. Chất lượng nước
đầu ra chưa ổn định, lưu lượng và áp lực nước chưa đảm bảo do các sự cố thường
xuyên xảy ra...sẽ là khó khăn thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý các cơng
trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn.
Để quản lý các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hiệu quả tác giả
thực hiện đề tài “Quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”là việc cần thiết nhằm xây dựng cơ sở khoa
học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ
cung ứng nước sinh hoạt nông thôn, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người
dân nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2


Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu các câu hỏi:
Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn bao gồm những
nội dung nào; Kết quả dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn

trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh như thế nào;Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn trên địa bàn
huyện Quế Võ trong thời gian vừa qua; Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho
người dân nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ thời gian qua có những khó khăn
thuận lợi gì; Những giải pháp nào để tăng cường quản lý dịch vụ cung ứng nước
sinh hoạt cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ đến năm 2025?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung
ứng nước sinh hoạt nông thôn;
- Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn tại địa phương đến năm 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nơng thơn.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các vấn đề liên quan đến quản lý
dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, các chính sách hỗ trợ phát triển và hệ thống giải pháp nhằm quản lý dịch vụ
cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.


3


Đối tượng khảo sát: Trung tâm nước sạch và VSMT NT tỉnh, các doanh
nghiệp tham gia cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ.
Đội ngũcán bộ kỹ thuật, công nhân nhà máy cấp nước quản lý dịch vụ cung ứng
nước trên địa bàn huyện, những người dân tiêu thụ nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
nông thôn.
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nơng
thơn, tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân từ các đơn vị cung cấp, cơ
chế chính sách có liên quan. Đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý dịch vụ
cung ứng nước sinh hoạt nông thôn.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2016 -2018
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận:Đề tài đã luận giải và làm rõ lý luận quản lý dịch vụ cung ứng
nước sinh hoạt nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm và vai trò của quản lý
dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn.
- Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý dịch vụ cung
ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh: Đối
với quản lý nhà nước cơ quan quản lý chính vẫn là Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở
Y tế, sở TN&MT và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp huyện xã
chỉ tham gia chưa có thẩm quyền quản lý. Luận văn cũng đã chỉ ra và so sánh
được việc quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt của các 2 mô hình cung ứng

nước sinh hoạt trên địa bàn. Bên cạnh đó luận văn cũng đã chỉ ra một số tồn tại,
bất cập trong những bất cấp, khó khăn trong việc quản lý dịch vụ cung ứng nước
sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ cả về phía nhà nước và đơn vị
cung ứng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC
SINH HOẠT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG
ỨNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
2.1.1. Khái niệm, quan điểm bản chất quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt nông thôn
* Khái niệm về quản lý:
Theo Hồ Văn Vĩnh (2003), “Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới
đích của chủ thể quản lý nhằm đạt đươc mục tiêu đề ra”. Theo định nghĩa trên
thì hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất: Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu.
Thứ hai: Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể
quản lý (cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng
quản lý (bộ phận chịu sự quản lý), đây là mối quan hệ ra lệnh – phục tùng.
Khơng đồng cấp và có tính bắt buộc.
Chủ thể qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác
dộng vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định. Mối quan hệ
tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý.
Chủ thể quản


Cơ chế quản lý

- Nguyên tắc
- Phương pháp

Mục tiêu xác
đinh

Đối tượng quản lý

Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý
Nguồn: Hồ Văn Vĩnh (2003)
* Khái niệm về dịch vụ:
Theo Philip Kotler, etal., (2005) dịch vụ (DV) là bất kỳ hoạt động hay lợi
ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp
nhất thiết phải mang tính vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một vật nào

5


cả, cịn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc khơng có thể gắn liền với một sản
phẩm vật chất nào.
Theo luật giá năm 2012 dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình, q trình sản
xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2012).
Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác
nhau nhưng theo tác giả “dịch vụ được hiểu tương tự như hàng hóa nhưng phi
vật chất hay là các hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của
xã hội, và được trả công”.
* Khái niệm về dịch vụ cung ứng:
Dịch vụ cung ứng là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và

nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Luật
thương mại, 2005).
* Khái niệm về nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt (nước sinh hoạt) là nước sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt thơng thường, khơng sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến
thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các
quy chuẩn kỹ thuậtdo Bộ Y tế ban hành (Bộ Y tế, 2015).
- Nước sinh hoạt: Là nước đáp ứng quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất
lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường (gồm 14 chỉ
tiêu không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước sinh hoạt QCVN: 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế)
(Bộ Y tế, 2009).
* Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt được hiểu là các hoạt động của các đơn
vị trong lĩnh vực bán buôn nước sinh hoạt, bán lẻ nước sinh hoạt.
Nếu xét dưới góc độ là một dịch vụ công, dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt là những hoạt động của bên cung ứng nước sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung của
tồn xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công

6


quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện. Chính vì vậy, dịch vụ cung ứng nước sinh
hoạt có tính xã hội, phục vụ cho lợi ích cộng đồng của tồn xã hội là chính, tính
kinh tế, lợi nhuận khơng phải là mục tiêu chi phối hoạt động dịch vụ này
(Nguyễn Đình Tơn, 2014).
Nếu xét dưới góc độ thương mại, dịch vụ cung ứngnước sinh hoạt là một
hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa

vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ
(gọi là bên khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử
dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Vì thế, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt phải nhằm
mục tiêu lợi nhuận, giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa khách hàng và
các nhà cung cấp (Nguyễn Đình Tơn, 2014).
* Khái niệm về nơng thôn:
Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại theo Thông
tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân
dân xã" (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
* Quan điểm về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn:
Từ các khái niệm nêu trên tác giả đưa ra khái niệm sau: Quản lý dịch vụ
cung ứng nước sinh hoạt nơng thơn được hiểu là các hoạt động có liên quan đến
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước trong lĩnh vực cung ứng nước sinh
hoạt, là hoạt động của bên cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh
hoạt của người dân nông thôn,nâng cao chất lượng sống của người dân nông
thôn thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt và các chỉ tiêu cấp nước.
2.1.2. Đặc điểm của quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân mang nhiều đặc điểm của
dịch vụ công ích, sau đây là một số đặc điểm quan trọng của dịch vụ cung ứng
nước sinh hoạt cho người dân nơng thơn:
2.1.2.1. Mang tính dịch vụ cơng ích
Dịch vụ cơng ích được xác định bằng các tiêu chí là: sản phẩm, dịch vụ
thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của

7



một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh; Việc sản xuất và cung
ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường và có khó khăn trong khả năng
bù đắp chi phí; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch,
đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (Chính phủ, 2013). Dịch vụ
cung ứng nước sinh hoạt nơng thôn là cung cấp mặt hàng vô cùng thiết yếu cho
người dân vì nó liên quan đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày của người dân.
Chính vì thế, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn mang
tính dịch vụ cơng ích (Nguyễn Hồng Tuấn Giang, 2013).
2.1.2.2. Gắn với đặc điểm địa hình, kinh tế- xã hội và môi trường của địa bàn
Do địa bàn nông thôn rộng, cộng với dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầngkém,
kinh tế kém phát triển hơn so với thành thị, thu nhập của người dân nông thôn
thấp... Nét đặc trưng của dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là phải
xây dựng mạng lưới đường ống rất lớn để cấp nước đến từng hộ gia đình, điều
này dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước cho người dân
rất tốn kém, làm cho giá nước sẽ cao, dân cư nơng thơn khó tiếp cận với việc
sử dụng nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Do
vậy, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn phải gắn với đặc điểm địa hình,
kinh tế - xã hội và mơi trường của địa bàn (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
2.1.2.3. Gắn với mục tiêu chiến lược quốc gia về cấp nước sinh hoạt nông thơn
của Chính phủ
Mục tiêu chính của Chính phủ là từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc
gia về cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cungứng
nước sinh hoạt, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sinh hoạt và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người
dân nơng thơn (Chính phủ, 2012). Vì vậy, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho
người dân góp phần thực hiện và đẩy nhanh tiến độ mục tiêu của Chính phủ.
2.1.3. Vai trị của quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
Mặt hàng nước sinh hoạt ln được coi là hàng hóa vơ cùng thiết yếu và
là một nhu cầu cơ bản của người dân (Chính phủ, 2013). Việc sử dụng nước sinh
hoạt trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp người dân tránh được rất nhiều các bệnh

có liên quan đến nước, xây dựng được cộng đồng dân cư đủ sức khỏe, có thể chất
khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và là nền tảng
cho một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và chất lượng công

8


việc. Do đó, dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt đóng vai trị rất quan trọng trong
đời sống của người dân (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
Với nhiệm vụ cấp nước sạch nơng thơn phải đảm bảo tính bền vững trong
điều kiện môi trường nước tại nông thôn đang bị ảnh hưởng lớn bởi các hình thức
thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, do hậu quả phát triển “kinh tế nóng” gây
ra nên có các hoạt động bảo vệ môi trường (bao bồm cả môi trường nước) gắn
liền Nhà nước, DN và các cộng đồng nông thôn cùng chung tay bảo vệ và nâng
cao chất lượng mơi trường.
2.1.3.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo
Việc đầu tư cho dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt là đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đó là hàng hóa đầu vào cho các ngành nơng nghiệp, công nghiệp, chế biến thực
phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ,
thuộc da, sản xuất giấy, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc thiết bị,...
Nguồn nước sinh hoạt được cung cấp đầy đủ, ổn định cho người dân còn là điều
kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
và cịn rất nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào dịch vụ cung cấp nước sinh
hoạt. Từ đó, thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất và làm tăng trưởng
kinh tế, tạo ra nhiều việc làm ở các ngành nghề khác nhau sẽ giúp cho thu nhập
của người dân được nâng lên, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì thế,
dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt có vai trị quan trọng trong cơng cuộc phát triển
kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hồng Tuấn Giang, 2013).
2.1.3.2. Tạo ra lối sống văn minh và cải thiện mơi trường
Việc sử dụng các loại hình cấp nước truyền thống như: dùng bể chứa nước

mưa, nước giếng khoan,... khơng cịn đảm bảo an tồn vệ sinh. Do vậy, đã dẫn
đến việc người dân mắc nhiều bệnh có liên quan đến nước như: bệnh tả, lỵ,
thương hàn, tiêu chảy, chân tay miệng, viêm gan A, bại liệt, các bệnh về giun
sán, các bệnh ngoài da, bệnh về mắt. và một số bệnh hóa học khác (nguồn: Trung
tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh). Qua phân tích trên ta thấy, nước sinh
hoạt có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với sức khỏe người dân, sử dụng nước
sinh hoạt đã được xử lý đảm bảo chất lượng là để tránh được các bệnh lan truyền
qua nước. Khi người dân đã quen với việc sử dụng nước sinh hoạt sẽ tạo ra văn
hóa trong sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, ý thức bảo vệ môi trường sống được nâng
cao. Chính vì vậy, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn

9


×