HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ MINH NGỌC
QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH
Ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
60.34.01.02
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Văn Liên
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Minh Ngọc
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Lê Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể cán bộ viên chức Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Minh Ngọc
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1.
Mục tiêu chung ....................................................................................................2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2
1.3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................4
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại .........................................................................................4
2.1.1.
Tổng quan về vốn của ngân hàng thương mại ....................................................4
2.1.2.
Khái niệm và vai trò quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại ............9
2.1.3.
Nội dung quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại ..............................13
2.1.4.
Quy trình quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại ..............................16
2.1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn của các ngân hàng
thương mại.........................................................................................................20
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quản lý huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại .......................................................................................26
2.2.1.
Kinh nghiệm về quản lý huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của
một số ngân hàng thương mại ...........................................................................26
iii
2.2.2.
Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi
nhánh Bắc Ninh .................................................................................................29
Phần 3. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .......................................31
3.1.
Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi
nhánh bắc ninh ..................................................................................................31
3.1.1.
Giới thiệu về Ngân hàng ...................................................................................31
3.1.2.
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh ...........................................................32
3.1.3.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển
chi nhánh Bắc Ninh ...........................................................................................34
3.1.4.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư
và phát triển chi nhánh Bắc Ninh ......................................................................36
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................38
3.2.1.
Thu thập số liệu thứ cấp và xử lý số liệu...........................................................38
3.2.2.
Phân tích số liệu ................................................................................................39
3.2.3.
Hệ thống chỉ tiêu phân tích ...............................................................................39
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................42
4.1.
Thực trạng hoạt động quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển chi nhánh bắc ninh ....................................................42
4.1.1.
Lập kế hoạch huy động vốn ..............................................................................42
4.1.2.
Tổ chức thực hiện huy động vốn .......................................................................46
4.1.3.
Kiểm soát kết quả hoạt động huy động vốn ......................................................58
4.2.
Đánh giá quán lý huy động vốn của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển
chi nhánh bắc ninh giai đoạn năm 2014 – 2016 ................................................67
4.2.1.
Đánh giá hoạt động quản lý huy động vốn........................................................67
4.2.2.
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn .................................................69
4.3.
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại ngân hàng tmcp
đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc ninh ...........................................73
4.3.1.
Định hướng và mục tiêu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển chi nhánh Bắc Ninh...........................................................................73
4.3.2.
Các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn ...............................................76
iv
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................84
5.1.
Kết luận .............................................................................................................84
5.2.
Kiến nghị ...........................................................................................................85
5.2.1.
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước...................................................................85
5.2.2.
Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt
Nam ...................................................................................................................85
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................87
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATM
Máy giao dịch Ngân hàng tự động
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BIDV
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
ĐCTC
Định chế tài chính
DPRR
Dự phịng rủi ro
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
HĐV
Huy động vốn
KKH
Không kỳ hạn
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW
Ngân hàng trung ương
NV
Nguồn vốn
TCTD
Tổ chức tín dụng
TGTT
Tiền gửi thanh tốn
TSC
Trụ sở chính
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 ......................................... 36
Bảng 3.2. Bảng thu thập thông tin tài liệu đã công bố ................................................. 39
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014 – 2016 ................................. 45
Bảng 4.2. Chỉ tiêu thực hiện huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014 – 2016 ................................. 47
Bảng 4.3. Thực hiện huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển
chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014- 2016 ........................................... 48
Bảng 4.4. Sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc
Ninh giai đoạn năm 2014- 2016................................................................... 51
Bảng 4.5. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014 2016.............................................................................................................. 53
Bảng 4.6. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2014 – 2016 ................... 55
Bảng 4.7. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ giai đoạn năm 2014 - 2016 ............ 57
Bảng 4.8. So sánh huy động vốn giữa kế hoạch và thực hiện của từng phòng
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
năm 2014- 2016 ........................................................................................... 60
Bảng 4.9. Tỷ lệ sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh
Bắc ninh giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................... 63
Bảng 4.10. Huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016 ............... 64
Bảng 4.11. Lãi suất huy động bình quân của của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014 - 2016 ................................. 65
Bảng 4.12. Phân tích tình hình kinh doanh giá vốn FTP tại Ngân hàng TMCP đầu
tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh ............................................................ 66
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh
Bắc Ninh ...................................................................................................... 35
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Minh Ngọc
Tên luận văn: “Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn của Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập số liệu thứ cấp và
xử lý số liệu; Phân tích số liệu; Hệ thống chỉ tiêu phân tích (Tỷ lệ tăng trưởng của huy
động vốn, Chỉ tiêu huy động vốn theo đối tượng, Chỉ tiêu huy động vốn theo kỳ hạn,
Chỉ tiêu huy động vốn theo loại tiền, Hệ số sử dụng vốn, Tỷ suất chi phí lãi bình qn)
Kết quả chính và kết luận
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
- Luận văn đã tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam; đưa ra những kết quả đạt được và
các hạn chế.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam: Nhân tố chủ quan (Chính sách khách hàng, Mạng
lưới giao dịch cịn hạn hẹp, Hoạt động marketing trong công tác huy động vốn chưa
được chú trọng, Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, Trình độ cán bộ và cơng tác quản lý cịn
tiếp tục phải cải thiện; Các sản phẩm dịch vụ liên quan đến huy động vốn chưa được
chú trọng phát triển; Huy động vốn dân cư chưa được thực sự quan tâm; Sự mất cân đối
giữa huy động vốn và sử dụng vốn); Nhân tố khách quan (Mơi trường kinh doanh;
Chính sách mơi trường pháp lý và chính sách của Chính phủ; Tâm lý thói quen của
ix
khách hàng; Chính sách của ngân hàng; Các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với các
đối thủ trên cùng khu vực; Sự giảm sút thị phần Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trên địa bàn)
Luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm hoàn thiện
quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam về chiến
lược chính sách khách hàng phù hợp, lập kế hoạch huy động vốn, cơ cấu vốn và sử
dụng vốn hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, hoàn thiện bộ máy quản lý
huy động vốn.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Minh Ngoc
Thesis title: Management of capital mobilization at Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch.
Major: Business Administration
Code: 60.34.01.02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To systematize theoretical basis of capital mobilization management at Joint
Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh
Branch.
- To analysis reality of capital mobilization management at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch.
- To propose some solutions to complete capital mobilization management of at
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh
Branch.
Materials and Methods
Topics used the following research methods: Collection of secondary data and
processing data; Data analysis; Systematization of analytical targets (Growth rate of
capital mobilization; Capital mobilization targets acording to subjects; Capital
mobilization targets acording to term; Capital mobilization targets acording to money
kind; Coefficient of using capital; Rate average interest expense).
Main findings and conclusions
The thesis has systematized theoretical basis of capital mobilization
management at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam - Bac Ninh Branch.
- These has investigated, analyzed reality of capital mobilization at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branch;
given results attended.
- The factors affecting to management activities of capital mobilization
management at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam - Bac Ninh Branch: Subjective factors (Customer policy; Trading network is
limited; Marketing activities in mobilizing capital have not been paid much attention;
Facilities are not synchronized; Level of staff and management work continues to
xi
improve; Products and services related to capital mobilization have not been paid much
attention; Mobilization of residential capital has not been really paid attention;
Imbalance between mobilization and use of capital). Objective factors (Business
environment; Legal environment policy and government policy; Psychological habits of
customers; The Bank policy; Products lack competitiveness compared to competitors in
the same area; Decline in market share of Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam on the locality).
The thesis has proposed a solution system; synchronous recommendations to
complete management of capital mobilization at Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam - Bac Ninh Branchabout on the appropriate
customer policy strategy; Planning for capital mobilization; Capital structure and use of
capital reasonably; improve the quality of banking services; complete the management
system of capital mobilization.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia,
trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tế trong xu thế
hội nhập đó. Ngày nay, muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi thì ngân
hàng trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát
triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an tồn là nền tảng để ngân
hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này các ngân hàng
cần phải có một lượng vốn đáng kể và lượng vốn đó được huy động từ nhiều
hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngân hàng đóng vai
trị hết sức quan trọng. Ngân hàng là trung gian tài chính cho các hoạt động đời
sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông
qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh kế và dân cư, sau đó
dùng nguồn tiền huy động đó đem cho vay đối với doanh nghiệp và dân cư đang
cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp cho đồng tiền của người dân
được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều hơn tạo nên một nền
kinh tế đa dạng và phát triển.
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực
đặc thù - kinh doanh tiền tệ, do đó vốn là yếu tố tiên quyết trong việc quyết định
sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại. Vì vậy hoạt động huy
động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận
thức được điều này các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động
vốn của mình. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh huy động vốn giữa các
ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt. Vậy để có thể huy động vốn có hiệu
quả, các ngân hàng cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm có tính định
hướng cho việc huy động vốn ở các đơn vị kinh tế, trong dân cư nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững,
quản lý huy động vốn là công cụ quan trọng để thực hiện được mục tiêu huy
động vốn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Quản lý huy động vốn thông qua lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra
1
đánh giá thường xuyên công tác huy động vốn giúp cho ngân hàng thực hiện hoạt
động huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nói
riêng và hoạt đơng kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Với mục tiêu là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò là Ngân hàng bán lẻ tốt
nhất Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam luôn được coi trọng và đã đạt
được một số thành công. Song bên cạnh những thành công và kết quả đạt được
thì hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và
phát triển chi nhánh Bắc Ninh nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong
cơng tác quản lý huy động vốn. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh cơng tác quản lý
huy động vốn tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi
nhánh Bắc Ninh trở thành vấn đề then chốt quyết định sự thành bại trong kinh
doanh của ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên,
cùng với mong muốn học hỏi thêm kiến thức về hoạt động ngân hàng đó là đề
tài: “Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh” được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm
tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại.
- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn của Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý huy động
2
vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu thực trạng về quản lý huy động vốn
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tiến hành tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Ninh - số 1 Nguyễn Đăng Đạo, TP
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian:
+ Phạm vi về thời gian của số liệu nghiên cứu được tiến hành từ 2014 đến
2016.
+ Phạm vi về thời gian thực hiện luận văn từ năm 2014 đến năm 2017.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Tổng quan về vốn của ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông
qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức
tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ năm thơng qua ngày 15/06/2004 khẳng định: “Ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan…”. “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Theo Nghị định Chính phủ số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 về tổ
chức và hoạt động của NHTM: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật”. Cũng theo Nghị định này về tổ chức và hoạt động của
NHTM đã nêu rõ các loại hình NHTM bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ
phần, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài.
Vốn kinh doanh của NHTM tạo lập được chính là một phần lợi nhuận
hoặc vốn góp của các cổ đơng hàng năm. Vốn huy động chính là một bộ phận
của thu nhập quốc dân, đó là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình
sản xuất và tiêu dùng mà các cá nhân và tổ chức chính quyền sử dụng khoản vốn
đó cho Ngân hàng để nhận lại một khoản thu nhập tương ứng với quyền sử dụng
vốn đó. Như vậy, NHTM là trung gian tài chính tốt nhất, thực hiện vai trị tập
trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế dưới hình thức tiền tệ, là chiếc cầu nối
giữa cung và cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, từ đó góp phần làm tăng q trình
ln chuyển vốn, giảm chi phí tìm kiếm các nguồn vốn cho nền kinh tế, kích
thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển (Phan Thị Thu Hà, 2007).
2.1.1.1. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn của NHTM như
sau:“Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân
4
ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc
thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”.
Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên nguồn vốn của
ngân hàng thương mại. Về thực chất nguồn vốn của ngân hàng thương mại là bao
gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn
tạm thời nhàn rỗi.
Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân hàng, ngân hàng có
tồn quyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà
cửa...
- Nguồn vốn hình thành ban đầu: Trước khi tiến hành kinh doanh, theo
quy định của pháp luật, ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, đó là vốn
pháp định (hay vốn điều lệ).
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Vốn chủ sở hữu của ngân
hàng không ngừng được tăng lên theo thời gian nhờ có nguồn vốn bổ sung.
Nguồn bổ sung này có thể từ lợi nhuận hay từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm,
cấp thêm ...
- Các quỹ: Trong q trình hoạt động, ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ
có một mục đích riêng: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tổn thất, quỹ bảo
tồn vốn, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng ...
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay nợ trung
và dài hạn, ổn định có khả năng chuyển đổi thành cổ phần thì được coi là một bộ
phận vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Vốn huy động
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có
trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi.
- Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân
gửi vào ngân hàng với mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh tốn của ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều doanh
nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định.
Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi.
5
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Trong cộng đồng dân cư ln có những
người có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực hiện
các mục đích bảo tồn và sinh lời đối với những khoản tiền đó.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Đây là nguồn tiền gửi có qui mơ
thường nhỏ, giữa các ngân hàng ln có tiền gửi của nhau. Mục đích của việc gửi
tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách
hàng của mình.
Vốn đi vay
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi
vay để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc... Các ngân hàng có thể vay
từ các nguồn sau:
- Vay Ngân hàng Nhà nước: Khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu
cấp bách về vốn. Hình thức vay chủ yếu là tái cấp vốn. Các ngân hàng thương
mại sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết khấu lên ngân hàng trung ương để
tái chiết khấu.
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là các khoản vay lẫn nhau giữa các
ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên
ngân hàng. Các khoản vay này thơng thường có thời hạn ngắn chủ yếu chỉ để giải
quyết những nhu cầu tức thời.
- Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ (kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn để huy động vốn trung và dài hạn
nhằm đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn và các nhu cầu đầu tư khác.
Khả năng vay mượn này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trường
tài chính, các hình thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của các công cụ nợ...
Nguồn vốn khác
- Nguồn uỷ thác; Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác qua
đó làm tăng nguồn vốn của ngân hàng như uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay, uỷ
thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ...
- Nguồn trong thanh toán: Các khoản thanh tốn khơng dùng tiền mặt
như: L/C, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... hay ngân hàng là đầu mối trong đồng tài
trợ cũng giúp ngân hàng làm tăng nguồn vốn của mình.
- Nguồn khác: Ngồi các nguồn vốn nêu trên, NHTM cịn có thể huy động
6
từ các nguồn khác bao gồm các khoản phải nộp, phải trả như: Thuế chưa nộp,
lương chưa trả...
2.1.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, nó là hoạt động cơ
bản nhất của các NHTM để phục vụ cho các hoạt động tiếp sau nhằm sinh lợi
nhuận.Đây là hoạt động quyết định sự tồn tại của các NHTM. Do vậy, các
NHTM luôn chú trọng đến công tác huy động vốn và không ngừng phát triển các
sản phẩm huy động vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.Các hình
thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
Huy động vốn qua tiền gửi
Theo luật các TCTD, NHTM được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
khơng kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Theo đối tượng huy động
Phân loại theo hình thức này gồm có:
- Huy động vốn từ dân cư: Là nguồn tiền ngân hàng huy động được chủ
yếu mang tính tiết kiệm, phi giao dịch. Do vậy nguồn tiền này thường khá ổn
định, huy động được dài hạn. Đối với hình thức này, ngân hàng thường đưa ra
những sản phẩm tiết kiệm có mức lãi suất ưu đãi, kỳ hạn phong phú để phù hợp
với nhu cầu tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn trong tương lai của khách hàng. Ngồi
ra có một phần là nguồn tiền gửi không kỳ hạn của những khách hàng cá nhân
mở tài khoản tiền gửi thanh toán để sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
- Huy động từ các tổ chức kinh tế: Với hình thức này, nguồn tiền huy
động được chủ yếu là tiền gửi khơng kỳ hạn với mục đích giao dịch của khách
hàng. ngân hàng huy động nguồn vốn này thông qua việc làm trung gian thanh
toán, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho doanh nghiệp: dịch vụ chi trả lương qua
tài khoản tại ngân hàng, thanh tốn hóa đơn… Đây là nguồn vốn có chi phí thấp
nhưng là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định. Ngân hàng gia tăng nguồn vốn này
bằng cách thường xuyên cải tiến, nâng cao công nghệ các phương tiện thanh
tốn, gia tăng các tiện ích ngân hàng để thu hút khách hàng.
Theo thời gian huy động:
- Huy động vốn ngắn hạn: Bao gồm các nguồn tiền gửi không kỳ hạn và
các nguồn tiền gửi dưới 12 tháng, các nguồn vốn đi vay nóng đáp ứng sự thiếu
7
hụt vốn tạm thời của ngân hàng. Hình thức huy động này có ưu điểm là linh hoạt
về thời gian, kỳ hạn. Sản phẩm này phù hợp cho những đối tượng là tổ chức,
những cá nhân thường có nhu cầu sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn trong thời
gian ngắn hạn trong tương lai.
- Huy động vốn dài hạn: Bao gồm các nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12
tháng trở lên, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trung và dài hạn. Hình thức huy động
này phù hợp cho những đối tượng có ý định tích lũy nguồn vốn nhàn rỗi trong
tương lai dài.
Hiện nay, các NHTM đều rất nỗ lực trong việc đa dạng hoá các sản phẩm
huy động của mình nhằm thu hút nguồn tiền gửi. Ngồi sự cạnh tranh về lãi suất
thông thường, các ngân hàng cịn cố gắng đưa ra nhiều hình thức khuyến mại,
đưa thêm các tiện ích ngân hàng vào các sản phẩm huy động nhằm tạo sự hấp
dẫn các sản phẩm, thu hút thêm các nguồn tiền gửi mới. Ví dụ như đối với thẻ
ATM, thẻ tín dụng ngồi chức năng chính là rút tiền hay thanh tốn thì ngân
hàng cịn đưa thêm nhiều tiện ích như: Thanh tốn hố đơn, cước phí điện thoại,
vé máy bay, trả lương, được ưu đãi khi đi mua hàng… Đối với các khoản tiền gửi
có kỳ hạn thì cho phép người gửi tiền rút trước hạn hưởng lãi theo thời gian thực
gửi, dễ dàng chuyển đổi kỳ hạn, chuyển nhượng. Các ngân hàng cũng có thể phát
triển các sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội.
Huy động vốn qua thị trường vốn
Để đa dạng hóa các kênh huy động vốn, NHTM cịn chú trọng nguồn
vốn từ nghiệp vụ phát hành cơng cụ nợ ra thị trường vốn như: Chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, ….Các tổ chức, cá nhân ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay
phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một
kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ khơng có khả năng và cơ hội
đầu tư trực tiếp.
Việc huy động vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ bằng các cơng cụ nợ có
ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ. Bên cạnh đó, với những cơng cụ
nợ trung và dài hạn trên thị trường vốn (Thị trường chứng khốn), NHTM có thể
huy động được những khoản vốn nhàn rỗi đủ lớn trong thời gian tương đối dài,
góp phần quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn vốn trung và dài hạn
cho ngân hàng. Với nguồn vốn này, ngân hàng có thể dùng để cho vay các dự án
lớn, tài trợ cho trang thiết bị.
8
Huy động vốn từ đi vay
- Vay từ các TCTD khác
Trong những tình huống khó khăn về tài chính, NHTM có thể đi vay từ
các TCTD khác để bù đắp thiếu hụt trong cân đối và sử dụng vốn, tránh nguy cơ
mất khách và đảm bảo uy tín cho ngân hàng. NHTM có thể vay từ các NHTM
khác và các TCTD thông qua thị trường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ
trong và ngoài nước với lãi suất vay cao hơn các hình thức khác. Việc vay mượn
vốn giữa các NHTM và giữa NHTM với các TCTD khác diễn ra thường xuyên
trong quá trình hoạt động của NHTM, một mặt nó đáp ứng nhu cầu vốn thanh
tốn trong q trình kinh doanh, mặt khác nó tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các
NHTM, đồng thời tạo cơ hội cho các NHTM giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
kinh doanh.
- Vay từ Ngân hàng Nhà nước
Một giải pháp cuối cùng sau khi đã thực hiện các biện pháp tài chính cần
thiết mà NHTM vẫn khơng bù đắp được số vốn thiếu hụt trong thanh toán là đi
vay của NHTW. NHTW với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng sẽ trở thành
vị cứu tinh cho các NHTM trong trường hợp thiếu vốn thanh toán.
Ở nước ta hiện nay, các NHTM vay vốn từ NHTW chủ yếu dưới các hình
thức:
+ Vay vốn ngắn hạn bổ sung: Đây là hình thức các NHTM vay bổ sung
vốn ngắn hạn của mình.
+ Vay để thanh tốn: Đây là hình thức vay có thời hạn tương đối ngắn,
được NHTM sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán.
+ Vay tái cấp vốn: Đây là hình thức NHTW cho các NHTM vay trên cơ sở
các chứng từ có giá.
2.1.2. Khái niệm và vai trò quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm về quản lý huy động vốn
Bản thân thuật ngữ “huy động vốn” đã nêu lên tương đối công việc trong
công tác này. Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và những
người thiếu vốn, có thể nói NHTM đóng vai trị điều hịa mâu thuẫn này bằng
việc sử dụng các cơng cụ, các nghiệp vụ của mình để huy động các nguồn vốn
trong xã hội.
9
Theo quan điểm Lê Văn Tư (2004) cho rằng: “Huy động vốn là việc các
tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung những giá trị tiền tệ từ các tổ chức kinh tế và
các cá nhân trong xã hội thông qua q trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
thanh tốn, các nghiệp vụ kinh tế khác và được dùng làm vốn để kinh doanh”.
Có thể xem đây là một cách tiếp cận thiên về tính kinh tế và mang nặng
tính nghiệp vụ. Khi tiếp cận từ khía cạnh này quan điểm của các nhà nghiên cứu
đang cố nhấn mạnh tính lợi nhuận trong hoạt động của các ngân hàng thương
mại. Có nghĩa rằng, nếu loại trừ các hình thức khác trong việc đảm bảo nguồn
vốn, đảm bảo khả năng thanh tốn của các ngân hàng thương mại, vơ hình chung
đã bỏ qua một số kênh quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động bình thường,
an tồn của các ngân hàng.
Nguyễn Hữu Tài (2009) định nghĩa: “Huy động vốn là một trong những
hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này
mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp
tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng”.
Theo quan điểm trên xuất phát từ đặc tính của các ngân hàng thương mại,
khi đề cập đến nghiệp vụ huy động vốn chỉ đề đề cập đến các nghiệp vụ mà
mang lại hiệu quả kinh tế còn các hoạt động huy động vốn nhằm đảo bảo khả
năng thanh toán, đảm bảo tỉ lệ an tồn tín dụng của các ngân hàng thường khơng
được đề cập. Các nghiệp vụ huy động vốn (vay trên thị trường liên ngân hàng,
vay ngân hàng trung ương…) tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận nhưng thực
sự nó cũng đảm bảo nguồn tiền thanh toán cho các ngân hàng, đảm bảo cho sự
hoạt động bình thường và thơng suốt của nó.
Có rất nhiều quan điểm về khái niệm huy động, tuy nhiên theo em quan
điểm dưới đây được đề cập khá đầy đủ vì vậy đây là khái niệm huy động vốn sẽ
được sử dụng xuyên suốt đề tài nghiên cứu này: Thái Văn Đại (2009) nhìn nhận
rằng: “Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động chủ
yếu và thường xuyên của ngân hàng thương mại, là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận
cho ngân hàng, sử dụng các biện pháp và công cụ luật pháp cho phép để cung cấp
các hoạt động tín dụng cho nền kinh tế”.
Thực chất, nghiệp vụ huy động vốn là các hoạt động thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi thanh toán, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá
10
khác, tạo nên một nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh sinh
lời và trả lại một phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất.
Hoạt động của các ngân hàng là hoạt động với mục đích có lãi và trong
điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm thì buộc các ngân hàng phải quan
tâm đến hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động là cơ sở vật
chất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nói riêng và cho
nền kinh tế nói chung. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân
hàng thương mại, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải nâng cao
hiệu quả huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phức tạp, phản
ánh trình độ huy động nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh
(Frediric S. Mishkin, 1995).
Quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát hoạt động huy động vốn nhằm đạt
mục tiêu đề ra.
Chủ thể quản lý huy động vốn trong ngân hàng là Giám đốc và lãnh đạo
chi nhánh.
2.1.2.2. Vai trò quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào,
vốn ln giữ một vị trí vơ cùng quan trọng. Đối với hoạt động kinh doanh của
NHTM, vai trò của vốn được thể hiện như sau :
Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
Đối với doanh nghiệp, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển
sản xuất kinh doanh. Ngân hàng với đặc trưng là doanh nghiệp kinh doanh loại
hàng hóa đặc biệt - tiền tệ thì vốn khơng chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà
cịn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Vì vậy, vốn có vai trị quyết định trực tiếp
tới quy mô kinh doanh của ngân hàng. Những ngân hàng có vốn lớn sẽ có nhiều
thế mạnh trong kinh doanh, ngược lại, những ngân hàng có ít vốn đồng nghĩa với
việc gặp nhiều khó khăn khi tiến hành kinh doanh.
Vốn là điểm khởi đầu trong chu kỳ kinh doanh của hoạt động ngân hàng.
Nếu như vốn tự có giữ vai trò quyết định trong việc thành lập ngân hàng thì sau
khi đi vào hoạt động, vốn huy động lại giữ vị trí quan trọng, quyết định đến thu
nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, trong quá trình hoạt động, các NHTM
phải ln quan tâm tới việc tăng trưởng vốn một cách bền vững và ổn định.
11
Quy mô, phạm vi hoạt động và khả năng mở rộng các nghiệp vụ
kinh doanh của ngân hàng thương mại
Vốn quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, những ngân hàng có vốn lớn thường có
khoản mục đầu tư và cho vay đa dạng, phạm vi và đối tượng cho vay cũng lớn
hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Khơng những thế, các NHTM có vốn lớn cịn
có thể vươn ra thị trường quốc tế trong khi các NHTM nhỏ thường bị giới hạn
trong phạm vi thị trường ngành, thị trường địa phương. Hơn nữa, các NHTM có
nguồn vốn lớn có thể phản ứng nhạy bén với sự biến động lãi suất thị trường,
tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế. Vốn
cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng mạng lưới, đầu tư trang thiết bị công nghệ. Vì
vậy, khi khả năng vốn của ngân hàng dồi dào chắc chắn sẽ mở rộng và đáp ứng
được nhu cầu vay vốn, có điều kiện mở rộng thị trường tín dụng, tăng khả năng
thanh tốn và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, phục vụ tốt hơn cho sự phát
triển của nền kinh tế.
Uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại trên thị
trường
Trong hoạt động ngân hàng, uy tín là yếu tố vơ cùng quan trọng, quyết
định trực tiếp đến thương hiệu và sự sống cịn của ngân hàng. Uy tín của ngân
hàng trong kinh doanh được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán
cho khách hàng. Vốn khả dụng càng lớn thì khả năng thanh tốn càng cao. Vì
vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán tỷ lệ thuận với quy mô vốn
của ngân hàng. Như vậy, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh
doanh với quy mô ngày càng mở rộng, cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín
và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Quy mô hoạt động, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại của
ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng lớn về vốn
là điều kiện thuận lợi đối với các ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng
với các thành phần kinh tế xét cả về quy mơ, khối lượng tín dụng, chủ động về
thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định lãi suất hợp lý cho khách hàng.
Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, kéo theo doanh số hoạt động
tăng lên, lợi nhuận thu được ngày càng cao. Đây chính là điều kiện để bố sung
12