Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG NGỌC ANH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH VĂN HÓA KHU VỰC NỘI THÀNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngơ Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều mang tính trung thực và có
ghi chú nguồn gốc rõ ràng, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi
(ngồi phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, ý kiến đóng góp quý báu của nhiều thầy, cô giáo, cá
nhân và tập thể:
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ mơn Phân
tích định lượng, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn. Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS
Ngô Thị Thuận người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (nay là Sở Văn
hóa và Thể thao Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá
nhân đang công tác trong ngành du lịch của thành phố Hà Nội, các du khách trong và
ngoài Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu để giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
chia sẻ cùng tơi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ......................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cở sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.


Lý luận về quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa......................................... 5

2.1.1.

Lý luận về du lịch văn hóa.................................................................................. 5

2.1.2.

Lý luận về quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa....................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa .......................... 38

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của một số quốc gia
trên thế giới ....................................................................................................... 38

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 41

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
tại Hà Nội.......................................................................................................... 45


iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47
3.1.

Đặc điểm cơ bản của thành phố Hà Nội ........................................................... 47

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 47

3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của 04 quận trung tâm nội thành thành phố Hà Nội ............. 50

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 52

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 52

3.2.2.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 54

3.2.3.


Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 55

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 57
4.1.

Khái quát về tài nguyên và cơ sở kinh doanh du lịch khu vực nội thành
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 57

4.1.1.

Tổng quan tài nguyên du lịch văn hóa tại Hà Nội ............................................ 57

4.1.2.

Di tích văn hóa vật thể và phi vật thể ............................................................... 58

4.1.3.

Cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch ............................................................. 65

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa khu vực nội thành
thành phố hà nội ............................................................................................... 67

4.2.1.


Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành
Hà Nội............................................................................................................... 67

4.2.2.

Kế hoạch du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội trong giai đoạn 2015 2020................................................................................................................... 70

4.2.3.

Tình hình thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
khu vực nội thành Hà Nội ................................................................................. 73

4.3.

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội ............................................................ 79

4.3.1.

Đánh giá của cán bộ quản lý............................................................................. 79

4.3.2.

Đánh giá của khách du lịch............................................................................... 84

4.4.

Quan điểm và giải pháp tăng cường qlnn về du lịch văn hóa khu vực nội
thành hà nội ...................................................................................................... 88


4.4.1.

Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 88

4.4.2.

Quan điểm tăng cường QLNN về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội ..... 92

iv


4.4.3.

Một số giải pháp tăng cường QLNN về du lịch văn hóa khu vực nội
thành Hà Nội ..................................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 105

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BT

Xây dựng - Chuyển giao

BTO

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

CC

Cơ cấu

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

Cty

Cơng ty


DL

Du lịch

DLVH

Du lịch văn hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

KTQD

Kinh tế quốc dân

NXB


Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QLNN

Quản lý nhà nước

SWOT

Mơ hình phân tích

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VH,TT&DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

So sánh văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể............................................ 7

Bảng 2.2.

Bảng so sánh những đặc trưng giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm
du lịch......................................................................................................... 17

Bảng 3.1.

Diện tích dân số và mật độ dân số các quận nội thành Hà Nội .................. 52

Bảng 3.2.

Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu ............................................... 53

Bảng 3.3.

Số lượng khách du lịch được chọn phỏng vấn ở 5 khu di tích văn hóa
thuộc khu vực nội thành thành phố Hà Nội ............................................... 54

Bảng 3.4.

Ma trận SWOT ........................................................................................... 55


Bảng 4.1.

Số lượng di tích văn hóa được xếp hạng ở thành phố lớn của Việt Nam ........ 58

Bảng 4.2.

Số lượng các khu di tích và các loại hình văn hóa khu vực nội thành
Hà Nội đến năm 2016 ................................................................................ 59

Bảng 4.3.

Một số tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn du khách du lịch nội
thành thành phố Hà Nội ............................................................................. 60

Bảng 4.4.

Số cơ sở lưu trú tại 4 quận Hồn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng.........66

Bảng 4.5.

Số lượng và biến động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch trên địa bàn nội thành Hà Nội qua 3 năm từ 2014 - 2016 .............. 67

Bảng 4.6.

Thực trạng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch khu vực nội thành
Hà Nội ........................................................................................................ 69

Bảng 4.7.


Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phổ biến văn bản pháp luật về du
lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội qua 3 năm từ 2014 - 2016 ........... 73

Bảng 4.8.

Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
được cấp phép khu vực nội thành Hà Nội qua 3 năm từ 2014 - 2016 ....... 76

Bảng 4.9.

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch được cấp phép
phân theo địa giới từng quận ...................................................................... 76

Bảng 4.10. Số doanh nghiệp bị thanh tra và xử lý vi phạm về kinh doanh du lịch
văn hóa khu vực nội thành Hà Nội qua 3 năm từ 2014 - 2016 .................. 77
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về kết quả trong quản lý nhà
nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội ................................... 80
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về hạn chế trong quản lý nhà
nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội ................................... 83

vii


Bảng 4.13. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về dịch vụ du lịch tại Hà Nội ...... 85
Bảng 4.14. Ma trận SWOT về công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu
vực nội thành Hà Nội ................................................................................. 90
Bảng 4.15. Ma trận SWOT giải pháp đối với công tác quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội ..................................................... 91


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Hà Nội............................................................................. 47

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy QLNN về du lịch văn hóa cấp Trung ương ..................................... 28
Sơ đồ 4.1. Bộ máy QLNN về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội...................... 68

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Số hội nghị phổ biến văn bản pháp lý về du lịch khu vực nội thành
Hà Nội qua 3 năm ..................................................................................... 74

Đồ thị 4.2.

Số ý kiến đánh giá của du khách về dịch vụ tại di tích văn hóa................ 86

Đồ thị 4.3.

Số ý kiến đánh giá của du khách đối với công ty du lịch.......................... 87


Đồ thị 4.4.

Số ý kiến của du khách đối với cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa khu
vực nội thành Hà Nội ................................................................................ 87

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Ngọc Anh
Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành
thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
(1) Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch văn hóa. (2)
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
khu vực nội thành thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội trong các năm tiếp theo.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này gồm:
Chọn 4 quận nội thành đại diện đó là: Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà
Trưng; Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học công
nghệ, các báo cáo hàng năm, các văn bản pháp lý từ các Bộ, Sở, Ban, Ngành có liên
quan. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ các đơn vị quản lý
du lịch văn hóa, các điểm du lịch văn hóa đại diện, các khách du lịch vv… bằng bảng
hỏi bán cấu trúc. Các dữ liệu này được xử lý và tổng hợp với hỗ trợ phần mềm Excel.
Phân tích thông tin chủ yếu là thống kê mô tả, phương pháp so sánh và SWOT.

Các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài là:
(1) Hệ thống và làm rõ thêm lý luận về quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa
thơng qua các khái niệm, các loại hình du lịch văn hóa, vai trị, điều kiện phát triển du
lịch văn hóa, đặc điểm, sự cần thiết, chức năng quản lý và công cụ quản lý; Nội dung và
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch văn hóa.
(2) Đã khái quát các tài nguyên du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội là: 5
khu di tích (lịch sử văn hóa, văn hóa tâm linh, lịch sử cách mạng, kiến trúc, văn hóa,
cảnh quan, khảo cổ) và các loại hình văn hóa truyền thống (lễ hội, ẩm thực, phố làng
nghề). Hệ thống lưu trú gồm 548 các khách sạn và nhà nghỉ cao cấp với tổng số phòng
là 13.049. Đến năm 2016 đã có 692 cơng ty kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa.
(3) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà
Nội thể hiện ở các nội dung (i) Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở
khu vực nội thành Hà Nội là Sở VHTT&DL, phân cấp cho các quận là các phòng
VH&TT với tổng số 252 cán bộ và viên chức đảm nhận. (ii) Hà Nội đã xây dựng kế

xii


hoạch du lịch văn hóa khu vực nội thành đến 2020 và tầm nhìn 2030: Sẽ đón 3,2 triệu
khách quốc tế và 20 triệu khách nội địa, tỷ trọng GDP của du lịch chiếm 8,7% . Các quy
hoạch về thị trường, sản phẩm du lịch, tuyến du lịch, cơ sở vật chất, giao thông và đào
tạo nhân lực cũng được đặt ra. (iii) Các hoạt động quản lý nhà nước và du lịch văn hóa
gồm phổ biến văn bản pháp lý; Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh du
lịch, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được thể hiện tương đối tốt.
(4) Các kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội
thành Hà Nội là: Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức phổ biến các văn
bản pháp luật; Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch văn hóa có sự đổi mới;
Công tác sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp; Có sự liên kết ngành, liên kết
quốc gia, công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được tăng cường; Duy trì tốt cơng tác
kiểm tra, thanh tra. Các hạn chế chủ yếu thể hiện ở việc thực hiện các quy định cụ thể

của nhà nước của các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (biển hiệu, nội quy, bảng giá
niêm yết, danh mục các hàng hóa, dịch vụ vv…).
(5) Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội
thành Hà Nội là: Đẩy mạnh tuyên truyền; Nâng cao công tác quy hoạch; Củng cố bộ
máy quản lý nhà nước về du lịch văn hóa; Tăng cường thu hút đầu tư.

xiii


THESIS ABSTRACT
Author: Dang Ngoc Anh
Thesis title: Enhance the state administration of cultural tourism in the inner city of
Hanoi.
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
The specific research objectives of the project are:
(1) Systematization of theory and practice of state management of cultural
tourism. (2) Assessment of current situation and factors affecting the state management
of cultural tourism in the inner city of Hanoi. (3) Proposing measures to enhance the
state management of cultural tourism in the inner city of Hanoi in the following years.
The methods used in this topic study include:
Select 4 districts of the city: HoanKiem, Ba Dinh, Dong Da and Hai Ba Trung;
Collect secondary data from books, journals, scientific and technological research
subjects, annual reports and legal documents from relevant ministries, departments and
branches. The primary data for this study was collected from cultural tourism
management units, representative cultural sites, tourists, etc. by semi structured
questionnaires. These data are processed and aggregated with support for Excel

software. Analysis of information is mainly descriptive statistics, comparative and
SWOT methods.
The contents and research results of the project are:
(1) System and clarify the theory of state management of cultural tourism through
concepts, forms of cultural tourism, roles and conditions for cultural tourism
development, characteristics The need, management functions and management tools;
Content and factors affecting the state management of cultural tourism.
(2) General cultural tourism resources in inner city of Hanoi are: 5 relics
(historical culture, spiritual culture, revolutionary history, architecture, culture,
Archeology) and traditional cultural forms (festivals, culinary arts, craft villages). The
system of accommodation includes 548 luxury hotels and inns with a total of 13,049
rooms. By 2016, there are 692 companies providing cultural tourism services.
(3) Assessment of state management of cultural tourism in the inner city of
Hanoi is reflected in the contents of (i) Organizational structure for state management
of cultural tourism in inner Ha The Department of Culture, Sports and Tourism,

xiv


decentralize the districts are the Department of Culture and Information with a total of
252 officers and officials. (Ii) Ha Noi has developed a cultural tourism plan for the
inner city until 2020 with a vision of 2030: It will welcome 3.2 million international
visitors and 20 million domestic visitors, accounting for 8,7%. The planning of
markets, tourism products, tourist routes, facilities, transportation and personnel
training are also in place. (Iii) State management and cultural tourism activities
including dissemination of legal documents; Organizing the appraisal of dossiers of
business licenses for tourist, inspection, examination and handling of violations shall
be shown in a relatively good sense.
(4) Achievements in state management of cultural tourism in the inner city of
Hanoi are: propaganda, dissemination, education and dissemination of legal documents;

Planning and planning for cultural tourism development is innovative; The arrangement,
renovation and equitization of enterprises; There is a strong linkage between sectors,
national links, training and human resources training; Maintaining good inspection,
inspection. The major limitations are shown in the implementation of specific
government regulations of tourism service companies (signboards, rules, tariffs, lists of
goods, services, etc.). ...).
(5) Measures to strengthen the state management of cultural tourism in the inner
city of Hanoi are: Promote propaganda; Improve planning; Strengthening the state
management apparatus for cultural tourism; Strengthen investment attraction.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên
bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập
quốc tế, trong xu thế đó du lịch đóng vai trị đặc biệt quan trọng cả về kinh tế lẫn
văn hóa. Sự phát triển của ngành du lịch đã tạo công ăn việc làm, giải quyết an
sinh xã hội góp phần quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Du lịch đã và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trị là ngành kinh tế
mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Trong các loại hình du lịch, du lịch văn hóa đang trở thành xu thế phát triển
của các nước trong khu vực. Bên cạnh các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái,
du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, … du lịch văn hóa đang được xem là
loại hình du lịch đặc thù. Việt Nam một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, lâu đời
gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc, du lịch văn hóa ở nước ta
đang sẵn có nhiều lợi thế, tiềm năng để khai thác và thu hút khách du lịch quốc tế
cũng như phát triển ngành du lịch.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập

quốc tế, ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch văn hóa nói riêng cũng
đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới, hồn thiện quản
lý nhà nước (QLNN) để ngành du lịch phát huy hơn nữa vai trị của mình, thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị hành chính quốc gia; trung tâm văn hóa
lớn; khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước; trung tâm kinh tế tài chính
lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Ở đây có nhiều lợi
thế so sánh để phát triển du lịch, nhiều tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, hệ
thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khá đồng bộ, cảng hàng không
quốc tế sân bay Nội Bài lớn nhất Việt Nam. Trong chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng với vai trò là Trung tâm du lịch
của vùng du lịch Bắc bộ là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam.
Hà Nội được coi là cái nơi văn hóa của cả nước, là nơi tập trung nhiều giá
trị văn hóa gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, gắn với bước phát triển
của đất nước và của Thủ đô, là những công trình tiêu biểu là niềm tự hào của

1


người Hà Nội và người dân cả nước như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn,
Đền Quán Thánh, Hồ Gươm, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc,…. do vậy ngành du lịch
Hà Nội đã xác định du lịch văn hóa là sản phẩm chính và quan trọng cho sự phát
triển của ngành. Các di tích văn hóa tập trung nhiều ở khu vực nội thành, chủ yếu
tại các quận là: Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.
Trong những năm gần đây, hòa nhịp với cơng cuộc đổi mới đất nước và tiến
trình hội nhập quốc tế, du lịch văn hóa Hà Nội đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy
động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó đã góp phần
tích cực vào việc phát triển ngành du lịch Hà Nội, tăng trưởng kinh tế, giữ gìn và

phát huy sức sống bản sắc văn hố của thủ đơ nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên với những kết quả đạt được như vậy, du lịch văn hóa Hà Nội vẫn cịn
phát triển khá khiêm tốn so với tiềm năng của chính nó và cịn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục: đầu tư phát triển du lịch văn hóa cịn nhỏ lẻ, chưa đúng mức,
chưa có tính đồng bộ cao, các sản phẩm cịn đơn điệu, nghèo nàn, chưa tướng
xứng với tiềm năng vốn có của thủ đơ; cần tăng cường kiểm sốt chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, quản lý an ninh, an toàn; thiếu dịch vụ bổ sung và hoạt động
vui chơi giải trí hấp dẫn du khách…Việc cịn tồn tại những hạn chế, bất cập trên
là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ngun nhân đóng vai trị quan
trọng là công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của chính quyền địa
phương các cấp của thành phố. Do đó việc nghiên cứu một cách khoa học và có
hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm phát triển du lịch văn hóa trên
địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến du lịch và quản lý du lịch trên
địa bàn cả nước và thủ đô Hà Nội đã có như: Hồng Văn Hoan (2002) Hồn
thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam;
Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012). Phát triển thị trường du lịch Hà Nội; Đỗ Thị Nhài
(2008), về Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
Hà Nội… Các nghiên cứu này đều nghiên cứu một khía cạnh nào đó của hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, chẳng hạn như quản lý
nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh du lịch lữ hành, quản lý các doanh nghiệp
du lịch…hoặc không trực tiếp nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước mà
nghiên cứu sự phát triển, hoạt động của ngành du lịch dưới sự tác động của quản
lý nhà nước của chính quyền địa phương.

2


Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu
QLNN về du lịch văn hóa tại nội thành Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp tăng

cường cơng tác QLNN nhằm phát triển ngành du lịch tại Hà Nội. Đây cũng chính là
điểm mới của luận văn này so với các cơng trình, đề tài khoa học từ trước tới nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước
về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội” để nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp tăng cường
QLNN về du lịch văn hóa nhằm phát triển du lịch của thành phố Hà Nội, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch văn hóa.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu
vực nội thành thành phố Hà Nội trong các năm tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các hoạt động
về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về không gian
Tập trung nghiên cứu trên phạm vi các quận nội thành (04 quận: Hồn
Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội một số nội dung
chuyên sâu sẽ khảo sát tại 1 số đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch và cán
bộ quản lý du lịch.
b. Về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ 2013 - 2015.
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập chủ yếu 2016 và
đầu năm 2017.


3


- Các giải pháp đề xuất cho 2020.
c. Về nội dung
Tập trung nghiên cứu về thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội.
Cụ thể công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạch và chính
sách pháp luật về du lịch; ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy
phạm của nhà nước về du lịch; Tổ chức bộ máy quản lý và sự phối hợp với các
cơ quan trong quản lý nhà nước về du lịch; Cấp, thu hồi các giấy phép cho các
doanh nghiệp du lịch; Xúc tiến và hợp tác về du lịch; Thanh tra, kiểm tra xử lý
các vi phạm trong du lịch.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch văn hóa khu vực nội thành thành
phố Hà Nội. Cụ thể:
- Hệ thống hoá và luận giải rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa.
- Phân tích kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với du lịch văn hóa ở một
số nước trên thế giới, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội
và khả năng vận dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn của Hà Nội.
- Phân tích đánh giá làm rõ được thực trạng quản lý nhà nước về du lịch
văn hóa ở nội thành thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đặt ra các vấn đề cần phải
giải quyết.
- Xây dựng một số quan điểm và các giải pháp hồn thiện chính sách quản
lý nhà nước đối với hoạt động du lịch văn hóa của nội thành thành phố Hà Nội
hiện nay.


4


PHẦN 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HĨA
2.1.1. Lý luận về du lịch văn hóa
2.1.1.1. Khái niệm cơ bản
* Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong
cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như: thơ
ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính
là cách hiểu này. Một cách hiểu thơng thường khác, văn hóa là cách sống bao
gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp
nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc
văn hóa thấp, vơ văn hóa (Hằng Nga, 2015).
* Khái niệm về văn hóa
Có rất nhiều nghĩa. Trong Từ điển tiếng Việt văn hóa được dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát
triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ
những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… Theo
Đại Từ điển tiếng Việt “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người
sáng tạo ra trong lịch sử” (Nguyễn Như Ý, 1998).
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan
niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên xã hội;

- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa cịn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ
xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống
nhau, ví dụ: Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng Sơn…

5


Theo Đồn Văn Chúc (1997) cho rằng: Văn hóa - vơ sở bất tại: Văn hóa khơng nơi nào khơng có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người
trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm (2016) cho
rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Theo nghĩa rộng, văn hóa thường
được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra (Trần Ngọc
Thêm, 2016).
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng
cho sự phát triển của lồi người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống
văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.
Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Trong suốt lịch sử hình thành và
phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị
văn hóa. Một trong số những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra ấy chính

là bản thân con người - con người có văn hố. Con người sáng tạo ra văn hóa,
đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Với tư cách là sản
phẩm của văn hóa, con người là một vật mang văn hóa tiêu biểu. Các giá trị văn
hóa vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người - vật mang văn hóa cịn thì nền
văn hóa vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển (Trần Ngọc Thêm, 2016).
Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật
thể do con người sáng tạo ra trên nền thế giới tự nhiên. Văn hóa bao gồm nhiều
thể loại, song có thể hiểu nội hàm chính của văn hóa gồm:

6


Bảng 2.1. So sánh văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
Văn hóa vật thể

Văn hóa phi vật thể

* Văn hóa vật thể là một bộ phận
của văn hóa nhân loại, thể hiện đời
sống tinh thần của con người dưới
hình thức vật chất, là kết quả của
hoạt động sáng tạo, biến những vật
và chất liệu trong thiên nhiên thành
những đồ vật có giá trị sử dụng và
thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống
con người.
* Văn hóa vật thể quan tâm nhiều
đến chất lượng và đặc điểm của đối
tượng thiên nhiên, đến hình dáng
vật chất, khiến những vật thể và

chất liệu tự nhiên thông qua sáng
tạo của con người biến thành
những sản phẩm vật chất giúp cho
cuộc sống của con người. Trong
văn hóa vật thể, người ta sử dụng
nhiều kiểu phương tiện, tài nguyên
năng lượng, dụng cụ lao động,
công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng
sinh sống của con người, phương
tiện giao thơng, truyền thơng, nhà
cửa, cơng trình xây dựng phục vụ
nhu cầu nhà ở, làm việc và giải trí,
các phương tiện tiêu khiển, tiêu
dùng, mối quan hệ kinh tế… Tóm
lại, mọi loại giá trị vật chất đều là
kết quả lao động của con người.
Văn hóa vật thể là một nguồn tài
nguyên lớn và quan trọng để phát
triển du lịch văn hóa nói riêng và
du lịch nói chung.

* Văn hóa phi vật thể là một phận của văn hóa nói
chung. Theo nghĩa rộng, đó là tồn bộ kinh nghiệm
tinh thần của nhân loại, của các loại hoạt động trí tuệ
cùng những kết quả của chúng, đảm bảo xây dựng
con người với những nhân cách, tác động dựa trên ý
chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới
nhiều hình thái, đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách
ứng xử… đã được hình thành trong điều kiện xã hội
mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lí tưởng

đạo đức, tơn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, hệ tư
tưởng,… Theo nghĩa hẹp, Văn hóa phi vật thể được
coi là một phần của nền văn hóa, gắn với cuộc sống
tâm linh của con người, thể hiện những giá trị lí tưởng,
kiến thức. Đó là một dạng tồn tại hay thể hiện của văn
hóa khơng phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối
tồn tại khách quan trong khơng gian và thời gian, mà
nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng
xử của con người và thông qua các hoạt động sống của
con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội, trong tư
tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra khiến
người ta nhận biết được sự tồn tại của nó. Có thể kể ra
đây những dạng thức chính của văn hóa phi vật thể.
- Ngữ văn truyền miệng, thần thoại cổ tích, truyền
thuyết ca dao, thành ngữ, tục ngữ, vè, ngụ ngơn…
- Các hình thức diễn xướng và trình diễn bao gồm
các hình thức ca múa, nhạc, sân khấu…
- Những hành vi ứng xử của con người, đó là ứng xử
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng
và giữa cộng đồng với nhau.
- Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tơn giáo, phong
tục, lễ hội như Phật giáo, Kitô giáo, Đạo giáo, thờ
cúng tổ tiên, Đạo Mẫu…
- Tri thức dân gian cũng là một lĩnh vực của văn hóa
phi vật thể.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

7



* Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở
mọi quốc gia. Tuy nhiên do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau hoặc
dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch
khác nhau. Theo nghĩa chung nhất “Du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá
nhân hoặc một nhóm người khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian nhất
định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Dưới đây, chúng ta
chỉ đề cập một số định nghĩa thông dụng:
- Liên Hiệp Quốc (1963), định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
- Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Từ tìm hiểu du lịch qua các cách tiếp cận như trên, chúng tôi cho rằng du
lịch hiện nay bao gồm hai thành tố, đó là:
Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm
mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao hiểu biết, có hoặc khơng kèm theo việc
tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ nào đó.
Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp các
ấn phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và
lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú
với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.
Cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa thúc đẩy quan điểm phát triển đúng
đắn về du lịch. Cho đến nay, khơng ít người kể cả những người đang làm việc
trong ngành du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về góc xã hội

hoặc kinh tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh thần, sức khỏe
mà bỏ qua lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận bằng việc khai
thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Chỉ có hiểu khái niệm

8


du lịch một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới xác định được rằng phát triển du
lịch không chỉ làm trách nhiệm của nhà nước hay của một cá nhân, tổ chức nào
mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Doan, 2015).
* Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận
về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch
sử văn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng
đồng, lối sống của một dân tộc,... Du lịch văn hóa sử dụng nguồn Tài nguyên du
lịch văn hóa để làm nền tảng xây dựng sản phẩm của nó (Luật Du lịch, 2005).
Cũng theo Luật Du lịch (2005). “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị truyền thống”. Theo tác giả Dương Văn Sáu (2013). Du lịch văn
hóa là loại hình du lịch khai thác giá trị của các thành tố trong kho tàng di sản
văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn
bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc.
Như vậy, chúng ta thấy rằng du lịch văn hóa trước hết là một loại hình du
lịch cũng như nhiều loại hình du lịch khác. Du lịch văn hóa lấy chỗ dựa tài
nguyên du lịch văn hóa đó là bản sắc văn hóa dân tộc (Luật Du lịch, 2005),
nhưng nói rộng ra là dựa vào văn hóa mà văn hóa là tất cả những gì con người
sáng tạo ra và tích lũy trong q trình sống của mình.
Du lịch văn hóa tận dụng tất cả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cí
sức hấp dẫn du khách và trở thành một bộ phận của tài nguyên du lịch. Du lịch
văn hóa cịn phương thức để đánh thức giá trị văn hóa tiềm năng của một dân tộc.

Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa phát lộ và đem lại lợi ích thiết thực cho
quốc gia, dân tộc. Nhờ có du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng mà
nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tơn tạo các di tích lịch
sử văn hóa vật chất và phục nguyên các giá trị văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị
lãng qn hay chìm đắm vì nhiều sự kiện khác của quốc gia, dân tộc xảy ra. Nhờ
có du lịch văn hóa mà các di sản văn hóa mới được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo đồng
thời với việc xây dựng mới các công trình văn hóa đương đại, làm phong phú
thêm giá trị của văn hóa đương đại của quốc gia, dân tộc.
Theo định nghĩa của WTO, du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục
đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá

9


×