Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.33 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THỦY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TẠI HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa Họ c Mô i Trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Thị Hải Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách độc lập.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… .tháng … năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Hải Vân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người
lao động Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tieu chuẩn Đo
lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… .tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình, đồ thị...................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Gıả thuyết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tıêu nghıên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vı nghıên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mớı, ý nghĩa khoa học thực tıễn ............................................. 3


Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về rác thảı sınh hoạt .......................................................................... 4

2.1.1.

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ..................................................................... 5

2.1.2.

Thành phần chất rác thải sinh hoạt ..................................................................... 6

2.1.3.

Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và con người ....................... 7

2.2.

Cơ sở thực tiễn về xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới ........ 13

2.2.1.

Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .......................................... 13

2.2.2.

Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới ........................................... 18


2.2.3.

Một số phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt hoạt hiện nay ............................. 20

2.3.4.

Các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay .......................... 25

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu........................ 27
3.1.

Địa đıểm nghıên cúu ......................................................................................... 27

3.2.

Thờı gıan nghıên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Đốı tượng nghıên cứu ....................................................................................... 27

3.4.

Nộı dung nghıên cứu ........................................................................................ 27

3.5.

Phương pháp nghıên cứu .................................................................................. 27

iii



3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 27

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................................. 27

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29

Phần 4. Kết quả nghıên cứu và thảo luận ................................................................... 30
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh ........................................................................................................... 30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 33

4.2.


Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Phong .......................... 35

4.2.1.

Nguồn gốc phát sinh ......................................................................................... 35

4.2.2.

Khối lượng rác thải sinh hoạt ........................................................................... 36

4.2.3.

Mối liên hệ thu nhập và rác thải sinh hoạt ........................................................ 37

4.2.4.

Thành phần, khối lượng của RTSH phát thải quy mô hộ gia đình sau khi
tiến hành khảo sát điều tra phân theo khu vực.................................................. 41

4.3.

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên
Phong ................................................................................................................ 45

4.3.1.

Hình thức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Phong ............... 45

4.3.2.


Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ........ 47

4.4.

Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Yên Phong.............................................................................................. 52

4.4.1.

Tình hình thu gom, hoạt động của tổ đội vệ sinh mơi trường và phân
loại rác thải tại hộ gia đình ............................................................................... 52

4.4.2.

Tình hình trang thiết bị và số tiền nhận thầu .................................................... 57

4.5.

Đề xuất các gıảı pháp gıảm thıểu ô nhıễm do rác thải sinh hoạt ...................... 59

4.5.1.

Giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................................... 59

4.5.2.

Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường ................. 60

4.5.3.


Giải pháp về quy hoạch, kinh tế ....................................................................... 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 62

5.2.

Kıến nghị .......................................................................................................... 63

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64
Phụ lục ............................................................................................................................ 66

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội ..................................................... 7

Bảng 4.1.

Khối lượng RTSH theo các nhóm phân loại tại các hộ gia đình theo
nhóm thu nhập và tổng lượng RTSH tại các hộ phỏng vấn ...................... 36

Bảng 4.2.

Tỉ lệ % các thành phần của RTSH tại thị trấn Chờ (đơn vị: %)................ 41


Bảng 4.3.

Tỷ lệ thành phần của RTSH tại khu vực nông thôn (đơn vị: %)............... 42

Bảng 4.4.

Khối lượng của RTSH tại các hộ điều tra ở thị trấn Chờ .......................... 43

Bảng 4.5.

Khối lượng của RTSH tại các hộ điều tra ở khu vực nông thôn
................................................................................................................... 44

Bảng 4.6.

Số người thu gom tại thị trấn Chờ ............................................................. 52

Bảng 4.7.

Số người thu gom tại vùng nông thôn ....................................................... 53

Bảng 4.8.

Tần suất thu gom tại khu vực thị trấn huyện Yên Phong .......................... 54

Bảng 4.9.

Tần suất thu gom tại vùng nông thôn ........................................................ 55


Bảng 4.10.

Khoảng cách từ khu dân cư đến bãi chôn lấp RTSH tại thị trấn Chờ ....... 55

Bảng 4.11.

Khoảng cách từ khu dân cư đến bãi chôn lấp tại các xã vùng nông thôn ...... 56

Bảng 4.12.

Số tiền thầu phí vệ sinh mơi trường tại thị trấn Chờ ................................. 58

Bảng 4.13.

Số tiền thầu phí vệ sinh môi trường tại các xã vùng nông thôn ................ 58

v


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1.

Nguồn gốc phát sinh RTSH ........................................................................ 6

Hình 2.2.

Bãi rác tại thơn Trần Xá, xã n Trung, huyện n Phong, tỉnh
Bắc Ninh...................................................................................................... 9

Hình 2.3.


Ơ nhiễm rác thải tại Sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh ....................... 10

Hình 2.4.

Đốt rác gây ơ nhiễm khơng khí tại xã Văn Mơn, huyện n Phong,
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................ 11

Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện n Phong ....................................................... 31

Hình 4.2.

Các nguồn phát sinh RTSH tại huyện Yên Phong .................................... 35

Hình 4.3.

Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn huyện n Phong ................. 47

Hình 4.4.

Cách xử lý với RTSH có thể tái chế ở khu vực thị trấn Chờ .................... 48

Hình 4.5.

Cách xử lý với RTSH có thể tái chế ở khu vực nơng thơn ....................... 48

Hình 4.6.


Cách xử lý chất thải rắn hữu cơ khu vực thị trấn ...................................... 49

Hình 4.7.

Cách xử lý chất thải rắn hữu cơ khu vực nơng thơn ................................. 50

Hình 4.8.

Cách xử lý với RTSH vơ cơ tại thị trấn .................................................... 51

Hình 4.9.

Cách xử lý với RTSH vô cơ tại khu vực nông thôn .................................. 51

Hình 4.10.

Cơng tác thu gom RTSH được diễn ra tại thị trấn Chờ ............................. 57

Đồ thị 4.1.

Mối tương quan thu nhập với tổng lượng rác hữu cơ ............................... 38

Đồ thị 4.2.

Mối tương quan thu nhập với tổng lượng nilon ........................................ 38

Đồ thị 4.3.

Mối tương quan thu nhập với tổng lượng kim loại ................................... 39


Đồ thị 4.4.

Mối tương quan thu nhập với tổng lượng chất thải nguy hại .................... 40

Đồ thị 4.5.

Mối tương quan thu nhập với tổng lượng nhựa ........................................ 40

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

HTMT

Hiện trạng môi trường

NĐ - CP


Nghị định - chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TN và MT

Tài Nguyên và Môi Trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Thủy
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề nan giải đối với con người hiện nay, nó
được tồn xã hội quan tâm. Ơ nhiễm rác thải sinh hoạt đang diễn ra ngày càng trầm
trọng. Từ đó tác giả làm đề tài về đánh giá hiện trạng quản lý rác thải tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài này nhằm tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, khối lượng, tính
chất và cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
đồng thời đánh giá yếu tố thu nhập ảnh hưởng đến thành phần, khối lượng rác thải sinh
hoạt từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt trên
địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp
tập hợp các tài liệu có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến rác thải sinh hoạt.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp. Ở phương pháp này ta chia ra làm các phương
pháp khác nhau để thu được số liệu sơ cấp là các phương pháp chọn điểm điều tra: điều
tra tại hai vùng là thành thị và nông thôn. Phương pháp điều tra phỏng vấn: đã thực hiện
điều tra phỏng vấn ở 200 hộ và 16 cán bộ thu gom. Phương pháp xác định khối lượng
và thành phần rác sinh hoạt tiến hành điều tra 200 hộ và sau khi điều tra chia các nhóm
hộ thành 3 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người và phân rác sinh hoạt thành các
nhóm khác nhau. Phương pháp xử lý số liệu xử lý bằng phương pháp thống kê toán học,
sử dụng phần mềm excel. Sử dụng các hàm SUM, COUNTIF, AVERAGE, STDEV,
phân tích ANOVA. Kết quả được hiện bằng các dạng bảng biểu đồ.
Kết quả chính và kết luận
Lượng rác thải ra trung bình đầu người của các hộ nhóm 1 có thu nhập trung bình
<2 triệu/người/tháng nhỏ nhất là 0,161 kg/người/ngày. Lần lượt của nhóm 2 có thu nhập
trung bình 2trung bình >4,5 triệu/người/tháng có lượng rác trung bình cao nhất là 0,279
kg/người/ngày so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp hơn rất nhiều. Thành phần

viii



chính trong rác thải sinh hoạt chủ yếu là rác thải hữu cơ. Đặc biệt là các thành phần có
trong rác thải sinh hoạt như là nilon, rác hữu cơ, nhựa và kim loại có sự biến động tùy
theo tùng nhóm hộ có khoảng thu nhập trung bình theo đầu người khác nhau. Đa phần
thì các thành phần đó trong rác thải sinh hoạt đều có mối tương quan một chiều chưa
chặt. Nắm được hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện và đưa ra một
số đề xuất hạn chế sự phát sinh rác thải sinh hoạt và tăng cường công tác quản lý Nhà
nước về rác thải sinh hoạt.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Thuy
Thesis title: Assessment of waste management status in Yen Phong district, Bac
Ninh province
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam Nationnal University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Domestic waste is a serious problem for people today, it is the whole society
concerned. Contamination of domestic waste is occurring more and more serious. Since
then, the author has been working on assessing waste management situation in Yen
Phong district, Bac Ninh province. This project is aimed at understanding the origin,
volume, nature and management of domestic waste in Yen Phong district, Bac Ninh
province, while assessing the factors influencing the composition and volume. The
amount of domestic waste from which to propose some solutions to reduce the amount
of waste in the field study.

Materials and Methods
The main research methodology is the secondary data collection method which
collects available materials from various sources related to domestic waste.
Methodology of primary data survey. In this method we divide the different methods to
obtain primary data as the method of selecting survey sites: survey in two regions, urban
and rural. Survey method: interviews were conducted in 200 households and 16
collectors. The method of determining the volume and composition of household waste
was surveyed by 200 households and after the survey divided the household groups into
3 groups according to the per capita income and the distribution of household waste into
different groups. Data processing method using mathematical statistics method, using
excel software. Use of SUM, COUNTIF, AVERAGE, STDEV, ANOVA. The results
are shown in chart form.
Main findings and conclusions
The average amount of garbage per capita in group 1 households has an average
income of <2 million VND / person / month at 0.161 kg / person / day. In turn, group 2
has an average income of 2 Group 3 has an average income of 4.5 million VND / person / month with the highest
average waste of 0.279 kg / person / day. The main component of waste is mainly

x


organic waste. Especially, the components of household waste such as plastic, organic
waste, plastic and metal fluctuate according to different groups of households with
different per capita incomes. Most of these components in household waste have a
negative one-way relationship. Knowing the status of waste management activities in
the district.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ơ nhiễm mơi
trường do chất thải rắn sinh hoạt càng trở nên phổ biến, không chỉ với các khu đô
thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy. Chúng ta thường xun bắt gặp những
hình ảnh khơng đẹp về các bãi rác, các nơi đổ rác không đúng quy định.
Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đường có vơ số
những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần đường chở rác thải đến
đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh
trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Đây là bãi rác tự phát do người dân
ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân cịn hạn chế, có nhiều vùng cịn chưa có
bãi rác tập trung và khơng có đội thu gom rác thải.
Trong những năm qua, ô nhiễm rác thải sinh hoạt (RTSH) tiếp tục là một
trong những vấn đề mơi trường trọng điểm. Trên phạm vi tồn quốc, RTSH phát
sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia
tăng trong thời gian tới cả về số lượng và mức độ độc hại (Bộ TN&MT, 2016).
Đối với công tác quản lý chất thải rắn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn khu vực
nơng thơn cịn rất thấp khoảng 40%-55%, tập trung ở các thị trấn, thị tứ. Các
vùng sâu vùng xa tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 10%. Thêm vào đó công tác quản lý
chất thải rắn nông thôn vẫn đang còn bỏ ngỏ, chưa rõ trách nhiệm cụ thể của các
bên liên quan. Chính điều này làm cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn
nông thôn gặp rất nhiều khó khăn (Bộ TN&MT, 2016).
Khơng những vậy việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt còn gây ra sự nhức
nhối cho người dân, xã hội tại nhiều địa phương vẫn cịn rất nhiều tình trạng rác
tập trung thành từng bãi lâu ngày chưa được xử lý, trong quá trình vận chuyển
cịn nhiều vương vãi, gây mùi và làm mất cảnh quan các khu đơ thị, khu dân cư.
Ngồi ra thói quen s nh hoạt và canh tác nơng ngh ệp của ngườ dân h ện nay đã
làm thay đổ đặc b ệt là g ảm tận thu và tá sử dụng. Làm g a tăng lượng rác thả
ra mô trường. Rác thả không được phân loạ , thành phần phức tạp, xả rác bừa

bã gây khó khăn cho v ệc thu gom, xử lý đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Nếu chúng ta thực sự làm được tốt công tác quản lý và tái sử dụng hợp lý

1


thì rác thải sinh hoạt cũng chính là một trong những nguồn nguyên liệu đầu vào
rẻ, phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế góp phần vào tiết kiệm được nguồn tài
nguyên cũng như bảo vệ môi trường.
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh, huyện có diện tích là
9676,34 ha, dân số năm 2016 là 162.592 người trên tổng số 47.475 hộ (Cục
thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017). Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Phong
hiện nay có thành phần đa dạng và khá phức tạp. Tuy nhiên, tình hình quản lý rác
thải tại địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, chưa thực sự triệt để vẫn còn một lượng
khá lớn chưa được thu gom gây ra ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan.
Từ những thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” . Đây là đề tài
cần thiết vì qua đó sẽ đánh giá được hiện trạng về mơi trường, có các giải pháp
nhằm hạn chế sự gia tăng của rác thải sinh hoạt.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nghiên cứu vấn đề rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ tìm ra được nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt từ hộ
gia đình. Các mặt hạn chế của công tác quản lý rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình
tại đây. Phân tích một số thành phần của rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình trên địa
bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có mối liên hệ đến vấn đề thu nhập của
người dân.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, khối lượng, tính chất và
cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh đồng thời đánh giá được yếu tố kinh tế (thu nhập) có ảnh hưởng

đến thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm làm giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, thành
phần, tính chất của rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình trên địa bàn của huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 03/2017 đến 03/2018. Ngoài ra đề tài
cịn nghiên cứu cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình trên địa bàn
huyện Yên Phong.

2


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Khi nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra được một số đóng góp quan trọng trong
việc giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn như hiện nay.
Cũng như có những đóng góp mới có ý nghĩa về mối tương quan giữa các thành
phần chính có tác động đến môi trường của rác thải sinh hoạt với lượng thu nhập
của người dân. Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm làm giảm thiểu lượng rác
thải sinh hoạt từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
Như chúng ta đã biết thì chất thải rắn (CTR) là những vật chất ở dạng rắn
do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Tất cả các loại sản phẩm đó
thường khơng được sử dụng hoặc là ít được sử dụng và hầu như là khơng có
nhiều lợi ích đối với con người chúng ta; vì vậy nó là sản phẩm ngồi ý muốn
của con người. Chất thải rắn có thể ở dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm

được tạo ra trong hầu hết tất cả các giai đoạn trong các hoạt động sản xuất, trong
hoạt động tiêu dùng tiêu dùng của con người. Chất thải rắn bao gồm nhiều loại
vật chất lẫn lộn, các thành phần khác nhau, không đồng nhất được loại bỏ từ hoạt
động kinh tế-xã hội của con người, trong đó hoạt động sản xuất là chủ yếu.
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT 2014 thì chất thải là vật chất được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Chúng ta có thể hiểu
rõ hơn chất thải chính là những vật và chất mà người dùng khơng cịn muốn sử
dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là khơng có ý nghĩa
với người này nhưng lại là lợi ích của người khác tùy vào mục đích và nhu cầu
của người sử dụng vì đầu thải ra của nguồn này nhưng cũng có thể là nguồn
nguyên liệu đầu vào cho một cơng đoạn mới. Tuy vậy thì đa phần chất thải còn
được gọi là rác. Trong cuộc sống thường ngày, rác thải được hình dung là tất cả
những thứ vật chất như đồ ăn, đồ dùng, chất thải y tế, chất thải do hoạt động sản
xuất...mà con người không dùng nữa và bỏ đi.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định Số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 Về
quản lý chất thải và phế liệu thì chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn
gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác và tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này cũng có nêu: Chất thải
rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt thường ngày của con người.
Tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT đi kèm theo TT 03/2016/TT-BTNMT
ngày 10 tháng 3 năm 2016 cũng nêu chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
RTSH là các chất bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản
xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng,

4


khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác

sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng
quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,
khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở,
trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành
phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi
trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần
tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng khơng cịn
được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Hiện nay chúng ta đang phải chấp nhận một thực tế rác thải là một kết quả
tất yếu được sinh ra từ các hoạt động kinh tế – xã hội và hoạt động sinh hoạt của
con người. Xã hội lồi người ngày càng phát triển thì cùng với nó đó là khối
lượng RTSH sinh ra càng lớn và trở thành một vấn đề đang được rất quan tâm
đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, là vấn đề nổi cộm trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đưa đất nước phát triển của đất nước.
RTSH được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, ở các vị trí khác nhau
và thành phần khối lượng cũng khác nhau.
Từ các khu dân cư: Bao gồm các nhà dân, khu dân cư tập trung và các sản
phẩm chủ yếu từ nguồn này thải ra sẽ là cao su, thức ăn dư thừa, nilon, giấy
báo... ngồi ra cịn có thể có một số chất thải nguy hại nữa như pin, ác quy....
Từ các hoạt động của khu thương mại: Các khu chợ tập trung, trung tâm
thương mại, quầy hàng, quán ăn các sản phẩm chủ yếu cũng sẽ là nilon, cao su,
bao bì, hàng hóa hư hỏng, thực phẩm hỏng hoặc bỏ đi....
Từ các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, văn phịng các cơ quan
hành chính.... rác thải chủ yếu cũng như các nguồn khu dân cư và hoạt động
thương mại hàng hóa.
Từ các hoạt động xây dựng: Làm đường, tu sửa xây dựng các cơng trình
lớn chất thải phát thải ra từ các hoạt động này thì chủ yếu sẽ là bê tông, vật liệu
xây dựng vương vãi...
Từ các dịch vụ công cộng: Cắt tỉa cây cối, vệ sinh môi trường, các hoạt

động của con người tại các khu vui chơi giải trí..Các hoạt động này sẽ thải ra một
số loại chất thải như rác thải từ cỏ, các chất thải ra từ hoạt động trang trí, các sản

5


phẩm thải ra từ hoạt động của con người tại các khu vui chơi giải trí như nilon,
giấy bọc, thức ăn thừa tuy vậy thì số lượng khơng lớn.
Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm các chất thải ra từ q
trình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chất thải chủ yếu sinh ra là bao
bì, các chất bỏ đi của các hoạt động sản xuất...
Từ sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu từ các hoạt động thu hoạch mùa vụ, các
trang trại, các vườn cây.. Chất thải sinh ra thực phẩm dư thừa, sản phẩm bỏ sau
thu hoạch như rơm rạ, vỏ thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân động vật, rác thải bỏ từ quá
trình chế biến nông sản.

Khu dân cư

Hoạt động
thương mại

Các cơ quan,
công sở

Hoạt động
xây dựng

Rác thải sinh
hoạt


Dịch vụ cơng
cộng

Hoạt động
cơng nghiệp

Hoạt động
nơng nghiệp

Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH
2.1.2. Thành phần chất rác thải sinh hoạt
Thành phần của RTSH ngày càng đa dạng tùy nguồn gốc phát sinh, tùy
theo khu vực vào điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế tính chất tiêu dùng và
các yếu tố khác.
Tỷ lệ thành phần các chất trong RTSH liên quan đến nguồn gốc phát sinh.
RTSH phát sinh từ các hộ gia đình, các khu kinh doanh và các vùng nơng thơn có
tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân huỷ cao (chiếm 65-70%); ở các khu vực đơ thị chất thải
có thành phần các chất dễ phân huỷ thấp hơn (chiếm khoảng 50%). Sự thay đổi
về nhu cầu sử dụng các sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi về hàm

6


lượng chất khó phân huỷ trong chất thải, như: nhựa, thuỷ tinh, kim loại... (Bộ
TN&MT, 2015).
Về cơ bản, thành phần của RTSH bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải
thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi...),
chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật,
phân động vật....) và các chất khác. Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề
đáng lo ngại trong quản lý RTSH do thói quen sinh hoạt của người dân (Bộ

TN&MT, 2015).
RTSH khu vực nông thơn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực
phẩm thả , chất thả làm vườn và phần lớn đều là chất thả hữu cơ dễ phân hủy (tỷ
lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở
nơng thôn). Về cơ bản, lượng phát sinh RTSH ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ
dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhìn chung, khu vực đồng bằng có
lượng phát sinh RTSH cao hơn khu vực miền núi; dân cư khu vực có mức tiêu
dùng cao thì lượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn. (Bộ TN&MT, 2015).
Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
STT

Thành phần CTR

Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ

51,9

2

Chất vô cơ

16,1

2.1

Giấy


2,7

2.2

Nhựa

3,0

2.3

Da, cao su, gỗ

1,3

2.4

Vải sợi

1,6

2.5

Thuỷ tinh

0,5

2.6

Đá, đất sét, sành sứ


6,1

2.7

Kim loại

0,9

3

Các hạt < 10mm

31,9

Cộng

100

Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2015)

2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và con người
Ngày nay với việc xã hội ngày càng phát triển, lượng chất thải rắn sinh
hoạt sinh ra ngày càng nhiều, tính chất của nó cũng do đó mà đa dạng, đã gây ra

7


ảnh hưởng lớn đối với môi trường sống và con người. Việc quản lý RTSH không
hợp lý, xử lý RTSH không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu

dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Đi đến đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác
công cộng được tạo ra ngay bên lề đường không đúng nơi quy định, rác thải bốc
mùi hôi thối mà khơng có giải pháp thu gom hay xử lý. Thậm chí có nơi đã phải
đặt biển báo là cấm đổ rác tuy nhiên rác vẫn được người dân đem ra để đổ khơng
cần quan tâm đến sự có mặt của biển cấm. Vì thế, các ảnh hưởng RTSH đang
được quan tâm (Trần Thị Thanh Huyền, 2016).
2.1.3.1. Ảnh hưởng của RTSH đối với mơi trường đất
Các CTRSH có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy
tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tơng... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim
loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường
có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu cơng nghiệp. Các kim loại này tích
lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức
độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu
vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, cơng nghiệp sản xuất hóa chất... (Bộ
TN&MT, 2012).
Ngồi ra ảnh hưởng của RTSH đối với mơi trường đất cũng chủ yếu là do
các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Và một số nguyên nhân khác như:
Chất thải ở các bãi chôn lấp chưa được xử lý đúng cách
Lượng RTSH ngày càng quá tải so với mức độ đồng hóa của đất làm cho
đất giảm chức năng tự làm sạch của đất.
Lượng RTSH mang tính chất nguy hại như: pin, ắc quy, bóng đèn chưa xử
lý đúng cách cũng làm cho đất nhiễm các kim loại nặng gia tăng một cách nhanh
chóng gây ảnh hưởng đến mơi trường đất
Đối với RTSH khó phân hủy như cao su, nhựa, nilon, … nếu không được
xử lý đúng cách cũng làm ảnh hưởng tới sinh vật sống trong đất cũng như giảm
độ phì nhiêu của đất, ngồi ra các loại chất thải như vỏ hóa chất, vỏ thuốc trừ
sâu.. cịn làm chết các vi sinh vật có lợi cho đất sẽ làm đất sẽ khô cằn, bạc màu...


8


Hình 2.2. Bãi rác tại thơn Trần Xá, xã n Trung,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trần Sơn (2017)

2.1.3.2. Ảnh hưởng của RTSH đối với môi trường nước
RTSH không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm
môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thơng, giảm diện tích tiếp xúc
của nước với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân
hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh
vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác
biến đổi màu của nước thành màu đen.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường
ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải
ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được
xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi
rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự
xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn
nước đáng kể.
Tại các bãi chơn lấp RTSH, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm
cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc
hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không

9


được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi

trường nước nghiêm trọng ... (Bộ TN&MT, 2012).

Hình 2.3. Ơ nhiễm rác thải tại Sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Lê Anh Dũng (2016)

2.1.3.3. Ảnh hưởng của RTSH đối với môi trường không khí
Rác thải và đặc biệt là RTSH, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới
tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, rác thải hữu cơ bị phân hủy và
sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong
đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc
biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các
bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ khơng khí và thay đổi theo mùa.
Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao
hơn mùa đơng. Đối với các bãi chơn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh
trong q trình phân hủy rác có thể thốt lên trên mặt đất mà khơng cần một sự
tác động nào (Lê Văn Khoa, 2010).
Khi vận chuyển và lưu giữ RTSH sẽ phát sinh mùi do q trình phân hủy
các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Các khí phát sinh từ q
trình phân hủy chất hữu cơ trong rác thải: Amoni có mùi khai, phân có mùi

10


hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa,
Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng,
Phenol mùi ốc đặc trưng (Lê Văn Khoa, 2010).
Bên cạnh hoạt động chôn lấp RTSH, việc xử lý RTSH bằng biện pháp tiêu
hủy cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Việc đốt rác sẽ
làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. RTSH có thể bao gồm các hợp
chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng khơng

nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lị
đốt rác khơng đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh khơng đảm
bảo, khiến cho RTSH khơng được tiêu hủy hồn tồn làm phát sinh các khí CO,
oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con
người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng
có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi
thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng
tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại
nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào khơng khí (Bộ
TN&MT, 2012).

Hình 2.4. Đốt rác gây ơ nhiễm khơng khí tại xã Văn Mơn, huyện n Phong,
tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Mai Đan và Tuyết Trinh (2016)

11


2.1.3.4. Ảnh hưởng của RTSH đối với con người
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền hay RTSH. Những hợp chất
này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong mơi trường, có khả năng tích lũy sinh học
trong nơng sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây
ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư.
Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng
ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các
thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt,
dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt…Theo đánh giá của các chuyên
gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng
nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp

chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến
mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, khơng khí đều tìm thấy sự tồn tại của
các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể
hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị
bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài
da… Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia
tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy.Nếu
nhiệt độ lị đốt khơng đạt từ 800 0C trở lên thì các chất này khơng phân hủy hết.
Ngồi ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại
tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí cịn sinh ra khí dioxin
cực độc. Các đống rác thải hiện nay tại Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây
lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ơ nhiễm cả
đất, nước và khơng khí. RTSH đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng,
nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi
chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm RTSH đã đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn,…do loại RTSH gây ra. Hậu quả của tình trạng RTSH đổ bừa bãi ở
các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dịng sơng, lịng hồ hoặc RTSH lộ thiên
mà khơng được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên
nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải

12


hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,… gây ô
nhiễm môi trường khơng khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước
mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chơn lấp
rác cịn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn…Cịn đối

với loại hình cơng việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim
loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại…) sẽ
gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hơ hấp. Một
số chất cịn thấm qua mơ mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng,
suy nhược cơ thể, gây ung thư
2.1.3.5. Ảnh hưởng của RTSH đối với mỹ quan
Chất thải rắn, đặc biệt là RTSH nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý
sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của
người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và
mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
Vào các mùa lễ hội trong năm thì hiện tượng cảnh quan các khu vui chơi,
giải trí các khu du lịch bị ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ khách thăm quan
chưa có ý thức cũng là một phần ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành du
lịch nước ta.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Lượng RTSH phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có
xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê
được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng RTSH ở các đơ thị phát sinh
trên tồn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng
trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng RTSH đô thị phát sinh
khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối
lượng RTSH phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày (Bộ TN&MT, 2015).
Theo tính tốn mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12%
mỗi năm.
Tại Hội nghị mơi trường toàn quốc, Bộ TN&MT, tháng 9/2015 ở nước ta
hiện nay, tốc độ phát sinh RTSH đang dao động từ 0,35 - 0,8kg/người/ngày.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế theo từng giai đoạn phát triển kéo theo mức sống


13


×