Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
CỦA BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên
TS. Nguyễn Văn Long

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng
năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các tổ chức, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn
bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Thú y, các Phòng chức
năng, các đơn vị liên quan thuộc Cục Thú y và các địa phương đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ, động viên và cho phép tôi tham gia triển khai, sử dụng số liệu, kết quả của
các chương trình, dự án có liên quan.
Tơi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn rất có trách nhiệm và hết lịng vì
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên và Tiến sĩ Nguyễn Văn Long.
Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Quản lý đào tạo và Bộ
môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn tại Học viện.
Tơi bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Quý thầy cô, các cơ quan, nhà khoa
học cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã ln quan tâm,
động viên giúp tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Lan Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình.................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Thông tin chung về bệnh LMLM ....................................................................... 4

2.2.

Một số nghiên cứu về bệnh LMLM .................................................................... 4

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM trên thế giới và khu vực ........................ 4

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM tại Việt Nam.......................................... 5

2.3.

Tình hình dịch bệnh LMLM ............................................................................... 6

2.3.1.

Tình hình dịch bệnh LMLM trên thế giới và khu vực ........................................ 6

2.3.2.

Tình hình dịch bệnh LMLM tại Việt Nam ......................................................... 7


2.4.

Vi rút gây bệnh LMLM ...................................................................................... 9

2.4.1.

Hình thái vi rút LMLM ....................................................................................... 9

2.4.2.

Cấu trúc vi rút LMLM ........................................................................................ 9

2.4.3.

Các serotype của vi rút LMLM ........................................................................ 10

2.4.4.

Đặc tính ni cấy của vi rút LMLM ................................................................. 12

2.4.5.

Sức đề kháng của vi rút LMLM ....................................................................... 13

2.5.

Một số đặc điểm cơ bản của bệnh LMLM ....................................................... 14

2.5.1.


Loài vật mắc bệnh ............................................................................................. 14

2.5.2.

Triệu chứng, bệnh tích ...................................................................................... 14

2.5.3.

Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................. 16

iii


2.5.4.

Phương thức truyền lây..................................................................................... 17

2.5.5.

Đường xâm nhập .............................................................................................. 18

2.5.6.

Tình trạng mang trùng ...................................................................................... 19

2.6.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh .................................................................... 20


2.6.1.

Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................................... 20

2.6.2.

Chẩn đoán vi rút học ......................................................................................... 20

2.6.3.

Chẩn đoán huyết thanh học .............................................................................. 21

2.6.4.

Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR ................................................................... 23

2.7.

Một số phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.................................................... 23

2.7.1.

Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) .................................................. 23

2.7.2.

Nghiên cứu thuần tập (cohort study) ................................................................ 24

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 26

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.5.1.

Phương pháp dịch tễ học hồi cứu (retrospective cohort study) ........................ 27


3.5.2.

Phương pháp giải trình tự gien ......................................................................... 28

3.5.3.

Đánh giá mức độ tương đồng kháng nguyên giữa kháng nguyên của vắc
xin và kháng nguyên của vi rút thực địa ........................................................... 29

3.5.4.

Phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin LMLM
của trâu, bò tại một số tỉnh ............................................................................... 30

3.6.

Quản lý và phân tích số liệu ............................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 32
4.1.

Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh LMLM ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 2016 - 2018 ............................................................................................... 32

4.1.1.

Các loài gia súc mắc bệnh LMLM ................................................................... 32

4.1.2.


Tỷ lệ gia súc chết do bệnh LMLM ................................................................... 34

4.1.3.

Đặc điểm dịch tễ học theo thời gian xuất hiện các ổ dịch LMLM ................... 35

iv


4.1.4.

Đặc điểm dịch tễ theo không gian của các ổ dịch LMLM ............................... 40

4.2.

Đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút LMLM lưu hành ở Việt Nam giai
đoạn từ năm 2016 - 2018 .................................................................................. 50

4.2.1.

Kết quả xác định các topotype và lineage vi rút LMLM tại Việt Nam, giai
đoạn từ năm 2016 - 2018 .................................................................................. 50

4.2.2.

Đánh giá mức độ tương đồng kháng nguyên của vi rút vắc xin và vi rút lưu
hành tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 ................................... 57

4.3.


Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin LMLM của trâu, bò
tại một số địa phương trong năm 2018 ............................................................. 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 65
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 65

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHK

Baby Hamster Kidney

CFT


Complement Fixation Test

CI

Confidence Interval

DNA

Deoxyribonucleic Acid

EDR

Estimated Dissemination Ratio

ELISA

Enzyme Linked Immuno-Sorbent Assay

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

FMD

Foot and Mouth Disease

LMLM

Lở mồm long móng


LPB-ELISA

Liquid Phase Blocking-ELISA

MDBK

Madin-Darby Bovine Kidney

NCBI

National Center for Biotechnology Information

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OIE

World Organisation for Animal Health

PBS

Phosphate Buffer Saline

PI

Percent Inhibition

RNA


Ribonucleic Acid

RT-PCR

Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

r1

Antigenic relationship

TCID50

50% Tissue Culture Infectious Dose

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

USD

US Dollar

WRL

World Reference Laboratory

WTO

World Trade Organization


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh LMLM, giai đoạn từ năm 2016 - 2018 .................. 32
Bảng 4.2. Tỷ lệ loài gia súc chết do bệnh LMLM, giai đoạn 2016 - 2018 .................. 34
Bảng 4.3. Nguy cơ dịch bệnh LMLM theo vùng địa lý, giai đoạn từ năm 2016 2018.............................................................................................................. 40
Bảng 4.4. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng,
Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ, giai đoạn 2016 - 2018 .................................. 43
Bảng 4.5. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ, giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................ 45
Bảng 4.6. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2016 - 2018 ............................... 46
Bảng 4.7. Các vi rút LMLM phân lập được ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2016 2018.............................................................................................................. 51
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá tương đồng kháng nguyên của vắc xin và vi rút
LMLM type O lưu hành tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 - 2018. ........ 58
Bảng 4.10. Kết quả giám sát huyết thanh trên trâu, bò được tiêm vắc xin LMLM
năm 2018 tại một số địa phương. ................................................................. 61

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ gien và cấu trúc của vi rút LMLM ..................................................... 9
Hình 2.2. Bản đồ phân bố 7 chủng vi rút LMLM trên thế giới, giai đoạn từ năm
2014 - 2018 .................................................................................................. 11
Hình 2.3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh LMLM ở trâu, bị..................................... 15
Hình 2.4. Sơ đồ mơ tả nghiên cứu cắt ngang ............................................................... 24
Hình 2.5. Sơ đồ mơ tả nghiên cứu thuần tập hồi cứu và tịnh tiến................................ 25
Hình 4.1. Biểu đồ dịch tễ dịch LMLM xảy ra trong giai đoạn 2016 - 2018 ................ 35

Hình 4.2. Biểu đồ dịch tễ các ổ dịch LMLM xảy ra năm 2016 ................................... 36
Hình 4.3. Biểu đồ dịch tễ các ổ dịch LMLM xảy ra năm 2017 ................................... 36
Hình 4.4. Biểu đồ dịch tễ các ổ dịch LMLM xảy ra năm 2018 ................................... 37
Hình 4.5. Tỷ lệ lây lan ước tính (EDR) của dịch LMLM tính được cho năm 2018
so với số lượng ổ dịch thực tế xảy ra ........................................................... 38
Hình 4.6. Bản đồ phân bố các ổ dịch LMLM xảy ra từ năm 2016 - 2018 ................... 42
Hình 4.7. Bản đồ phân bố về khơng gian dịch LMLM năm 2018. .............................. 50
Hình 4.8. Bản đồ phân bố các vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam, giai đoạn
2016 - 2018 .................................................................................................. 51
Hình 4.9. Phả hệ vùng gien VP1 của vi rút LMLM O/SEA/Mya-98 phân lập tại
Việt Nam (do Phịng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright,
Vương quốc Anh phân tích). ........................................................................ 53
Hình 4.10. Phả hệ của vi rút LMLM serotype O dòng PanAsia phân lập tại Việt
Nam (do Phịng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright, Vương
quốc Anh phân tích). .................................................................................... 55
Hình 4.11. Phả hệ của vi rút LMLM serotype A/ASIA/Sea-97 phân lập tại Việt
Nam (do Phịng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright, Vương
quốc Anh phân tích). .................................................................................... 56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Tên Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Lở mồm long móng
ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018.
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
Xác định mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời gian đến
tần suất và phân bố ổ dịch LMLM, các type và topotype của vi rút LMLM lưu hành
và gây bệnh trên gia súc tại Việt Nam, làm cơ sở cho các chương trình phịng,
chống dịch LMLM cho các địa phương và cho cả nước.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp dịch tễ học hồi cứu (retrospective cohort study)
để tổng hợp và phân tích đặc điểm dịch tễ về khơng gian, thời gian và đối tượng gia súc
mắc bệnh LMLM từ năm 2016 - 2018; các phương pháp dịch tễ học phân tử, phân tích
tương đồng kháng nguyên để hiểu rõ đặc điểm vi rút LMLM và vắc xin phòng bệnh;
phương pháp LPB-ELISA để đánh giá sau tiêm phịng vắc xin.
Kết quả chính và kết luận
- Về khơng gian: Nguy cơ trung bình các xã có bệnh LMLM là 5,95 (95% CI 5,51
- 6,39) xã có dịch/100 xã-năm. Dịch LMLM xuất hiện tập trung tại các tỉnh Bắc Bộ,
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Về thời gian: Bệnh LMLM xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm ở giai đoạn từ
năm 2016 - 2018, trầm trọng nhất vào 02 tháng cuối năm 2018.
- Về đối tượng mắc bệnh: Bị có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, sau đó đến lợn, trâu và
các lồi gia súc khác; lợn có tỷ lệ chết cao nhất, đặc biệt vào cuối năm 2018.
- Vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018
thuộc serotype O (Mya-98, Cathay, PanAsia và Ind -2001d, e) và serotype A (Sea97). Vi rút O/SEA/Mya-98 và O/Cathay lưu hành và gây bệnh trên lợn không tương
đồng kháng nguyên với các loại kháng nguyên O1Manisa và O3039 có trong vắc xin
LMLM; vắc xin chứa kháng nguyên A22 Iraq có tương đồng cao với vi rút LMLM
A/ASIA/Sea-97 (r1 > 0,3).

ix


- Gia súc (gồm bò, bò sữa và trâu) được tiêm phịng vắc xin LMLM có tỷ lệ

dương tính với kháng thể kháng vi rút LMLM serotype O ở mức trên 70%; trong đó
bị sữa có tỷ lệ dương tính với kháng thể serotype O cao nhất là 89,3% (95% CI 71,8
- 97,7); tỷ lệ gia súc được tiêm phòng vắc xin có kháng thể dương tính với serotype
A là 74,0% (95% CI 70,6 - 77,2), đáp ứng yêu cầu bảo hộ đàn gia súc theo khuyến
cáo của OIE.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Lan Huong
Thesis title: Research on some epidemiological characteristics of Foot and Mouth
Disease occurred in Vietnam during the period from 2016 to 2018.
Major: Veterinary

Code: 8640101

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives:
To identify the relationship and impact of spatial and temporal factors on
frequency and distribution of FMD outbreaks, types and topotypes of FMD virus
circulated and infected in cattle of Vietnam, and provide scientific basis for FMD
prevention and control programs.
Materials and Methods:
Methodologies employed include: approach and techniques of the retrospective
cohort study were applied to identify some epidemiological characteristics of FMD
outbreaks occurred in Vietnam during the period from 2016 to 2018; molecular analysis
of FMD virus and vaccine matching study; LPB-ELISA method was employed for postvaccination evaluation.
Main findings and conclusions:
- Spatial pattern: overall risk ratio for communes being infected with FMD was

5.95 (95% CI 5.51 - 6.39) per 100 commune-year at risk. FMD outbreaks mostly
occurred in high risk provinces in the North, Central Highland and South-Central
regions of Vietnam.
- Temporal pattern: FMD endemics occurred in Vietnam throughout the year and
during the study period of 2016 - 2018, particularly in the last two months of 2018.
- Infected species: bovines had the highest morbidity, followed by pigs, buffaloes
and others; pigs had the highest mortality rate, especially at the end of 2018.
- The FMD virus isolates circulated in Vietnam during the period of 2016 to 2018
belong to serotype O (Mya-98, Cathay, PanAsia and Ind -2001d, e) and serotype A
(Sea-97). The FMD virus specifically O/SEA/Mya-98 and O/Cathay circulated and
infected in domestic pigs were antigenically different from the O1Manisa and O3039 of
FMD vaccines; there was a close antigenic relationship between the A/ASIA/Sea-97
FMD virus and the vaccine contains A22 Iraq (r1 > 0.3).

xi


- More than 70% of vaccinated animals (cows, daily cows and buffaloes) had
FMD serotype O antibody, of which dairy cows had the highest positive rate with
serotype O with 89.3% (95% CI 71.8 - 97.7). The proportion of vaccinated cattle which
had antibody positive for serotype A was 74.0% (95% CI 70.6 - 77.2), meeting the
OIE’s recommendations on protecting vaccinated cattle herds.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
của động vật móng guốc chẵn như: Trâu, bị, lợn, dê, hươu, nai (Geering et

al., 1995; Radostits et al., 2000; Knowles et al., 2005). Bệnh có khả năng lây
lan rất nhanh, mạnh, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật
mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau, kể cả qua khơng khí. Bệnh
thường phát thành dịch và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, ảnh
hưởng đến kinh tế xã hội, môi trường của nhiều nước trên thế giới.
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã liệt kê bệnh LMLM vào danh mục các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở nhiều lồi động vật, có tầm quan trọng đối
với thương mại quốc tế và bắt buộc các nước thành viên phải khai báo dịch
bệnh (OIE, 2011). Các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và có chương
trình phịng chống bệnh LMLM; việc xuất khẩu gia súc, sản phẩm gia súc từ
quốc gia có dịch bệnh LMLM thường bị tạm dừng hoặc cần chứng minh xuất
phát từ vùng, chuỗi chăn ni an tồn dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE.
Trên thế giới, nhất là từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bắt
đầu hoạt động (01/01/1995) và các dịch vụ thương mại, du lịch phát triển,
bệnh LMLM cũng có xu thế lây lan khắp thế giới (Thurmond et al., 2007;
Chen et al., 2010). Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan qua biên giới, các nước
khơng những có chương trình phịng chống mà cịn phải tăng cường hợp tác
quốc tế. Các nước khu vực Đơng Nam Á đã và đang hợp tác tích cực triển
khai thực hiện khung kế hoạch hành động phòng chống LMLM tại mỗi nước
thành viên và giữa các nước (OIE Regional Commission for Asia, 2011).
Tại Việt Nam, đến nay bệnh đã xuất hiện, lưu hành và gây bệnh ở gia súc
trên 100 năm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Giai đoạn đầu, bệnh xuất hiện và gây
dịch ở phạm vi nhỏ, nhưng sau đó lây rộng ra phạm vi cả nước. Bệnh LMLM
diễn biến có quy luật, thường 2 - 3 năm xuất hiện một đợt dịch trầm trọng, có
tính chất mùa vụ, tại các vùng địa lý nguy cơ cao. Trong những năm trước đây,
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ (Trần Hữu Cổn, 1996;
Văn Đăng Kỳ, 2002; Thái Thị Thủy Phượng, 2008), đặc điểm của vi rút LMLM
và vắc xin LMLM tại Việt Nam (Tô Long Thành, 2004), sự phân bố và lưu hành

1



của vi rút LMLM tại các tỉnh Duyên hải miền Trung (Nguyễn Văn Hưng, 2012),
đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM giai đoạn 2006 - 2012 (Nguyễn Thu Thủy, 2018)
đã cung cấp các bằng chứng khoa học, góp phần vào việc xây dựng các giải pháp
phòng chống dịch LMLM ở nước ta.
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm khơng gian và các yếu tố khác của dịch
bệnh LMLM, Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT phê duyệt “Chương
trình quốc gia khống chế bệnh LMLM, giai đoạn 2016 - 2020” (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2016); trong đó đã phân vùng nguy cơ cao (bao gồm
vùng khống chế và vùng đệm), vùng nguy cơ thấp và vùng an toàn dịch bệnh, với
mức độ nguy cơ khác nhau, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cũng khác
nhau. Đặc biệt, Chương trình đã chỉ rõ cần tập trung các nguồn lực về tài chính,
con người và sử dụng các chủng loại vắc xin ở những vùng nguy cơ cao, vùng
trọng điểm và cần có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan nhà nước vào cơng
tác phịng, chống dịch bệnh; các vùng nguy cơ thấp, an toàn dịch bệnh chủ yếu
do người dân và doanh nghiệp triển khai các hoạt động phịng bệnh là chính và
xây dựng vùng, cơ sở chăn ni an tồn dịch bệnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng về phạm vi lưu hành,
số lượng, loại gia súc mắc bệnh và thời gian mắc bệnh. Mặt khác, trong những năm
gần đây, do tập trung các nguồn lực phòng chống dịch cúm gia cầm, tai xanh nên
các hoạt động đầu tư nghiên cứu về bệnh LMLM đang có xu hướng bị chững lại,
đặc biệt là các nghiên cứu dịch tễ học bệnh LMLM về mặt không gian, thời gian và
đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, để có cơ sở phân tích, đưa ra những nhận định chính
xác hơn nhằm có các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM phù hợp và hiệu quả,
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Lở
mồm long móng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời
gian đến tần suất và phân bố ổ dịch LMLM, các type và topotype của vi rút

LMLM lưu hành và gây bệnh trên gia súc tại Việt Nam, làm cơ sở cho các
chương trình phòng, chống dịch LMLM cho các địa phương và cho cả nước.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh LMLM tại Việt Nam,
giai đoạn từ năm 2016 - 2018.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Mơ tả bức tranh tổng thể về tình hình dịch bệnh, sự phân bố của các chủng
vi rút LMLM ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 - 2018 và đáp ứng miễn dịch
sau tiêm phòng vắc xin; từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phịng, chống
bệnh LMLM phù hợp, hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH LMLM
Bệnh LMLM (LMLM), tên tiếng Anh là Foot and Mouth Disase (FMD), là
bệnh truyền nhiễm cấp tính của các lồi động vật móng guốc chẵn, bao gồm:
Trâu, bị, lợn, dê, hươu, nai (Geering et al., 1995; Radostits et al., 2000);
Knowles et al., 2005). Bệnh do vi rút thuộc họ Picornaviridae gây ra (Carrillo
et al., 2005; Elliot et al., 2017). Đây là lồi vi rút có tính hướng thượng bì, do đó
thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì.
Đặc trưng của bệnh LMLM là làm xuất hiện những mụn nước với các kích
cỡ khơng đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú
con cái và cuống của dạ cỏ. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết lt. Bệnh
LMLM có tính chất lây lan rất nhanh, rất mạnh và ở phạm vi rộng, do đó bệnh

có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước (Brito et al., 2015), gây ra
các đợt dịch lớn trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của nhiều
nước thuộc nhiều châu lục trên thế giới (Farsang et al., 2013). Bệnh LMLM có
tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể tới 100% trong quần thể động vật cảm nhiễm (Cục
Thú y, 2013).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LMLM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM trên thế giới và khu vực
Năm 1514, bệnh LMLM lần đầu tiên được một nhà sư tên là Hieronymous
Frascastorius phát hiện và mô tả tại một ổ dịch xảy ra trên bò ở vùng Verona của
nước Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở các vùng Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước
châu Âu khác (Jamal and Belsham, 2013).
Năm 1897, hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch đã tìm
ra tác nhân gây bệnh LMLM, đó là vi rút LMLM thuộc giống Aphthovirus, họ
Picornaviridae. Tác nhân này được chứng minh là có thể qua được màng lọc
(Loeffler and Frosch, 1898). Đến những năm đầu thế kỷ 20 (1920), nhiều cơng
trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện. Năm 1922, hai nhà
khoa học người Pháp là Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh
miễn dịch chống vi rút type O và A (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).

4


Năm 1926, Waldman và Trautwein - hai nhà khoa học người Đức đã khẳng
định lại kết quả của hai nhà khoa học người Pháp và tìm ra vi rút type C. Cũng
trong năm này, các nhà khoa học Pháp đã xử lý vi rút bằng formaldehyd nhưng
không thành công. Sau đó Rimsovski (Nga) đã kết hợp hấp thụ vi rút bằng
hydroxit nhôm, vô hoạt vi rút bằng formaldehyd và nhiệt độ để tạo vắc xin và
cho kết quả tốt.
Vài năm sau đó, 3 type khác được phát hiện ở miền Nam châu Phi và được
đặt tên là SAT1, SAT2, SAT3, và các phịng thí nghiệm ở Anh thơng báo đã

phân lập được type thứ 7 và đặt tên là ASIA1.
Theo thơng tin của OIE, hiện nay trên tồn thế giới có 68 quốc gia và vùng
lãnh thổ được cơng nhận là an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM và khơng cần
phải tiêm phịng vắc xin; tổng số có hai nước sạch bệnh có tiêm phịng vắc xin;
hàng chục nước có vùng sạch bệnh có tiêm phịng vắc xin hoặc khơng tiêm
phịng vắc xin. Indonesia đã thanh tốn được bệnh này từ năm 1983, Philippines
đã được OIE công nhận an toàn bệnh LMLM vào năm 2014 (OIE, 2019).
Nhiều nước trên thế giới khơng phát hiện hoặc đã thanh tốn được bệnh dịch
LMLM như Australia, New Zealand, Philippines, các nước thuộc quần đảo Thái
Bình Dương, các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), các nước thuộc vùng Bắc
Trung Mỹ. Các nước trên đều phải thực hiện một chương trình quốc gia về tiêm
phòng nhiều năm, kiểm dịch và các biện pháp khác theo quy định của OIE.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM tại Việt Nam
Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên ở Nha Trang năm 1898, sau đó
bệnh lan rộng ra cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978; Đào
Trọng Đạt, 2000). Cùng thời gian này bệnh xuất hiện ở các nước lân cận như
Lào, Campuchia, Thái Lan, ....
Năm 2000, Nguyễn Đăng Khải và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật ELISA để
chẩn đoán và định type vi rút LMLM ở nước ta (Nguyễn Đăng Khải và cs.,
2000); đồng thời Tô Long Thành đã phát triển vắc xin để chống lại bệnh LMLM
(Tô Long Thành, 2000).
Năm 2002, Văn Đăng Kỳ đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học bệnh LMLM
ở lợn Việt Nam và biện pháp phịng chống (Văn Đăng Kỳ, 2002).
Năm 2003, Hồ Đình Chúc và Ngô Thanh Long đã sử dụng phương pháp
3ABC-ELISA để phát hiện kháng thể của trâu bò bị nhiễm vi rút LMLM, phân

5


biệt với kháng thể do vắc xin LMLM tạo nên (Hồ Đình Chúc và Ngơ Thanh

Long, 2013).
Năm 2004, Tơ Long Thành đã nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ sản xuất
vắc xin nhược độc, vơ hoạt phịng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ
thuật gien để định type vi rút LMLM (Tô Long Thành, 2004).
Tô Long Thành và cộng sự năm 2005 đã tách dịng và giải trình tự thành
cơng đoạn gien mã hóa cho serotype O vi rút LMLM phân lập tại Quảng Trị, sau
khi thiết lập và sử dụng phương pháp RT-PCR để chẩn đoán và định type vi rút
gây bệnh ở Quảng Trị (Tô Long Thành và cs., 2005).
Năm 2006, Nguyễn Viết Không và cộng sự đã phát hiện type Asia 1 virut
LMLM lần đầu tiên tại Khánh Hòa bằng kỹ thuật RT- PCR (Nguyễn Viết Khơng
và cs., 2006); và nhóm tác giả gồm Tơ Long Thành và cộng sự đã tiến hành chẩn
đoán bệnh, giám sát sự lưu hành của vi rút và lựa chọn vắc xin phòng chống bệnh
LMLM của Cục Thú y (1985 - 2006) (Tô Long Thành và cs., 2006).
Thái Thị Thủy Phượng năm 2008, đã khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học
và biện pháp khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh Bà Rịa
Vũng Tầu, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang (Thái Thị Thủy Phượng, 2008).
Nguyễn Văn Hưng năm 2012 đã tiến hành nghiên cứu sự phân bổ và lưu
hành vi rút LMLM ở vùng duyên hải miền Trung (Nguyễn Văn Hưng, 2012).
Năm 2013, Nguyễn Thu Thủy và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
không gian và thời gian của dịch LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2012
(Nguyễn Thu Thủy và cs., 2013).
Đồng Văn Quyền và cộng sự năm 2013 đã giải mã và phân tích đặc điểm phân
tử gien VP1 của vi rút LMLM tpye O gây bệnh ở miền Bắc Việt Nam năm 2010
(Đồng Văn Quyền và cs., 2013).
Năm 2015, Lê Văn Phan và cộng sự đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
phân tử của vi rút gây bệnh LMLM type ) phân lập được ở Sơn Tây, Hà Nội năm
2013 (Lê Văn Phan và cs., 2015).
2.3. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM
2.3.1. Tình hình dịch bệnh LMLM trên thế giới và khu vực
Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ

La tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981 - 1985, dịch xuất hiện ở

6


80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này (OIE, 2019).
Năm 1997, dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề
về kinh tế và để lại hậu quả xấu cho ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các
nước Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu khơng có bệnh LMLM nhưng
đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh này. Tại Châu Âu, năm 2001 dịch đầu tiên xảy
ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ai-len qua con đường vận chuyển gia súc.
Trung Quốc là nước thường xuyên có bệnh LMLM, có chung đường biên
giới rất dài với Việt Nam, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa, nhất là tình
trạng bn bán vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật, nên nguy
cơ lây lan dịch bệnh giữa hai nước là rất cao.
Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch LMLM như Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Malaysia đã chịu những thiệt hại
rất lớn do dịch gây ra. Ví dụ: Ở Thái Lan, khi bị dịch này, Chính phủ đã chi mỗi
năm hàng triệu USD để khống chế dịch. Ngồi ra, Liên Hợp Quốc cịn hỗ trợ
thêm 36 triệu USD để thành lập Trung tâm Chẩn đoán LMLM để định type vi
rút, nghiên cứu dịch tễ và sản xuất vắc xin.
2.3.2. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Việt Nam
Năm 1975, bệnh dịch này xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh phía Nam từ Quảng
Nam - Đà Nẵng trở vào tới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm
1976 đến 1983, có 98 ổ dịch ở các tỉnh phía Nam, làm 26.648 con trâu, bị và
2.919 con lợn bị bệnh.
Trong những năm cuối thập kỷ 80, một số tỉnh phía Nam như An Giang,
Tây Ninh, Sơng Bé (nay là tỉnh Bình Phước), Đồng Tháp thường xuyên bị dịch
LMLM do lây lan từ Campuchia sang.
Năm 1990, dịch cũng xuất hiện ở 4 huyện thuộc tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh

Ninh Thuận và Bình Thuận), làm hơn 7.500 con trâu, bò bị bệnh. Dịch cũng xảy ra
ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Sơng Bé làm 100 con trâu, bị bị ốm, không cày kéo được.
Năm 1993, dịch đã lan rộng ra trên địa bàn 122 xã của 18 huyện thuộc 5 tỉnh, bao
gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.
Năm 1995, bệnh LMLM đã xảy ra liên tiếp trên địa bàn 107 huyện của 26
tỉnh. Điển hình như ở tỉnh Đồng Tháp, chỉ trong một thời gian rất ngắn, bệnh
dịch đã lan rộng ra 10 huyện trong tổng số 11 huyện của tỉnh, làm cho 5.135 trâu,
bò và lợn bị bệnh, nhiều con bị chết.

7


Giai đoạn từ năm 1996 - 1997, dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải
miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999, dịch LMLM bùng phát
tại Bình Thuận. Đầu năm 1999, nguồn bệnh từ Trung Quốc theo con đường trao
đổi, buôn bán gia súc xâm nhập vào Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà
Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác như
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, …
Đầu năm 2000, dịch tiếp tục lây lan mạnh. Trong đợt dịch này tính đến cuối
năm 2000, cả nước có 60 tỉnh thành có gia súc mắc bệnh, trừ tỉnh An Giang.
Năm 2001, dịch LMLM còn xảy ra và tái phát trên đàn trâu bò của 11 tỉnh, 23
huyện, 35 xã làm 2.072 con mắc bệnh (Cục Thú y, 2004).
Trước thời điểm 2001, các kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm
tại Việt Nam chỉ phát hiện thấy có vi rút LMLM type O. Sau đó, đã phát hiện vi
rút LMLM type A trên các mẫu bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh Quảng Ngãi,
Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai và Lâm
Đồng. Nguyên nhân của sự xuất hiện vi rút LMLM type A có thể là do việc nhập
lậu bị từ Campuchia (Cục Thú y, 2004).
Từ giữa tháng 10/2005, dịch LMLM type Asia1 đã xảy ra và lây lan cho

đàn trâu, bò của 18 xã thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hịa (Khánh Hồ) và
huyện Si Ma Cai (Lào Cai) làm 1.823 con mắc bệnh (OIE, 2005). Đáng lưu ý
dịch LMLM type A có nguồn gốc từ Campuchia đã xuất hiện và lây lan ở nhiều
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, LMLM type Asia 1 cũng đã xảy ra ở Khánh
Hòa và Lào Cai (Nguyễn Viết Không và cs., 2006).
Năm 2006 là năm dịch bùng phát và lây lan trong diện rộng với quy mô
lớn, tập trung trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên,
một số tỉnh miền núi phía Bắc, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Hồng,
Trung du phía Bắc và một số tỉnh phía Nam. Vi rút LMLM lưu hành trong giai
đoạn này chủ yếu là type O, A và Asia 1. Đến năm 2009 chỉ còn lại type O và
type A được phát hiện tại Nghệ An. Năm 2010, các ổ dịch bệnh LMLM đều do
type O gây ra.
Năm 2013 - 2015, dịch có xu hướng giảm dần về phạm vi (Cục Thú y,
2015). Trong giai đoạn 2016 - 2018, tình hình dịch bệnh LMLM được tổng hợp,
phân tích chi tiết trong nghiên cứu của chúng tôi và được đề cập ở các phần sau.

8


2.4. VI RÚT GÂY BỆNH LMLM
2.4.1. Hình thái vi rút LMLM
Vi rút LMLM thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae, có cấu trúc hình
đa diện gồm 20 mặt đều (Hình 2.1). Vi rút LMLM thuộc loại vi rút nhỏ nhất,
kích thước khoảng 25 - 30 nm và có thể qua được các máy lọc Berkefeld,
Chamberland, màng lọc Seizt (Bachrach, 1968). Trọng lượng phân tử của một vi
rút hoàn chỉnh khoảng 6,9 KDa, 69% là protein và 31% là ARN.
2.4.2. Cấu trúc vi rút LMLM

Hình 2.1. Bản đồ gien và cấu trúc của vi rút LMLM.
Genome của vi rút LMLM có cấu trúc là ARN chuỗi đơn dương, bao gồm

8450 bazơ và có hệ số sa lắng là 146S, khơng có tính sinh kháng thể và đặc tính
kháng ngun nhưng có vai trị trong quá trình gây nhiễm (Grubman and Baxt,
2004). Vỏ capxit của vi rút có hơn 60 đơn vị hình thái (capxome). Mỗi capxome
có 4 loại protein cấu trúc giống nhau là VP1, VP2, VP3 và VP4. VP1, VP2 và

9


VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng với đường kính khoảng 23nm
cịn VP4 là protein ở bên trong capxit, kết dính ARN vi rút với mặt trong của
capxit (Hình 2.1) (Ayebazibwe et al., 2010).
VP1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố định vi rút trên tế bào, đóng vai trị
quan trọng nhất trong việc gây bệnh, đồng thời là loại kháng nguyên chính tạo ra
kháng thể chống lại vi rút LMLM (Bachrach, 1985). Vi rút LMLM thuộc loại
khơng có vỏ bọc. Cấu trúc của genome vi rút LMLM, với 2 đầu khơng mã hóa
cho protein và phần giữa mang 1 khung đọc mở, bao gồm các vùng mã hóa cho
10 protein phi cấu trúc (NSP) gồm L (pro), 2A, 2B, 2C, 3A, 3B1-3, 3C (pro), và
3D (pol) và 4 protein cấu trúc.
2.4.3. Các serotype của vi rút LMLM
Cho đến nay vi rút LMLM được phát hiện gồm 7 serotype (còn gọi là type)
khác nhau đó là: O, A, C, SAT-1, SAT-2, SAT-3 và Asia1 (Grubman and Baxt,
2004). Các type này có tính kháng ngun không giống nhau và giữa các type
không gây miễn dịch chéo nhưng chúng gây các triệu chứng, bệnh tích ở động vật
rất giống nhau. Trong mỗi type lại có các type phụ (Samuel and Knowles, 2001).
Đến nay đã phát hiện được trên 80 type phụ vi rút. Các type phụ được ký hiệu gồm
tên của type mẹ và đánh dấu theo thứ tự ngày tháng phát hiện ra chúng, ví dụ:
A22, O11... Gần đây nhất, xuất hiện type phụ O từ Trung Quốc và được gọi là type
phụ O thích nghi trên lợn (Hui and Leung, 2012). Type phụ này có đặc điểm là gây
bệnh nặng cho lợn, đối với bị chúng thường khơng gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ
hơn. Hiện nay type phụ này vẫn đang lưu hành tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng

Kông và Việt Nam (Gleeson, 2002; Stenfeldt C. et al., 2016).
Bảy serotype hiện đang lưu hành trên thế giới, do sự vận chuyển gia súc và
thương mại, chúng được phân bố ở 3 châu lục và serotype mang tính địa lý, gộp
nhóm theo 7 vùng được gọi là Tổ hợp vi rút gây bệnh. Tổ hợp với type chỉ định
trên Hình 2.2 được gộp trên cơ sở các ổ dịch xảy ra trong Tổ hợp có cùng
type/type phụ. Tuy nhiên, đơi khi các type phụ có thể lây truyền qua lại và xuất
hiện ở Tổ hợp khác. Từ những Tổ hợp này đôi khi vi rút cũng xâm nhập các nước
sạch bệnh, làm dịch bùng phát và gây những thiệt hại kinh tế rất lớn. Trong mỗi Tổ
hợp, có những vùng dịch địa phương nhưng trên diện rộng, lây lan mạnh. Ngược
lại, có vùng dịch ổn định chỉ xảy ra lẻ tẻ (Freimanis et al., 2016).

10


Hình 2.2. Bản đồ phân bố 7 chủng vi rút LMLM trên thế giới, giai đoạn từ
năm 2014 - 2018
Nguồn: FAO (2019)

Tại Việt Nam, căn cứ vào kết quả phân tích gien của một số vi rút LMLM
được Cục Thú y gửi sang WRL tại Pirbright cho thấy: vi rút LMLM type O hiện
có 3 topotype có nguồn gốc từ Đơng Nam Á đang lưu hành, trong đó topotype
SEA gây bệnh cho nhiều loại có thể hiện diện ở Việt Nam từ nhiều năm nay,
topotype Cathay có nguồn gốc từ Hồng Kông chỉ gây bệnh cho lợn, lần đầu tiên
được phát hiện tại Đồng Tháp năm 1995; topotype ME-SA có nguồn gốc từ
Trung Đông và Nam Á gây bệnh cho nhiều loài, lần đầu tiên phát hiện tại Quảng
Nam (năm 1999). Vi rút type A lưu hành phía Nam thuộc topotyp Asia, được
phát hiện tại Ninh Thuận và Bình Định đầu tiên vào tháng 9 năm 2004. Type
Asia1 phát hiện đầu tiên vào tháng 10 năm 2005, có nguồn gốc từ Myanmar (Tô
Long Thành và cs., 2006).


11


2.4.4. Đặc tính ni cấy của vi rút LMLM
Vi rút LMLM có thể được ni cấy: trên tổ chức da sống, như tổ chức da
của thai lợn, thai bò, chuột con còn sống (giữ thai sống bằng phương pháp
nhân tạo); trên các động vật thí nghiệm như: Thỏ, chuột lang, chuột nhắt đã
trưởng thành (tuy nhiên vi rút thường bị biến đổi và mất đặc tính gây bệnh);
trên màng niệu nang của phơi trứng (khơng ổn định, có khi được có khi
khơng); trên tổ chức thượng bì lưỡi bị trưởng thành, đây là tổ chức thích hợp
nhất để ni cấy vi rút LMLM. Lưỡi bò phải được lấy ngay khi vừa mới mổ
bò, giữ lạnh ở nhiệt độ 2-3C và chỉ sử dụng được trong vòng 8 ngày. Phương
pháp này là phương pháp cho kết quả tốt, độc lực của vi rút vẫn cao đối với bị
và động vật thí nghiệm sau nhiều lần tiếp đời. Do đó phương pháp này thường
được dùng để chế vắc xin vô hoạt (Henderson and Galloway, 1953).
Ngồi các phương pháp trên, có thể ni cấy vi rút trên môi trường tế
bào. Tốt nhất là tế bào thận bê hoặc cừu non, tuyến yên của bò hoặc của lợn,
hoặc các dòng tế bào mẫn cảm như tế bào BHK (Baby Hamster Kidney)
(Biswal et al., 2014). Sau khi cấy vi rút LMLM vào các môi trường tế bào nói
trên, để tủ ấm 37C trong khoảng 24-72 giờ, vi rút sẽ làm huỷ hoại tế bào
ni. Phịng thí nghiệm tham chiếu LMLM Pirbright năm 1973 đã ni cấy
140 chủng vi rút LMLM, khoảng 120 chủng đã sinh trưởng trong môi trường
BHK21. Hiện nay môi trường này thường được sử dụng để phân lập vi rút
(Botner and Belsham, 2012).
Cộng đồng chung châu Âu về phòng chống FMD chuẩn bị các thế hệ tế bào
mới cho việc chẩn đoán phân lập vi rút bằng cách sử dụng tế bào chuyển gien
làm tăng độ mẫn cảm với vi rút phân lập. Hai cách tiếp cận được quan tâm (i)
chuyển gien αvβ6 (thụ thể FMDV) và (ii) chuyển gien SV-5v làm giảm sức
kháng của tế bào, giúp vi rút nhân lên (King et al., 2004). Tế bào chuyển gien
có độ nhạy cao hơn trong phân lập vi rút và tăng sản lượng tạo kháng nguyên

trong chế tạo vắc xin, như tế bào dòng thận bê mang αvβ6 integrin gien
(LaRocco et al., 2013).
Đối với nghiên cứu chun biệt, những đặc tính ni cấy mới của vi rút
LMLM trên tế bào BHK21 được khám phá như hiện tượng tồn tại dai dẳng trong
tế bào, không gây hủy hoại tế bào nhưng tăng độc lực vi rút. Tế bào mang trùng
động vật vi rút LMLM đã được tạo ra với BHK21 và MDBK, chúng sẽ là nhưng
thế hệ tế bào mới dùng để nghiên cứu tính trạng mang trùng (Huang et al., 2011).

12


×