BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
PHẠM THỊ THU HƯƠNG
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRƯỞNG
THÀNH TỪ 40 - 70 TUỔI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN
VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH - 2021
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
PHẠM THỊ THU HƯƠNG
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRƯỞNG
THÀNH TỪ 40-70 TUỔI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỤ
BẢN TỈNH NAM ĐỊNH
Nghành: Y Tế Cơng Cộng
Mã số: 52720301
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
ThS: VŨ THỊ THÚY MAI
NAM ĐỊNH - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo đại học, Khoa Y tế
Cơng cộng - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn cơ Hồng Thị Vân Lan - chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh
“Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý
bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định năm 2019” của
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Thị Thúy Mai - người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người ln sát cánh, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện khóa luận cũng như trong cuộc sống.
Nam Định, ngày
tháng năm 2021
Sinh viên
Phạm Thị Thu Hương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Thu Hương, sinh viên khóa 13, trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, chuyên ngành Y Tế Cơng Cộng, xin cam đoan:
1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS. Vũ Thị Thúy Mai. Để thực hiện được khóa luận này tơi đã được Ban chủ nhiệm
đề tài cấp tỉnh: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định
năm 2019” của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định do cơ Hồng Thị Vân Lan
làm chủ nhiệm đề tài cho phép tôi tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài.
2. Khóa luận này khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác đã
được cơng bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong khóa luận là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi thực hiện đề tài.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Nam Định, ngày
tháng năm 2021
Người viết cam đoan
Sinh viên
Phạm Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................... 3
1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp........................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp..................................................................... 5
1.1.3. Biến chứng của tăng huyết áp......................................................................... 5
1.1.4. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp............................... 6
1.1.5. Dự phòng tăng huyết áp..................................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................... 7
1.1.2. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới......................................................... 7
1.2.2. Thực trạng tăng huyết áp tại Việt Nam........................................................ 8
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN.................................................................................... 10
2.1. Thực trạng tăng huyết áp của người trưởng thành từ 40-70 tuổi tại xã
Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.......................................................... 10
2.1.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu.................................................................. 10
2.1.2. Phương pháp thực hiện.................................................................................... 11
2.1.3. Kết quả................................................................................................................... 12
2.2. Một số ưu điểm và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện sàng lọc
người tăng huyết áp tại xã Trung Thành..................................................................... 17
2.2.1. Một số ưu điểm và nguyên nhân.................................................................. 17
2.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân...................................................................... 18
iv
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 19
3.1. Đối với trạm y tế......................................................................................................... 19
3.2. Đối với người dân...................................................................................................... 19
Chương 4: KẾT LUẬN.......................................................................................................... 20
4.1. Thực trạng tăng huyết áp của người trưởng thành......................................... 20
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU THẬP SỐ LIỆU
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKLN
Bệnh không lây nhiễm
DASH
Dietary Approaches to Stop Hypertension
HA
Huyết áp
HALT
Huyết áp liên tục
HAPK
Huyết áp phòng khám
HATN
Huyết áp tại nhà
HATT
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trương
THA
Tăng huyết áp
WHO
World Health Organization
YTNC
Yếu tố nguy cơ
YTT
Y tế thôn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám,
liên tục và tại nhà (mmHg).............................................................................. 4
Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám
(mmHg)................................................................................................................... 4
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc
HA liên tục............................................................................................................. 4
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA............................... 6
Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA......................... 6
Bảng 1.6. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp.......................................... 7
Bảng 2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng sàng lọc...................... 12
Bảng 2.2. Một số đặc điểm nhân trắc học của đối tượng sàng lọc........................ 13
Bảng 2.3. Phân loại BMI của đối tượng tham gia sàng lọc...................................... 13
Bảng 2.4. Kết quả đo huyết áp của các đối tượng bằng máy đo huyết áp..........13
Bảng 2.5. Kết quả sàng lọc huyết áp bằng bảng kiểm............................................... 14
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa sàng lọc THA bằng đo huyết áp và bằng bảng
kiểm........................................................................................................................ 14
Bảng 2.7. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với giới tính........................................ 15
Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng hút thuốc..................15
Bảng 2.9. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với nhóm tuổi..................................... 16
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng vận động thể lực
16
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với thói quen ăn rau quả..............16
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tiền sử gia đình........................ 17
Bảng 2. 13. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với BMI............................................ 17
Biểu đồ 2.1. Kết quả những đối tượng có nguy cơ cao mắc THA thơng qua
sàng lọc bằng đo huyết áp.............................................................................. 14
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt
là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mức huyết áp tâm thu từ 115mg Hg trở lên được ước
tính là góp phần vào 49% của tổng số trường hợp bệnh mạch vành tim và 62% tổng
số đột quỵ. Do vậy, gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp và các bệnh
mạnh tính khơng lây liên quan là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách
nhất hiện nay [9]. Nếu khơng được kiểm sốt, các biến chứng do tăng huyết áp bao
gồm suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên, suy thận, xuất huyết võng mạc, suy giảm
thị lực, đột quỵ và mất trí nhớ [9]. Trên toàn cầu, năm 2015, một trong bốn nam giới
và một trong năm phụ nữ (tức là 22% dân số trưởng thành ≥ 18) đã tăng huyết áp.
Đánh giá về các xu hướng hiện nay cho thấy số người trưởng thành bị tăng huyết áp
đã tăng từ 594 triệu vào năm 1975, lên 1,13 tỷ vào năm 2015, với sự gia tăng chủ yếu
ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Sự gia tăng số lượng người trưởng thành bị
tăng huyết áp này là một tác động ròng của việc tăng dân số và lão hóa mặc dù tỷ lệ
hiện mắc theo độ tuổi giảm dần [7].
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh
không lây nhiễm (BKLN). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2016 cả nước
ta có 549.000 ca tử vong do tất cả các nguyên nhân. Trong đó tỷ lệ tử vong do các
BKLN chiếm tới 72%. Trong số này các bệnh tim mạch (trong đó có THA) chiếm tỷ
lệ 31%; [12]. Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp
ở người trưởng thành năm 2015 là 47,3% (cao hơn 18,6% so với năm 2008) [5].
Như vậy cả trên thế giới và ở Việt Nam, THA áp và các bệnh tim mạch có liên
quan đang gia tăng nhanh chóng và là nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật và tử
vong lớn nhất so với các nguyên nhân khác nên cần phải có các giải pháp can thiệp
phù hợp và kịp thời. Tăng huyết áp nếu được phát hiện sớm thì việc kiểm sốt sẽ rất
có hiệu quả và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong và
giảm gánh nặng bệnh tật cho bản thân, gia đình và xã hội.
2
Nhằm mục đích cung cấp thêm thơng tin về tình trạng tăng huyết áp của cộng
đồng, chuyên đề này đã được tiến hành với 02 mục tiêu:
(1) Mơ tả tình trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 40 - 70 tuổi tại xã
Trung Thành huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
(2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp người trưởng
thành từ 40 - 70 tuổi tại xã Trung Thành huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực máu ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu
được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Hai chỉ số HA quan trọng
gồm: HA tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. HA tối
thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên. Huyết áp
bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ qnh của máu; thể tích máu lưu
thơng và bản thân thành mạch (sức đàn hồi) [10], [8].
Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển phát sinh từ nguyên nhân
phức tạp và liên quan đến nhau. Các dấu hiệu sớm của hội chứng thường xuất hiện
trước khi THA được duy trì. Do đó, THA khơng thể được phân loại chỉ bằng các
ngưỡng HA riêng biệt. Sự tiến triển có liên quan mạnh mẽ đến các bất thường về
chức năng và cấu trúc tim và mạch máu gây tổn thương cho tim, thận, não, mạch máu
và các cơ quan khác và dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm [6].
Liên quan giữa HA và các biến cố tim mạch, thận và tử vong là liên tục, làm
phân biệt giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp có tính quy ước dựa theo các
nghiên cứu dịch tễ. THA được định nghĩa khi mức huyết áp điều trị cho thấy có lợi
một cách rõ ràng so với nguy cơ có hại qua các chứng cứ của các thử nghiệm lâm
sàng. Mặc dầu có nhiều chứng cứ mới nhưng cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có
một sự thay đổi trong định nghĩa và phân loại. Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội
THA Việt Nam vẫn dùng định nghĩa và phân loại THA phòng khám của khuyến cáo
2015. Chẩn đốn THA khi đo HA phịng khám có HATT ≥ 140mmHg và/hoặc
HATTr ≥90mmHg [2].
4
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng
khám, liên tục và tại nhà (mmHg) [2]
Phương pháp đo
HA Phòng Khám
HA tâm thu
HA tâm trương
≥ 140
và/hoặc
≥ 90
Trung bình ngày (hoặc thức)
≥ 135
và/hoặc
≥ 85
Trung bình đêm (hoặc ngủ)
≥ 120
và/hoặc
≥ 70
Trung bình 24 giờ
≥ 130
và/hoặc
≥ 80
HA đo tại nhà trung bình
≥ 135
và/hoặc
≥ 85
HA liên tục (ambulatory)
Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám
(mmHg)* [2]
Phân độ
HA tâm thu
Tối ưu
HA tâm trương
< 120
và
< 80
Bình thường**
120 - 129
và/hoặc
80 - 84
Bình thường cao**
130 - 139
và/hoặc
85 - 89
THA độ 1
140 - 159
và/hoặc
90 - 99
THA độ 2
160 - 179
và/hoặc
100 - 109
THA độ 3
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
THA Tâm Thu đơn độc
≥ 140
và/hoặc
< 90
*Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
**Tiền Tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA
liên tục [5]
HA phòng khám (mmHg)
HATT < 140 và
HATT ≥140 hoặc
HATTr < 90
HATTr ≥ 90
HA tại nhà hoặc
liên tục ban ngày
(mmHg)
HATT < 135 hoặc
HATTr < 85
HATT ≥ 135 hoặc
HATTr ≥ 85
HA bình thường
THA ẩn giấu
THA áo chồng
trắng
THA thật sự
5
1.1.2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
1.1.2.1. Tăng huyết áp thứ phát
Cịn gọi là THA triệu chứng hay THA có nguyên nhân, chiếm khoảng 5 – 10%
các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi [1]. Các nguyên nhân thường gặp
có thể là: Bệnh thận (Viêm cầu thận cấp, mạn; Viêm thận mạn; Bệnh thận bẩm sinh;
Thận đa nang; Hẹp động mạch thận; Suy thận,…). Bệnh nội tiết (Hội chứng Conn;
Hội chứng Cushing; U tủy thượng thận; Tăng Calci máu; Cường tuyến giáp,…).
Bệnh mạch máu (Hẹp eo động mạch chủ, Hở van động mạch chủ, Rò động tĩnh
mạch,…). Một số nguyên nhân khác (Nhiễm độc thai nghén, Bệnh đa hồng cầu,
Nhiễm toan hô hấp,…).
1.1.2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Khi khơng tìm thấy ngun nhân người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay
tăng huyết áp vô căn. Chiếm 90 – 95% các trường hợp THA, thường gặp ở nguời
trung niên và người cao tuổi [1]. Tuy khơng tìm được nguyên nhân nhưng một số yếu
tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây THA, bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ chính: Hút thuốc lá; Rối loạn chuyển hóa lipid; Tiểu đường;
Tuổi cao (nam>55, nữ>65); Nam giới và phụ nữ tiền mãn kinh; Tiền sử gia đình có
bệnh tim mạch sớm (nam<65 tuổi, nữ <55 tuổi).
Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn tinh thần,
nghiện rượu.
1.1.3. Biến chứng của tăng huyết áp
Trong số các biến chứng của bệnh, tăng huyết áp gây tổn thương nghiêm trọng
nhất cho tim. Áp lực quá mức có thể làm cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu
và oxy đến tim. Điều này làm tăng áp lực và giảm lưu lượng máu có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe như đau ngực (còn gọi là đau thắt ngực); đau tim, xảy ra khi nguồn
cung cấp máu cho tim bị chặn và các tế bào cơ tim chết vì thiếu oxy. Lưu lượng máu
bị chặn càng lâu, tổn thương cho tim càng lớn; suy tim, xảy ra khi tim không thể bơm
đủ máu và oxy đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể; tim đập khơng đều có thể
dẫn đến tử vong đột ngột. Tăng huyết áp cũng có thể vỡ hoặc chặn các động mạch
cung cấp máu và oxy cho não, gây ra đột quỵ. Ngồi ra, tăng huyết áp có thể gây tổn
thương thận, dẫn đến suy thận [10], [8].
6
1.1.4. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA [5]
Phân loại
Định nghĩa
Gợi ý sử dụng
Loại I
Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều
trị mang lại lợi ích và hiệu quả
Loại II
Chứng cứ đang còn bàn cãi và/hoặc ý kiến khác nhau
về sự hữu ích /hiệu quả của việc điều trị
Được khuyến
cáo /chỉ định
Nên được xem
xét
Loại IIa
Chứng cứ/ý kiến ủng hộ mạnh về tính hiệu quả của
việc điều trị
Loại IIb
Chứng cứ/ý kiến cho thấy ít có hiệu quả/ hữu ích
Có thể được
xem xét
Khơng được
Loại III
Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều
trị khơng mang lại lợi ích và hiệu quả, trong vài
trường hợp có thể gây nguy hại
khuyến cáo
Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA [5]
Phân loại
Định nghĩa
Dữ liệu có từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc
Mức chứng cứ A
phân tích gộp
Dữ liệu có từ một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các
Mức chứng cứ B
nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên
Sự đồng thuận của các chuyên gia và/hoặc các nghiên cứu
Mức chứng cứ C
nhỏ, các nghiên cứu hồi cứu
7
1.1.5. Dự phòng tăng huyết áp
Bảng 1.6. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp [4]
Cách thức
Giảm cân nặng
Chế độ ăn DASH
Khuyến nghị
Duy trì BMI lý tưởng
(20 - 25 kg/ )
Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm
chất béo toàn phần và loại bão
Số HA giảm được
5-10 mmHg khi
giảm mỗi 10kg
8-14 mmHg
hòa)
Hạn chế muối ăn
Giảm lượng muối ăn < 100
mmol/ngày (<2,4g Natri hoặc <6g
2-8 mmHg
muối)
Vận động thân thể
Khuyến khích tập thể dục mức độ
vừa hoặc đi bộ 30 – 60 phút/ngày
4-9 mmHg
Uống chất cồn điều độ
Nam < 21 đơn vị/tuần
Nữ < 14 đơn vị/ tuần
2-4 mmHg
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới
Tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau giữa các khu vực và các nhóm thu nhập quốc gia.
Khu vực Châu Phi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất (27%) trong khi Khu vực Châu Mỹ
có tỷ lệ tăng huyết áp thấp nhất (18%). Đánh giá về các xu hướng hiện nay cho thấy
số người trưởng thành bị tăng huyết áp đã tăng từ 594 triệu vào năm 1975 lên 1,13 tỷ
vào năm 2015, với sự gia tăng chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Sự
gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp trong các
quần thể đó [7]. Tỷ lệ tăng huyết áp chung ở người trưởng thành là khoảng 30 - 45%
[11], với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi toàn cầu là 24 và 20% ở nam và nữ, tương ứng,
trong năm 2015 [7]. Tỷ lệ tăng huyết áp cao này phù hợp trên toàn thế giới, khơng
phân biệt về tình trạng thu nhập, tức là ở các nước thu nhập thấp, trung bình và cao
hơn. Tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến hơn với tuổi tiến bộ, với tỷ lệ lưu
hành> 60% ở những người> 60 tuổi. Khi dân số già đi, áp dụng
8
lối sống ít vận động hơn và tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế
giới sẽ tiếp tục tăng [11].
1.2.2. Thực trạng tăng huyết áp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong
những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là
16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim
mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta
thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta
thì có 1 người bị Tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu
dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp. Trong số những người
bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là khơng biết mình có bị tăng
huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết bị tăng huyết áp
nhưng vẫn khơng có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4
triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số
huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là
khơng biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng khơng được điều trị hoặc có
điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường [5].
Với mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ và mô tả một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
ở người từ 18 - 69 tuổi tại ba phường của quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
(2018-2019), tác giả Trần Quốc Cường và cộng sự đã phỏng vấn trực tiếp 2.203 đối
tượng bằng bảng hỏi; đo huyết áp bằng máy Omron; đo chiều cao, vịng bụng, vong
mơng, cân trọng lượng cơ thể và tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Kết quả cho thấy, tỷ
lệ tăng huyết áp ở người từ 18 - 69 tuổi tại 3 phường nghiên cứu 33,5%; huyết áp tâm
thu 123,28 ± 15,74 mmHg; huyết áp tâm trương 77,22 ± 9,90 mmHg. Đã xác định
được 11 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tăng huyết áp (nhóm tuổi; giới tính; thừa cân
- béo phì; tỷ số vịng eo/vịng mơng; hút thuốc lá; thói quen ăn mỡ động vật; đái tháo
đường; tăng cholesterol máu; bệnh lý tim mạch; nhận biết tăng huyết áp, tăng
cholesterol máu, tăng đường huyết; theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hằng
ngày. Nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người từ 18 - 69 tuổi
9
là khá cao (33,5%). Có 11 yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (2 yếu tố nhân khẩu
học, 2 yếu tố trung gian và 7 yếu tố thuộc hành vi cá nhân, thói quen, lối sống) [1].
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành trên 326 người cao tuổi tại xã Nam
Sơn, An Dương, Hải Phòng năm 2019 – 2020 nhằm mô tả thực trạng tăng huyết áp và
một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Tỉ lệ THA ở người cao tuổi là 35,3%; THA độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất
(14,4%). Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp của người cao tuổi bao
gồm: Giới nam, béo phì, uống rượu/ bia, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chế độ ăn mặn [3].
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả thực trạng tăng huyết áp (THA) và một
số yếu tố liên quan của người trưởng thành 18-69 tuổi tại Hà Nội năm 2016, cho kết
quả: trung bình HA tâm trương là 76,73 mmHg, HA tâm thu là 119,95 mmHg, HA
của nam cao hơn nữ và nhóm tuổi 45-69 cao hơn nhóm 18-44 tuổi. Có 11,61% người
dân mắc tiền THA và 18,97% mắc THA. Trong đó, có 67,07% mắc THA độ 1,
24,35% mắc THA độ 2 và 8,58% mắc THA độ 3. Nam giới có nguy cơ mắc THA cao
hơn nữ (OR:2,77; 95%CI:2,24-3,42). Nhóm 45-69 tuổi có nguy cơ cao hơn nhóm 1844 tuổi (OR:4,45; 95%CI:3,47-5,7). Người chưa học xong tiểu học có nguy cơ cao
hơn người học sau đại học (OR:1,58; 95%CI:1,02-2,46). Người đã nghỉ hưu và khơng
làm việc có nguy cơ cao hơn học sinh/sinh viên (OR:2,05; 95%CI:1,11-3,79 và
OR:2,97; 9%CI:1,28-6,87). Người đang hút thuốc hàng ngày có nguy cơ mắc cao hơn
không hút (OR: 1,49; 95%CI: 1,10-2,02). Người ăn lượng muối ≥10 gam/ngày có
nguy cơ THA cao hơn người ăn <10 gam/ngày (OR:1,34; 95%CI:1,09-1,64) [4].
10
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng tăng huyết áp của người trưởng thành từ 40-70 tuổi
tại xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
2.1.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu
- Vị trí địa lý:
Xã Trung Thành nằm trên quốc lộ 38B, thuộc địa phận huyện Vụ Bản - tỉnh
Nam Định, cách Trung tâm Tp. Nam Định 15km. Phía Đơng giáp xã Quang Trung,
phía Bắc giáp xã Hợp Hưng, phía Tây giáp xã Cộng Hịa và phía Nam giáp xã Kim
Thái nên xã có lợi thế về giao thông cũng như lợi thế trong việc giao lưu kinh tế, văn
hóa, chính trị với các khu vực lân cận.
- Địa hình:
Xã Trung Thành nằm trong vùng đồng bằng Sơng Hồng, địa hình thấp và bằng
phẳng.
- Cơ cấu kinh tế:
Là một xã nơng nghiệp, đa phần diện tích canh tác hoa màu, lương thực.
- Khí hậu:
Xã thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của bão và áp
thấp nhiệt đới, trung bình có 4-5 cơn bão/năm.
Hình 1.1. Vị trí địa lý xã Trung Thành - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
11
- Thông tin y tế: Tại xã Trung Thành tỷ lệ người dân mắc bệnh THA chiếm
khoảng 5% trên tổng dân số tại xã. Người bị bệnh THA có khoảng 320 người (số liệu
năm 2020).
2.1.2. Phương pháp thực hiện
Số liệu sử dụng trong khóa luận được trích ra từ một phần của đề tài khoa học
cấp tỉnh “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện sớm
và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định năm
2019” của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Việc trích dẫn này đã nhận được
sự chấp thuận và cho phép của Ban quản lý đề tài.Số liệu sử dụng trong khóa luận
được phân tích nhằm mục đích mơ tả thực trạng tăng huyết áp của người trưởng
thành từ 40-74 tuổi.
Sử dụng máy huyết áp tự động của Nhật Bản (OMRON, model HEM - 7111):
Trước khi đo huyết áp, đối tượng được nghỉ ngơi, tĩnh tâm 5 - 10 phút, đảm bảo
khơng dùng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, chè, thuốc lá) trước đó 2 giờ. Khi đo,
đối tượng nằm thoải mái tại giường hoặc ngồi (không bắt chéo 2 chân), khơng nói
chuyện, khơng được cử động tay và máy đo ln đặt vị trí ngang tim.
Phương pháp đo: Quấn băng huyết áp vào phần cánh tay, cách nếp gấp khuỷu
tay 3cm, quấn băng huyết áp vừa chặt với cánh tay, đặt ngang với vị trí tim. Bấm nút
Start/Stop để bắt đầu đo, máy sẽ tự động bơm hơi và xả hơi, khi có âm thanh kêu lên
là báo hiệu là việc đo đã hoàn thành. Kết quả đo được hiện trên màn hình heo đơn vị
mmHg. Khi đo đúng thao tác, biểu tượng trái tim sẽ ngừng nhấp nháy, nếu máy báo
lỗi thì tìm nguyên nhân và tiến hành đo lại. Đối tượng được đo huyết áp 2 lần cách
nhau ít nhất 3 phút. Số đo huyết áp của đối tượng sẽ được tính là kết quả trung bình
của 2 lần đo. Nếu kết quả huyết áp giữa 2 lần đo chênh lệch nhau >10mmHg tiến
hành đo lại lần thứ 3 sau khi đã nghỉ ít nhất 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung
bình của hai lần đo cuối cùng. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm
thu/HA tâm trương.
Ngoài máy đo, nghiên cứu còn sử dụng bảng kiểm để đánh giá nguy cơ tăng
huyết áp của các đối tượng.
12
Các số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS, sử dụng bảng tần
số và tỷ lệ % để mô tả các kết quả.
2.1.3. Kết quả
2.1.3.1. Một số đặc điểm của đối tượng tham gia
Bảng 2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng sàng lọc (n=1008)
Biến số
Chỉ số
Tần số
Tỷ lệ %
Nam
281
27.9
Nữ
727
72.1
<45
108
10.7
45-54
266
26.4
55-64
396
39.3
>64
238
23.6
Có
103
10.2
Có vận động thể lực ≥ 30 phút/ngày
905
89.8
Ăn rau quả hàng ngày
994
98.6
Đã có lần được bác sĩ kê thuốc hạ áp
185
18.4
Đã có lần phát hiện tăng đường huyết
135
13.4
Có thân nhân được chẩn đốn THA
102
10.1
Bị bệnh ĐTĐ
31
3.1
Khơng có ai
790
78.4
Bố, mẹ, anh chị em ruột
136
13.5
Cơ, dì, chú, bác
82
8.1
Giới tính
Nhóm tuổi
Hút thuốc
Có thân nhân được
chẩn đốn ĐTĐ
13
Bảng 2.2. Một số đặc điểm nhân trắc học của đối tượng sàng lọc (n=1008)
Biến số
Nhỏ nhất
Lớn nhất Trung bình
Độ lệch
Chiều cao (cm)
138
177
153.99
7.279
Vòng bụng (cm)
49
101
78.22
7.272
Cân nặng (kg)
32
86
52.02
7.598
14.06
33.71
21.09
2.57
BMI
Bảng 2.3. Phân loại BMI của đối tượng tham gia sàng lọc (n=1008)
Ngưỡng BMI
Tần số
Tỷ lệ %
<23
696
69.0
23-27.499
291
28.9
>=27.5
21
2.1
2.1.3.2. Kết quả sàng lọc
Bảng 2.4. Kết quả đo huyết áp của các đối tượng bằng máy đo huyết áp (n=1008)
Mức huyết áp
Số lượng
Tỷ lệ %
HA tâm trương ≥ 90 mmHg
41
4.1
HA tâm thu ≥ 140 mmHg
65
6.4
HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HA tâm trương
≥ 90 mmHg
72
7.1
Không tăng
830
82.3
14
17.7
Có
Khơng
82.3
Biểu đồ 2.1. Kết quả những đối tượng có nguy cơ cao mắc THA thông qua
sàng lọc bằng đo huyết áp
Bảng 2.5. Kết quả sàng lọc huyết áp bằng bảng kiểm (n=1008)
Mức điểm theo thang đo
Kết luận
Số lượng
Tỷ lệ %
< 14 điểm
Khơng có nguy cơ
843
83.6
≥ 14 điểm
Có nguy cơ
165
16.4
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa sàng lọc THA bằng đo huyết áp và bằng bảng kiểm
(n=1008)
Sàng lọc theo bảng kiểm
Sàng lọc theo
đo huyết áp
Bình thường
Tần số
Tỷ lệ %
Tổng
Nguy cơ cao
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
Bình thường
807
97.2
23
2.8
830
82.3
Nguy cơ cao
36
20.2
142
79.8
178
17.7
Tổng
843
83.6
165
16.4
p < 0,001
Hệ số tương quan (Spearman): r = 0,21; p < 0,001
Có mối liên quan giữa kết quả sàng lọc THA bằng đo huyết áp trực tiếp với
sàng lọc thông qua bảng kiểm. Cụ thể tổng số người có nguy cơ THA được sàng lọc
bằng bảng kiểm là 16,4% tương đương với mức 17,7% so với sàng lọc bằng đo huyết
áp trực tiếp. Bên cạnh đó, trong tổng số 16,4% số người có nguy cơ THA
15
bằng bảng kiểm thì có 79,8% số người có nguy cơ THA thông qua đo trực tiếp. Mối
liên quan này được kiểm định với mức ý nghĩa p < 0,001. Mặc dù vậy mối tương
quan này chưa thực sự chặt chẽ khi mà hệ số tương quan chỉ đạt 0,21.
2.1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp của đối tượng
Bảng 2.7. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với giới tính
Tăng huyết áp
Giới tính
Có
Số lượng
Giá trị thống kê
Không
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Nam
53
18,9
228
81,1
OR=0,89
Nữ
125
17,2
602
82,8
95% CI: 0,6-1,3
p = 0,53
Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam với nữ, sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng hút thuốc
Tăng huyết áp
Hút thuốc
Có
Số lượng
Giá trị thống kê
Khơng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Có
160
17,7
745
82,3
OR=0,9
Khơng
18
17,5
85
82,5
95% CI: 0,6-1,7
p = 0,93
Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam với nữ, sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mặc dù khơng có sự khác biệt giữa 02 nhóm
này, tuy nhiên mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính.
16
Bảng 2.9. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với nhóm tuổi
Tăng huyết áp
Nhóm tuổi
Có
Giá trị thống kê
Khơng
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
<45
5
4,6
103
95,4
45-54
26
9,8
240
90,2
55-64
85
21,5
311
78,5
>64
62
26,1
176
73,9
p < 0,001
Tình trạng tăng huyết áp tăng dần theo nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng vận động thể lực
Tăng huyết áp
Vận động
Có
thể lực
Số lượng Tỷ lệ %
Giá trị thống kê
Khơng
Số lượng
Tỷ lệ %
Đủ
17
16,5
86
83,5
Khơng
161
17,8
744
82,2
OR=1,1
95% CI: 0,6-1,9
p = 0,71
Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp với tình trạng vận động thể lực,
sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mặc dù khơng có sự khác biệt
giữa 02 nhóm này, tuy nhiên mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới
tính và nhóm tuổi.
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với thói quen ăn rau quả
Tăng huyết áp
Ăn rau quả
Có
Số lượng
Giá trị thống kê
Khơng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Khơng
2
14,3
12
85,7
Đủ
176
17,7
818
82,3
OR=1,3
95% CI: 0,3-5,8
p = 0,73
Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp với thói quen ăn rau quả, sự khác
biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
17
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tiền sử gia đình
Tăng huyết áp
Tiền sử gia
đình
Có
Số lượng
Giá trị thống kê
Khơng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Khơng
151
16,7
755
83,3
Có
27
26,5
75
73,5
OR=1,8
95% CI: 1,2-2,8
p = 0,014
Có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp với tiền sử gia đình, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 2. 13. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với BMI
Tăng huyết áp
BMI
Có
Giá trị
Khơng
thống kê
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
<23
591
84,9
105
15,1
23-27.5
229
78,7
62
21,3
>=27.5
10
47,6
11
52,4
p< 0,001
Có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp với chỉ số BMI, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
2.2. Một số ưu điểm và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện
sàng lọc người tăng huyết áp tại xã Trung Thành
2.2.1. Một số ưu điểm và nguyên nhân
2.2.1.1. Một số ưu điểm
- Quá trình triển khai thực hiện đã được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân
tại xã Trung Thành.
- Đã huy động được sự tham gia của chính quyền thơn và y tế thôn trong việc
triển khai đo huyết áp cho người dân