Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Supply chain Phân tích chuỗi cung ứng của Tập đoàn Cisco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.26 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA: THƢƠNG MẠI – DU LỊCH
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
Đề tài:

“Phân tích chuỗi cung ứng của
Tập đồn hệ thống Cisco”


MỤC LỤC

CHƢƠNG MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Bố cục đề tài ................................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG .................................... 3
1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng và Quản trị chuỗi cung ứng ............................................. 3
1.1.1. Chuỗi cung ứng ......................................................................................................... 3
1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ............................................................................................ 4
1.2. Phân loại chuỗi cung ứng ............................................................................................. 4
1.2.1. Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi ............................................ 4
1.2.2. Theo đặc tính sản phẩm ............................................................................................. 7
1.2.3. Dựa vào cách thức đưa sản phẩm ra thị trường ......................................................... 7


1.3. Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................................................... 8
1.4. Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng ............................................................. 9
1.5. Lợi ích của chuỗi cung ứng ........................................................................................ 10
1.6. Rủi ro khi sử dụng chuỗi cung ứng ............................................................................ 10
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ TẬP ĐOÀN HỆ THỐNG CISCO ........ 11
2.1. Giới thiệu sơ lược về Toàn đoàn Hệ thống Cisco ...................................................... 11
2.2. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................................. 12
2.3. Khách hàng và đối tác của Cisco ................................................................................ 12
2.4. Cách đăng ký trở thành đối tác của Cisco .................................................................. 13
2.5. Sản phẩm và dịch vụ của Cisco .................................................................................. 14
i


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP HỒN HỆ THỐNG
CISCO............................................................................................................................... 15
3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Cisco ................................................................................ 15
3.2. Tóm tắt hoạt động của chuỗi cung ứng ...................................................................... 16
3.3. Quy trình xử lý đơn đặt hàng của khách hàng qua chuỗi cung ứng ........................... 16
3.4. Xử lý thanh toán ......................................................................................................... 18
3.5. Những lỗ hổng trong hệ thống chuỗi cung ứng của Cisco ......................................... 19
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN HỆ THỐNG CISCO ..................... 21
4.1. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................................ 21
4.1.1. Thuận lợi .................................................................................................................. 21
4.1.2. Khó khăn.................................................................................................................. 23
4.2. Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm................................................................... 24

ii



CHƢƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay hoạt động chuỗi cung ứng khơng cịn là vấn đề xa lạ đối với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước nữa. Bởi lẽ, để Cạnh tranh một cách thành công trong bất
kỳ mơi trường kinh doanh nào hiện nay địi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào
công việc kinh doanh của nhà cung cấp, nhà sản xuất cũng như khách hàng của nó.
Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách
hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức
thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và
bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối
cùng thực sự yêu cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn
cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng
với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp
phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của mình. Tuy nhiên hoạt động
chuỗi cung ứng diễn ra như thế nào? Quản lý chuỗi cung ứng như thế nào để đạt hiệu
quả nhất?. Đó cũng là câu hỏi và lý do nhóm chọn đề tài “Phân tích chuỗi cung ứng
của Tập đoàn hệ thống Cisco” để làm sáng toả những kiến thức được học tại trường
và chuỗi cung ứng thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hê thống hoá lại các vấn đề cơ bản về hoạt động chuỗi cung ứng và khẳng định sự
cần thiết phải áp dụng hoạt động chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.
So sánh, phân tích, đánh giá một cách khách quan về hệ thống chuỗi cung ứng tại
Tập đoàn hệ thống Cisco. Chỉ rõ những ưu và nhược điểm của quy trình chuỗi cung ứng
và những nhân tố tác động.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng của Tập đoàn
hệ thống Cisco.

1



3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng hệ thống chuỗi cung ứng tại Tập đoàn hệ thống Cisco
-

Các cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

4. Phạm vi nghiên cứu
Chú trọng vào phân tích các khái niệm, thành phần tạo nên một chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp và một số phương thức cải tiến, thay đổi cấu trúc, bộ phận của chuỗi
cung ứng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
Tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống chuỗi cung ứng của Tập đoàn hệ thống
Cisco
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu, lý thuyết mơ hình quản lý chuỗi
cung ứng và các số liệu được thu thập từ website của Tập đoàn hệ thống Cisco và các
trang website khác.
Mơ hình lý thuyết và các số liệu thu thập được thông qua các phương pháp: Phương
pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài được chia làm 4 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu về Tập đoàn hệ thống Cisco
Chương 3: Phân tích hệ thống chuỗi cung ứng của Tập đồn hệ thống Cisco
Chương 4: Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hệ thống chuỗi
cung ứng của Tập đoàn hệ thống Cisco

2


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng và Quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Chuỗi cung ứng
-

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp

nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản
xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
-

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm

thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi.
Hình 1-1 : Chuỗi cung ứng điển hình
Thu hồi và tái chế

Dịng sản xuất và dịch vụ
Nhà cung cấp
nguyên vật liệu

Nhà sản xuất sản
phẩm cuối cùng

Khách hàng

Chi phí SX linh
kiện trung gian
Chi phí sản
xuất


Chi phí nguyên
vật liệu

Chi phí vận
chuyển

Chi phí tồn
kho

3


1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
-

Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và

quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực
sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và cơng
nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành cơng.
-

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung

và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
1.2. Phân loại chuỗi cung ứng
1.2.1. Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi

Theo Josehp phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lường chi phí hoạt động, số lượng,
các bước trong quy trình, mức độ kiểm soát nguồn nhân lực và phân chia thành 16
dạng chuỗi cung ứng qua đặc điểm sau:
-

Chuỗi cung ứng trong đó các chức năng hiện tại khơng tốt: Nghĩa là không tạo

được lợi thế cạnh tranh, không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngồi, hoạt động chức
năng khơng hiệu quả, dễ bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.
-

Chuỗi cung ứng bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài: hoạt động

chức năng không hiệu quả và bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.
-

Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

chi phí cố định cao, lượng nhân công lớn, nhiều cấp quản lý, q trình xử lý các cơng
tác hậu cần tại trung tâm rất lâu, nó làm chậm các hoạt động thu mua, sản xuất và
bán hàng, tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.
-

Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chi phí cố định cao, được thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thể

đạt được hiệu quả sản xuất tối đa, có thể tạo được tối ưu cục bộ bên trong và bên
ngồi mỗi nhà máy, có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những hoạt động
và quy trình mang tính chiến lược khác, có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn
4



lực với tồn kho, quản lý đơn hàng, có quan tâm vấn đề quản lý tài sản, cải tiến cung
cách phục vụ khách hàng.
-

Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối: Tích hợp dịng

ngun liệu vật lý với dịng thơng tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cân bằng dòng
sản xuất bên trong nhà máy với dịng chuyển vận bên ngồi. Dịng này bắt đầu ở
việc phân phối sản phẩm tới khách hàng, phản hồi xuyên qua nhà máy sản xuất và
đôi khi đến cả quá trình mua hàng.
-

Chuỗi dự án hậu cần: tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong dự

án hậu cần, đáp ứng nhu cầu dự án tại thời điểm kết thúc, thiết lập khả năng tích hợp với
nhà cung cấp để thực hiện các mục tiêu dự án, vai trò của người thu mua và nhà cung
cấp rất quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian.
-

Chuỗi tiền đến tiền: Tập trung chủ yếu vào mục tiêu tài chính sau đó là dịch vụ

hậu cần, cuối cùng là xây dựng cả chuỗi, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đang
hoạt động với số vốn âm. Sau đó sẽ nắm quyền phân phối sản phẩm đến khách hàng,
dòng sản phẩm lưu chuyển rất nhanh, phần vốn đầu tư sẽ được rút ra và đưa vào nơi
khác khi chuỗi cung ứng đã hoạt động hiệu quả.
-

Chuỗi điều phối: Thường thấy ở các tập đoàn đa quốc gia nơi có mức độ tập


quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng không hiệu quả, bị thương tổn về tài
chính, chi phí cao, khơng tạo được các lợi thế cạnh tranh.
-

Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Liên minh chặt chẽ với khách hàng, sử dụng các

phần mềm trong quản lý, các đơn hàng thường lớn, tập trung, yêu cầu doanh nghiệp có
hệ thống phục vụ khách hàng tốt, yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng
linh hoạt với các dạng khách hàng khác
-

Chuỗi mở rộng: Vòng đời sản phẩm ngắn, tốc độ lưu chuyển nhanh, sự tìm

kiếm lợi nhuận và giảm chi phí thơng qua nỗ lực liên kết với các nhà cung cấp (cả các
nhà cung cấp thứ 2, 3) và khách hàng ở bất cứ nơi nào có thể, việc phân tích chi phí và
giá trị là chìa khố của quyết định làm hay mua, tự sản xuất hay th ngồi.
-

Chuỗi có ưu thế về thị trường: Dùng ảnh hưởng và các ưu thế cạnh tranh của
5


mình nhằm giới hạn các khả năng của đối thủ để tránh các cuộc cạnh tranh trên thị
trường hoặc lập ra những rào cản về chi phí để ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ
vào thị trường, chuỗi dạng này không xem là hợp pháp ở một số quốc gia.
-

Chuỗi tích hợp: Các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và

khoảng cách giữa chúng, mỗi người trong chuỗi được lập thành những nhóm suốt từ

khách hàng tới nhà cung cấp, họ được yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để
giảm thiểu chúng, mỗi người vừa là nhân viên trong một tổ chức vừa là thành phần của
chuỗi.
-

Chuỗi tốc độ: tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trường được chọn

lựa trước, thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt mọi quá
trình trong chuỗi cung ứng, sản xuất linh hoạt kết hợp th ngồi.
-

Chuỗi cải tiến: Dịng đời sản phẩm ngắn, doanh thu tập trung vào các sản

phẩm mới, việc phát triển các chu kỳ sản phẩm mới là liên tục, áp lực với bộ phận
nghiên cứu và phát triển cực kỳ lớn, nhà cung cấp thường là những người cung cấp,
hỗ trợ các ý tưởng, mối quan hệ với nhà cung cấp mang chủ đích tìm kiếm sự cải tiến
hơn là chỉ thương lượng để mua với giá thấp nhất có thể.
-

Chuỗi giá trị: tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng

hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu, nhiệm vụ mua hàng của bộ phận thu mua
sẽ giảm tính giao dịch đàm phán và tăng vai trị tạo dựng mối quan hệ lâu dài với nhà
cung cấp.
-

Chuỗi cạnh tranh bằng thông tin: lợi thế cạnh tranh là ở thơng tin, dữ liệu được

tìm kiếm và xử lý trở thành thơng tin, kiến thức, có khả năng “nhìn thấy” dữ liệu ở
hai đầu đặt hàng và cung cấp mở rộng hơn là có thể “thấy” tài nguyên và dung lượng

của những tổ chức khác khi cần, cần có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc mua bán và
giao nhận các sản phẩm/dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin cao

6


1.2.2. Theo đặc tính sản phẩm
Theo Taylor, có thể chia chuỗi cung ứng thành 2 loại:
-

Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến: Các sản phẩm thay đổi liện tục trên thị

trường. Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin được chia sẻ tốt, thời gian đáp ứng rất
nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít.
-

Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng: Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu

cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp…).
Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận
chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ
thông tin giữa các thành viên với nhau.
1.2.3. Dựa vào cách thức đƣa sản phẩm ra thị trƣờng
Có thể chia chuỗi cung ứng làm hai dạng:
-

Chuỗi đẩy: Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sản xuất song song với

việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi
kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại cố

gắng đẩy nó lên phía trước gần khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà
cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đ ặ c b i ệ t đối với các sản
phẩm mới. Khách hàng khơng có nhiều cơ hội chọn lựa.
-

Chuỗi kéo: Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường, họ

tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất lại tìm
những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hồn thành thương vụ và quá
trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa
những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất.

7


1.3. Cấu trúc chuỗi cung ứng

Hình 1-2: Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngƣợc
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển
qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm.
Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó
– dịch chuyển nguyên vật liệu đến – được gọi là ngƣợc dòng; những tổ chức phía sau
doanh nghiệp – dịch chuyển sản phẩm ra ngồi – được gọi là xi dịng

Hình 1-3: Dạng chuỗi cung ứng Hội tụ – Phân kỳ
Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác
nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi hội tụ
và chuỗi phân kỳ. Chuỗi cung ứng hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các
nhà cung cấp. Chuỗi cung ứng phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các
khách hàng.

8


1.4. Các đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng
-

Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất

bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các
nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khống sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và
cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà
sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ
các công ty khác.
-

Nhà phân phối: Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản

xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán
sỉ. Chức năng chính của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các
nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều họat động kinh doanh để tìm
kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà
sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản
xuất và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý
tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu
mãi.
-

Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn

đến khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Trong nghiên

cứu này họ là các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
(nếu có).
-

Khách hàng/ngƣời tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là

những người mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử
dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác.
-

Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất,

nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chun mơn
và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ
có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính
các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
9


1.5. Lợi ích của chuỗi cung ứng
- Nâng cao hiệu suất của các dịng sản phẩm thơng qua việc kết hợp giữa các nhà
cung cấp với nhau.
-

Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa.

-

Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp.


-

Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.

-

Giảm chi phí khơng cần thiết cho doanh nghiệp.

-

Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty.

-

Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau.

- Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại
tác động đến khách hàng.
1.6. Rủi ro khi sử dụng chuỗi cung ứng
-

Nếu lựa chọn một hệ thống SCM (Supply Chain Management) sai có thể sẽ ảnh

hưởng đến tồn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ
thống phân phối.
-

Hệ thống SCM khơng tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách,

các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt

động kinh doanh.
-

Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phịng đại diện có thể dẫn

tới sự xáo trộn khơng phân tích nổi.

10


CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ TẬP ĐOÀN HỆ THỐNG CISCO
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Toàn đoàn Hệ thống Cisco
Tên cơng ty

: Tồn đồn hệ thống Cisco

Tên tiếng anh

: Cisco System, Inc.

Logo

:

Thành lập

: San Francisco, California, USA (1984)

Trụ sở chính


: San Jose, CA

Thành viên chủ chốt : John T. Chambers, Chairman and CEO
Ngành nghề

: Máy tính – Mạng

Khẩu hiệu

: “Welcome to human network”

Website

:

 Trụ sở tại Việt Nam:
 Tại Hà Nội
Tầng 12A, phòng 7, 8 Vincom City Tower, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: + 84 4 3 974 6227

Fax: +84 4 3 974 2790

 Tại TP. Hồ Chí Minh
Phịng 912/901/902, tầng 9, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: + 848 3 8233412

Fax: +848 3 8233353

11



2.2. Q trình hình thành và phát triển
Tập đồn Hệ thống Cisco được thành lập năm 1984 bởi hai nhà khoa học về máy
tính và bắt đầu trở nên nổi tiếng năm 1990. Sản phẩm đầu tiên của công ty là “Bộ định
tuyến”, kết nối với phần mềm và phần cứng hoạt động như hệ thống giao thông trên tổ
hợp mạng TCP/IP1 để tạo ra mạng Internet (Giống trong các doanh nghiệp gọi
là Intranet – Mạng nội bộ).
Với sự phát triển của công nghệ Internet, nhu cầu về các sản phẩm của Cisco bùng
phát và nhanh chóng cơng ty trở nên thống trị thị trường Internet. Vào năm 1997, đây là
năm đầu tiên công ty được lọt vào Bảng xếp hạng danh sách 500 cơng ty lớn nhất Hoa
Kỳ tính theo tổng thu nhập. Theo đó, Cisco được bầu chọn trong top 5 công ty lớn nhất
về chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ có 2 cơng ty khác
là Intel và Microsoft cũng từng đạt được thành tựu đó.
Vào ngày 17 tháng 7 năm 1998, sau 14 năm thành lập, vốn hóa thị trường của
Cisco đã vượt qua mốc 100 triệu USD (gấp 15 lần doanh thu năm 1997). Một số chuyên
gia trong ngành công nghiệp này đã nhận định rằng Cisco sẽ là 1 trong 3 công ty lớn nhất
– song song với Microsoft và Intel – góp phần hình thành nên cuộc cải cách kỹ thuật số.
2.3. Khách hàng và đối tác của Cisco
2.3.1. Khách hàng
-

Doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ (Enterprise and Service Provider)

-

Các doanh nghiệp nhỏ (midsize Business)

-

Khách hàng cá nhân (Small Business)


12


2.3.2. Đối tác
-

Gold Partner: là chứng nhận có giá trị cao nhất dành cho những đối tác lớn nhất

của Cisco trên toàn cầu. tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận đối tác của Cisco là như nhau
trên toàn thế giới. Theo Cisco, một Gold Partner tại Việt Nam hay ở Mỹ đều phải đạt
được các tiêu chuẩn phức tạp và khắt khe giống nhau. Các tiêu chuẩn này được đánh giá
theo quy trình nghiêm ngặt thơng quan một cơng ty thứ 3 do Cisco chỉ định. Hiện nay tại
khu vực Đông Nam Á, Cisco có 7 Gold Partner tại Singapore, 5 tại Malaysia, 3 tại
Indonesia, 2 tại Thái Lan, 1 tại Philippin và vừa them FPT tại Việt Nam. Trong đó hầu
hết các Gold Partner thuộc về các tập đoàn đa quốc gia như HP, IBM, Datacraft, NCR,…
Chỉ có một số ít Gold Partner là các công ty nội địa.
-

CT-IN: “Đối tác bạc” và được Cisco System uỷ quyền về công nghệ tại Việt Nam

tháng 04/2008 vừa qua, Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN, thành
viên của VNPT) đã chính thức được Cisco System (Mỹ) cơng nhận và cấp chứng chỉ
Silver Partner – Đối tác bạc.
2.4. Cách đăng ký trở thành đối tác của Cisco
Để trở thành đối tác của Cisco, khách hàng không cần làm nhiều thủ tục phức tạp. Cisco
Áp dụng cho chương trình đối tác đăng ký
Thứ nhất, khách hàng đăng nhập vào địa chỉ:
/>-


Chọn đăng ký thành viên
Chọn nước bạn đăng ký
Điền đầy đủ thông tin vào bảng “Đăng ký thành viên” và nhấn tiếp tục
Sau khi bạn đã hoàn thành mẫu đăng ký bạn sẽ nhận được thông báo chấp nhận

của Cisco thông qua email. Là một đối tác đăng ký bạn sẽ được quyền truy cập vào
Cisco.com và đủ điều kiện để tham gia vào chương trình đối tác của Cisco Channel. Tình
trạng thành viên chỉ có giá trị trong 12 tháng và nếu muốn tiếp tục sử dụng tài khoản bạn
phải được gia hạn hàng năm tiếp theo

13


2.5. Sản phẩm và dịch vụ của Cisco
Được chia làm 3 mục, mỗi mục đều có sản phẩm và dịch vụ”
Mục 1: Mạng không biên giới – Borderless Networks
Sản phẩm

Dịch vụ

Thiết bị định tuyến
Thiết bị chuyển mạch
Mạng không dây
Bảo mật
Bảo mật Mức vật lý và Hệ thống Toà
nhà
Mạng Quang
Quản lý Mạng và Tự động hoá
Phần mềm Cisco IOS và NX-OS
Giao diện và Mô đun


-

-

Dịch vụ Định tuyến và Chuyển mạch
Dịch vụ Không dây
Dịch vụ LAN Không dây
Dịch vụ Di động Không dây cho Nhà
cung cấp Dịch vụ
Dịch vụ Bảo mật
Dịch vụ Bảo mật Mức vật lý
Dịch vụ Quản lý Mạng và Tự động hoá
Dịch vụ Truyền tải Ethernet

Mục 2 - Cộng tác - Collaboration
Sản phẩm
-

Dịch vụ

Cộng tác
WebEx
Hội họp Từ xa
Phân phối Video và Nội dung
Thoại và Truyền thông Hợp nhất
Trao đổi Dịch vụ

-


Dịch vụ WebEx
Dịch vụ Hội họp Từ xa
Dịch vụ Phân phối Video và Nội dung
Dịch vụ Cáp Băng thông rộng
Dịch vụ Truyền thông IP
Dịch vụ Hệ thống Khả năng tương tác
Dịch vụ Chăm sóc Khách hàng

Mục 3 - Trung tâm dữ liệu và ảo hoá – Data Center and Vitualization
Sản phẩm

Dịch vụ

- Điện toán Hợp nhất
- Mạng Lưu trữ
- Các Thiết bị chuyển mạch Trung tâm
Dữ liệu
- Các Thiết bị chuyển mạch Phiến mỏng

- Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu
- Dịch vụ Điện toán Hợp nhất
- Dịch vụ Chuyển mạch Trung tâm Dữ
liệu
- Dịch vụ Nối mạng Lưu trữ
- Dịch vụ Quản lý Ứng dụng
14


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP HỒN HỆ
THỐNG CISCO

3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Cisco

-

Các đối tác sản xuất (Manufacturering Partners) : Một nhóm nhà sản xuất được lựa

chọn bởi các nhà cung cấp được Cisco phê duyệt. Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm
của Cisco
-

Các nhà cung cấp nguyên liệu (Component suppliers): Cung cấp nguyên liệu theo

thông số kỹ thuật của Cisco cho các nhà sản xuất.
-

Bộ phận Logistics: Vận chuyển các sản phẩm của Cisco đến tay khách hàng

15


3.2. Tóm tắt hoạt động của chuỗi cung ứng
Khi có lệnh đặt hàng một sản phẩm của Cisco, các thông báo sẽ tự động được gửi
tới các nhà cung cấp phụ theo hợp đồng. Trong khi đó, các nhà phân phối được báo động
để kịp thời cung cấp các linh kiện cần thiết, chẳng hạn như bộ nguồn điện, chip,... Các
nhà cung cấp phụ theo hợp đồng của Cisco sẽ biết được việc gì cần phải thực hiện, bởi vì
họ đăng nhập vào mạng của Cisco và được liên kết trong hệ thống sản xuất của riêng
Cisco.
Ngay sau khi các nhà cung cấp phụ theo hợp đồng tiếp cận với mạng lưới của
Cisco, hệ thống mạng này bắt đầu can thiệp vào dây chuyền sản xuất của các nhà thầu
phụ để đảm bảo rằng mọi chi tiết đều hoàn hảo. Các nhà máy sản xuất nhận thông tin,

kiểm tra lại rồi bắt đầu vận hành theo quy trình chung của mạng lưới Cisco. Một trong
những bộ phận không thể bỏ qua của Cisco là phần mềm kiểm tra tự động. Phần mềm
này có chức năng xem xét các quy định được mã hoá, so sánh đối chiếu với đơn đặt hàng
và sau đó khảo sát kỹ lưỡng xem liệu có điều gì bất ổn khơng. Nếu mọi việc đã đều ổn
thoả, phần mềm của Cisco sau đó sẽ cơng bố tên khách hàng và thông tin giao nhận để
các nhà thầu phụ có thể vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.
Thế là khách hàng đã có sản phẩm. Khơng nhà kho, khơng kiểm kê hàng,
khơng hố đơn hay chứng từ, chỉ là một chương trình phần mềm giám sát tự động dây
chuyền cung ứng của Cisco vào mọi thời điểm, tại mọi nơi và cùng một lúc.
3.3. Quy trình xử lý đơn đặt hàng của khách hàng qua chuỗi cung ứng
Khi một người tải một thứ gì đó từ một trang web phần mềm chia sẻ, họ thường được kết
nối với một trang web FTP ( File Transfer Protocol )
-

Đơn đặt hàng từ khách hàng sẽ được lưu trữ trong tài nguyên doanh nghiệp của

Cisco được quy hoạch cơ sở dữ liệu và gửi đến hợp đồng các nhà sản xuất qua mạng
riêng ảo.
-

Các nhà cung cấp của Cisco có thể nhìn thấy rõ ràng các thơng tin đặt hàng như

lịch trình sản xuất riêng của họ được kết nối với hệ thống ERP của Cisco.
16


-

Theo yêu cầu, các nhà cung cấp vận chuyển các thành phần cần thiết để các nhà


sản xuất bổ sung kho hàng, để sản xuất sản phẩm. Các mơ hình kinh doanh này nhằm tạo
điều kiện cho các nhà sản xuất của Cisco bắt đầu thực hiện hợp đồng bằng cách sản xuất
các đơn đặt hàng các sản phẩm trong vòng 15 phút khi nhận được một đơn đặt hàng.
-

Cisco đã ưu tiên hàng đầu cho việc thực hiện đơn đặt hàng và quản lý dự án để

đảm bảo thời gian giao hàng đến khách hàng. Bên thứ ba, là các nhà cung cấp hậu cần
cũng được kết nối vào cơ sở dữ liệu của Cisco thông qua Internet. Kết quả là Cisco bất cứ
lúc nào cũng có thể cung cấp cho khách hàng các thơng tin về tình hình của họ về hàng
hóa trong kho. Việc trực tiếp thực hiện này sẽ làm giảm hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí
nhân cơng, chi phí vận chuyển.
-

Cisco sử dụng mạng Internet để kết nối mạng dây chuyền cung cấp cho phép tự

động kiểm tra các sản phẩm từ bất kì vị trí nào của nó trên tồn thế giới. Sau khi sản
xuất, sản phẩm này sẽ được kết nối với một trong 700 máy chủ của Cisco trên
toàn thế giới. Đối với một sản phẩm bị lỗi, hệ thống sẽ khơng in nhãn vận chuyển,
điều này ngăn chặn một hóa đơn được tạo ra và do đó việc thanh tốn sẽ bị chặn lại.
-

Các mơ hình tạo mẫu là một phương pháp phát triển các hệ thống trong đó: một

nguyên mẫu được xây dựng, thử nghiệm và sau đó làm lại như cần thiết cho đến
khi một nguyên mẫu có thể chấp nhận được. Cuối cùng, hệ thống sẽ hoàn chỉnh sản phẩm
hoặc sản phẩm có thể được phát triển. Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, dùng thử - tìm
lỗi, quá trình diễn ra giữa các nhà phát triển và người dùng.
-


Do việc chia sẻ thông tin nhanh chóng giữa các nhu cầu của tồn chuỗi cung ứng

khách hàng sẽ nhận được sản phẩm nhanh hơn.
 Ƣu điểm của chuỗi cung ứng này
- Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong khi đó chu kì SX ngắn hơn
- Đảm bảo sự linh hoạt trong thiết kế, cải tạo và các sản phẩm cũ để đáp ứng nhu
cầu thị trường
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm mặc dù phần lớn của quá trình thực hiện đã được
thuê ngoài

17


3.4. Xử lý thanh toán
Khi các giao dịch diễn ra với Cisco, các ứng dụng thương mại Inter net của Cisco
sẽ cung cấp cho khách hàng truy cập ngay vào các thông tin thời gian thực hiện, cơ sở dữ
liệu Cisco bao gồm sản phẩm, giá cả và các phương thức thanh toán cho khách hàng.
 Các bƣớc thanh toán
a. Xác định giá sản phẩm
Lấy thời gian thực thông tin giá của sản phẩm cụ thể hoặc toàn bộ sản phẩm theo một
đơn giá nhất định có sẵn. Bảng giá của Cisco lấy thơng tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu của
Cisco đảm bảo tính chính xác. Xây dựng thời gian, mức giá cho sản phẩm khách hàng
đặt. Bảng đơn giá danh mục sản phẩm cho phép doanh nghiệp và khách hàng biết các
danh mục sản phẩm giá cả và lập hoá đơn thanh toán cho khách hàng và gửi trực tiếp đến
khách hàng qua Internet đảm bảo quá trình thanh tốn nhanh chóng chính xác.
b. Cơng cụ thay đổi đặt hàng cho khách hàng
Công cụ này giúp khách hàng thay đổi thứ tự đơn hàng bất cứ lúc nào cisco cho phép
khách hàng thay đổi cấu trúc đơn đặt hàng, quản lý thời gian khách hàng truy cập vào
đơn đặt hàng của khách hàng đã gửi trước đó. Hầu hết các thay đổi được xử lý một cách
tự động và ngay lập tức bởi hệ thống từ đó thay đổi các số liệu của hoá đơn thanh toán

c. Thực hiện hoá đơn
Cisco cung cấp cho khách hàng một bản sao hoá đơn trực tuyến giúp khách hàng kiểm tra
chính xác giá, sản phẩm đã đặt hàng. Cisco sẽ hiễn thị tồn bộ hồ sơ, hố đơn trực tuyến
để khách hàng thực hiện q trình thanh tốn một cách dễ dàng liền mạch.
Ngoài ra, Cisco cũng quản lý các hợp đồng dịch vụ của khách hàng trên trang web các
dịch vụ bảo hành sau bán. Cisco sử dụng các công cụ thông báo nhằm đảm bảo khách
hàng biết được giá cả sản phẩm, các thơng báo thanh tốn hố đơn, giao hàng thông qua
fax và email.

18


3.5. Những lỗ hổng trong hệ thống chuỗi cung ứng của Cisco

Vào cuối những năm 1990, Cisco đã trở nên nổi tiếng "là nhà sản xuất phần cứng
mà không tự chế tạo phần cứng." (being the hardware maker that did not make
hardware.) Sản phẩm của Cisco được sản xuất chỉ bởi các nhà sản xuất đã hợp đồng
(contract manufactures) và sau đó cơng ty vận chuyển trực tiếp những máy móc đã lắp
ráp hồn chỉnh từ nhà máy đến người mua. Sự sắp xếp này dẫn đến rắc rối lớn sau này.
Theo các nhà phân tích, chuỗi cung ứng của Cisco được cấu trúc như một kim tự tháp,
với công ty tại điểm trung tâm. Trên tầng thứ hai, chỉ có một số ít các nhà sản xuất chịu
trách nhiệm lắp ráp cuối cùng.
Các nhà sản xuất này đã phải lệ thuộc vào các công ty cung cấp nguyên liệu phụ
cấp lớn (Component suppliers companies) để cung cấp các thành phần như chip xử lý và
thiết bị quang học. Các cơng ty này thậm chí lần lượt phụ thuộc vào một số lượng lớn
hơn các nhà cung cấp hàng hóa rải rác trên tồn thế giới. Các khoảng trống thơng tin liên
lạc giữa các tầng đã tạo ra nhiều vấn đề cho Cisco. Để đảm bảo nguồn cung cấp các linh
kiện khan hiếm trong thời kì bùng nổ, Cisco đã đặt hàng trước với số lượng lớn trên cơ sở
dự báo nhu cầu được thực hiện bởi lực lượng bán hàng của công ty.
19



Để đảm bảo rằng cơng ty sẽ có những linh kiện khi cần, Cisco đã cam kết dài hạn
với các đối tác sản xuất của mình và một số các nhà sản xuất linh kiện quan trọng. Các
thỏa thuận này đã dẫn đến một số lượng lớn hàng tồn kho bởi vì những nhà dự báo của
Cisco đã khơng nhận thấy rằng dự đoán của họ đã bị thổi phồng. Nhiều khách hàng của
Cisco đã đặt hàng các thiết bị tương tự từ đối thủ cạnh tranh của Cisco và dự định kết
thúc thỏa thuận hoàn toàn với bên cung cấp hàng hóa đầu tiên. Điều này dẫn đến việc đặt
hàng hai ba lần, làm tăng ảo dự báo nhu cầu của Cisco.
Bên cạnh đó, những đối tác của Cisco thực hiện việc dự báo nhu cầu cung cấp của
họ thông qua nhiều điểm trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc giao dịch giữa nhà cung
cấp và nhà sản xuất không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi lúc sẽ có những chậm trễ trong
việc giao hàng và thanh tốn và đó sẽ là cơ hội cho lỗi phát sinh.
Nhà cung cấp sẽ gặp phải những phiền phức từ những chu kỳ thanh toán những
đơn đặt hàng dài hạn (long order-to-payment cycles), dẫn đến việc Cisco sẽ cạn kiệt một
số linh kiện quan trọng để sản xuất một số thiết bị và do đó việc giao hàng cho khách
hàng sẽ bị chậm trễ từ 3-4 tuần.
 Hệ quả:
-

Doanh thu của những khách hàng cần nhận hàng trong vòng 2 tuần sẽ bị ảnh

hưởng nặng nề.
-

Khách hàng sẽ khơng cịn hài lịng và khơng muốn hợp tác với một cơng ty đã

từng tự hào về những mối quan hệ của nó với khách hàng.
-


Việc giao hàng chậm trễ thường xuyên làm mất đi sự tin tưởng, sự hài lòng của

khách hàng

20


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN HỆ THỐNG CISCO

4.1. Thuận lợi và khó khăn
4.1.1. Thuận lợi
Cho phép tương tác với nhà cung cấp trực tuyến
Hoạt động B2B của Cisco xử lý các tương tác giữa Cisco và các đối tác lơn nhất. Để kích
hoạt hệ thống cung cấp ảo của nó, Cisco đưa ra các kết nối sản xuất mạng MCO chủ động
để tạo ra một tương tác trực tuyến với các nhà cung cấp và hợp đồng sản xuất. Hệ thống
cho phép thông báo đơn đặt hàng cho nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp đơn giản hố
q trình điều hành và chi phí chung. MCO cũng rút ngắn chu kỳ thanh toán cho nhà
cung cấp và loại bỏ các giao dịch dựa trên giấy, tiết kiệm 24 triệu USD trong chi phí vật
liệu và 51 triệu USD chi phí lao động hàng năm.
Tiêu chuẩn hố các quy trình tự động trong các lĩnh vực
-

Bán hàng: cho phép các kệnh đối tác của Cisco gửi đơn đặt hàng tự động qua một

liên kết B2B giữa Cisco và hệ thống bán hàng của đối tác.
-

Sản xuất và vận chuyển hậu cần: Kết nói sản xuất với các nhà cung cấp dịch vụ


hậu cần để hoàn thành đơn hàng quản lý hàng tồn kho của các thành phần và thành phẩm
trên toàn chuỗi cung ứng và sản xuất dự báo nhu cầu dựa trên doanh số bán sản phẩm dự
kiến.
-

Tồn kho: Theo dõi các bộ phận hàng tôn kho và gửi đơn đặt hàng về kho

Hoạt động B2B đã thiết lập một nền tảng tiêu chuẩn cho q trình hội nhập. Những tiêu
chuẩn này được nhóm lại thành bộ giải pháp của công ty hoạt động: Bán hàng phân phối
và tình trạng tồn kho, bán hàng, sản xuất và chuỗi cung ứng hậu cần, phụ tùng và các
cuộc gọi dịch vụ và tài chính

Hỗ trợ cho hội nhập đối tác
21


Khi một đối tác mới hoặc quá trình thêm vào cho một liên kết B2B, nhiều công việc hội
nhập phải được hồn thành đối tác có các tiêu chuẩn cần thiết, quy trình và các dữ liệu đã
có trong q trình diễn ra tại Cisco, các đối tác dự kiến sẽ thực nhiện nhiều trường hợp để
kiểm soát các ứng dụng của họ, duy trì hệ thống và tích hợp từ các phía. Giúp đảm bảo tự
động hố thành cơng từ đầu đến cuối quá trình của chuỗi. Lượng thời gian cần thiết để
cấu hình các kết nối dữ liệu và quy trình tự động thay đổi tuỳ theo tích hợp dự án được
xác định cho từng đối tác. Cisco và các đối tác cũng đã thu được lợi ích đáng kể từ B2B
hội nhập. Đứng đầu trong những lợi ích này là:
-

Giảm chi phí: Chi phí giao dịch thấp hơn cho cả Cisco và đối tác. Việc nhập và

theo dõi hàng tồn kho một cách tự động. Thực hiện B2B Cisco tích hợp giúp tiết kiệm
hơn 70% so với chi phí để chế biến thủ cơng. Xem xét rằng 39% của tất cả các đơn hàng

của Cisco đang xử lý bởi quy trình B2B, tự động hố điều này dẫn đến tiết kiệm chi phí
đáng kể và cải thiện lợi nhuận.
-

Tăng năng suất cho nhân viên: Bằng cách giảm thiểu các quy trình hướng dẫn,

Cisco và các đối tác có thể làm tăng năng suất lao động. Chi phí và thời gian tiết kiệm
được nhân lên khi đối tác tự động hố một số quy trình với Cisco.
-

Giảm thời gian chu kỳ: Tự động hố q trình làm giảm thời gian cần thiết để chấp

nhận, quá trình và các sản phẩm tàu hàng hoặc tăng khả năng mở rộng để dễ dàng them
các đối tác mới, xử lý đơn đặt hàng nhiều hơn và hỗ trợ các quy trình kinh doanh mang
tính sống cịn để phù hợp với sự phát triển của cơng ty.
-

Cải thiện tính tồn vẹn dữ liệu trao đổi: Thông tin tự động giảm thiểu các sai sót

có thể xảy ra trong mục hướng dẫn của bán hàng, giá cả, tình trạng đặt hàng và các loại
dữ liệu thường xuyên. Tự động hoá đơn của Cisco để một tài khoản của hệ thống có
nghĩa là quá trình nhanh hơn, chế biến, cơng nhận của bất kỳ sự khác biệt và giải quyết
dễ dàng hơn số tiền tranh chấp. Điều này lợi ích của các hố đơn tự động có hiệu ứng số
nhận vì hầu hết các đơn đặt hàng liên quan đến nhiều chuyến hàng,với một hố đơn riêng
biệt tạo ra cho mỗi lơ hàng

22



×