Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích chủ trương lãnh đạo của đảng 19391945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.21 KB, 10 trang )

Trần Thu Huế, MSV 19000980, STT 45, nhóm 4
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG
Giảng viên: PGS TS Lê Văn Thịnh
Đề tài: Tìm hiểu chủ trương chiến lược mới của Đảng trong giai đoạn 19391945

MỞ ĐẦU
Thơng qua q trình từ chuẩn bị và tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám, ta có thể
thấy được q trình phát triển lớn mạnh của Đảng, nhà nước cũng như phong trào
Cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Và qua đó ta cũng thấy được sự
tài tình, tầm nhìn lớn của Bác, của Đảng với sự nắm bắt thời cơ hợp lý trong quá
trình chuyển hướng chỉ đạo qua từng thời kỳ của cuộc kháng chiến để tiến tới
giải phóng tồn dân tộc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

NỘI DUNG
I. Đơi nét về hồn cảnh lịch sử :
1. Tình hình thế giới :
- Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít đã bành trướng ở
nhiều quốc gia, cấu kết với nhau, tiến hành chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến
tranh thế giới. Ngày 25/11/1936, Đức và Nhật Bản ký kết “Hiệp ước chống Quốc
tế Cộng Sản”.
Ngày 06/11/1937, Italia tuyên bố tham gia Hiệp ước này. Trục Berlin– Rome–
Tokyo hình thành. Liên minh phát xít đã mở rộng từ Châu Âu sang Châu Á.
- Ở nước Pháp , chính phủ Daladie lợi dụng tình hình chiến tranh thi hành các
biện pháp đàn áp Đảng cộng sản và lực lượng tiến bộ trong nước cũng như các
nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.
- Ở Đơng Dương, tồn quyền Catoru bắt tay vào chiến dịch khủng bố. Ngày
8/9/1939, Catoru cấm mọi hoạt động chính trị, trước hết nhằm đánh vào Đảng
Cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng của Đảng.
- Ngày 1/9/1939, phát xít Đức nổ súng tấn công Ba Lan và 2 ngày sau Anh, Pháp
tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm
các nước châu Âu, đế quốc Pháp đã lao vào vịng chiến. Chính phủ pháp đã thi


hành biện pháp đàn áp các lực lượng dân chủ ở trong nước cũng như các phong
1


trào cách mạng các nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng
Sản Pháp bị đặt ngoài vịng pháp luật.
Tháng 6/1940, Đức tấn cơng Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ đây cuộc chiến tranh đế
quốc chuyển thành chiến tranh chống phát xít do Liên Xơ làm trụ cột.
→ Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai khơng chỉ là làm thay đổi cục diện chính trị
trên thế giới mà còn tác dụng trực tiếp đến các nước thuộc địa và phụ thuộc ,
trong đó có Việt Nam.
2. Tình hình nước ta :
- Chính quyền thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường
vơ vét tài nguyên, nhân lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh ở nước
Pháp.
- Trong thực tế đó ở nước ta và Đông Dương thực dân pháp thi hành các chính
sách rất trắng trợn: phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp các phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân. Một số quyền tự do dân chủ giành được ở
giai đoạn 1936-1939 đã bị chúng thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên,
thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức
của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
- Ngày 22/9/1940 lợi dụng Pháp thua Đức, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và
đổ bộ vào Hải Phịng. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp kí hiệp định đầu hàng
Nhật từ đó dân ta phải chịu cảnh một cổ hai trịng” áp bức, bóc lột của Pháp–
Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và chủ nghĩa đế quốc và phát xít Nhật được đẩy
thành cao trào và gay gắt hơn bao giờ hết.
II . Chủ trương chiến lược của Đảng
1. Sự chuyển hướng và chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng
a, Hội nghị trung ương Đảng lần VI (11/1939): tổ chức vào tháng 11/1939 tại

Bà Điểm (Hóc Mơn) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Hồn cảnh:
- Thế giới: sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ 9/1939. Ở Châu Âu, Pháp bị phát xít
Đức tấn cơng và nhanh chóng đầu hàng. Trong khi đó ở châu Á, phát xít Nhật mở
rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc tiến sát tới biên giới Việt- Trung nhăm
nhe xâm lược nước ta.
- Trong nước: Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, bọn thực dân Pháp
đang đứng trước hai nguy cơ :
2


Một là, phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương đang dâng cao có thể
thiêu sống chúng.
Hai là, sự lăm le đe dọa của phát xít Nhật sẽ hất cẳng Pháp.
Để đối phó lại, bọn thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt chúng
thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta, mặt khác chúng thỏa
hiệp bắt tay câu kết với phát xít Nhật để cùng bóc lột nhân dân Đơng Dương.
Cịn bọn phát xít Nhật một mặt ép thực dân Pháp đi từ nhượng bộ này đến
nhượng bộ khác, mặt khác lại lôi kéo một số phần tử trong địa chủ và tư sản bất
mãn với Pháp lập chính quyền tay sai để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của
chúng.
→ Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước khi chiến tranh
thế giới thứ hai nổ ra. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương
đã triệu tập hội nghị lần thứ VI (11/1939) để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
Nội dung hội nghị:
- Nhận định kẻ thù: Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn đế quốc phát xít Pháp Nhật.
- Xác định nhiệm vụ: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách
của cách mạng Đông Dương lúc này .
- Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, thay bằng
khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày.

- Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc Đông Dương chỉ
mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát
xít.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.
Ý nghĩa lịch sử của hội nghị trung ương Đảng lần VI (11/1939)
Hội nghị trung ương Đảng lần VI (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược của Đảng. Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn.
Đảng ta đã dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đồn kết được rộng rãi mọi
tầng lớp giai cấp, dân tộc Đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để
đấu tranh chống kẻ thù chung. Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu
tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng
Tám sau này.
b, Hội nghị trung trong Đảng lần VII (11/1940)
3


Hội nghị trung ương họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), có các đồng chí
Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng
Ninh,... tham dự.
Hoàn cảnh:
Trong bối cảnh phát xít Nhật đổ bộ chiếm đóng Đông Dương, thực dân Pháp
từng bước nhượng bộ và đầu hàng Nhật, nhân dân Việt Nam chịu cảnh "một cổ
hai tròng" thống trị của Pháp-Nhật. Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (27/9/1940), Xứ
uỷ Nam Kỳ sau nhiều lần thảo luận đã chủ trương phát động nhân dân vũ trang
khởi nghĩa.
Nội dung:
- Khẳng định chủ trương của hội nghị lần VI là hồn tồn đúng đắn.
- Quyết định duy trì củng cố lực lượng du kích Bắc Sơn đồng thời đình chỉ cuộc

khởi nghĩa Nam Kỳ .
- Hội nghị nhấn mạnh vấn đề khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền và coi
đây là nội dung trung tâm từ đó đề ra nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền.
- Hội nghị xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương đó là phát xít Nhật.
- Ngày 13/1/1941 cuộc binh biến Đô Lương do đội Cung dẫn đầu nổ ra.
Ý nghĩa lịch sử của hội nghị trung ương Đảng lần VII (11/1940)
- Hội nghị đã chuẩn bị điều kiện để chuyển hình thức đấu tranh và đã có chủ
trương đúng đắn.
- Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ
đến.
c, Hội nghị trung ương Đảng lần VIII (5/1941)
Diễn ra từ ngày 10 tới 19/5/1941 tại Pác Pó, Hà Quảng, Cao Bằng do đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đại diện cho Quốc Tế Cộng Sản chủ trì.
Nội dung:
- Phân tích diễn biến tình hình trong nước và thế giới từ đó đặt ra mâu thuẫn cấp
bách cần giải quyết đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc- phát xít PhápNhật.
- Hội nghị tán thành chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng trong 2 lần
hội nghị trung ương VI và trung ương VII.
4


- Hội nghị xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là hàng đầu. Quyền lợi của bộ
phận giai cấp đặt dưới sự sinh tử tồn vong của dân tộc. Trong lúc này nếu khơng
địi tự do cho tồn thể thì quốc gia dân tộc mãi chịu kiếp trâu ngựa mà quyền lợi
giai cấp đến ngàn vạn năm cũng không đạt được.
- Thực hiện chủ trương tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân nghèo, thực
hiện giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công tiến đến dân cày phải có ruộng.
- Hội nghị trung ương VIII chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương
trên cơ sở tơn trọng quyền dân tộc tự quyết, từ đó thành lập Việt Nam Độc Lập

Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh. Hội bao gồm hội cứu quốc, các tổ chức trong
mặt trận Việt Minh đều có tên là Cứu Quốc.
- Chủ trương khởi nghĩa vũ trang và đồng thời khẳng định cách mạng ở Đông
Dương kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Hình thức khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Hội nghị chủ trương xây dựng Đảng gấp rút đào tạo cán bộ chuyên môn .
Ý nghĩa:
Phản ánh sự nhạy bén trước sự thay đổi của tình hình của Đảng.
Kế thừa phát huy cương lĩnh của Hồ Chí Minh.
Phát triển chủ trương hàng đầu là giải phóng dân tộc của hội nghị trung ương VI
và VII, chuyển hướng mới và tự giải quyết vấn đề dân tộc
Từ hội nghị VI tới hội nghị thứ VIII đã dần hoàn thiện chiến lược nhằm mục tiêu
giành độc lập. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập hợp quần chúng, phương pháp
cách mạng từ khởi nghĩa vũ trang và đề ra được quyền dân tộc tự quyết. Sự
chuyển hướng của Đảng ta là đúng đắn trong giai đoạn cách mạng sắp tới tiến
đến thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.
2. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
- Tháng 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp cùng những người Cộng
sản Đông Dương tổ chức phong trào, lãnh đạo đấu tranh. 8/2/1941 người đặt cơ
quan tại Pác Bó (Cao Bằng). Sau một thời gian hoạt động thì từ ngày 10 tới ngày
19/5/1941, sau khi thí điểm xây dựng Mặt Trận Việt Minh ở Cao Bằng, Nguyễn
Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ VIII tại Pắc
Pó (Cao Bằng). Với những dự đốn sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về
diễn biến của chiến tranh đế quốc và triển vọng của phong trào dân tộc, Đảng
Cộng Sản Đông Dương tại Hội nghị lịch sử này đã tiếp tục đề ra nhiều chủ

5


trương và chính sách cụ thể có ý nghĩa hồn chỉnh đường lối và phương pháp

cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn mới.
- Trong hội nghị lần VIII này cùng với việc công bố Tuyên ngôn, Điều lệ Việt
Minh xác định cụ thể chương trình cứu nước. Chương trình cứu nước của Việt
Minh cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong muốn: Làm cho nước
Việt Nam được hoàn toàn độc lập và làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự
do.
- Trong suốt quá trình vận động các mạng từ Hội nghị lần VIII của Ban chấp
hành Trung ương Đảng đến ngày cách mạng tháng Tám thành công chủ trương
của Đảng cũng như Nguyễn Ái Quốc đều nhắm đến xây dựng một mặt trận Việt
Minh đều được nhất quán trong văn kiện của Mặt trận Việt Minh.
- Trong hội nghị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức đều thống nhất là khi đánh đuổi
được đế quốc, phát xít Pháp, Nhật sẽ thành lập một “Chính phủ nhân dân của
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.
- Sau hội nghị này thì nhân dân Việt Nam bước vào một thời kỳ đấu tranh mới:
“thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang”.
3. Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ VII (11/1940)
và lần VIII (5/1941) về việc xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh các hoạt
động hưởng ứng, ủng hộ hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940) và Bắc Kỳ
(11/1940), khắp nơi tập trung thảo luận các vấn đề, củng cố phát triển các tổ chức
chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, sắm sửa vũ khí sẵn sàng đón thời cơ để
khởi nghĩa vũ trang.
a, Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang:
Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Tại Bắc Sơn–Võ Nhai, mặc dù bị địch khủng bố đàn áp nhưng lá cờ khởi nghĩa
nơi đây vẫn không hề bị dập tắt cũng như quân du kích Bắc Sơn vẫn tồn tại và
sau Hội nghị lần VII thì lực lượng vũ trang Bắc Sơn ngày càng được củng cố và
mở rộng.
- Tháng 1/1941 Trung ương Đảng còn quyết định cử người của Ban chỉ đạo giúp
xây dựng thêm khu căn cứ và bổ sung đội du kích đồng thời chuẩn bị lực lượng

cho các cơ sở trên khắp Bắc Kì. Và ngày 14/2/1941 đồng chí Hồng Văn Thụ
thay mặt Trung ương Đảng đã thành lập đội du kích Bắc Sơn (tiền thân của Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam) tại khu rừng Khuổi Nội thuộc xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn
(Lạng Sơn) ở đây đội du kích Bắc Sơn đã được trao nhiệm vụ cứu nước và cờ đỏ

6


sao vàng, ban đầu đội chỉ có 32 người nhưng đây là một lực lượng ưu tú, kiên
quyết, chất lượng cao. Đây là một bước tiến trong việc chuẩn bị lực lượng tiến
tới tổng khởi nghĩa vũ trang của Đảng, Nhà Nước cũng như quân và dân ta.
- Sau Hội nghị lần VIII Trung ương Đảng quyết định tăng cường các tổ chức vũ
trang nửa vũ trang (đội du kích, đội tự vệ vũ trang), Trung ương Đảng còn cho
chỉ đạo xây dựng cũng như củng cố căn cứ Bắc Sơn–Võ Nhai. Ngay sau đó đội
du kích Bắc Sơn đã được đổi tên thành Cứu Quốc Quân Bắc Sơn.
- Cuối tháng 6/1941 do sự càn quét cũng như đàn áp của thực dân Pháp vào các
căn cứ của chúng ta, các cơ sở bí mật của Trung ương Đảng cũng như Cứu Quốc
Qn bị uy hiếp, trước tình thế đó ban chỉ huy quyết định đưa các đồng chí Ủy
viên Trung ương Đảng về xi an tồn. Vào tháng 8/1941 thực dân pháp siết chặt
vòng vây Cứu Quốc Quân phải chia làm hai nhóm rút về Cao Bằng và Lạng Sơn
nhưng không may khi cánh rút về Cao Bằng đã bị địch phục kích và chỉ cịn 4
đồng chí vượt thốt vịng vây.
- 15/9/1941 trung đội Cứu Quốc Qn 2 được thành lập, sau khi thành lập đã
hoạt động và có khá nhiều chiến cơng.
- 25/2/1944 trung đội Cứu Quốc Quân 3 được thành lập ở Khuổi Kịch, châu Sơn
Dương (Tuyên Quang).
Xây dựng căn cứ và một số hoạt động chính trị:
- 22/6/1941 phát xít Đức quay sang xâm lược Liên Xơ, ở Châu Á 8/12/1941 phát
xít Nhật tấn cơng Anh, Mỹ gây ra chiến tranh ở Thái Bình Dương tính chất của
cuộc chiến thay đổi. Trước tình hình đó nhiệm vụ khẩn cấp và cấp bách của cách

mạng Việt Nam là phải gấp rút chuẩn bị sửa soạn khởi nghĩa vũ trang. Căn cứ địa
Bắc Sơn–Võ Nhai và căn cứ Cao Bằng đã được xây dựng thành trung tâm của
cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Việt Bắc và sang tới năm 1942 ở Cao Bằng đã có
nhiều xã “hồn toàn”, tổng “hoàn toàn” cũng như châu “hoàn toàn” Việt Minh.
Đây là một hiện tượng mới trong lịch sử cách mạng nước ta, phong trào lan sang
cả Lạng Sơn và Bắc Cạn và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Cuối 1943 phong trào cách mạng ngày càng mạnh mẽ ở Cao-Bắc-Lạng như một
thùng thuốc súng sắp bùng nổ, thực dân Pháp quyết định thẳng tay đàn áp và
trước tình hình hoạt động khủng bố khốc liệt kéo dài của địch tại Cao-Bắc-Lạng
thì ở Tuyên Quang và Thái Nguyên Cứu Quốc Quân vẫn không ngừng hoạt động
nhằm củng cố và phát triển cơ sở chính trị, giữ vững và mở rộng địa bàn hoạt
động và đây được coi như là một hành động thiết thực để giúp đỡ cho Cao-BắcLạng.
- Ở phân khu B, thông suốt đường lối của Đảng, phân khu ủy do đồng chí Song
Hào làm bí thư đã và đang củng cố, mở rộng tổ chức quần chúng và phát triển
7


lực lượng vũ trang ở các nơi có cơ sở. Phong trào lan mạnh ra một vùng rộng lớn
từ bờ sông Đáy (châu Sơn Dương) tới Tân Trào (Kim Long), từ Thanh La lên tới
Ao Bác, Khuổi Phát (Kim Quan Thượng) quá Đèo Khế (Văn Lãng) sang địa
phận Định Hóa tới Chợ Chu...
- Năm 1943 để vũ trang cho Đảng và để chống lại các lý luận của bọn phát xítthực dân, Đảng đã đưa ra “đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam” do tổng bí
thư Trường Chinh soạn thảo. Bên cạnh đó thì Đảng chủ trương thanh lập hội văn
hóa và xuất bản tạp chí Tiền Phong để tập hợp các lực lượng văn nghệ sĩ yêu
nước và cách mạng, chính cách làm đó đã thúc đẩy phong trào văn học yêu nước
như là các nhà văn Nam Cao, Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai... ngồi thơ thì các khảo
luận hay không giáo phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là các bài hát yêu nước
mang âm hưởng dân tộc dần dần ra đời đã cổ vũ cho và động viên ý chí chi nhân
dân trong cuộc chiến đấu sống còn để giành độc lập cho dân tộc.
b, Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:

- Từ sau năm 1943 sau khi Liên Xô chuyển sang thế phản công với chiến thắng
lịch sử Xtalingrat và trận đập tan cuộc phản cơng của Hitler ở vịng cung
Cuocxco Thế Chiến thứ hai bước sang một giai đoạn mới. Trước tình hình đó Hội
Nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 tới ngày 28/2/1943 ở
Võng La (Đông Anh) đã nhận định: “Năm 1943 sẽ là năm mà phe dân chủ sẽ
đánh phe phát xít một cách quyết liệt hơn và để sửa soạn điều kiện cho bước
thắng lợi cuối cùng” chính vì thế cách mạng nước ta có thể có những bước nhảy
vọt. Tồn bộ cơng tác Đảng phải nhằm vào chỗ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền khi cơ hội đến. Những chủ trương đúng đắn đó đã tạo điều
kiện đưa cách mạng trong cả nước không ngừng phát triển mạnh mẽ.
- 5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”
- 8/1944 Đảng kêu gọi toàn dân “sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”
- 22/5/1944 chúng đã xử bắn đồng chí Hồng Văn Thụ một cán bộ lãnh đạo xuất
sắc của Đảng nhưng chúng đã sai lầm vì càng làm cho phong trào giải phóng dân
tộc phát triển mạnh mẽ hơn.
- 9/1944 liên ủy Cao-Bắc-Lạng nhận định điều kiện khởi nghĩa đang chín muồi
và dự định ngày phát động chiến tranh du kích đúng lúc ấy thì Bác Hồ của chúng
ta đã được thả tự do và đang trên đường từ Trung Quốc trở về trước đó thì 8/1942
tới 1 1943 trên đường đi công tác ở Trung Quốc để liên hệ với cách mạng quốc tế
nhằm tranh thủ có thêm sự ủng hộ thì bị Tưởng Giới Thạch bắt tù mà khơng có lý
do.
- 22/12/1944 lễ thành lập Đội được diễn ra và nêu rõ tư tưởng trong việc tác
chiến từ chỉ thị trong thành lập Đội.
8


- 10/1944 trong thư gửi đồng bào Bác Hồ đã nói: “Phe xâm lược gần đến ngày bị
tiêu diệt. Các Đồng Minh Quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho
dân tộc Việt Nam ta giải phóng chỉ trong một hoặc một năm rưỡi nữa thời gian
rất gấp phải làm nhanh. Tôi mong rằng các đảng phái và các đoàn thể đều ra sức

chuẩn bị cùng nhau thảo luận để khai cuộc toàn quốc đại biểu đại hội trong năm
nay”. Từ dự đốn khoa học chính xác của Hồ Chí Minh về triển vọng kết thúc
chiến tranh thế giới thứ 2, cách mạng Việt Nam lúc này chạy đua với thời gian để
giành lấy thời cơ đưa cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc đến thắng lợi hồn toàn.
III. Bài học kinh nghiệm:
- Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến.
- Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công-nông.
- Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy Nhà nước cũ, lập
ra bộ máy Nhà nước của nhân dân.
- Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
- Sáu là, xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành
chính quyền.

KẾT LUẬN
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là mốc lịch sử mở đầu cho sự
phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đó là
một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”. Đã 70 năm trôi qua
(1945-2015), song thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 vẫn là bản anh hùng ca bất hủ, là thực tiễn sinh động chứng minh tư
duy chính trị sắc sảo, nghệ thuật lãnh đạo xuất sắc của một Đảng mácxít chân
chính mới 15 năm tuổi. Đó cũng là một trong những bằng chứng thực tiễn đập
tan luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch. Những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tiếp tục được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng
tạo vào thực tiễn cách mạng ở giai đoạn mới, với việc đề ra nhiều quyết sách
chiến lược mới hết sức đúng đắn, đem lại những thành tựu to lớn, bền vững trong
suốt mấy thập kỷ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (trang 60-79)
2. Tạp chí xây dựng Đảng
3. Tư liệu văn kiện Đảng

10



×