Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kinh nghiem cai tien PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.98 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRONG </b>
<b>CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC</b>


Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học ở bậc học THCS là việc cấp thiết,
không thể chần chừ. Rõ ràng, trong thời đại ngày nay - thời đại của bùng nổ thông tin, việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống trong đó có lĩnh vực giáo dục là
điều không thể thiếu, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới và tiếp
nhận hàng ngày một lượng thông tin lớn và luôn ln thay đổi, cập nhật, vì vậy khơng thể
áp dụng cách dạy và cách học theo lối truyền thống cũ, nhà trường cần đào tạo cho học
sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để các em có khả năng tự học suốt đời, rèn luyện
cho các em đức tính tự tin trong học tập, kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm.


Riêng đối với bản thân các thầy giáo,cơ giáo thì việc cải tiến trong phương pháp giảng dạy
là rất quan trọng. Chúng ta cần phải nắm rõ được các vấn đề sau:


<b>1.Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới : </b>
a, Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh


Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết
chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên khơng cung
cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn
luyện kĩ năng thơng qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức vào học
tập các môn học khác và vào thực tiễn.


<i><b>b, Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học</b></i>


Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ
thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức
phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã
quên, biết cách tìm tịi để phát hiện kiến thức mới.



<i><b>c, Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận
dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể.


<i><b>d, Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò</b></i>


Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trị tích cực chủ động của học sinh,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách
học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận
xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu
cách sửa chữa sai lầm.


<b>2. Hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay:</b>


- Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình
thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;


- Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;


- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.


Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên,
giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết
trình, đàm thoại, trực quan,...) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại.
Hai xu hướng sau đây đang được vận dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả, thích hợp với
định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:



- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ


<i>Sau đây tơi xin chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới Phương pháp dạy học toán cho học</i>
<i>sinh :</i>


<i><b>Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu</b></i>


- Giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.


- Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu
khái niệm .


- Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thơng qua ví dụ và phản ví dụ.
Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.


- Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai
đoạn sau.


<i><b>Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn</b></i>


Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên. Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải tốn. Giai đoạn này thường
vẫn cịn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai
đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.


<i><b>Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu </b></i>



Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai
đoạn 1 và giai đoạn 2.


Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào
hiểu bài thì có thể hồn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ cịn lúng túng.
Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng
cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai
đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi
ra bài tập về nhà.


<i><b>Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập </b></i>
Giáo viên nên ra cho học sinh:


- Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.


- Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
- Hoặc là bài kiểm tra thử.


- Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ mơn.


Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường
vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.


Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học
truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên
soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp với trình độ nhận
thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập mơn tốn.


<i><b>Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trong soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó
cịn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.


- Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách
giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế
giờ học mới sinh động và lôi cuốn.


Trên đây là một số vấn đề bản thân tôi đã trải nghiệm, những suy nghĩ, trăn trở của
bản thân cũng như của nhiều đồng nghiệp quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Để cải thiện
cho việc dạy và học ngày càng hiệu quả và bổ ích hơn, cũng như bắt kịp phương pháp dạy
và học của các nước tiên tiến trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều. Nó khơng
chỉ là vấn đề đầu tư về tiền của, công sức mà còn là vấn đề cải tổ, cải cách trong phương
pháp dạy và học từ các cấp bậc học.


<i>Kim Đồng, ngày16 tháng 9 năm 2012</i>
<b>Người viết</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×